Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tình hình phát triển nông – lâm – thủy sản tỉnh ...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tình hình phát triển nông – lâm – thủy sản tỉnh yên bái

.PDF
75
209
56

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, TS. Đỗ Thúy Mùi. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để giúp em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo đã góp ý, chỉnh sửa giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Để có những tư liệu cần thiết nghiên cứu khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô các bác đã cung cấp số liệu giúp em trong quá trình nghiên cứu. Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, các phòng ban, trung tâm Thông tin thư viện trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Sử Địa đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình và những người thân đã luôn động viên em trong quá trình nghiên cứu. Khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Trần Ngọc Đỉnh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Đọc là 1 CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CN Công nghiệp 3 DV Dịch vụ 4 ĐKTN Điều kiện tự nhiên 5 GDP Tổng sản phẩm quốc dân 6 HTX Hợp tác xã 7 KT – XH Kinh tế - xã hội 8 KHKT Khoa hoc kĩ thuật 9 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 10 UBND Ủy ban Nhân dân DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Tên bản đồ, biểu đồ Trang 1 Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái 19 2 Bản đồ địa hình Yên Bái 21 3 Biểu đồ nhiệt độ lương mưa thành phố Yên Bái 24 4 Biểu đồ số vốn đầu tư của ngành nông - lâm – thủy sản tỉnh 31 Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012 5 Biểu đồ năng suất lúa của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 - 2012 36 6 Biểu dồ số lượng bò của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 - 2012 44 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Số bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái 18 2 Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Yên Bái 23 3 Bảng 2.3 Cơ cấu sử dụng lao động Yên Bái, thời kì 2005 28 – 2012 4 Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 - 2012 31 5 Bảng 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Yên Bái, 34 giai đoạn 2005 - 2012 6 Bảng 3.3 Diện tích, sản lượng lúa tỉnh Yên Bái, giai đoạn 36 năm 2005 - 2012 7 Bảng 3.4 Diện tích, sản lượng, năng suất ngô tỉnh Yên Bái, 37 giai đoạn năm 2005 - 2012 8 Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang tỉnh Yên 37 Bái, giai đoạn năm 2005 - 2012 9 Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng, năng suất sắn tỉnh Yên Bái, 38 giai đoạn năm 2005 - 2012 10 Bảng 3.7 Diện tích, sản lượng, năng suất cây công nghiệp 38 hàng năm tỉnh Yên Bái, giai đoạn năm 2005 - 2012 11 Bảng 3.8 Diện tích, sản lượng, chè phân bố theo huyện thị, 39 thành phối, giai đoạn năm 2005 - 2012 12 Bảng 3.9 Diện tích, sản lượng, một số cây ăn quả có nguồn 41 gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới của Yên Bái, giai đoạn năm 2005 - 2012 13 Bảng 3.10 Số lượng gia cầm của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 - 2012 43 14 Bảng 3.11 Sản lượng mật ong và kén của tỉnh Yên Bái, giai 43 đoạn 2005 - 2012 15 Bảng 3.12 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo nghành tỉnh Yên 44 Bái, giai đoạn 2005 - 2012 16 Bảng 3.13 Tình hình khai thác thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2005 - 2012 46 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi khóa luận ............................................................ 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2 2.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 3.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu ........................................ 3 3.2. Phương pháp thực địa..................................................................................... 3 3.3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ ................................... 3 2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 4 5. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 4 6. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGÀNH NÔNG - LÂM - THỦY SẢN ............................................................................................................................... 6 1.1. Quan niệm và vai trò ...................................................................................... 6 1.1.1. Quan niệm ................................................................................................... 6 1.1.2. Vai trò .......................................................................................................... 6 1.2. Đặc điểm......................................................................................................... 9 1.2.1. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế .................. 9 1.2.2. Đối tượng của sản xuất nông – lâm – thuỷ sản là những cơ thể sống ...................................................................................................................... 10 1.2.3. Sản xuất nông nghiê ̣p có tính thời vụ........................................................ 11 1.2.4. Sản xuất nông nghiê ̣p phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ................ 12 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông – lâm – thuỷ sản ............................................................................................................................. 12 1.3.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 12 1.3.2. Nhân tố tự nhiên ........................................................................................ 12 1.3.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................. 14 CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI ................................................ 18 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ................................................................... 18 2.2. Các nguồn lực tự nhiên ................................................................................ 20 2.2.1. Địa hình ..................................................................................................... 20 2.2.2. Tài nguyên đất ........................................................................................... 22 2.2.3. Tài nguyên khí hậu .................................................................................... 23 2.2.4. Tài nguyên nước ........................................................................................ 24 2.2.5. Tài nguyên sinh vật ................................................................................... 25 2.3. Các nguồn lực kinh tế xã hội........................................................................ 26 2.3.1. Dân cư nguồn lao động ............................................................................. 26 2.3.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 28 2.3.3. Khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến .......................................... 29 2.3.4. Nguồn đầu tư ............................................................................................. 31 2.3.5. Chính sách phát triển nông nghiệp ............................................................ 31 2.3.6. Thị trường tiêu thụ .................................................................................... 32 2.4. Đánh giá chung............................................................................................. 32 2.4.1. Những thuận lợi......................................................................................... 32 2.4.2. Những khó khăn ........................................................................................ 32 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI ................................................................................ 34 3.1. Vai trò của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Yên Bái ....... 34 3.2. Thực trạng phát triển và phân bố ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái ............ 35 3.2.1. Khái quát chung ........................................................................................ 35 3.2.2. Các ngành nông nghiệp ............................................................................. 35 3.3. Đánh giá chung............................................................................................. 46 3.3.1. Những thành tựu đã đạt được .................................................................... 46 3.3.2. Những tồn tại ............................................................................................. 47 CHƢƠNG 4: ĐINH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁ T TRIỂN VÀ PHÂN ̣ BỐ NÔNG NGHIỆP TỈ NH YÊN BÁI............................................................. 49 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển............................................ 49 4.1.1. Quan điể m phát triể n ................................................................................. 49 4.1.2. Mục tiêu phát triển chủ yếu ....................................................................... 50 4.1.3. Định hướng phát triển ............................................................................... 52 4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Yên Bái............................................................................................. 54 4.2.1. Các giải pháp chung .................................................................................. 54 4.2.2. Các giải pháp cụ thể cho từng ngành ........................................................ 59 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế . Theo nghĩa hẹp nông nghiệp là sự hợp thành của việc trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất và có vai trò to lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người mà không ngành kinh tế nào có thể thay thế được. Nông nghiệp đóng góp trên 10% trong GDP và thu hút gầ n 50% lao động. Trong công cuộc CNH – HĐH đất nước vị thế của nông nghiệp không hề bị suy giảm mà ngược lại ngành nông nghiệp nước ta đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO. Nông nghiệp đang dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa; trong nội ngành đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, hiện đại, nhiều ngành nông sản của nước ta đã có sức cạnh tranh và tìm được chỗ đứng cũng như đủ tiêu chuẩn chất lượng vào các thị trường khó tính (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su,…) Trong xu thế phát triển ngành nông nghiệp của cả nước, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái cũng đã có những bước phát triển đáng kể trong vùng nông nghiệp trung du miền núi phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Yên Bái là tỉnh có nhiề u điề u kiê ̣n th uâ ̣n lơ ̣i để trồ ng cây công nghiê ̣p , chăn nuôi đa ̣i gia súc, nhấ t là các loa ̣i đă ̣c sản . Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi phát triển các loại cây trồng cận nhiệt và ôn đới. Nguồ n nước phong phú , đô ̣ ẩ m không khí cao thuâ ̣n lơ ̣i để phát triể n nông nghiê ̣p nhấ t là trồ ng cây lương thực , thực phẩ m, cây công nghiê ̣p. Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, song sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều hạn chế , phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, xuất phát từ mục đích khoa học là đánh giá tổng hợp các nguồn lực cũng như đi sâu phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Yên Bái , từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp 1 nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình phát triển nông – lâm – thủy sản tỉnh Yên Bái” làm khóa luận tố t nghiê ̣p. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi khóa luận 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí luận về địa lí kinh tế - xã hội nói chung, địa lí nông nghiệp nói riêng, khóa luận tập trung đánh giá nguồn lực, phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp hợp lí góp phần đẩy mạnh và phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu là: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận về nông nghiệp và địa lí nông nghiệp để vận dụng vào địa bàn tỉnh Yên Bái. - Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của tỉnh Yên Bái. - Phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp theo ngành và sự phân hóa theo lãnh thổ của tỉnh Yên Bái. - Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái hiệu quả và bền vững. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dụng: nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp trên các mặt: + Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của tỉnh Yên Bái. + Phân tích thực trạng sản xuất, cơ cấu và sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái. - Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu trên lãnh thổ của toàn tỉnh có sự phân hóa tới cấp huyện, bao gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, với diện tích là 6.899,49 km2. 2 - Thời gian nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp từ năm 2005 – 2012 của tỉnh Yên Bái, và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp cho tỉnh đến năm 2020. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu Phương pháp này được sử dụng phổ biến hầu như trong tất cả các nghiên cứu. Việc vận dụng phương pháp này đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu trước đó, sử dụng các thông tin đã kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa, tiết kiệm được thời gian và công sức. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp phát hiện nhiều vấn đề trọng tâm, nhiều khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Tài liệu cần thu thập gồm các tài liệu trong phòng và tài liệu ngoài thực tế. Trên cơ sở những tài liệu được thu thập, việc phân tích, tổng hợp sẽ giúp hệ thống hóa một cách toàn diện và khái quát về vấn đề nghiên cứu. 3.2. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu địa lí. Việc tiếp cận trực tiếp các đối tượng nghiên cứu cho phép thu thập các thông tin cập nhật, cụ thể và chính xác mà các tài liệu thành văn và các bản đồ không có ưu thế bằng. Với phương pháp này, chúng ta có thể chủ động quan sát, điều tra thu thập, phỏng vấn về những vấn đề mình quan tâm và nghiên cứu. Các kết quả kiểm tra là cơ sở quan trọng để thẩm định lại các tài liệu cũng như một số vấn đề thế giới quan trong quá trình nghiên cứu. 3.3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, đề tài sử dụng một số công cụ hỗ trợ như các phần mềm: Mapinfo, Microsoft (Word, Excel,…). Các công cụ này hỗ trợ đắc lực trong việc đánh giá hiện tượng và xu hướng phát triển của hiện tượng, đồng thời là cơ sở dữ liệu để thành lập hệ thống bản đồ, biểu đồ nhằm xác định các đặc điểm phân bố, mức độ tập trung của các đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời gian. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số phương pháp như điều tra xã hội học, phương pháp dự báo, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,… 3 2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thực trạng phát Bái triển nông nghiệp và các vấn đề liên quan tới ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh Yên Bái đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập tới, có thể kể một số công trình như: - Địa Lí kinh tế - xã hội đại cương – Nguyễn Minh Tuệ chủ biên. Ở đây tác giả có đề cập tới vai trò và đặc điểm và tình hình phân bố và sản xuất nông nghiệp trên thế giới, địa lí các ngành nông nghiệp trên thế giới. - Địa lí kinh tế - xã hội đại Việt Nam của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Minh Đức và Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ và Lê Thông chủ biên. Trong các công trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu ra vai trò, đặc điểm và thực trạng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. - Địa lí địa phương tỉnh Yên Bái của Lê Thị Thanh Bình (chủ biên) và Đinh Ngọc Huy cũng đã đề cập rất nhiều tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Yên Bái. Một số sản phẩm nông nghiệp điển hình có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Các nghiên cứa trên có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như là nguồn tư liệu quý giá trong nghiên cứu về ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái. 5. Đóng góp của khóa luận - Kế thừa, bổ sung, cập nhật và làm sáng tỏ thêm các cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Yên Bái. - Làm rõ những lợi thế, cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện KT - XH cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Yên Bái. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Yên Bái có hiệu quả và bền vững trong tương lai. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về ngành nông – lâm – thủy sản. 4 Chương 2: Các nhân tố ảnh hương đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Yên Bái. Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Yên Bái. Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Yên Bái. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGÀNH NÔNG - LÂM - THỦY SẢN 1.1. Quan niệm và vai trò 1.1.1. Quan niệm Nền kinh tế của mỗi quốc gia được tạo bởi nhiều ngành kinh tế. Về đại thể, người ta chia các ngành này thành 3 khu vực kinh tế (hay 3 nhóm ngành) sau đây: - Khu vực I, bao gồm các ngành nông – lâm – thuỷ sản (đối với cách phân chia khác gồm các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên). - Khu vực II, gồm có các ngành công nghiệp - xây dựng (đối với cách phân chia khác gồm các ngành chế biến từ nguyên vật liệu của các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên). - Khu vực III, là các ngành (hoạt động) dịch vụ. Theo quan niệm hiện nay của nước ta, các ngành thuộc khu vực I gồm có nông – lâm – thuỷ sản. Trong ngành nông nghiệp lại bao gồm trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp; ngành thuỷ sản bao gồm đánh bắt (hay khai thác), nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, trước đây còn có quan niệm nông nghiệp theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm nông nghiệp, lâm nghiệp (trồng và nuôi rừng), thuỷ sản (khai thác và nuôi trồng); còn theo nghĩa hẹp chỉ có trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. 1.1.2. Vai trò Nông – lâm – thuỷ sản được phát triển từ xa xưa và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống. Về mặt lí luận, vai trò đó được thể hiện chủ yếu ở một số điểm sau đây: Đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực thực phẩm cho đời sống và nguyên liệu cho công nghiệp Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có cái ăn và những sản phẩm đó chỉ có thể có được từ sản xuất nông nghiệp. Dù xã hội loài người có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì không một ngành kinh tế nào có thể thay thế được vai trò của các ngành nông nghiệp và thuỷ sản trong việc đáp ứng nhu cầu 6 lương thực, thực phẩm cho con người. Sự gia tăng dân số và thu hẹp diện tích đất canh tác đang đặt xã hội loài người trước nguy cơ thiếu hụt nguồn lương thực, thực phẩm. Vấn đề an ninh lương thực không còn là mối quan tâm riêng của từng quốc gia, mà trở thành một thách thức lớn cho toàn nhân loại. Nông – lâm – thuỷ sản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả ở những nước phát triển, mặc dù tỉ trọng của khu vực I trong GDP rất thấp, nhưng khối lượng nông – lâm – thuỷ sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người, sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản còn có tác động đến hàng loạt các ngành kinh tế khác. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách bền vững, chừng nào quốc gia đó đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực. Phần lớn nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm , đồ uống; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đ ược cung cấp từ các ngành nông – lâm – thuỷ sản, mà trong đó chủ yếu là nông nghiệp. Vì vậy, sự phát triển của các ngành công nghiệp này phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Góp phần cung cấp lao động cho các ngành khác và nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế Nông – lâm – thuỷ sản, đặc biệt ở các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động cho phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư hoạt động trong khu vực I và cư trú ở nông thôn. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động và mặt khác, việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong nông – lâm – thuỷ sản góp phần tăng nhanh năng suất lao động, tạo nguồn lao động dư thừa bổ sung cho công nghiệp, dịch vụ. Đây là xu hướng có tính chất quy luật gắn liền với sự chuyển dịch lao động theo ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 7 Nguồn vốn từ nông – lâm – thuỷ sản cung cấp cho các ngành kinh tế khác được thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh: Trước hết, các ngành thuộc khu vực I cung cấp nguồn hàng hoá cho xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Nhìn chung, khu vực này đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Các mặt hàng nông – lâm – thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào nông – lâm – thuỷ sản. Xu hướng chung của các nước vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, giá trị xuất khẩu nông – lâm – thuỷ sản chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Tỉ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển đặt ra nhu cầu lớn về ngoại tệ để có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ…. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu. Các sản phẩm nông – lâm – thuỷ sản thô hoặc đã qua chế biến trở thành thế mạnh của các nước đang phát triển trong việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Thứ hai, có sự chuyển dịch vốn từ khu vực I sang các ngành kinh tế khác. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế chủ yếu lấy từ nông – lâm – thuỷ sản. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất, bởi vì các nguồn vốn khác còn hạn chế. Nguồn vốn đóng góp của khu vực I được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản cho đến những khoản tiết kiệm đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp,… Việc huy động vốn từ nông – lâm – thuỷ sản để đầu tư cho phát triển công nghiệp là cần thiết trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá . Nhiều nước đã sử dụng thành công tích luỹ từ khu vực I để đầu tư cào công nghiệp. Tuy nhiên, vốn tích luỹ từ nông – lâm – thuỷ sản là một trong những nguồn cần thiết . Cầ n phải coi trọng nh ững nguồn vốn khác để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Nông nghiê ̣p góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng 8 Nông – lâm – thuỷ sản vừa là thị trường đầu vào, vừa là đầu ra của các ngành kinh tế khác. Tuy thu nhập của người lao động không cao bằng các lĩnh vực kinh tế khác, nhưng ở các nước đang phát triển với ưu thế về qui mô dân số, nông nghiệp và nông thôn thật sự là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu vào thị trường trong nước, mà trước hết là ở nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi nhu cầu trong nông nghiệp, nông thôn có tác động trực tiếp đến quy mô sản xuất của các ngành phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông – lâm – thuỷ sản, nâng cao thu nhập cho người lao động, làm tăng sức mua từ nông thôn sẽ làm cho nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và có thể cạnh tranh được với thị trường thế giới. Ngoài vai trò to lớn về kinh tế, xã hội, các ngành nông – lâm – thuỷ sản còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng. Trong lâm nghiệp, rừng là lá phổi cho cuộc sống của nhân loại, còn trong nông nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê về thực chất đó là trồng rừng. Đối với vấn đề an ninh quốc phòng, không thể không đề cập tới ngành thuỷ sản trong việc giữ gìn chủ quyền quốc gia ở vùng biển – đảo. 1.2. Đặc điểm Mỗi ngành kinh tế đều có những đặc điểm riêng. Đối với các ngành nông – lâm – thuỷ sản cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất hàng đầu của nhân loại. Vì thế, khi nói về đặc điểm của các ngành thuộc khu vực I, người ta thường đề cập đến đặc điểm của nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như sản xuất nông – lâm – thuỷ sản nói chung có một số đặc điểm cơ bản sau đây: 1.2.1. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế Nông – lâm – thuỷ sản có những đặc điểm đặc thù, khác với các ngành sản xuất khác. Đất được coi như tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của đất. 9 Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất là đối lao động vì nó chịu sự tác động của con người thông qua việc làm đất (cày, bừa…) để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển; là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Vì thế, số lượng và chất lượng đất qui định lợi thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của mỗi vùng; hướng sử dụng đất quyết định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất khác mới tác động được đến cây trồng và con người mới sử dụng đất có hiệu quả để tạo ra sản phẩm. Đất sử dụng trong nông – lâm nghiệp với tư cách như tư liệu sản xuất gồm độ phì tự nhiên (phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên liên quan đến vị trí của lãnh thổ) và độ phì kinh tế (hình thành trong quá trình sản xuất của con người và phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất). Việc sử dụng hợp lí đất có ý nghĩa đặc biệt đối với độ phì kinh tế. Việc nâng cao độ phì kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là đầu tư thêm vốn, lao động, trang bị thêm các phương tiện sản xuất hiện đại, áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào nông – lâm nghiệp. Nhìn chung, tài nguyên đất nông – lâm nghiệp rất hạn chế. Xu hướng bình quân diện tích đất nông – lâm nghiệp trên đầu người ngày một giảm do gia tăng dân số, do xói mòn, rửa trôi, do hoang mạc hoá và chuyển đổi mục đích sang đất công nghiệp, đất đô thị và đất cho cơ sở hạ tầng, Vì vậy, con người cần phải sử dụng đất một cách hợp lí. 1.2.2. Đối tượng của sản xuất nông – lâm – thuỷ sản là những cơ thể sống Đối tượng của sản xuất nông – lâm – thuỷ sản là cây trồng và vật nuôi đó là những cơ thể sống. Phát triển theo quy luật sinh học, các loại cây trồng và vật nuôi rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh và vì thế mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Các quy luật sinh học và quy luật tự nhiên tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì thế, mọi sự tác động của con người trong sản xuất đều phải xuất phát từ nhận thức đúng đắn và áp dụng phù hợp với các quy luật này. 10 Từ đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi, co thể thấy rằng trong nông – lâm – thuỷ sản, khối lượng đầu ra không tương ứng cả về số lượng và chất lượng so với đầu vào. Nguyên liệu ban đầu là hạt giống và con giống. Quá trình sản xuất sẽ làm cho thành phẩm tăng lên gấp bội khi được mùa và cũng có thể là con số không khi mất mùa. Vì thế, cần tìm ra giống cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, đồng thời phải không ngừng lai tạo, chọn lọc để có được những giống có chất lượng, thích nghi rộng với điều kiện ngoại cảnh. 1.2.3. Sản xuất nông nghiê ̣p có tính thời vụ Trong nông – lâm – thuỷ sản, thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất và điều đó nảy sinh tính thời vụ. Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác dụng đối với sản phẩm, còn thời gian sản xuất được hiểu là thời gian mà sản phẩm đang trong quá trình sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm cả thời gian mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm. Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, đối tượng lao động trong nông – lâm – thuỷ sản là cây trồ ng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống, chứ không phải vật vô tri vô giác. Quá trình sinh học của chúng diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau, giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn sau. Chu kì sản xuất các loại sản phẩm nông – lâm – thuỷ sản tương đối dài và không giống nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, kể cả sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi. Việc sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật (giống cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, cải tiến điều kiện chăm sóc,…) cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, nhưng cũng chỉ ở mức nhất định, bởi vì đối tượng lao động là cơ thể sống có quá trình sinh trưởng và phát triển riêng. Do vậy, lao động nông – lâm – thuỷ sản có lúc dồn dập, khẩn trương, có lúc lại nhàn rỗi và vì thế việc sử dụng đất và lao động thế nào cho hợp lí là rất cần thiết. 11 1.2.4. Sản xuất nông nghiê ̣p phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Sản xuất nông – lâm – thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất và khí hậu. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của ngành này là cây trồng, vật nuôi. Chúng chỉ tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên (nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng), trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia và ngược lại. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất, chỉ cần thay đổi một yếu tố là có thể hàng loạt các kết hợp khác nhau và dĩ nhiên, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Mỗi yếu tố và sự kết hợp của chúng thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Sự thay đổi ấy phụ thuộc vào từng lãnh thổ và từng thời gian (mùa) cụ thể. Đất, nước, khí hậu với tư cách như tài nguyên quyết định khả năng (tự nhiên) nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng qui trình kĩ thuật để sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy, muốn phát triển và phân bố hợp lí sản xuất nông - lâm cần hiểu rõ điều kiện tự nhiên, đồng thời tăng cường các biện pháp khoa học kĩ thuật để hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào tự nhiên. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố nông – lâm – thuỷ sản 1.3.1. Vị trí địa lí Vị trí địa lí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông – lâm – thuỷ sản. Vị trí địa lí qui định sự có mặt (hay không có mặt), thuận lợi (hay khó khăn) của các hoạt động sản xuất. Chính vì vậy mà các nước ở khu vực nhiệt đới, gần biển có khí hậu nắng lắm, mưa nhiều sẽ thuận lợi cho trồng lúa, còn các nhiệt đới nằm sâu trong nội địa thường ít mưa, tạo ra khu vực bán hoạng mạc khô cằn, mất đi khả năng để phát triển một nền nông nghiệp lúa nước. Những nước giáp biển có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt thuỷ hải sản (như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,…). Ngược lại, những nước không có biển (như Lào, Mông Cổ,…) thì không thể phát triển ngành này được. 1.3.2. Nhân tố tự nhiên 1.3.2.1. Địa hình và đất 12 Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nông – lâm – thuỷ sản, mà trước hết là nông nghiệp . Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác , áp dụng cơ giới hoá, giữ được đô ̣ ẩm cho đất, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh qui mô lớn. Ngược lại, địa hình dốc, việc làm đất, làm thuỷ lợi đều gặp khó khăn, tốn kém trong công tác chống xói mòn, rửa trôi,… Địa hình cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đất là tư liệu chủ yếu trong nông nghiệp. Không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên đất và đặc điểm của nó về số lượng và chất lượng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp. Năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất, độ mùn trong đất, thành phần cơ giới, cơ cấu và tầng dày của đất. Cây thường cho năng suất cao trên đất tơi xốp, thoát nước, thoáng khí, đủ ẩm, tầng canh tác dày và có những đặc tính vật lí, hoá học phù hợp. Ngược lại, cây trồng cho năng suất thấp khi đất chặt, chai cứng, độ tơi xốp kém. 1.3.2.2. Khí hậu và nguồn nƣớc Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm,… có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu nhất định. Vượt qua giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết. Trên toàn thế giới có 5 đới trồng trọt chính. Đó là nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hoà có mùa hè dài và nóng, đới ôn hoà có mùa hè mát và ẩm, đới cận cực. Vùng nhiệt đới có nguồn nhiệt dồi dào, lượng mưa lớn, số giờ nắng nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển quanh năm của cây trồng, tăng khả năng thâm canh, gối vụ. Ngược lại ở vùng ôn đới, mùa đông tuyết phủ dày nên chỉ trồng được một vụ trong năm. Các điều kiện thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán, bão cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Nước đối với ngành thuỷ sản rõ ràng là điều kiện không thể thiếu được vì nế u không có nước thì không có ngành này. Còn đối với nông nghiệp nước cũng cần thiết như cha ông ta đã khẳng định “nhất nước, nhì phân”. Nước là nhân tố 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất