Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam

.PDF
58
253
89

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngành công nghiệp có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền quốc dân, đóng góp tích cực vào sự tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc; thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa; góp phần đắc lực vào việc thay đổi phƣơng pháp tổ chức, phƣơng pháp quản lí sản xuất và nâng cao hiệu kinh tế xã hội; tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh đƣợc, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trƣờng và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động, góp phần tích lũy nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và giải quyết các vấn đề môi trƣờng. Trong nghị định 192/CP ngày 25/12/1994, đã nêu khái niệm về khu công nghiệp ở Việt Nam nhƣ sau: “Khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cƣ sinh sống”. Trong những năm qua, các khu công nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh, đóng góp nhất định vào tăng trƣởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc phát triển và nâng cao các khu công nghiệp ở Việt Nam. Để hiểu biết hơn về sự phát triển công nghiệp nói chung và các khu công nghiệp nói riêng, phục vụ cho việc nghiên việc nghiên cứu và dạy học Địa lý ở trƣờng Phổ thông sau này tôi đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Nghiên cứu các khu công nghiệp ở Việt Nam”. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về tổ chức lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu về các khu công nghiệp ở Việt Nam, về thực trạng phát triển và sự phân bố các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện đƣợc mục tiêu đặt ra, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, đồng thời đánh giá các nguồn lực trong nƣớc nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. - Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của các khu công nghiệp Việt Nam. 2.3. Giới hạn nghiên cứu đề tài Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sự hình thành, phát triển và phân bố các khu công nghiệp ở Việt Nam. Đánh giá các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. Phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế các khu công nghiệp. Về thời gian: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp Việt Nam, từ năm 1990 đến 2012. Về không gian: Nghiên cứu các khu công nghiệp, đến các vùng, thành phố ở Việt Nam 3. Các phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin Đây là phƣơng pháp quan trọng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện khóa luận. Những thông tin, các nguồn tài liệu cho phép chúng ta hiểu biết những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này. Việc phân tích, phân loại và tổng hợp các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp ta dễ dàng phát hiện ra những vấn đề trọng tâm cũng nhƣ những vấn đề còn bỏ ngỏ. Trên cơ sở những tài liệu phong phú đó, việc tổng hợp sẽ giúp chúng ta có một tƣ liệu toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt hiện nay, công nghệ thông tin 2 phát triển mạnh, việc khai thác các nguồn tài liệu quan trọng qua Internet sẽ là nguồn tƣ liệu quý hỗ trợ cho việc tổng hợp các vấn đề nghiên cứu. 3.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê Phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu, thông qua thu thập và xử lí số liệu từ thực tiễn hay qua tài liệu tham khảo khác, nhằm chứng minh rõ ràng hơn sự phát triển của khu công nghiệp. Các số liệu thống kê kinh tế có ý nghĩa nhất định trong việc thể hiện khai thác tri thức, thông qua đó số liệu thống kê giải trình nhiều vấn đề quan trọng, có thể so sánh, đối chiếu các số liệu, thể hiện mức tăng trƣởng, trình độ phát triển của các khu công nghiệp ở Việt Nam. 4. Những đóng góp của khóa luận Khóa luận hoàn thành sẽ có một số đóng góp cơ bản sau đây: - Tổng quan và chọn lọc những vấn đề lí luận về khu công nghiệp. - Điều tra, khảo sát và bƣớc đầu đánh giá thực trạng phát triển và phân bố các khu công nghiệp ở Việt Nam. 5. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 2 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam; Chƣơng 2. Thực trạng phát triển và phân bố các khu công nghiệp ở Việt Nam. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về tổ chức lãnh thổ và tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm về tổ chức lãnh thổ Có nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức lãnh thổ nhƣ khu vị luận công nghiệp của A. Weber, Lý thuyết điểm trung tâm của W. Christaller, Lý thuyết cực tăng trƣởng của Francoi Perroux…mỗi quan niệm có những lý giải riêng, phân tích riêng dƣới đây là một số quan niệm về tổ chức lãnh thổ: - Khu vị luận công nghiệp của A. weber: Khu vị luận công nghiệp giải thích sự tập trung công nghiệp vào một lãnh thổ nào đó là do 3 nguyên nhân chủ yếu: chi phí vận tải rẻ nhất (nguyên nhân chính), chi phí nhân công thấp nhất và là nơi có xí nghiệp tập trung để có thể sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền. Trên cơ sở xác định nguyên tắc “cực tiểu hóa chi phí, cực đại hóa lợi nhuận”, A.weber đƣa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp. Tƣ tƣởng chủ đạo của A.weber coi thành phố là những nút hay trọng điểm của lãnh thổ. Sức lan tỏa ảnh hƣởng của nó rất lớn. Xung quanh thành phố (nút) là các vành đai với chức năng khác nhau, nhƣng đều phục vụ cho một trung tâm. Lý thuyết này, tất nhiên, chỉ phù hợp với một nền kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chƣa phát triển mạnh. Nó có ý nghĩa trong việc xác định vai trò của trung tâm ở những khu vực có nền kinh tế còn chậm phát triển. - Lý thuyết điểm trung tâm của W. Christaller Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, hầu nhƣ cùng một lúc đã xuất hiện các công trình của W. Christaller và A. Loesch. Đƣợc hoàn thiện trên những ý tƣởng và mô hình của G. Thunen và A. Weber, W. Christaller đã có đóng góp to lớn vào việc tìm ra tính quy luật phát triển của toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và phi sản xuất theo không gian. 4 Từ công trình đƣợc công bố vào năm 1933, W. Christaller cho rằng không có khu vực nông thôn nào lại không chịu sự tác động của một thành phố với tƣ cách nhƣ cực hút. Sự thay đổi của chi phí dành cho kết cấu hạ tầng phụ thuộc vào vấn đề đô thị hóa. Nhƣ vậy, chi phí kết cấu hạ tầng sẽ tăng lên cùng với quá trình đô thị hóa và ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ cho quy hoạch lãnh thổ. Thành phố là trung tâm đối với tất cả các điểm dân cƣ còn lại của vùng. Các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ thấp đến cao. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ đối với các trung tâm cấp thấp hơn, khả năng này cũng bị hạn chế hơn. Ông cho rằng, thành phố có vai trò nhƣ những cực phát triển và là hạt nhân cho sự phát triển. Nó trở thành đối tƣợng để đầu tƣ, trên cơ sở sức hút và mức độ ảnh hƣởng đến các vùng xung quanh, thông qua bán kính vùng tiêu thụ sản phẩm. Thị trƣờng đƣợc xác định trong giới hạn về bán kính của vùng tiêu thụ. Ngoài giới hạn này, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ không có hiệu quả kinh tế. Lý thuyết trung tâm của W. Christaller đã đƣợc A. Loesch hƣởng ứng và phát triển. Theo A. Loesch, có một điểm trung tâm quan trọng nhất là thành phố, đầu mối của toàn bộ hệ thống các điểm dân cƣ. Vai trò thƣơng mại và dịch vụ của nó tác động mạnh mẽ đến các khu vực lân cận chịu ảnh hƣởng của thành phố. Đóng góp chủ yếu của W. Christaller và A. Loesch là ở sự khám phá ra quy luật phân bố không gian của các điểm dân cƣ, phát hiện ra một trật tự trong sự phân bố giữa các thành phố và nông thôn. Đây là cơ sở mở đƣờng cho việc nghiên cứu các hệ thống không gian hoặc xác định các nút trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định. - Lý thuyết cực tăng trưởng của Francoi Perroux Lý thuyết cực tăng trƣởng (hay lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm) của nhà kinh tế học ngƣời pháp Francoi Perroux đƣợc đƣa ra vào đầu thập kỷ 50 của thế kỉ XX. Theo thuyết này, trong một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian. Xu hƣớng chung là có một hoặc một vài điểm phát triển mạnh nhất, trong khi đó các điểm khác lại chậm 5 phát triển hay bị trì trệ. Tất nhiên, các điểm phát triển nhanh là các điểm có lợi thế so với toàn vùng. Nhƣ vậy, lý thuyết cực phát triển chú ý đến những thay đổi trong phạm vi một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trƣởng kinh tế. Sau F. Perroux, lý thuyết này đƣợc một số nhà khoa học hoàn thiện trên cơ sở nhấn mạnh vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với việc tăng trƣởng kinh tế của vùng. Gắn với điểm phát triển mang tính chất động lực cho toàn vùng là một công nghiệp mũi nhọn, dựa vào lợi thế so sánh của mình so với các điểm khác. Nền kinh tế của lãnh thổ có ngành công nghiệp đó phát triển mạnh, với tốc độ tăng trƣởng nhanh. Nguyên nhân là do số lƣợng việc làm nhiều hơn, sức mua tăng lên và có khả năng thu hút một số ngành công nghiệp và dịch vụ mới. Sự chênh lệch về tăng trƣởng kinh tế trong vùng có cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Đối với lãnh thổ tụt hậu, có một số ảnh hƣởng tiêu cực do sự khác nhau về mức độ tăng trƣởng kinh tế. Các ngành công nghiệp ở lãnh thổ này có thể bị các ngành công nghiệp mũi nhọn ở lãnh thổ trọng điểm lấn át, cạnh tranh. Cạnh tranh là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự phân hóa trong vùng. Sự tăng trƣởng của nền kinh tế diễn ra theo hình sin. Thông qua việc đổi mới quy trình công nghệ, kỹ thuật và hàng loạt yếu tố khác, một số ngành phát triển với tốc độ nhanh và đƣợc đầu tƣ lớn. Các ngành này tạo thành cực phát triển mang tính chất khu vực có tác dụng thu hút các ngành kinh tế khác. Ở mức độ nhất định, sự liên kết của chúng là cơ sở quan trọng chi phối đầu vào, đầu ra của các ngành trong vùng. Quy mô và cƣờng độ của sự liên kết giữa các ngành là một trong những đặc trƣng của cực tăng trƣởng. Lý thuyết cực tăng trƣởng đƣợc áp dụng tƣơng đối rộng rãi ở Châu Á, nhất là ở các nƣớc ASEAN. Nhiều kinh nghiệm đã đƣợc tích lũy và có giá trị đối với các quốc gia cần huy động vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. - Lý thuyết cơ sở xuất khẩu Theo thuyết này, chỉ có các hàng hóa sản xuất phục vụ cho thị trƣờng bên ngoài (tức là hàng xuất khẩu) mới đƣợc coi là cơ sở để phát triển kinh tế cho một vùng. Các hoạt động kinh tế nhƣ vậy tác động đến nhịp độ tăng trƣởng việc 6 làm và thu nhập. Từ đó, nền kinh tế trong một vùng đƣợc chia thành các ngành cơ bản và các ngành không cơ bản. Lý thuyết cơ sở xuất khẩu phát triển ở Hoa Kỳ từ trƣớc năm 1950. Lúc đầu, nó chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế của những trung tâm buôn bán và về sau đƣợc nâng lên thành mô hình phổ biến cho các nƣớc đang phát triển. Tƣ tƣởng chủ đạo của mô hình cơ sở xuất khẩu là ở chỗ đối với các vùng kém phát triển cần phải tìm ra khả năng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bằng việc hƣớng ngoại. Nhân tố quan trọng đối với cực tăng trƣởng của vùng là những thúc đẩy xuất phát từ đòi hỏi ở bên ngoài. Lợi nhuận có đƣợc nhờ lĩnh vực xuất khẩu là điều kiện cần và đủ để khuyến khích nhu cầu gia tăng thị trƣờng nội địa. Một số mô hình kinh tế hƣớng vào xuất khẩu đã đƣợc thực hiện thành công ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo… Một dạng khác của lý thuyết này là lý thuyết về sự phụ thuộc mà sau này trở thành cơ sở lý luận cho chiến lƣợc phát triển hƣớng vào xuất khẩu của nhiều quốc gia. Nó đƣợc hình thành từ cuộc tranh luận của các nhà kinh tế học ở Mỹ La Tinh khoảng giữa những năm 50 của thế kỷ XX. Theo thuyết này, trong điều kiện thế giới có sự phụ thuộc lẫn nhau thì các nƣớc đang phát triển chỉ có thể phát triển đƣợc bằng cách dựa vào nguồn vốn và công nghệ tiên tiến của các nƣớc phát triển. Thế mạnh của các nƣớc đang phát triển là nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, lực lƣợng lao động dồi dào và rẻ. Hạn chế chính là thiếu vốn và công nghệ hiện đại, năng lực quản lý kém, thị trƣờng tiêu thụ nhỏ. Trong quá trình thực hiện mô hình hƣớng vào xuất khẩu, bên cạnh những thành công, thực tiễn chỉ ra rằng cái giá phải trả cũng không nhỏ. Đó là sự phụ thuộc chặt chẽ vào bên ngoài, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng về ngành và lãnh thổ, các tầng lớp nhân dân bị phân hóa giàu- nghèo rõ rệt… - Mô hình phát triển hình chuông của Alonso Khi nghiên cứu việc phát triển kinh tế, Alonso đã đƣa ra mô hình phát triển hình chuông để biểu diễn sự thay đổi nhịp độ tăng trƣởng kinh tế. Theo mô hình này, tại một điểm nào đó trong quá trình phát triển, sự tăng trƣởng đạt tới 7 điểm cong giới hạn, sự tập trung hóa về mặt địa lý đạt tới đỉnh cao nhất và sau đó bắt đầu đổi chiều. Đô thị hóa lan rộng từ một vài trung tâm lớn ra xung quanh. Các cơ hội phát triển mới đƣợc xuất hiện ở nhiều nơi trƣớc đây đƣợc coi là chậm phát triển. Mô hình đƣờng cong hình chuông có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu sự thay đổi kinh tế theo không gian ở một quốc gia cũng nhƣ trong quá trình lựa chọn cơ cấu lãnh thổ theo hƣớng phát triển có trọng điểm. - Lý thuyết ba khu vực của Jean Fourastier Trên cơ sở tài liệu về sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các nƣớc Tây Âu khi trải qua giai đoạn đô thị hóa, J. Fourastier đƣa ra lý thuyết ba khu vực hoạt động kinh tế. Theo ông, tất cả các hoạt động của xã hội đƣợc chia thành 3 khu vực chủ yếu : Khu vực I bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhƣ đất, rừng, biển, khoáng sản… Trong số đó, nông nghiệp là hoạt động chủ đạo và ở vào thời kỳ đầu của tất cả các cộng đồng khi mới hình thành. Nhƣ vậy, trong thời kỳ đầu, hầu hết lao động của xã hội hoạt động trong khu vực I. Tổ chức xã hội của cộng đồng ngày càng phát triển, nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao và đa dạng. Dựa vào những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật, con ngƣời đã chế biến những sản phẩm khai thác từ thiên nhiên (khu vực I), hoặc tạo ra những sản phẩm mới không có trong tự nhiên. Phần đông lực lƣợng lao động chuyển từ khu vực I sang khu vực II (công nghiệp). Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về dịch vụ nói chung ngày càng lớn và không ngừng gia tăng về khối lƣợng cũng nhƣ về loại hình. Đó là các dịch vụ thƣơng mại, vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dƣỡng, ngân hàng, tài chính, thuế quan… Đội ngũ cán bộ phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng lên. J. Fourastier xếp các loại hoạt động nói trên vào lao động khu vực III và gọi chung là lao động dịch vụ. Lý thuyết ba khu vực hoạt động có giá trị nhất định. Để đánh giá trình độ phát triển của một nƣớc, có thể xem xét tỉ lệ lao động giữa 3 khu vực. 3 khu vực 8 hoạt động kinh tế, về đại thể trùng với 3 thời kỳ phát triển của nền (văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp). Lý thuyết này có liên quan đến việc xác định các ngành chủ đạo trong tổ chức lãnh thổ. - Các lý thuyết thuộc trường phái địa lý Xô Viết Trong trƣờng phái địa lý Xô Viết, đáng lƣu ý là lý thuyết chu trình sản xuất năng lƣợng của N.N. Colaxopxki đƣợc đề ra năm 1947. Kế thừa tƣ tƣởng này nhiều nhà địa lý Xô viết đã bổ sung, hoàn thiện và đƣa ra 14 chu trình sản xuất năng lƣợng (EPS) bao gồm: EPS kim loại đen, EPS kim loại màu, EPS nhiên liệu cứng (than, đá, dầu), EPS hóa học quặng mỏ, EPS hóa học kim loại hiếm, EPS công nghiệp dầu khí, EPS silicat, EPS kỹ thuật thủy lợi, EPS sử dụng nhiệt năng dƣới sâu, EPS công nghiệp gỗ, EPS nông –công nghiệp, EPS đại dƣơng, EPS công nghiệp chế biến và EPS sinh hóa. Các kiểu EPS đƣợc hình thành trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên khác nhau và tạo ra hàng loạt sản phẩm không giống nhau. Những kết hợp EPS ra đời mang tính quy luật và tạo nên một tổ chức lãnh thổ hiện thực của nền sản xuất xã hội trong mối tác động qua lại với những hình thái cụ thể của thiên nhiên. 1.1.2. Một số khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp Công nghiệp hóa và hiện đại hóa không phải là một quá trình đơn chiếc. Đi kèm theo nó, thậm chí có khi đi trƣớc, là quá trình đô thị hóa. Hai quá trình này bổ sung cho nhau, phụ thuộc lẫn nhau, góp phần quan trọng tạo nên bộ mặt của nền kinh tế. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nhƣ trên đã trình bày, khi nghiên cứu địa lý kinh tế nƣớc Pháp, F.Perroux đƣa ra khái niệm các cực tăng trƣởng và chú trọng đến vai trò của công nghiệp. W. Christaller, nhà khoa học ngƣời Đức với lý thuyết điểm trung tâm nhấn mạnh hoạt động của lực đẩy và lực hút để phân định ranh giới các khu 9 vực ảnh hƣởng. N.N. Colaxopxki đề xuất các vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn về tổ chức lãnh thổ cho các vùng giàu tài nguyên… Các tƣ tƣởng nói trên có giá trị đặc biệt đối với việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ công nghiệp” ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa học và thực tiễn. Vì vậy có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Theo A.T. Khowrusov (1979), tổ chức lãnh thổ công nghiệp đƣợc hiểu là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng nhƣ tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp đã xuất hiện trong lịch sử về việc phân bố các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp không phải là hiện tƣợng bất biến. So với nông nghiệp, tổ chức lãnh thổ công nghiệp có thể thay đổi trong một thời gian tƣơng đối ngắn. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì trong thời đại ngày nay sự tiến bộ khoa học, công nghệ diễn ra rất nhanh, nhu cầu của thị trƣờng và cả bản thân thị trƣờng cũng thƣờng xuyên thay đổi. Vì vậy, tổ chức lãnh thổ muốn tồn tại và phát huy tác dụng thì không thể sơ cứng và chậm biến đổi, mặc dù về lý thuyết, mỗi hình thái kinh tế - xã hội sẽ có các kiểu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tƣơng ứng. Ở nƣớc ta, số lƣợng các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp không nhiều. Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ công nghiệp có thể đƣợc coi là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cƣ, cùng kết cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất định, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên trong cũng nhƣ bên ngoài lãnh thổ đó. Thực tiễn ở nƣớc ta chỉ rõ rằng, quá trình hình thành và phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp (điểm, cụm, khu, trung tâm công nghiệp) gắn liền với quá trình đô thị hóa. Quá trình này, một mặt làm xuất hiện những đô thị mới và mặt khác cải tạo hoặc nâng cấp các đô thị cũ. Giữa đô thị hóa và phát 10 triển công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ. Việc phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành và phát triển đô thị. Mặt khác, mạng lƣới đô thị khi đã ra đời và nhất là có kết cấu hạ tầng ở mức độ nhất định sẽ trở thành nơi hấp dẫn, làm cơ sở để phát triển và tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong những năm gần đây, nhà nƣớc triển khai các “quy hoạch tổng thể”. Giữa quy hoạch tổng thể và tổ chức lãnh thổ có những sự khác nhau rõ rệt. Quy hoạch tổng thể (ngành hoặc lãnh thổ) thƣờng bao gồm các nội dung ở tầm vĩ mô nhƣ đánh giá các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế - xã hội…), Phân tích hiện trạng và đƣa ra các định hƣớng phát triển trong khoảng thời gian 10-20 năm tới. Ngoài ra, nó còn đƣợc hiểu theo một nghĩa khác. Đó là các sơ đồ sử dụng mặt bằng của một không gian nào đó phục vụ cho mục đích thiết kế xây dựng (thí dụ, quy hoạch tổng thể khu công nghiệp A). Quy hoạch tổng thể theo nghĩa đầu tiên, mang tính chất tập hợp các kế hoạch phát triển, thƣờng là của các ngành, trên một lãnh thổ cụ thể (quốc gia, tỉnh, huyện). Theo nghĩa thứ hai, thực chất đó là quy hoạch mặt bằng (đô thị, khu công nghiệp…). Tổ chức lãnh thổ nhƣ các khái niệm trên đã chỉ rõ, là việc tìm ra các mối liên kết không gian, là việc bố trí hợp lý các cơ sở kinh tế trên một lãnh thổ nhất định. Nói cách khác, đối với công nghiệp đây là việc định vị các xí nghiệp, các khu công nghiệp để tạo nên các không gian công nghiệp thuộc các cấp khác nhau. Trên cơ sở các lợi thế so sánh của từng lãnh thổ sao cho đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nhƣ vậy, tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 11 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam 1.2.1. Nguồn lực bên trong - Nguồn lực tự nhiên + Khoáng sản là một trong những nguồn lực hàng đầu ảnh hƣởng đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Số lƣợng, trữ lƣợng, chất lƣợng và sự kết hợp các loại khoáng sản theo lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp trên lãnh thổ. Thí dụ, miền núi và trung du Bắc Bộ tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa cả nƣớc. Trên cơ sở đó, đã hình thành và phát triển công nghiệp khai khoáng (khai thác và tuyển than ở Quảng Ninh, khai thác và chế biến apatit ở Lào Cai, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên, khai thác và chế biến thiếc ở Cao Bằng …). Vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng có nguồn đá vôi phong phú; do vậy, công nghiệp sản xuất xi măng và công nghiệp vật liệu xây dựng tƣơng đối phát triển. + Nguồn nƣớc có ý nghĩa lớn đối với các ngành sản xuất, trong đó có công nghiệp. Khi lựa chọn lãnh thổ để phân bố các xí nghiệp và hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp, cần phải chú ý đến nguồn nƣớc. Ở khu vực ven biển hay vùng gò đồi, trong nhiều trƣờng hợp, yếu tố nguồn nƣớc quyết định sự phân bố và tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Mức độ thuận lợi (hay khó khăn) về nguồn cung cấp hoặc thoát nƣớc là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. + Khí hậu cũng có ảnh hƣởng nhất định đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong một số trƣờng hợp, nó chi phối việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đặc biệt đối với vùng ven biển dễ bị nhiễm mặn do độ ẩm của không khí. Ngoài ra, khí hậu đa dạng, phức tạp cũng làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng, vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm. Bên cạnh các tài nguyên thiên nhiên nói trên, còn có một số nguồn lực khác tác động tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Có thể kể tới vị trí địa lý, đất đai 12 (với tƣ cách là nơi phân bố công nghiệp, nhất là về địa chất công trình), tài nguyên sinh vật, biển … - Nguồn lực kinh tế - xã hội + Dân cƣ với những tập quán sản xuất, tiêu dùng và nguồn lao động (số lƣợng, chất lƣợng) có vai trò to lớn trong việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Về phƣơng diện này, dân cƣ đƣợc xem xét dƣới hai góc độ: sản xuất và tiêu dùng. Thị trƣờng tiêu thụ gắn với số dân có thể coi là một nguồn lực quan trọng. Ở nơi nào có nguồn lực phong phú thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Những nơi có đội ngũ lao động lành nghề thƣờng cho phép phát triển các xí nghiệp công nghiệp đòi hỏi tay nghề cao và sản xuất ra các sản phẩm chứa đựng hàm lƣợng kỹ thuật lớn. Ở những nơi mà nguồn lao động có nhiều ngành nghề truyền thống thì đều có thể phát triển các ngành nghề này để thu hút lao động và tạo ra sản phẩm độc đáo mang bản sắc dân tộc… Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, tập quán tiêu dùng có thể thay đổi và kéo theo nó là sự biến đổi về hƣớng và quy mô chuyên môn hóa của các ngành cũng nhƣ các xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp. + Các trung tâm kinh tế và mạng lƣới đô thị luôn có những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nơi đây thƣờng hội tụ những thế mạnh và kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nƣớc, thông tin liên lạc…), nguồn lao động với chất lƣợng cao và thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn với sự đa dạng về thị hiếu tiêu dùng. + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công nghiệp có giá trị nhất định đối với việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nó có thể là tiền đề thuận lợi hay cản trở sự phát triển công nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng. 1.2.2. Nguồn lực bên ngoài Song song với nguồn lực bên trong (nội lực) còn có những yếu tố bên ngoài tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Ở đây, các yếu tố bên ngoài 13 đƣợc hiểu là các yếu tố ảnh hƣởng với tƣ cách nhƣ nguồn lực bên ngoài lãnh thổ công nghiệp (các vùng khác trong nƣớc hay từ nƣớc ngoài). Trong một số trƣờng hợp cụ thể, nguồn lực bên ngoài chi phối mạnh mẽ và thậm chí có thể có ý nghĩa quyết định đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp của một vùng nào đó. - Thị trƣờng bên ngoài, ở mức độ lớn, có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hƣớng chuyên môn hóa sản xuất và chi phối trực tiếp tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Ở trong nƣớc, các đô thị lớn ngoài chức năng trung tâm - hạt nhân công nghiệp, còn luôn là thị trƣờng quan trọng khuyến khích sự phát triển của sản xuất. Thị trƣờng quốc tế cũng có vai trò đặc biệt. Sự phát triển công nghiệp cuả bất kỳ quốc gia nào cũng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nƣớc và hội nhập với thị trƣờng thế giới. Vì thế, thị trƣờng này chắc chắn có tác động nhất định đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Mối quan hệ hợp tác liên vùng và quốc tế có vai trò đáng kể với việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới cùng với những tiến bộ kỹ thuật phát triển nhƣ vũ bão, vấn đề hợp tác quốc tế là một xu thế tất yếu, đem lại lợi ích cho các bên đối tác. Đối với các nƣớc, các vùng chậm phát triển, để giảm khoảng cách về trình độ phát triển và tránh tụt hậu, không thể không quan tâm đến sự hợp tác quốc tế và liên vùng. Hợp tác quốc tế và liên vùng đƣợc thể hiện qua một số lĩnh vực chủ yếu sau đây: + Hỗ trợ vốn đầu tƣ từ các nƣớc, các vùng phát triển cho các nƣớc, các vùng chậm phát triển. Quá trình hợp tác đầu tƣ làm xuất hiện ở các nƣớc, các vùng chậm phát triển một số ngành công nghiệp mới, các khu vực công nghiệp tập trung, khu chế xuất và mở mang các ngành nghề truyền thống. Điều đó dẫn đến sự thay đổi tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. + Chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cũng là một trong những hƣớng quan trọng của sự hợp tác quốc tế và liên vùng. Kỹ thuật, công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến nhịp độ tăng trƣởng kinh tế. Trƣớc hết, nó ảnh hƣởng 14 trực tiếp đến quy mô, phƣơng hƣớng sản xuất và sau đó là việc phân bố sản xuất, các hình thức tổ chức lãnh thổ cũng nhƣ bộ mặt kinh tế - xã hội của một vùng (hay quốc gia). + Chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lý đến các nƣớc, các vùng chậm phát triển đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản trị giỏi không chỉ giúp từng xí nghiệp làm ăn phát đạt, mà còn mở ra cơ hội cho họ hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững trong một hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp cũng nhƣ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Sự hỗ trợ từ bên ngoài về năng lƣợng, nguyên vật liệu cũng hết sức quan trọng. Đối với các vùng thiếu năng lƣợng, nguyên vật liệu, sự hỗ trợ từ bên ngoài rõ ràng là không thể thiếu đƣợc. Sự hỗ trợ này tác động đến quá trình phát triển và tiếp theo là đến việc tổ chức lãnh thổ nền kinh tế của vùng nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng. 1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, các hình thức này phụ thuộc vào quan niệm và quy mô lãnh thổ của mỗi quốc gia. Trên cơ sở tổng quan các hình thức của một số nƣớc trên thế giới và gắn với thực tiễn của nƣớc ta, nhất là sau khi đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới, có thể nêu 4 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng nhất sau đây: 1.3.1. Điểm công nghiệp - Điểm công nghiệp thƣờng chỉ là một, hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng. Nó đƣợc phân bố ở gần nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cƣ nằm trong một vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản nào đó. Cũng có thể nó ở ngay trong vùng tiêu thụ để phục vụ cho những nhu cầu nhất định của dân cƣ. Điểm công nghiệp có một số đặc trƣng sau đây: + Lãnh thổ nhỏ với một (hai) xí nghiệp, phân bố lẻ tẻ, phân tán. + Hầu nhƣ không có mối liên hệ sản xuất với các xí nghiệp khác. + Thƣờng gắn với một điểm dân cƣ nào đó. 15 Ở đây cần phân biệt điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Điểm công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong khi đó, xí nghiệp công nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất, là đơn vị cơ sở của phân công lao động về mặt địa lý. Nếu xét về mặt hình thức, chúng có vẻ nhƣ nhau, nhƣng về bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, một bên là hình thức tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ, còn bên kia lại là cách thức tổ chức sản xuất trong công nghiệp. Các xí nghiệp công nghiệp có tính chất độc lập về kinh tế, có công nghệ sản xuất sản phẩm riêng. Do tính chất và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của các ngành công nghiệp có sự khác nhau mà quy mô của các xí nghiệp cũng khác nhau. Có xí nghiệp chỉ có vài chục hoặc vài trăm công nhân (nhƣ chế biến nông sản,…) và đƣợc bố trí gọn trong một xƣởng sản xuất, nhƣng cũng có xí nghiệp thu hút hàng nghìn công nhân, gồm nhiều công trình, nhà xƣởng, diện tích tƣơng đối lớn (nhƣ xí nghiệp khai thác khoáng sản,…). Hiện nay, do sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, số lƣợng các xí nghiệp có quy mô lớn tăng lên nhanh chóng ở tất cả các ngành công nghiệp. - Điểm công nghiệp theo kiểu đơn lẻ này cũng có những mặt tích cực nhất định. Nó có tính cơ động, dễ đối phó với các sự cố và thay đổi trang thiết bị, không bị ràng buộc và ảnh hƣởng của các xí nghiệp khác, đặc biệt thuận lợi cho việc thay đổi mặt hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, những mặt hạn chế lại rất nhiều. Đó là việc đầu tƣ khá tốn kém cho cơ sở hạ tầng, các chất phế thải bị lãng phí do không tận dụng đƣợc, các mối liên hệ (sản xuất, kinh tế, kỹ thuật,…) với các xí nghiệp khác hầu nhƣ thiếu vắng và vì vậy, hiệu quả kinh tế thƣờng thấp. Ở nƣớc ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thƣờng hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên. 1.3.2. Khu công nghiệp tập trung - Khu công nghiệp tập trung với tƣ cách là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đƣợc hình thành và phát triển ở các nƣớc tƣ bản vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nó đƣợc hiểu là một khu vực đất đai có 16 ranh giới nhất định do nhà tƣ bản sở hữu, trƣớc hết là xây dựng cơ sở hạ tầng và sao đó là xây dựng các xí nghiệp để bán. Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung mang tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử ở các quốc gia khác nhau. Các nƣớc tƣ bản muốn thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung để tăng cƣờng xuất khẩu cũng nhƣ khả năng cạch tranh trên thị trƣờng thế giới, đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của các nƣớc. Đối với các nƣớc đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hóa với chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất đƣợc hình thành nhằm thu hút vốn đầu tƣ, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nƣớc phát triển. Ở các nƣớc Châu Á và ASEAN, khu công nghiệp tập trung ra đời vào nửa sau của thế kỷ XX, thí dụ nhƣ Singapo năm 1951, Đài Loan (1966), Hàn Quốc (1970), Thái Lan (1972),… Dù tên gọi ở mỗi nƣớc có thể khác nhau, nhƣng về bản chất đó là các khu công nghiệp tập trung. Ở nƣớc ta, hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp này đƣợc hình thành vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Trong nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ, khu công nghiệp tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cƣ sinh sống. Nhƣ vậy, có thể xác định khu công nghiệp tập trung là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lý, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tƣ, hoạt động với cơ cấu hợp lý giữa các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao cho từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể cả khu công nghiệp nói chung. 1.3.3. Trung tâm công nghiệp - Trung tâm công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm có thể bao gồm một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn. Về lý thuyết, mỗi trung tâm có một (hay một số) ngành đƣợc coi là hạt nhân. Hƣớng chuyên môn hóa của trung tâm thƣờng do các ngành (xí nghiệp) 17 hạt nhân đó quyết định. Những ngành (xí nghiệp) này đƣợc hình thành dựa trên những lợi thế so sánh (về vị trí địa lý, về nguồn lực tự nhiên, lao động, thị trƣờng,…). Một trong những điểm khác biệt rõ rệt so với hai hình thức trên là các xí nghiệp phân bố trong trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ hay về mặt kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh các xí nghiệp chuyên môn hóa còn có hàng loạt xí nghiệp bổ trợ phục vụ cho việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, sửa chữa máy móc thiết bị, đảm bảo lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho dân cƣ. - Nhƣ vậy, trung tâm công nghiệp đƣợc đặc trƣng bởi một số đặc điểm chủ yếu sau đây: + Trung tâm công nghiệp đồng thời cũng là các đô thị vừa và lớn với hoạt động công nghiệp là chính. + Trung tâm công nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp thuộc các ngành khác nhau tạo nên cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp có thể đơn giản (ít ngành) hoặc phức tạp (đa ngành), phụ thuộc chủ yếu vào sự thu hút các ngành của trung tâm. Các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau về kinh tế, kỹ thuật, sản xuất. + Nhóm xí nghiệp hạt nhân đƣợc coi là bộ khung của trung tâm công nghiệp thƣờng gồm một số xí nghiệp lớn và cũng có thể là xí nghiệp liên hợp. Hƣớng chuyên môn hóa của trung tâm là do nhóm xí nghiệp này quyết định. Gắn với nhóm xí nghiệp hạt nhân là nhóm xí nghiệp bổ trợ để tạo điều kiện cho trung tâm công nghiệp có thể hoạt động bình thƣờng. - Các trung tâm công nghiệp rất đa dạng. Vì vậy, việc phân loại các trung tâm công nghiệp cũng phải dựa trên một số tiêu chí nhất định, tùy thuộc vào mục đích của ngƣời nghiên cứu. Các tiêu chí đƣợc lựa chọn có thể là vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hóa và đặc điểm sản xuất. Căn cứ vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, có thể chia ra các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (thí dụ ở 18 nƣớc ta, đó là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội), các trung tâm có ý nghĩa vùng (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…) và các trung tâm có ý nghĩa địa phƣơng (Vĩnh Yên, Bắc Giang,…). Nếu dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp (và có thể một số tiêu chí khác để xác định quy mô) thì có thể phân thành các trung tâm lớn (thí dụ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội), các trung tâm trung bình (Hải Phòng, Đà Nẵng,…) và các trung tâm nhỏ (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…). Còn theo tính chất chuyên môn hóa và đặc điểm sản xuất, ngƣời ta chia ra các trung tâm công nghiệp tổng hợp (đa ngành) và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa. Thậm chí, một số thành phố - trung tâm công nghiệp đƣợc mang tên gắn liền với hƣớng chuyên môn hóa. Trên thế giới, các trung tâm công nghiệp chế tạo ô tô nhƣ Đitroi (Hoa Kỳ), Nagoia (Nhật Bản) hay trung tâm công nghiệp dệt Mansextor (Anh), Mumbai (Ấn Độ),… Ở nƣớc ta, nói tới Nam Định ai cũng liên tƣởng đến thành phố dệt (mặc dù hiện nay ngành này không phải chiếm ƣu thế), Thái Nguyên - thành phố gang thép,… 1.3.4. Vùng công nghiệp - Vùng công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất. Điều đó có nghĩa là trong phạm vi vùng công nghiệp có thể tồn tại tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp còn lại. Nó bao gồm một lãnh thổ tƣơng đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế - xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trƣởng cao, thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển của các vùng khác và của cả nƣớc. - Về mặt lý thuyết, ngƣời ta phân biệt hai loại vùng công nghiệp là vùng ngành và vùng tổng hợp. Vùng (công nghiệp) ngành là tập hợp các xí nghiệp cùng loại trên một lãnh thổ. Cơ chế hình thành loại vùng này đƣợc thể hiện ở chỗ mỗi ngành công nghiệp lựa chọn cho mình phần lãnh thổ thích hợp nhất về các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội trên cơ sở thỏa mãn đƣợc các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật 19 và các yếu tố phân bố sản xuất. Trên thực tế, các vùng ngành thƣờng gặp là vùng công nghiệp khai thác than, dầu khí, luyện kim, hóa chất,… Vùng (công nghiệp) tổng hợp là một khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi hơn và gọi chung là vùng công nghiệp. Trên một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phân bố các xí nghiệp không chỉ của một ngành, mà là của nhiều ngành. Nhƣ vậy, khác với vùng ngành, vùng công nghiệp bao trùm lên tất cả các ngành công nghiệp. Trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, vùng ngành đƣợc thể hiện dƣới dạng “da báo”, nghĩa là có thể không liền vùng, liền khoảnh. Ngƣợc lại, đối với vùng công nghiệp thì bất kỳ một điểm (địa phƣơng) nào của quốc gia đều phải nằm trong một vùng công nghiệp nào đó. Hơn nữa, vùng công nghiệp không phải là tổng số của các vùng ngành cùng cộng lại, mà là vùng hoàn toàn mới về chất, bởi vì tập hợp của các ngành theo lãnh thổ sẽ có các điều kiện và đặc điểm phân bố khác xa so với từng ngành riêng lẻ. Vùng công nghiệp có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: + Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nhƣng ranh giới không mang tính pháp lý. + Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao (hoặc cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức nào đó) và giữa chúng có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế,… + Có một số nhân tố tạo vùng tƣơng đồng (sử dụng chung một vài loại tài nguyên tạo nên tính chất tƣơng đối giống nhau của các ngành công nghiệp, cùng có những thuận lợi về vị trí địa lý và các nguồn lực khác). + Có một (hay một vài) ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên hƣớng chuyên môn hóa của vùng, trong đó có hạt nhân tạo vùng và thƣờng là trung tâm công nghiệp lớn. Để hỗ trợ cho ngành chuyên môn hóa có các ngành bổ trợ và phục vụ. + Sản xuất mang tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng ở trong và ngoài vùng, kể cả thị trƣờng quốc tế. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất