Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng

.PDF
53
571
140

Mô tả:

rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’ phạm 3K « Qỉệi 2 3UtOÓ. luận, tối nựliiêp TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN TRẰN THỊ THỦY DƯƠNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ N Ộ I-2011 ĩ7r(ìn QhỊ (ĩJhnặ (Dưtínạ. 1 3C'ỉ:Ị^tì —Qlgữnăn rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tốt nụhiêp LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Mặc dù có những cố gắng tìm tòi nhất định, song khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả khóa luận rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các thầy cô và các bạn sinh viên. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Thùy Dương x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 2 ^ 3 3 ® —Qlqữoăn rTntồnụ (Ị)ại ht><‘rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tốt nụhiêp LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thảnh dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ths. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực - Kết quả nghiên cứu này không thể trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Thùy Dương x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 3 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. Cĩrtứnụ ® ạt họe Sư phạnt 5K(V Qlệi 2 JChoủ luận, tối nụhìĩp MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tà i...........................................................................................6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề ...........................................................................7 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khóa luận..............................................................11 4. Giới hạn của đề tà i.................................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................12 6. Đóng góp của khóa luận............................................................................12 7. Bố cục của khóa luận................................................................................11 Chương 1: Những vẩn đề chung về nhân vật văn học và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đỗi mới............................................................... 12 1.1 .Khái niệm nhân vật văn học và vai trò của nhân vật văn học.................13 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học..........................................................12 1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học........................................................... 16 1.2. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi m ới................................................................................................ 17 1.2.1. Nhân vật tiểu thuyết........................................................................ 17 1.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi m ớ i....................19 Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Dương Hướng..........................................22 2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người và sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986.................................................................................... 22 2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người...............................23 xĩrần Ưhi Ưhuặ ^tìutínụ 4 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. '^ĩnứnụ ® ạt họe Sư phạm 5K(V Qlệi 2 JChoủ luận, tết nụhiĩp 2.1.2. Vài nét về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986......................................... 25 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Dương Hướng. 29 2.2.1. Con người là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân......................................................................................................... 30 2.2.2. Con người lưỡng diện.......................................................................35 2.3. Các dạng thức nhân vật cơ bản............................................................... 38 2.3.1. Nhân vật có số phận bất hạnh...........................................................39 2.3.2. Nhân vật anh hùng - bi kịch............................................................. 48 2.3.3. Nhân vật ở phía bên kia chiến tuyến............................................... 54 2.3.4. Nhân vật có số phận thăng trầm thay đổi theo thời cuộc............... 56 2.3.5. Nhân vật tham vọng..........................................................................60 2.3.6. Nhân vật thánh thiện.........................................................................65 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng....................................................................................................66 3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân v ậ t.............................................. 69 3.2. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.........................................76 3.3. Ngôn ngữ nhân vật.................................................................................. 83 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại...........................................................................84 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm............................................................. 87 KẾT LUẬN....................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................94 x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 5 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. 3CkúÁluận, tốt nựliiêp rTntònụ (Ị)ạ i họe. Sư. p h ạ m , TÙỄL Q ỉệ i 2 M Ở ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bàn về tiểu thuyết, Milan Kundera, tiểu thuyết gia xuất sắc người Pháp gốc Tiệp cho rằng: “Tiểu thuyết là một trong những vị trí cuối cùng mà ở đó con người còn có thể giữ được những mối quan hệ của mình với cuộc sống trong tổng thể” [Dan theo 29; 102]. Nhận định này đã nhấn mạnh đến một đặc trưng (và cũng là ưu thế) của tiểu thuyết so với các thể loại khác, đó là khả năng thể hiện cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động từ nhiều chiều kích thông qua những mối quan hệ đa dạng và phức tạp của con người. Trên văn đàn Việt Nam hơn hai mươi năm trở lại đây, tiểu thuyết - với những ưu thế của nó đã có sự phát triển mạnh mẽ và biến đổi sâu sắc và ngày càng khẳng định được vai trò là “xương sổng”, là “cột trụ’’ của nền văn học. Thực tế cho thấy, những hiện tượng mới lạ, những cách tân táo bạo gây xôn xao dư luận, gây không ít những tranh cãi gay gắt, những diễn biến phức tạp và bất ngờ của quá trình tiếp nhận văn học,... hầu như diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực tiểu thuyết. Một trong những gương mặt tiểu thuyết độc đáo, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tiểu thuyết đương đại Việt Nam - đó là nhà văn Dương Hướng. Những đóng góp của Dương Hướng không phải là những đổi mới đột phá về thi pháp mà là ở nội dung tác phẩm khi ông đi sâu vào khám phá và phản ánh những góc khuất của lịch sử, những ẩn ức trong tâm hồn người mà không ít nhà văn đã kiêng dè. Từ đó, tiểu thuyết của ông đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn về con người một cách chân thực, mới mẻ và sâu sắc. Lựa chọn tiểu thuyết Dương Hướng, người nghiên cứu sẽ có được cái nhìn lịch sử - cụ thể về những bước đầu cách tân của tiểu thuyết Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời tác giả khóa luận có điều kiện đi sâu tìm x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 6 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. Cĩrtứnụ ® ạt họe Sư phạnt 5K(V Qlệi 2 JClx,ú, luận, tối nụhìĩp hiểu, nắm vững hơn đặc trưng diện mạo và một số diễn biến của thể loại này trong tiến trình văn học đương đại. 1.2. Trong tiểu thuyết, nhân vật luôn đóng vai trò là yếu tố hạt nhân, kết đọng những tư tưởng, tình cảm của tác giả, giống như “đứa con tinh thần ” của tác giả. Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, bạn đọc có thể thấy được sự tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật càng được xây dựng chân thực, sống động bao nhiêu thì tác phẩm càng có sức sống mạnh mẽ và lâu bền. Văn học chính là “tấm gương phản chiểu đời sống” thông qua phương tiện chủ yếu của nó là nhân vật. Tiếp cận tiểu thuyết Dương Hướng, tác giả khóa luận nhận thấy sự trăn trở về con người một cách mãnh liệt của nhà văn thể hiện qua việc lựa chọn và xây dựng hệ thống nhân vật. Có thể thấy, Dương Hướng là một nhà văn đã khắc họa khá rõ chiều sâu trong tâm hồn người, đặt ra được những câu hỏi lớn của thời đại khiến mọi người phải trăn trở, suy ngẫm, nhận thức lại lịch sử, nhìn nhận lại những vấn đề đang hiện hữu của cuộc sống con người. Vì những lý do nêu trên, có thể khẳng định, nghiên cứu đề tài “Thể giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực để tác giả khóa luận có thể tìm ra những điểm độc đáo trong tiểu thuyết của Dương Hướng và đánh giá đúng những đóng góp của nhà văn vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Dương Hướng, đặc biệt là các tiểu thuyết của ông. Các bài bình luận về tiểu thuyết Dương Hướng khá hạn chế, phần nhiều là các bài giới thiệu sách. Bàn về tiểu thuyết Ben không chồng, nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét: xĩrần Ưhi Ưhuặ ^tìutínụ 7 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 3UtOÓ. luận, tối nựliiêp “Đến Bển không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân bị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn”, “Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người”. Tiểu thuyết Ben không chồng được Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim. Bộ phim Ben không chồng đã gây được tiếng vang lớn đối với người xem. Những cảnh phim như những cảnh đời hiện lên đầy ám ảnh, day dứt. Hầu như toàn bộ cốt truyện, nhân vật, lời thoại,... đều được tác giả khai thác triệt để. Tuy vậy, cách kết thúc truyện và số phận của nhân vật cũng được thay đổi ít nhiều, như cảnh con trai mụ Hơn hy sinh ngoài mặt trận gây ra nhiều xúc động. Thế nhưng cái chết của Nguyễn Vạn trong phim lại chưa có sức hút so với tiểu thuyết. Cái chết của Nguyễn Vạn là do hối hận về tội lỗi đã gây ra cho Hạnh và vì hạnh phúc của Nghĩa và Hạnh, đồng thời cái chết đó cũng là sự “hóa giải” cho những lầm lạc của quá khứ. Còn kịch bản phim lại hướng vào nguyên nhân cái chết của Vạn là do áp lực của tập tục, dư luận. Sau đó, tiểu thuyết Ben không chồng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, cho thấy sức cuốn hút của tiểu thuyết đối với độc giả trên thế giới. Trên Tạp chỉ Nhà văn (số 9 - 2009), GS Phong Lê có bài khái quát tiểu thuyết Dương Hướng với nhan đề: Từ “Bến không chồng” đến “Dưới chỉn tầng trời”. Trong bài viết của mình, nhà phê bình Phong Lê cho rằng “Dưới chỉn tầng trời” là một bước tiến so với “Bến không chồng” trên nhiều phương diện như sự mở rộng phạm vi phản ánh, sự thay đổi trong hướng vận động của cốt truyện,... Đặc biêt, ông nhấn mạnh đến sự đa dạng về hệ thống nhân vật, sự thay đổi của số phận người qua việc điểm xuyết đến số phận của một số nhân vật như Hạnh, Dâu, Thắm, Vạn, Nghĩa (Ben không chồng)', Trần Tăng, Đào Kinh, Thu Cúc,... {Dưới chỉn tầng trời). x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 8 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tối nựliiêp Trên trang web của Hội nhà văn Việt Nam, giáo sư Hoàng Ngọc Hiến có bài viết: “Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết “Dưới chỉn tầng trời”. Trong bài viết này, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã nêu bật “linh hồn” của tác phẩm qua việc phân tích một số nhân vật trung tâm: Yến Quyên, Hoàng Kỳ Trung, Trần Tăng, Đào Kinh, Hoàng Kỳ Nam, Đào Thanh Măng, Thu Cúc,... Hoàng Ngọc Hiến còn đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Dương Hướng, đồng thời cũng nêu bật tư tưởng chủ đề của truyện. Ngoài ra còn có một số bài viết đưa ra nhận định chung hoặc tìm hiểu những nét độc đáo ở các phương diện khác nhau về nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật,... trong từng tiểu thuyết cụ thể của Dương Hướng, tiêu biểu là bài của: Trần Thị Phương Thảo với nhan đề: “Dương Hướng sau Bển không chồng”, đăng trên Tạp chỉ Vãn nghệ Quân đội số 7 - 2008 và bài của Phạm Giang: “Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Dưới chỉn tầng trời của Dương Hướng”, đăng trên http://duonghuongnv.blogspot.com Đây là nguồn tư liệu tham khảo để tác giả khóa luận có thêm cơ sở triển khai về các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Dương Hướng. v ề tiểu thuyết Dương Hướng, bên cạnh những bài viết có tính chất bình luận trên còn có những bài phỏng vấn, giới thiệu về nhà văn Dương Hướng. Tiêu biểu trong số đó là: Bài phỏng vấn của Tiểu Quyên với Dương Hướng về quá trình viết tiểu thuyết Dưới chín tầng trời với nhan đề “Dưới chỉn tầng trời mười lăm năm thai nghén ” đăng trên báo Người lao động. Nguyễn Duy Liễm với bài viết: “Tản mạn về nhà văn Dương Hướng”, đăng trên Gió đổng quê blog.com x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 9 ^ 3 3 ® —Qlqữoăn rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tối nựliiêp Hữu Tuân với bài: “Dưới chín tầng trời - bức tranh hiện thực hoành tráng” đăng trên http://duonghuongnv.blogspot.com Những bài phỏng vấn này sẽ giúp chúng tôi có điều kiện nắm bắt một vài điểm cơ bản trong tư tưởng, quan niệm của nhà văn về quan niệm văn chương cũng như quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người - những yếu tố chi phối đến sáng tác của tác giả. Tiểu thuyết Ben không chồng cũng được điểm tên hoặc phân tích ở các mức độ khác nhau trong các bài bàn về văn xuôi sau 1975 in trong: “Văn học Việt Nam sau 1975 - những vẩn đề nghiên cứu và giảng dạy’’ của tác giả Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (đồng Chủ biên). Qua tìm hiểu các bài viết về Dương Hướng, chúng tôi rút ra kết luận: 1. Tác giả các bài viết đều đi tới khẳng định sự độc đáo và những điểm mới chủ yếu trên phương diện về nội dung của tác phẩm. 2. Đây đó rải rác trong các bài viết đã có những nhận xét mang tính gợi mở về thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng. Nhìn chung những bài viết này phần nhiều nghiêng về giới thiệu sách chứ chưa đi sâu vào phân tích nhân vật. Vì vậy, đề tài mà chúng tôi thực hiện không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào trước đó. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, tác giả khóa luận mạnh dạn triển khai nghiên cứu với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 10 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tối nựliiêp 3. Mục tiêu, nhiệm yụ của khóa luận 3.1. Mục tiêu của khóa luận Khóa luận hướng tới tìm ra những điểm độc đáo, nổi bật trong cách tiếp cận con người, những dạng thức nhân vật tiêu biểu và những yếu tố nghệ thuật chủ đạo qua xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng. 3.2. Nhiệm vụ của khóa luận 3.2.1. Học tập và nắm vững lí luận về nhân vật văn học nói chung, nhân vật tiểu thuyết nói riêng, chỉ ra những nét nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. 3.2.2. Chỉ ra những điểm mới trong việc tiếp cận, khai thác nhân vật, nắm được những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Dương Hướng và phân tích nét độc đáo cũng như hiệu quả của các yếu tố nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng. 4. Giới hạn của đề tài 4.1. về nội dung Với đề tài đã chọn, tác giả khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng qua các tiểu thuyết tiêu biểu. 4.2. về tư liệu Tác phẩm mà tác giả khóa luận lựa chọn nghiên cứu gồm hai tiểu thuyết tiêu biểu nhất của Dương Hướng, đó là: 1 -Ben không chồng [NXB Hội nhà văn, 1990] 2 -Dưới chín tầng trời [NXB Hội nhà văn, 2007] x ĩrầ n Ư h i Ư h u ặ ^tìu tín ụ 11 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 3UtOÓ. luận, tối nựliiêp 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống 5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật 5.3. Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng 5.4. Phương pháp thống kê, so sánh 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. Khái quát lí thuyết về nhân vật văn học, vận dụng để tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng. Nêu ra được những điểm cơ bản về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. 6.2. Chỉ ra và phân tích những khía cạnh trong việc tiếp cận con người, tìm hiểu những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Dương Hướng, phân tích được những yếu tố độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả này. Qua đó, góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp quan trọng của Dương Hướng vào quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 7. Bố cuc của khóa luân • • Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được triển khai theo các chương: Chương 1: Những vấn đề chung về nhân vật văn học và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và các dạng thức nhân vật cơ bản Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng x ĩrầ n ư h i ư h u ặ ^ tìu tín ụ 12 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’phạm 3K« Qỉệi 2 3UtOÓ. luận, tối nựliiêp CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1.1. Khái niềm nhân vât và vai trò của nhân vât • • văn hoc • • văn hoc • 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học • • • Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personạị). Hơn 2000 năm trước đây, trong tiếng Hy Lạp cổ, “persona” vốn mang ý nghĩa “cái mặt nạ” - một dụng cụ biểu diễn của diễn viên. Nhưng sau đó nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học. Đôi khi, nhân vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ này lại có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật” (persona). Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật ngữ “tính cách” lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác, không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về “suy tư”, và cũng không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy các thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học. “Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ. Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất. x ĩrầ n ư h i ư h u ặ ^ tìu tín ụ 13 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. 3Chữá luận, tất nụhìĩp Cĩrtứnụ ® ạ t họe Sư phạnt 5K(V Qlệi 2 Bàn về nhân vật văn học, trong giới nghiên cứu, phê bình cũng có khá nhiều những ý kiến khác nhau. Chúng tôi tiến hành khảo sát một số quan niệm về nhân vật có trong các từ điển và giáo trình lí luận văn học. Các tác giả Từ điển văn học (tập 2) đã xác nhận: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [19; 86]. Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó với các yếu tố của hình thức tác phẩm. Có thể nói đây là một định nghĩa tương đối toàn diện về nhân vật văn học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên canh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [2; 24]. Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học. Nhà nghiên cứu còn quan tâm chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở thành nhân vật văn học. xĩrần Ưhi Ưhuặ ^tìutínụ 14 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’ phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tối nựliiêp Các tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm về nhân vật có phần thu hẹp hơn: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học... chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” [9; 235]. Một số nhà nghiên cứu khác lại định nghĩa nhân vật dựa trên tiêu chí chức năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn học. Nhân vật là phương tiện để nhà văn tái hiện đời sống, mở rộng thế giới nghệ thuật của tác phẩm: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con đường miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [18; 277]. Trong Giáo trình Lí luận văn học (tập 2) - sách dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm, những người biên soạn sách có xu hướng nghiên cứu nhân vật trong tư cách là đối tượng để nhà văn khái quát, phân tích đời sống và tái hiện bằng các phương tiện đặc trưng của văn chương: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức và tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [25;73]. Như vậy giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể (thậm chí có một số điểm khác nhau) về nhân vật văn học trên cơ sở tìm hiểu những nét nổi bật về nhân vật. Song xét một cách chung nhất, các ý kiến đều gặp nhau trong sự khẳng định: nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó. Những quan niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong sáng tác của Dương Hướng nói riêng. x ĩrầ n ư h i ư h u ặ ^ tìu tín ụ 15 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. ÇJntffng DCtvùá. luận, tối nựliiêp họe rV/í’ phạm 3K à Qỉệi 2 1.1.2. Vai trò của nhăn vật văn học Ngay trong định nghĩa của Từ điển văn học, chúng ta đã nhận thấy một số nét cơ bản về vai trò của nhân vật văn học. Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”, đóng vai trò tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm. Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn Dần luận nghiên cứu văn học, G. N. Pospelov nhấn mạnh: “Nhân vật là phương tiện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [Dần theo 22]. Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá - lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả, chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Có thể khái quát một số vai trò cơ bản của nhân vật như sau: Thứ nhất, nhân vật là phương tiện quan trọng để nhà văn khái quát hiện thực đời sống, đồng thời miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội. Thứ hai, nhân vật là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời sống vô cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc. Thứ ba, thông qua nhân vật, nhà văn có thể biểu hiện tư tưởng, quan niệm về con người và cuộc sống. ÇJran ÇJhi ưhuặ ^tìutínụ 16 ЭСЗЗО) —Qlgữoán rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’ phạm 3K« Qỉệi 2 3UtOÓ. luận, tối nựliiêp Thứ tư, nhân vật quyết định hình thức tác phẩm và tạo mối liên kết giữa các yếu tố thuộc hình thức tác phẩm. Hiểu được vai trò của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài này. 1.2. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 1.2.1.Nhân vật tiểu thuyết Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết, vì thế, cũng được xây dựng theo những cách riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức hiện thực theo chiều rộng và chiều sâu của thể loại này. M. Bakhtin - tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng Lí luận và thỉ pháp tiểu thuyết, đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trưng của tiểu thuyết trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật. Những nhận định của M. Bakhtin về đặc trưng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao và còn nguyên tính thời sự. Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần phải được phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở những đặc trưng cơ bản sau: Trước hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện trong thì hiện tại chưa hoàn thành, trong quá trình biến đổi, trưởng thành và chịu mọi tác động của đời sống. Do đó, nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con người nếm trải”, những “con người chưa hoàn kết” [3; 290] và phải tự làm ra chính mình bằng hành động của mình. Trong khi đó, nhân vật trong các thể loại kia lại được thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã được hình thành. x ĩrầ n ư h i ư h u ặ ^ tìu tín ụ 17 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’ phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tối nựliiêp Nhân vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của nó” [3; 80]. Bởi trên thực tế, con người không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác lịch sử - xã hội hiện hữu. Trong tiểu thuyết, tính thuần toàn của con người biến mất. Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập giữa con người bên ngoài và con người bên trong. Ở nhân vật tiểu thuyết, luôn luôn tồn tại “một con người bên trong con người”. Tuy nhiên, sự phân lập đó không làm giảm đi sức sống và tính chân thực trong hình tượng nhân vật. Ngược lại, “sự sống đích thực của cái bản ngã diễn ra dường như ở chính cái điểm con người không trùng hợp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con người vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó, như một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem, có thể nhận định, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lưng nó [3; 292]. M. Bakhtin còn khẳng định: Nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu được khám phá từ chiều sâu tâm lí. Tiểu thuyết truyền thống hay hiện đại đều hướng tới tìm tòi và thể hiện thế giới bên trong đầy ảo diệu của con người, cái được gọi là “sự thật ý thức bản thân” [3; 284], hay “ẩn mật bản ngã”. Nhân vật tiểu thuyết, trong tư cách là một quan điểm, một cách nhìn thế giới và bản thân, được miêu tả thực sự, không hòa lẫn với tác giả, không trở thành cái loa phát tiếng nói tác giả. Cái được khám phá và thể hiện ở nhân vật không phải là “hiện thực về nó” mà là “cái kết quả cuối cùng của nhân vật về bản thân và về thế giới của mình” [3; 267]. Và đó mới là trọng tâm xây dựng nhân vật. Gần đây, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật tiểu thuyết như ý kiến của Alain Robbe Grillet, Milan Kundera, Nathalie Sarraute,... Quan niệm của các nhả văn, nhà nghiên cứu nói trên không đối lập với những gì M. Bakhtin đã chỉ ra mà là sự tiếp nối những quan niệm của ông. Chúng tôi xin trích ra một ý kiến tiêu biểu của Milan Kundera. M. Kundera cho rằng: “Tiểu thuyết là một sự chiêm nghiệm về cuộc đời được nhìn thấy thông qua những nhân vật tưởng tượng” [Dần theo 29; 107]. Theo Milan Kundera, nhân x ĩrầ n ư h i ư h u ặ ^ tìu tín ụ 18 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’ phạm 3K« Qỉệi 2 DCtvùá. luận, tối nựliiêp vật không phải là sự mô phỏng con người thật mà hoàn toàn có thể là một con người tưởng tượng, một “cái tôi thử nghiệm” [29; 109]. Song điều đó không có nghĩa là nhà văn xa rời thực tế mà vẫn phải bám sát các vấn đề đời sống trong quá trình xây dựng nhân vật. Trên cơ sở một “chủ nghĩa hiện thực toàn vẹn”, “chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa cao nhất” [3; 295], nhà văn khám phá và miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người, nhìn thấy chiều sâu ấy ở ngoài mình, ở tâm hồn những người khác qua trải nghiệm và qua thử nghiệm. M. Kundera yêu cầu tiểu thuyết phải nắm bắt được “cái tôi” - đời sống bên trong của con người, cái cô đọng toàn bộ “cục diện hiện sinh của nó” [29; 108]. Những đặc trưng trên đây của nhân vật tiểu thuyết được đúc kết từ thực tiễn sáng tác tiểu thuyết từ trước đến nay và sẽ quay lại để soi sáng, làm cho chúng ta hiểu sâu hơn về những sáng tác tiểu thuyết đương đại. 1.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đỗi mới Văn học Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới. Tiểu thuyết đương đại bị chi phối mạnh mẽ bởi một kiểu cảm quan riêng, về cơ bản, có thể xem đây là một kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt mang đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trước đó. Cùng với sự biến mất niềm tin vào chân lí tuyệt đích, người ta nói về sự biến mất của nhân vật trong văn học: “Nhân vật đã bị phế bỏ mà không được thay thế... Trong cuộc viễn du sang đầu mút của đêm khuya, nhân vật đã thải bỏ dần dần tất cả những gì khiến nó nên người, để trở thành những bóng ma vô danh mà người ta chỉ nghe được giọng nói” [1; 75]. Những nhân vật trong “tiểu thuyết siêu mới” đã không còn là nhân vật theo đúng nghĩa của nó. Nó chỉ là những mảnh vỡ manh mún, hay chỉ là một suy nghĩ thoáng qua, một dòng ý thức, một sự ám ảnh... Các nhà văn thời kỳ đổi mới không quan tâm đến cái gọi là nhân x ĩrầ n ư h i ư h u ặ ^ tìu tín ụ 19 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán. rTntồnụ 0 ạ t họe rV/í’ phạm 3K« Qỉệi 2 3UtOÓ. luận, tối nựliiêp vật điển hình, tính cách điển hình. Trung tâm hứng thú của họ là vạch ra và tái hiện một cách sinh động những chất liệu tâm lí mới mẻ, là khám phá những gì đang diễn ra trong miền nội tâm khuất tối, những bí mật sâu thẳm nhất của con người. Nhân vật tiểu thuyết mới chỉ còn lại trong “cái tôi”. Nó ám ảnh độc giả về “những ảo tưởng, mộng mơ, những ác mộng của chính tôi” [1; 76]. Việc hướng tới khai thác đời sống ở khía cạnh hiện thực tâm lí đã khiến cho những cách thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết trước đây không còn phù hợp. Các nhà văn đương đại đã bứt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống để đi tìm những yếu tố, chất liệu mới mẻ tiềm tàng khả năng trong việc phản ánh đời sống ở bề sâu bí ẩn: “kết họp trong tác phẩm những yếu tố thực với những yếu tố bịa, ảo... bóc trần tính ước lệ của văn học trong quá trình sử dụng chúng” [1; 27], “ngôn tò như đang trong trạng thái sôi trào dưới sự chuẩn xác của các nỗi đam mê huyền ảo” [1; 406]. Trong thời đại công nghệ thông tin, mở cửa đón nhận những hiện đại và luồng văn hóa khác nhau trên thế giới, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Nam trong thời kỳ đổi mới nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học đổi mới trên thế giới, đặc biệt là cảm quan về đời sống và các vấn đề kĩ thuật. Tuy nhiên, sự cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay chưa đạt đến mức độ triệt để như tiểu thuyết đương đại thế giới. Nhân vật vẫn tồn tại tính cách. Các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới thân phận của con người, quan tâm đến con người trong tính nhân loại phổ biến. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì sau 1975 kết đọng ở những thành tựu nổi bật của những tác giả đi tiên phong trong công cuộc cách tân thể loại như: Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Thuận,... Chúng ta có thể nhận thấy những đổi mới cơ bản của các cây bút x ĩrầ n ư h i ư h u ặ ^ tìu tín ụ 20 TC.Ỉ.ỈOỮ—Qlgữ oán.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan