Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp toán Tính chất số học trong miền nguyên...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp toán Tính chất số học trong miền nguyên

.PDF
63
290
106

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VẢN NGUYỄN THỊ HUYÈN TRANG Ý THỨC NỮ QUYÈN TRONG VĂN XUÔI Y BAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • Chuyên ngành: Lý luận văn học HÀ N Ộ I-2 0 1 5 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VĂN NGUYỄN THỊ HUYÈN TRANG Ý THỨC NỮ QUYÈN TRONG VĂN XUÔI Y BAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Lý luận văn học Ngưòi huóng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Vân Anh HÀ N Ộ I-2 0 1 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Vân Anh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đế tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn ỉ Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn trục tiếp của ThS. Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan rằng: Khóa luận là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Ket quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình nghiên cứu nào từng công bố. Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 21 thảng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang MỤC LỤC MỞ Đ Ầ U ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tà i.................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề ................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên c ứ u ....................................................................................5 6. Đóng góp của khóa luận.....................................................................................5 7. Cấu trúc của khóa lu ận ....................................................................................... 5 NỘI D U N G .................................................................................................................. 6 Chương 1. Khái quát về chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền.......... 6 1.1. Chủ nghĩa nữ quyền, nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển 6 1.2. Phê bình nữ quyền............................................................................................... 8 1.3. Văn học nữ quyền.............................................................................................. 12 1.4. Một số đặc điểm cơ bản về tư tưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đ ại................................................................................................... 13 Chưong 2. Những dấu hiệu biếu hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban...................................................................................................................14 2.1. Người phụ nữ và khát vọng giải phóng...........................................................14 2.1.1. Người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc đời thường..................................15 2.1.2. Người phụ nữ luôn trong thế chủ đ ộ n g .......................................................20 2.1.3. Tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã người phụ n ữ .............23 2.2. Thế giới những người đàn ông bất to à n ........................................................29 2.2.1. Người đàn ông dối trá, đê tiện dưới bộ mặt nhà trí thức.......................... 29 2.2.2. Người đàn ông hèn nhát, ích k ỉ.....................................................................32 Chưong 3. Phương thức thế hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban.................................................................................................................. 35 3.1.Cách đặt nhan đề tác p h âm ................................................................................35 3.1.1. Mặc định từ “đàn bà” vào nhan đề tác phẩm .......................................... 36 3.1.2. Đặt nhan đề tác phẩm bằng tên của cácnhân vật n ữ ...............................38 3.2. Ngôn ngữ và giọng đ iệ u ..................................................................................41 3.2.1. Ngôn ngữ.......................................................................................................... 41 3.2.2. Giọng điệu........................................................................................................44 3.3. Thủ pháp đối lập............................................................................................... 51 KẾT LUẬN................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội Việt Nam xưa, người phụ nữ ít được quan tâm đúng mực, các tác phẩm văn chương phản ánh về người phụ nữ lại càng hiếm hoi, ý thức nữ quyền tồn tại trong các tác phẩm văn chương lúc đó khá mờ nhạt. Khi đất nước bước vào thời kì đối mới, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, văn học cũng có những chuyển biến tích cực trong đó tiêu biểu là sự xuất hiện của dòng văn chương mang âm hưởng nữ quyền do chính các tác giả nữ sáng tác. Vương Trí Nhàn trong bài Phụ nữ và sảng tác văn chương đã nhận xét: “hình như do sự nhạy cảm của riêng mình, phải nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam g iớ i”. Phải chăng đây là nguyên nhân giúp hàng loạt các cây bút nữ nhận được sự ái mộ của độc giả, trong đó phải kể tới nhà văn nữ Y Ban. Cùng với các nhà văn, nhà thơ nữ đương thời: Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,... Y Ban là cây bút thể hiện rõ những cảm nhận, trải nghiệm táo bạo, tế nhị về giới mình trong các sáng tác văn học. Các tiểu thuyết, truyện ngắn của Y Ban viết về những điều nhà văn suy ngẫm. Y Ban luôn đứng về phía những người phụ nữ chịu đau khố, thiệt thòi. Bằng tài năng của mình nhà văn đã mang tiếng nói của giới mình đến đông đảo công chúng, đồng thời thể hiện tiếng nói đòi bình đắng giới của tác giả trong xã hội hiện nay. Có thế nói, âm hưởng nữ quyền được thế hiện đậm đặc trong các sáng tác của nhà văn Y Ban. Ý thức nữ quyền trở thành sợi chỉ đỏ, định hướng và xuyên suốt quá trình sáng tác của chị. Với số lượng tác phẩm lớn, chủ yếu là tiểu thuyết và truyện ngắn, Y Ban đã bộc lộ cảm quan riêng của mình về người phụ nữ đồng thời góp thêm một tiếng nói vào cuộc đấu tranh bình đắng giới đã và đang phát triển trong văn học Việt Nam những năm gần đây. Trang văn của Y Ban cất lên để ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp, vai trò, thiên 1 chức của người phụ nữ, cũng như khắng định những khát vọng sống mãnh liệt của người phụ nữ trong tình yêu, hôn nhân dù là những người phụ nữ xấu xí nhất, bất hạnh nhất. Y Ban muốn tạo cho mình và văn mình một giọng điệu, một bản sắc riêng. Với việc lựa chọn đề tài “Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban”, người viết muốn khai thác những biểu hiện của ý thức nữ quyền trong sáng tác văn xuôi của cây bút nữ này, đồng thời chỉ ra những đóng góp riêng biệt của Y Ban trong việc diễn đạt tinh thần thời đại cũng như sự khẳng định chỗ đứng của tác giả trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các bài viết về sáng tác của Y Ban trên các báo và tạp chí Y Ban được bạn đọc và giới phê bình chú ý khi Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 1990). Trong bài M ột giọng nữ trầm trong văn chương nhà nghiên cứu phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”. Ông cho rằng: “Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng truyện tâm tình - không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong người đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách da diết của tình đời, tình người”. Ông đưa ra nhận xét: “Y Ban là một người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người”. Ngoài ra, Xuân Cang trên Báo Văn nghệ số 25 ngày 5/7/2003 có bài Y Ban và những thân phận đàn bà. Ông viết: “Y Ban là nhà văn viết rất nhạy cảm, chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người, thậm chí chị còn cảm nhận sự vật, sự việc bằng nhiều giác quan. Đây có lẽ là bản năng của một người phụ nữ, cũng vì vậy mà nhân vật nữ trong truyện ngắn của chị chủ yếu là những người phụ nữ luôn đau đáu nỗi niềm 2 tâm trạng” [14]. Trên báo Nông nghiệp số 5, năm 2006, bài viết Phụ nữ là đàn bà đã đưa ra nhận xét về một vài tác phẩm của Y Ban: “Ngay ở tên tác phẩm các tác giả đã muốn lưu ý với độc giả rằng họ đang viết về phụ nữ: Đàn bà xấu thì không có quà (Y B an ),...” hay “Văn học cách mạng không thể có phụ nữ ngoại tình vì đã là người nữ anh hùng không thể có hành vi phi đạo đức. Ngược lại, các nhà văn hôm nay rất sính nói chuyện đàn bà ngoại tình, ngoại tình công khai, ngoại tình nén lút, ngoại tình xác thịt hay ngoại tình bằng những giấc mơ (Người đàn bà và những giấc mơ - Y Ban)” [15]. Xoay quanh vấn đề truyện ngắn và ý thức phái tính trong văn xuôi Y Ban còn có những bài viết như: Nhà văn Y Ban và đàn bà xấu, Nhà văn Y Ban: Phụ nữ ...đên cái tuôỉ này thì mọi cái đêu dê giải tỏa,... Đáng chú ý là các bài viêt của các tác giả: Lê Thị Hương Thủy, Vũ Thị Oanh, Phong Lê. Tuy nhiên những bài viết về sáng tác của Y Ban trên các báo và tạp chí chưa thực sự phong phú về số lượng và khảo sát chưa sâu. Các tác giả chỉ dừng lại tìm hiếu một sô tác phâm tiêu biêu, nhận diện tác giả mà chưa nghiên cứu cụ thê các bình diện của tác phẩm hoặc hệ thống hóa tác phẩm. Nhưng trên các báo mạng và các diễn đàn văn nghệ ta sẽ thấy một không khí sôi nối, thẳng thắn, tự do khi trao đổi về những tập truyện ngắn của Y Ban. 2.2. Các bài viết, trao đôi về sáng tác của Y Ban trên các diễn đàn và báo mạng Trong bài phỏng vấn do Hoàng Thu Phố thực hiện khi cuốn Hành trình của tờ tiền giả ra mắt, Y Ban bày tỏ việc chị “đánh giá cao độc giả hơn các nhà phê bình văn học” là “điều hiên nhiên”. Vì chị cho rằng: “Bạn đọc là người thông minh nhất” và chị “hoàn toàn tôn trọng ý kiến của độc giả”. Bài viết “Y Ban - hành trình đến tận cùng thế tục” trên WWW, vietimes. tác giả Hoàng Tố Mai đã hệ thống lại những sự kiện đặc biệt của truyện ngắn cẩm cù và đưa ra những chiêm nghiệm cùng tác giả Y Ban. Cũng trên trang này Xuân Anh có bài viết về nhà văn Y Ban có tựa đề “Buồn ơi! Y Ban chào mi!”. Có 3 thế nói tập truyện I am đàn bà đã tạo nên một làn sóng tranh luận trên các diễn đàn. Trong đó có những lời khen và cả những phản hồi trái chiều. Những ý kiến trái chiều cũng có lý lẽ của họ nhưng nên chăng họ cần đặt nó trong hệ thống những sự kiện khác để thấy được toàn bộ giá trị của tác phẩm để tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện theo khía cạnh dung tục tầm thường. Ngoài ra, khi tác phẩm Xuân Từ Chiều của Y Ban được xuất bản (6/2008 của NXB Phụ Nữ) trên báo mạng đã liên tục có nhiều bài viết về tác phẩm này, chẳng hạn: trang www.moinsaymotcuonsach.com.vn, Minh Văn Chất có bài “Xuân Từ Chiều một “lát cắt” mới về cuộc sống người phụ nữ”, hay trang www.antd.vn. tác giả Trần Thanh Hà có bài “Xuân Từ Chiều - chua xót vì nỗi con người”. Bên cạnh những bài viết nói trên, các bài nhà văn Y Ban trả lời phỏng vấn của các phóng viên trên các báo cũng gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận này. 3. Mục đích và nhỉệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nắm vững kiến thức về lý thuyết phê bình nữ quyền. - Vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền vào tìm hiếu tiếu thuyết và truyện ngắn Y Ban nhằm làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật các tác phẩm của chị. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm ra những phương diện thể hiện ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Y Ban. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là khảo sát và phân tích các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn Y Ban. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện khóa luận này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tống hợp 6. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở những khái niệm được xác lập, khóa luận đi sâu tìm hiểu sự biểu hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi của Y Ban, từ đó chỉ ra giá trị của ý thức nữ quyền trong việc biểu đạt quan niệm thẩm mỹ của nhà văn. Với khóa luận này, chúng tôi hy vọng góp phần làm rõ những nét độc đáo trong ý thức nữ quyền của Y Ban nói riêng, đồng thời khẳng định sức mạnh và un thế của dòng văn học nữ Việt Nam hiện đại nói chung. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được cấu trúc theo 3 chương: Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền Chương 2: Những dấu hiệu biếu hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban Chương 3: Phương thức thể hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban 5 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VÈ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ PHÊ BÌNH N ữ QUYÈN 1.1. Chủ nghĩa nữ quyền, nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển Loài người mở đầu lịch sử của mình bằng chế độ mẫu hệ. Nhưng chế độ này tồn tại không được bao lâu, sau đó nó được thay thế dần bằng chế độ phụ hệ. Người đàn ông trở thành trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới gia đình, dòng tộc, duy trì sự tồn tại của loài người. Người đàn ông nắm quyền hành vừa đem đến những lợi ích quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội nhưng đồng thời cũng đem đến sự thống trị hà khắc trong cuộc sống của người phụ nữ. Bởi vậy cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới giữa nam và nữ không ngừng diễn ra trong nhiều thời kì và đến nay vẫn chưa kết thúc. Đen cách mạng tư sản Pháp thời cận đại, phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người phụ nữ phát triển rầm rộ với tên gọi là Chủ nghĩa nữ quyền (Feminies). Đen nay, nhu cầu đấu tranh và khẳng định vị trí của người phụ nữ diễn ra trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Hiểu theo nghĩa từ nguyên “nữ quyền” là quyền lợi của người phụ nữ. Ý thức nữ quyền là ý thức về quyền lợi của người phụ nữ. Nói một cách khái quát, khái niệm nữ quyền chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đang với nam giới, ơ phương Tây, nơi khai sinh ra phong trào nữ quyền, phụ nữ đặt mình trong thế đối lập với nam giới để đấu tranh giành quyền bình đắng và dấy lên những hoạt động chính trị - xã hội mang tính nữ quyền thuần 6 túy. Trong khi đó, ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam, phong trào nữ quyền gắn liền với phong trào cứu quốc và nữ giới sát cánh cùng nam giới có tư tưởng tiến bộ để vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, vừa cởi trói cho giới của mình khỏi những ràng buộc cũ của xã hội. Chính vì vậy, trào lưu nữ quyền ở phương Đông không diễn ra một cách mạnh mẽ, độc lập và có tính đối kháng với nam giới quyết liệt như ở phương Tây. Đây không phải là cuộc đấu tranh của một giới phản kháng lại một giới mà là cuộc đấu tranh chung của một cộng đồng xã hội có tư tưởng cấp tiến về giới chống lại những hệ tư tưởng cố hủ áp bức người phụ nữ. Đây là một khái niệm khá quen thuộc với con người thời hiện đại, có mức độ phố biến rộng trong phạm vi xã hội. Tuy nhiên, với nội hàm và ngoại diện của nó, khái niệm này lại gây nên những phản ứng khác nhau. Do đặc thù lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội... vấn đề nữ quyền ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại khác nhau. Chủ nghĩa nữ quyền là một hiện tượng hết sức phức tạp, mang tính lịch sử, dân tộc. Nó bao gồm nhiều xu hướng và giai đoạn đấu tranh khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền thì quá trình phát triến của chủ nghĩa nữ quyền có thể được khái quát thành ba xu hướng tương ứng với ba làn sóng nữ quyền, đó là: Làn sóng nữ quyền thứ nhất (The First Wave o f feminism) diễn ra vào cuối thế kỉ XIX. Ớ giai đoạn này, phụ nữ đấu tranh chủ yếu đòi các quyền lợi như: đòi trả lương ngang bằng với nam giới, đòi tăng lương và giảm giờ làm, quyền được bầu cử, quyền được mở rộng ngành nghề đối với phụ nữ... Làn sóng nữ quyền thứ hai (The Second W ave o f feminism) diễn ra từ năm 1918 đến 1968. Người khởi xướng của làn sóng nữ quyền giai đoạn này là nữ văn sỹ Pháp Simone de Beauvoir (1908 - 1986) cùng với tác phẩm nổi tiếng Giới tính thứ hai (1949). Đây là công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu phụ nữ từ góc nhìn giới (gender). Nó đưa đến một 7 phong trào đấu tranh chống lại những áp chế phi lý của nền văn hóa phụ quyền bấy lâu đối với phụ nữ. Theo Simone de Beauvoir, sự bất bình đẳng này không xuất phát từ nét khác biệt sinh học giữa cơ thể nam và nữ mà chính là do những nguyên tắc văn hóa - xã hội nam quyền buộc người phụ nữ rơi vào tình thế "tòng thuộc". Làn sóng nữ quyền thứ ba (The Third Wave o f feminism) diễn ra từ thập niên 1990 đến nay. 1.2. Phê bình nữ quyền Ý thức nữ quyền hay chủ nghĩa nữ quyền biểu hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, ở các mặt: chính trị, văn hóa, tư tưởng... Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ý thức nữ quyền được biểu hiện trước hết ở phương diện phê bình văn học. Phê bình nữ quyền đã sớm được hình thành và phát triển thành một trào lưu có sức ảnh hưởng rộng rãi. Điều này làm cho thực tiễn lịch sử văn học buộc phải công nhận nó như một trường phái phê bình chính thống, có lý luận riêng, phương pháp riêng. Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia W oolf và Simone de Beauvoir. Trong cuốn Le deuxième sexe, xuất bản lần đầu năm 1949, Beauvoir phê phán gay gắt nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình. Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều góc độ khác nhau, với những phương pháp luận có khi khác hắn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin chung. Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả bản sắc của nữ giới - thường được gọi là nữ tính - không phải là những gì tất định và bất biến, hay nói như Beauvoir, “người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ”. Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy dương vật (phallocentric culture). Và ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm riêng, và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. Nói đến những khác biệt giữa giới tính nam và nữ, người ta thường căn cứ trên năm yếu tố chính: sinh lý, kinh nghiệm, vô thức, các điều kiện kinh tế, xã hội và diễn ngôn. Ngày xưa (và hiện nay vẫn còn, ở một số nơi nào đó trên thế giới), người ta căn cứ chủ yếu vào yếu tố sinh lý để chứng minh phụ nữ là những “người đàn ông bất toàn” (imperfect men), là những kẻ không có gì cả, trừ... tủ’ cung (tota mulier in utero / woman is nothing but a womb); sau, dưới ảnh hưởng của Freud, người ta xem phụ nữ là những kẻ không có cu và không lúc nào không bị day dứt bởi mặc cảm bị thiến (castration complex). Một số nhà nữ quyền luận muốn chứng minh ngược lại: chính nhờ một số đặc điểm riêng biệt về sinh lý, như việc có kinh, có thai, có sữa và sinh đẻ, người phụ nữ có quan hệ gần gũi và mật thiết với thế giới vật lý và với hiện thực nói chung hơn hẳn đàn ông. Nhũng phân tích này dẫn một số nhà nữ quyền luận đến với phân tâm học: trong khi nam giới, khi chớm có ý thức, đã phải tách ra khỏi mẹ của mình để nhập vào thế giới phụ quyền của bố, phụ nữ, ngược lại, ở mãi với mẹ, xây dựng bản sắc của mình bên cạnh mẹ. Những chọn lựa ban đầu này hằn trong vô thức của hai giới những dấu ấn không dễ gì phai nhạt: 9 nam giới hay nghĩ đến quyền, nữ giới hay nghĩ đến trách nhiệm; nam giới thích những sự thay đổi, nữ giới thích sự ổn định; nam giới thích thứ trật tự phân cap (hierarchical orders), nữ giới thích sự hài hoà. Các nhà Mác-xít tìm cách giải thích những khác biệt và nhất là cách biệt giữa nam và nữ ở các điều kiện kinh tế và xã hội, từ hệ thống giáo dục đến cách phân công lao động và cách tố chức gia đình, vốn có truyền thống nằm trong tay nam giới và ưu tiên dành hẳn cho nam giới. Năm 1968, trong cuốn Sex and Gender: On the Development o f Masculinity and Femininity, Robert Stoller phân biệt hai khái niệm giống (sex) và giới tính (gender): trong khi giống gắn liền với đặc điếm sinh lý, giới tính là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện hoá đối với cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ. Đây là một trong những nền tảng tư tưởng của các nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ hai: trong khi những khác biệt về sinh lý là những điều không thê tránh khỏi, họ tập trung vào những sự bất bình đắng xuất phát từ văn hoá, gắn liền với những phạm trù giới tính như “nam tính” (masculinity) và “nữ tính” (femininity). Từ cuối thập niên 1980, dưới ảnh hưởng của hậu cấu trúc luận và chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà nữ quyền thuộc thế hệ thứ ba cho vấn đề giới tính thực chất là vấn đề thế hiện (representation), một hệ thống biếu trưng hay hệ thống ý nghĩa nối liền các giống với những nội dung văn hoá tương ứng với những giá trị và đẳng cấp xã hội tương ứng. Theo Barbara Johnson, vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ; theo Dale Spender, cái ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay vốn là ngôn ngữ do nam giới tạo ra: bà gọi đó là “man-made language”; theo Judith Butler, cả giống lẫn giới tính đều có tính chất trình diễn (performance), sản phẩm của một ma trận tính dục dị giới (heterosexual matrix); và theo Hélène Cixous, khái niệm “Từ tâm luận” (logocentrism), vốn được xem là nền tảng của văn minh Tây phương, gắn liền chặt chẽ với chủ nghĩa duy dương vật (phallocentrism), ở đó, nam giới luôn 10 luôn đóng vai trò thống trị. Trong lĩnh vực văn học, Annis Pratt cho phê bình nữ quyền luận nhắm đến bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm văn học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những mục tiêu này. Lillian s. Robinson lý luận là bốn mục tiêu ấy xác lập trên cơ sở bốn cách tiếp cận quen thuộc dựa trên: thư mục, văn bản, chu cảnh (hay xã hội học) và phê bình theo khuynh hướng cổ mẫu (archetypal criticism), và cả bốn đều là sản phẩm của nam giới. Bởi vậy, nhiệm vụ của các nhà phê bình nữ quyền luận là phải xa lánh thay vì đi theo các cách tiếp cận ay. Elaine Showalter cổ xuý cho sự ra đời của cái bà gọi là “nữ phê bình gia” (gynocritics), bên cạnh loại phê bình nữ quyền (feminist critique) đã có, ở đó, phụ nữ chỉ tham dự với tư cách người đọc. “Nữ phê bình gia” có nhiệm vụ xác lập cái khung lý thuyết và mỹ học riêng đế phân tích các tác phâm văn học của phụ nữ, đế phát triến những mô hình phê bình dựa trên kinh nghiệm riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mô hình và lý thuyết do nam giới dựng nên. Trên thực tế, tham vọng thoát ra ngoài các lý thuyết được xem là mang dấu ấn phụ quyền đã có không phải là điều dễ. Bản thân cách tiếp cận dựa trên văn bản của Showalter cũng chỉ là một sự thừa kế muộn màng của Phê bình mới vốn thịnh hành mấy thập niên trước đó mà thôi. Hầu hết các nhà phê bình nữ quyền luận khác đều nằm trong những cái khung quen thuộc khác: hoặc phân tâm học hoặc hậu cấu trúc luận hoặc Mác-xít (còn được gọi là chủ nghĩa nữ quyền duy vật, materialist feminism). Một lý thuyết và một phương pháp luận thực sự riêng biệt dành cho nữ giới hình như vẫn còn là một hoài bão. Như vậy, trong phê bình văn học, ý thức nữ quyền thế hiện qua phong 11 trào phê bình nữ quyền, các nhà phê bình thuộc trường phái này chủ trương, dù là nam hay nữ hãy lấy thân phận của người phụ nữ để đọc tác phẩm thì mới thấy hết được những vấn đề tiềm ẩn cả hai mặt văn học và chính trị. 1.3. Văn học nữ quyền Văn học là tấm gương phán ánh cuộc sống, bất kì cuộc đấu tranh xã hội, giai cấp nào cũng được phản ánh trung thực trong văn học, trong đó cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng, vì tự do, hạnh phúc của người phụ nữ đã được nhiều tác giả văn học, thuộc nhiều quốc gia khác nhau lấy làm nguồn cảm hứng. Sự cộng hưởng rầm rộ này đã góp phần hình thành và phát triển dòng văn học nữ quyền trên thế giới. Vậy văn học nữ quyền là gì? Đã có nhiều cách giải thích, các quan niệm khác nhau về nội hàm khái niệm này. Có người hiếu đó là văn học do các nhà văn nữ sáng tạo ra. Nhiều người khác lại cho rằng, văn học nữ quyền là những tác phâm viết về người phụ nữ, đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Ở góc nhìn hẹp hơn, một số khác hiểu văn học nữ quyền chỉ đơn giản là những tác phâm của nhà văn nữ viết về sex... Trên cơ sở tham chiếu các quan niệm kể trên, đồng thời xuất phát từ chính thực tiễn sáng tác của bộ phận văn học này, chúng tôi hiếu: Văn học nữ quyền là các tác phâm văn học có thê do tác giả nam hoặc tác giả nữ sáng tạo ra nhăm bộc lộ tư tưởng đẩu tranh vì sự tự do, bình đắng và quyền lợi của phụ nữ trên tât cả mọi lĩnh vực đời sông của xã hội. Văn học nữ quyên đứng về phía giới nữ, thê hiện những nghĩ suy, khát vọng bình quyển của phụ nữ đông thời đó còn là cải nhìn "giải thiết trị" đối với nền văn hóa phụ quyền đã trói buộc và biến người phụ nữ thành kẻ lệ thuộc, thậm chỉ thành nô lệ trong suốt trường kì lịch sử nhân loại. Các tác phẩm thuộc dòng văn học nữ quyền xoay quanh các vấn đề: Lấy người phụ nữ làm trung tâm của tác phẩm văn học, đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc tự do cho người phụ nữ, tôn vinh vẻ đẹp thân xác và 12 tâm hồn, trân trọng những khát vọng của người phụ n ữ ... 1.4. Một số đặc điếm cơ bản về tư tưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại Ớ Việt Nam, tinh thần nữ quyền lên ngôi và dần trở thành một khuynh hướng văn học nối bật kế từ sau 1986, đặc biệt là từ đầu thế kỉ XXI. Đây cũng là một xu thế tất yếu của thời đại khi phụ nữ trở thành “chủ thể ngôn từ, chủ thê trải nghiệm, chủ thê tư duy, chủ thê thâm mỹ” [21]. Văn học nữ quyền ở Việt Nam không phát triển thành một chủ lưu trong dòng chảy chung của văn học hiện đại như ở Pháp, Mĩ (những nơi phong trào bình đắng giới diễn ra mạnh mẽ). Tuy vậy, với nhu cầu “nhận thức lại”, hướng đến giải phóng phụ nữ trên nhiều phương diện, nhiều cây bút nữ Việt Nam đã phần nào khẳng định quyền của phụ nữ thông qua văn chương. Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam hiện đại bắt đầu được thể hiện mạnh mẽ với truyện ngắn của Y Ban (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà có ma lực), Võ Thị Hảo (Hành trang người đàn bà Ẩu Lạc, Người sót lại của rừng cười), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hoàng hôn màu cỏ ủa, Người đàn bà ám khói), Dạ Ngân (Con chó và vụ li hôn)... Song phải đến đầu thế kỉ XXI, cùng với sự trỗi dậy của các cây bút nữ, văn học nữ và bộ phận văn học mang tinh thần nữ quyền (ở cả thơ và văn xuôi) mới thật sự trở thành một dòng văn học có chỗ đứng riêng. Ớ thể văn xuôi khuynh hướng văn học nữ quyền gắn với tác phâm của Y Ban (Xuân Từ Chiều, Trò chơi hủy diệt cảm xúc...), Dạ Ngân (Gia đình bẻ mọn), Đoàn Lê (Tiền định), Lý Lan (Tiếu thuyết đàn bà), Thuận (Phổ Tàu, Paris 11 tháng 8), Đoàn Minh Phượng (Mưa ở kiếp sau), Võ Thị Xuân Hà (Trong nước giá lạnh) và đậm nhạt ở tác phẩm của một số tác giả khác như Thùy Dương, Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Linda L ê ... 13 Chưong 2 NHỮNG DẤU HIỆU BIỂU HIỆN Ý THỨC NỮ QUYÊN TRONG VĂN XUÔI Y BAN 2.1. Người phụ nữ và khát vọng giải phóng Người phụ nữ từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở của thi ca, nhạc, hoạ. Từ khi nền văn học viết ra đời, người phụ nữ trở thành đề tài lớn được tập trung khắc họa ở nhiều khía cạnh, phương diện gắn liền với quá trình đi lên và phát triến của văn học. Do ảnh hưởng của thời đại, dưới xã hội phong kiến Việt Nam, người phụ nữ phải chịu nhiều bi kịch cay đắng, xót xa với số kiếp bị lệ thuộc, không làm chủ được cuộc đời. Ta bắt gặp nhiều mảnh đời, số phận người phụ nữ trong các sáng tác thuộc văn học trung đại như: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Cung oản Ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ Ngâm (Đặng Trần Côn), Truyện Kiều (Nguyễn Du), trong các sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân H ương... Tuy nhiên, có thể thấy trong giai đoạn hiện nay, người phụ nữ hiện lên không phải là một hình tượng - biếu tượng, mà là hình tượng - bộc lộ, độc lập, trung tâm. Đen với văn học đương đại, cùng với những bước phát triển của lịch sử loài người, trải qua các cuộc đấu tranh bình đẳng giới không ngừng nghỉ, nữ giới đã vươn lên tự giải phóng bản thân, dành được quyền tự chủ, khang định vị thế là “một nửa thế giới” của mình. Điểu này được khẳng định rất rõ trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong văn học. Các tác giả văn học đương đại nhanh chóng đưa hình tượng người phụ nữ thành nhân vật trung tâm trong tác phâm của mình, đào sâu khám phá, phát hiện góc khuất, chiều sâu tâm lí người phụ nữ. Điếm đặc biệt của trào lưu văn học nữ quyền là không chỉ các tác giả nam viết về người phụ nữ mà người phụ nữ với những rung động, trải nghiệm của chính mình, họ lên tiếng viết về phái họ. Nhà văn nữ Y Ban được coi là tác giả tiêu biểu cho 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan