Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh

.PDF
57
2516
159

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÀO THỊ THANH HẢI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học thiếu nhỉ Ngưòi hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cô đã đưa ra những góp ý cụ thể cho công trình và luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, những thầy cô đã từng dạy dỗ tôi, Thư viện trường nơi tôi tìm được nhiều kiến thức và tài liệu hỗ trợ cho việc làm khóa luận này, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian của khóa học. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên LỜI CAM ĐOAN Đào Thỉ Thanh Hải Đe tài khóa luận: “Thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Kết quả thu được ừong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Đào Thị Thanh Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. ......................................................................................................... Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 7 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................... 8 NỘI DUNG ........................................................................................................ 9 Chương 1. ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHÂM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH ........................................................ 9 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật............................................... 9 1.1.1. Khái niệm nhân vật.......................................................................... 9 1.1.2. Thế giới nhân vật ........................................................................... 11 1.2. Những kiểu loại nhân vật nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh .................................................................................................. 13 1.2.1. Nhân vật trẻ em ............................................................................. 14 1.2.2. Nhân vật người lớn ........................................................................ 26 1.2.3. Nhân vật là loài vật........................................................................ 35 1.3. Những bài học từ thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh .................................................................................................. 39 Chương 2. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH.................................. 44 2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 44 2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động ............................................................. 46 2.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm..................................................................47 2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.............................................................. 48 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52 MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài 1.1. Sự tràn ngập của các tác phẩm văn học dịch đã và đang không ngừng tạo nên những “cơn sốt” trong độc giả nhỏ. Khiến con đường giành lại tình cảm của người đọc đối với văn học Việt Nam vẫn còn là một thử thách cam go, đòi hỏi tâm huyết, tài năng và sự nhạy cảm của những tác giả tận tụy hết mình vói trẻ em. Trong số những cây bút viết cho thiếu nhi hiện nay phải kể đến Nguyễn Nhật Ánh ngưòi kể chuyện cho thiếu nhi với hơn 100 tác phẩm. Một số tác phẩm của anh được giải thưởng văn học cả trong nước và quốc tế, chúng được dịch sang cả tiếng nước ngoài. Nguyễn Nhật Ánh trở thành một hiện tượng độc đáo. Cùng với một số tác giả tài năng của xứ Quảng viết cho thiếu nhi như Võ Quảng, Quế Hương, Nguyễn Quang Sáng, Thanh Quế, ... Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp không nhỏ cho nền văn học thiếu nhi nước nhà. Nhiều thế hệ độc giả yêu thích tác phẩm của anh. Trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên, chân thật của chính mình, người lớn thì nhận được một “tấm vé” về lại tuổi thơ. 1.2. Trong mỗi tác phẩm văn học không thể thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là phương diện quan trọng bậc nhất của tác phẩm văn học, là phương tiện cơ bản giúp người nghệ sỹ miêu tả đời sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật. Do đó, nghiên cứu văn chương từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo... Như vậy, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện, nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật một thành quả nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn. 1.3. Với khối lượng sáng tác khổng lồ của nhà văn, và hầu hết là truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn, nhân vật chủ yếu trong các sáng tác của ông là nhân vật trẻ em. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thu hút được nhiều sự quan 1 tâm của giới chuyên môn. Hiện hay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng bản thân tôi xuất phát từ lòng yêu mến trẻ thơ, khâm phục những tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác của nhà văn, tôi lựa chọn đề tài Thể giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh làm vấn đề cho lí luận của mình. Khóa luận có mong muốn, mang lại cái nhìn mới về thế giới nhân vật, đồng thời muốn chiếm lĩnh giá trị nhân văn thẩm mỹ của ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh, cũng như lí giải sức sống mãnh hệt của tác phẩm trong lòng bạn đọc. 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn học thiếu nhi mói chính thức được hình thành. Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại và phong cách nghệ thuật. Sự đa dạng và phong phú đó đồng hành cùng văn học thiếu nhi từ văn học dân gian đến văn học viết. Trong thời kì này, đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của Tô Hoài như: Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã mượn hình thức đồng thoại, mượn hình tượng con vật để chuyển tải những vấn đề mang tính xã hội. Tuy trước Cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà. Các nhà văn sau 1975 đã chú ý khai thác trẻ em trong nhiều mối quan hệ: gia đình, nhà trường, đất nước. Những cảm xúc đầu đời của trẻ và mặt trái của cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi. Điều đó thể hiện rất rõ trong sáng tác của nhà vãn Nguyễn Nhật Ảnh như: Kính vạn hoa, Chuyện xứ Langbỉang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh... Đen nay, trải qua nhiều thăng trầm, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển phong phú, đa dạng và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng 2 của nền văn học dân tộc. Trong những nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ắnh nhà văn gây được sự chú ý của dư luận ngay từ khi các sáng tác đầu tiên ra đời. Đã có một số công trình tìm hiểu, đánh giá nội dung - hình thức biểu hiện trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh nhưng chủ yếu là đặc điểm chung, hoặc các bài nghiên cứu, đánh giá về truyện thiếu nhi này chỉ nằm xen kẽ trong nhận định cụ thể. Sau đây là một số công trình, nhận định và đánh giá mà chúng tôi thống kê được có liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với bao tình cảm yêu mến bởi ông là nhà văn của các em, viết vì thiếu nhi và cho thiếu nhi. Ông thường giữ nét đặc trưng trong văn phong của mình với sự hài hước, đáng yêu khiến cho độc giả luôn giữ nụ cười trên môi khi thưởng thức những tác phẩm của ông. Đây là giá trị tinh thần to lớn mà Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Theo thống kê của nhà xuất bản Kim Đồng, các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã đạt tới con số kỉ lục. Một tác phẩm khá quen thuộc của nhà văn là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm nằm trong loạt các sáng tác mói nhất của nhà văn viết theo lối văn hóm hỉnh, dí dỏm mà đựng đầy những kỉ niệm về tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh lại kể cho chúng ta những câu chuyện mà đã từ lâu rồi ta đã lãng quên. Ngày 9-12-2010 tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là truyện dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh được nhận giải văn chương ASEAN. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn văn học, vãn hóa, giải trí và cả tạp chí chuyên môn. Tuy nhiên những bài viết có liên quan đến nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em trong tác phẩm của ông thì còn riêng lẻ và chưa có hệ thống. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài, chúng tôi được tiếp xúc với các tài liệu sau: Tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác 3 phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học. Trước hết là ở các ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi, trong số các tài liệu trên đáng chú ý nhất là công trình Bách khoa thư Văn học thiếu nhỉ Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn. Hai tác giả đã sưu tầm và giói thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhiều bài của các tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang, Thu Việt, Văn Hồng, có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông. Trong bài viết của Lã Thị Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông như một minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng tác giả Bắc Lý đã có nhiều đoạn mang tính chất giới thiệu, phân tích khái quát giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đàu tiên của Nguyễn Nhật Ánh. Thêm vào đó, tác giả Hương Giang đã dành một bài viết để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của nhà văn như: Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rẳc rối. Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá cao không chỉ bởi vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi mà nhà văn đã chạm tới mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài về trường học và việc học của trẻ em. Thông qua tất cả những trang viết ấy, Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò là một ngưòi thầy, một nhà giáo dục, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Lòng tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất. Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một “khóe văn ” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy luật 4 tự sự và đổi thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình'’'' [7]. Các sáng tác như Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chính là những tác phẩm được không chỉ trẻ em mà cả người lớn yêu thích. Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy đã chỉ ra đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô. Từ những khái quát đó chúng ta có thể đánh giá được đóng góp và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh ttong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều làn nhắc đến thành công của Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh nhà văn lôi cuốn trẻ thơ, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu và giói thiệu khái quát về tập truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Nguyễn Nhật Ánh đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh. “Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Anh đã không làm bạn đọc thất vọng. Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ẩn tâm trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ. Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà vẫn Việt Nam và giải thưởng ASEAN, 2010. Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm trong lá, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ... Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức viết bền bỉ của mình” [8]. Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đoi thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cải đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn ” của các em. Mấy ai được hạnh 5 phúc như anh” [6]. Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo của mình đó chính là lý do người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mói của Nguyễn Nhật Ánh. “Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ đầu, với những ký ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của “hư cẩu văn học”. Cũng vì thế mà khó có thể xác định nhà văn viết cho về thể hệ nào, thời đại nào. Có cảm tưởng, người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ảnh đồng hành với ký ức tuổi thơ của mình như thể này mà thôi” [1]. Tác giả Nguyễn Thụy Anh cảm thấy tuổi thơ của chính mình và bạn bè cũng như thế hệ sau sẽ luôn đồng hành cùng ký ức trong mỗi cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo như báo Lao động, Thanh niên, các tạp chí và nhiều ừang thông tin điện tử như Evan.net, Phongdiep.net, ... bộ truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã được dựng thành phim cho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được dựng thành phim như Cô gái đến từ hôm qua, Kính vạn hoa và một số truyện của Nguyễn Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh. Có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang rất được quan tâm và giành được nhiều tình cảm ưu ái của độc giả ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các bài viết ở ấn phẩm kể trên dù rất phong phú nhưng chủ yếu tìm hiểu trên một tác phẩm riêng lẻ của nhà văn chứ không phải trên một tập hợp các tác phẩm, hoặc chủ yếu là thể hiện những cảm nhận khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ảnh. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung tìm hiểu toàn diện, cụ thể, sâu sắc hơn về đặc điểm thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh. Khảo sát một số phương diện nghệ thuật cơ bản trong việc khắc họa thế 6 giói nhân vật, từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi. Nghiên cứu, khảo sát đề tài này chúng tôi nhằm góp phần giáo dục lối sống, nhân cách và tình cảm bạn bè. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những tri thức lý luận liên quan đến đề tài như: thể loại truyện, vấn đề nhân vật, các biện pháp nghệ thuật khắc họa nhân vật. - Đặc điểm thế giói nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. - Nghệ thuật khắc họa thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. 5. Đổi tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Chúng tôi tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh. - Khóa luận khảo sát văn bản Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nhà xuất bản trẻ, 2015. 5.2. Phạm vỉ nghiên cứu - Các kiểu loại nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. - Mộ số phương diện nghệ thuật cơ bản khắc họa nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. 6. Phương pháp nghiền cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê - Phương pháp hệ thống 7 - Các thao tác khoa học: phân tích, tổng hợp, bình giảng, miêu tả, ... 7. Cấu trúc khóa luân Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Đặc điểm thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Chương 2: Nghệ thuật khắc họa thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. 8 NỘIDUNG Chương 1 ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔI THÂY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 1.1.1. Khái niệm nhân vật Trước nay đã từng tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi xin chỉ dẫn ra một số quan niệm về vấn đề này như sau: Trước hết, giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên đã nêu lên định nghĩa khá kĩ về khái niệm nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật cỏ tên như Tẩm, Cám, Thạch Sanh...đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ... đó là những con vật trong truyện cỗ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung, ỷ nghĩa con người... Khái niệm nhân vật có khỉ chỉ sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết” [9, tr.277]. Trong giáo trình Lí luận văn học do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên, các tác giả lại cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tỉnh ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chỉ tiết biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách... và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không 9 chỉ là những con người, những con người có tên và không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người... cũng có khỉ đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [4, tr.126]. Khái niệm nhân vật văn học còn được hình bày sáng rõ trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) vói nội dung cơ bản giống với cách định nghĩa ừong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tẩm, Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng có thể không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ấn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tỉnh ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [5, tr.235]. Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang tính ước lệ và có tính cách điệu so với đòi sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Đối vói mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học. Đôxtôiepxki cũng từng khẳng định: “Đổi với nhà văn, toàn bộ vẩn đề là ở tỉnh cách ”. Tính cách có ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình Nga đã gọi tính cách là nhân vật. 10 Ở đây, cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt tới mức độ là điển hình và tính cách cũng là tự nó bao hàm những thuộc tính có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định đồng thời cũng có một quá trình phát triển họp với logic khách quan của đời sống. Như vậy, nhân vật có hạt nhân tính cách. Trong tác phẩm văn chương, có nhân vật được khắc họa tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có nhân vật không được khắc họa tính cách. 1.1.2. Thế giói nhân vật Thế giói nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi thế giới nhân vật được quy định bỏi cách tổ chức, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn làm sao cho các nhân vật trong tác phẩm liên kết, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tác giả và điều nhà văn muốn nói cùng bạn đọc. Xét về phía độc giả, thế giói nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng các nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng đến nội tâm, việc làm, các loại quan hệ chằng chịt của chúng. Từ đó, rút ra được những hiểu biết, ý nghĩa của tác phẩm về nhiều phương diện theo tiêu chuẩn cái đẹp nghệ thuật trong sự vận động không ngừng của đòi sống ý thức nhân loại nói chung. Thế giói nhân vật ừong thơ vói chủ thể trữ tình đóng vai trò chủ đạo và quanh nó là các kiểu nhân vật trữ tình. Đối với thơ trữ tình vai trò của chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cái tôi có vị trí quan trọng trong thơ với tư cách là ngưòi sáng tạo. Thơ trữ tình chú trọng đến vẻ đẹp của tâm trạng con ngưòi và cuộc sống khách quan. Cùng một đối tượng phản ánh, nhà tiểu thuyết quan tâm đến chất 11 liệu của hiện thực khách quan, đến tính sự kiện còn nhà thơ thì quan tâm chủ yếu đến vẻ đẹp bên trong, cái đẹp truyền cảm của đối tượng. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết đông đúc hơn và nhân vật tồn tại trên nền bối cảnh hiện thực xã hội. Nếu như ừong tiểu thuyết truyền thống hầu hết chỉ có một nhân vật kể chuyện với một điểm nhìn duy nhất thì trong tiểu thuyết hiện đại, các nhà văn có thể xây dựng nhiều nhân vật kể chuyện, nhiều điểm nhìn từ nhiều khoảng, góc thời gian và không gian khác nhau. Nhân vật trong tiểu thuyết từ cuộc đời bước vào tác phẩm đã được bồi đắp thêm những phẩm chất mói, nguồn sinh lực mới. Mục đích cuối cùng là nhân vật trong tác phẩm phải sinh động hơn, chân thực hơn và điển hình hơn nguyên mẫu đời thường. Vói ý thức sáng tạo đó, các nhà tiểu thuyết đã xây dựng nên những nhân vật có một đời sống đày đặn từ nội tâm đến ngoại hình, từ cảm xúc đến lí trí, từ suy nghĩ đến hành động. Nghĩa là họ có đủ mọi thứ để làm nên một cuộc đòi, một thân phận. Nhân vật trong tiểu thuyết thường đa dạng, phức tạp và nhiều màu sắc. về bản chất thế giới nhân vật tiểu thuyết có được sự bề thế mà các thể loại khác khó sánh kịp. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đòi sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tói việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn không hướng tới việc khắc họa tính cách điển hình nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Truyện ngắn là (hình thức tự sự ngắn gọn) nên nhân vật của truyện ngắn cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này. Nhân vật của truyện ngắn cũng là nhân vật tự sự nhưng có những điểm khác so với nhân vật tự sự của tiểu thuyết. 12 Nếu ở tiểu thuyết nhân vật chính được xây dựng là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Các tác giả của truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đòi sống tâm hồn con người chứ không nhằm tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình, có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tưcmg quan vói hoàn cảnh như ở tiểu thuyết. Nhân vật trong truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người chứ không phải là toàn bộ tồn tại của con người trong mọi mối quan hệ đối vói xã hội. Thế giói nhân vật trong tác phẩm là một tổ chức nghệ thuật thống nhất. Các nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ và sống động như cuộc sống thực ngoài đòi, nhưng cô đọng, súc tích và ấn tượng hơn. Chủ đề tư tưởng tác phẩm thường được biểu hiện qua hệ thống nhân vật, nhất là qua hình tượng nhân vật chính. 1.2. Những kiểu loại nhân vật nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn truyện được nhận giải văn chương ASEAN. Viết về một tuổi thơ nghèo khó ở vùng làng quê Việt Nam. Bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra các vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác. 81 chương ngắn, mang nhiều tình tiết thú vị trong câu chuyện của cậu bé Thiều đang ở tuổi 15, tuổi bắt đầu biết để ý bạn gái. Khung cảnh, là một ngôi làng nhỏ với những mối quan hệ khá phức tạp, giữa ngưòi với người, người với vật, người vói ma cùng với sự đói kém, thiên tai và nhiều tình tiết bất ngờ và cảm động khác, diễn ra trong suốt hơn 300 ừang sách. Cuốn sách vì thế mà có sức ảnh hưởng, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bạn đọc. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh thật sự là một cuốn truyện dài tuyệt vời. Bạn đọc có thể coi đó là một tấm vé khác để quay về tuổi thơ mà Nguyễn Nhật Ánh đã dành tặng cho chúng ta. Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên một bức 13 tranh muôn màu, muôn vẻ về một tuổi thơ đầy màu sắc, hồn nhiên nhung cũng không ít những buồn vui. Đọc tác phẩm này, bạn khổ có thể mà dứt ra được. Bạn có thể vừa khóc vì xúc động, vừa cười vì sự ngây ngô của những đứa trẻ. Bạn tức giận về những hành động ức hiếp quá đáng của Thiều đối với Tường; hay sự nể phục, lòng thương anh vô hạn của cậu em Tường. Người em trai có một trái tim nhân hậu và bao dung; bạn cũng có thể tò mò vói tình cảm của chú Đàn và chị Vinh, của Thiều và Mận hay của Tường và Nhi. Cuốn sách lôi cuốn bạn đọc theo những cung bậc cảm xúc, để rồi khi gấp cuốn sách lại bạn có thể nở một nụ cười hạnh phúc. Mỗi nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ảnh đều mang một vẻ riêng, cái láu lỉnh của nhân vật này, cái láu cá của nhân vật kia, cái tốt, cái xấu, cái đố kị, cái vị tha, cái day dứt, cái hối hận tất cả đều hiện ra rõ ràng, và mặc nhiên, nó đi kèm vói cái tên mỗi nhân vật... Khảo sát thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh chúng tôi chia theo lứa tuổi người lớn và trẻ em. Ngoài ra, còn có các con vật. Hai nhóm nhân vật ấy được thể hiện ở những góc độ và khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều nằm trong một hệ thống, thống nhất và hài hòa. Nhân vật trung tâm của truyện là Thiều, Thiều đang trải qua khoảng thời gian có những xáo trộn mãnh liệt về cuộc sống và tâm hồn. Trong câu chuyện thì Thiều có cậu em trai tên là Tường. Xung quanh Thiều còn là những người bạn làng xóm, cùng học ở trường. Đó là cái Mận, thằng Sơn. Còn bao con người khác nữa như bé Nhi, chú Đàn, ông Tư Cang... 1.2.1. Nhân vât trẻ em Nguyễn Nhật Ánh kể lại cho chúng ta những câu chuyện mà từ lâu rồi ta đã lãng quên. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khai thác một góc khác của những ngày thơ bé. Tác phẩm nổi bật và xuyên suốt, từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc câu chuyện là hai anh em Thiều và Tường nhân vật trung tâm được nhắc tới. Từ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan