Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần th...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang

.PDF
151
212
144

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ -----oOo----- HOÀNG THỊ HUYỀN TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP: 47KD-1 MSSV: 47136244 GVHD: QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC Nha Trang, tháng 05 năm 2009 2 MỤC LỤC Quyết định i Nhận xét của Công ty ii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii Lời cảm ơn iv Mục lục v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ vii Danh mục các hình, sơ đồ viii Bảng các chữ viết tắt ix Phần mở đầu x Phụ lục xi CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1 I. Khái quát chung về văn hóa 1 I.1. Các khái niệm cơ bản về văn hóa 1 I.2. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa 2 I.3. Vai trò của văn hóa 4 II. Văn hóa trong kinh doanh 5 A. Văn hóa doanh nhân 5 II.1. Văn hóa doanh nhân được hiểu như thế nào? 5 II.2. Vai trò của doanh nhân trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp 6 B. Văn hóa doanh nghiệp 8 II.1. Văn hóa doanh nghiệp được hiểu như thế nào? 8 II.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 10 II.3. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp 12 II.4. Lợi ích của văn hóa doanh nghiệp mang lại cho doanh nghiệp 12 II.5. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp 15 II.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp 18 3 II.7. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghịêp 21 II.8. Cơ sở xây dựng văn hóa doanh nghiệp 25 II.9. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp 27 II.10. Các thể hiện của văn hóa doanh nghiệp 30 II.11. Một số ví dụ về văn hóa doanh nghiệp ở một số công ty 31 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG 38 PHẦN I: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 38 I. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Công ty 38 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38 1.2. Chức năng và nhiệm vụ 42 II. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty 43 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 43 2.2. Cơ cấu sản xuất 48 III. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 49 của Công ty trong thời gian tới 3.1. Thuận lợi 49 3.2. Khó khăn 50 3.3. Phương hướng phát triển 51 IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 4.1. Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty 54 54 1.1. Về vốn 54 1.2. Về lao động 55 1.3. Về thiết bị, công nghệ sản xuất 58 4.2.Về tình hình hoạt động của Công ty 2.1. Tình hình sản xuất của Công ty 58 58 4 2.2. Tình hình tiêu thụ 59 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty 59 3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 59 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 63 3.3. Phân tích các chỉ số tài chính 66 PHẦN II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG II.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nền văn hóa doanh nghiệp 72 72 1. Môi trường vĩ mô 72 2. Môi trường vi mô 75 II.2. Thực trạng văn hóa tại Công ty 80 1. Trả lời cuộc phỏng vấn của vị lãnh đạo công ty và qua cuộc điều tra về mức độ hài lòng của công nhân viên trong Công ty 80 Môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty 81 Chính sách lương, thưởng và các chế độ phúc lợi khác 85 Quan hệ tại Công ty 90 Vấn đề thông tin tại Công ty 93 Đào tạo tại Công ty 96 Vấn đề công bằng trong đối xử 99 Cơ hội thăng tiến và chế độ đãi ngộ 102 Mức độ hài lòng đối với công việc của công nhân viên trong Công ty 104 2. Thành tựu đạt được và những hạn chế trong việc xây dựng văn hóa tại Công ty 108 1.1. Những thành tựu đạt được 108 1.2. Những hạn chế 111 5 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 114 A. NHẬN ĐỊNH 114 B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 115 1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm pháp triển tài năng và đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp 115 2. Biện pháp 2: Xây dựng một chương trình cho việc xây dựng văn hóa của Công ty 117 3. Biện pháp 3: Lấy con người làm trọng tâm của việc xây dựng văn hóa Công ty 122 4. Biện pháp 4: Đưa ra những sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và tính chất góp phần tiết kiệm các chi phí xã hội không đáng có 125 5. Biện pháp 5: Công ty cần thiết phải xây dựng một bản triết lý doanh nghiệp đầy đủ 127 6. Biện pháp 6: Tạo nét riêng cho văn hóa Công ty 128 7. Biện pháp 7: Tăng cường lòng tự hào của công nhân viên đối với Công ty cũng như đối với hình ảnh bên ngoài của Công ty C. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 130 132 1. Đối với nhà nước 132 2. Đối với công ty Cổ Phần Thủy Sản 584 Nha Trang 133 KẾT LUẬN 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Danh sách các cổ đông sáng lập 54 Bảng 2.2: Tổng hợp cơ cấu lao động của Công ty năm 2006 – 2008 55 Bảng 2.3: Phân tích sự biến động tài sản năm 2006- 2007 60 Bảng 2.4: Phân tích sự biến động tài sản năm 2007- 2008 61 Bảng 2.5: Phân tích sự biến động nguồn vốn năm 2006- 2007 62 Bảng 2.6: Phân tích sự biến động nguồn vốn năm 2007- 2008 62 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2006- 2007 63 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007- 2008 65 Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nhanh 66 Bảng 2.10: Khả năng thanh toán hiện hành 67 Bảng 2.11: Khả năng thanh toán ngắn hạn 67 Bảng 2.12: Tổng hợp tỷ số khả năng thanh toán 68 Bảng 2.13: Tỷ số khả năng hoạt động 69 Bảng 2.14: Tỷ số khả năng sinh lời 71 Bảng 2.15: Doanh thu và thị phần của các công ty sản xuất nước nắm 79 Bảng 2.16: Mức độ hài lòng của công nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty 83 Bảng 2.17: Mức độ hài lòng của công nhân viên về lương, thưởng và các chế độ phúc lợi khác 87 Bảng 2.18: Mức độ hài lòng đối với quan hệ nơi làm việc 91 Bảng 2.19: Mức độ hài lòng đối với vấn đề thông tin 94 Bảng 2.20: Mức độ hài lòng đối với cơ hội được đào tạo 98 Bảng 2.21: Mức độ hài lòng đối với công bằng trong đối xử 100 Bảng 2.22: Mức độ hài lòng đối với cơ hội thăng tiến 103 Bảng 2.23: Mức độ hài lòng đối với công việc 105 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Trình độ lao động năm 2006 56 Biểu đồ 2.2: Trình độ lao động năm 2007 56 Biểu đồ 2.3: Trình độ lao động năm 2008 57 Biểu đồ 2.4: Tỷ số khả năng thanh toán 68 Biểu đồ 2.5: Tỷ số khả năng hoạt động 70 Biểu đồ 2.6: Thị phần của các công ty sản xuất nước nắm 79 Biểu đồ 2.7: Mức độ hài lòng của công nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty 85 Biểu đồ 2.8: Mức độ hài lòng của công nhân viên về lương, thưởng và các chế độ phúc lợi khác 88 Biểu đồ 2.9: Mức độ hài lòng đối với quan hệ nơi làm việc 93 Biểu đồ 2.10: Mức độ hài lòng đối với vấn đề thông tin 95 Biểu đồ 2.11: Mức độ hài lòng đối với cơ hội được đào tạo 99 Biểu đồ 2.12: Mức độ hài lòng đối với công bằng trong đối xử 101 Biểu đồ 2.13: Mức độ hài lòng đối với cơ hội thăng tiến 104 Biểu đồ 2.14: Mức độ hài lòng đối với công việc 106 8 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Các hình: Hình 2.1: Quang cảnh công ty 41 Hình 2.2: Logo Công ty 41 Hình 2.3: Công nhân viên trong Công ty giao lưu văn nghệ nhân ngày 27/7 87 Hình 2.4: Công nhân viên trong Công ty giao lưu văn nghệ nhân dịp khai trương mẻ nước mắm bổ sung sắt đầu tiên 88 Hình 2.5 + 2.6: Hoạt động vui chơi chào mừng ngày 8/3 89 Hình 2.7 + 2.8: Công ty tổ chức cho công nhân viên trong Công ty đi du lịch 91 Hình 2.9 + 2.10: Tổ chức vui chơi cho các con em của công nhân viên nhân ngày 1/6 92 Các sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 44 Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất của Công ty 48 Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất nước nắm 58 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ mạng lưới tiêu thụ 59 9 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT DT Doanh thu CBCNV Cán bộ công nhân viên TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn NPT Nợ phải trả TS Tài sản TK Tồn kho TNDN Thu nhập doanh nghiệp QLDN Quản lý doanh nghiệp CĐKT Cân đối kế toán NNH Nợ ngắn hạn 10 CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ I.1. Khái niệm cơ bản về văn hoá Văn hoá gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Bản thân vấn đề văn hoá rất đa dạng và phức tạp, nó là một khái niệm có một ngoại diện rất lớn, có nhiều nghĩa. Do đó, có nhiều quan điểm, gốc độ định nghĩa về văn hoá khác nhau. o Theo nghĩa gốc của từ Tại phương Tây, văn hoá dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ được vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. Ơ phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ của con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ hoá trong văn hoá là đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá và giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống. Vậy, văn hoá chính là nhân hoá hay nhân văn hoá. Như vậy, văn hoá trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. o Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. Trong phạm vi này, văn hoá khoa học (toán học, vật lý học, hoá học...) và văn hoá nghệ thuật(văn học, điện ảnh…) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hoá. Theo UNESCO “ văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm… khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xã hội… văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn 11 chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng….” Theo Hồ Chí Minh: “ vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương phức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn.” I.2. Những đặc trưng cơ bản của văn hoá Văn hoá là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu của chính con người trong một xã hội nhất định. Thông qua đặc trưng này ta có thể hiểu văn hoá như sau: “Văn hoá là một bộ phận của môi trường, mà bộ phận đó thuộc về con người. Tất cả những gì thuộc về tự nhiên thì đều là văn hoá” 1.Văn hoá mang tính tập quán Văn hoá quy định những hành vi được chấp nhận hay không chấp nhận trong một xã hội cụ thể. Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định những nét độc đáo của một nền văn hoá này so với nền văn hóa khác. 2.Văn hoá mang tính cộng đồng Văn hoá không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hoá như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề thói, những tập tục mà một cộng đồng người tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc. Một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc làm của anh ta không có gì phi pháp. 3.Văn hoá mang tính dân tộc 12 Văn hoá tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được. Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân nước Phương Tây cười chảy nước mắt mà người dân Châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó cả. Vì vậy, cùng một thông điệp mà ở nhiều nước lại có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. 4.Văn hoá có tính chủ quan Con người ở các nền văn hoá khác nhau có suy nghĩ và đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Cùng một sự việc có thể được hiểu một cách khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. 5.Văn hóa có tính khách quan Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được chia sẽ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người. Văn hoá tồn tại khách quan ngay cả với các thành viên trong cộng đồng. Chúng ta chỉ có thể học hỏi các nền văn hoá, chấp nhận nó chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình. 6.Văn hóa có tính kế thừa Văn hoá là sự tích tụ hàng năm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hoá dân tộc trước khi truyền đạt cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ, thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại trừ và tạo nên một nền văn hoá quảng đại. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hoá của một dân tộc trở nên giàu có, phong phú. 7.Văn hoá có thể học hỏi được Văn hoá không chỉ truyền đạt lại từ đời này sang đời khác, mà nó phải do học mới có. Đa số những biểu hiện của văn hoá mà một người có được là do học mà có hơn là bẩm sinh có được. Do vậy, con người ngoài vốn văn hoá có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thể học hỏi từ những người khác, những nền văn hoá khác nhau 13 8.Văn hoá luôn tiến hóa Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh tại và bất biến. Ngược lại văn hóa luôn luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn luôn điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với nền văn hoá khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, tích cực của các nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Việc nắm bắt được những đặc trưng của văn hoá cho chúng ta một tầm nhìn bao quát, và hiểu rõ văn hóa, cũng như biểu hiện, vai trò của văn hóa đối với đời sống con người nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng. I.3. Vai trò của văn hoá 1.Vai trò của hóa đối với sự phát triển của cá nhân o Văn hoá là môi trường, là điều kiện và là nhân tố quyết định đến sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người. o Văn hoá định hướng mục tiêu và cách thức phát triển của những cá nhân. 2.Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của quốc gia o Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển quốc gia o Văn hoá là động lực của sự phát triển quốc gia, văn hoá hoạt động tiềm ẩn trong những con người, người lãnh đạo phải biết khơi dậy o Văn hoá là linh hồn, là hệ điều tiết của sự phát triển quốc gia, văn hoá tạo ra cái hồn dân tộc. o Từ những phác hoạ về văn hoá trên chúng ta có thể hiểu bản chất của văn hoá và vai trò của văn hoá đối với con người nói chung và cho toàn xã hội nói riêng. Chúng ta có thể tìm hiểu văn hoá trong kinh doanh, và nó được hiểu như thế nào trong tình hình ngày nay. II. VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH A.VĂN HOÁ DOANH NHÂN 14 II.1. Văn hoá doanh nhân được hiểu như thế nào? Theo nghĩa rộng, văn hoá là toàn bộ các giá trị tinh thần và vật chất do con người tạo ra (các dân tộc, các quốc gia, các tổ chức và các cá nhân) trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Do vậy một cá nhân hay một doanh nhân không thể đứng ngoài tiến trình văn hoá của dân tộc, của tổ chức, của bản thân, đồng thời còn là một nhà sáng tạo ra các giá trị văn hoá thông qua hoạt động sống làm việc của mình. Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá doanh nhân, đây là một phạm trù cũng khá rộng, và sau đây là một số định nghĩa theo các quan điểm nhìn nhận của các nhà nghiên cứu. Theo quan điểm của Phó giáo sư Hồ Sĩ Quý, Trung tâm Văn hoá doanh nhân về văn hoá doanh nhân như sau: “Văn hoá doanh nhân là tập hợp những giá trị căn bản nhất, những khuôn mẫu văn hoá xác lập nên nhân cách của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng làm giàu, biết cách để làm giàu và dấn thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, giám chịu rủi ro đem toàn bộ tâm hồn, nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình, cho doanh nghiệp và cho xã hội”. Văn hoá doanh nhân có thể hiểu là toàn bộ hệ thống các quan điểm, giá trị khuôn mẫu của doanh nhân – những người kinh doanh và lãnh đạo hoạt động kinh doanh của một đơn vị kinh doanh nào đó. Đó là hệ thống các quan điểm về mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động kinh tế, phương pháp kinh doanh, các quy ước ứng xử, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm đối với xã hội. Hay theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Tất Thịnh: “ Văn hoá của một cá nhân là những hiểu biết cơ bản trên bình diện về thế giới tự nhiên và xã hội của một các nhân có được trong suốt quá trình sống, học tập, tu dưỡng của họ, đã trở thành nhân sinh quan, những phẩm chất thấu suốt, có tính nền tảng trong tư duy, hành vi, và tình cảm của họ hướng trở lại thế giới tự nhiên, xã hội và thế giới tâm linh”. 15 II.2. Vai trò của doanh nhân trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Trước hết, cần khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp mà hạt nhân là các doanh nhân trong công cuộc phát triển kinh tế. 1. Doanh nhân là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất và giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào quá trình chuyển biến nền kinh tế. Chu kì kinh tế có những lúc thăng trầm, có những lúc bất ổn, song đó cũng chính là điều kiện cho bước tăng trưởng và phát triển kế tiếp. Doanh nhân là những người tạo nên sự biến đổi đó. Họ là người đứng ra tập hợp các nguồn lực để thực hiện mục tiêu kinh doanh mà lợi nhuận là động cơ của doanh nhân và những thành công của doanh nhân là động lực thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. 2. Doanh nhân là người kết hợp và sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất. Quá trình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, nếu doanh nhân không sử dụng các nguồn lực không khoa học, không có quy trình, không hợp lý tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hay xa hơn là hiệu quả kinh doanh. Do đó, họ sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất để giảm thiểu chi phí và tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây không đơn thuần là lợi nhuận mà còn bao hàm lợi ích xã hội. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và đánh giá các phương án kinh doanh ngày càng được tiến hành một cách cẩn trọng có thể bằng công nghệ, bằng phương pháp khoa học mà các nhà kinh doanh đã nghiên cứu. 3. Doanh nhân là người sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển. Nền kinh tế luôn vận động và phát triển và phát triển cùng với sự ra đời của rất nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Các sản phẩm và dịch vu luôn luôn chứa đựng nguy cơ đe doạ của các sản phẩm thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Đổi mới chính là đặc trưng của doanh nhân và họ chính là người có tư duy sáng tạo, tinh thần táo bạo dám chấp nhận rủi ro để chiếm lấy thời cơ kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận. 16 4. Doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hoá xã hội. Sản xuất phát triển, hàng hoá tạo ra ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ đòi hỏi ngày càng phải được mở rộng. Doanh nhân là những người đi đầu trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và khám phá những nhu cầu mới. Đó chính là nhân tố thúc đẩy giao thương và giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, giữa các nền văn hoá. 5. Doanh nhân là những người giáo dục đào tạo cho những người dưới quyền, góp phần phát triển nguồn nhân lực. Để sử dụng nguồn nhân lực tối ưu cho quá trình phát triển kinh doanh, doanh nhân không ngừng đào tạo kỹ năng làm việc cho nhân viên và phong cách làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Những doanh nhân có văn hoá bao giờ cũng làm việc với đặc thù riêng, tạo ra cho doanh nghiệp mình một phong cách, nề nếp làm việc đặc trưng. Đó chính là yếu tố hình thành nên nền văn hoá đặc thù của doanh nghiệp và nó sẽ thấm nhuần vào tinh thần làm việc và sinh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trước hết là trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp – đội ngũ doanh nhân. Các nhà quản lý phải gương mẫu đi đầu. Họ chính là biểu tượng để nhân viên noi theo. Hành vi, cách ứng xử và phong cách lãnh đạo của doanh nhân có tác động rất lớn đối với nhân viên trong việc hình thành văn hoá của tổ chức. Trên cơ sở chiến lược sản xuất, kinh doanh của công ty, lãnh đạo doanh nghiệp cần có chiến lược giáo dục, đào tạo toàn diện cho các thành viên của công ty, bắt đầu giáo dục từ thái độ, tác phong công nghiệp, văn hoá, đạo đức, đến kỹ năng quản lý... yêu cầu này đòi hỏi chủ doanh nghiệp vừa là tấm gương về văn hoá: (văn hoá quản lý, văn hoá lao động, văn hoá ứng xử, văn hoá đạo đức). Văn hoá của chủ doanh nghiệp quyết định chất lượng văn hoá của cả doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp khi đã hình thành và phát triển sẽ tác động trở lại đối với văn hoá cử mọi thành viên doanh nghiệp nhất là đối với chủ doanh nghiệp. Mối quan hệ biện chứng ở đây là doanh nghiệp và các thành viên cùng tham gia xây 17 dựng phát triển văn hoá doanh nghiệp, và khi đó văn hoá trong mỗi con người đều tăng lên. B.VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP II.1.Văn hoá doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Khi đề cập đến vấn đề này, có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Thuật ngữ “văn hoá tổ chức “ xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ “văn hoá công ty”, “văn hoá doanh nghiệp” xuất hiện muộn hơn, và khoảng thập niên 1970 và hết sức phổ biến sau đó. Vậy thế nào là văn hoá doanh nghiệp? a.Quan điểm thứ nhất: Văn hoá doanh nghiệp là sự thể hiện văn hoá kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp, là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó. Thực chất của văn hoá doanh nghiệp được thể hiện qua những quan điểm, thái độ và những hành vi ứng xử; trong mối quan hệ giữa công ty với môi trường bên ngoài; trong mối quan hệ giữa con người với công việc và trong mối quan hệ giữa con người với con ngưòi trong công ty. Chính văn hoá doanh nghiệp đã góp phần hình thành nên đặc trưng và bản sắc riêng của từng công ty. b.Quan điểm thứ hai: Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị chung, được mọi người trong doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ và đồng thuận. Ví dụ: cách giao tiếp giữa nhân viên trong một tổ chức; việc tuân thủ giờ giấc làm việc, họp hành; thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên; tầm nhìn chiến lược, chia sẻ hay ý thức tôn trọng nhau trong môi trường làm việc,… là giá trị mà tất cả mọi người đều hiểu và cùng chấp nhận. Những giá trị đó tạo nên sự khác biệt, nét độc đáo riêng của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Những yếu tố này được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm 18 và tập quán, truyền thống ăn sâu vào các hoạt động, thậm chí chi phối lòng tin, tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Chính những điều này tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. c.Quan điểm thứ ba: Văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa là toàn bộ hoạt đông sáng tạo của tập thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị, các sản phẩm vật chất, tinh thần ngày càng hoàn thiện theo hướng chân, thiện, mỹ, góp phần phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững. Tinh tuý nhất trong văn hoá của một doanh nghiệp là những phẩm chất văn hoá cao của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Những phẩm chất chủ yếu đó là: Lòng yêu nghề, yêu doanh nghiệp, tinh thần phấn đấu vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tinh thần đoàn kết, kết hợp chặt chẽ mọi thành viên với dây chuyền, với phân xưởng, công ty. Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ để làm chủ công nghệ hiện đại. Tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo với lương tâm nghề nghiệp cao. Có lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, tôn trọng kỷ luật, kỷ cương. Có phong cách sống công nghiệp. d.Quan điểm thứ tư: Hoặc theo Gold K.A.: “văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau trong tổ chức và có xu hướng lưu truyền trong thời gian dài”. Văn hoá doanh nghiệp bao hàm các yếu tố chủ yếu, đó là: tầm nhìn – sứ mệnh – triết lý – chức năng – nhiệm vụ – triết lý kinh doanh và các giá trị hướng tới. 19 Nó cũng bao hàm các hành vi thường ngày trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc chào hỏi, bắt tay, nói chuyện, gọi và nghe điện thoại, tác phong đi đứng, thái độ đối với người lớn tuổi, người lãnh đạo… Như đã nói ở trên, có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có những định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên mọi định nghĩa đều có điểm chung là: coi văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá ( thói quen, chuẩn mực, giá trị, triết lý, mục tiêu, bầu không khí tổ chức, quan niệm, tập quán, truyền thống….) được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; chi phối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống, bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. II.2.Vai trò của văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Văn hoá mạnh giúp doanh nghiệp phát triển vượt xa của đời của những người sáng lập. Văn hoá doanh nghiệp là một tài sản lớn của doanh nghiệp nên ta phải hiểu nó và xây dựng nó. Cụ thể : a.Tạo động lực làm việc Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì mình là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang xảy ra phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sãn sàng chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng. b.Điều phối và kiểm soát 20 Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết, các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc … khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét. c.Giảm xung đột Văn hoá doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất. d.Tạo lợi thế cạnh tranh Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực …, làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. Trước hết đối với bên ngoài, văn hoá doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp khác, tạo sự hấp dẫn nhân tài, tạo sự tin cậy của đối tác, tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu, tạo nên niềm tin của cộng đồng, bảo vệ doanh nghiệp trước sự công phá từ bên ngoài. Thứ hai, đối với bên trong, văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, xây dựng được những truyền thống tốt đẹp, phát hiện những tài năng tiềm ẩn thông qua các hoạt động văn hoá, xây dựng được niềm tự hào của nhân viên về công ty của mình. II.3. Chức năng của văn hoá doanh nghiệp Trước hết, văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Khi mà sản phẩm dịch vụ chưa được tạo ra tính độc đáo, thì chính văn hoá doanh nghiệp, chẳng hạn văn hoá định hướng vào khách, là yếu tố tạo ra sự khác biệt; Thứ hai, nó tạo ra một bản sắc cho những thành viên của doanh nghiệp; Thứ ba, văn hoá doanh nghiệp giúp cho việc hình thành những cam kết đi ngược lại hoặc vượt qua những lợi ích cá nhân. Ví dụ như hành động giữ lời hứa là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan