Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Tìm hiểu kiểu truyện Người con riêng trong truyện cổ tích t...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Tìm hiểu kiểu truyện Người con riêng trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam

.PDF
61
499
133

Mô tả:

D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p Mài eảm tín. Khoá luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành sâu sắc. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong Tổ bộ môn Vãn học Việt Nam, các thầy, các cô trong khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận. Hà Nội, nạày 8 thánẹ 5 năm 2007 Sinh viên */// 1 >Arựfĩn D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong khoá luận là trung thực. Khoá luận này chưa từng được công b ố trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2007 Sinh viên 'jirtfuyễn y /ti y ítn ý -j\ryứr( 2 D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p MỤC LỤC T rang Lời cảm ơn 1 Lời cam đoan 2 Mở đầu 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Lịch sử vấn đề 7 Nội dung 12 Chương 1. Giới thuyết chung 12 1.1. Khái niệm “truyện cổ tích”và “truyện cổ tích thần kỳ” 12 1.1.1. Truyện cổ tích 12 1.1.2. Truyện cổ tích thần kỳ 12 1.2. Kiểu truyện người con riêng 13 1.2.1. Khái niệm “kiểu truyện ” và “môtíp” 13 1.2.2. Cơ sở hình thành kiểu truyện người con riêng 15 1.2.3. Đặc điểm nội dung kiểutruyện 17 Chương 2. Khảo sát các môtíp đặc trưng của kiểu truyện người con riêng 2.1. Môtíp người con riêng bị hành hạ bạcđãi 21 22 2.2. Môtíp người con riêng bị bức hại 30 2.3. Môtíp người con riêng báo thù 40 2.4. Môtíp thử hài 47 2.5. Môtíp miếng trầu 52 Kết luận 57 Danh mục 25 truyện khoá luận khảo sát 60 Tài liệu tham khảo 61 3 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, từ lâu, truyện cổ tích đã đựơc đánh giá là “một tron% nhữnẹ bộ phận quan trọnẹ bậc nhất tronq các thể loại tự sự dân ạiarì'* [13]. Có thể nói, truyện cổ tích thần kỳ với những kiểu truyện như: Kiểu truyện người dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người mang lốt...âã cho thấy sự đa dạng và phong phú trong tư duy nghệ thuật của người xưa. Góp phần làm nên diện mạo của truyện cổ tích thần kỳ còn có sự đóng góp không nhỏ của kiểu truyện người con riêng. Với cốt truyện đặc sắc, hàm chứa những bài học luân lý làm người có giá trị, kiểu truyện người con riêng đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học dân gian. Sự quan tâm được thể hiện qua các công trình nghiên cứu, giáo trình Đại học và Cao đẳng... Tuy nhiên, việc tìm tòi nghiên cứu kiểu truyện còn ở mức độ khái quát chung chung, chưa đi sâu vào cụ thể. Chính vì vậy, vấn đề kiểu truyện người con riêng vẫn còn là vấn đề để ngỏ. Do đó, với mong muốn đóng góp một cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về kiểu truyện, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tim hiểu kiểu truyện người con riêng trong truyện cổ tích thần kỳ Việt N am ” (qua khảo sát một số môtíp đặc trưng). 1.2. Truyện cổ tích là một thể loại lớn được đưa vào nhà trường ở các cấp học khác nhau, từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học. Sở dĩ có sự “ưu ái ” như vậy là bởi chính vai trò và chức năng của truỵên cổ tích trong việc dạy và học, đó là chức năng giáo huấn, là “truyện kể trong nhà cho trẻ nhỏ” [dẫn theo 24], đến với thế giới truyện cổ tích là đến với một thế giới khác cuộc đời hàng ngày, trẻ em trong thế giới ấy được “vận động, chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối khánẹ với cái ác” 4 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p (V.Xukhômlinxki) [dẫn theo24]. Đó chính là giá trị lớn lao mà truyện cổ tích nói chung đem tới. Còn với kiểu truyện người con riêng: Hình tượng nhân vật người con hiền thảo tốt bụng, người dì ghẻ tham lam độc ác sẽ đem lại cho các em những cảm xúc nghệ thuật chân thực, để rồi từ đó các em nhận thức đúng đắn về cái thiện, cái ác, cái xấu xa và những điều tốt đẹp trên đời. Đặt các em vào những cảm xúc mãnh liệt, yêu thương cái tốt, căm ghét cái xấu và có thái độ đạo đức rõ ràng. Thế giới thần kỳ có tác dụng phát huy không ngừng trí tưởng tượng của các em, mở ra trước mắt chúng một chân trời mơ ước vừa quen thuộc vừa kỳ lạ. Bằng lối kết thúc có hậu, với sự ban thưởng xứng đáng cho nhân vật chính nghĩa và sự trừng phạt thích đáng đối với nhân vật phi nghĩa, cổ tích thần kì đã làm yên lòng trẻ thơ lấy lại niềm tin đích thực cho các em vào cuộc sống bình đẳng tốt đẹp của thế giới loài người. Xuất phát từ thực tế dạy và học, từ vai trò chức năng của kiểu truyện nói riêng và thể loại truyện cổ tích nói chung đã đặt ra cho các nhà sư phạm sự quan tâm đặc biệt tới tâm lý tiếp nhận của học sinh trong quá trình dạy học, với mong muốn khi ra trường sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. 1.3. Còn có lý do khác để chúng tôi lựa chọnđề tài này làxuất phát từ chính sự yêu thích của bản thân với đề tài. Bởi kiểu truyện người con riêng với một vẻ đẹp riêng, không chỉ tạo ra sức hút kỳ lạ với trẻ thơ, mà còn đem đến cho người lớn đến những rung cảm mãnh liệt, đưa tâm hồn mình đến một thế giới khác hẳn “Cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn, đầy tiếng thở than của nhữnẹ kẻ tham lam khôn cùnq và qhen ghét đến thành bản nănq...” (M.GoRơKy) [Dẫn theo 14] , một thế giới trong đó “sự giản dị đẹp đẽ, sự dốt nát kỳ diệu của người thời cổ ... được bảo quản tươinguyên như hươnẹ thơm” (A. phơ - răng - xơ) [dẫn theo 14]. 5 hoa với cả D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p Truyện cổ tích đã khơi sâu vào con người những dòng suối cảm xúc, những khát khao và hy vọng về hạnh phúc khác với thực tại trần trụi, đua tranh. Truyện cổ tích nuôi dưỡng những giá trị tinh thần, xích con người lại gần nhau hơn giữa cuộc đời bề bộn, vất vả. Nó như một nốt lặng để con người cảm nhận, nghiền ngẫm và thanh lọc tâm hồn mình. Như vậy, truyện cổ tích thần kỳ đã: “mở ra trước mắt ta một cửa sổ trông vào cuộc sống” [dẫn theo 21]. Ở đó những con người biết sống, biết hành động và biết mơ ước đến một cuộc đời tốt đẹp hơn. Chính sức hấp dẫn của truyện cổ tích nói chung và của kiểu truyện người con riêng nói riêng, đã tạo hứng thú và niềm say mê đặc biệt cho chúng tôi khi tiếp cận đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu Đã có không ít những ý kiến của các nhà nghiên cứu khi bàn về kiểu truyện người con riêng. Song, tất cả chỉ mới dừng lại ở những nhận định khái quát chung chung. Để có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đề tài với mục đích: - Giới thuyết về kiểu truyện người con riêng, thông qua sự xác định khái niệm “kiểu truyện” trong tương quan với khái niệm “môtíp”, đồng thời thông qua việc khảo sát tư liệu rút ra những nhận xét ban đầu về kiểu truyện nghiên cứu. - Tiến hành nhận diện một số môtíp phổ biến - hạt nhân tạo dựng cốt truyện và kiểu truyện người con riêng. Thông qua các môtíp phổ biến chúng ta sẽ thấy rõ hơn về nội dung, ý nghĩa, góp phần lý giải sức hấp dẫn rất riêng của kiểu truyện người con riêng so với những kiểu truyện khác trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. 6 D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. T ư liệu - Chúng tôi lựa chọn đề tài có tên: “Tìm hiểu kiểu truyện người con riêng trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam ” điều đó cho thấy chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi tư liệu ở truyện cổ tích thần kỳ. - Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tham khảo 12 tập truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam và tập hợp được 25 truyện thuộc kiểu truyện người con riêng. Với số lượng chưa phải là nhiều, nhưng nó là cơ sở để chúng tôi bước đầu có một cái nhìn nhất quán và đầy đủ hơn về kiểu truyện. 3.2. Nội dung Chúng tôi tập trung tìm hiểu kiểu truyện qua một số môtíp đặc trưng. Bởi môtíp chính là tiêu chí hàng đầu để có thể nhận diện các kiểu truyện nói chung và kiểu truyện người con riêng nói riêng. 4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích, so sánh. - Phương pháp tổng hợp. 5. Lịch sử vấn đề Cùng với các kiểu truyện khác, kiểu truyện người con riêng đã đem đến cho kho tàng cổ tích thần kỳ Việt Nam một sắc màu lung linh, kỳ ảo. Chính vì thế trong vài thập kỷ trước đến nay, đã có khá nhiều tác giả bàn về kiểu truyện người con riêng trong các công trình nghiên cứu của mình. • Trong cuốn Tỉm hiểu tiến trình văn học dân gian của tác giả Cao Huy Đỉnh, xuất bản năm 1974, trong phần phân loại văn học dân gian cổ truyền, tác giả đã thấy được những xung đột trong nội bộ gia đình phụ quyền, lý tưởng hoá những nhân vật bất hạnh và chỉ ra đề tài và cốt 7 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p truyện trong thời kỳ đầu của xã hội có giai cấp xoay quanh: “sốphận của những con người mồ côi (Sọ Dừa), nạười em út {Cây khê) và nạười con riêng của chồng (Tấm Cám) và ước mơ hạnh phúc của họ. Đó là những con người bị gạt ra khỏi gia đình phụ quyền bị ngược đãi khổ sở, gặp nhiều tai hoạ và chịu nhiều thử thách gay go, nhưng cũng là những con người hiền lành, đẹp đẽ, tài giỏi, siêng năng, kiên trì và quả cảm, được nhân dân yêu quý, giúp đỡ, che chở và cuối cùng được hạnh phúc”. Ở đây, tác giả mới chỉ bàn đến số phận người con riêng mà chưa đặt ra vấn đề xem xét kiểu truyện một cách cụ thể, toàn diện. • Năm 1983, kiểu truyện người con riêng được nhắc đến trong cuốn Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam của tác giả Võ Quang Nhơn. Ở đây, vấn đề nguồn gốc ra đời của kiểu truyện đã được đề cập đến một cách sâu sắc. Đó là khi xã hội bắt đầu có sự thay đổi, gia đình lớn phân tán thành gia đình nhỏ, chế độ mẫu quyền được thay thế bằng chế độ phụ quyền: “Cùng với sự ẹiải th ể của qia đình lớn về mặt xã hội, xuất hiện sự tích luỹ tài sản tư hữu theo từnạ ỳ a đình riêng lẻ. Cơ sở xã hội và cơ sở kinh tế sâu xa ẩy tạo điều kiện cho sự xuất hiện một loạt truyện dân gian khá phổ biến ở các dân tộc ít người. Đó là loại truyện vể các nhân vật bất hạnh như nqười em út, người con riénq...”. Đây chính là những gợi ý có giá trị cho chúng tôi khi tìm hiểu về cơ sở hình thành của kiểu truyện người con riêng. • Giáo trình văn học dán gian Việt Nam của tác giả Trần Gia Linh, xuất bản năm 1991, khi giới thuyết và phân loại truyện cổ tích cũng đã đề cập đến nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích cũng như kiểu truyện: “Truyện xuất hiện rất xưa nhưng chủ yểu phát triển ở thời kỳ đã phân chia giai cấp. C hế độ tư hữu tài sản và qia đình riềng đã tạo nên nhữnẹ 8 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p xu nạ đột %ay gắt đe doạ số phận con người. Những nhân vật bất hạnh trong xã hội như những người đi ở, con riêng, em út, mồ côi ...đ ã trở thành nỉĩữnq nhân vật được quan tâm biểu hiện đặc biệt”. Kiểu truyện người con riêng còn được thể hiện qua phần nội dung của truyện, có ví dụ minh hoạ về nội dung và nhân vật song còn riêng lẻ và chưa cụ thể : “Nội dunạ của truyện hướnq về những con người bình thườnq, bất hạnh đ ể nêu bật s ố phận bi thảm của nỉĩữnq con n ạườỉ thấp cổ bé họng. Đó là những con người mồ côi, bơ vơ, không nơi nương tựa bị hất ra lề đường kiểu Thạch Sanh mình trần khố có một manh nơi gốc đa. Đó là những người con riêng bị đày đoạ, chết đi sống lại nhiều lần mà vẫn chưa hết khổ kiểu cô Tấm. Đó là những người em bị tước đoạt mọi quyền lợi như chàng trai truyện Cây K h ế ...” • Năm 1992, trong phần: Đặc điểm truyện cổ tích Việt Nam in cuối tập 5 Kho tàng truyện cổ tíchViệt Nam, Nguyễn Đổng Chi cũng điểm: “Đối tượng mà truyện cổ tích ra sức bênh vực là những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh, những kẻ bị áp bức, bóc lột, những người xấu số là đối tượng của xung khắc gia đình: con côi, em út, con vợ trước, ngốc nghếch Ớ đây, tác giả cũng chỉ mới bàn đến kiểu nhân vật “con vợ trước” (người con riêng) mà chưa đặt ra vấn đề xem xét kiểu truyện một cách cụ thể toàn diện. • Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường của tác giả Nguyễn Xuân Lạc, xuất bản năm 1998, tác giả đã đánh giá sâu sắc về vai trò, chức năng của truyện cổ tích, đồng thời đã có những nhận định khái quát chung nhất về các kiểu truyện, kiểu nhân vật và môtíp nghệ thuật. Ớ đây, khi xác định về kiểu truyện tác giả nêu: ‘T ập hợp những truyện có cùng chủ đề và cốt truyện tương tự nhau được gọi là kiểu 9 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p t r u y ệ n và lấy ví dụ: “kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam gồm có các truyện Tấm Cám của người Việt, truyện TưaGia - Tua Nhi của người Tày Tác giả gọi kiểu truyện bằng tên truyện chứ không phân biệt thành kiểu truyện người con riêng, mà chỉ có những kiểu nhân vật bất hạnh (người em út, người mồ côi, người con riêng, người xấu xí, người đi ở...). • Cùng năm 1998, cuốn Văn học tập 2, giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2 do tác giả Đỗ Bình Trị và Trần Đình Sử chủ biên cũng điểm qua một vài khía cạnh cơ bản có liên quan đến kiểu truyện người con riêng trong mục xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ. Theo hai tác giả: “Nhân vật trunạ tâm của truyện kể được gọi là “Tự sự xã h ộ i” này (tức truyện cổ tích) là nhân vật bất hạnh - loại nhân vật xuất hiện lần đầu trong truyện kể dân gian. Xung đột xã hội trong truyện cổ tích đặc biệt trong truyện cổ tích thần kỳ, thường diễn ra trong phạm vi nhiều quan hệ gia đình. Ta hiểu vì sao nhân vật bất hạnh lại luôn luôn là những thành viên lép v ế nhất trong gia đình gia trưởng ngày xưa: người em út, người con riêng Mỗi một nhận định đều mang một ý nghĩa riêng nhất định, vì vậy dù chỉ mang tính chất điển hình, sơ lược, khái quát, ý kiến của Đỗ Bình Trị và Trần Đình Sử trên cũng góp phần đem đến cho chúng tôi một cái nhìn ban đầu về nhân vật trung tâm của kiểu truyện người con riêng. • Giáo trình Văn học dãn gian Việt Nam - Đinh Gia Khánh (chủ biên) Nxb GD (tái bản lần thứ 6) năm 2002, tác giả đã chỉ ra nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích thông qua khái quát vấn đề mâu thuẫn trong truyện cổ tích: “Khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã và xã hội chuyển sang c h ế độ có giai cấp, thì công xã thị tộc cũng tan rã và được thay thế bằn ẹ gia đình riêng lẻ. Nếu những mâu thuẫn tron %xã hội được truyện 10 D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p cổ tích phản ánh qua cuộc đấu tranh ỹữa chủ nô và nô lệ, giữa địa chủ và nông dân thì những mâu thuẫn trong gia đình được truyện cổ tích phản ánh qua cuộc đấu tranh giữa mẹ ghẻ và con chồng, anh cả và em út, vợ cả và vợ l ẽ Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích thông qua các mâu thuẫn chưa được cụ thể hoá mà mới chỉ dừng ở mức độ khái quát. Như vậy, trong thời gian khá dài, vấn đề kiểu truyện người con riêng không hề bị lãng quên nhưng chưa thực sự được coi là vấn đề lớn cần giải quyết một cách sâu sắc và cặn kẽ. Quá trình nghiên cứu kiểu truyện người con riêng của các tác giả còn ở mức độ nông sâu khác nhau. Nhưng những thành quả ấy đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều ý tưởng và phần nào định hình hướng đi trong khoá luận của mình. ‘Tỉm hiểu kiểu truyện người con riêng trong truyện cổ tích thần kỳ Việt N am ” (Qua khảo sát một sô môtíp đặc trưng), với mục đích tiếp tục phát triển ý kiến của tác giả đi trước và cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể hơn để tìm ra những nét độc đáo và hấp dẫn của kiểu truyện này. 11 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Khái niệm “truyện cổ tích” và “truyện cổ tích thần kỳ” 1.1.1. Truyện cổ tích Cho đến nay, truyện cổ tích đã có rất nhiều khái niệm song nhìn chung là giống nhau về cơ bản. Mỗi một khái niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra đã bổ sung, làm phong phú thêm những hiểu biết của chúng ta về thể loại truyện cổ tích. Ó đây, chúng tôi xin điểm qua một số khái niệm truyện cổ tích trong các công trình nghiên cứu lớn. Theo tác giả Lê Bá Hán trong cuốn T ừ điển thuật ngữ văn học thì truyện cổ tích là : “Mộ/ thể loại truyện dân qian nảy sinh từ xã hội có ỳ a i cấp với chức nănạ chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, nhữnẹ số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có ch ế độ tư hữu tài sản, cố qìa đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), cố mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt”. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên), khái niệm truyện cổ tích được diễn đạt ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường manẹ nhiều yếu tố thần kỳ, tượnạ trưng và ước ỉ ệ \ 1.1.2. Truyện cổ tích thần kỳ Phân loại tác phẩm cổ tích là một trong những vấn đề tồn tại đáng kể của khoa học về truyện cổ tích trên thế giới. Ở nước ta, vấn đề này vẫn chưa 12 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p CÓ nhiều người đi sâu nghiên cứu, kết quả đạt được còn rất ít. Song hiện nay, cách phân loại được chấp nhận nhiều nhất là chia truyện cổ tích thành ba biến thể : Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật. Trong khoá luận này, với mục đích tìm hiểu: kiểu truyện người con riêng trong truyện cố tích thần kỳ. Vì vậy, chúng tôi muốn hiểu đôi nét về khái niệm truyện cổ tích thần kỳ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều b ế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yêu tố thần kỳ” 1.2. Kiểu truyện người con riêng 1.2.1. Khái niệm “kiểu truyện” và “m ôtíp” ỉ .2.1.1. Kiểu truyện Xuất phát điểm của mọi quá trình nghiên cứu khoa học, dù với quy mô lớn hay nhỏ đều là đi tìm và thống nhất nội hàm của khái niệm đang được sử dụng hay được phân tích, lý giải. Bởi, người viết tự xác định được thật chính xác và rõ ràng vấn đề của mình và cần phải cùng với người đọc tìm đến một điểm nhìn duy nhất. Mỗi một khái niệm, một thuật ngữ thường có nhiều cách hiểu, nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Khái niệm “kiểu truyện” không quá phức tạp, rộng rãi như khái niệm “truyện cổ tích” hay nhiều khái niệm khác nhưng chưa phải đã có sự thống nhất cao độ về thuật ngữ này. Theo tác giả Nguyễn Bích Hà trong cuốn Thạch sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á thì : “kiểu truyện là tập hợp những truyện kể có những môtíp cùng loại hình. Trong một kiểu truyện có 13 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p nhiều môtíp nhưnq không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu truyện đó phải có đủ tất cả các môtíp chung” Từ khái niệm trên chúng ta có thể xác định được một số kiểu truyện thường gặp trong truyện cổ tích đó là: + Kiểu truyện người con riêng. + Kiểu truyện người mồ côi. + Kiểu truyện người mang lốt. + Kiểu truyện dũng sĩ. + Kiểu truyện người em út. 1.2.1.2. Môtíp Khái niệm “môtíp” đã từng được nhà khoa học nga là A.N.Vexelopxki nêu lên và định nghĩa từ những năm cuối thế kỉ XIX: “tó/ hiểu môtíp như một công thức, vào thủa ban đẩu của xã hội loài người, trả lời cho những câu hỏi mà ẹỉới tự nhiên ở mọi nơi đặt ra đối với con nẹười, hoặc ghi nhận nhữnọ, ấn tượnẹ về thực tại đặc biệt mạnh m ẽ quan trọng và lặp lại nhiều lầrử\dẫn theo 4]. Năm 1993, khi hoàn thành cuốn Nghiên cứu môtíp truyện cổ tác giả Kristina Lindell cung cấp cho bạn đọc cách hiểu: “môtíp là những chi tiết nhỏ nhất tạo nên cốt truyện” [dẫn theo 9]. Còn theo Từ điển văn học thì lại đưa ra hai cách hiểu sau: 1. Môtíp là hạt nhân của cốt truyện, là công thức từ đó cốt truyện được triển khai. 2. Môtíp là yếu tố hợp thành cốt truyện. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ môtíp nhưng nhìn chung những định nghĩa ấy đều thống nhất: “môtíp nhằm chỉ nhữnq thành tố, những bộ phận lớn nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật nhất là trong văn học dân gian” [8]. 14 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p Như vậy, chúng ta có thể hiểu “môtíp” là những hình ảnh, những chi tiết lặp đi, lặp lại mang giá trị thẩm mĩ. Khái niệm “kiểu truyện” nhỏ hơn “môtíp” về ngoại diên và lớn hơn về nội hàm. Bởi vì, làm nên một kiểu truyện là sự hợp thành của nhiều môtíp khác nhau trong một loạt truyện kể. Chẳng hạn, làm nên kiểu truyện người dũng sĩ là sự hợp thành của các môtíp: diệt Đại bàng, diệt trăn tinh, cứu người đẹp; kiểu truyện người mồ côi thì hợp thành của môtíp: người mồ côi chịu khổ đau, bạc đãi, người mồ côi trải qua thử thách, nhờ các thế lực siêu nhân trợ giúp sau đó vượt qua thử thách giành hạnh phúc. Trong kho tàng truyện cổ tích, số lượng kiểu truyện chắc chắn ít hơn số lượng môtíp rất nhiều lần. Một môtíp có thể xuất hiện trong kiểu truyện này hoặc kiểu truyện khác. Ví dụ : Môtíp thân phận nghèo hèn có thể xuất hiện trong kiểu truyện người con riêng hoặc cũng có thể xuất hiện trong kiểu truyện người em út. 1.2.2. Cơ sở hình thành kiểu truyện người con riêng. 1.2.2.1. Cơ sở xã hội Có thể thấy, phần lớn các nhân vật mang tính xã hội phổ biến của truyện cổ tích như: người mồ côi, người con riêng, người mang lốt, đều là sản phẩm của những biến động xã hội. Nhân vật người con riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã, cũng là lúc cơ cấu xã hội được hình thành bởi những gia đình riêng lẻ, chế độ phụ quyền được xác lập, thay thế cho chế độ mẫu quyền. Điều này đã tạo ra nhiều xung đột và xung đột dì ghẻ - con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiêu biểu của xã hội phụ hệ . Xoay quanh xung đột dì ghẻ con chồng là chủ đề sinh hoạt xã hội phản ánh sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, của chế độ thị tộc, chế độ hôn nhân theo huyết thống. Sự chuyển từ thị tộc sang gia đình dẫn đến sự vi phạm chế độ hôn nhân cổ truyền giữa các thị tộc trong bộ lạc. Theo chế độ hôn nhân cổ truyền ấy thì gia đình nguyên thuỷ cổ điển không có người dì ghẻ 15 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p (mẹ kế), bởi vì chế độ hôn nhân cổ truyền ấy với hình thức hôn nhân con cô lấy con cậu, tức là lấy con gái của anh, em mẹ. Trong hệ thống như vậy thì tất cả các người vợ của cha hoặc có khả năng trở thành vợ của cha đều là chị em, do đó cũng đều được gọi là mẹ như người mẹ chính thức. Khi chế độ hôn nhân đó tan rã, tức khi người chồng lấy vợ sau là người ngoài dòng họ của người vợ trước, thì lúc đó người vợ sau của cha không còn là mẹ của cô gái nữa mà trở thành mẹ kế. Và người mẹ kế này trở thành người “xa lạ”, một mối quan hệ “ ẹ/zẻ lạnh” xuất hiện giữa mẹ kế và con riêng của chồng. Và sự thống khổ của người con riêng - 'thành viên thấp cổ bé họng ” nhất trong gia đình đã được tác giả dân gian đưa vào truyện cổ tích và trở thành một kiểu nhân vật khái quát hoá: Nhân vật người con riêng. Đây là kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam. Tập hợp những truỵên kể về người con riêng với những mô típ đặc trưng, ta có một kiểu truyện vô cùng đặc sắc: Kiểu truyện người con riêng. ỉ .2.2.2. Cơ sở kinh tế Khi sự phát triển của gia đình phụ quyền diễn ra song song với sự phát triển của chế độ tư hữu tư sản, ý thức cá nhân của con người nảy sinh và thế là cuộc xung đột giữa cá nhân bắt đầu. Ớ đây, các thành viên trong gia đình phụ quyền cũng phân chia thành các lực lượng đối lập, một bên là thành viên lớn tuổi (dì ghẻ), một bên là thành viên nhỏ tuổi (người con riêng) cuộc xung đột ấy diễn ra kéo dài và vô cùng gay gắt. Là người giữ “tay hòm chìa khoá ” trong gia đình (chồng nhu nhược hoặc đã mất) dì ghẻ thường là người cay nghiệt, đoạ đày con riêng của chồng một cách dã man để hòng nắm được quyền hành cũng như đem lại quyền lợi cho mình và con đẻ của mình. DI ghẻ hành hạ đối xử với con riêng của chồng tàn tệ: bắt làm lụng vất vả, lên chín, lên mười đã phải ra suối gánh nước, vào rừng lấy củi.Tuy làm những công việc quá sức nhưng luôn bị dì ghẻ chửi mắng roi vọt (truyện Cô gái có lòng thảo) 16 D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p hay bị đẩy lên nương trông nom của cải một mình làm việc quần quật từ tối đến sáng (Ò ché và H ùm tinh, Gồng Naovà Trâu đầu ếĩów).Người con riêng không được hưởng môt chút quyền lợi nào trong khi đó con đẻ của mụ dì ghẻ được chăm sóc, chiều chuộng hết sức chu đáo . Có thể nói: người con riêng là nhân vật bất hạnh, là nạn nhân của sự phá bỏ tinh thần dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong công xã thị tộc nguyên thuỷ. Càng biết nhiều khía cạnh éo le, cơ cực của nhân vật, ta càng thấy rõ cổ tích về người con riêng chính là hình thức lý tưởng hoá những con người nghèo khổ trong xã hội manh nha giai cấp. Những mâu thuẫn của xã hội có giai cấp thực chất được phản ánh một cách chân thực qua những mâu thuẫn trong gia đình cá thể. Ăngghen cho rằng: “ ẹ/ứ đình cá thể là một hình thức thu nhỏ của nhữnẹ đối khánạ và mâu thuẫn mà tron %đó, từ đầu thời kì văn minh, xã hội chia thành giai cấp vẫn hằng vận động” [dẫn theo 6 ]. Nếu như ở ngoài xã hội có kẻ giàu bóc lột người nghèo thì trong gia đình phụ quyền cũng tồn tại bất bình đẳng một cách vô lý mà nạn nhân phải chịu sự bất bình nhiều nhất chính là những con người “«/lở b ể' cả về hình hài lẫn địa vị như: Đứa con nuôi, đứa con riêng, đứa trẻ mồ côi, đứa em út trong gia đình. Điều đó cũng lý giải vì sao truyện cổ tích về người con riêng lại xuất hiện khá phổ biến đến như vậy trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. 1.2.3. Đặc điểm nội dung kiểu truyện 1.2.3.1. Phản ánh nỗi thốn ạ khổ của nẹười con riênạ - thành viên “thấp cổ bé họnẹ” trong %ia đình phụ quyền: Người con riêng cũng giống như người mồ côi, người em út, người đi ở, là những con người bất hạnh, chịu đau khổ mọi bề. Họ bị ghẻ lạnh, bạc đãi cả về vật chất lẫn tinh thần, bị tước đoạt quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc. Những người con riêng trong Tấm Cám, Gồng Nao và Trâu đầu đàn, ....đều 17 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p bị người dì ghẻ đẩy vào cảnh sống lẻ loi không tài sản, không nơi nương tựa, có địa vị thấp kém, bị thua thiệt và bị ức hiếp. Nhân dân lao động đã lí tưởng hoá nhân vật của mình và thể hiện ý thức về sự công bằng dân chủ, tâm lý luyến tiếc thời kì cộng đồng bộ tộc đã qua, mượn yếu tố thần kì để giảm nỗi đau, giành lại chân lý. Trong 25 truyện mà chúng tôi khảo sát, nhân vật người con riêng luôn xuất hiện trong tuyến trung tâm tức là trong toàn bộ câu chuyện tập trung đi vào miêu tả xung đột dì ghẻ - con chồng từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy, trước khi trở thành một môtíp hay một hệ thống môtíp trong cấu trúc truyện cổ thì vấn đề xung đột mẹ ghẻ - con chồng trong gia đình đã là một vấn đề phổ biến trong đời sống xã hội thời bấy giờ. Mâu thuẫn lớn nhất, thậm chí là duy nhất trong một truyện, cũng có nghĩa mâu thuẫn ấy là trực diện, quyết liệt có sự lặp đi, lặp lại. Vì thế, bản thân kiểu truyện và kết thúc của nó sẽ để ấn tượng và có tác động mạnh về cả phương diện nhận thức lẫn phương diện giáo dục. Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy hầu hết truyện xuất hiện người con riêng là tuyến hành động chính thường xung đột về sự ghen ghét sắc đẹp, tài năng giữa người con riêng và con đẻ, xung đột trong mối quan hệ ngôi thứ trong hạnh phúc lứa đôi (con đẻ của dì ghẻ tị hiềm khi con riêng của chồng có được hạnh phúc), chỉ có hai truyện xung đột về tài sản {Người dì ghẻ ác nghiệt và Mẹ k ế con chồng). ỉ .2.3.2. Phản ánh mối xung đột gay gắt giữa mẹ k ế - con chồng Trong số 25 truyện khảo sát, chúng tôi không tìm thấy bất cứ một mối quan hệ tốt đẹp nào giữa dì ghẻ và con chồng, quan hệ giữa con riêng của chồng và con riêng của dì ghẻ chỉ có duy nhất một truyện là hai anh em tình cảm thắm thiết, khi mẹ (tức dì ghẻ) sai con trai giết anh thì người em, đã không làm như vậy, báo cho anh biết và sau này khi anh công thành danh toại 18 H ílO Ú Nguyễn Thị Thuý Ngân llt ậ t l iố t IU ỊỈlÌỀ p trở về, hai anh em đã sống với nhau rất hoà thuận, trong truyện Người dì ghẻ ác n g h iệ t. Thực chất, xung đột trong gia đình phụ quyền nảy sinh là do có sự tranh chấp quyền lợi, gia tài , địa vị... cụ thể trong xung đột dì ghẻ - con chồng, xung đột con riêng - con đẻ được nhắc đi nhắc lại khá đậm nét trong thế giới truyện cổ và muôn mặt của cuộc sống ấy được quy về chủ yếu ở xung đột hôn nhân, tài sản, sắc đẹp, qua đó bản chất giữa các lực lượng đối lập được bộc lộ một cách chân thực, rõ nét. Những người con riêng bao giờ cũng là nạn nhân của sự áp bức, bức hại. Nhưng dù cho ở hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, trung thực, thơm thảo..., còn những người dì ghẻ là những kẻ tham lam, độc ác, xảo quyệt. Họ lợi dụng vai trò chính (có thể chồng đã mất hoặc người chồng đó quá nhu nhược nghe lời họ) để giành mọi quyền lợi, áp bức đè nén những đứa con chồng ngoan ngoãn, khéo léo nhưng không có ai bênh vực. Không chỉ bắt con riêng của chồng làm lụng vất vả, đầu tắt mặt tối mà còn mưu giết hại để tước đoạt quyền hạnh phúc của đứa con riêng như trong truyện Tấm cám, Hai chị em Vùi và Lu, Inh và Inh..., trong các truyện khảo sát, chúng tôi thấy mâu thuẫn xung đột chủ yếu giữa dì ghẻ và người con gái riêng của chồng. Điều này thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian, thứ nhất trong chế độ phụ quyền, người đàn ông bao giờ cũng giữ một vai trò khá lớn, do đó khi tạo xung đột giữa dì ghẻ với con trai chồng sẽ ít làm nổi bật nếu không giành một sự dụng công nghệ thuật lớn. Hơn nữa, người con gái nhỏ trong gia đình phụ quyền ít có vai trò, và yếu đuối sẽ dễ tạo được xung đột mâu thuẫn. Mối quan hệ đối kháng giữa dì ghẻ - con chồng một mặt phản ánh sắc nét một thực tế đang diễn ra trong gia đình phụ quyền và xã hội phân chia giai cấp. Mặt khác hàm chứa những ước mơ, khát vọng hạnh phúc của nhân dân lao động. Những người dì ghẻ, con của dì ghẻ tham lam luôn giành giật, 19 D C h o á Nguyễn Thị Thuý Ngân h t ậ t i i ố t t t ự /iiê p chiếm đoạt những gì đứa con riêng xứng đáng được hưởng và vì thế nên tự dẫn mình đến kết cục bi thảm như: Bị chết, bị biến thành loài vật, ngược lại những đứa con riêng tốt bụng, nhận phần thiệt thòi ban đầu, bị chèn ép, bóc lột ban đầu, cuối cùng được bù đắp một kết cục có hậu trọn vẹn. Tóm lại: Tiến hành khảo sát 25 truyện cổ tích thuộc kiểu truyện người con riêng, chúng tôi nhận thấy: Đây là một kiểu truyện khá tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, nó xuất hiện trong rất nhiều truyện cổ tích của các dân tộc. Là sản phẩm tất yếu của những biến động kinh tế và xã hội, kiểu truyện thường đi vào mô tả số phận của người con riêng - thành viên yếu thế trong gia đình và phản ánh nhưng xung đột gay gắt giữa người con riêng với các nhân vật đối lập (dì ghẻ, con của dì ghẻ). Điều này cho thấy giá trị 9 A hiện thực và ý nghĩa xã hội cua kiếu truyện. An chứa sau môi câu chuyện là sự cảm thông, bênh vực của tác giả dân gian đối với những số phận thiệt thòi, đau khổ như người con riêng. Đồng thời, việc lên án, tố cáo những kẻ có quyền lực như người dì ghẻ đã cho thấy sự phản kháng mãnh liệt của người lao động đối với những bất công trong gia đình giai đoạn này. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan