Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khởi tố vụ án hình sự - lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Khởi tố vụ án hình sự - lý luận và thực tiễn

.DOC
69
221
65

Mô tả:

Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục, nhiệm vụ của cơ quan chức năng trong quá trình tố tụng. Cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định quy trình giải quyết một vụ án hình sự phải theo một trình tự, thủ tục nhất định gồm: Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, nếu không khởi tố vụ án thì không có các giai đoạn tiếp theo. Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, bằng việc ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án (trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra) hoặc không khởi tố vụ án khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 “những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự”, thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Qua đó, ta thấy giai đoạn khởi tố là giai đoạn quan trọng, vì nếu khởi tố vụ án không kịp thời thì sẽ bỏ lọt tội phạm, còn nếu khởi tố vụ án không chính xác thì sẽ dẫn đến oan sai cho người vô tội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khởi tố vụ án cần đáp ứng được những yêu cầu bảo vệ an toàn các hoạt động trong trật tự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý xã hội, nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động này. Khởi tố vụ án kịp thời và đúng pháp luật, là một việc làm rất cần thiết, khởi tố chậm trễ và không kịp thời sẽ gây nhiều thiệt hại cho con người và xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong khởi tố vụ án hình sự dẫn đến việc để lọt tội phạm và người phạm tội, hoặc làm oan người vô tội. Thật vậy, nếu khởi tố vụ án không khách quan, kịp thời, không đúng pháp luật sẽ dẫn nhiều vấn đề bất lợi cho người bị hại, tính nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội. Để việc khởi tố có hiệu quả và khả thi thì 1 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt việc hoàn thiện thủ tục khởi tố vụ án hình sự trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay là một điều hết sức cần thiết, đó cũng là lý do mà người viết chọn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn” của người viết là căn cứ vào những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua, để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, từ đó người viết có thể tìm ra những hạn chế và đề ra những giải pháp cụ thể của quá trình khởi tố vụ án hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nói riêng, để hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. 3. Phạm vi nghiên cứu Do để đi sâu và có điều kiện tìm hiểu kỹ quy định trong một lĩnh vực cụ thể, nên người viết tập trung tìm hiểu và nghiên cứu giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng đó là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, với việc nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn” người viết sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu trong phạm vi ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong giai đoạn này và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài “ Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn” người viết vận dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp lý luận: Nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích luật. 2 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt Phương pháp thực tế như: Sưu tầm số liệu thực tế; phương pháp thống kê, tổng hợp, tìm hiểu tình hình thực tế áp dụng pháp luật tại địa phương, nghiên cứu dựa trên các báo và tạp chí chuyên ngành. 5. Kết cấu của Luận văn: Luận văn bao gồm lời nói đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1. Những vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự. Chương 2. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về khởi tố vụ án hình sự. Chương 3. Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án án hình sự. Khi nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn”, người viết đã tập trung phân tích những quy định của luật, đối chiếu thực tế việc vận dụng pháp luật để tìm ra những khuyết điểm và đề xuất giải pháp khắc phục. Do kiến thức của bản thân chỉ hiểu biết trong một giới hạn nhất định, so với những vấn đề thực tế đang diễn ra trong xã hội, điều đó yêu cầu người viết phải có những kiến thức sâu rộng trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Đây là lần đầu tiên, nên việc tiếp xúc với đề tài nghiên cứu luật còn rất mới mẽ, nên còn rất nhiều hạn chế chưa thể đạt kết quả như mong muốn. Do đó trong quá trình nghiên cứu, người viết không thể tránh khỏi những sai sót về mặt nội dung cũng như hình thức luận văn. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạn đọc giả, điều đó rất cần thiết để người viết có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. 3 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ Trong thời đại ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, nên mọi hoạt động xã hội đều phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật một cách tuyệt đối. Do đó, tất cả các ngành luật đều phải được ban hành, sửa đổi kịp thời để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, Bộ luật Tố tụng hình sự nói riêng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự có tác dụng đảm bảo xác định nhanh chóng mọi hành vi phạm tội và phát hiện kịp thời những loại tội phạm một cách chính xác và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Muốn giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tội phạm có được phát hiện kịp thời và xử lý công minh hay không là ở giai đoạn này. Hoạt động này có quan hệ trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong phạm vi chương này, các vấn đề khái quát về giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và các vấn đề có liên quan được trình bày mang tính chất là cơ sở lý luận, là tiền đề cho việc nghiên cứu các quy chế pháp lý cũng như các vấn đề thực tiễn. 1.1. Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố”.1 Như vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, ở giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thu thập, 1 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 235 4 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt xử lý các thông tin ban đầu, khi có đủ chứng cứ, sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có quy định “mọi công dân điều bình đẳng trước pháp luật” và công dân có những quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ, không ai có thể xâm phạm những quyền hiến định được pháp luật ghi nhận. Căn cứ vào quy định đó, Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Tố tụng hình sự, mục đích nhằm giải quyết vụ án tuân theo pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích của công dân trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên tắc này không thừa nhận việc áp dụng các hoạt động tố tụng mà không được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì quá trình tố tụng hình sự bao gồm năm giai đoạn là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, ở giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu), thu thập, xử lý các thông tin ban đầu và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Xác định những dấu hiệu tội phạm trong giai đoạn này là việc xác định những dấu hiệu, hành vi và sự kiện phạm tội nhưng chưa kết luận một cách chắc chắn về tội phạm và người phạm tội. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành các hoạt động tiếp theo là điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Quyết định khởi tố có ý nghĩa rất quan trọng làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia tố tụng. Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra.2 Ví dụ: Ngày 30/12/2012, chị K đến Công an xã Thuận An trình báo đã bị kẻ gian cho uống thuốc mê và lấy hết tài sản. Qua điều tra xác minh ban đầu, Cơ quan 2 Xem Ts. Vũ Gia Lâm, Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của việm kiểm sát và tòa án, Tạp chí luật học số 8/2010 tr. 32 5 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt điều tra đã xác định được đối tượng và đã triệu tập Lê Công Trường (SN 1987, ngụ tại xã Đông Bình) và Phan Thành Thật (SN 1987, ngụ xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng) để điều tra làm rõ. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận: Khoảng 19 giờ ngày 29/12/2012, Trường điện thoại mời K đi hát karaoke, K rủ thêm T cùng đi. Tại đây, lợi dụng sơ hở, bọn chúng bỏ thuốc mê vào 2 ly bia đã chuẩn bị sẳn, ép K và T uống. Khi 2 nữ đã mê man, bọn chúng lấy 1 bộ vòng đeo tay màu vàng, 01 đôi bông tai màu vàng, 02 điện thoại di động và 1 triệu đồng. Sau đó , cả nhóm chở nạn nhân vào nhà nghỉ rồi bỏ trốn. Số tài sản cướp được, các đối tượng đem bán được 6.500.000 đồng và chia nhau tiêu xài. Cơ quan điều tra công an huyện Bình Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Công Trường (SN 1987, ngụ tại xã Đông Bình) và Phan Thành Thật (SN 1987, ngụ xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng) và Nguyễn Minh Nhựt (SN 1983, ngụ xã Thuận An) để tiếp tục điều tra làm rõ3 Vụ án đã thể hiện được, sau khi nhận được tin tố giác tội phạm, cơ quan Điều tra đã tiến hành xác minh thu thập chứng cứ, dựa vào nhận dạng của bị hại và nhân chứng, cơ quan điều tra tiến hành triệu tập các đối tượng nghi vấn để lấy lời khai. Khi đủ cơ sở chứng minh đây là vụ phạm pháp hình sự, cơ quan Điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tiếp tục điều tra xử lý theo pháp luật. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, từ đó các quan hệ tố tụng bắt đầu phát sinh. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở những thông tin ban đầu thu thập được đi đến xác định có hay không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự và trên cơ sở đó mà ra quyết định cho phù hợp. Kết quả của giai đoạn này làm cơ sở cho việc mở ra các hoạt động tố tụng hình sự tiếp theo hoặc có thể chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đối với tin báo về tội phạm. 3 Theo báo Vĩnh Long số 3017, ra ngày 02/4/2013. 6 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt 1.1.2. Đặc điểm của khởi tố vụ án hình sự Là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó. Chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu. Khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nguồn tin nhận được bằng các biện pháp nghiệp vụ như: Khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của người bị hại, nhân chứng, người bị tạm giữ....... Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự không cần phải xác minh toàn bộ sự thật của vụ án, mà là không để bỏ lọt bất cứ một dấu hiệu tội phạm nào mà không được xem xét và không để cho bất cứ hành vi tội phạm nào mà không bị phát hiện. Mọi hoạt động tố tụng điều tra, áp dụng biện pháp ngăn chặn và những biện pháp khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được những tin tức về tội phạm và kết thúc khi cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Vì vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, trong đó, các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự sẽ là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới hoặc chấm dứt quá trình tố tụng. Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố 7 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội. 1.1.3. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 1.1.3.1. Chứng minh có hoặc không có tội phạm xảy ra Khi tiếp nhận về tin tức về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự phải xác định sự tồn tại của sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Qua đó, kịp thời phát hiện tội phạm, hạn chế tối đa tình trạng bỏ lọt tội phạm, cũng như bảo đảm được nguyên tắc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vô tội. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, hoặc thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự “Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự”, thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự là nhằm “phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội” (Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003), vì vậy nhiệm vụ của giai đoạn này là phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi loại tội phạm xảy ra, có biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với những loại tội phạm đó. Giúp cho cơ quan có chức năng kiểm sát, giám sát hoạt động điều tra nắm được diễn biến tình hình tội phạm và công tác điều tra tội phạm để có thể đặt ra các yêu cầu trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, truy tố, buộc tội người phạm tội, góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Khởi tố vụ án một cách kịp thời là một trong những bảo đảm quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố không đầy đủ, không chính xác thì có thể dẫn đến những sai lệch, khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 8 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đầy đủ trong hoạt động điều tra, các quyền lợi cơ bản của công dân phải được tôn trọng. Khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc trong tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm và phát hiện hành vi phạm tội một cách kịp thời. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là nhằm xác định dấu hiệu của tội phạm, tức là xác định xem sự việc xảy ra có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể hay không, nói cách khác là có vụ án hình sự đã xảy ra hay không. 4 Để thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, trong phạm vi thẩm quyền của mình và thời hạn luật định phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm bằng những biện pháp cụ thể: Kiểm tra giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, đăng ký tạm trú của người bị tố cáo; yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân có liên quan đến sự việc cung cấp những tài liệu cần thiết. Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan giải thích rõ sự việc nhằm mục đích làm rõ dấu hiệu tội phạm. Khi yêu cầu giải thích, cơ quan có thẩm quyền không được áp dụng các biện pháp hỏi cung hoặc cưỡng chế tố tụng đối với người được yêu cầu giải thích. Nếu bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì tiến hành lấy lời khai của người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết thì khám nghiệm hiện trường và tiến hành các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định dấu hiệu tội phạm. 4 Xem: Khổng Văn Hà, Nguyễn Văn Cừ, Trần Minh Hưởng: Tìm hiểu Luật tố tụng hình sự, Nxb. Văn hóa – Dân tộc, Hà Nội, 2000, tr. 193 9 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt Ví dụ: Sáng ngày 4/4/2013, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra vụ án mạng xảy ra tại phường Cam Phúc Nam (TP Cam Ranh) đêm 03/4/2013. Nạn nhân được xác định là anh Dương Tấn Thành (32 tuổi, ở P.Cam Lợi, TP Cam Ranh), tài xế công ty taxi Mai Linh. Tại hiện trường, anh Thành nằm chết cách chiếc taxi do anh lái khoảng 80m, trên người có tám vết đâm ở vùng cổ, vai và hông phải. Từ xe taxi đến nơi anh Thành nằm chết có nhiều vết máu. Bà Nguyễn Thị Chi Lan, một người dân sống gần nơi xảy ra vụ án, cho biết khoảng 22g40 đêm 03/4/2013, bà đi trên đường Hai Bà Trưng thuộc phường Cam Phúc Nam thì phát hiện anh Thành nằm bất động, máu đầy người. Bà Lan đã hô hoán và cùng một số người dân địa phương đến báo công an phường. Lúc phát hiện, bà Lan thấy anh Thành vẫn cầm chiếc điện thoại di động áp gần tai phải và điện thoại nháy sáng, chiếc xe taxi dừng cách xác anh về phía tây, hai đèn trước vẫn sáng. Tại hiện trường, công an đã kiểm tra trên người nạn nhân, thu được 66.000 đồng ở túi áo trên của nạn nhân, một chiếc ví trong túi quần có 1 triệu đồng, một điện thoại di động và các giấy tờ tùy thân của anh Thành. Trên cơ sở khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và các chứng cứ thu được, Công an thành phố Cam Ranh xác định đây là vụ án giết người, nên đã khởi tố vụ án và đang phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hòa điều tra, truy tìm hung thủ.5 Tình tiết vụ án cho thấy, khi nhận được tin báo, Cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và ghi lời khai các nhân chứng. Qua khám nghiệm, đã xác định danh tính người bị hại là anh Dương Tấn Thành, tài xế taxi Mai Linh. Xác định nguyên nhân anh Thành chết là do bị người khác giết 5 Theo http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/541281/mot-tai-xe-taxi-chet%C2%A0voi-8-vet-dam.html 10 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt hại, nguyên nhân giết có thể do ân oán cá nhân vì tại hiện trường tài sản của anh Thành vẫn còn đầy đủ, không có dấu hiệu giết người, cướp của. Dựa vào các cơ sở đó, Cơ quan điều tra xác định đây là vụ án giết người, tức là đã xác định có tội phạm xảy ra và đã khởi tố vụ án hình sự, tiếp tục hoàn thành hồ sơ xác minh để tìm hung thủ. 1.1.3.2. Hoàn thành hồ sơ, thủ tục khởi tố Khởi tố vụ án là khâu đầu tiên của tố tụng hình sự, nếu không được thực hiện tốt, khởi tố chậm trễ, điều tra vụ án không khách quan, không có căn cứ, thì dễ để lọt tội phạm hoặc gây ra lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và có khi còn gây hậu quả nghiêm trọng làm oan người vô tội. Vì vậy, sau khi tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh thu thập chứng cứ, khi có đủ cơ sở chứng minh, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thực hiện một trong hai nhiệm vụ quan trọng đó là: - Nếu đủ cơ sở chứng minh có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và vụ án sẽ được tiến hành các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. - Nếu đủ cơ sở chứng minh không có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và vụ án sẽ được khép lại. Việc quy định thủ tục này, góp phần loại trừ các tiêu cực trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo như: Điều tra không có căn cứ đối với những hành vi không chứa đựng dấu hiệu của tội phạm hoặc nói chung là không diễn ra trong thực tế khách quan, khám xét, bắt, giam giữ, buộc tội, xét xử một cách vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội. Việc đi kèm với một trong hai quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, nhất thiết phải có một số văn bản cần thiết như: Biên bản xảy ra sự việc 11 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt hoặc biên bản phạm tội quả tang, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản ghi lời khai nhân chứng, biên bản ghi lời khai bị hại....... đây là những văn bản làm cơ sở cho việc tiến hành các bước tiếp theo. 1.2. Khởi tố vụ án hình sự - Giai đoạn quan trọng trong quá trình tố tụng 1.2.1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự - Cơ sở pháp lý xác định đã có dấu hiệu tội phạm xảy ra Quy định về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự, tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nêu rõ “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội”. Để bảo đảm phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, thì việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng, nó chính thức công nhận sự tồn tại của một vụ án và từ đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng, cũng như những người tham gia tố tụng, việc khởi tố vụ án hình sự là sự khởi động của hoạt động tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng điều có quyền khởi tố để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, tránh tình trạng tội phạm xảy ra mà không có cơ quan tiến hành tố tụng nào khởi tố. Quá trình để đi đến kết luận khởi tố một vụ án hình sự là hết sức quan trọng, đòi hỏi việc phát hiện và tìm ra dấu hiệu tội phạm phải nhanh chóng và đúng pháp luật, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án phải đảm bảo việc khởi tố kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, để từ đó thấy được giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự. Khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự”. Chỉ khi có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra nói riêng, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, việc làm này phải có căn cứ chính xác, đảm bảo đúng quy trình tố tụng. Thể hiện quyền lực nhà 12 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt nước, tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý các loại tội phạm, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không bỏ lọt tội phạm. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý để tiến hành các giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng như: Khởi tố bị can, tạm giam bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn..... nên đòi hỏi quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, đảm bảo tính trung thực, chính xác đảm bảo mọi tội phạm đều phải được xử lý và tránh oan sai cho người khác. 1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 1.2.2.1. Nguyên tắc có tội phạm xảy ra Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận năm nguồn thông tin là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự, đó là: Tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; Người phạm tội tự thú. Thông qua các nguồn thông tin, các hoạt động này, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm điều tra, xác minh làm rõ xem có dấu hiệu tội phạm hình sự hay không và sẽ ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Khi có đủ cơ sở xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng phải khởi tố vụ án hình sự, việc khởi tố là cơ sở pháp lý để tiến hành các giai đoạn tiếp theo, mục đích là tìm ra người phạm tội để điều tra làm rõ và xử lý, nhằm đảm bảo việc chấp hành và thực thi pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi bị xâm hại; răng đe, giáo dục người phạm tội và mọi công dân trong chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có dấu hiệu tội phạm đều được khởi tố, chỉ được khởi tố khi những trường hợp không thuộc quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 13 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ không được khởi tố vụ án hình sự, Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ, trình tự do Bộ luật này quy định”. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 2, BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009). Thật vậy, việc khởi tố vụ án hình sự mục đích là để tìm ra người vi phạm pháp luật hình sự và áp dụng quy định của pháp luật này để xử lý, cho nên nếu không dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố. 1.2.2.2. Nguyên tắc khách quan, không bỏ lọt tội phạm Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo về tội phạm; kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra được một trong hai quyết định là khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Khi vụ án xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, xác minh nhằm xác định sự thật của vụ án. Nếu có đủ cơ sở chứng minh có dấu hiệu tội phạm hình sự xảy ra thì quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu không có dấu hiệu tội phạm thì quyết định không khởi tố vụ án. Những người tiến hành tố tụng phải thật sự vô tư, khách quan trong quá trình khám phá vụ án, đảm bảo tính chính xác và không bỏ lọt tội phạm. Tại Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ của mình”. Pháp luật cho phép thay đổi những người tiến hành tố tụng, nếu thấy họ có thể không khách quan, không vô tư trong thực hiện nhiệm vụ vì một lý do nào đó, có thể họ bóp méo sự thật vụ án, nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. 14 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt Ví dụ về bỏ lọt tội phạm, xử oan cho người khác : Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đang thụ lý đơn của công dân Phạm Vũ, khởi kiện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng để đòi bồi thường oan sai trong một vụ án hình sự từ 05 năm trước. Theo kết luận điều tra của Công an huyện Đức Trọng xác định: Phạm Huy Hoàng (em ruột Vũ) mời bạn bè dự sinh nhật tại một quán karaoke, khoảng 21 giờ ngày 10/10/2005, lúc chia tay ra về thì Hoàng bị một nhóm thanh niên đuổi chém. Do bức xúc việc Hoàng bị chém, khoảng 23 giờ cùng ngày, Vũ cùng hai người khác tìm nhóm thanh niên tham gia chém Hoàng để trả thù. Gặp Lê Hải Sơn, nghĩ Sơn đã chém Hoàng nên Vũ đã đuổi chém Sơn. Ngày 28/4/2006, Công an huyện Đức Trọng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ về tội cố ý gây thương tích và đến ngày 15/5/2006 thì bắt tạm giam bị can này. Đến ngày 20/9/2006, khi một người bạn của nạn nhân Phạm Huy Hoàng là L.K.T ra đầu thú, nhận mình đã chém Sơn trả thù cho bạn, thì Vũ mới được tại ngoại với lý do “thay đổi biện pháp ngăn chặn”. Chính vì vậy ngày 09/5/2010, Vũ đã làm đơn yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng phải tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường oan sai cho anh theo luật bồi thường của Nhà nước, với tổng số tiền 560,8 triệu đồng (cả tinh thần lẫn vật chất). Ngày 20/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng mời Vũ lên thương lượng và chỉ đồng ý bồi thường 77.523.148 đồng. Không còn cách nào khác, Vũ đã khởi kiện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng ra Tòa án nhân dân huyện để đòi lại công bằng. Theo đơn kiện, Vũ yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng phải cải chính, xin lỗi công khai tại nơi cư trú của anh Vũ; đăng báo xin lỗi công khai trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba kỳ liên tiếp. Về vật chất, Vũ bị khởi tố bị can trong 1.498 ngày, bị giam 126 ngày (theo luật định, một ngày bị tạm giam bằng 03 ngày tại ngoại) và Vũ đòi bồi thường 150 ngàn đồng/ngày. Tổng cộng số tiền Vũ đòi bồi thường là 560,8 triệu đồng.6 Qua vụ án trên cho thấy trong quá trình điều tra, xác minh sự việc ban đầu của Cơ quan điều tra là không chính xác, dẫn đến khởi tố bị can và kết luận điều tra cũng không chính xác, nhưng Viện kiểm sát là cơ quan kiểm sát quá trình tố tụng 6 Theo Lâm Viên, “ Vụ kiện 1.498 ngày bị http://www.tin247.com/vu_kien_1498_ngay_bi_khoi_to_oan-6-21700018.htlm. khởi tố oan”, 15 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt trong tố tụng hình sự, có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố của Cơ quan điều tra, nếu quyết định đó không có căn cứ (Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003). Nhưng trong vụ án trên ta thấy Viện kiểm sát vẫn phê chuẩn sai các quyết định của Cơ quan điều tra và ra bản cáo trạng truy tố bị can trước tòa, điều đó đã dẫn đến oan sai cho người vô tội. Chính vì thế Viện kiểm sát đã bồi thường cho việc oan sai trên là đúng. Như vậy, khởi tố vụ án là khâu đầu tiên của tố tụng hình sự, nếu không được thực hiện tốt, khởi tố chậm trễ, điều tra vụ án không khách quan, không có căn cứ, thì dễ để lọt tội phạm hoặc gây ra lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và có khi còn gây hậu quả nghiêm trọng làm oan người vô tội. 1.2.2.3. Nguyên tắc tuân thủ đúng quy trình tố tụng Khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp khi được tiến hành theo đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể là các quy định về khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Chương VIII, các điều 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Chế định khởi tố vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cho thấy việc phát hiện dấu hiệu tội phạm phải nhanh chóng, chính xác và là một chế định quy định đầu tiên trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự. Hành vi phạm tội có được phát hiện và xử lý kịp thời hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có được bảo vệ hay không là ở giai đoạn này. Để đảm bảo nguyên tắc này, Bộ luật tố tụng hình sự giao cho cơ quan chuyên giám sát việc thực thi pháp luật, xem Cơ quan tiến hành tố tụng có đảm bảo đúng quy trình, thủ tục và đúng pháp luật hay không, đó là Viện kiểm sát. Chỉ có cơ quan Viện kiểm sát mới có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án phải có căn cứ và đúng pháp luật. 16 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt 1.2.3. Mối liên hệ giữa khởi tố vụ án hình sự và các giai đoạn khác của quá trình tố tụng 1.2.3.1. Mối quan hệ giữa khởi tố vụ án và giai đoạn điều tra Khởi tố vụ án là cơ sở để thực hiện các hoạt động điều tra. Đây là giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng, phải có quyết định khởi tố vụ án trước, rồi mới được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp đặc biệt. “Hoạt động điều tra có đạt kết quả khách quan, toàn diện, đầy đủ hay không, các quyền lợi cơ bản của công dân có được tôn trọng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự”7 . Do vậy, hoạt động điều tra chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm mà không cần phải kiểm tra, xác minh để xác định dấu hiệu tội phạm nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả quyết định khởi tố vụ án hình sự đều đảm bảo tính chính xác của vụ án, nên trong quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng có thể thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện tình tiết mới. Cụ thể tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự”. 1.2.3.2. Mối quan hệ giữa khởi tố vụ án và giai đoạn truy tố Việc khởi tố vụ án hình sự đồng nghĩa với việc xác định đã có tội phạm xảy ra và định danh đó là tội gì, đây là điều kiện cần để Viện kiểm sát xem xét có truy tố hay không. Quá trình điều tra để xác định người phạm tội và mức độ tội phạm như thế nào để áp dụng điều luật trong quá trình truy tố, đó là điều kiện đủ. Trong thực tế, từ lúc khởi tố vụ án hình sự, đến giai đoạn điều tra đều có sự tham gia giám sát của Viện kiểm sát với vai trò là công tố, nên giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát chỉ xem xét để áp dụng điều luật cho phù hợp mà thôi. Như vậy, giữa 3 giai đoạn này 7 Xem: Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam - Học phần 2 “ các giai đoạn tố tụng hình sự Việt Nam”, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 2 17 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt có quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn này có vai trò làm cơ sở cho giai đoạn kia, giai đoạn kia có vai trò giám sát và bổ trợ cho giai đoạn này. 1.2.3.3. Mối quan hệ giữa giai đoạn khởi tố vụ án và giai đoạn xét xử Riêng đối với giai đoạn xét xử, hội đồng xét xử làm việc độc lập, chỉ căn cứ vào hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa để đối chiếu với quy định của pháp luật hình sự và ra phán quyết. Việc khởi tố vụ án là rất cần thiết đối với giai đoạn xét xử, do có khởi tố thì mới có xét xử được. Tuy nhiên, không phải tất cả vụ án có khởi tố đều được xét xử. Vì vậy, giai đoạn khởi tố chỉ có vai trò làm tiền đề và bổ trợ cho giai đoạn xét xử, còn việc xác định tội danh là gì còn tùy thuộc vào Hội đồng xét xử quyết định. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đã phát huy được tác dụng là một trong những công cụ pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm. Góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự cho toàn xã hội. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Việc khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp khi được tiến hành theo đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các quy định về khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Chương VIII, các điều 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Chế định khởi tố vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cho thấy việc phát hiện dấu hiệu tội phạm phải nhanh chóng, chính xác và là một chế định quy định đầu tiên trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự. Hành vi phạm tội có được phát hiện và xử lý kịp thời hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có được bảo vệ hay không là ở giai đoạn này. Qua phân tích trên, ta thấy khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, trong giai đoạn này cơ quan tiến hành tố tụng xác định dấu hiệu tội 18 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt phạm và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, có nhiệm vụ xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không? Giai đoạn này bắt đầu từ khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm và các cơ quan có thẩm quyền khác nhận được được tin báo hoặc tố giác về tội phạm hoặc trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm và kết thúc bằng việc các cơ quan này ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự là có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng, việc phát hiện tội phạm và xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân, góp phần bảo vệ trật tự trong toàn xã hội. 19 Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn nghiệp Luận văn tốt CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ Dựa trên những cơ sở lý luận, người viết đã tìm hiểu những khái niệm, bản chất pháp lý và sự tồn tại của chế định khởi tố vụ án hình sự trong Tố tụng hình sự Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) ở chương một. Trong phạm vi chương này, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu những quy định cụ thể của pháp luật và phân tích làm rõ nội dung trong Chương “Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về khởi tố vụ án hình sự”, từ những vấn đề mà pháp luật quy định sẽ tìm ra những hạn chế và bất cập, từ đó người viết sẽ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tư pháp. 2.1. Chủ thể có thẩm quyền khởi tố Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm (Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003). Các cơ quan, các cá nhân này trong mọi trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm phải khởi tố vụ án hình sự và áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho phép để xác định sự việc phạm tội, xác định người thực hiện hành vi phạm tội, trách nhiệm của các cơ quan và các cá nhân nói trên còn được thể hiện bằng các hoạt động của mình để kịp thời phát hiện tội phạm mỗi khi có hành vi phạm tội xảy ra. 2.1.1. Cơ quan điều tra Tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau: “Khi xác định 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất