Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp lịch sử và văn hóa việt nam qua bộ truyện tranh thần đồng đ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp lịch sử và văn hóa việt nam qua bộ truyện tranh thần đồng đất việt

.PDF
138
1
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI LịCH Sử VÀ VĂN HÓA VIệTNAM QUA Bộ TRUYệN TRANH THầN ĐồNG ĐấT VIệT Giảng viên hướng dẫn: TS. HÀ THANH VÂN Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ THU THẢO Lớp: D11NV01 Khóa: 2011-2015 Hệ: Chính quy Bình Dương, tháng…/ năm 2015 Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Lịch sử và văn hóa Việt Nam qua bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt” em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hà Thanh Vân, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình tìm hiểu và viết bài. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài báo cáo. Luôn luôn bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần cho em là những người thân trong gia đình và bạn bè. Chính vì vậy, lời cảm ơn chân thành, sâu sắc xin được gửi đến mọi người. Xin chân thành cảm ơn! GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Sinh viên (ký tên) Huỳnh Thị Thu Thảo GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo MỤC LỤC PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU....................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 Lịch sử vấn đề: ..................................................................................................... 3 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 10 Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 10 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 11 PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN VÀ BỘ TRUYỆN TRANH THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT ............................ 13 1.1. Lịch sử và văn hóa Việt Nam thời phong kiến ........................................... 13 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam ........ 13 1.1.2. Đặc điểm chế độ phong kiến Việt Nam.................................................... 16 1.1.3. Xã hội và văn hóa Việt Nam dưới thời vua Lê Thánh Tông ..................... 22 1.1.3.1. Xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê Thánh Tông................................ 23 1.1.3.2. Nền văn hóa Việt Nam dưới thời vua Lê Thánh Tông ...................... 28 1.2. Những vấn đề chung về truyện tranh .......................................................... 32 1.2.1. Khái niệm “truyện tranh” ......................................................................... 32 1.2.2. Sơ lược về lịch sử hình thành truyện tranh ............................................... 34 1.2.2.1. Lịch sử truyện tranh thế giới ............................................................. 34 GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 1.2.2.2. Lịch sử truyện tranh Việt Nam ......................................................... 35 1.2.3. Nội dung cơ bản của truyện tranh ............................................................ 39 1.2.4. Nhân vật trong truyện tranh ..................................................................... 41 1.3. Đôi nét về bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt ............................................ 43 1.3.1. Tác giả..................................................................................................... 43 1.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Phan Thị ................... 43 1.3.1.2. Những ấn phẩm truyện tranh tiêu biểu .............................................. 46 1.3.2. Nội dung chính của bộ truyện Thần đồng đất Việt ................................... 46 1.3.2.1. Bối cảnh xây dựng truyện ................................................................. 47 1.3.2.2. Hệ thống nhân vật ............................................................................ 49 1.3.2.3. Ý nghĩa bộ truyện tranh Thần đồng đất việt ...................................... 51 Tiểu kết.................................................................................................................. 53 CHƯƠNG 2: THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT- BỨC TRANH LỊCH SỬ VIỆT NAM CHÂN THỰC VÀ SINH ĐỘNG......................................................................... 54 2.1. Toàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam dưới góc nhìn văn học ........................ 54 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử .................................................................................... 55 2.1.2. Kinh tế..................................................................................................... 61 2.1.3. Chính trị .................................................................................................. 70 2.1.4. Giáo dục .................................................................................................. 73 GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 2.2. Người Việt Nam trong mối quan hệ với cộng đồng, quê hương đất nước.. 78 2.2.1. Con người Việt Nam trong tương quan với đất nước ............................... 78 2.2.1.1. Con người dũng cảm phi thường trước sự an nguy của đất nước....... 78 2.2.1.2. Sự gắn bó, thủy chung với quê hương xứ sở ..................................... 81 2.2.2. Con người Việt Nam trong lao động, sản xuất ......................................... 83 2.2.1.1Đức tính cần cù, chịu khó trong công việc .......................................... 83 2.2.1.2. Tính cộng đồng từ quan hệ sản xuất đến tình nghĩa xóm làng ........... 86 Tiếu kết ................................................................................................................. 88 CHƯƠNG 3: THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT– SỰ TỰ HÀO VỀ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC ............................................................... 90 3.1. Văn hóa Việt Nam nhìn từ khía cạnh tổ chức đời sống tập thể .................. 90 3.1.1. Dấu ấn nông thôn Việt Nam, một đặc trưng của truyền thống văn hóa nông nghiệp ................................................................................................................... 90 3.1.2. “Làng nước” Việt Nam với truyền thống văn hóa trọng văn .................... 93 3.2. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân trong các lĩnh vực xã hội ...................... 97 3.2.1. Tín ngưỡng .............................................................................................. 97 3.2.2. Phong tục ................................................................................................ 103 3.2.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 103 3.2.2.2. Phong tục hôn nhân .......................................................................... 104 GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 3.2.2.3. Phong tục tang ma ............................................................................ 106 3.2.2.4. Phong tục lễ tết ................................................................................. 109 3.2.3. Lễ hội truyền thống ................................................................................. 116 3.2.3.1. Lễ hội mùa xuân ............................................................................... 116 3.2.3.2. Tết Trung thu ................................................................................... 120 3.2.3.3. Lễ hội múa rối nước ........................................................................ 121 3.2.3.4. Trò chơi dân gian ............................................................................. 123 Tiểu kết.................................................................................................................. 127 PHẦN BA: KẾT LUẬN ...................................................................................... 128 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 131 GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có quá trình hình thành và phát triển riêng, chính vì vậy mà diện mạo đất nước cũng hoàn toàn khác biệt. Trong đó, những giá trị lịch sử và văn hóa chính là yếu tố làm nên những đặc trưng của mỗi dân tộc. Văn học là một bộ phận của lịch sử, văn hoá vì thế nên văn học chịu sự ảnh hưởng và chi phối trực tiếp từ môi trường văn hoá thời đại và truyền thống văn hoá của dân tộc. Đồng thời nó cũng thể hiện tâm lí lịch sử, văn hoá của một cộng đồng, một thời đại. Do đó, quá trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa trong văn học cũng chính là hành trình khám phá con đường trở về với cội nguồn văn hoá của dân tộc. Hơn nữa, đó còn là con đường tìm kiếm và đi đến những giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống để giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn. Trong xu thế hội nhập thế giới, nền văn hóa của các nước được người Việt tìm hiểu và tiếp nhận một cách khá tường tận, rõ ràng. Nhưng bên cạnh việc tìm hiểu để giao lưu và làm phong phú văn hóa nước mình thì một số người lại hiểu sai, làm sai dẫn đến tình trạng "sính ngoại", hiểu văn hóa nước ngoài hơn cả nước mình. Từ thực trạng đó, tìm hiểu về những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc được chuyển tải qua tác phẩm văn học không chỉ là để khẳng định sự tự hào về những nét đẹp, tinh hoa, giá trị văn hóa lâu đời của người Việt mà còn là sự thể hiện lòng yêu nước của thế hệ trẻ đối với đất nước mình. Là một độc giả yêu thích truyện tranh, đặc biệt là thể loại truyện tranh về lịch sử và văn hóa dân tộc, bản thân tôi đã đọc nhiều truyện tranh Việt Nam và thế giới, nhưng trong số đó để lại ấn tượng cho tôi nhất chính là bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt. Bộ truyện là một sáng tạo độc đáo và mới lạ về cả nội dung lẫn hình thức trong cách GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 2 thể hiện. Chính vì vậy mà nó có một sức hút kì lạ, khiến người ta phải say mê và dõi theo từng nhân vật cũng như chi tiết trong truyện. Thứ nhất, nhìn từ mặt bằng chung của thị trường truyện tranh Việt Nam thì có thể thấy rằng Thần đồng đất Việt là bộ truyện tranh đặc sắc và thành công nhất của công ty Phan Thị nói riêng và của truyện tranh Việt Nam nói chung. Bộ truyện đã chuyển tải thành công được thông điệp của mình với không chỉ những bạn đọc nhỏ tuổi mà còn đến với tất cả những ai yêu thích lịch sử, văn hóa dân tộc. Thần đồng đất Việt đã làm nên một bước đột phá mạnh mẽ vào thị trường truyện tranh ở Việt Nam, tạo ra một thay đổi lớn trong bối cảnh đại đa số bạn trẻ thật sự rất mù mờ về lịch sử, văn hóa dân tộc, và đã rất hiệu quả trong việc khơi gợi sự tò mò hiểu biết của lớp trẻ ngày nay về lịch sử văn hóa Việt đang dần bị lãng quên. Thứ hai, để có thể chuyển tải cả một kho tàng văn hóa lịch sử đồ sộ của dân tộc vào một bộ truyện là chuyện không hề dễ, nhưng Thần đồng đất Việt đã bước đầu làm được điều đó. Chính vì thế mà tuy hướng vào đối tượng độc giả từ 7-15 tuổi, nhưng trên thực tế, bộ truyện đã thu hút được một lượng lớn độc giả ở mọi độ tuổi, từ các em bé thiếu nhi cho đến cả những cụ già lớn tuổi đều yêu thích và say mê tìm đọc Thần đồng đất Việt. Đây là một thành công mà có lẽ cho đến nay vẫn chưa có ấn phẩm truyện tranh Việt nào đạt được. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, câu nói của Thân Nhân Trung cho tới ngày nay vẫn là một lời định hướng đúng đắn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Bởi vậy, sự nhận thức về phương pháp giáo dục con người ngay từ lúc nhỏ thông qua những ấn phẩm phù hợp là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Để các em nhỏ tiếp xúc với truyện tranh không chỉ với mục đích giải trí mà đó còn là sự khởi đầu cho việc giúp các em làm quen sớm với văn học, nghệ thuật. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá những tác phẩm truyện tranh hay bên cạnh ý nghĩa trân trọng những giá trị của tác GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 3 phẩm, còn là một hành động góp phần thúc đẩy sự nhận thức của mọi người trong cách giáo dục con cái bắt đầu từ những giá trị nhân văn gần gũi nhất với các em. Với tất cả những lí do trên, người viết quyết định lựa chọn bộ truyện Thần đồng đất Việt để nghiên cứu với đề tài là: “Lịch sử và văn hóa Việt Nam qua bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt”. Trong quá trình tìm hiểu, người viết đi sâu vào phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bộ truyện, góp phần vào sự khẳng định giá trị của truyện cũng như những đóng góp của tác giả. Mong rằng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp ích phần nào cho những ai quan tâm, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa người Việt trong truyện tranh Việt. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu truyện tranh ở Việt Nam. So với các nước có nền công nghiệp truyện tranh phát triển lâu đời bậc nhất thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…thì nền công nghiệp truyện tranh Việt Nam vẫn còn khá non trẻ. Về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện, nhìn chung người đọc vẫn chưa tìm thấy được nét đặc trưng riêng, sự mới mẻ, hấp dẫn mang tính khám phá, tìm tòi trong bản thân của những cuốn truyện. Chính vì vậy mà truyện tranh Việt trở nên bị áp đảo bởi các loại truyện ngoại quốc. Và tình hình nghiên cứu về truyện tranh Việt cũng trở nên không mấy khả quan khi nó không đủ sức thu hút được những chuyên gia. Thực tế là có rất ít những công trình thật sự chất lượng về nghiên cứu truyện tranh Việt. Những bài báo, nhận định về truyện tranh có chăng cũng chỉ dừng lại ở sự mô tả, nhìn nhận một cách ngắn gọn và không chuyên sâu. Nhưng nhìn chung, tình hình nghiên cứu truyện tranh Việt Nam mấy năm trở lại đây cũng đã bước đầu có những khởi sắc với một số bài viết mang tính khoa học, chuyên sâu. Cụ thể có thể kể đến một số công trình như: Trang http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2011/7/262693/ báo Sài Gòn giải phóng, chuyên mục Văn hóa văn nghệ đăng ngày 15/7/2011 có bài viết mang tên Truyện tranh Việt GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 4 Nam định hình phong cách riêng của nhà báo Tường Vy. Tác giả bài viết nhận định rằng: “Sự suy thoái của các dòng truyện tranh ngoại tạo cơ hội cho truyện tranh Việt Nam trỗi dậy với những tác phẩm thu hút lượng độc giả lớn. Tuy chưa thật sự thành hình nhưng khái niệm “Phong cách truyện tranh Việt Nam” cũng đã bắt đầu được đề cập đến như một khẳng định sự phát triển của truyện tranh Việt Nam hiện nay”. Qua đó, người viết đã khẳng định: "Truyện tranh là sản phẩm văn hóa được giới trẻ, từ nhi đồng đến thanh thiếu niên đọc rất nhiều nên được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách. Việc truyện tranh Việt dần tạo được sức thu hút, xây dựng phong cách riêng đã góp phần đem đến tín hiệu lạc quan cho thị trường sách thiếu nhi trong nước”. Như vậy có thể thấy rằng, việc định hình phong cách cho truyện tranh Việt là một việc làm cần thiết nếu ta thực sự hướng đến những bước phát triển mới và vươn xa hơn nữa. Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá mà chưa đi đến một hướng giải quyết thỏa đáng trong khi truyện tranh Việt đang rất cần những định hướng mới mang tính thực tiễn. Tiến sĩ Lê Văn Sửu, Phó trưởng Phòng Đào Tạo - Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam trong bài báo Truyện tranh Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Manga Nhật Bản đăng vào ngày 14/10/2011 ở trang http://mythuatvietnam.edu.vn/index.php/bai-vietnckh/67-truyn-tranh-vit-nam-nhin-t-kinh-nghim-manga-nht-bncũng đã có bài viết tương đối toàn diện khi đưa ra cái nhìn bao quát về truyện tranh Việt Nam từ kinh nghiệm manga của Nhật Bản trên ba phương diện: truyện tranh với các ngành công nghiệp văn hóa, quan niệm về truyện tranh, manga và nghệ thuật tạo hình. Đó là một cách nhìn đa chiều, khách quan xét từ góc độ của truyện tranh Việt so với truyện tranh Nhật Bản, một nước có nền truyện tranh phát triển bậc nhất thế giới. Trên trang Văn học và ngôn ngữ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=come_content&view=articl e&id=2764%3Acac-c-trng-ca-truyn-tranh-nht-bn-trong-tng-quan-vi-truyn-tranh-ong- GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 5 a&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Intemid=108&lang=vi đăng ngày 4/1/2012 có một bài viết khá đặc sắc đó là Các đặc trưng của truyện tranh Nhật Bản trong tương quan với truyện tranh Đông Á. Đây là công trình nghiên cứu của Phan Tuấn Anh và Phạm Phú Phong, khoa Ngữ văn – Đại học Huế. Trong bài viết các tác giả đã đề cập đến những đặc trưng của truyện tranh Nhật mà tiêu biểu là Manga trong tương quan với truyện tranh Đông Á, trong đó có Việt Nam. Bài viết là một cái nhìn khá sâu sắc và toàn diện về truyện tranh Nhật nói riêng và truyện tranh Đông Á nói chung. Nhưng đây cũng chỉ là công trình nghiên cứu chung về truyện tranh Đông Á, không phải là một công trình thực sự chuyên sâu về truyện tranh Việt, và chính vì vậy mà vấn đề truyện tranh Việt chiếm một dung lượng khá nhỏ và thật sự là ít ỏi trong bài viết. Trang http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/diendan/2010/7/59292báo Công an nhân dân và an ninh thế giới có bài viết Đi tìm công thức thành công của tác giả Phan Thị Uyên. Tác giả bài viết bên cạnh việc nêu lên những thành tựu đã đạt được trong nghành truyện tranh còn non trẻ ở Việt Nam thì cũng đã chỉ ra được những hạn chế của truyện tranh Việt từ cách định hình đối tượng độc giả cho tới khâu kịch bản, thiết kế, vẽ tranh...Từ đó giúp người đọc có một cái nhìn khác quan hơn về truyện tranh Việt so với thế giới. http://www.nguoiduatin.vn/nha-ngon-ngu-nha-van-len-tieng-van-nan-truyen-tranha16539.htmllà địa chỉ của trang web Người đưa tin cơ quan của hội luật gia Việt Nam. Ngày 27/12/2012 trang web có bài báo viết khá sâu sắc và ấn tượng về vấn đề Nhà ngôn ngữ, nhà văn lên tiếng vấn nạn truyện tranh. Nội dung của bài đa phần nói về những trăn trở của GS.TS Trần Trí Dõi, nguyên chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, một người cả đời nghiên cứu về ngôn ngữ của dân tộc bởi ông cảm thấy quá đau đớn vì ngôn ngữ của nhiều cuốn truyện tranh thiếu văn hoá. Theo ông ngôn ngữ truyện tranh tồn tại ba vấn đề. GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 6 Thứ nhất, nhiều cuốn truyện tranh đưa sự không chuẩn hoá của tiếng Việt vào sách. Ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chợ búa chứ không phải là ngôn ngữ văn hoá. Lứa tuổi trẻ con cần ngôn ngữ văn hoá dù chỉ là ngôn ngữ đơn giản thôi. Chính việc đưa ngôn ngữ đó vào truyện để trẻ tiếp xúc hàng ngày là điều làm ông đau đớn nhất. Thứ hai, phần lớn truyện tranh trên thị trường hiện nay là truyện dịch. Chưa kể đến trình độ người dịch, riêng bản thân ngôn ngữ trong truyện cũng đã mang phong thái của nước ngoài. Nhiều truyện tranh của Việt Nam tự viết cũng chưa được chuẩn về ngôn ngữ. Nhiều tác giả chưa có trình độ cao về mặt ngôn ngữ và văn hoá. Thứ ba, truyện tranh còn chạy theo lợi nhuận. Nếu như sách nghiên cứu chỉ in vài trăm bản thì truyện tranh in vài trăm nghìn bản. Cũng chính việc chạy theo lợi nhuận mà nhiều nhà xuất bản đã cho in nhiều cuốn chất lượng chưa thực sự tốt. Truyện tranh cũng có chức năng giáo dục, nhưng hiện nay ở ta đang đặt lợi nhuận cao hơn chức năng giáo dục. Như vậy, có thể thấy bài viết đã nêu lên được những hạn chế của truyện tranh Việt với cái nhìn khá sâu sắc và toàn diện từ nhiều khía cạnh. Nhưng có thể thấy vấn đề về những giải pháp và hướng đi mới cho truyện tranh Việt Nam vẫn là một câu hỏi lớn cho nhiều người, trong đó có những người yêu thích truyện tranh Việt. Nhìn chung, sau một thời gian hình thành và phát triển, bên cạnh sự tiếp thu cũng như ảnh hưởng của nền công nghiệp truyện tranh nước ngoài thì truyện tranh Việt đã bước đầu định hình được phong cách của mình và trở thành đề tài thu hút một số nhà nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực thì vấn đề truyện tranh ở Việt Nam vẫn đang còn trong tình trạng “bỏ ngỏ” rất nhiều. Thực tế cho thấy cần phải có nhiều sự quan tâm hơn nữa đến nền công nghiệp truyện tranh nước nhà. GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 7 2.2. Vấn đề “Lịch sử và văn hóa Việt Nam qua bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt” vàtình hình nghiên cứu. Mặc dù là bộ truyện đầu tiên ở Việt Nam thành công với vấn đề chuyển tải lịch sử vào truyện tranh, nhưng nhìn chung Thần đồng đất Việt vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chú ý nhiều từ các nhà nghiên cứu. Cụ thể là vẫn chưa có công trình nghiên cứu chi tiết về bộ truyện tranh này mà chỉ có những bài viết của các nhà báo, một số bài phỏng vấn hay những lời nhận định chủ quan của một số ít nhà văn liên quan đến bộ truyện. Trong chuyên mục Truyền thông văn hóa Việt trang http://phanthi.vn/45/phan-thila-ai/PHAN-THI-TRUYEN-TRANH-VIET-VA-CHUYEN-KE-MUOI-NAM-.htmlcủa công ty Phan Thị, với bài viết Phan Thị truyện tranh Việt và chuyện kể mười năm, bà Phan Thị Mỹ Hạnh, giám đốc công ty Phan Thị đã chia sẻ về những ý tưởng để hình thành nên bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển của bộ truyện trong thị thường truyện tranh Việt Nam đang bị chiếm lĩnh bởi các loại truyện du nhập từ nước ngoài. Từ đó, người đọc có thể hình dung được quá trình hình thành và phát triển nên một Thần đồng đất Việt để phát hành trong sự mong chờ của bạn đọc cho đến tận bây giờ là cả một chặng đường đầy những gian nan và thử thách. Thần đồng đất Việt-hướng đi mới của truyện tranh Việt Nam?, một bài viết trên trang báo Vn.Expresshttp://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/than- dong-dat-viet-huong-di-moi-cua-tranh-truyen-vn-1877881.html đăng ngày 28/8/2003 đã có bài phỏng vấn bà Phan Thị Mỹ Hạnh, giám đốc công ty Phan Thị, người đưa ra ý tưởng bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt về những vấn đề xoay quanh bộ truyện như đặc điểm, cách tạo hình ảnh… cho tới việc giới thiệu bộ truyện sang nước ngoài. Bài viết đã làm nổi bật lên những điểm đặc biệt của Thần đồng đất Việt để trả lời câu hỏi GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 8 cho nhiều người về vấn đề “Tại sao Thần đồng đất Việt lại có thể tồn tại lâu dài giữa xu hướng truyện tranh nước ngoài đang tràn lan trong thị trường Việt Nam?” Trên trang http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2012/5/288459/, báo Sài Gòn giải phóng chuyên mục Văn hóa văn nghệ đăng ngày 11/5/2012 có bài viết Đưa lịch sử vào truyện tranh của nhà báo Tường Vy. Đây là một mục báo hấp dẫn người đọc bởi nội dung thiết thực và cách viết cô đọng của tác giả. Trong bài viết, những thực trạng về truyện tranh Việt và vấn đề đưa lịch sử vào truyện tranh đã được người viết bàn tới một cách khá rõ ràng và cụ thể. Từ đó cho thấy đã có những sự quan tâm đối với vấn đề đưa lịch sử văn hóa vào truyện tranh, đây là một tín hiệu đáng mừng cho truyện tranh Việt. Có một bài viết được dư luận khá chú ý gần đây mà không thể không nhắc đến đó chính làThần đồng đất Việt khiến báo chí Trung Quốc mất bình tĩnh của trang http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/van-hoa/than-dong-dat-viet-khien-bao-chi-trungquoc-mat-binh-tinh-7363.htmltrong tờ Báo Mới. Nội dung bài viết có thể khái quát như sau: Với bộ truyện Thần đồng đất Việt mang tên Hoàng Sa và Trường Sa đã khiến cho báo chí Trung Quốc mất bình tĩnh, tỏ ra lo lắng. Trên hàng loạt trang báo mạng Trung Quốc đã đăng tải thông tin về bộ truyện mới nhất này: “Việt Nam xuất bản truyện tranh về quần đảo Nam Hải để tuyên truyền chủ quyền đất nước”. Có báo còn lo ngại: “Đây là bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam đề cập đến lịch sử vùng biển và hải đảo. Việt Nam đã bắt đầu ý thức đến việc giáo dục trẻ em về chủ quyền đất nước ngay từ nhỏ”. Đây là một điểm đáng khen ngợi của tác giả khi đã mạnh dạn đưa vấn đề thời sự “nóng hổi” vào truyện tranh, một sự thông minh và sáng tạo trong cách thể hiện sự am hiểu về lịch sử đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc. Bài viết Khám phá lịch sử Hoàng Sa qua truyện tranh của báo Tiền Phong trang http://www.tienphong.vn/van-nghe/kham-pha-lich-su-hoang-sa-qua-truyen-tranh720066.tpo đăng ngày 19/6/2014, theo Thất Sơn, đã đề cập đến cuốn truyện Khám phá GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 9 Hoàng Sa trong bộ Thần đồng đất Việt với cách nhìn nhận đây như là cẩm nang du lịch biển thu nhỏ giúp độc giả tìm về vẻ đẹp biển đảo quê hương. Tập truyện này được xem là một công trình nghiên cứu kỳ công của nhóm tác giả. Với những hình ảnh minh họa sống động dựa trên những tài liệu có được, truyện đưa người đọc chu du khắp các đảo lớn nhỏ của Hoàng Sa để thưởng thức những vẻ đẹp đặc trưng của quần đảo này. Độc giả có dịp tìm hiểu sự phân chia các nhóm đảo đến đặc thù hình dáng và vị trí. Qua từng trang, độc giả có thể bước vào thế giới của vẻ đẹp và sản vật có một không hai trên vùng biển đảo Việt Nam. Nhóm bạn Tí- Sửu - Dần - Mẹo có nhiệm vụ làm những người hướng dẫn viên vui nhộn, lém lỉnh trong hành trình phiêu lưu. Cuốn sách không chỉ được xem như một cẩm nang du lịch biển đảo thu nhỏ, mà qua đó, là cách để những người làm sách khẳng định: Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Trang web http://thoiviet.vn/van-hoa/hoang-sa-truong-sa-trong-truyen-than-dongdat-viet-c15a375904.htmlcó bài viết Hoàng Sa, Trường Sa trong truyện Thần đồng đất Việtđăng ngày 25/7/2014của nhà báo Ngọc Huệ giới thiệu về bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa, Trường Sa với 10 cuốn, vừa ra mắt độc giả nhí cũng đã giúp các em thiếu nhi cũng như các độc giả hiểu rõ đề tài lịch sử biển đảo cũng như chủ quyền đất nước. Như vậy, tổng quan có thể thấy đối với đề tài về truyện tranh Thần đồng đất Việt cũng đã có một số nhìn nhận, đánh giá khá khách quan từ nhiều góc nhìn của các chuyên gia. Đây là những nguồn tư liệu có ý nghĩa và hết sức quý báu để người viết tiếp nhận và phát triển. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng có quá ít những nghiên cứu về Thần đồng đất Việt, bộ truyện đầu tiên đưa lịch sử vào truyện tranh ở Việt Nam, và cơ bản những bài viết này vẫn chưa đi sâu vào phân tích một cách đa chiều những vấn đề trong bộ truyện để tìm ra những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong đó. Như vậy, để có thể hướng đến một nền công nghiệp truyện tranh toàn diện, toàn cầu với tính GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 10 chất giới thiệu, quảng bá về hình ảnh đất nước, nền văn hóa song song với phát triển kinh tế, thiết nghĩ cần phải có nhiều đầu tư hơn nữa vào quá trình học hỏi, tiếp thu nền truyện tranh của các nước phát triển để tiến tới nghiên cứu và ứng nghiệm một cách thành công vào truyện tranh Việt Nam. Và như vậy, khoảng trống để nghiên cứu về Thần đồng đất Việt là vẫn còn khá lớn. 3. Mục tiêu đề tài Triển khai luận văn này với đề tài “ Lịch sử và văn hóa Việt Nam qua bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt” người viết hướng đến hai mục đích chính: Thứ nhất, với cách tiếp cận bộ truyện từ góc nhìn lịch sử và văn hóa cùng những giá trị nội dung và nghệ thuật mà bộ truyện mang lại, người viết hy vọng đâysẽ là một cuộc tìm kiếm và phát hiện những đóng góp của truyện tranh lịch sử Việt Nam trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bồi dưỡng lòng yêu nước cho mỗi người dân. Thứ hai, lịch sử và văn hóa của một một quốc gia là cả một bề dày trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc đó. Chính vì vậy mà nó bao gồm một khối lượng lý thuyết đồ sộ với tính chất khô khan, gây nên những khó khăn trong việc ghi nhớ, tiếp nhận đối với đối tượng tìm hiểu. Việc kết hợp giữa những tri thức khoa học về lịch sử, văn hóa đồ sộ với một loại hình văn học dễ tiếp nhận như truyện tranh là một sáng tạo độc đáo mang tính logic và thẩm mĩ. Nghiên cứu về sự kết hợp này cũng chính là làm rõ thêm về sự tác động, ảnh hưởng và hỗ trợ nhau giữa các lĩnh vực trong các ngành khoa học mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 11 4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Lấy bối cảnh từ lịch sử văn hóa Việt Nam nhưng những sự việc trong bộ truyện Thần đồng đất Việt lại không hoàn toàn trùng khớp với hiện thực lịch sử, bên cạnh những yếu tố hiện thực là những sáng tạo độc đáo và mới lạ. Áp dụng phương pháp này, người viết muốn làm rõ những vấn đề về lịch sử và văn hóa trong bộ truyện với hiện thực lịch sử văn hóa Việt Nam, để từ đó người đọc sẽ có một cái nhìn đa chiều về Thần đồng đất Việt cùng những sáng tạo mang tính giá trị của tác phẩm. 4.2. Phương pháp so sánh Để tìm ra những nét độc đáo của bộ truyện Thần đồng đất Việt, người viết sử dụng đến phương pháp so sánh nhằm đối chiếu các yếu tố về nội dung, nghệ thuật của truyện so với những bộ truyện đương thời cùng chủ đề như: Danh nhân Việt Nam, Việt Nam danh tác, truyện tranh lịch sử Việt Nam…để tìm ra sự khác biệt. 4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp Cuối cùng, để hoàn thành luận văn người viết sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ từng khía cạnh trong nhân vật, sự kiện… làm dẫn chứng cho những luận điểm đã nêu ra. Sau đó tổng hợp lại các luận điểm đã trình bày để hình thành kết luận khoa học xác đáng. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Lịch sử và văn hóa Việt Nam qua bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung tìm hiểu về Lịch sử và văn hóa Việt Nam qua bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt với tác giả nội dung là Công ty Phan Thị. GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 12 6. Kết cấu khóa luận Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phần nội dung gồm ba chương chính: Chương 1: Một số vấn đề về lịch sử Việt Nam thời phong kiến và bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt Trong chương này, người viết sẽ đề cập đến những vấn đề xoay quanh lịch sử Việt Nam thời phong kiến trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục… Bên cạnh đó, những nội dung liên quan đến truyện tranh nói chung và bộ truyện Thần đồng đất Việt nói riêng cũng được chú ý làm rõ. Chương 2: Thần đồng đất Việt- Bức tranh lịch sử Việt Nam chân thực và sinh động Cùng với chương 3, chương 2 là một trong hai chương quan trọng nhất của bài viết. Trong chương này, những vấn đề về lịch sử Việt Nam thời phong kiến trong bộ truyện Thần đồng đất Việt sẽ được khai thác và làm rõ trong sự so sánh, đối chiếu với hiện thực lịch sử Việt Nam.Từ đó cho thấy được mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc sống cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc chuyển tải lịch sử vào truyện tranh. GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo 13 Chương 3:Thần đồng đất Việt-Sự tự hào về nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Đối với chương này, người viết tập trung làm rõ những đặc trưng của nông thôn Việt Nam được thể hiện qua các khía cạnh trong đời sống sinh hoạt, cũng như từng nếp sống, nếp nghĩ của người dân. Từ đó đi đến khám phá những nét văn hóa đặc sắc về mặt tinh thần của dân tộc. Hơn cả là để nhận thấy sự tinh tế, khéo léo của tác giả trong cách chuyển tải các khía cạnh của văn hóa vào truyện tranh. Phần kết luận GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Huỳnh Thị Thu Thảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất