Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bài học tích hợp trong dạy học lớp 2 theo hướng ph...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bài học tích hợp trong dạy học lớp 2 theo hướng phát huy năng lực của học sinh

.PDF
48
1725
134

Mô tả:

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HẢ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƯƠNG THIẾT KẾ BÀI HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỚP 2 THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG Lực CỦA HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI • • • HỌC • Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học HÀ NỘI, 2015 B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HẢ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƯƠNG THIẾT KẾ BÀI HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỚP 2 THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG Lực CỦA HỌC SINH TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học N gư òi hướng dẫn khoa học TS. PHẠM QUANG TIỆP HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Quang Tiệp - Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên giúp tôi từng bước hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hương DANH MỤC VIET TAT Giáo viên : GV Học sinh : HS Nhà xuất bản : NXB Tự nhiên và Xã hội: TNXH Sách giáo khoa: SGK Sách giáo viên: SGV MỤC LỤC MỞ Đ ẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứ u.............................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên c ứ u ............................................................................................3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứ u ....................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3 7. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 4 Chương 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VIỆC THIÉT KẾ BÀI HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC Ở LỚP 2..................................... 5 1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 5 1.1.1. Tích h ợ p ............................................................................................................5 1.1.2. Dạy học tích h ợ p .............................................................................................5 1.1.3. Bài học tích hợp............................................................................................... 5 1.1.4. Thiết kế bài học tích hợp................................................................................ 6 1.2. Một số vấn đề lí luận về dạy học tích hợp.................................................... 6 1.2.1. Bản chất của dạy học tích họp........................................................................6 1.2.2. Cơ sở khoa học của dạy học tích h ọ p ........................................................... 7 1.2.3. Đặc trưng của dạy học tích hợp......................................................................7 1.2.4. Các hình thức tích hợp trong dạy học ở tiếu h ọ c ........................................8 1.2.5. Phân biệt dạy học tích hợp và dạy học một m ôn.....................................I I 1.3. Dạy học theo hướng phát triển năng lực................................................... 12 1.3.1. Khái niệm năng lự c ........................................................................................ 12 1.3.2. Các loại năng lực cần hình thành cho học sin h ........................................ 13 ỉ . 3.3. Định hướng dạy học hiện đại........................................................................ 13 1.3.4. M ối quan hệ giữa dạy học tích họp và việc phát triến năng lực cho học s in h 1.4. 14 Thực trạng dạy học tích hợp ở lớp 2 theo hướng phát huy năng lực của học sinh......................................................................................................................lổ Chưong 2 THIẾT KÉ BÀI HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỚP 2 THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG L ự c CỦA HỌC SINH.................18 2.1. Xây dựng nội dung dạy học tích hợp ở lớp 2 ..............................................18 2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học tích họp theo hướng phát huy năng lực của học sin h ......................................................................................18 2.1.2. Nội dung dạy học tích hợp trong chương trình lớp 2 theo hướng phát huy năng lực của học sin h ......................................................................................19 2.2. Thiết kế bài học tích hợp trong dạy học ở lớp 2 theo hướng phát huy năng lực của học sinh........................................................................................................ 20 2.3. Cách đánh giá trong dạy học tích hợp ở tiểu h ọ c .......................................24 2.3.1. Mục tiêu đánh g iá ......................................................................................... 25 2.3.2. Nội dung đánh g iá ........................................................................................ 25 2.3.3. Hình thức đánh g iá ......................................................................................... 26 2.3.4. Công cụ đánh g iá ............................................................................................26 2.3.5. X ử lí kết quả kiếm tra đánh giá đảnh g iả ................................................. 26 2.4. Một số bài học tích hợp trong dạy học ở lớp 2 ............................................. 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................39 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội hiện đại, tư duy và tầm nhìn chiến lược không chỉ đối với từng quốc gia, dân tộc mà ngay cả đối với từng tố chức, từng cá nhân. Với 4 trụ cột lớn của nền GD hiện đại hiện nay đó là: "Học để hiểu biết và sáng tạo, học để làm, học để chung sống và học để làm người" (Unessco). Trong quá trình phát triển từ nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại, xu hướng của các nước phát triển trên thế giới về đánh giá trong GD tiến tới chuân hóa, đánh giá thực tiễn và đánh giá sáng tạo. Nghị quyết Trung Ương 29 của Đảng ta đã chỉ rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là đối mới những vấn đề lớn, cấp thiết. Đó là chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phâm chất của người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội nhằm phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, biết yêu Tổ quốc, yêu gia đình, sống tốt và làm việc hiệu quả. Cụ thế đối với giáo dục tiếu học, tập trung phát triến trí tuệ, hình thành phẩm chất, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực, phẩm chất và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo và tự học. Đối mới chương trình nhằm phát triến năng lực và phẩm chất người học hài hòa đức, trí, thể, mĩ. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, tích hợp cao ở các 1 lớp dưới, phân hóa dần ở các lóp trên, giảm số môn học bắt buộc và tăng số môn học, chủ đề và các hoạt động giáo dục tự chọn. Cụ thể ở tiểu học chỉ còn 3 đến 6 môn học và 4 hoạt động thay cho 11 môn học và 3 hoạt động như hiện nay. Đối mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt cho học sinh.Với định hướng đối mới đó của giáo dục nước nhà, mục tiêu cuối cùng của giáo dục chính là hình thành và phát triển năng lực của người học. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nội dung hay phương pháp, phương tiện dạy học cuối cùng cũng chỉ hướng tới mục tiêu này. Thực tế giáo dục ngày nay, tích hợp đang là một trong số các giải pháp hiệu quả để hình thành năng lực cho người học được phổ biến và ưa chuộng ở nhiều quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nga, Nhật Bản... Dạy học tích hợp đã giải quyết được sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung các môn học, tránh được lối dạy học nặng về tri thức mà kém thực tiễn, ít thực hành. Dạy học tích họp mang lại cho người học những trải nghiệm vô cùng thú vị. Cùng một thời gian học tập song người học có cơ hội tiếp cận với kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, kiến thức khoa học được gắn liền với các kiến thức thực tiễn, gắn với kinh nghiệm sống của họ. Nội dung học tập trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, vừa gần gũi lại không kém phần mới lạ. Dạy học tích hợp cũng tạo cơ hội cho người học không chỉ tiếp nhận tri thức mới mà còn trở thành trung tâm của quá trình dạy học, luôn được thế hiện mình, bên cạnh đó không ngừng phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm. Chính quá trình làm việc nhóm này đã mang tới cho họ những cách thức giải quyết vấn đề đầy sáng tạo, kích thích mỗi thành viên tích cực hoạt động để giải quyết vấn đề. 2 Chương trình học tập ở lớp 2 hiện nay đang có những nội dung trùng lặp ở các môn học, một số nội dung không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, của thế giới và còn chưa phát huy hết năng lực của học sinh, nặng về kiến thức, chưa thực sự hấp dẫn, cuốn hút, khích lệ và phát huy năng lực học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế bài học tích hợp trong dạy học lớp 2 theo hướng phát huy năng nực của học sinh” nhằm góp một phần nhỏ vào công cuộc đối mới của ngành giáo dục nước nhà. 2. Mục đích nghiên cứu - Đe xuất quy trình thiết kế bài học tích hợp, đồng thời áp dụng quy trình đó để thực hành thiết kế một số bài học tích họp trong dạy học lóp 2 nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế bài học tích họp trong dạy học lớp 2. - Xây dựng nội dung dạy học tích họp ở lớp 2. Đe xuất quy trình thiết kế và thực hành thiết kế một số bài học tích họp trong chương trình lóp 2. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đổi tượng nghiên cứu: - Mối quan hệ về nội dung dạy học giữa các môn học trong chương trình lớp 2. 4.2. Khách thế nghiên cứu: - Quá trình dạy học các môn học trong chương trình lớp 2. 5. Phạm vi nghiên cứu - Do thời gian có hạn nên việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thiết kế bài học tích hợp trong dạy học lóp 2. 3 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3. Phương pháp xử lí số liệu 7. Giả thuyết khoa học Neu đề xuất được quy trình thiết kế bài học tíchhọp (từ chương trình và sách giáo khoa hiện hành) sẽ giúp giáo viên tiểu học tiếp cận tốt hơn với định hướng đổi mới giáo dục, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học theo hướng tăng cường năng lực cho học sinh. 4 Chưong 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC Ở LỚP 2 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “ 7Yc/z hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phẩn khác nhau thành một khôi chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thông nhât, sự hòa hợp, sự kêt hợp”. [14] 1.1.2. Dạy học tích hợp Theo tù' điển Giáo dục học: “(Dạy học) Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học [14] 1.1.3. Bài học tích hợp 1.1.3.1. Khái niệm Bài học tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết một chủ đề hoặc một phần vấn đề cụ thể, góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt động học tập của học sinh. [27] 1.1.3.2. Đặc điếm của bài học tích hợp - Bài học tích hợp định hướng việc tố chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. - Đòi hỏi người học tự thế hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm, với lóp. Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào giải quyết vấn đề. - Xác định được các năng lực mà người học cần nắm vững trong mỗi bài học. 5 - Bài học phải làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình, chủ đề... - Cần gắn lý thuyết với thực hành trong bài học. - Bài học cần định hướng cho học sinh các hoạt động,cáckiến thức, kĩ năng cần hình thành... 1.1.3.3. Vai trò của bài học tích hợp - Giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS. - Nâng cao năng lực của người học, giúp học sinh có đầy đủ phâm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. - Các bài học theo hướng tích họp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh” ... làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng... 1.1.4. Thiết kế bài học tích hợp Thiết kế bài học tích hợp là xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian,... mà người dạy tố chức cho người học chủ. [Internet] 1.2. Một số vấn đề lí luận về dạy học tích họp 1.2. /. Bản chất của dạy học tích hợp Bản chất của tổ chức dạy tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một không gian, thời gian. Điều này có nghĩa khi dạy một kỹ năng nào đó, phần kiến thức chuyên môn liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và được thực hành kỹ năng ngay. Cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm. Với cách hiếu đơn giản như vậy là chưa đủ mà đằng sau nó là cả một quan điểm giáo dục theo mô hình năng lực. Tích hợp đề cập đến các yếu tố sau: 6 - Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế theo modul định hướng năng lực. - Phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hướng giải quyết vấn đề và định hướng hoạt động. 1.2.2. Cơ sở khoa học của dạy học tích hợp Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thế giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tống hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích họp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Vì vậy, tích họp các nội dung giáo dục hay nói cách khác đó là cần tiến hành dạy học tích họp để giảm số môn học, nội dung học tập và tăng cường được chất lượng dạy và học. 1.2.3. Đặc trưng của dạy học tích hợp Thực tế đã chứng minh trong giáo dục, việc nghiên cứu để tích họp các nội dung học tập ở trường tiếu học là rất cần thiết. Bởi tích hợp là thiết kế các nội dung và tổ chức các hoạt động khác nhau có liên quan thành một thể thống nhất để học sinh có cơ hội phối hợp và áp dụng các kinh nghiệm, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau khi tìm hiếu kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong quá tình học tập.Việc tích họp được tiến hành một cách khoa học họp lí sẽ làm cho nội dung và hình thức học tập của học sinh trong mỗi bài học trở nên phong phú, hấp dẫn hơn; học sinh biết được nhiều kiến thức hơn và việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng của học sinh sẽ trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. 7 Tích hợp còn có tác dụng giảm bớt đầu môn học, tăng thời gian vật chất cho mỗi chủ đề, nội dung học tập. Nhờ đó, học sinh được học sâu hơn về mỗi nội dung học tập; giáo viên có điều kiện tổ chức các hoạt động trong giờ học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. 1.2.4. Các hình thức tích hợp trong dạy học ở tiêu học 1.2.4.1. Tích họp trong nội bộ môn học Với tích hợp trong nội bộ môn học, các môn, các phần được học riêng. Tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp và khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong môn học. Trong môn học tích hợp là tống họp trong một đơn vị học, thậm chí trong một tiết dạy học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc chiều dọc. a. Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng thuộc mạch/phân môn này với kiến thức kĩ năng thuộc mạch/phân môn khác. Ví dụ, trong môn Tiếng Việt ở tiểu học: - Tích hợp các phân môn Tập đọc, Ke chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu xung quanh chủ điểm các bài đọc. - Tích họp kiến thức, kĩ năng về từ trong các bài Tập làm văn, Chính tả, Tập đọc. - Tích hợp kĩ năng viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu trong các bài Tập làm văn,... b. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục). Cụ thể là: kiến thức, kĩ năng của lớp trên, bậc học tên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới. Ví dụ, trong môn Tiếng Việt: - Các chủ điếm Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước được lặp đi lặp lại 4 lần ở phần Luyện tập tổng hợp lớp 1, có tăng dần mức độ khó. - Các kiến thức, kĩ năng về danh từ ở lóp 4 có liên quan và được hình thành từ kiến thức về từ chỉ sự vật ở lớp 3 ,2 . - Các kiến thức, kĩ năng về chủ ngữ, vị ngữ của câu (lớp 4) có liên quan và được hình thành từ kiến thức, kĩ năng về bộ phận chính thứ nhất, bộ phận chính thứ hai của câu (lớp 3), đặt và trả lời câu hỏi cho các bộ phận câu trong câu (lóp 2). 1.2.4.2. Tích hợp đa môn Tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Trong tích hợp đa môn, một đề tài có thế nghiên cứu theo nhiều môn học khác nhau, các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tố chức các “chuân” nhiều môn học xoay quanh một chủ đề/đề tài/dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. Ví dụ: - Học sinh có thế học về nội dung vệ sinh môi trường trong các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội. - Các em có thể học cách giao tiếp lịch sự trong môn Tiếng Việt hoặc môn Đạo đức... ỉ . 2.4.3. Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Tích hợp liên môn là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua các lớp. Ví dụ: 9 - Trong chương trình hiện hành (và cả chương trình dự kiến) có khả năng nhiều môn được xây dựng theo hình thức tích hợp liên môn và hiệu quả của hình thức tích họp này đã được khẳng định trong thực tế. - Các môn học Tìm hiểu tự nhiên và Tìm hiểu xã hội được thể hiện thành các môn học Tự nhiên và Xã hội ở tiếu học. - Hoạt động giáo dục được dự kiến trong chương trình tương lai sẽ tích họp các nội dung Thể dục, Âm nhạc, M ĩ thuật (bao gồm cả Thủ công) và Hoạt động tập thể, ... ỉ . 2.4.4. Tích hợp xuyên môn (Transdiscỉplỉnary ỉntegratỉon) Trong cách tiếp cận tích họp xuyên môn, giáo viên tố chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích họp xuyên môn, học sinh có thê học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điếm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học. Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngũ’ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyện môn là học theo dự án (prọịect - based leaming) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum) Học theo dự án là phương pháp học tập trong đó giáo viên giao một “dự án” cho người học, người học cần họp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động. Học theo dự án giúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập chương trình, hiện thực hóa chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết vấn đ ề ,... Thương lượng chương trình học là phương pháp học tập trong đó có sự “thỏa thuận” giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn chương trình phù họp với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyền 10 tham gia vào quá trình thiết kế chương trình học. Thương lượng chương trình học giúp người học tự tin và hứng thú hơn trong học tập, giúp người dạy chọn nội dung, học liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp người học, giúp người quản lí thấy được chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo. 1.2.5. Phân biệt dạy học tích hợp và dạy học m ột môn Thực ra không cần và không thể phân biệt một cách tuyệt đối dạy học tích hợp và dạy học một môn. Bởi vì một trong các hình thức tích hợp là tích họp trong nội bộ môn học. Điều đó cũng có nghĩa là trong nội dung moi môn học, ở mức độ nhất định, đều có sự thích hợp. Do vậy, những khác biệt giữa dạy học tích họp và dạy học một môn được nhắc đến ở đây chỉ là tương đối, không phủ nhận sự tích hợp trong nội bộ mỗi môn học. Phương Dạy học tích hợp Dạy học một môn diện Miêu tả Hướng đên mục tiêu chung của một sô Hướng đên mục tiêu nội dung thuộc nhiều môn học khác nhau riêng của mỗi môn học Bản chât Phạm vi rộng, ưu tiên các mục tiêu chung Phạm vi hẹp, thường của mục của nhiều môn học. tập trung vào việc hình tiêu theo thành các kiến thức và đuổi kĩ năng, thái độ đặc thù của môn học. Kê hoạch Kêt nôi những tình huông có liên quan Xuât phát từ một tình dạy học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với lợi huống có liên quan ích và sự quan tâm của học sinh, của cộng tới nội dung của một đồng. môn học. Tô chức Hoạt động học xuât phát từ vân đê cân Hoạt động học diên dạy học giải quyết hoặc một dự án cần thực hiện, ra theo tiến trình đã 11 việc tự chủ giải quyêt vân đê cân dựa trên dự kiên. Người thiêt các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học kế kế hoạch hoạt khác nhau. Học sinh có thế cùng giáo động thường là giáo viên thiết kế kế hoạch hoạt động. Trung viên. Nhân mạnh đặc biệt đên sự phát triên và Đặc biệt nhăm tới tâm của làm chủ mục tiêu lâu dài như là các việc việc dạy phương pháp, kĩ năng và thái độ của tiêu ngắn hạn như làm chủ mục kiến thức, kĩ năng người học. đặc thù của môn học. Kêt quả Hình thành và phát triên kiên thưc và kĩ Hình thành, phát triên của việc năng, thái độ gắn với một chủ đề có liên kiến thức và kĩ năng, học quan đến nội dung của nhiều môn học, thái độ gắn với nội nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. dung cụ thể bài học. 1.3. Dạy học theo hướng phát trỉến năng lực 1.3.1. Khái niệm năng lực Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng họp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì năng lực có thể được hiểu theo hai nét nghĩa: (1) Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó. (2) Là một phấm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng đế hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao. Như vậy, từ hai nét nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực là một cái gì đó vừa tồn tại ở dạng tiềm năng vừa là một khả năng được bộc lộ thông qua quá trình giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. [18, tr. 157] 12 Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách họp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thế hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đối của xã hội. [26, Internet] 1.3.2. Các loại năng lực cần hình thành cho học sinh Các năng lực chung cốt lõi + Năng lực hợp tác + Năng lực giao tiếp + Năng lực tìm kiếm, tố chức, xử lí thông tin + Năng lực sử dụng công nghệ + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực đối phó với các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Ngoài ra, theo Thông tư 30 hiện nay, học sinh có thêm một số năng lực như: Tự phục vụ, tự quản; Tự học và giải quyết vấn đề. 1.3.3. Định hưởng dạy học hiện đại Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành T.Ư khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành T.Ư khóa XI với nội dung Đôi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH hiện nay. Nghị quyết đặt mục tiêu chung tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, xây hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hon công cuộc dựng,bảo vệ Tố quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất