Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoaluan bikichtinhyeutrongchangvang...

Tài liệu Khoaluan bikichtinhyeutrongchangvang

.DOC
24
491
126

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Chạng vạng
Trần Diệu Hằng - Bi kịch tình yêu trong Chạng vạng của S.Meyer Đăng ngày: 00:29 19-03-2010 Thư mục: BÁO CÁO TN A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Victor Hugo đã từng nói: “Nếu là đá, hãy là đá nam châm, nếu là cây, hãy là cây trinh nữ, nếu là người, xin hãy là người dâng hiến cho tình yêu”. Tình yêu từ xưa đến nay luôn là đề tài muôn thưở không chỉ trong văn học mà còn trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc…, là cảm hứng cho biết bao nhiêu tâm hồn nghệ sĩ. Con người ở bất cứ thời đại nào cũng luôn khao khát yêu và được yêu. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại tìm thấy cho mình một chân lý riêng của tình yêu và điều đó được thể hiện qua các sáng tác của họ. Tình yêu một lần nữa đi vào văn học qua bộ tiểu thuyết Twilight (Chạng vạng) của nữ văn sĩ Stephenie Meyer. Sáng tác đầu tay của bà đã làm nên điều kì diệu mà nhiều người khó lòng tưởng tượng nổi. Khi Chạng vạng – tập đầu trong số bốn cuốn tiểu thuyết “tình cảm lãng mạn, kinh dị, hồi hộp” - ra mắt độc giả năm 2005, Stephenie Meyer là một bà mẹ bình thường ngoan đạo, 32 tuổi, có chồng và ba đứa con, sống vô danh ở thành phố Phoenix, bang Arizona. Một tháng sau khi phát hành, Twilight đứng hạng 5 trên danh sách 10 cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ do nhật báo The New York Times bình chọn. Nó được nhanh chóng dịch ra 20 ngôn ngữ, trong đó có Việt Nam . Cuốn tiểu thuyết ra đời đã gây xôn xao dư luận, vô số ý kiến ca ngợi nhưng cũng không ít người cho rằng Chạng vạng chỉ là cuốn tiểu thuyết câu khách. Mặc dù vậy, Chạng vạng vẫn là một trong những tiểu thuyết ăn khách nhất hiện nay. Điều gì đã khiến tác phẩm này gây được những ấn tượng lớn lao đến thế? Tình yêu giữa Isabella Swan và Edward Cullen, một con người bình thường và một ma cà rồng quả thực là điều kì lạ, có sức hút lớn đối với độc giả, gây được sự tò mò, chú ý. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự thôi miên đầy ma lực trong ngòi bút của nhà văn. Stephenie Meyer đã dẫn lối cho ta đến một thế giới khác ngoài thế giới của con người, nơi đó cũng có tình yêu, lòng thù hận, cũng có kẻ ác, người thiện, thậm chí những con ma cà rồng như Edward Cullen còn mang “chất người” hơn bất cứ con người nào khác trên thế giới này. Vì những lý do trên đây, chúng tôi quyết định chọn bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Chạng vạng của nhà văn Stephenie Meyer làm đề tài nghiên cứu. 2.Lịch sử nghiên cứu Chạng vạng là cuốn tiểu thuyết lớn, gây được sự chú ý của dư luận, bởi thế tiểu thuyết này nhận được rất nhiều sự quan tâm, phê bình, đánh giá của các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Publishers Weekly đã nhận xét về tác phẩm này: “Hồi hộp xen lẫn sự lãng mạn trong từng phần song song, câu chuyện này sẽ khiến người đọc không thể rời quyển sách để khám phá ngòi bút “trêu ngươi” của Meyer”. Ngoài ra, chính Publishers Weekly cũng mô tả Bella là "cuồng dại với kẻ lạc loài Edward", mối quan hệ đầy trắc trở của họ, và "đấu tranh nội tâm của Edward" như là một phép ẩn dụng dành cho sự thất vọng giới tính của thanh niên. Hillias J. Martin của School Library Journal ca ngợi cuốn tiểu thuyết nói rằng, “Hiện thực, huyền ảo, cô đọng, và dễ đọc”; “Yếu tố gây sốc và ly kỳ của cuốn tiểu thuyết tăng vụt cùng với sự cuồng nhiệt của một mối tình bí mật… Chạng vạng sẽ khiến người đọc chìm đắm vào nó”. "Twilight vượt quá sự hoàn hảo: Chân dung của Edward, một anh hùng bi kịch quỷ dữ, quá thơ mộng, và sức quyến rũ của Bella dựa trên phép màu nhiều hơn là nhân cách. Tuy nhiên, cách lột tả đôi tình nhân bất hạnh này có một sức hút lạ lùng; những người hâm mộ tiểu thuyết lãng mạn đen tối sẽ không thể cưỡng nổi nó." (Kirkus) Còn theo Booklist: "Có một số thiếu sót ở đây - cốt truyện đáng ra nên chặt chẽ hơn, quá dựa dẫm vào tính từ và trạng từ để nâng đỡ các đoạn đối thoại - nhưng cuốn truyện lãng mạn một cách đen tối này len lỏi vào tâm hồn”. Tuy nhiên, không phải bất cứ ý kiến nào cũng cao ngợi tác phẩm, Meyer nhận được nhiều lời phê bình từ Stephen King vào tháng 12 năm 2008 khi ông trả lời phóng vấn USA Weekend. Khi được hỏi rằng công việc của ông chịu ảnh hưởng từ Meyer và J.K. Rowling như thế nào, Kinh nói: "Both Rowling and Meyer, they’re speaking directly to young people.... The real difference is that Jo Rowling is a terrific writer and Stephenie Meyer can’t write worth a darn. She’s not very good." (Cả Rowling và Meyer, họ đang nói đến những người trẻ tuổi… Sự khác biệt thật ra Jo Rowling là một nhà văn tuyệt vời còn Stephenie Meyer không thể viết một tác phẩm giá trị. Cô ấy không phải là nhà văn quá xuất sắc.” Nhà xuất bản Trẻ trên bìa truyện Chạng vạng đã dẫn dắt độc giả vào thế giới của câu chuyện như sau: “Khi Isabella Swan chuyển đến thị trấn Forks và gặp Edward Cullen bí ẩn và quyến rũ, cuộc đời cô chuyển sang một bước ngoặt ly kỳ và rùng rợn. Với màu da trắng, đôi mắt vàng óng, giọng nói mê hoặc… Edward là một “kẻ đáng ghét” và khó hiểu nhưng đầy hấp lực. Cho đến bây giờ hắn vẫn giữ kín bản tính thật sự của mình, nhưng Bella quyết tâm khám phá bí mật đen tối của hắn. Điều mà Bella không nhận ra là cang gần gũi với hắn, cô và những người xung quanh cô càng nguy hiểm hơn. Và, có thể đã quá trễ để quay đầu lại… Lôi cuốn và hồi hộp, Chạng vạng hút hồn người đọc ngay từ những trang đầu tiên.” Các bài viết, ý kiến phê bình trên đây ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi và góp phần gợi dẫn cho chúng tôi hoàn thành tốt hơn đề tài của mình cũng như khiến độc giả có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tác phẩm. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Giới hạn đề tài: Bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Chạng vạng của Stephenie Meyer. 3.2. Giới hạn tác phẩm: Tiểu thuyết Chạng vạng của Stephenie Meyer, Nhà xuất bản Trẻ, 2008 4.Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu dưới góc độ thi pháp học - Nghiên cứu dưới góc nhìn tự sự học - Sử dụng các phương pháp liên ngành lịch sử học, triết học, văn hóa học - Vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Mọi góc độ của bi kịch tình yêu Chương 3: Nghệ thuật thể hiện bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Chạng vạng của Stephenie Meyer A.NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tác giả - Tác phẩm 1.1.1 Tác giả Stephenie Meyer Stephenie Meyer (nhũ danh Morgan, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1973) là nhà văn người Mỹ. Stephenie Meyer sinh tại Hartford, Connecticut, là con của Stephen và Candy Morgan. Bà lớn lên tại Phoenix, Arizona cùng 5 anh chị em: Seth, Emily, Jacob, Paul, và Heidi. Bà theo học tại Chaparral High School, Scottsdale, Arizona và đại học Brigham Young ở Provo, Utah, nơi bà nhận bằng cử nhân Văn học Anh năm 1995. Meyer, một thành viên của The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints, gặp chồng bà Christian, biệt danh "Pancho", ở Arizona và lấy ông năm 1994. Họ có 3 người con: Gabe, Seth, và Eli. Stephenie thừa nhận suy nghĩ của bà chịu ảnh hưởng của giáo phái Mormon mà cả hai vợ chồng bà là con chiên ngoan đạo. Bà nổi tiếng với bộ tác phẩm ăn khách dành cho giới trẻ Chạng vạng, xoay quanh tình yêu giữa Bella Swan - một con người và Edward Cullen - một ma cà rồng. Chạng vạng đã tiêu thụ được hơn 40 triệu bản trên toàn thế giới, dịch sang hơn 37 ngôn ngữ. Phim dựa theo Chạng vạng được phát hành tại Mỹ vào ngày 21 tháng 11 năm 2008. Về cuốn tiểu thuyết Chạng vạng, bà nói: “Tôi luôn ngưỡng mộ tài năng tạo nên những tình huống tưởng tượng về những điều không thể của một tác giả. Từ đó thêm vào những nhân vật hoàn toàn có tính người để khiến tình huống trở nên đáng tin. Tôi hi vọng Chạng vạng sẽ mang đến cho bạn đọc trải nghiệm như thế.” Một thói quen không thể bỏ được khi sáng tác của Stephenie Meyer là vừa viết vừa nghe nhạc. Khi sáng tác cuốn Twilight đầu tiên, bà nghe nhạc của nhóm Linkin Park . Stephenie cho biết loại nhạc của nhóm này rất thích hợp khi viết các cảnh hành động, nhất là nhịp điệu của nó. Nhưng khi viết cuốn New Moon, bà chỉ nghe nhạc của Muse là ban nhạc bà yêu thích nhất. Nó đặc biệt thích hợp khi bà viết những trường đoạn mô tả cảm xúc hối hận, lo lắng của các nhân vật. Đến khi viết cuốn Eclipse, bà lại nghe nhạc của nhóm OK Go và Gomez . Một trong những truyện ngắn của Meyer đã xuất bản ở trong Prom Nights from Hell, tập hợp những mẩu chuyện về những đêm Prom tồi tệ dưới tác động siêu nhiên. Những tác giả khác có đóng góp là Meg Cabot, Kim Harrison, Michele Jaffe, và Lauren Myracle. Tác phẩm được phát hành tháng 4 năm 2007. Tháng 5 năm 2008, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng The Host được đồng phát hành bởi Little, Brown and Company; theo câu chuyện của Melanie Stryder và Wanderer, một cô gái và một kẻ xâm lăng ngoài hành tinh. The Host chiếm vị trí số 1 trong Bảng xếp hạng New York Times và có mặt trong danh sách trong 26 tuần. Meyer dự đinh sẽ viết tiếp bộ truyện The Host với các tập tiếp theo, The Soul và The Seeker Tuy các tác phẩm của Stephenie có nhiều yếu tố kinh dị, hồi hộp nhưng theo bà, chủ yếu là một câu chuyện tình lãng mạn. Ngay khi xem phim, bà cũng chỉ thích coi phim trữ tình bởi vì “đó là cảm xúc mãnh liệt nhất”. Bà cho biết viết truyện mang hơi hướm kinh dị nhưng chưa từng đọc truyện ma cà rồng Dracula của nhà văn Stam Broker. Phim nói về ma cà rồng, bà cũng chỉ xem một số tập phim Interview with a Vampire (Phỏng vấn ma cà rồng) trên tivi. Ngoài ra bà không thích xem phim kinh dị hay những phim bạo lực cấm khán giả dưới 16 tuổi. Stephenie Meyer là tác giả có tác phẩm bán chạy nhất năm 2008, đã bán hơn 22 triệu bản với Chạng vạng là sách bán chạy nhất của năm. 1.1.2. Tiểu thuyêt Chạng vạng Chạng vạng (tên bản gốc tiếng Anh: Twilight) là tên của một cuốn tiểu thuyết lãng mạn về ma cà rồng dành cho thanh niên của nhà văn Stephenie Meyer. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên ở dạng bìa cứng vào năm 2005. Nó là cuốn đầu tiên trong bộ truyện Chạng vạng, trong đó giới thiệu nhân vật cô gái trẻ Isabella "Bella" Swan 17 tuổi chuyển từ Phoenix, Arizona đến sống tại Forks, Washington, và đối mặt với những nguy hiểm trong cuộc sống khi cô ngã lòng trước một ma cà rồng, Edward Cullen. Cuốn tiểu thuyết này được tiếp nối với các cuốn Trăng non, Nhật thực, và Hừng đông. Tại Việt Nam , cuốn sách do Tịnh Thủy dịch, Nhà xuất bản Trẻ mua bản quyền dịch và phát hành vào năm 2008. Ý tưởng viết cuốn Twilight đến với Stephenie Meyer một cách tình cờ. Đêm 2-62003, bà nằm mơ thấy một cô gái gặp một chàng trai ma cà rồng trong rừng. Sáng hôm sau, Stephenie, vốn là sinh viên ngữ văn Anh, bắt đầu đặt bút viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong đời. Ba tháng sau bà hoàn thành tác phẩm dày 500 trang viết về một cô gái mới lớn tên Isabella Swan đến thị trấn Fork, bang Washington , gặp và yêu một cậu ma cà rồng tên Edward Cullen. Stephenie Meyer đã nói rằng trái táo trên bìa truyện đại diện cho trái cấm trong cuốn Sách Sáng thế. Nó biểu trưng cho tình yêu cùa Bella và Edward, một tình yêu bị cấm, cũng giống như trái trên Cây biết điều thiện điều ác, như đã được nhắc đến trong đoạn trích Sách Sáng thế. Khi nâng trái cấm ở trên tay, khi đã ở trong hào quang rực rỡ của tình yêu, cô thiếu nữ Bella chỉ có một sự lựa chọn: hoặc ăn trái cấm để có thể sống chết với tình yêu, hoặc là từ bỏ nó. Đó cũng là câu hỏi để ngỏ của tác giả Chạng vạng dành sẵn cho bạn đọc mà phải đến khi gấp lại trang cuối cùng của cuốn sách, bạn mới có thể nhận thấy. Chạng vạng được nhiều lời tán dương và dành được nhiều danh hiệu quan trọng, trong đó có: Tiểu thuyết xuất sắc theo đánh giá của giới biên tập của New York Times “Sách hay nhất trong năm” của Publishers Weekly “Một trong mười quyển sách xuất sắc nhất dành cho giới trẻ" của American Library Association “Sách bán chạy nhất” của New York Times “Sách hay nhất của Thập kỷ… Cho đến nay” của Amazon Ngoài ra, Chạng vạng đã được hãng Summit Entertainment chuyển thể thành phim. Bộ phim do đạo diễn Catherine Hardwicke thực hiện và có các diễn viên Kristen Stewart và Robert Pattinson trong vai các nhân vật chính Isabella Swan và Edward Cullen. Kịch bản do Melissa Rosenberg chuyển thể. Bộ phim được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 11, năm 2008. 1.1.3. Tóm tắt tác phẩm Chạng vạng Isabella "Bella" Swan chuyển nơi ở từ vùng Phoenix , Arizona đầy nắng đến vùng Forks, Washington ẩm ướt quanh năm, để sống với cha của cô, ông cảnh sát trưởng Charlie. Chọn quyết định như vậy để cho mẹ cô, Renée, có thể đi theo chồng mới của bà, Phil Dwyer, một cầu thủ bóng chày ở giải cấp thấp. Tại Phoenix cô là một người khá cô đơn, nên cô đã rất ngạc nhiên khi nhận được quá nhiều sự chú ý tại ngôi trường mới, và nhanh chóng kết bạn với vài học sinh. Điều cô không ngờ tới là có một số chàng trai trong trường tìm cách làm quen với một Bella ngại ngùng ở ngôi trường mới. Bella ngồi kế Edward Cullen trong lớp học vào buổi học đầu tiên ở trường, Edward dường như hoàn toàn khó chịu với sự có mặt của Bella. Cậu thậm chí còn cố gắng thay đổi lịch học để tránh mặt cô, khiến cho Bella hoàn toàn bối rối về thái độ của cậu. Sau khi giả vờ nói ngọt với một người bạn của gia đình, Jacob Black, để dụ anh này kể cho cô nghe các truyền thuyết của bộ lạc da đỏ tại đây, Bella tìm hiểu và kết luận rằng Edward và gia đình của cậu chính là những ma cà rồng. Điều đó càng được khẳng định khi trong những lần Bella gặp hiểm nguy, Edward luôn xuất hiện kịp thời đế cứu cô. Hơn thế nữa, Edward có thể làm những việc mà người bình thường khó lòng làm được.Mặc dù cô bị anh ta thu hút một cách không thể lý giải được thậm chí khi cô đã cho rằng Edward uống máu người, cô cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết được rằng gia đình nhà Cullen đã chọn cách tồn tại mà không uống máu người, mà thay vào đó là máu các con thú, cô hiểu rằng thế giới ma-cà-rồng cũng giống con người, cũng có ma-cà-rồng thiện và ác. Edward tiết lộ cho cô biết rằng ban đầu cậu tránh mặt Bella vì mùi máu của cô gợi lại cho cậu bản năng thèm khát. Qua thời gian, Edward và Bella ngã lòng yêu nhau. Bella dần dần “bước chân” vào thế giới của những ma-cà-rồng. Mối quan hệ tưởng chừng như hoàn hảo của họ bỗng nhiên gặp rắc rối. Trong một lần tham dự cuộc đấu bóng chày giữa các thành viên gia đình Cullen, một nhóm ma cà rồng khác lưu lạc đến Forks, và James, một ma cà rồng săn người, quyết định rằng hắn sẽ săn đuổi Bella để thỏa mãn lòng vui thích. Gia đình Cullen lên kế hoạch làm sao lãng tên săn người bằng cách chia tách Bella và Edward, và Bella được gửi tới trốn tại một khách sạn ở Phoenix . James tìm mọi cách truy lùng dấu vết của Bella sau khi hắn bị mất dấu “con mồi” và hắn đã đến Phoenix. Sau đó, Bella nhận được một cuộc gọi từ James, hắn bảo rằng hắn đã bắt được mẹ của cô, và Bella phải tự nộp mình cho James tại phòng tập khiêu vũ nơi cô từng học, để cứu bà. Cô đã làm theo. Tuy nhiên, đó chỉ là sự lừa bịp. James đã lấy cuốn băng thời bé của Bella để dựng nên “màn kịch” này. Và tại phòng khiêu vũ, James đã tấn công cô. Edward, cùng với những người còn lại trong gia đình bác sĩ Cullen, đã cứu sống Bella trước khi James có thể giết được cô. Ngay khi nhận ra James đã cắn vào tay của Bella, Edward đã hút chất độc ra khỏi cơ thể cô trước khi nó lan tỏa và biến cô thành một ma cà rồng. Sau khi quay trở về Forks, Bella và Edward tham dự lễ hội cuối năm và Bella bày tỏ mong muốn của cô muốn trở thành một ma cà rồng, nhưng Edward từ chối điều đó bằng mọi giá. 1.2. Bi kịch tình yêu 1.2.1. Thế nào là bi kịch Một thể của loại hình kịch, thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn,… diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra được nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng. Theo A-rix-tôt (384 – 322 tr. CN), bi kịch là “Sự bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn” nhằm dùng hành động chứ không phải bằng kể chuyện, bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ hãi để thực hiện sự thanh lọc những nỗi xúc động tương tự” (Nghệ thuật thi ca, chương 6). Như vậy,bi kịch sẽ không còn là bi kịch nữa nếu người xem không bị rung động bởi nhân vật và nếu toàn bộ nỗi xúc động và khiếp sợ không dẫn đến được một giải quyết nào đó về tình cảm thei hướng tích cực. Nhân loại tìm thấy ở các tác phẩm bi kịch những gì khủng khiếp nhất mà cái ác có thể gieo rắc, áp đặt cho mình, do đó không thể bàng quan và chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo của nó được. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người. Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính, người ta tìm thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và cái bất tử của cộng đồng. Vì thế, nhân vật chính của bi kịch thường là những nhân vật anh hùng với ý nghĩa tích cực cao cả. Bi kịch ra đời rất sớm ở Hy Lạp cổ đại, bắt đầu từ những nghi lễ thờ cúng thần rượu nho Đi-ô-ni-dôt. Ở đây, vào thế kỷ V tr. CN, bi kịch đã là một thể loại sân khấu rất thịnh hành với các tác giả nổi tiếng như Ét-si-lơ, Xô-phô-cơ-lơ, Ơ-ri-pit và những tác phẩm bất hủ còn lưu giữ được đến ngày nay như Prô-mê-tê bị xiềng, Ăng-ti-gôn, Ô-ne-xtơ,… Từ bấy đến nay, bi kịch đã trải qua nhiều bước thăng trầm và không ngừng đổi mới về hình thức và nội dung nghệ thuật để ngày một hoàn thiện hơn về mặt thể loại và đáp ứng được ngày một tốt hơn nhu cầu xã hội – thẩm mĩ của công chúng ở các thời đại khác nhau. Vào thế kỷ XVI – XVII, ở một số nước Châu Âu như Anh, Pháp,… bi kịch là thể loại văn học – sân khấu rất thịnh hành gắn liền với tên tuổi các tác giả lớn như Sếch-xpia (1564 -1616), Cooc-nây(1606-1684) và những tác phẩm tiêu biểu như: Ham-let, Ô-te-lô, Lơ-xit, O-ra-xơ, An-đrô-mac,…Từ thế kỷ XVIII trở đi, bi kịch phát triển theo chiều hướng khác nhau và không còn bị ràng buộc chặt chẽ với các nguyên tắc thi pháp cổ điển của nó nữa. Ở Việt Nam , không có bi kịch như một thể loại văn học – sân khấu theo quan niệm cổ điển, chỉ có một số vở tuồng hoặc kịch hiện đại mà nội dung tư tưởng có chứa đựng yếu tố bi kịch. Có thể coi vở Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là một ví dụ. [18, 2] 1.2.2. Bi kịch tình yêu Bi kịch tình yêu bắt nguồn từ bi kịch, tuy nhiên nó không phải là một thể loại kịch mà nên được hiểu như một thuật ngữ chỉ cái bi cá nhân, sự xung đột giữa người với người trong lĩnh vực tình cảm. Bi kịch tình yêu thường là sự trắc trở, gian nan trong câu chuyện tình giữa hai nhân vật chính, họ phải đấu tranh với các thế lực khác nhau để tìm đến hạnh phúc. Tuy nhiên kết thúc cuối cùng hiếm khi trọn vẹn và thường thì chỉ có cái chết họ mới có thể vĩnh viễn bên nhau. Từ cái chết đó, những triết lý về sự vĩnh hằng của tình yêu được hình thành, thức tỉnh những người còn sống và dự báo những điều tốt đẹp hơn sẽ đến trong tương lai. Có ba dạng bi kịch thường gặp trong bi kịch tình yêu: xung đột giữa tình yêu của đôi tình nhân và mối quan hệ giữa hai dòng họ, xung đột trong tình yêu tay ba, xung đột trong thế giới nội tâm. 1.2.3. Bi kịch tình yêu trong văn học Trong văn học, bi kịch tình yêu được thể hiện rất phong phú và đa dạng. Từ thưở sơ khai, tình yêu đã là đề tài hấp dẫn đối với con người, không phải tình yêu nào cũng mang đến hạnh phúc, rất nhiều bi kịch đã đi vào “trí nhớ” của nhân loại. Thần thoại Hy Lạp_ áng văn cổ bất hủ từng đề cập đến câu chuyện tình giữa thần Apollon và nàng Daphnee. Một buổi sáng, Apollon vào rừng săn thú mà không biết đó là khu rừng dành riêng cho các tiên nữ_ con thần sông Pene. Khi nàng nhìn thấy Apollon thì hoảng hốt bỏ chạy, Apollon_ bị trúng mũi tên của thần ái tình Eros, choáng váng trước sắc đẹp của nàng và đuổi theo. Bỗng xuất hiện con sông Pene chắng ngang trước mặt nàng. Nàng kêu lớn: “Cha ơi, cứu con với! ”. Rồi nàng bỗng cứng đờ, hai chân lún sâu xuống đất và biến thành cây Nguyệt quế, tóc biến thành lá xanh rờn. Apollon đau xót mà than rằng: “Vì ta yêu nàng mà làm cho nàng nên nông nỗi này!”. Chàng với một cành nguyệt quế làm vòng và luôn đội nó lên đầu. Hercules _ người anh hùng vĩ đại nhất Hy Lạp trước khi lên đỉnh Olympus đã nhận lấy bi kịch Trong cuộc chinh phạt xứ Okhali, Hercules bắt sống được công chúa Ioler, 1 người con gái sắc nước hương trời. Sợ chồng bị Ioler mê hoặc, Deana đã đổ những giọt máu xưa kia vào bộ lễ phục của Hercules với lòng tin: “Nếu sau này nàng có bị chồng ruồng bỏ, hãy lấy 1 chiếc áo nhuộm vào máu này rồi đưa cho chồng mặc, anh ta sẽ hối hận và trở về với nàng.” Khoác áo vào người, chàng bỗng cảm thấy toàn thân mình nóng như lửa đốt. Máu long xà Hydra hòa với máu Nhân mã tạo thành 1 chất độc khủng khiếp. Chàng đưa tay dùng hết sức dứt tấm áo đó ra, nhưng chất độc quái ác đã khiến chàng dứt luôn từng mảng da thịt của mình. Dù đã được bú sữa của nữ thần Hera bất tử, nhưng người con trai của thần Zeus vẫn ko chịu đựng được cơn đau giằng xé. Biết mình ko qua khỏi, chàng đành sai thuộc hạ lập giàn thiêu cho mình trên đỉnh núi lửa Etna. Về phần Deana, quá đau đớn và xấu hổ, nàng lặng lẽ vào phòng thắt cổ tự vẫn. Vào thời trung cổ,trong tác phẩm Tristant và Iseult ,Tristant và Iseult tóc vàng yêu nhau nhưng không thể gắn bó với nhau vì lòng trung thành với vua Mark. Rồi chàng cưới Iseult “bàn tay trắng” nhưng vẫn không thể quên được người xưa. Trong một lần đấu kiếm danh dự, Tristan không mau bị trọng thương vì mũi kiếm của quân địch có tẩm độc. Chàng ngầm sai gia nhân đem thuyền đi rước Iseult người tình vì chàng biết chỉ có sự hiện diện của nàng mới làm chàng phục hồi sự sống. Chàng dặn gia nhân rằng nếu Iseult còn yêu chàng và đồng ý đến thì khi thuyền vào cửa biển hãy căn buồm màu trắng lên, nếu không thì căn buồm đen. Rủi thay quận chúa Iseult biết được điều bí mật ấy. Lòng ghen tuông nổi lên, nàng đã vạch ra một âm mưu phá vỡ kế hoạch của Tristan. Khi thuyền vào cửa biển, nàng giả vờ đến bên giường để chăm sóc chồng, và khi Tristan nằm trên giường bệnh, muốn biết chiếc thuyền mang buồn màu gì, nàng lập tức nói màu đen. Nghe thế, Tristan tuyệt vọng, quay mặt vào tường và tức tưởi lìa đời. Khi Iseult người tình đến, thấy chàng đã chết, nàng đau đớn lao đến ôm chàng rồi tắt thở. Sau khi hai người được chôn cất, trên mộ của họ mọc lên hai than cây cành đan chặt vào nhau không thể tách rời ra được nữa. Đến thế kỷ XVII, với Shakespeare, câu chuyện tình Romeo và Juliet đã “bất tử” với thời gian. Bi kịch tình yêu của họ bắt nguồn từ hận thù giữa hai dòng họ và lễ giáo phong kiến. “Một mối thù sinh một mối tình” nhưng mối tình đó không đủ để hóa giải tất cả hận thù. Romeo và Juliet buộc phải “trốn chạy” theo kế hoạch của tu sĩ Lawrence. Juliet đã uống thuốc ngủ rồi vào nằm trong hầm mộ, đợi người yêu trở về. Romeo tưởng nàng đã chết liền uống thuốc độc tự vẫn. Khi tỉnh dậy thấy Romeo đã chết bên mình, nàng liền tự vẫn theo. Đôi uyên ương đã phải chết oan uổng và chỉ đến lúc “trên xác con cha mẹ mới quên thù”. “Bi kịch Romeo và Juliet tuy kết thúc với cái chết của đôi trai tài gái sắc nhưng không hề gợi lên tâm lí bi quan tuyệt vọng… Cái chết của đôi trai tài gái sắc đem lại niềm tin và hy vọng, đó là cái chết gieo mầm sự sống” [216, 1] Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victor Hugo là câu chuyện tình của một anh gác chuông nghèo khó tàn tật Quasimodo đối với cô vũ nữ hát rong Esmerada sống trong một cộng đồng những người du thư du thực của Paris thế kỷ XV. Kết thúc đầy bi kịch nhưng tác phẩm là bức thông điệp cho mai hậu về sự khao khát vượt qua giới hạn của trần thế, của cát bụi đời thường để giúp con người vươn tới đỉnh cao của hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh mà cái chết cũng không thể chia rẽ - (khi người ta muốn kéo nó (bộ xương của Quasimodo) ra khỏi bộ xương mà y ôm hôn, thì nó vỡ vụn ra thành bụi). Trong văn học Việt Nam , những chuyện cổ xưa như Mị Châu – Trọng Thủy, Trầu cau hay Trương Chi… đều là những tình yêu bi kịch. Văn học hiện đại cũng xuất hiện không ít tác phẩm hay nói về bi kịch của tình yêu, còn đó những Tố Tâm, Hồn bướm mơ tiên… Stephenie Meyer đề cập đến một khía cạnh khác của bi kịch tình yêu, đó là bi kịch của thế giới nội tâm, của sự lựa chọn… Những điều đã biết được ở trên sẽ là nền tảng cơ sở để ta tìm hiểu bi kịch tình yêu trong tác phẩm Chạng vạng của nữ nhà văn này. 1.2.4. Kết chương Chạng vạng là một tiểu thuyết thành công của Stephenie Meyer. Cũng là đề tài về ma-cà-rồng, nhưng Chạng vạng có sức lôi cuốn bởi một thế giới có sự lãng mạn và nguy hiểm trộn lẫn… và mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về ma-cà-rồng. CHƯƠNG 2 MỌI GÓC ĐỘ CỦA CỦA BI KỊCH TÌNH YÊU 2.1. Bi kịch tình yêu nhìn từ phương diện mâu thuẫn xã hội Tình yêu là sự đồng điệu, hòa nhịp giữa hai tâm hồn. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả, thế giới không chỉ có hai người và tình yêu muốn đi đến tận cùng thì đôi lứa yêu nhau cần phải vượt qua nhiều thứ, một trong những vấn đề đó là mâu thuẫn xã hội. Stephenie Meyer đã xây dựng một thế giới khác thế giới của con người và thế giới bí mật này vẫn đang tồn tại cùng chúng ta. Isabella đã “lạc chân” vào đó khi cô chuyển đến thị trấn Forks và gặp Edward Cullen. Cô bị thu hút bởi màu da trắng, đôi mắt vàng óng, giọng nói đầy mê hoặc. Edward là một “kẻ đáng ghét” nhưng đầy hấp lực. Dần dần họ bị cuốn hút lẫn nhau và tình yêu đã đến. Edward là một con ma-cà-rồng. Và tất cả những con ma-cà-rồng đều có đặc điểm giống nhau: “Tất cả bọn họ đều có làn da trắng như thoa phấn, trắng hơn bất kì một học sinh nào khác trong thị trấn không có ánh nắng mặt trời này… Và… bên dưới mỗi đôi mắt ấy là những vết quầng – màu đỏ tím giống như những quầng thâm thường thấy dưới mắt.” [31, 3], “tất cả đều mang một vẻ hoang dại đến ấn tượng.” [32, 3] Dưới con mắt của loài người, đó là những kẻ đáng sợ, bọn người máu lạnh mà “nếu con người cứ quẩn quanh bên bọn người máu lạnh đó thì thể nào cũng gặp rủi ro, thậm chí ngay cả khi chúng đã được giáo hóa để sống hòa đồng trong đời sống thị tộc” [178, 3] bởi họ là những kẻ chuyên đi uống máu. Isabella biết và hiểu rằng thế giới của cô và Edward không giống nhau và cô cũng hiểu rằng sẽ không ai chấp nhận tình yêu giữa cô và Edward khi biết được sự thật. “ Trong thế giới của bóng đêm rộng lớn, nơi chỉ tồn tại những linh hồn vất vưởng và lũ ma quỷ xấu xa, không có một nhân vật nào đáng sợ, không có một nhân vật khủng khiếp khiến cho người ta kinh tởm, nhưng lại mang một ma lực quyến rũ như ma-cà-rồng… một kẻ không đứng vào hàng ngũ của linh hồn hay quỷ dữ nhưng lại sống nhờ vào bóng đêm, và mang đặc tính của hai loài này… Đó vừa là huyền bí vừa là khủng khiếp.” [190, 3]. Cha của Jacob, một trong những người biết được sự giao kèo giữa bộ tộc Người sói của ông và ma-cà-rồng đã hết sức ngăn cản Bella, cảnh báo cho cô sự nguy hiểm khi biết cô có quan hệ với Edward_ một trong những thành viên gia đình Cullen. Mặt khác, những người da đỏ không đến bệnh viện nữa từ khi bác sĩ Carlisle làm việc ở đó. Mâu thuẫn xã hội trong tiểu thuyết Chạng vạng là mâu thuẫn không thể nào dung hòa, những ma-cà-rồng sống chung với con người nhưng không bao giờ thân phận thật sự của họ được lộ ra. Bác sĩ Carlisle đã từng là một con người và cũng từng “săn” ma-cà-rồng nhưng sau khi vô tình bị biến thành chúng, ông không còn đường để quay lại “ Carlisle biết cha sẽ đối xử với mình ra sao. Những cái xác cháy đen… tất cả những gì liên quan đến ma-cà-rồng đều phải bị thiêu rụi. Và Carlisle đã hành động theo bản năng để tự bảo vệ mình”. Con người sinh tồn bằng cách ăn những thực phẩm chín còn ma-cà-rồng, chỉ có cách duy nhất để tồn tại đó là “máu”. Những ma-cà-rồng ác là những kẻ chuyên đi hút máu người, là kẻ thù không đội trời chung với con người còn những ma-carồng thiện sống bằng máu của động vật, dù thế nào điều đó cũng khiến con người sợ hãi nếu biết được sự tồn tại của loại “người” này. Tuy nhiên, nhiều ma-cà-rồng vốn xuất thân từ con người và trong tâm hồn họ vẫn khao khát được làm một “con người”. Edward không muốn sống bằng cách hút máu người vì không muốn biến thành một quái vật, Rosalie luôn khó chịu với Bella vì ganh tị bởi Bella là một con người thực sự… 2.2. Bi kịch tình yêu nhìn từ thế giới nội tâm của nhân vật Tình yêu là một trong những điều kì diệu nhất trên thế gian này. Tuy nhiên không phải tình yêu nào cũng yên bình mà nhiều khi là sự “đấu tranh” không mệt mỏi giữa lý trí và tình cảm. Cả Isabella Swan và Edward Cullen đều có những sự đấu tranh như thế trong thế giới nội tâm của chính họ khi đến với nhau. Đối với Bella, mặc dù biết Edward là ma-cà-rồng nhưng cô không thể cưỡng lại được tình yêu dành cho anh. Khi Jacob tiết lộ cho cô bí mật về gia đình Cullen mà cậu bé biết, Bella quyết định tìm hiểu về thế giới của Edward mặc dù cô đã sợ hãi. Khi Edward cứu cô thoát khỏi nguy hiểm, cô dường như đã nhận ra anh ta là ai. Trong cô, lý trí mách bảo hãy tránh xa Edward tuy nhiên như thế Bella lại bất giác “cảm thấy như mình đang bị rơi xuống một vực sâu của tất cả nỗi tuyệt vọng và đau khổ khôn cùng” [198, 3]. Và đối với cô “khi nghĩ về Edward, nhớ lại giọng nói, ánh mắt sâu thẳm, cùng tính cách có sức hút mãnh liệt của hắn ta, tôi chẳng muốn gì khác ngoài việc ở bên Edward ngay bây giờ” [199, 3]. Thế nào nếu bạn yêu một người có thể hủy hoại bạn? Khi Edward tiết lộ rằng anh bị thu hút bởi mùi hương của Bella và có thể làm hại cô bất cứ lúc nào nếu anh không kiềm chế được bản năng của mình, cô rùng mình, cố bình tĩnh để vượt qua nỗi sợ hãi, cố gắng nói dịu dàng hơn bởi “chẳng lẽ sự phản ứng gay gắt của tôi lại là cái giá anh phải trả cho sự thành thực của mình hay sao” [382,3]. Thế nhưng khi anh cho Bella biết rằng “Em có ý nghĩa với anh biết chừng nào… Em là tất cả những gì quan trọng nhất mà anh có được…” thì “Đầu óc tôi quay cuồng trước thái độ thay đổi như chong chóng của Edward. Từ tận cùng của nỗi tuyệt vọng, chỉ trong vòng có một bước chân, tôi bỗng với tới niềm vui… khi anh thổ lộ hết nỗi lòng của mình.” [389, 3] Tình yêu quả thực có sức mạnh để làm nên được điều kỳ diệu, Bella đã tìm thấy tình yêu và càng yêu cô càng hiểu được ý nghĩa chân chính của tình yêu, giá trị đích thực của người mình yêu đằng sau nguồn gốc xuất thân của anh, vượt qua được những định kiến tồn tại trong thế giới loài người bấy lâu. Chính điều đó khiến cô không sợ hãi nữa bởi “chẳng có gì đáng để sợ hãi” và Bella không bao giờ hối hận vì đã đến Forks_ nơi khởi đầu của tất cả mọi bi kịch tình yêu mà cô đang nếm trải. Đối với Edward, là một ma-cà-rồng và bị thu hút bởi mùi hương quyến rũ của Bella, anh nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được những “khao khát” của bản thân. Mâu thuẫn trong nội tâm của anh không được miêu tả trực tiếp mà thông qua những đối thoại với Bella và những cảm nhận của cô về Edward. Thế nhưng những đấu tranh trong tâm hồn anh dường như được bộc lộ một cách chân thực và mãnh liệt hơn bất cứ ai. Thời gian đầu, Edward thường xuyên phải đấu tranh tranh với bản thân mình để “bảo vệ” Bella, để không trở thành một “quái vật”. Edward đã tìm cách tránh xa cô, khiến Bella hiểu nhầm rằng anh có thành kiến với mình. “Và rồi anh đã cố thay đổi lịch học… trong một nỗ lực yếu ớt để tránh mặt em… Thế mà em lại ở đó… trong căn phòng nhỏ bé, ấm áp, và đặc biệt kín đáo… Với một mùi hương khiến anh phát điên lên được. Lúc đó, anh gần như đã sắp bắt em đi” [384, 3] Mặc dù yêu cô tha thiết nhưng không muốn cô gặp bất cứ nguy hiểm gì vì mình, để Bella có thể sống một cuộc sống con người bình thường. “Nhưng rồi em đáng yêu quá, anh ngỡ ngàng nhận ra rằng mình đã bị em cuốn hút từ lúc nào không hay. Song, thỉnh thoảng, mùi hương từ tay và tóc em lại khuấy động bầu không khí xung quanh anh. Anh lại trở nên mất bình tĩnh.” [386, 3]. Cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, giữa bản ngã Con người với bản năng Ma-cà-rồng trong Edward thật quyết liệt. Để dịch chuyển được một chút thôi sang phía Người của lằn ranh ấy, Edward phải đau khổ, phải vật vã, phải lăn lộn và chiến đấu cật lực để kiềm chế bản năng của mình. Và rồi anh đã lựa chọn ở bên cô mặc dù Edward cho rằng điều đó là sai lầm của hai người nhưng tình yêu có những lý lẽ riêng mà một “con ma-cà-rồng” dù mạnh đến mức nào cũng không thể cưỡng lại được. Tuy vậy, bất cứ lúc nào Edward cũng có thể dằn vặt bản thân mình nếu Bella gặp nguy hiểm và anh muốn cô chủ động rời xa anh “Anh không đủ mạnh mẽ để rời xa em, vì vậy, anh mong em hãy rời xa anh… dù điều đó có khiến em đau lòng như thế nào – Edward nói thêm một cách tàn nhẫn” [658, 3]. Anh luôn cho rằng chính mình đã đặt cô vào vòng hiểm nguy, “Anh xin lỗi, Bella… Anh thật là điên rồ và vô trách nhiệm khi đặt em vào tình cảnh này. Anh thành thật xin lỗi em.” [529, 3] Có thể nhận thấy rằng, bước chân vào đường tình, mọi sinh vật trên cõi đời này, dù là thiên thần hay ác quỷ, dù là con người hay là “quái vật” đều mang những cung bậc tình cảm, những trăn trở, suy tư như nhau, trên tất cả, mọi suy nghĩ của họ đều hướng về người họ yêu thương. Cả Isabella Swan và Edward Cullen đều có những trăn trở, dằn vặt trong tâm hồn trước sự lựa chọn của chính mình, trước tình yêu. Có lẽ, nếu không đến với nhau thì họ đã không gặp nguy hiểm tuy nhiên tình yêu quả là bất diệt và đó là hạnh phúc, sự thanh thản trong tâm hồn, là con đường mà Bella và Edward đã chọn. 2.3. Bi kịch tình yêu mãnh liệt nhưng mạo hiểm Một cô gái bất chấp tất cả, kể cả việc đặt sinh mạng của mình và những người thân vào vòng nguy hiểm, chỉ để chứng minh một điều: “Em yêu anh hơn tất cả mọi thứ trên thế giới này gộp lại…”, liệu có đủ để so sánh với một chàng trai đêm đêm canh giấc cho người yêu, hát ru nàng ngủ và đem đến cho nàng hết bất ngờ này đến thú vị khác? Họ đã có những giây phút hạnh phúc bên nhau, những cuộc dạo chơi trong rừng… Tình yêu của Bella và Edward là thế, nó nồng nàn, lãng mạn và mãnh liệt hơn bất cứ điều gì. Thế nhưng tình yêu đó cũng là sự mạo hiểm đối với cả hai. Trong Chạng vạng, ranh giới giữa “sinh” và “tử” thực mong manh. Bella chấp nhận khi yêu Edward là cô chấp nhận đánh cuộc, “mạo hiểm” với chính bản thân mình “Có ba vấn đề mà tôi đã hoàn toàn chắc chắn. Thứ nhất, Edward là ma-càrồng. Thứ hai, một phần trong anh… và tôi không biết phần này mạnh đến mức nào… đang thèm khát phần máu có trong người tôi. Và thứ ba, tôi đã… phải lòng anh mất rồi”[278, 3]. Nếu như ý chí và nghị lực của Edward không kiên cường như tình yêu của anh thì có thể chính anh sẽ giết chết Bella trong cơn “khát” của bản năng. May mắn thay cho Edward là anh đã nhận được một tình yêu, một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của anh trong cuộc chiến. Lý trí đã chiến thắng và Edward có quyền tự hào rằng trong anh vẫn còn tố chất của con người! Đó cũng là điều mà Bella tin tưởng… Thật ra, sự may mắn ấy cũng là một thử thách, thử thách khắc nghiệt nhất mà Edward phải trải qua trong hành trình tìm đến Nhân bản. Tình yêu đó mãnh liệt đến mức đối với Bella dù Edward có thế nào chăng nữa thì anh cũng là người cô hết mực yêu thương “Em muốn nói rằng dù anh có là ai, thì điều ấy cũng không còn quan trọng đối với em nữa” [262, 3]. Bella thốt lên điều này, thế giới trong mắt cô chỉ còn hai người. Dù Edward nhiều lần cảnh báo sự nguy hiểm của mình nhưng Bella vẫn điềm nhiên đón nhận. Trong mắt cô, anh là nơi bình yên nhất để che chở và yêu thương cô “Anh chính là cuộc đời của em.Anh là điều duy nhất khiến tim em tan nát nếu để mất – Tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi thổ lộ điều này. Tôi cần anh biết bao nhiêu.” [660, 3] Edward cũng không thể rời xa người yêu bất cứ phút giây nào “Vì anh cảm thấy… bất an… khi phải xa em… Anh không hề có ý đùa cợt khi dặn em phải cẩn thận đừng để ngã xuống biển, xuống xe hay xuống bất cứ thứ gì vào thứ Năm tuần trước. Cuối tuần qua, anh cứ như người mất hồn, lúc nào cũng lo lắng cho em” [268, 3] Thế nhưng đó chưa phải là tất cả những gì họ phải trải qua trong hành trình tìm đến tình yêu của mình. Một mặt Bella và Edward phải đối mặt với bản năng khát máu trong con người anh và họ đã vượt qua nhưng một mặt nữa là cũng có những ma-càrồng khác “thèm khát” cô. Đó là điều mà cả hai không thể lường trước. Tất cả đã thành sự thật khi James_ một ma-cà-rồng ác xuất hiện và Bella chính là con mồi của hắn. Họ phải thực hiện một cuộc trốn chạy để bảo vệ Isabella. Không những thế cả gia đình Carlisle và bố mẹ Bella cũng có thể rơi vào vòng hiểm nguy. Tuy nhiên ngay trong hoàn cảnh nghiệt ngã này, tình yêu của họ càng thêm sâu sắc và mãnh liệt. Trong những giây phút đối mặt với hiểm nguy, Bella luôn nghĩ về Edward và thấy bình yên khi biết anh vẫn được an toàn. Cô thà hy sinh bản thân mình để mọi người được bình yên. Edward khi thấy Bella bị “kẻ săn người” tấn công đã không còn giữ được bình tĩnh, anh đau đớn khi cô phải chống chọi giữa lằn ranh sự sống và cái chết “Carlisle! Thiên sứ lại thét lên, nỗi đau đớn đong đầy trong giọng nói của chàng – Bella, Bella, không, ôi anh xin em, không, không! – Thiên sứ nức nở, tiếng kêu cất lên thật bi thiết” [632, 3]; “Anh gần như đã đến trễ. Anh đến trễ quá! Edward thì thào, giọng nói của anh lại run run vì đau khổ” [640, 3] Edward và Bella phải vượt qua con đường đầy chông gai để đi đến tình yêu. Những thử thách, hiểm nguy không thể ngăn cản tình yêu mãnh liệt của họ, họ chấp nhận mạo hiểm để được ở bên nhau. 2.4. Bi kịch giữa khát vọng tình yêu và sự hy sinh “Được yêu, một sự kiện quan trọng biết bao! Yêu, càng trọng đại hơn nữa! Vì yêu, trái tim trở nên can đảm. Nó chỉ còn toàn những gì thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng và lớn lao” (Victor Hugo). Tình yêu mang trong mình nó tất cả mọi cung bậc, cả lòng cao thượng và vị kỉ, cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Khi yêu, con người ta bỗng trở nên “đẹp” hơn và có thể làm nên những điều lớn lao… Edward và Bella yêu nhau, tình yêu đó cao cả và mãnh liệt đến mức họ có thể hy sinh bản thân mình vì nhau. Cho đến lúc buộc phải lựa chọn giữa hy sinh bản thân mình để người mẹ thân yêu không phải gặp hiểm nguy, để Edward không bị tổn thương, Bella đã quyết định trốn mọi người để gặp James theo yêu cầu của hắn. “ Em rất yêu anh. Cho em xin lỗi. Hắn đang bắt giữ mẹ em, và em không còn cách nào khác. Em cũng biết lựa chọn của mình có thể sẽ không mang lại kết quả nào tốt đẹp. Vì vậy em rất, rất xin lỗi anh… Và em xin anh, xin anh đừng đi theo hắn. Vì hắn muốn vậy. Em không thể thanh thản nếu người nào vì em mà bị tổn thương, đặc biệt là anh. Em xin anh, đây là điều duy nhất em mong anh hãy làm. Vì em. Yêu anh thật nhiều. Hãy tha thứ cho em” [604, 3] Và cho đến lúc đối mặt với James, biết mình bị lừa và cận kề cái chết, Bella thực sự thanh thản khi biết mọi người vẫn an bình. “Chưa bao giờ tôi nghĩ nhiều đến việc mình sẽ chết như thế nào – dù rằng trong mấy tháng cuối cùng này, tôi có đủ lý do để nghĩ tới nó – mà dù tôi có nghĩ đến thì tôi cũng sẽ không tưởng tượng ra là nó như thế này… Tất nhiên đây là một cái chết êm đẹp, một sự hy sinh cho người khác – một người mà tôi vô cùng yêu thương – người rất có ý nghĩa với tôi trong cuộc đời. Phải là như vậy rồi.” [9, 3] Và cô không bao giờ ân hận về những quyết định của mình,“Tôi hiểu rằng nếu mình không đến Forks thì bây giờ mình đã không phải đối diện với cái chết. Nhưng mà, ngay cả giữa lúc đang khiếp sợ như thế này đây, tôi cũng không hối hận với quyết định ấy. Khi mà cuộc sống đã cho ta một ước mơ, thì thật vô lý khi ước mơ ấy sắp thành sự thật, ta lại cảm thấy chạnh lòng.” [9, 3] Vào những lúc Bella gặp nguy hiểm nhất ấy, Edward Cullen đã xuất hiện kịp thời và dũng cảm ra tay cứu cô. Tình yêu giữa hai người, do vậy lại càng nồng ấm và bền chặt.Cũng từ nhân cách cao thượng và lòng quả cảm của ma-cà-rồng Cullen khiến Bella khâm phục mà sau này, cô đã bày tỏ ý định trở thành một ma-cà-rồng “Tại sao anh lại làm như thế. Tại sao anh không để cho nọc độc lan truyền? Để bây giờ em cũng giống như anh.” [659, 3]; “Em đã hy vọng rằng anh thay đổi quyết định… Anh sẽ biến đổi em, thế đấy.” [690, 3]. Nhưng vì quá yêu Bella, mặc dù khao khát được mãi bên người yêu, Cullen đã quyết liệt từ chối để cô được mãi mãi là một con người bình thường “Anh không muốn sự hiện diện của mình làm cho em phải rời bỏ cái gì đó, anh sẽ tìm mọi cách để ngăn điều đó lại trong khả năng của mình. Anh muốn em là một con người thực thụ. Anh muốn cuộc sống của em được tiếp diễn khi mà cuộc đời của anh đã vĩnh viễn mất đi vào cái năm một ngàn chín trăm mười tám.” [688, 3]; “Em đã sẵn sàng để đón nhận bóng chiều tà thay cho buổi bình minh của cuộc đời mình rồi sao, cuộc đời của em chỉ mới chớm nở, vậy mà em đã đành đoạn từ bỏ mọi thứ.” [691, 3]. Một lần nữa, Cullen chứng tỏ tình yêu và lòng cao thượng của mình “Anh sẽ luôn ở bên em… Như thế vẫn còn chưa đủ sao em?” [692, 3]. Anh có thể làm khác, chấp nhận biến đổi Bella và họ có thể vĩnh viễn bên nhau. Nhưng Edward đã trải qua chín mươi năm cô đơn trong cuộc sống của một ma-cà-rồng trước khi gặp Bella, từng là một con người, anh hiểu được giá trị được làm người, Edward không muốn cô phải từ bỏ mọi thứ vì mình để bắt đầu cuộc sống của một “quái vật”. Như vậy đấy, một tình yêu trong sáng bao giờ cũng làm cho con người ta cao cả hơn. Edward và Bella đã chứng minh được điều đó. Vì tình yêu, họ có thể làm tất cả để người kia được sống một cuộc sống đích thực, một hạnh phúc vững bền. 2.5. Kết chương Chạng vạng là một chuyện tình lãng mạn, pha chút bí ẩn ma quái. Isabella Swan và Edward Cullen đã phải giằng co, phải đấu tranh với từng thử thách để có được một tình yêu. Họ phải đấu tranh không những với kẻ thù mà còn với chính bản thân. Nhưng Bella có đủ niềm tin vào tình yêu, niềm tin vào người mình yêu, niềm tin vào chính mình, những niềm tin mà không ai có thể tin nổi (kể cả người cô yêu). Niềm tin ấy đã giúp cô, giúp cho người yêu của cô có thêm sức mạnh và bản lĩnh. Edward mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại những cám dỗ bản năng, trong cuộc hành trình hướng Thiện, trong việc bảo vệ người yêu trước bất cứ kẻ thù nào. Chính những điều đó đã giúp cho tình yêu của họ chiến thắng, khẳng định tình yêu bất diệt giữa hai con người thuộc về hai thế giới khác nhau. CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT CHẠNG VẠNG CỦA STEPHENIE MEYER 3.1. Nghệ thuật kể chuyện – Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với kết cấu ngôn từ dòng ý thức. Nghệ thuật kể chuyện là nguồn gốc của văn chương, là nguồn hứng khời, thu hút, khiến người đọc tra vấn, ngưng đọc để suy tư, thẩm thấu. Một tác phẩm muốn thu hút được người đọc thì tác giả phải có nghệ thuật kể chuyện khéo léo và độc đáo. Trong Chạng vạng, Stephenie Meyer đã đưa độc giả đi từ tình huống này đến tình huống khác qua lời kể chuyện của nhân vật “tôi” – Bella. Cách kể chuyện này không phải là mới mẻ nhưng nó bộc lộ được tính chủ quan – chân thực cho tác phẩm. Tất cả những cảm nhận của Bella về Edward, về gia đình anh, những dằn vặt, đấu tranh trong tâm hồn của hai người đều khiến người đọc như cảm nhận được tất cả những gì họ đã trải qua, những tình cảm họ dành cho nhau. Câu chuyện không theo trật tự thời gian tuyến tính mà qua tâm trạng của cô. Mặt khác, Meyer đã xây dựng tiểu thuyết Chạng vạng như một vở kịch, có mở đầu, dẫn dắt, có cao trào và kết thúc. Tất cả đã đẩy nút thắt của câu chuyện dần đến hồi kết theo một bàn tay sắp xếp đầy khéo léo của tác giả. Và khi nút thắt ấy mở ra, cao trào dâng đến cực điểm, người đọc không thể rời trang sách để cùng tham gia vào câu chuyện: một cuộc chạy trốn kinh hoàng trong đêm của Bella, gia đình Cullen với Kẻ săn người và cuộc đối mặt đầy nguy hiểm giữa hắn ta và Bella… Và một cái thở phào nhẹ nhõm khi đọc đến đoạn Edward hút máu cho Bella để cứu cô khỏi trở thành một ma- cà- rồng. Đoạn kết của tác phẩm để ngỏ để người đọc tự suy tư, chiêm nghiệm tìm câu trả lời cho chính mình. Liệu Bella có trở thành ma-cà-rồng hay không và cô làm thế nào để thuyết phục Edward, giữa hai con đường Bella cuối cùng sẽ chọn con đường nào? 3.2. Không – Thời gian nghệ thuật Bên cạnh việc xây dựng thế giới nhân vật, con người, thời gian và không gian cũng được Stephenie Meyer thể hiện một cách độc đáo. Về không gian nghệ thuật, đó là sự pha trộn giữa không gian thực và không gian huyền ảo, bên cạnh đó là không gian tâm trạng của các nhân vật trong tác phẩm. Bella chuyển từ Phoenix đến Forks, đây là hai không gian đối lập nhau hoàn toàn. Phoenix với bầu trời xanh ngắt không có lấy một gợn mây, không khí trong lành và ấm áp nhưng thị trấn Forks thì “dường như lúc nào cũng nằm trong sự bao phủ của mây. Mưa ở thị trấn này lúc nào cũng nhiều hơn ở bất cứ vùng nào khác thuộc nước Mỹ” [10, 3]. Và từ hai không gian này, tâm trạng của Bella vì thế mà khác nhau hoàn toàn. Forks chính là nơi mà theo cô là “cứ mỗi tháng hè là tôi bị buộc phải về thăm và ở lại cả tháng trời” [10, 3], còn nơi kia “Tôi yêu Pheonix. Tôi yêu mặt trời cùng cái nóng rát bỏng của nó. Tôi yêu cái thành phố sôi nổi đang ngày một mở rộng này” [11, 3] Từ sự “ghét bỏ” ban đầu đối thị trấn thâm u, tâm trạng của Bella đã hoàn toàn thay đổi khi cô gặp và yêu Edward Cullen chính ở thị trấn này, cô lại muốn gắn bó nơi đây. Không gian trong mắt Bella cũng có sự thay đổi, khi Isabella băn khoăn hay lo lắng, khi chuyện tình cảm của cô không như ý, khi cô buồn mọi thứ nhuốm một màu ảm đạm “Từng bước từng bước một, tôi để mặc cho đôi chân muốn dẫn mình đi đâu thì đi, đường sá đông vui, cảnh trí hữu tình kia có là gì khi trong ta là một nỗi buồn sâu thẳm” [223, 3]. Tuy nhiên, khi họ tràn ngập trong tình yêu, thế giới chợt như bừng sáng “Vài giờ sau, chúng tôi đã đến được khoảng rừng le lói ánh sáng, những tia nắng trên cao đã đâm xuyên qua được những vòm cây thay đổi hình dạng rồi. Màu xanh ôliu u ám đang dần dà chuyển sang màu ngọc bích tươi sáng hơn. Ngày ngập nắng… Lần đầu tiên kể từ lúc cùng anh đặt chân vô rừng, tôi bắt đầu hiểu thế nào là reo vui rộn rã.” [366, 3] Thiên nhiên trở nên đẹp hơn bao giờ hết, dù đó là những điều nhỏ nhất: “Trên cánh đồng cỏ xanh mơn mởn điểm xuyết những bông hoa dại tím, vàng và trắng muốt. Đâu đó trong không gian là điệu nhạc thánh thót của một dòng suối mát trong lành. Còn trên cao kia là mặt trời đang tỏa từng quần nắng màu vàng bơ” [367, 3]. Lúc này không còn là thiên nhiên được miêu tả một cách thuần túy mà là qua cảm nhận của Bella khi cô đang hạnh phúc. Thiên nhiên đã “hỗ trợ” đắc lực cho việc thể hiện tâm lý nhân vật, tác giả không cần trực tiếp miêu tả tâm trạng nhưng chính cảnh vật qua cảm nhận của nhân vật đã nói lên tất cả. Bên cạnh không gian thực, không gian tâm trạng là không gian huyền ảo xuất hiện trong tác phẩm.Không gian này phù hợp để góp phần tạo nên sự kì bí, hấp dẫn cho tác phẩm xuất hiện ma-cà-rồng, một “thế lực” bí hiểm như Chạng vạng. “Cả ngàn năm qua, cánh rừng vẫn còn đây. Trong cái không gian xanh thẳm, mịt mù hư ảo này, tất cả những huyền thoại, những truyền thuyết của trăm ngàn vùng đất khác nhau, có vẻ đã trở thành sự thật” [196, 3];“Xung quanh chúng tôi là một bầu không khí âm u của những cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi đã vô tình biến khu rừng thành một mê cung không rõ đường đi lối về” [366, 3] Mặt khác, thời gian nghệ thuật là sự đan xen giữa thời gian thực và thời gian tâm trạng. Ở phần mở đầu của tác phẩm, đó là lúc Bella đang “đối mặt” với James_ kẻ săn mồi, sau đó là sự hồi tưởng của Bella khi cô chuyển từ Pheonix đến Forks. Từ đó mạch chuyện tiếp diễn cho đến khi Edward cùng gia đình Cullen cứu cô thoát khỏi kẻ săn đuổi đó. Bella dự vũ hội cùng Edward, cô mong muốn được trở thành macà-rồng giống anh nhưng anh tìm mọi cách ngăn cản điều đó. Hơn thế nữa, thời gian tâm trạng còn xuất hiện trong sự hồi tưởng về quá khứ của Edward hay Bella. Đó là ký ức về mẹ của Bella “Những kí ức xa xưa của những ngày còn thơ ấu bỗng chốc hiện về… Hồi ấy, tôi có hứa nếu trúng số, tôi sẽ mua nguyên một cây đàn đại dương cầm để tặng mẹ… tôi cứ khóc nhèo nhẹo mãi cho đến khi mẹ cho nghĩ mới thôi.” [461, 3]; quá khứ của bác sĩ Cullen qua lời kể của Edward “ Carlisle là con trai duy nhất của một mục sư thuộc giáo phái Anh. Mẹ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan