Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 thông qua môn ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 thông qua môn tiếng việt

.PDF
71
405
143

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIẺU HỌC TRƯƠNG THỊ THOA QUÁ TRÌNH GHI NHỚ Ý NGHĨA CỦA HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • C h u y ên n g à n h : T âm lí h ọc HÀ NỘI - 2015 • • TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯƠNG THỊ THOA QUÁ TRÌNH GHI NHỚ Ý NGHĨA CỦA HỌC SINH LỚP 2 THỒNG QUA MÔN TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : T âm lí h ọc Người hướng dẫn khoa học TS.GVC. NGUYỄN ĐÌNH MẠNH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS. GVC Nguyễn Đình Mạnh - Trưởng Bộ môn Tâm lí - giáo dục trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các thầy giáo, cô giáo của trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Do điều kiện thời gian nghiên CÚ01 và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài không tránh khỏi nhũng thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này thực sự có chất lượng và hữu ích. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 thảng 05 năm 2015 Sinh viên Trương Thị Thoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài "Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng việt" là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cún. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của cá nhân tôi hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các tác giả khác. Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 thảng 05 năm 2015 Sinh viên Trương Thị Thoa M Ụ C LỤ C LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ Đ Ầ U ........................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề t à i ...................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên c ứ u .............................................................................................................. 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứ u ...................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên c ứ u ................................................................................................................ 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................. 2 6. Phương pháp nghiên c ứ u ........................................................................................................3 7. Giả thuyết khoa h ọ c ................................................................................................................ 3 8. Dự kiến cấu trúc đề tà i............................................................................................................4 NỘI DUNG....................................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ T À I............................................................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu trí nhớ.................................................................................................. 5 1.1.1. Các công trình nghiên cún ghi nhớ ở nước ngoài.....................................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ghi nhớ ở trong n ư ớ c.....................................................6 1.2. Khái niệm .............................................................................................................................. 7 1.2.1. Trí n h ớ ........................................................................................................................... 7 1.2.2. Ghi n h ớ .......................................................................................................................... 7 1.2.3. Ghi nhớ ý n g h ĩa ............................................................................................................ 8 1.2.4. Học sinh tiểu h ọ c .......................................................................................................... 8 1.2.5. Học sinh lóp 2 ............................................................................................................... 8 1.2.6. Tiếng v iệ t....................................................................................................................... 8 1.2.7. Môn Tiếng V iệt............................................................................................................. 9 1.3. Vai trò của trí n h ớ .................................................................................................................9 1.4. Các quan điểm tâm lí học về sự hình thành trí n h ớ ...................................................... 10 1.4.1. Tâm lí học Gestal về trí nhớ (thuyết cấu trúc về trí nhớ)....................................... 10 1.4.2. Thuyết liên tưởng về trí n h ớ ......................................................................................10 1.4.3. Tâm lí học hiện đại về trí nhớ (thuyết hoạt động về trí nhớ)................................. 11 1.5. Các quá trình cơ bản của trí n h ớ ....................................................................................... 12 1.5.1. Quá trình ghi nhớ ........................................................................................................ 12 1.5.2. Quá trình gìn giữ..........................................................................................................13 1.5.3. Quá trình tái h iệ n ........................................................................................................ 14 1.5.4. Quên và cách chống quên.......................................................................................... 14 1.6. Các loại ghi nhớ .................................................................................................................. 15 1.6.1. Ghi nhớ không chủ đ ịn h .............................................................................................15 1.6.2. Ghi nhớ có chủ định.................................................................................................... 16 1.7. Đặc điểm hoạt động học tập và một số đặc điểm tâm lí của học sinh giai đoạn đầu tiểu học.........................................................................................................................................19 1.7.1. Đặc điểm hoạt động học t ậ p ......................................................................................19 1.7.2. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh giaiđoạn đầu tiểu h ọ c .................................. 21 1.8. Các biện pháp ghi nhớ ý n g h ĩa .........................................................................................22 1.8.1. Tiến hành thao tác tư duy...........................................................................................22 1.8.2. Ghi nhớ bản chất của tài liệ u .................................................................................... 22 1.8.3. Tái hiện dưới hình thức nói thầm..............................................................................22 1.8.4. Nói lại tài liệu cần ghi nhớ cho người khác nghe...................................................23 1.8.5. Tạo húng thú trong học tập........................................................................................23 1.8.7. Ôn tập........................................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG GHI NHỚ Ý NGHĨA CÙA HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA MÔN TIẾNG V IỆ T ........................................................................................ 26 2.1. Thực trạng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 ............................................................. 26 2.1.1 .Khả năng ghi nhớ.........................................................................................................26 2.1.2. Khả năng ghi nhớ được nội dung tri thức đồng thời lại có khả năng vận dụng. 30 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ghi nhớ ý nghĩa của học sin h ................................... 32 2.2.1. Nguyên nhân khách quan...........................................................................................33 2.2.2. Nguyên nhân chủ q u a n .............................................................................................. 33 CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BIỆN PHÁP GHI NHỚ Ý NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 2 ........................................................................ 35 3.1. Mở đ ầu .................................................................................................................................35 3.1.1. Mục tiêu thử nghiệm.................................................................................................. 35 3.1.2. Nội dung cơ bản của chương trình thử nghiệm ...................................................... 35 3.1.3. Khách thể thử nghiệm và đối chứng........................................................................ 38 3.2. Kết quả nghiên cứ u............................................................................................................ 38 3.2.1. Ghi nhớ có chủ định của học sinh lóp thử nghiệm và lớp đối chứng.................. 38 3.2.2. Ket quả điều tra những tri thức mà học sinh nhớ được đồng thời có khả năng vận dụng..................................................................................................................................40 KÉT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị......................................................................................................45 1. Kết luận...................................................................................................................................45 2. Một số kiến n g h ị....................................................................................................................45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 47 PHIẾU BÀI T Ậ P .............................................................................................................................. 1 M Ở ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài Trí nhớ là một trong những thuộc tính có giá trị nhất của đời sống con người. I.M.Xêchênôp - Nhà sinh lí học người Nga đã viết: "Neu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sở sinh”.Trong tâm lí học, trí nhớ được coi là một trong những quá trình nhận thức cơ bản, gắn quá khứ của chủ thể với hiện tại và tương lai, là chức năng nhận thức quan trọng và là nền tảng đặc biệt của bất kì nhận thức nào. Trí nhớ còn là cơ sở của sự phát triển và dạy học. Trong nhà trường, việc rèn luyện và phát triển trí nhớ cho học sinh (HS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cả công tác trí dục lẫn đức dục. Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là các quá trình: ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện và quá trình quên. Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhó’ cụ thể nào đó. Có nhiều hình thức ghi nhó’ khác nhau. Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ có thể chia thành hai loại là: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định. Việc tìm hiểu về ghi nhớ ý nghĩa đã tạo nên những đóng góp to lớn cho nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn. Thời gian đầu trẻ đi học (lớp 1 và lớp 2), khả năng ghi nhớ của trẻ còn rất máy móc. Trẻ thường ghi nhớ bằng cách khôi phục nguyên văn các sự kiện của tài liệu. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa hoặc cách khái quát đế ghi nhớ tài liệu. Do đó việc phải nhớ kiến thức trong bài học còn gặp nhiều khó khăn. Đối với môn Tiếng việt, khối lượng kiến thức cần học sinh ghi nhớ tương đối nhiều, đặc biệt là kể chuyện hay học thuộc lòng các bài thơ, câu chuyện hay đoạn văn ... khiến cho học sinh lóp 2 gặp rất nhiều khó khăn. 1 Việc ghi nhớ của các em còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay húng thú của các em .... Vì vậy, việc nghiên cún ghi nhớ ý nghĩa của trẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập, hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là đối với học sinh lớp 2. Từ nhũng lí do trên mà tôi chọn đề tài: " Quá trình ghi nhó’ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng V iệt” để nghiên cún, từ đó có những biện pháp rèn luyện ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên círu quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng việt, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cún 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng Việt. 3.2. Khách thế nghiên cứu 92 học sinh Tiểu học. 4. Phạm vi nghiên cửu 4.1. Khách thể Chỉ nghiên CÚ01 ở học sinh lớp 2. 4.2. Đ ối tượng Chỉ nghiên CÚ01 quá trình ghi nhớ ý nghĩa. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận về trí nhớ - Khái niệm: Trí nhớ, ghi nhớ, ghi nhớ ý nghĩa, học sinh tiểu học, học sinh lớp 2, Tiếng Việt, môn Tiếng Việt. 2 - Đặc điểm hoạt động học tập và một số đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. 5.2. Tìm hiêu thực trạng quá trình gh i nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 2 trường Tiếu học Đống Đa và các nguyên nhăn chủ quan, khách quan có ảnh hưởng đến quá trình ghi nhở ý nghĩa của học sinh. 5.3. Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả gh i nhớ cho học sinh lớp 2 6. Giả thuyết khoa học Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của khách thể nghiên cún còn chưa chiếm ưu thế. Đa số các em vẫn có khuynh hướng ghi nhớ máy móc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một nguyên nhân quan trọng: Giáo viên chưa hình thành và rèn luyện cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa, chưa định hướng cho học sinh tài liệu nào cần ghi nhớ trong thời gian ngắn, tài liệu nào cần ghi nhớ trong thời gian dài.Vì vậy nếu đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên chủ động hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa thì chất lượng trí nhớ của các em sẽ được nâng cao. 7. Phưo’ng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về trí nhớ. - Tìm hiếu những vấn đề lí luận về ghi nhớ. - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về ghi nhớ của học sinh tiểu học. 7.2. Phương pháp quan sát Quan sát giờ học, giờ kiểm tra nhằm tìm hiểu thái độ học tập, tính tích cực của học sinh trong giờ học. 7.3. Phương pháp điều tra Phát phiếu điều tra, yêu cầu học sinh làm nhằm mục đích kiểm tra về trí nhớ của học sinh. 3 7.4. Phương pháp phỏng vấn Phát phiếu phỏng vấn, yêu cầu học sinh trả lời nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng dến trí nhớ của trẻ. 7.5. Phương pháp thử nghiệm tác động Soạn giáo án và giảng dạy ở một số tiết của môn Tiếng việt lớp 2 theo mô hình mới đế hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ logic. 7.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 7.7. Phương pháp thống kê toán học Dùng toán thống kê đế xử lí số liệu, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận. 8. Dự kiến cấu trúc đề tài Mở đầu Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Thực trạng khả năng ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lóp 2 thông qua môn Tiếng việt Chương 3: Thử nghiệm hình thành và phát triển các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh lớp 2 thông qua môn Tiếng việt Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo và phục lục. 4 NỘ I D U N G CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ L U Ậ N C Ủ A ĐÊ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu trí nhớ Trí nhớ là thuộc tính chung của các vật chất hũai cơ. Đối với con người, trí nhớ là điều kiện chủ yếu, điều kiện cơ sở của toàn bộ đời sống tâm lí con người. Vì vậy trong suốt quá trình phát triển của khoa học tâm lí, trí nhớ thường xuyên là đối tượng nghiên cún được các nhà tâm lí học yêu thích. Do những cách tiếp cận khác nhau nên nghiên CÚ01 về trí nhớ hết sức phong phú và đa dạng. 1.1.1. Các công trình nghiên cún ghi nhớ ở nưởc ngoài Người đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ là Hermann Ebbingheus - một học giả người Đức tiến hành vào năm 1885. Ông nghiên cún về cách thức hình thành và ghi nhớ các liên tưởng trong trí nhớ bằng phương pháp thực nghiệm. Trong tác phẩm "Phân tích trí nhó’ về mặt thần kinh” của A.R.Luria năm 1970 đã trình bày xuất phát điểm coi trí nhớ là một hoạt động tâm lí có cấu trúc tâm lí và cấu trúc thần kinh của trí nhớ. Công trình: "Child development" do Peter Omstien và các đồng nghiệp của ông tiến hành năm 1975. Mục tiêu đặt ra của nghiên cứu là lấy được các khác biệt có nguyên nhân độ tuổi diễn ra trong xu hướng trẻ em thường nhẩm lại những tù’ mà người ta yêu cầu chúng phải nhớ. Ket quả của công trình khẳng định rằng khả năng nhớ kém hơn của các em nhỏ tuổi liên quan đến việc chúng sử dụng các phương pháp nhớ kém hiệu quả hơn. 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu gh i nhớ ở trong nước Công trình: "Ghi nhớ mảy móc và ghi nhớ có ỷ nghĩa của học sinh lớp 5, 6, 8 dùng phương pháp thực nghiệm đo khối ỉượng từ và số" của nhóm nghiên cứu trí nhớ, tổ Tâm lí học, khoa Tâm lí học, Trường ĐHSP Hà Nội do Phạm Minh Hạc chủ trì, 1963. Công trình kết luận rằng: Khối lượng nhớ từ lớn hơn khối lượng nhớ số. Khối lượng ghi nhớ thị giác là tốt nhất, khối lượng ghi nhớ riêng rẽ bằng thị giác, thính giác nhỏ hơn khối lượng ghi nhớ bằng thị giác, thính giác phối hợp. Quá trình quên xảy ra không theo tỉ lệ thuận với thời gian. Công trình nghiên cứu về trí nhớ: " Phương pháp ghì nhớ theo "điểm tựa" của Phạm Minh Hạc, Trương Anh Tuấn đề cập đến việc giảng cho học sinh hiếu ý chính của bài, giảng kĩ những từ mang nhiều lượng thông tin nhất trong bài. Cho học sinh gạch dưới nhũng từ, cụm từ ...Q ua thực nghiệm, các tác giả đi đến khắng định: "Neu huấn luyện cho các em theo phương pháp "điếm tựa" thì giảm bớt được thời gian ghi nhớ theo phương pháp cũ" [3,tr.ll2]. Các tác giả đã vạch ra hiệu quả của ghi nhớ logic và huấn luyện cho các em có loại trí nhớ này. Tuy nhiên, các tác giả chưa giải quyết vấn đề phương pháp ghi nhớ theo "điểm tựa" được rèn trong những điều kiện nào của dạy học mà mới chỉ đề cập tới việc rèn luyện trí nhớ tách ra khỏi những điều kiện của dạy học nói chung ở trên lớp. Công trình "Tìm hiếu độ nhanh và độ bền trí nhớ của trẻ mâu giảo lớn trường mầm non Hoa Sen" do sinh viên khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội tiến hành năm 2005 đã thu được kết luận sau: Trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn có đặc điểm dễ nhớ, nhớ nhanh nhưng không bền. Khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng ghi nhớ, vào giớ tính, vào môi trường, vào điều kiện sống của trẻ và sự giảng dạy của giáo viên. 6 Vũ Thị Nho, trong công trình nghiên cứu về trí nhớ của học sinh tiểu học nhận xét: "Đầu tuồi đi học, hâu hết các em còn bị trí nhớ tự do, không chủ định chỉ phối. Từ lớp 3 trở lên khả năng ghi nhớ có chủ định ở học sinh mới him hf thành rõ nét, tuy nhiên trí nhớ không chủ định vân song song tồn tại. "[5, tr.75]. Trong công trình nghiên cún đề tài cấp bộ (1997). Trần Trọng Thủy đã đưa ra kết luận: Khối lượng trí nhớ của học sinh tiểu học tăng lên, ở lóp 5 sự ghi nhớ kiến thức có thể gấp 2-3 lần lớp 1,2. Tính trực quan vẫn giữ vai trò quan trọng trong trí nhớ của học sinh. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ xác định đặc điểm chung của trí nhớ học sinh tiểu học, chứ không đi vào nghiên cứu kĩ, tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của học sinh từng khối lớp ở bậc Tiếu học. 1.2. Khái niệm 1.2.1. Trí nhớ "Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm hành động hay suy nghĩ trước đây." [6, tr. 177]. Trí nhớ là một hoạt động bao gồm nhiều quá trình: quá trình ghi nhớ, quá trìn gìn giữ, quá trình tái hiện và quá trình quên. Mỗi quá trình đó có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập nhau mà thâm nhập vào nhau và chuyển hóa cho nhau. Trí nhớ không phải chỉ nằm trong giới hạn của nhận thức mà nó còn là một thành phần tạo nên nhân cách con người. 1.2.2. Ghi nhớ Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhó’ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết (ấn tượng) về đối tượng mà ta đang tri giác (tài liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành 7 mối liên hệ giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Điều này làm cho ghi nhớ khác với tri giác, mặc dù ghi nhớ khởi đầu đồng thời với quá trình tri giác tài liệu. Có nhiều hình thức ghi nhớ khác nhau. Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ có thế chia thành hai loại là: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định (ghi nhớ ý nghĩa). Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích từ trước, nó không đòi hỏi sự nỗ lực vào của ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên. Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ đặt ra mục đích từ trước, có sự cố gắng cũng như dùng nhũng thủ thuật và phương pháp ghi nhớ nhất định để đạt được mục đích ghi nhớ. Như vậy ghi nhớ có chủ định là sản phẩm của những hành động mang tính kĩ thuậtđặc thù, mà bản thân sự ghi nhớ là mục đích của hành động ấy. 1.2.3. Ghi nhớ ý nghĩa Ghi nhớ ý nghĩa dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Tức là ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiếu bản chất của nó. 1.2.4. Học sinh tiểu học Học sinh tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 11 tuổi(từ lớp 1 đến lớp 5) và được học trong trường Tiếu học. /.2.5. Học sinh lớp 2 Trẻ em 7 tuổi được bắt đầu học lớp 2 trong các trường Tiểu học. /.2.6. Tiếng việt Tiếng việt còn gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn bốn triệu người Việt 8 hải ngoại, Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. 1.2.7. Môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt là một môn học được tích hợp nhiều phân môn như: Tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, chính tả , tập làm văn,....và có sự tích họp liên môn với các môn học khác như là: hội họa, âm nhạc, đạo đức, lịch sử, địa lí, khoa học,... 1.3. Vai trò của trí nhó’ Trí nhớ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Trí nhớ giúp con người có đời sống tâm lí bình thường và ổn định. Nhò' có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm và đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống, phát triển nhân cách con người. Như vậy "trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí của con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hành động nào, không thể phát triển tâm lí - nhân cách con người. I.M. Xêsênoov- một nhà sinh lí học người nga đã viết ột cách dí dỏm rang: "Neu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”. Đối với hoạt động nhận thức của con người, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được các mối tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể xử lí thích họp tức thì với hoàn cảnh sống. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính và làm cho quá trình này đạt kết quả hợp lí. Trí nhớ cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ. Như vậy, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người trong mọi lĩnh vực: nhận thức, tính cảm và hành vi, do đó trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lí, sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. 9 1.4. Các quan điếm tâm ỉí học về sự hình thành trí nhó’ 1.4.1. Tâm lí học Gestal về trí nhớ (thuyết cấu trúc về trí nhớ) Những nhà tâm lí học Gestal cho rằng: "mỗi đối tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành, c ấ u trúc nầy là cơ sở để tạo nên trong bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết, và do đó trí nhớ được hình thành" [6, tr 181]. Tâm lí học Gestal coi nguyên tắc tính trọn vẹn của những hình ảnh như là một quy luật (quy luật Gestal). Tất nhiên, cấu trúc vật chất là cái cơ bản để ghi nhớ, song cấu trúc này chỉ được phát triển nhờ hoạt động của cá nhân. Do đó tách tính trọn vẹn của hình ảnh ra khỏi hoạt động thì quan điểm Gestal vẫn không vưọt xa được quan điểm tâm lí học liên tưởng. 1.4.2. Thuyết liên tưởng về trí nhớ Thuyết liên tưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ nói riêng và sự hình thành tất cả các hiện tượng tâm lí khác nói chung. Theo quan điểm này "sự xuất hiện của một hình ảnh tâm lí trong vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp trong thời gian với một hiện tượng tâm lí khác theo quy luật liên tưởng" [6, tr 180]. Tức là sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan được ghi lại hay nhớ lại không phải tách biệt nhau mà liên quan chặt chẽ với nhau theo tùng nhóm hay từng loại. Do đó sự nhớ lại của một số sự vật hay hiện tượng này dẫn đến sự nhớ lại một số sự vật hay hiện tượng khác. Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế sự vật và hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong không gian và thời gian, trong quan hệ giống nhau và khác nhau, thâm trí trái ngược nhau. Dưới ảnh hưởng của mối quan hệ khách quan đó, trên vỏ não hình thành nhũng mối liên hệ thần kinh tạm thời làm cơ sở sinh lí cho quá trình ghi nhớ, nhớ lại. Điều này trong tâm lí gọi là sự liên tưởng. Căn cứ vào kích thích hiện tại và biểu hiện cũ, người ta chia liên tưởng ra làm 4 loại và cũng là quy luật liên tưởng: 10 a. Liên tưởng gần nhau về không gian hoặc thời gian do giữa những sự vật hay hiện tượng có sự gần gũi nhau về không gian và thời gian mà nhớ đến sự vật này ta cũng nhớ đến sự vật kia. b. Liên tưởng giống nhau về hình thức và nội dung xuất hiện trong khi các sự vật hay hiện tượng này có hình thức hay nội dung giống hệt như những sự vật hay hiện tượng trước đây. c. Liên tưởng trái ngược nhau xuất hiện giữa các đối tượng hiện tại và trước đây có những đặc điểm trái ngược nhau. Chẳng hạn như thấy trắng nghĩ đến đen, thấy hạnh phúc nhớ đến những nỗi buồn,.. d. Liên tưởng nhân quả xuất hiện khi sự vật hay hiện tượng này là nguyên nhân hay kết quả của sự vật hiện tượng kia. Chẳng hạn, lười học sẽ không nắm được bài dẫn đến kết quả học tập kém. Như vậy, quan điểm này mới chỉ dùng lại ở sự miêu tả nhũng điều kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời. Nói cách khác, quan điểm này mới nhìn thấy sự kiện, hiện tượng chứ chưa lí giải được một cách khoa học về trí nhớ. 1,4.3. Tâm lí học hiện đại về trí nhớ (thuyết hoạt động về trí nhớ) Tâm lí học hiện đại coi hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành trí nhớ nói riêng và tâm lí nói chung. Theo quan điếm này: "Sự ghi lại, giữ gìn và tái hiện được quy định bởi vị trí, vai trò và đặc điểm của tài liệu đối với hoạt động của cá nhân. Nhũng quá trình đó (ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện) có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục đích của hành động” [6, tr 181] Các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu vấn đề tương quan giữa tâm lí và hoạt động trong lĩnh vực các quá trình ghi nhớ. Trong các công trình nghiên cún của các nhà tâm lí học Liên Xô đã xác định sự phụ thuộc của hiệu quả ghi nhớ vào đối tượng hoạt động. Tất cả những gì là đối tượng của hành động cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ đều có thể được ghi nhớ một cách chính xác và vũng chắc. Có những cái tuy được tri giác rõ 11 ràng, song không phải là đối tượng của hành động thì về sau hầu như không nhớ ra được. Đồng thời các công trình này đã chỉ ra tính chất quyết định của động cơ hoạt động, đặc biệt là tính tích cực của chủ thế trong khi thực hiện hoạt động với trí nhớ. Như vậy sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ không chỉ dược quy định bởi tính chất của tài liệu mà còn chủ yếu bởi mục đích ghi nhó’ tài liệu đó của cá nhân. 1.5. Các quá trình CO’ bản của trí nhớ Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình: quá trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình gìn giữ (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu vết làm sống lại hình ảnh), và quá trình quên (không tái hiện được). Mỗi quá trình này có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập nhau mà chúng lại phụ thuộc vào nhau (ghi nhớ, gìn giữ tốt thì mới tái hiện tốt), thâm nhậm vào nhau, chuyển hóa cho nhau (khi tái hiện đồng thời có tác dụng củng cố). 1,5,1, Quá trình ghi nhở Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, đồng thời là quá trình hình thành các mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu với nhau. Nhờ ghi nhớ mà một tài liệu nào đó được giữ lại trong ý thức của chúng ta. Điều này rất cần thiết để tiếp thu kinh nghiệm, tri thức. Chất lượng của trí nhớ phụ thuộc rất lớn vào việc ghi nhớ có đầy đủ và chính xác hay không. Hiệu quả của việc ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất của tài liệu nhớ mà còn chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân. Cơ sở sinh lý của quá trình ghi nhớ là sự hình thành các đường liên hệ tạm thời mới ở trên vỏ não. 12 Có nhiều hình thức ghi nhớ, căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định. 1. 5.1.1. Ghi nhớ không chủ định Hình thức ghi nhớ đầu tiên là ghi nhớ không chủ định nghĩa là không đặt trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ và không dùng một cách thức nào để giúp cho sự ghi nhớ được dễ dàng. Nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng: Người ta có thể ghi nhó’ không chủ định trong trường họp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động hoặc hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó. Ghi nhớ không chủ định thường gắn vào cảm xúc mạnh mẽ của cá nhân, liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân có liên quan trực tiếp tới hoạt động của cá nhân. Trong dạy học, nếu giáo viên tạo ra được ở học sinh một động cơ học tập mạnh mẽ, một hứng thú ổn định đối với môn học thì học sinh sẽ dễdàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định. 1.5.1.2. Ghi nhớ có chủ định Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ mà ta đặt trước cho mình mục đích ghi nhớ nhất định vầ đồng thời tìm kiếm những biện pháp mang tính chất kĩ thuật để đạt được mục đích ghi nhớ. Như vậy, ghi nhớ có chủ định là sản phẩm của những hành động mang tính kĩ thuật đặc thù, mà bản thân sự ghi nhớ là mục đích của những hành động ấy. Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng hai phương pháp: Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. 1.5.2. Quá trình gìn giữ Gìn giữ là quá trình củng cố vũng chắc nhũng dấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Neu không có sự gìn giữ thì không thể nhớ bền, nhớ chính xác được. Có hai hình thức gìn giữ là tiêu cực và tích cực. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất