Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của phan tuy an

.PDF
89
178
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DUC TIỂU HOC • • ......... * .......... NGUYỄN THÙY LINH NÉT ĐẶC SẮC NỘI DƯNG VÀ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ TRẢI ĐẤT vi MẶT TRĂNG CỦA PHAN TUY AN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Yăn học thiếu nhỉ Ngưòi hướng dẫn khoa học: ThS - GYC. NGUYỄN NGỌC THI HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: ThS - GVC Nguyễn Ngọc Thi. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Nguyễn Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Sinh Viên Tôi xin cam đoan đề tài “Nét đặc sẳc nội dung và nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An” là kết quả tôi trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của các tác giả khác. Nguyễn Thùy Linh LỜI CẢM ƠN Neu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................4 5. Văn bản khảo sát........................................Error! Bookmark not deíĩned. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................4 NỘI DUNG........................................................................................................5 CHƯƠNG 1. ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG TẬP THƠ TRẢI ĐẤT VẦ MẶT TRĂNG...............................................................................................................5 1.1. Hình ảnh.....................................................................................................5 1.1.1. Hình ảnh thiên nhiên..............................................................................5 1.1.2. Hình ảnh loài vật - đồ vật......................................................................18 1.2. Suy nghĩ về cuộc sống ..........................................................................28 1.2.1. Thế giới xung quanh và ước mơ nhỏ bé ................................................28 1.2.2. Tình cảm gia đình, bạn bè, tình người ..................................................37 CHƯƠNG 2. ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ TRẢI ĐẤT VÀ MẶTTRẦNG ....................................................................................................47 2.1. Thể thơ.....................................................................................................47 2.1.1. Thể thơ 3 chữ........................................................................................48 2.1.2. Thể thơ 4 chữ........................................................................................49 2.1.3. Thể thơ 5 chữ và thơ tự do ...................................................................53 2.2. Nhịp điệu ...................................................................................................59 2.2.1. Nhịp thơ ................................................................................................61 2.2.2. Cách gieo vần .......................................................................................63 2.3. Biện pháp tu từ........................................................................................65 2.3.1...................................................................................................... Biện pháp tu từ nhân hóa................................................................................. 65 2.3.2. Biện pháp tu từ so sánh ....................................................................... 70 2.3.3. Biện pháp tu từ điệp ngữ ..................................................................... 71 2.3.4. Biện pháp tu từ liệt kê...........................................................................73 2.3.5. Biện pháp đối thoại...............................................................................75 KẾT LUẬN ......................................................................................................79 TÀI LIÊU THAM KHẢO ................................................................................81 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài 1.1. Lí do khách quan “Thơ là muôn vạn cánh chim Đưa em bay bổng đi tìm giấc mơ”. Thơ ca gắn liền với tâm hồn mỗi con người, đi cùng tuổi thơ ta thật nhẹ nhàng êm ái. Thơ cũng là tiếng nói của tâm hồn.Thơ và tuổi thơ rất dễ gặp nhau là bởi thơ rất phù họp với tuổi thơ. Nhà văn Gamara đã từng nói: “Ngưòi ta nói chỉ trẻ em và nhà thơ mói biết làm thơ, mới hiểu và biết thật sự về cuộc sống.” (Cuốn sách và trẻ em). Đã có rất nhiều tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi và tác phẩm chính các em viết từ khi đất nước còn bom đạn chiến tranh đến khi hòa bình lập lại. Những tác phẩm viết về thiếu nhi hay do các em viết đều mang đậm tình cảm trong sáng của các em và thể hiện rõ nét về chính cuộc sống của các em. Trần Đăng Khoa viết thơ khi em mới lên 8 tuổi với những tập thơ lắng sâu trong lòng độc giả đặc biệt là các bạn đọc nhỏ tuổi và Phan Tuy An cũng vậy. Đây là tiếng thơ của của những tâm hồn măng mọc thẳng, lớn lên dưới sự chăm sóc của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Sau thòi kì chiến tranh gay go ác liệt của dân tộc thì cũng có rất nhiều tác phẩm thơ do các em viết cho chính lứa tuổi của các em. Một trong những cây bút viết thơ ừong thời kì đất nước hòa bình đó là Phan Tuy An với tập thơ Trái đất và mặt trăng. Phan Tuy An tên thật là Phan Hoàng, sinh năm 1987, quê gốc ở Tuy An, Phú Yên vì thế mà em lấy làm bút danh của mình: Phan Tuy An. Phan Tuy An làm thơ khi nhỏ tuổi vói tập thơ Chú mèo ham ăn năm em 11 tuổi do em tự vẽ bìa và minh họa (Nhà xuất bản Đà Nang in). Tập thơ này được tặng giải sách hay về văn học thiếu nhi của Nhà xuất bản Đà Nằng năm 1 1999 và được thư khen của Uỷ ban toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Em cũng rất ham vẽ vì thế mà em đã được nhận nhiều giải thưởng về thơ và họa. Năm 2001, em được Nhà xuất bản Phụ Nữ cho xuất bản tập thơ Trái đất và mặt trăng. Tập thơ cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới các độc giả nhỏ tuổi, đó là sự phấn đấu trong học tập và sáng tạo của Phan Tuy An để sau này là người công dân có ích cho đất nước. Qua tập thơ Trái đất và mặt trăng có thể thấy được tâm tư, tình cảm và ước mơ của trẻ thơ, không những thế ta còn tìm thấy được cả những xúc cảm của mình trong đó. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tập thơ này. 1.2. Lí do sư phạm, Tập thơ Trái đất và mặt trăng gồm 67 bài vói những hình ảnh ngộ nghĩnh trong cuộc sống của tác giả và cũng chính là của các em nhỏ cùng trang lứa. Tập thơ này đem đến biết bao điều kì lạ, đặc biệt mang đến cho các em cái nhìn thân thiện và gàn gũi về cuộc sống. Qua đó còn góp phàn phát triển trí tưởng tượng cho các em. Thơ tác động đến trẻ một cách mạnh mẽ và dễ dàng nhất. Qua các bài thơ mở ra cho các em nhiều điều hay và mới lạ. Có lẽ bởi thơ gắn liền với tuổi thơ mỗi người. Vói trẻ em thì tình cảm của trẻ giàu có hơn người lớn, các em dễ cười dễ khóc cũng dễ yêu ghét giận hờn.Và là một giáo viên tiểu học tương lai tôi mong muốn tìm hiểu tập thơ về những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật để nâng cao năng lực cho bản thân. Đồng thời, có thể mang thơ của Phan Tuy An đến gàn hơn với học sinh của mình thông qua những hoạt động ngoại khóa, tác động đến niềm yêu thích thơ ca của tuổi thơ để từ đó các em tìm đến thơ, đọc và cảm nhận nó. Điều đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài Nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An. 2 2. Lích sử vấn đề ■ Phan Tuy An sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu văn nghệ ở thành phố Đà Nằng, em rất ham vẽ, ham đọc sách và được cha mẹ và thầy cô khuyến khích nên em viết rất nhiều thơ. Chính vì thế mà hồn thơ Phan Tuy An giàu nhạc điệu rất ương sáng và gần gũi với trẻ thơ. Phan Tuy An làm thơ từ khi nhỏ tuổi với tập thơ đầu tay là Chủ mèo ham ăn và sau này là tập thơ Trái đất và mặt trăng. Tập thơ Trái đất và mặt trăng mang đến cho các độc giả nhỏ tuổi những bài thơ hồn nhiên, ngộ nghĩnh nhưng cũng chứa đựng trong đó là những điều mà em suy nghĩ về cuộc sống. Thơ Phan Tuy An hướng về những gì gần gũi chung quanh em. Những cái rất đỗi quen thuộc của cuộc sống lại được chú bé ghi lại trong những dòng thơ như con mèo, con gà, quả bóng, dòng kênh,... rồi ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người bạn nghèo khổ, tật nguyền mà em vẫn gặp trên đường đi học đi chơi. Những tác phẩm chứa nhiều suy nghĩ về cuộc sống, những vần thơ dung dị, ngộ nghĩnh và rất đáng yêu về chính cuộc sống của trẻ thơ. Tập thơ Trái đất và mặt trăng chính là “tấm bản đồ” chỉ dẫn cho ta đến với thế giới trẻ thơ đó. Đã có đề tài nghiên cứu về nghệ thuật tập thơ Trải đất và mặt trăng nhưng tôi nghĩ rằng tập thơ không chỉ hay, không chỉ lạ và không chỉ đẹp ở nghệ thuật mà ở chính những hình ảnh trong thơ cũng đáng để chúng ta nói tới. Cái hay và sự khác lạ đặc biệt của tập thơ đã tạo cảm hứng cho tôi tìm hiểu nét đặc sắc của tập thơ. Đề tài khóa luận của tôi mong muốn làm rõ hơn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Trải đất và mặt trăng của Phan Tuy An. 3. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này tôi tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tập thơ Trải đất và mặt trăng để từ đó giúp các em thêm yêu những 3 vần thơ của Phan Tuy An, đồng thời hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ. 4. Đổi tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một bài khóa luận tốt nghiệp đại học không thể đi tìm hiểu tất cả mọi khía cạnh của tập thơ. Vậy nên tôi đi sâu về những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An, Nxb Phụ Nữ 2001. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài của chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tập thơ “Trái đất và mặt trăng” của Phan Tuy An. - Ý nghĩa của nội dung và nghệ thuật tập thơ đối với việc giáo dục nhân cách, nhận thức và thẩm mĩ cho học sinh tiểu học. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp khảo sát tác phẩm - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích, tổng họp. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung khóa luận bao gồm 2 chương: - Chương 1: Đặc sắc về nội dung của tập thơ Trái đất và măt trăng. - Chương 2: Đặc sắc về nghệ thuật của tập thơ Trái đất và mặt trăng. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG TẬP THƠ TRẢI ĐẤT VÀ MẶT TRẦNG Thơ ca là một thế giới rộng lớn và sâu sắc. Thơ mở ra trước mắt chúng ta cả một bộ sưu tập những bức tranh muôn sắc màu về những thứ vĩ đại lớn lao hay những cái nhỏ nhặt bình thường trong cuộc sống. Từ những điều nhỏ bé nhất cũng được thơ khắc họa một cách tinh tế và hoàn mĩ. “Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gọi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của những ngôn từ giàu nhạc điệu.” [3,207]. 1.1. Hình ảnh 1.1.1. Hình ảnh thiên nhiên “Mỗi nhà thơ cíăng có những biểu tượng không lặp lại” [11,267].Trong trang thơ của Phan Tuy An hình ảnh thiên nhiên hiện lên khiến ta ngỡ như đang được bước vào thế giới thiên nhiên nhiều màu sắc và thật sự choáng ngợp. Hình ảnh mặt trời được nhiều nhà thơ nhắc đến. Tràn Đăng Khoa gọi mặt tròi thật gần gũi: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay (Buổi sáng nhà em) Võ Quảng thì thấy ông mặt trời “vén mây” mỉm cười. Phan Tuy An thì vẽ hình ảnh mặt trời là hình ảnh của vũ trụ bao la, được khắc họa rất gần gũi và chân thực. Mặt trời in bóng xuống mặt nước làm cho chú bé ngỡ như mặt trời bị ngã xuống nước và còn hồn nhiên vớt lên. Ta thấy được sự bao la, mênh mông của vũ trụ qua “cái bóng” của những hình ảnh đó thôi đã đủ thấy như những hình ảnh thật sự của vũ trụ. 5 Trên cánh sóng vời vợi Có in hình mặt trời Đang vùng vẫy dưới nước Có chú bé chèo thuyền Tưởng mặt trời té xuống Liền bơi lại vớt lên Té ra là cái bóng. (Vớt mặt trời) Tên của tập thơ là Trái đất và mặt trăng đã nói lên cái mênh mông của vũ trụ. Đó là hình ảnh của Trái đất thật sự ngộ nghĩnh. Trái đất như em bé mải dạo chơi, mải ngủ mà hôm nay ngủ quên không thức dậy. Hôm nay ừái đất Nhức đầu ngủ luôn Chính vì vậy mà: Nhiều vùng bị nắng Không có ban đêm Nhiều vùng bị tối Không có ban ngày Chỉ khi thấy mọi người đi tìm, mọi ngưòi kêu thức dậy thì Trái đất mới tỉnh dậy và lại tiếp tục với công việc của mình: Người kêu thức dậy Trái đất rửa mặt Thế là phải quay. (Trải đất) Bài thơ như nhắc nhở các bạn nhỏ đừng mải chơi mà quên mất nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là ngoan ngoãn nghe lòi cha mẹ, thầy cô và chăm chỉ học hành. Chứ đừng như bạn Trái đất của chúng ta mà không ngoan nhé! 6 Một vài nhà thơ khai thác về mặt thẩm mĩ của trăng: “trăng là vú mộng muôn đời của thi sĩ” (Xuân Diệu) hay trăng gàn gũi với các bạn nhỏ trong tập thơ Trăng ơi...từ đâu đến? của Trần Đăng Khoa: Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ưòn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi (Trăng ơi... từ đâu đến? ) Hay: Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em ... (Trăng sáng sân nhà em) Nhưng thấy được trăng đẹp, khỏe khoắn, mạnh mẽ và ngộ nghĩnh thì chỉ có trong thơ Phan Tuy An. Hình ảnh ánh hăng mở ra trong thơ Phan Tuy An là ảnihTrăng khuyết, được tác giả miêu tả thật hồn nhiên và để lí giải vì sao mà mặt trăng lại được gọi là hăng khuyết như vậy. Đây cũng chính là quy luật của tự nhiên của vũ trụ: Mặt trăng rong chơi Không nghe ông ười Đang mập thành ốm Lõm một bên rồi. (Trăng khuyết) Lại do mặt ưăng mải chơi, không nghe lời khiến cho mình bị ốm thế là 7 “Lõm một bên rồi” và đó chính là đặc điểm của trăng khuyết. Khi đọc bài thơ này chính các bạn nhỏ đã học được trong đó cả những kiến thức khoa học được nhà thơ lí giải một cách ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mặt trăng ngộ nghĩnh chơi trốn tìm với mèo con, mèo con ngây thơ sao biết là trăng trên cao thì có thể thấy hết và biết mèo trốn ở đâu rồi mà. Mèo dù trốn nơi nào Lòi đuôi trăng vẫn thấy Đến lượt ừăng nấp vào đám mây thế là mèo con không thấy trăng nữa rồi: Trời bỗng tối sàm lại Mèo quay đầu tìm mãi: -Trăng ơi ở đâu nào? (Trốn tìm) Câu hỏi cuối bài của mèo con: “Trăng ơi ở đâu nào?” đó chính là sự thắc mắc của các bạn nhỏ. Cả bài thơ đã lí giải đây cũng là hiện tượng tự nhiên khi trăng bị mây che khuất sẽ khiến cho mọi vật tối om, mây che hết ánh sáng của trăng chiếu xuống trái đất khiến không ai còn thấy gì nữa. Chính vì vậy mà mèo con không thể nhìn thấy trăng nữa rồi. Ông trăng mải chơi, đáng yêu như vậy còn mặt trời được Phan Tuy An đem đến cho độc giả thì ra sao? Mặt trời chăm chỉ dậy sáng để đánh thức mọi vật trong bài Sáng vì: Mặt trời là chúa ghét Thói ngủ dậy muộn giờ Và nó núp bóng đi nhường chỗ cho: “Mặt trăng cười híp mí Trên đồng cỏ bàu trời.” (Đêm) Đêm nay trời mưa nhưng ừăng vẫn hiện ra vói hình ảnh chiếc thuyền vượt trên mặt biển đêm: Đêm nay trời có bão Chẳng 8 thuyền nào ra khơi Mây đen đến mù mịt Mưa cứ đều đều rơi Trong bóng mây tối mịt vẫn hiện ra mặt trăng Như chiếc thuyền màu trắng Vượt trên mặt biển đêm. (Thuyền trăng) Dù ười mưa bão thì mặt trăng khuyết vẫn hiện lên như hình ảnh chiếc thuyền màu ưắng lướt ưên mặt sóng. Chiếc thuyền trăng đó vượt sóng vượt mưa vượt bão hiện lên thật đẹp thể hiện tinh thần vượt khó gian nan để đạt được điều mình mong muốn. Bài thơ cũng như lời nhắc nhở nhẹ nhàng với các bạn nhỏ rằng dù cho có gặp khó khăn thì chúng ta hãy cố gắng để đạt được ước mơ của mình. Trong thơ Phan Tuy An ánh ưăng non hiện lên thật nhẹ nhàng cùng với “lời hát” của biển lúa khiến “chiều càng thêm xanh thẳm”: Trăng non nhú đầu làng Dòng sông như: ngừng chảy Giọng hát càng ngân cao Chiều càng thêm xanh thẳm (Chiều) Hình ảnh ưăng non dường như làm cho con người ta thấy một bức màn của buổi chiều muộn đang tiong khoảnh khắc ưanh tối ưanh sáng. Trong một màu tianh sáng tối ấy lóe lên một ánh sáng ở phía chân ười làm sáng lên cả một góc ười. Dù không rực rỡ, chói lòa như ánh sáng của ánh ưăng đêm rằm nhưng nó là một thứ ánh sáng nhẹ nhàng cũng có thể gọi là dịu dàng. Từ đây mỗi người chúng ta sẽ có những cảm nhận khác nhau về bức tranh vẽ ánh trăng non này. 9 Chiều gần tối chính là lúc mà mọi vật tìm về tổ ấm của mình sau một ngày rong ruổi cho cuộc sống. Đàn chim bay về núi và lời hát dường như cũng đi cùng với đàn chim kia để lại nơi đây những vì sao lấp lánh và những vì sao ấy cũng hát lên như lời hát vui tươi nhưng cũng thật bình dị của bao la không gian: Chỉ có những vì sao Giữa ười xanh lấp lánh Hát bài hát bình yên Của bao la đồng lúa. Mặt ưăng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người: Các bạn nhà nghèo Không tiền mua bóng Trăng biến hình ưòn Cho các bạn đá Còn ở ngoài đồng Các bác nông dân Gặt mệt ưăng thương Trăng biến lưỡi liềm Gặt hộ các bác. (Trăng thương) Có lẽ ánh ưãng là hình ảnh được các nhà thơ khai thác một cách triệt để và đó là một hình ảnh thẩm mĩ sâu sắc. Để từ đó ưăng là một cái gì đó thật gần gũi và quen thuộc đối với ưẻ thơ. Phan Tuy An đã đem đến cho độc giả những liên tưởng thật phong phú về hình ảnh ưái đất, mặt ưăng, mặt ười. Những hình ảnh rộng lớn bao la của thiên nhiên mà cứ như nhỏ bé lại ngay gàn trước mắt của ưẻ thơ. Cuộc sống của trẻ thơ hàu hết gắn liền với quê hương, tác giả đã đem đến hình ảnh Đồng quê thật sinh động và như là quê hương của mọi ngưòi vậy: Đồng ruộng đang mùa gặt 10 Lúa như nắng chan hòa Bên bãi cỏ non tươi Đàn ừâu đang gặm cỏ Lũ trẻ đang chọi dế Tiếng cổ vũ vang vang (Đồng quê) Hình ảnh rất đỗi quen thuộc của đồng lúa, bãi cỏ non, và cả đàn trâu trên đồng lúa, cùng với những đứa trẻ chơi chọi dế hòa cùng âm thanh của những chú chim líu lo hót vang trên cánh đồng lúa ấy. Những điệp khúc vui tai “Líu líu líu líu lo” Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có những vàn thơ tả thực về Đồng quê bình dị yên ả: Làng quê lúa gặt xong rồi Mây hong trên gốc rạ phơi trắng hồng Chiều lên lạnh ngắt bầu không Trâu ai no cỏ thả rông trên đồng Có con châu chấu phương nào Bâng khuâng nhớ lúa, đậu vào vai em... ịĐồng quê) Bài thơ Đồng quê của Phan Tuy An khiến ta rạo rực và bồi hồi như mình đang sống lại thời tuổi thơ, nó khiến cho ta chỉ muốn thốt lên rằng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Tuổi thơ mỗi người đều thật đẹp và thật ý nghĩa, nó khiến ta nhớ mãi trong cả cuộc đời. Chính YÌ thế mà tôi nghĩ rằng sau khi đọc xong bài thơ này có không ít độc giả dù còn nhỏ tuổi hay đã lớn thì cũng thực sự thấy bồi hồi và xúc động. 11 Cùng với hình ảnh đồng lúa vàng ấy chính là Bức tranh được Phan Tuy An vẽ lên với muôn màu sắc. Các em nhỏ khi vẽ tranh luôn thích những màu sắc rực rỡ nhưng chưa chắc đã hài hòa và sống động như bức tranh mà tác giả vẽ ra. Bức tranh hiện lên: Có xanh dương của biển Có xanh lục của cây Có màu đỏ mặt ười Có màu vàng của lúa Có màu nâu của đất Có đàn chim cánh ưắng Thả hoa tím vào ưanh... Bức ưanh ấy cũng là nỗi niềm của các em nhỏ, tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc. Có yêu quê hương thế nào thì nhà thơ mới có thể tả bức ưanh quê sống động, gần gũi và có thể đẹp đến vậy: “Bức tranh em vẽ Nói lên cảnh thanh bình Của miền quê chúng em” (Bức tranh) Thiên nhiên là một đề tài muôn thuở của thơ ca và nhà thơ Huy Cận cũng có những vần thơ cho thiếu nhi viết về thiên nhiên. Thiên nhiên ttong thơ Huy Cận đó là những thứ ưong vườn nhà mà em vẫn gặp như cây sấu lá nhiều, cây bàng lá mượt, là khóm ưe ngà, là bông hoa đại,... Còn đối với hình ảnh thiên nhiên ừong thơ Phan Tuy An đó là sự mộc mạc gần gũi. Nhà thơ miêu tả những Lá bàng và ánh nắng, Gió mùa hạ, Màu đỏ, Xuân và hoa đào, Phượng và mưa, Búp hoa. Đó là những hình ảnh bình dị trong cuộc sống xung quanh ta được đem vào thơ một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Lá bàng thật ngộ nghĩnh: 12 “Lá xanh lá đỏ Múa tung tăng Ấy ra ánh nắng Cũng biết múa” ịLá bàng và ánh nắng) Hay là hình ảnh của gió báo hiệu hạ về, đây cũng như một dấu hiệu nhận biết mùa hạ về. Đó chính là cái nóng của gió: Gió mùa hạ Thổi xuân đi Mang cái nóng Trải khắp ười (Gió mùa hạ) Những hình ảnh nhẹ nhàng giản dị: “Mỗi mùa một loại hoa Thắp lên màu đỏ rực” (Màu đỏ) “Mùa xuân bước thong thả Như chờ đào nở hoa Đào thì lại vênh váo: - Không tôi xuân chẳng vào.” (Xuân và hoa đào) Từng bông phượng đỏ rực nhỏ bé ngoài kia, hay những bông hoa đào báo hiệu tết đến, xuân về cũng đi vào ưang thơ của Phan Tuy An nhẹ nhàng mà sâu lắng. Những hình ảnh tuy giản dị nhưng lắng sâu trong tâm tư mỗi ngưòi một nỗi niềm riêng. Hoa phượng và mưa đã đánh cuộc với nhau xem mưa có dập được “lửa” của phượng không, một cuộc chiến gay go ác liệt và đầy hài hước: “Mưa thì hét ào ào Lửa 13 nào mà chẳng tắt Phượng lại cười rúc rích Trên cành, hoa vẫn hồng Phượng reo lên đắc thắng” (Phượng và mưa) Mầm hoa bé nhỏ cũng hiện lên thật sinh động: Có tiếng nói rất khẽ Trong bầu tròi mùa xuân À búp hồng bé nhỏ Nằm ở giữa lá xanh (Búp hoa) Trần Đăng Khoa vẽ khung cảnh trời sắp mưa sinh động với rất nhiều hình ảnh gần gũi với những con mối, những con kiến, lá khô, bụi bay, sấm, chớp,... thì Phan Tuy An miêu tả Trời mưa chân thực với những nét riêng của mình: Mây đen kéo mù mịt Trời mưa Muôn vàn tia nước bắn xuống Mọi ngưòi chạy về nhà Trẻ con chí chóe gọi mẹ Chỉ có cây Đưa tay đón mưa Miệng rì rào khen mát Đồng lúa Như những lượn sóng Đổ vào bờ Cả xóm làng Ẩn hiện ừong mưa. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất