Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần dịch vụ và thương m...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Saha Việt Nam

.PDF
51
148
51

Mô tả:

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP Trong chương 1 tác giả sẽ đưa ra những cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như những lý thuyết sẽ sử dụng trong quá trình phân t ch chương 2. 1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp và các mối quan hệ tài chính [3],[4] Tài chính là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Bản chất của tài chính doanh nghiệp chính là các quan hệ kinh tế thông qua hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được chia thành bốn nhóm: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nh nƣớc: Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần cho doanh nghiệp theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài ch nh này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trƣờng tài chính: các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhân được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng như cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua thị trường tài chính các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách ký gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán của doanh nghiệp khác. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trƣờng khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động,...: Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc, thiết bị, trả công lao động, chi trả cá dịch vụ,... đồng thời qua đó xác định nhu cầu sản phẩm, dịch 1 vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị,...nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn thị trường. Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. 1.2. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính [5] Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác trong ngành nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.2. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp [8, tr.17] Mục đ ch cơ ản của phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp [5] Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị tài chính là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Vì vậy, kết quả của phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản trị các thông tin về điều kiện tài ch nh như khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lời,…để nhà quản trị tài ch nh đưa ra các quyết định sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nh đầu tƣ mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế kết quả phân tích tài chính sẽ cho thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đối với các nhà cung cấp tín dụng: đối với nhà cấp tín dụng hay chính là các chủ nợ của doanh nghiệp thì mối quan tâm chính của họ lại là khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn. Kết quả của phân tích có vai trò đưa ra thông tin về hiệu quả sử dụng các nguồn lực đảm bảo khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cố định (cả gốc 2 Thang Long University Library và lãi), khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời,… Đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp: kết quả hoạt động kinh doanh tác dộng trực tiếp đến tiền lương của người lao động. Ngoài ra, trong một số doanh nghiệp, người lao động cũng tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định của doanh nghiệp. Khi đó, họ cũng là chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. Đối với cơ quan quản lý Nh nƣớc: kết quả của phân t ch tài ch nh giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ đúng theo ch nh sách, chế độ và luật pháp hay không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng như thế nào,... 1.2.4. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1. Thông tin bên trong doanh nghiệp Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nguồn thông tin chủ yếu được sử dụng là thông tin bên trong doanh nghiệp. Nó được trình bày trong các báo cáo tài chính (BCTC), cụ thể là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một bức ảnh chụp tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. BCĐKT cung cấp cho các đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh hay quan hệ quản lý với doanh nghiệp,… các thông tin về loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp,… Đây là một BCTC vô cùng quan trọng, nó giúp nhà phân tích đánh giá được quy mô, cơ cấu tài sản, khả năng cân đối giữa các nguồn vốn, khả năng thanh toán và khả năng cân ằng tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh Đây là áo cáo tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh nghiệp, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Qua BCĐKT và BCKQKD nhà phân t ch sẽ t nh toán được tình hình tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, năng lực quản lý chi ph , cân đối thu chi của doanh nghiệp, t nh toán được các chỉ tiêu tài ch nh như khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nguồn vốn, khả năng sinh lời, các nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước. 3 Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (ngân quỹ) BCLCTT cũng là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp cho các đối tượng sử dụng áo cáo tài ch nh có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng các khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:  Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền.  Cung cấp thông tin để phân t ch đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong doanh nghiệp.  Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hình thành từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư tài ch nh để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo. 1.2.4.2. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp Phân tích tài chính nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính trong tương lai, vì vậy việc nghiên cứu không chỉ dùng lại ở các BCTC mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp như thông tin chung về nền kinh tế, tiền tệ, chính sách thuế khóa, pháp lý, các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,… 1.2.5. Phương pháp phân tích tài chính 1.2.5.1. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích tài chính và trong nhiều phân tích khác. Nhà phân tích sẽ so sánh các chỉ tiêu phân tích với chính nó trong quá khứ (năm kế hoạch) của doanh nghiệp mình và của ngành để thấy được sự tăng trưởng về quy mô và tốc độ của các chỉ tiêu này. Quá trình vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần lưu ý đến 4 yếu tố: tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh và phương pháp so sánh. 1.2.5.2. Phương pháp cân đối liên hệ [ 3, Tr.23 ] Trong mỗi BCTC luôn thể hiện t nh cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm... Dựa vào những cân đối đó mà trong phân t ch tài ch nh thường vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ 4 Thang Long University Library tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ...) iến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn. 1.2.5.3. Phương pháp sử dụng mô hình Dupont [2, Tr. 44] Dupont là phương pháp phân tích đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Bản chất của nó là phân tích thành phần của số đo lợi nhuận thành các tỷ số cấu thành. Chủ yếu được dùng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa chúng mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Nó cho phép nhà phân tích có cái nhìn tổng thể và sâu sắc về tình trạng doanh nghiệp, đồng thời đánh giá đầy đủ khách quan về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. từ đó hệ thống được các biện pháp tỉ mỉ, xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo. 1.2.5.4. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn có nguyên tắc gần giống như phép thay thế của mô hình Dupont nhưng một chỉ tiêu được thay thế bởi nhiều chỉ tiêu hơn. Ta tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trật tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước (gọi tắt là kỳ gốc). Chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số. số tổng hợp đó cũng ch nh ằng đối tượng cụ thể của phân tích mà đã được xác định ở trên. 1.3. Nội dung phân tích tài chính 1.3.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn Phân tích t nh h nh tài sản củ do nh nghiệp Đầu tiên so sánh quy mô tổng tài sản năm sau với năm trước để thấy được sự biến động về số lượng, từ đó iết dcd tình hình đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp. Sau đó, đánh giá khái quát về cơ cấu tổng tài sản, mức độ dịch chuyển tỷ trọng của TSNH và TSDH trong cơ cấu, qua đó nhận xét về mức độ phù hợp của cơ cấu tài sản với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau: 5 Tiếp theo là so sánh mức tăng, giảm của các khoản mục về tài sản trên bảng cân đối kế toán thông qua các số tuyệt đối và tương đối cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp. qua đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu tài sản. Cuối cùng đưa ra các nhận xét về quy mô từng khoản mục thành phần của tài sản là tăng hay giảm, lý giải cho iến động tăng hoặc giảm đó cũng như phân t ch ảnh hưởng của iến động này đến kết quả và hiệu quả kinh doanh. Phân tích t nh h nh nguồn vốn củ do nh nghiệp Phân tích tình hình biến động nguồn vốn được thực hiện giống như phân t ch tình hình biến động tài sản. Đầu tiên, cần t nh toán và so sánh tình hình iến động giữa các kỳ với nhau. T nh toán dcd quy mô và cơ cấu các thành phần trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau: ̀ ̀ Sau đó tiến hành phân t ch ngang, tức là so sánh sự biến động giữa các thời điểm của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Qua đó iết được tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của cơ cấu nguồn vốn. 1.3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích t nh h nh do nh thu Doanh thu đến từ 3 nguồn là doanh thu án hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài ch nh và thu nhập khác. Doanh thu phản ánh tính hiệu quả trong tổ chức sản xuất. phân phối, và các ch nh sách án hàng. Để phân t ch doanh thu, đầu tiên ta so sánh lần lượt các chỉ tiêu về doanh thu thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ này và kỳ trước hoặc nhiều kỳ với nhau. Qua đó rút ra nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phân t ch tình hình doanh thu giúp các nhà quản trị thấy được ưu nhược điểm trong quá trình tạo doanh thu và xác định các yếu tố làm tăng, giảm doanh thu. Từ đó loại ỏ hoặc giảm tác động của các yếu tố tiêu cực, đẩy mạnh và phát huy yếu tố t ch cực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích t nh h nh chi phí Giá vốn hàng bán là chi phí chính và là dòng tiền ra lớn nhất của doanh nghiệp. Vì vậy việc kiểm soát giá vốn hàng án thông qua theo d i và phân t ch từng ộ phận cấu thành của nó là rất có ý nghĩa. Doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cách để tăng doanh 6 Thang Long University Library thu, giảm giá vốn hoặc kiểm soát tốc độ tăng của giá vốn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh nghiệp để tăng t nh hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó chi ph lãi vay cũng là khoản mục cần chú trọng trong phân t ch vì nó phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp. Phân tích t nh h nh lợi nhuận Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của chủ doanh nghiệp. nó là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt, t rủi ro và ngược lại. Thông qua phân t ch mối quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi ph và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp, sẽ đánh giá được ch nh xác hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cho chủ sở hữu. Ta cần phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để thấy dc tính hiệu quả trong công tác sản xuất và bán hàng. Phân tích lợi nhuận đến từ hoạt động đầu tư tài ch nh để thấy được hiệu quả của hoạt động tài chính ngoài sc kinh doanh. Phân tích lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế để thấy được tác động của yếu tố thuế lên lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Kết hợp những nhận xét và đánh giá rút ra từ a phần doanh thu, chi ph và lợi nhuận để làm r xu hướng iến động của kết quả kinh doanh và đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài ch nh phù hợp nhất. 1.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh sau một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Khi phân t ch BCLCTT, ta tập trung vào a luồng tiền ch nh là: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài ch nh. Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm (thu < chi), nó thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp mở rộng, vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mua nguyên vật liệu dự trữ hàng tồn kho, chi thường xuyên… Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương thì ngược lại. Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm (thu < chi), nó thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp mở rộng, vì đây là kết quả của số tiền chi ra để đầu tư tài sản cố định, góp vốn liên doanh… Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương thì ngược lại. Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm (thu < chi), nó thể hiện quy mô đầu tư ra ên ngoài của doanh nghiệp mở rộng, vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mua cổ phiếu, chi trả nợ gốc vay… Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài ch nh dương thì ngược lại. 7 Nếu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh lớn hơn hai luồng tiền c n lại tức là hoạt động mang lại tiền chủ yếu cho doanh nghiệp là tiền từ hoạt động kinh doanh. Phân t ch BCLCTT có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định xu hướng tạo ra tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp và làm tiền đề cho việc lập dự toán tiền trong kỳ tới. Với quy mô siêu nhỏ như Công ty cổ phần DV&TM Saha Việt Nam, Công ty luôn tối giản các chi phí không cần thiết để tiết kiện nguồn lực phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác nhằm vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn này. Vì vật mà Công ty không lập BCLCTT. Vậy nên tác giả không có nguồn tài liệu để sử dụng cho mảng phân tích này. 1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 1.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán ngắn hạn) Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn, được xác định bởi công thức: Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TSNH Tổng nợ ngắn hạn TSNH tiền mặt và giấy tờ có giá ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải khách hàng, và một số tài sản ngắn hạn khác. Nợ ngắn hạn là các khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm, phải trả người án, người mua trả tiền trước, và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. Tỷ số này cho biết 1 dồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi ao nhiêu đồng TSNH có thời gian sử dụng tương đương. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng, nợ ngắn hạn giảm xuống. Khả năng thanh toán nhanh Do hàng tồn kho có tính lỏng kém hơn so với các TSNH khác nên khi đánh giá về khả năng thanh toán nhanh người ta sẽ loại khoản mục này ra khỏi TSNH và chỉ xem xét khả năng đảm bảo trả nợ ngắn hạn của các thành phần khác trong TSNH. Khả năng thanh toán nhanh = iá trị TSLĐ Hàng tồn kho iá trị nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. chỉ tiêu này lớn hơn 1 nghĩa là nợ ngắn hạn hoàn toàn có thể được chi trả bởi các TSNH khác mà không phải bán hàng tồn kho, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao, kéo dài cũng không tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này quá thấp, kéo dài càng không tốt, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. 8 Thang Long University Library Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tổng tài sản. Khả năng thanh toán tức thời thể hiện tiền (tiền mặt và các khoản tương đương tiền như chứng khoản dễ chuyển đổi…) có khả năng chi trả ngay lập tức khoản nợ đến hạn phải trả hay không. Hệ số khả năng thanh toán tức thời quá cao tức là doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá mức trung bình hợp lý cho chỉ tiêu này là 0,5, khi chỉ tiêu này > 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại, nếu tỷ số này <0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. 1.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản  Chỉ tiêu đánh giá t nh h nh các khoản phải thu  Số vòng quay khoản phải thu: là hệ số giữa doanh thu thuần và giá trị các khoản phải thu V ng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Phải thu khách hàng Số vòn quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Nó cho thấy trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp quay được bao nhiều lần vốn để đạt được doanh thu. Nó là biểu hiện rõ nhất tính hiệu quả của các chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với khách hàng. Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp được khách hàng trả nợ nhanh, tốc độ các khoản phải thu hồi là tốt thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu quá cao đồng nghĩa với việc thời gian thu nợ ngắn thì sẽ bị mất khách hàng, khách hàng sẽ ưu tiên sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp nào có thời gian trả nợ dài hơn.  Thời gian thu nợ trung bình Đó là khoảng thời gian cho một vòng quay khoản phải thu, thường tính theo ngày, và được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu. Thời gian thu nợ trung bình càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của doanh nghiệp càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu nợ trung bình càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. khi đó doanh nghiệp sẽ thiếu vốn để quay vòng cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Nó được biểu hiện bởi công thức sau: Thời gian thu nợ trung ình = 9 360 V ng quay khoản phải thu  Chỉ tiêu đánh giá t nh h nh các khoản phải trả Số vòng quay các khoản phải trả Là tỷ số giữa tổng nguồn để trả nợ và số nợ đến hạn phải trả tại một thời điểm nhất định, để đánh giá khả năng trả nợ nói chung của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định, các chính sách thanh toán phù hợp nhằm nâng cao uy tín cũng như hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Hệ số trả nợ = VHB CP quản lý chung, CP án hàng, quản lý Phải trả người án, lương, thưởng, thuế phải trả Chỉ tiêu này thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Nếu chỉ tiêu này lớn, nghĩa là thời gian trả nợ thấp, doanh nghiệp không chiếm dụng vốn được lâu, thể hiện uy t n chưa cao đối với nhà cung câp, và ngược lại. Thời gian trả nợ trung bình Là số ngày của một kỳ trả nợ của doanh nghiệp, được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho hệ số trả nợ. Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của các đối tượng khác. Thời gian càng dài chứng tỏ doanh nghiệp càng chiếm dụng vốn lâu, điều đó làm gia tăng vốn cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn, tuy nhiên, thời gian này quá cao lại gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên cân nhắc điều chỉnh tỷ số này một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Thời gian trả nợ trung ình = 360 Hệ số trả nợ  Chỉ tiêu về khả năng quản lý hàng tồn kho Số vòng luân chuyển hàng tồn kho Số vòng luân chuyển hàng tồn kho là chỉ tiêu đánh giá số lần hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ, thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho và năng lực tiêu thụ sản phẩm, được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán (GVHB) chia cho hàng tồn kho trong kỳ. Số v ng luân chuyển HTK = VHB iá trị hàng tồn kho Số vòng luân chuyển hàng tồn kho thể hiện năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp qua từng năm. Nếu hệ số này cao có nghĩa là công tác án hàng của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, hàng trong kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao nghĩa là hàng trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì doanh nghiệp sẽ đánh mất cơ hội án hàng vào tay đối thủ cạnh tranh; khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao thì nguyên liệu cho khâu sản xuất không đủ sẽ 10 Thang Long University Library khiến sản xuất bị gián đoạn. Còn nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ hàng trong kho bị ứ đọng nhiều, hàng sản xuất ra không án được, ảnh hưởng đến doanh thu và là mầm mống của các khó khăn tài ch nh trong tương lai. Vì vậy cần để số vòng quay hàng tồn kho ở mức hợp lý để đảm bảo được mức độ sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thời gian luân chuyển kho trung bình Là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp, được xác định bằng tỷ số giữa số ngày trong năm và số vòng luân chuyển hàng tồn kho (HTK). Thời gian luân chuyển kho TB = 360 Số v ng luân chuyển HTK  Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình là khoảng thời gian từ khi thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp đến khi thu được tiền hàng từ người mua. Nó cho biết một đồng doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu lại trong thời gian ao lâu. Đây là khoảng thời gian quan trọng mà tất cả các nhà phân t ch tài ch nh đều phải xem xét. Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức sau: Thời gian thu T/g luân Thời gian trả + = nợ trung bình chuyển kho TB vòng tiền nợ TB = + Đây là chỉ tiêu kết hợp của 3 chỉ tiêu khác: thời gian thu nợ trung bình, thời gian trả nợ trung bình và thời gian lưu kho trung bình. Chỉ số này càng cao thì thời gian luân chuyển vốn bằng tiền càng dài, doanh nghiệp sẽ không có vốn đầu tư cho các hoạt động khác. Nếu chỉ số này nhỏ nghĩa là năng lực quản lý vốn ngắn hạn tốt, tuy nhiên cũng c n phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp. Thời gian quay  Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản chung + Hiệu suất sử dụng TSDH TSDH hay TSCĐ là máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, nhà xưởng, công cụ lao động có thời gian sử dụng hơn 1 năm được xác định giá trị còn lại tại thời điểm lập báo cáo. Hiệu suất sử dụng TSDH cho biết một đồng TSDH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Nếu chỉ tiêu này cao nghĩa là hiệu quả sử dụng TSDH để tạo ra doanh thu thuần tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, chỉ tiê này thấp nghĩa là TSDH chưa được sử dụng hợp lý, không tạo được ra nhiều doanh thu, tốn kém chi phí quản lý, bảo trì, bảo dưỡng. Tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng riêng của TSDH. Hiệu suất sử dụng TSDH = 11 Doanh thu thuần Tổng TSDH + Hiệu suất sử dụng TSNH TSNH bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra được ao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cũng giống như hiệu quả sử dụng TSDH, hiệu suất này càng cao chứng tỏ hầu hết các TSNH đều được chuyển hóa vào thành phẩm và thu bởi doanh thu. Hiệu suất này thấp nghĩa là hàng ứ động trong kho không án được, dẫn đến các khoản phải thu lớn. Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần Tổng TSNH + Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp, không phân biệt TSNH hay TSDH nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản tạo ra ao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất này càng cao thể hiện khả năng tận dụng nguồn vốn tốt, đầu tư đúng chỗ cho tài sản tạo điều kiện tăng trưởng lợi nhuận, tăng t nh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng Tài sản 1.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ Tỷ số nợ Tỷ số nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, cụ thể là tỷ trọng của vốn nợ trong tổng nguồn vốn, được xác định như sau: Tỷ số này cho ta biết được mỗi một đồng tài sản được tài trợ bởi ao nhiêu đồng vốn vay, hay trong một trăm đồng nguồn vốn thì có ao nhiêu đồng là nợ. Chỉ số này cho biết mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Tỷ số nợ cao nghĩa là nguồn vốn sử dụng chủ yếu cho hoạt động kinh doanh là vốn vay ên ngoài. Đó thường là nguồn vốn lớn, sử dụng được cho nhiều mục đ ch khác nhau, doanh nghiệp sử dụng phải mất chi phí và phải có nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi khi đến hạn. Ngược lại, nếu tỷ số nợ thấp, đồng nghĩa với việc nguồn vốn được sử dụng chủ yếu là VCSH. Khi đó, t nh tự chủ về vốn tăng lên, nhưng đó không phải là nguồn vốn vô hạn, nó cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng việc khai thác đ n ẩy tài ch nh. Hơn nữa, đây là nguồn không lớn nên không thế đáp ứng hết cho mọi như cầu trong hoạt động kinh doanh và 12 Thang Long University Library đầu tư của doanh nghiệp. Để iết tỷ số này cao hay thấp ta cần so sánh với tỷ số trung ình ngành. Số lần thu nhập trên lãi vay (Tỷ số khả năng trả lãi) Số lần thu nhập trên lãi vay đo lường mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi của doanh nghiệp như thế nào. Tỷ số này cho biết một đồng lãi vay được đảm bảo bởi ao nhiêu đồng thu nhập trước thuế và lãi vay. Khi thu nhập trước thuế và lãi càng cao thì khả năng thanh toán các khoản lãi vay càng lớn và ngược lại nếu thu nhập không đủ ù đắp cho lãi vay sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của doanh nghiệp hoàn toàn có thể chi trả cho lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp vay quá nhiều mà kết quả của kỳ kinh doanh không đủ để chi trả cho các khoản vay đó. Tỷ lệ nằm trong 3 - 4 sẽ được coi là mức ảo vệ th ch hợp trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả nợ gốc, chi phí thuế, cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi,… 1.3.4.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời  Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần. Nó cho biết trong kỳ phân t ch, 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này dương chứng tỏ công ty làm ăn có lãi và ngược lại, tỷ số này âm chứng tỏ doanh nghiệp đang thua lỗ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp doanh nghiệp cần tăng cưởng kiểm soát chi phí hoạt động của các bộ phận. và khi phân tích nên so sánh với các chỉ tiêu của ngành mà doanh nghiệp tham gia.  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn thể hiện ở tài sản mà nó đầu tư. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay và VCSH. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư t hơn. Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức sau: 13 RO = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ… Nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu tài sản để tìm ra điểm ất hợp lý, tránh gây lãng ph cũng như để cải thiện chỉ tiêu này trong tương lai.  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng tạo ra lợi nhuận của VCSH mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh là mục tiều của mọi nhà quản trị, nó được xác định như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu (17) Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng VCSH thì thu được ao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp, tạo được uy tín trên thị trường, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút đầu tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 1.3.5. Phân tích t nh h nh tài chính chung th ng qu chỉ số – score Z – score là một trong những chỉ tiêu đánh giá khá tốt về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vừa đánh giá rủi ro, vừa dự đoán được nguy cơ phá sản trong tương lai gần nên Z – score hiện đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong phân tích tài ch nh. Nó được xác định bởi công thức: Z – core = 1,2A1 + 1,4A2 + 3,3A3 + 0,6A4 + 1,0A5 Trong đó: Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn A1 = Tổng tài sản Lợi nhuận chưa phân phối A2 = Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế và lãi vay A3 = Tổng tài sản 14 Thang Long University Library iá trị thị trường của VCSH A4 = Tổng nợ Doanh thu thuần A5 = Tổng tài sản  Nếu – core 2,99 thì doanh nghiệp có tài ch nh lành mạnh  Nếu 1,81 – core < 2,99 thì doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài ch nh một cách thận trọng  Nếu – core 1,81 thì doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài ch nh và có nguy cơ phá sản Tuy nhiên, do có sự khác biệt quá lớn của chỉ số 5 do tác động của yếu tố ngành nghề kinh doanh, vậy nên người ta phát triển ra hệ số Z – score 4 thành phần để phù hợp hơn với nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp và nhiều ngành nghề hơn, ta có: ” = 6,56 1 3,26 2 6,72 3 1,05 4  Nếu ” > 2,6: doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản  Nếu 1,23 < ” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh áo, có thể có nguy cơ phá sản  Nếu ” <1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Sau khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bằng hệ số Z – score, chủ doanh nghiệp có thế lấy nó làm tiêu ch đánh giá năng lực tài chính, tốc độ phát triển của doanh nghiệp mình, từ đó có định hướng những quyết định tài ch nh trong tương lai. Đối với nhà đầu tư, nhà cung cấp hay khách hàng, phân tích Z – score cung cấp cho họ thông tin về sức khỏe tài chính doanh nghiệp, giá cả cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lời, khả năng thanh toán,… từ đó giúp ra quyết định có tiếp tục đầu tư, duy trì quan hệ mua – bán với doanh nghiệp đó hay không. Ngoài ra Z – score c n được biểu diễn bởi công thức sau: X1= Tỷ só Vốn lưu động ròng trên Tổng Tài sản X2= Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài sản X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sở Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ Điểm ngưỡng cho mô hình như sau Nếu Z > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 15 Nếu 1.2 < Z < 2.6 sản Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá Nếu Z < 1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Dùng chỉ số Z để ƣớc tính hệ số Tín Nhiệm Ngoài tác dụng cảnh bảo dấu hiệu phá sản, iáo sư Esward. ltman, tác giả tạo ra chỉ số này đã phát minh hệ số ” điều chỉnh. Chỉ số này bằng với chỉ số ” 3.25 Chỉ số điều chỉnh (các vùng cảnh báo phá sản bị thế cũng được tăng lên 3.25). Ông đã nghiên cứu trên Tổng tài sản của Công ty và tìm ra sự tương đồng giữa chỉ số ” điều chỉnh này với hệ số tín nhiệm S&P. Công thức điều chỉnh được xác định: Z = 3,25 + 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4 Ví dụ, dựa trên các BCTC được lập hàng năm của một công ty, nhà phân tích tính toán chỉ tiêu Z – score để xếp hạng tín dụng, từ đó chủ doanh nghiệp sử dụng để ra các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp mình. Có thể xếp hạng điểm số Rating theo thang điểm sau: Điểm số Rating Xếp hạng <1.8 D 1.8 – < 2 C 2 – < 2.9 B 2.9 – 4 A Qua điểm số Rating có thể đánh giá, năm nào doanh nghiệp có điểm Rating càng cao thì khả năng tài ch nh càng lành mạnh, và ngược lại. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, phân tích Z – score 4 thành phần là hợp lý nhất. Trong chương 2, tác giả sẽ sử dụng hệ số này để phân tích chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 16 Thang Long University Library CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ V THƢƠNG MẠI SAHA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 Trong chương 2, tác giả sẽ giới thiệu tổng quát về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Saha Việt Nam. Sau đó tác giả sẽ vận dụng những lý luận đã đề cập trong chương 1 để phân tích sâu tình hình tài chính của Công ty giai đoạn năm 2012 – 2014, chỉ ra được những điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại để có được những giải pháp hiệu quả trong chương 3. 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dịch vụ v Thƣơng mại Saha Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và ngành nghề kinh doanh của Dịch vụ và Thương mại Saha Việt Nam Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Saha Việt Nam có địa chỉ tại A2 – CN8, cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ xã uân Phương, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, được thành lập ngày 3/11/2008 do sở Kế hoạch và Đầu từ thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng k kinh doanh công ty cổ phần số 0103000795 với số vốn điều lệ là 1.000.000.000 (Một tỷ đồng chẵn). Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là mua bã bia và bán cho các trang trại cá và chăn nuôi sữa; đồng thời cung cấp dịch vụ bốc xếp, vệ sinh, xử lý rác thải, vận chuyển cho các công ty bia. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Saha Việt Nam Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Dịch vụ v Thƣơng mại Saha Việt Nam Hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 17 Để có hiệu quả trong công việc, tạo uy tín với khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận trong công ty. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được phân công như sau Hội đồng cổ đ ng Hội đồng cổ đông là cơ quan đầu não và có thẩm quyền cao nhất của công ty. Hội đồng cổ đông quyết định mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty, tiến hành thảo luận thông qua, sửa đổi điều lệ công ty, quyết định thời điểm và phương thức huy động vốn; bầu và bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, an giám đốc và quyết định bộ máy tổ chức. Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra t nh hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, trong điều hành các hoạt động kinh doanh, trong tổ chức kế toán, thống kê lập các áo cáo; xem xét tiến độ thực hiện các công trình, kế hoạch xây dựng các đồ án, điều hành các hoạt động của công ty ất cứ khi nào xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông tại các cuộc họp thành viên. B n giám đốc Ban giám đốc điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên; tổ chức kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty; an hành quy chế quản lý; ổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức danh quản lý; thực hiện và làm theo sự chỉ đạo của hội đồng cổ đông. Phòng tổ chức hành chính  Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, công thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe của người lao động;  Tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện công tác bảo vệ trật tự trị an, an toàn tài sản nhà nước. Triển khai thực hiện tốt phương án ảo vệ công ty bằng những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan công an hướng dẫn, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản của công ty và trật tự trị an trong khu vực;  Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội, dự thảo các văn bản đối nội, đối ngoại, thực hiện nghiệp vụ văn ph ng;  Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Phòng tài chính kế toán  hi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra trong quá trình hoạt động của công ty; 18 Thang Long University Library  Lập và chịu trách nhiệm trước an giám đốc về số liệu kế toán;  Theo d i, t nh toán, cập nhật, áo cáo đầy đủ, kịp thời ch nh xác tình hình sử dụng các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty;  Cung ứng tiền cho công ty, vốn cho các đơn vị thi công công trình theo đúng tiến độ và theo kế hoạch, đáp ứng mọi hoạt động kinh tế của công ty;  Ngăn ngừa những tiêu cực trong hoạt động, kiên quyết loại ỏ những thủ tục chứng từ không hợp lệ, ảo vệ nền tài ch nh công ty hoạt động lành mạnh đúng pháp luật;  Bảo quản, lưu trữ các tài kiệu kế toán, tài ch nh, chứng từ có giá, giữ tài liệu và số liệu này, cung cấp khi có yêu cầu của an giám đốc; mật các  Tham mưu cho giám đốc ấn định tiền vay, tiền thanh toán của các đơn vị, các nhà thầu, các cá nhân đi công tác tùy theo hiệu quả kinh doanh của cá nhân đi công tác. Phòng kinh doanh  Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng ước mở rộng thị trường. Nghiên cứu và tham mưu cho an giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh. Đây là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh;  Tham mưu cho giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến công tác kinh doanh có sử dụng nguồn vốn của công ty;  Xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác để thu hồi vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm đã được phê duyệt của công ty;  Tổ chức thực hiện tiếp thị, quảng cáo, bán hàng nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tối đa hóa lợi nhuận;  Thực hiện các áo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của giám đốc công ty;  Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc công ty. 19 2.2. Tổng quan về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thƣơng mại Saha Việt Nam Trên chặng đường gần 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Saha Việt Nam đã có nhiều ước thăng trầm. Trong những năm đầu mới thành Công ty chỉ án uôn án ã ia để cung cấp cho các trang trại chăn nuôi sữa và cá. Đến nay trải qua nhiều năm phát triển và giữ vững thương hiệu Công ty đã có những hợp đồng lớn, mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ bốc xếp và dọn vệ sinh cho các công ty bia. Công ty hiện có 20 nhân viên trình độ đại học chính quy với các chuyên ngành Tài chính kế toán, Quản trị kinh doanh, Marketing. Nhờ nắm trong tay những lao động giỏi vàgiàu kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Saha Việt Nam từ một công ty nhỏ é an đầu với vốn đầu tư của chủ sở hữu và số lượng nhân viên ít ỏi thì nay đã ngày càng phát triển. Công ty luôn thực hiện đúng đắn trách nhiệm đối với nhà nước, xã hội, trọng chữ tín trong kinh doanh, coi trọng sự phát triển bền vững và chăm lo đến đời sống người lao động. Trong giai đoạn năm 2011 – 2012, do tình hình kinh tế trong và ngoài nước nói chung có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế chạm đáy, Công ty cũng không tránh khỏi sự tác động mạnh mẽ làm cho lợi nhuận sau thuế âm. Tuy nhiên, sang đến giai đoạn năm 2013 – 2014, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty đã có nhiều cải thiện, đưa lợi nhuận vượt lên gấp nhiều lần so với hai năm trước đó. Để hiểu r hơn về tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Saha Việt Nam, trong các phần sau chúng ta sẽ đi phân t ch các áo cáo tài ch nh trong giai đoạn năm 2012 – 2014. 12,000,000,000 60,000,000 40,000,000 10,000,000,000 20,000,000 8,000,000,000 0 Doanh thu Giá vốn thuần hàng bán Năm 2012 Năm 2013 -20,000,000 Năm 2014 Năm 2012 Lợi nhuận sau thuế Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu – giá vốn h ng bán v lợi nhuận sau thuế của Công ty CP DV&TM Saha Việt Nam giai đoạn năm 2012 – 2014 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan