Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu tính cách nhân vật goriot trong tác phẩm lão gorio...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu tính cách nhân vật goriot trong tác phẩm lão goriot của honeré de balzac

.PDF
59
1465
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN PHƯƠNG NGA TÌM HIỂU TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT CỦA HONERÉ DE BALZAC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN PHƯƠNG NGA TÌM HIỂU TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT CỦA HONERÉ DE BALZAC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Phương SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Nhân dịp khóa luận được hoàn thiện và công bố, em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo, các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành chức năng và tập thể lớp K50 ĐHHSP Văn – Giáo dục công dân. Với nội dung khóa luận này em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn! Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn! Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Phương Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ của khóa luận............................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 5.1. Phương pháp hệ thống ............................................................................... 6 5.2. Phương pháp phân tích nhân vật ............................................................... 6 5.3. Phương pháp thống kê ............................................................................... 7 5.4. Phương pháp so sánh ................................................................................. 7 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 7 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 8 1.1. Một số vấn đề lí luận ................................................................................. 8 1.1.1. Nhân vật văn học ..................................................................................... 8 1.1.2. Tính cách nhân vật .................................................................................. 9 1.2. Honerè de Balzac và chủ nghĩa hiện thực .............................................. 10 1.2.1. Honerè de Balzac ................................................................................... 10 1.2.2. Chủ nghĩa hiện thực.............................................................................. 12 1.3. Giới thiệu vài nét về tiểu thuyết Lão Goriot ........................................... 14 1.3.1. Kết cấu của tác phẩm ............................................................................ 14 1.3.2. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm ............................................................. 15 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT .......................................................................... 17 2.1. Đặc điểm tích cực .................................................................................... 17 2.1.1. Tình yêu thương con và lòng chung thủy ............................................. 17 2.1.2. Hiền lành, vị tha, nhân hậu .................................................................. 24 2.1.3. Khôn ngoan và chăm chỉ làm ăn ........................................................... 27 2.2. Đặc điểm tiêu cực .................................................................................... 30 2.2.1. Quan niệm sai lầm về hạnh phúc ......................................................... 30 2.2.2. Tham vọng gia nhập vào giới thượng lưu ............................................. 34 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT .......................................... 38 3.1. Miêu tả diện mạo nhân vật ..................................................................... 38 3.2. Miêu tả hành động ................................................................................... 40 3.3. Miêu tả ngôn ngữ..................................................................................... 42 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................................ 42 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 44 3.4. Không gian, thời gian nghệ thuật ........................................................... 46 3.4.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 46 3.4.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 48 Tiểu kết: .......................................................................................................... 50 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 53 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Pháp, đặc biệt là văn học Pháp thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phát triển rực rỡ, với nhiều thành tựu khiến nhân loại phải kinh ngạc. Bởi vì, văn học thời kì này đã phản ánh những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại, chính sách xã hội và chính trị của Pháp, nhiều trào lưu văn học như: trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực… liên tục xuất hiện và nó tác động rất lớn đến văn học của các nước khác trên thế giới. Văn học Pháp đã phản ánh hiện thực xã hội Pháp trong từng giai đoạn, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh của xã hội châu Âu, tạo nên một món ăn tinh thần phong phú với những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Thông qua văn học người đọc có thể hình dung ra một cách đầy đủ nhất về xã hội Pháp thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy biến động. Chính vì vậy mà văn học Pháp phong phú về thể loại, giàu có về ngôn từ, có thể sánh ngang với văn học các nước phương Tây. Tìm hiểu về văn học Pháp là ta tìm hiểu một trong những nền văn học rực rỡ, nổi bật không thua kém bất cứ nền văn học nào trên thế giới. 1.2. Honeré de Balzac là một trong những người vĩ đại nhất của văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX, là nhà văn đại diện cho trường phái văn học hiện thực Pháp. Với tài năng của mình nhà văn đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú và đa dạng. Nếu như Napoléon chinh phục thế giới bằng đao kiếm, bằng máu và nước mắt thì Balzac chinh phục toàn thế giới bằng chính ngòi bút của mình với tâm hồn trong cao thánh thiện, Balzac đã từng khẳng định: “Cái mà ông không thực hiện được bằng lưỡi gươm thì tôi đã thực hiện được bằng ngòi bút” và: “người đã truyền vào cơ thể mình biết bao quân đội!... còn tôi, tôi chứa cả một xã hội trong đầu mình” [3,553]. Điều này đã chứng tỏ “ngòi bút mạnh hơn lưỡi kiếm”, hay có thể nói rằng, bạo lực chỉ làm cho người ta khiếp sợ trong một lúc nào đó, cái ấm áp tình người mới quan trọng mà thông qua các tác phẩm của mình Balzac đã thể hiện được điều đó Dường như Balzac đã đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Pháp nói riêng và tất cả ai yêu Balzac nói chung. Gorki đã từng khuyên rằng chúng ta hãy: “yêu quý Balzac một cách nồng nhiệt, có lẽ như người ta vẫn thường yêu quý một người thầy, một người bạn” [10,39]. Và với tài năng nghệ thuật của mình Balzac đã viết hơn chín mươi tác phẩm lớn tập hợp lại trong Tấn trò đời một tác phẩm đồ sộ. Angghen đã từng khẳng định: “Tấn trò đời như một pho sử biên niên gần như từng năm một”. Nói như vây bởi Tấn trò đời đã tái hiện một cách chân thật và sinh động xã hội quý tộc, tư sản Paris lúc bấy giờ là cái xã hội 1 mà Balzac coi như “vực thẳm”, “một vũng bùn” hay là “ung nhọt lở loét nồng nặc trên hai bờ sông Xen” [10,3]. Tác phẩm Tấn trò đời đã khẳng định tài năng nghệ thuật của Balzac - một con người với nghị lực phi thường, một con người đã vượt lên trên lưỡi kiếm và khẳng định bản lĩnh của mình. Với những cố gắng và những đóng góp của mình, Balzac xứng đáng là tấm gương cho các thế hệ noi theo và học tập. 1.3. Ra đời năm 1834, Lão Goriot được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất - một trong nhiều “ngã ba” đường lớn, ồn ào mà trống vắng trong “hoang mạc” Tấn trò đời, và cho cả dòng văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX nói chung. Chính Balzac cũng đã ý thức được giá trị của tác phẩm khi ông cho rằng Lão Goriot còn hay hơn cả Eugénie Grandét một kiệt tác được ra đời trước đó. Và đúng như vậy, khi đọc Lão Goriot người đọc cảm nhận được một nỗi buồn, nỗi đau đớn xót thương cho số phận của một con người bất hạnh. Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo xã hội đồng tiền đã chà đạp lên trên tất cả tình đời, tình người, tình cha con. Balzac đã tập hợp tất cả mọi loại người, mọi giai tầng xã hội với mọi thói hư tật xấu, mọi cảnh đời ngang trái. Đó là bộ mặt xã hội Pháp lúc bấy giờ khi dòng dõi Bourbon phục hoàng. Thông qua lão Goriot, Rastignac và các nhân vật khác trong tiểu thuyết, nhà văn Balzac muốn bộc lộ cái nhìn bi quan trước sự thay đổi của xã hội đó. Và có thể khẳng định rằng Lão Goriot là tiểu thuyết điển hình cho chủ nghĩa hiện thực phê phán. Đặc biệt, Lão Goriot được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã có nhiều bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm này. Ở Việt Nam Lão Gorior đã được đưa vào chương trình phổ thông giảng dạy. Tuy chỉ có một đoạn trích và người biên soạn đặt tên là “Đám tang lão Goriot” nhưng đã đọng lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, gây xúc động và làm không ít trái tim phải rỉ máu. Đó là sự băng hoại đạo đức về tình cha con. Ngay ở các bậc Đại học và Cao đẳng thì Balzac cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu quan trọng trong chương trình giảng dạy. Để góp phần tri ân đến những cống hiến thầm lặng mà nhà văn đã đem lại những hương thơm cho cuộc đời cũng như góp phần vào các công trình nghiên cứu Balzac và hơn thế nữa muốn thử sức bản thân nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Honeré de Balzac”. Thiết nghĩ, đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho chính bản thân chúng tôi trong công tác giảng dạy về sau. Và hy vọng bài nghiên cứu nhỏ này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho những học sinh, sinh viên Phổ thông, Cao đẳng và 2 Đại học và hơn hết là cho những ai có hứng thú quan tâm đến Balzac, hiểu và yêu Balzac. 2. Lịch sử vấn đề Angel đã đánh giá rất cao công lao của Balzac khi phát biểu: “Honeré de Balzac, người thầy của chủ nghĩa hiện thực” [1,114]. Với một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tác phẩm của Balzac đã đi vào lòng bạn đọc bởi hình tượng nhân vật của ông luôn là những nhân vật điểm hình trong xã hội, nó không phải là những gì thoáng qua mà là hiện thực hiển nhiên được thâu tóm lại bằng đôi mắt sắc sảo và tài năng nghệ thuật xuất chúng. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Balzac, về các tác phẩm của ông và đặc biệt tác phẩm Lão Goriot từ lâu đã được các nhà nghiên cứu chú ý. Cho đến nay tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu, ý kiến, nhận định, đánh giá chung về hình tượng Goriot và những thành công của Balzac như sau: Engels từng nhận xét: “Đọc tiểu thuyết Balzac người ta có thể hình dung ra lịch sử nước Pháp từ 1816 - 1848 đầy đủ hơn, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn so với đọc tất cả các nhà sử học, xã hội học, thống kê học thời ấy để lại” [2,13]. Quả đúng như vậy, càng đi sâu tìm hiểu Balzac và đọc tác phẩm của ông ta càng nhận thấy nhiều điều về ông và về chính xã hội Paris thời mà Balzac sống. Công trình nghiên cứu của các tác giả Phùng Văn Tửu - Lê Hồng Sâm trong cuốn Lịch sử văn học Pháp đã khẳng định: “Tấn trò đời không chỉ là một bức họa, mà gần với công trình điêu khắc, có ba chiều không gian như thế giới thực” [16,508]. Thế giới đó, không ai có thể làm được ngoại trừ Balzac. Cũng trong cuốn Lịch sử văn học Pháp này các tác giả cũng đã đề cập tới nhận định của Brunetièrè: “Có thể nói về Balzac rằng ông không chỉ là nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất, phong phú nhất, đa dạng nhất của chúng ta mà là bản thân tiểu thuyết” [16,506]. Quả đúng như vậy, những tìm tòi và đóng góp của Balzac với nghệ thuật tiểu thuyết nhiều và cơ bản đến mức điều đó nhập vào tiểu thuyết sau này của ông một cách tự nhiên. “Balzac đã khai thác và phát triển tính linh động kì lạ, tính đa diện của tiểu thuyết, khắc phục sự tách đôi thể loại ở thế kỉ trước, kết hợp bức tranh rộng lớn của thế giới bên ngoài với sự thể hiện sâu sắc thế giới bên trong của con người” [16,506]. Và chính điều này đã làm nên thành công cho tác phẩm Lão Goriot và cả những tác phẩm khác của ông. 3 Trong cuốn Lão Goriot do tác giả Lê Huy Bắc biên soạn cũng đã viết về tác phẩm Lão Goriot như sau: “Lão Goriot được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho bộ tấn trò đời và cho cả dòng văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX nói chung” [1,123]. Tác giả đã chỉ rõ vị trí và tầm quan trọng của tác phẩm, nó không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật của Balzac mà còn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX. Tác phẩm Lão Goriot được các nhà nghiên cứu chú ý, không chỉ bởi hệ thống nhân vật đặc biệt mà bên cạnh đó nó còn đề cập tới một vấn đề bức thiết của xã hội, đó là vấn đề đồng tiền. Trong cuốn Văn học phương Tây, tác giả Đặng Anh Đào đã viết: “Phải có tiền bằng bất cứ giá nào!(…) Đồng tiền là quyền lực duy nhất bắt xã hội phải quỳ gối” [4,541]. Trong cái xã hội thối nát đó, “điểm tựa của trí tuệ chính là đồng tiền”. Tiền đã khiến con người quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân, và trong tác phẩm Lão Goriot, điều đó càng được thể hiện rõ hơn, chính đồng tiền đã khiến lão Goriot từ kẻ giàu sang thành kẻ chẳng có gì, từ người cha có đến hai đứa con danh giá, cuối cùng lại chẳng có một đứa nào… Trong cuốn Lịch sử văn học Pháp Tác giả Phùng Văn Tửu - Lê Hồng Sâm cũng đã nói tới bi kịch làm cha của lão Goriot: “Goriot, người cha bị ruồng rẫy” [16,504], ta thấy - đồng tiền ban cho mọi thứ, kể cả những đứa con. Đồng tiền thâm nhập mọi lĩnh vực, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp, buộc ai nấy phải quan tâm. Bị đồng tiền ngự trị, xã hội đã tàn nhẫn với những kẻ yếu đuối như lão Goriot. Nhưng cuối cùng tác giả lại bênh vực: “Trong xã hội ấy, tham vọng giàu sang cho cá nhân được coi là dĩ nhiên, chính đáng, thậm chí một phẩm chất cần thiết” [16,505]. Tham vọng thôi thúc các cá nhân, không phải là tham vọng trừu tượng chung cho mọi thời đại và đường đời của lão Goriot thể hiện “như một quá trình tan vỡ dần những ảo tưởng, và thành công hay thất bại, cuối cùng họ đều bị xã hội chinh phục, hủy diệt, hoặc về thể chất, hoặc về tâm hồn” [16,506]. Lão Goriot thực ra cũng đã đạt được cái tham vọng giàu sang đó, lão đã có được những thứ như lão mong muốn, nhưng khi đã đạt đến cái đích của sự giàu sang rồi, lão mới nhận ra sự hủy diệt ghê gớm của nó, thì đã quá muộn, lão đã mất đi tất cả. Công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Tú trong cuốn Lão Goriot do Lê Huy Bắc biên soạn đã nhận định về tình cảm của người cha mà Lão Goriot đã dành cho con: “còn nghi ngờ gì nữa? Mối tình cao quý như tình cha - con vì nảy nở và phát triển trong môi trường tư bản chủ nghĩa, dưới ánh sáng lạnh ngắt của đồng tiền và lợi ích duy kỉ, cá nhân bị tha hóa, biến thành cái gì trái ngược” 4 [1,90]. Đây cũng là một trong những nét tính cách tiêu cực của lão Goriot. Tác giả đã khẳng định lại ý nghĩa của tác phẩm, không chỉ là phản ánh mà còn là bài học đắt giá cho kẻ yêu con mù quáng như lão Goriot. Thể hiện được tất cả những thứ đó khẳng định được cái tài của Balzac mà không phải tác giả nào cũng làm được. Tác giả đã nêu rõ Lão Goriot là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo xã hội đồng tiền, ở đó tiền mang lại những đứa con, tiền biến mọi quan hệ tình cảm, mọi quan hệ nhân tính thành một quan hệ lạnh lùng tàn nhẫn. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Ngô Tú đã viết: “Bao khối lượng tình yêu và mơ ước, tham vọng, Goriot đều dồn cả vào hai cô con gái. Tại sao lại giáo dục con như là những nàng công chúa, không ngại tốn sức vì tiền? Đó là vì trong tiềm thức, Goriot coi con là những bậc thang cao nhất để tiến bước vào xã hội thượng lưu” [1,89]. Quả đúng như vậy, các con lão đã được đặt chân vào giới thượng lưu và trở thành những phu nhân cao quý…thế nhưng đằng sau đó lại ẩn chứa biết bao cay đắng, tủi nhục và xót xa. Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong một bài viết về tiểu thuyết Lão Goriot cũng đã từng khẳng định: “Lão Goriot được coi là vua Lear của thời hiện đại. Ông lão đã chết trong đau đớn, chết trong sự chờ đợi khát khao những đứa con” [1,102]. Đó chính là cái kết của người cha, và cũng là bài học cho những ai có những quan niệm sai lầm trong giáo dục con cái. Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân của nó: “lão Goriot dành hết mọi tình yêu thương cho các con, cho chúng tất cả mọi thứ, cho chúng toàn bộ gia sản. Cho chúng tiền, ông lão đáng thương tội nghiệp đó đã tự tước đi sức mạnh của chính mình” [1,102]. Cái túi tiền của ông lão cứ vơi dần theo năm tháng và cũng theo năm tháng cuộc đời của ông càng tàn tạ đi. Tiền càng ít thì tình yêu thương con của người cha càng nhiều hơn, và rồi, các con lão đã quay lưng lại với lão, tiền không còn thì tình cũng mất, cho dù đó là tình cha con. Công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Ngọc Nữ trong Luận văn tốt nghiệp khi nghiên cứu về “Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết Lão Goriot” đã viết: “Người đọc Balzac cũng nhiều và nghiên cứu về Balzac cũng không sao kể hết. Hàng vạn công trình nghiên cứu về ông được công bố và được hưởng ứng mạnh mẽ từ bạn đọc tạo ra một “làn sóng Balzac” làm xôn xao cả nền văn học thế giới” [10,5]. Tác giả cũng đã nhận định về tác phẩm: “với Lão Goriot Balzac đã tập hợp tất cả mọi loại người, mọi giai tầng xã hội với mọi thói hư tật xấu, mọi cảnh đời ngang trái” [10,41]. Quả đúng như vậy, trong Lão Goriot có đầy đủ các nhân vật từ quý tộc tới kẻ bình đân nghèo nàn 5 thấp hèn nhất của xã hội, mỗi con người một tính cách: Lão Goriot thì yêu thương con, là người chồng, người cha thủy chung và có trách nhiệm, nhưng các con của lão thì lại không hề có tình yêu dành cho cha của chúng… Đó là hiện thực cay đắng trong cái xã hội thối nát khi đó. Tóm lại, sự đóng góp của nhà văn Balzac đối với sự nghiệp văn học nói chung và đối với sự nghiệp tiểu thuyết nói riêng là vô cùng lớn lao. Tuy nhiên cũng chưa có tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ, cụ thể rõ ràng về đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot. Để hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm tính cách của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot của Balzac, tôi xin đóng góp khóa luận “Tìm hiểu tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Honeré de Balzac”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Honeré de Balzac 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm tính cách và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot của Honoré de Balzac dựa theo bản dịch tiếng Việt của tác giả Xuân Dương trong cuốn Lão Goriot (2007), NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Nhiệm vụ của khóa luận Khóa luận tập trung tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong tiểu thuyết Lão Goriot của nhà văn Balzac. Qua đó thể hiện một bức tranh sống động về hiện thực đời sống xã hội Pháp thế kỉ XIX và tài năng nghệ thuật và xây dựng nhân vật của thiên tài Balzac. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện khóa luận này tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó chú trọng đến phương pháp hệ thống, phân tích nhân vật, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. 5.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống được sử dụng trong khóa luận này nhằm khái quát và hệ thống lại những đặc điểm, tính cách của nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot qua nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Honeré de Balzac. 5.2. Phương pháp phân tích nhân vật Là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình nghiên cứu, 6 tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Goriot. Có thể là phân tích đặc điểm ngoại hình hoặc phân tích những lời nói, cử chỉ, hành động để làm sáng tỏ đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot và qua đó giúp cho người đọc thấy được tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật tuyệt vời của Balzac. 5.3. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp quan trọng dựa vào những khảo sát, những thống kê cụ thể nhằm chứng minh cho những nhận định, những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp thống kê giúp cho người nghiên cứu có những định hướng chính xác, thống kê những chi tiết làm sáng tỏ đặc điểm tính cách và nghệ thuật xây dựng nhân vật Goriot hiện lên trong tác phẩm. 5.4. Phương pháp so sánh So sánh giữa tính cách, hành động của nhân vật để thấy được những đặc điểm tích cực và tiêu cực trong tính cách của nhân vật. Bên cạch đó so sánh đối chiếu với những nhân vật khác để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật của các tác giả, cuối cùng làm nổi bật hơn đặc điểm tính cách của nhân vật Giriot. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận bước đầu làm sáng tỏ những đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot của nhà văn Balzac. Từ đó giúp người đọc hiểu được những điểm khác biệt trong cách miêu tả nhân vật của Balzac so với các nhà văn khác. Góp phần giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về chủ nghĩa hiện thực và hiện thực của đời sống xã hội Pháp thế kỉ XIX qua cây bút thiên tài Balzac. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Balzac Chương 3. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Goriot trong Lão Goriot của nhà văn Balzac 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số vấn đề lí luận 1.1.1. Nhân vật văn học Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có nhân vật văn học. “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học” [9,277]. Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhà văn sáng tạo nên nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người hay một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. “ Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình” [9,277]. Nhân vật văn học là một hình tượng ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra, thông thường đó là một cái tên như Tào Tháo, Trương Phi, Chí Phèo, Thị Nở, Chị Dậu… Mỗi nhân vật đều có những chức năng riêng: “Chức năng của nhân vật văn học là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng vào con người” [9,279]. Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dang, các nhân vật thành công thường là những sáng tạo không lặp lại, chẳng hạn khi nói đến nhân vật Huấn Cao ta biết ngay đó là một người có tài viết chữ đẹp, nói đến Chí Phèo ta nhớ ngay đó là kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ, với cái đầu thì trọc lốc, cái răng thì cạo trắng hếu, hay nhân vật Thị Nở là một người đàn bà vừa dở hơi, vừa xấu, xấu tới mức “ma chê quỷ hờn”… mỗi nhân vật đều góp phần tạo nên dấu ấn riêng, thể hiện phong cách của tác giả. Nhân vật văn học đôi khi là những con vật như con Dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu kí, Cóc trong Cóc kiện trời con Cò, con Khỉ, Cá sấu… hay những sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người như ma quỷ, thần linh, quái vật. Bởi vậy, nhân vật văn học thường mang tính ẩn dụ, có khi chỉ là một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm chứ không phải là một nhân vật cụ thể nào chẳng hạn như “bóng tối” trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Do vậy khái niệm nhân vật cũng được hiểu một cách linh hoạt. 8 Nhân vật văn học được chia ra thành nhiều loại bao gồm: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm… Nói như vậy bởi trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Chẳng hạn như trong tác phẩm Thủy hử gồm hơn bốn trăm nhân vật, một trăm linh tám anh hùng, số lượng nhân vật chính lên tới hàng chục… Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Nhân vật chính được khắc họa đầy đặn hơn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết, nhưng cái chính là thể hiện tập trung đề tài, chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính phải là người ở trong xung đột của tác phẩm, đại diện cho một phía của xung đột tác phẩm, số phận của nó gắn liền với sự phát triển xung đột của truyện. Đó là: Tiệp, Thất, Nhân, Chánh Hạp, Cha Hoan trong Bão biển. Đó là Raskolnikov, Marmeladova, Petrovich, Xônhia… trong Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki. Ngoài nhân vật chính còn lại là nhân vật phụ. Có nhân vật phụ ở bình diện hai, có tính cách, tính tiết như Vương Quan trong Truyện Kiều, lại có nhân vật phụ hàng thứ ba, chỉ thấp thoáng trong các tình tiết như: “ thằng bán tơ”… Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Tóm lại nhân vật văn học chủ yếu là con người được miêu tả trong văn học. Nhân vật văn học mang tính nghệ thuật, tính ước lệ, là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, góp phần làm nên những thành công và để lại những ấn tượng không phai trong lòng người đọc. 1.1.2. Tính cách nhân vật Mỗi một nhân vật văn học đều có tính cách riêng. Heghel cho rằng: “Tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức”. Theo từ điển tiếng Việt thì: “Tính cách là tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lý ổn định trong cách xử sự của một người biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong hoàn cảnh điển hình” [12,1283]. Tính cách của nhân vật giữ vai trò hết sức quan trọng trong mỗi tác phẩm văn học, nó góp phần làm cho nhân vật văn học trở nên sống động, có tâm hồn và đặc biệt có khả năng bước ra ngoài đời tham gia vào đời sống xã hội vì thế nó thực hiện chức năng chính là phản ánh hiện thực dựa trên đặc điểm tính cách của nhân vật. Ví dụ thông qua tính cách của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo ta nhận ra bản chất của bọn địa chủ phong kiến Việt Nam là tham lam, nham hiểm, bóc lột… Đối với nội dung, tính cách có nhiệm vụ cụ thể hóa sự hiện diện của chủ đề tư tưởng tác phẩm. Thông qua sự hám danh lợi, bất hiếu và lố lăng của đám con cháu nhà cụ cố Hồng trước cái chết của cụ cố tổ trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng 9 đã khái quát nên vấn đề nóng bỏng trong xã hội “chó đểu”. Đó là sự băng hoại về đạo đức, lối sống nửa Tây nửa ta nhố nhăng, sự ngu dốt của một tầng lớp được coi là có tri thức thời bấy giờ. Tính cách nhân vật không chỉ góp phần làm nổi bật nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn có thể đánh giá được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạch đó, tính cách còn được hiểu là những đặc điểm, những phẩm chất nào đó của nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét. “Tính cách có hạt nhân là sự thống nhất của cá tính với cái chung của xã hội lịch sử” [9,291]. Như vậy, tính cách mang bản sắc riêng, độc đáo của một con người cá biệt, cụ thể nhưng lại mang những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định. Điều này ta dễ dàng nhận ra qua tác phẩm Ơgiêni Grăngđê của Balzac, lão Grăngđê được miêu tả với những tính cách keo bẩn, độc đoán, bủn xỉn và hám vàng. Đó là tính cách riêng biệt của lão nhưng cũng là tính cách chung của giới tư sản lúc bấy giờ. Xâytlin trong cuốn Lao động nhà văn đã nói: “Tính cách là sự phản ánh những mặt bản chất của hiện thực dưới hình thức cá tính hóa và độc đáo, là một nội dung phức hợp trong một hình thức đơn nhất” [6,130]. Chính vì vậy mà nhà văn xây dựng nhân vật văn học thể hiện tính cách của mình thông qua hành động, suy nghĩ, miêu tả chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm… để nhằm làm nổi bật tính cách văn học. Như vậy, tính cách có vị trí hết sức quan trọng trong tác phẩm, mỗi nhân vật đều có tính cách riêng, nó là linh hồn của tác giả gửi gắm thông qua nhân vật văn học. Đây cũng chính là cơ sở để giúp ta có thể đi sâu tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của nhà văn Balzac trong quá trình triển khai khóa luận. 1.2. Honerè de Balzac và chủ nghĩa hiện thực 1.2.1. Honerè de Balzac Honoré De Balzac Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 ở Tours, một tỉnh giàu có, miền quê vui tươi với những tiếng cười vang vọng sảng khoái của Rabelais, miền quê của mùa hè sôi nổi với những hương hoa, ong bướm. Cha ông là Bernard Franois Balssa là một nông dân phất lên nhờ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Từ nhỏ, Balzac thừa hưởng được rất nhiều đức tốt đẹp từ bố. Đó là niềm say mê lao động kết hợp với một sức khỏe và khả năng chịu đựng phi thường, là sự hăng say, cần cù và niềm lạc quan mãnh liệt. Mẹ ông là một phụ nữ có học thức, kém hơn chồng tới 32 tuổi, nhưng giàu tình thương yêu. 10 Ngay từ nguồn gốc xuất thân, Balzac đã không thuộc loại “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” như nhiều nhà văn khác. Ông chẳng có một quá khứ dòng dõi, một cái tên, một lâu đài để mà nhớ tiếc, thậm chí cũng chẳng có một tủ sách, một khu vườn thơ mộng, những chiến công của ông cha, hoặc những phòng khách thanh lịch, nhưng tất cả những thứ đó đều không hề ảnh hưởng tới tài năng nghệ thuật của ông. Từ tám đến mười bốn tuổi, Balzac học tại trường dòng Vandôme. Trong sáu năm đó (1807-1813), ông bị giam hãm trong bốn bức tường của trường dòng với những kỉ luật hà khắc, giáo điều khô khan. Và cậu học trò này chỉ thích đọc sách lịch sử và ngồi trong buồng kín để đọc các tác phẩm của các nhà Ánh sáng Diderot, Rouseau… và đọc rất nhiều sách khoa học và triết học. Balzac không phải thuộc loại “thần đồng”, “trời phú” sớm nổi tiếng như Victor Hugo hay Musset. Ngay cả thời gian học Trung học ở trường Vandôme ông cũng không có gì nổi bật. Có lẽ điều nổi bật ở Balzac là “hoàn toàn không có gì nổi bật”. Năm 1814, gia đình Balzac chuyển lên lập nghiệp tại Paris và ông tiếp tục học nội trú. Cuộc sống ở những trường nội trú đã tạo cho Balzac một cá tính độc lập. Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, Balzac vẫn không hề lay động, không hề bị khuất phục. Đây là chìa khóa thành công đưa Balzac đứng vững trên con đường nghệ thuật của mình sau này. Gia đình lúc nào cũng kì vọng ông sẽ trở thành một luật sư, thế nhưng sau khi tốt nghiệp trường Luật, Balzac bỏ nghề luật vốn được quan niệm là béo bở, hái ra tiền để đi vào con đường văn chương trong sự phản đối quyết liệt của gia đình. Để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình, Balzac quyết định rời gia đình đến tại một căn gác xép lụp xụp của quán trọ phố Lêđighie. Chính nơi đây Balzac càng có điều kiện tiếp xúc với những người lao động, những người nghèo khổ tận cùng của đáy xã hội Paris. Đây là nguồn tư liệu quý giá cho sự nghiệp sáng tác của ông. Giai đoạn đầu con đường sáng tác văn chương Balzac còn gặp nhiều khó khăn, các sáng tác của ông hầu như không được đánh giá cao. Năm 1820, đúng như ước nguyện của mình, Balzac đưa cho “hội đồng gia đình” vở kịch phẩm mang tựa đề Cromwell - một vở kịch năm hồi bằng thơ và vở kịch đã thất bại trước đám công chúng vừa nghe vừa ngủ này. Dù thất bại nhưng Balzac không hề thất vọng. Năm 1821-1825 Balzac chuyển sang viết tiểu thuyết phiêu lưu, lịch sử nhưng chúng cũng không làm ông nổi danh. Không thể sống bằng ngòi bút, Balzac chuyển sang kinh doanh. Năm 1825-1828 ông làm công việc xuất 11 bản sách, mở nhà in, đúc chữ in vv… nhằm cải thiện đời sống thì nợ nần chồng chất và sắp phá sản, suốt đời mới trả hết nợ. Sau đó, ông từ bỏ hẳn kinh doanh chuyển sang con đường nghệ thuật mà bấy lâu mơ ước. Với sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân cuối cùng Balzac đã gặt hái được nhiều thành công mà đặc biệt là ở lĩnh vực tiểu thuyết với bộ tiểu thuyết đồ sộ“Tấn trò đời”. Balzac bị bệnh tim nhưng lại có thói quen uống rất nhiều cà phê. Hằng ngày ông dành mọi thời giờ vào sáng tác, thậm chí mỗi ngày Balzac chỉ nghỉ chừng vài tiếng. Năm 1847, cảm thấy sức khỏe đã suy giảm và ông đã cố gắng hoàn thành ước vọng cuối cùng của mình. Đó là kết hôn với bà Hanska. Đầu năm 1850, dù bệnh nặng nhưng ông vẫn đến Ukraine để cử hành hôn lễ. Sau khi trở về Paris chân tay ông đã bị sưng phù, đùi bị hoại tử và ông từ trần vào ngày 18 tháng 8 năm 1850 khi mới năm mươi mốt tuổi. Balzac ra đi trong sự cô đơn giống như nhiều như nhân vật của ông. Ông được chôn ở nghĩa địa Piteur Lasezer giữa những ngày Paris mưa gió. Nhìn lại cả cuộc đời của nhà văn ta có thể thấy cả đời Balzac hầu như lận đận. Tôi xin được dùng hai từ ấy đúc kết về cả cuộc đời ông. Giai đoạn đầu sáng tác văn chương gặp nhiều khó khăn, kinh doanh lại phá sản, Balzac đã hai lần ứng cử vào viện Hàn lâm nhưng đều thất bại. Thậm chí, tài năng Balzac thật sự được nước Pháp công nhận sau khi ông đã mất. Thế nhưng cái gì thật sự có giá trị, thật sự có linh hồn thì mãi mãi còn lại với thời gian. Lời vĩ nhân dạy chẳng sai. Nó đã được kiểm chứng qua cuộc đời và sự nghiệp của Balzac. Chính nhà văn đã đem lại biết bao bông hoa tươi đẹp cho đời. Balzac thật xứng đáng cho những tình cảm tốt đẹp mà nhân loại dành cho ông. 1.2.2. Chủ nghĩa hiện thực Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. Khi nói tới chủ nghĩa hiện thực, Gorki đã từng khẳng định: “Miêu tả chân thực con người và cuộc sống của con người, không thêm da đắp thịt, đó chính là chủ nghĩa hiện thực” [9,13]. Chủ nghĩa hiện thực hiểu theo nghĩa phương pháp sáng tác có nhiều cách diễn đạt khác nhau: Chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt kì ở phương Đông. Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tây Âu đạt đến đỉnh cao nhất, cho nên người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và vì cảm hứng chủ đạo 12 của nó là phê phán, cho nên theo ý kiến của M.Gorki, người ta thường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán. Cũng như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên… chủ nghĩa hiện thực phê phán còn có nghĩa là một trào lưu văn học. Chủ nghĩa hiện thực có ở Anh, ở Nga và cả ở phương Đông sau này, nhưng hình thành một cách tiêu biểu nhất trong văn học Pháp thế kỉ XIX. Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và nảy nở trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chiếm địa vị thống trị, chính quyền Pháp về tay giai cấp đại tư sản. Sau cuộc cách mạng tháng bảy năm 1830 đồng tiền thống trị trong mọi lĩnh vực xã hội, với quyền lực và sức mạnh tha hóa của nó, đồng thời phong trào công nhân bắt đầu lớn mạnh, quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp đạt đến mức độ sâu sắc, gay gắt nhất, mâu thuẫn chủ yếu nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, trong điều kiện ấy, người nghệ sĩ có khả năng khám phá bản chất của chế độ xã hội sâu hơn, phản ánh thực tế hơn, đầy đủ hơn, toàn vẹn hơn. Chủ nghĩa hiện thực phải chú trọng vào hiện thực. Bất kì loại hình sáng tác văn học nào cũng phải chọn cho mình một góc độ nhất định để thể hiện. Chủ nghĩa hiện thực đã chọn góc độ hiện thực thể hiện sự trải nghiệm của bản thân. Ở đó, con người phải trung thành với hiện thực, tôn trọng hiện thực, nhìn thẳng vào hiện thực và tái hiện hiện thực bằng cách xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình đã giúp nhà văn tiếp cận với hiện thực xã hội một cách dễ dàng hơn. Trong việc miêu tả những tính cách điển hình, các nhà văn hiện thực luôn cố gắng chăm bón từng chút tính hiện thực và miêu tả các nhân vật đó gắn một hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong sự phát triển phức tạp của xã hội. Chính hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ đã tác động mạnh mẽ đến những tính cách vốn có của họ. Chẳng hạn như trong tác phẩm Lão Goriot ta thấy bi kịch của lão Goriot là bi kịch của rất nhiều người trong xã hội tư bản Pháp ngày ấy. Đó là những con người với những ước mong mù quáng về một xã hội thượng lưu phù phiếm, những con người hiền lành và dễ bị lừa phỉnh sẽ bị xã hội tư bản vùi dập. Balzac xây dựng thành công nhân vật của mình với những nét tính cách hoàn toàn khác nhau. Nó tiêu biểu kiểu người trong xã hội mà Balzac nhìn thấy và quan sát được. Thế nhưng điểm độc đáo của việc xây dựng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình là tác giả “ném” cả những nhân vật ấy vào một hoàn cảnh cụ thể, ném họ vào thế giới tư bản chủ nghĩa, thế giới mà đồng tiền có tiếng nói mạnh mẽ và thống trị. Để từ đó, nhân vật dần dần bộc lộ tính cách, thay đổi tính cách. 13 Balzac khi tổng kết sáng tác của mình ông đã nói “Xã hội Pháp tự viết ra lịch sử của mình, tôi chỉ có thể là thư kí của nó. Biên chế những hành vi đạo đức và thói quen xấu, thu thập những sự thực chủ yếu của phong tục, khắc họa tính cách, chọn lựa sự kiện chủ yếu của xã hội, kết hợp đặc điểm của những người cùng bản chất để tạo thành nhân vật điển hình. Như vậy, tôi cũng có thể viết ra loại lịch sử mà ngay cả sử gia cũng không thể nghĩ ra để viết, tức là lịch sử phong tục” [11,18]. Mặc dù cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX là phải lên án tố cáo nhưng không phải là không có những nhân vật chính diện, qua đó bộc lộ cảm hứng ca ngợi khẳng định của tác giả, tuy nhiên số lương nhân vật này không được mô tả nhiều. Với tất cả những điều trên, có thể nói rằng chủ nghĩa hiện thực phải gắn liền với hiện thực và Balzac đã hoàn thành sứ mệnh lớn lao của mình, đã hoàn thành xuất sắc vai trò là một thư kí trung thành của thời đại và điều đó đã được khẳng định chắc chắn trong các tác phẩm của ông. 1.3. Giới thiệu vài nét về tiểu thuyết Lão Goriot Lão Goriot tên tiếng Pháp là Le Père Goriot. Tiểu thuyết Lão Goriot là một tiểu thuyết được nhà văn xếp vào Những cảnh đời tư, thuộc phần Khảo luận phong tục của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời. Tiểu thuyết được xuất bản năm 1834, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong con đường nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac. Tác phẩm lấy bối cảnh Pari 1819, đề cập đến vấn đề nóng bỏng của xã hội, sức mạnh của đồng tiền trong xã hội tư sản. Toàn bộ xã hội Pháp thế kỉ XIX được nhà văn thu nhỏ trong tiểu thuyết này. Đồng thời, tiểu thuyết Lão Goriot còn thể hiện rõ bộ mặt xấu xa của giới thượng lưu, quý tộc xa hoa, trụy lạc. Với Lão Goriot Balzac đã tập hợp tất cả mọi loại người, mọi giai tầng xã hội với mọi thói hư tật xấu, mọi cảnh đời ngang trái. Đó là bộ mặt xã hội Pháp lúc bấy giờ… Với một kết cấu hoàn chỉnh và đầy dụng ý, Balzac đã làm nổi bật lên chủ đề và tư tưởng của tác phẩm một cách rõ nét nhất. 1.3.1. Kết cấu của tác phẩm Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ thì cũng là một chỉnh thể nghệ thuật. Trong chỉnh thể đó có nhiều bộ phận, nhiều yếu tố. Các bộ phận, yếu tố được sắp xếp theo một trình tự nhất định, đó là kết cấu. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm, nó là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. 14 Ở Lão Goriot Balzac lựa chọn cho tác phẩm của mình một kết cấu hoàn chỉnh và đầy dụng ý. Kết cấu bên ngoài của tiểu thuyết chia làm 4 phần: Phần I: Nhà trọ bình dân Phần II: Vào đời Phần III: Kẻ đào tẩu Phần IV: Cái chết của người cha Cách phân chia giữa các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bốn phần tương ứng với trình tự phát triển của tác phẩm. Tất cả các nhân vật đều xuất phát từ “Nhà trọ bình dân”. Nơi đây xảy ra nhiều sự việc, nhiều vấn đề. Nó là nơi nung nấu ý chí và tham vọng của chàng sinh viên để bước “Vào đời”. Cũng từ “Quán trọ bình dân” đó phát hiện ra một “Kẻ đào tẩu”, tên tù khổ sai vượt ngục và ẩn trốn với bộ dạng và cái tên hoàn toàn khác. Không chỉ có vậy quán trọ bình dân này là nơi diễn ra cảnh thương tâm nhất trên đời, một thảm kịch khiến bao người phải rơi lệ “Cái chết của người cha”, một cái chết tủi hờn, cô đơn của lão phó mì Goriot. Bên cạnh đó, ở kết cấu bên trong (kết cấu hình tượng), nhân vật Vautrin và lão Goriot được sắp xếp bên cạnh Rastignac để giúp nhân vật này thể hiện rõ tính cách và sự biến đổi của mình. Nếu Vatrin dần dần đẩy Rastignac cuốn sâu hơn và xã hội đồng tiền thì lão Goriot lại khiến Rastignac phải đồng cảm, xót thương và nhỏ những giọt nước mắt tiễn đưa, dù cho đó là giọt nước mắt cuối cùng. Ngoài ra, cách dẫn dắt và cấu tứ tác phẩm của Balzac cũng rất chặt chẽ và hợp lý. Tác giả để cho mọi người tò mò và hiểu lầm về lão Goriot rồi từ từ gỡ từng nút thắt để nhân vật hiện ra trọn vẹn. Cách kết cấu chặt chẽ và hợp lý này thể hiện sự tỉ mỉ và cẩn trọng của tác giả, đồng thời, nó cũng phù hợp của tiểu thuyết hiện thực phê phán. Thông qua việc xây dựng kết cấu, Balzac làm bật rõ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Và không chỉ riêng ở tiểu thuyết “Lão Goriot” mà toàn bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời”, mỗi tác phẩm là một kết cấu độc đáo mang đầy sáng tạo của Balzac. 1.3.2. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất