Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp học viện ngân hàng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi r...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp học viện ngân hàng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng hàng hải

.PDF
91
139
69

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp học viện ngân hàng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng hàng hải
1 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỌC VIÊN NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : PHẠM THỊ HỒNG NHUNG Lớp : NHTMC Khóa : 13 Khoa : NGÂN HÀNG Hà Nội, tháng 05 năm 2014 2 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỌC VIÊN NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : PHẠM THỊ HỒNG NHUNG Lớp : NHTMC Khóa : 13 Khoa : NGÂN HÀNG GVHD : TS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG Hà Nội, tháng 05 năm 2014 3 LỜI CẢM ƠN Em Xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc, các thầy cô trong khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng cùng Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam đã truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, cung cấp tài liệu cần thiết và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian trong quá trình tìm kiếm kiến thức để thực hiện khóa luận Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thùy Dương – Người đã chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian qua Hà nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Phạm Thị Hồng Nhung 4 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................................................12 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ..................................................12 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................................12 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ..................................................................................13 1.1.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng ..................................................................15 1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ..............................................................18 1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ..............................................................22 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ..................................................27 1.2.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng .............................................................................27 1.2.2. Nhân tố từ phía khách hàng ............................................................................29 1.2.3. Nhân tố từ môi trường vĩ mô ..........................................................................29 1.3. Ý nghĩa của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. ...........................................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIMEBANK GIAI ĐOẠN 2007-2013..................................................................................................................33 2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam .............33 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam. ................33 2.1.2. Tình hình hoạt động của Maritimebank ..........................................................34 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Maritimebank .....................................................38 2.2.1. Thực trạng về nợ quá hạn…………………………………………………...31 2.2.2. Thực trạng mức độ tập trung tín dụng ……………………………………...34 2.2.3. Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng ...............................................................46 2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Maritimebank ................48 2.3.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Maritime Bank........49 5 2.3.2. Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bằng mô hình ước lượng .........................................................................................................................55 2.4. Đánh giá rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Maritime Bank. .......................................................................................................61 2.4.1 Những tồn tại về rủi ro tín dụng của maritime Bank .......................................61 2.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI MARITIME BANK. ......................................................................................................................67 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam .........................................67 3.2. Giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua các nhân tố ảnh hưởng tại Maritime Bank .......................................................................................69 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cho vay và quản lý khách hàng là tổ chức kinh tế ...............................................................................................................70 3.2.2. Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của Maritime Bank thông qua việc giảm tác động của nhân tố nợ xấu kỳ trước và tăng trưởng tín dụng ................................76 3.2.3. Nhóm giải pháp khác. .....................................................................................79 3.3. Khuyến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. ..........................84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................87 6 KÝ TỰ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước RRTD Rủi ro tín dụng MSB Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính DNNN Doanh nghiệp nhà nước NPL Tỷ lệ nợ xấu 7 DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Dư nợ cho vay của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 30 Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Maritime Bank 31 giai đoạn 2007-2013 Bảng 2.3 Nợ xấu theo ngành kinh tế của Maritime Bank giai đoạn 33 2007-2013 Bảng 2.4 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của Maritime Bank giai 34 đoạn 2007-2013 Bảng 2.5 Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh 35 của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng theo thời hạn vay của Maritime Bank giai 36 đoạn 2007-2013 Bảng 2.7 Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn vay của Maritime 37 Bank giai đoạn 2007-2013 Bảng 2.8 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Maritime 38 Bank giai đoạn 2007-2013 Bảng 2.9 Dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank giai 45 đoạn 2007-2013 Bảng 2.10 Định nghĩa các biến trong mô hình ước lượng NPL 50 Bảng 2.11 Kết quả kiểm định mô hình OLS 51 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh kế hoạch của Martime Bank 61 năm 2014 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng 6 Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng vốn điều lệ và tổng tài sản qua các năm 27 Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank giai đoạn 2007- 28 2013 Biểu đồ 2.3 Tổng dư nợ của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 30 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 32 Biểu đồ 2.5 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Maritime Bank giai 39 đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.6 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của Maritime 42 Bank giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.7 Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay DNNN và tỷ lệ nợ xấu 43 của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.8 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ dư nợ cho vay vận tải kho bãi 44 và tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.9 Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ 45 xấu của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.10 Mối quan hệ giữa tỷ lệ dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và 46 tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.11 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu kỳ trước và tỷ lệ nợ xấu 47 kỳ này của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.12 Xu hướng một số biến trong mô hình OLS 51 9 LỜI NÓI ĐẦU Trong hoạt động Ngân hàng, cho vay là một hoạt động truyền thống và chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay là danh mục bên Tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất và hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là một hoạt động đặc thù do đó bên cạnh các lợi ích đạt được thì hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiền ẩn nhiều rủi ro và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một ngân hàng. Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp và có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế của rất nhiều các quốc gia, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng Châu Á 1997-1998 bắt nguồn từ Thái Lan và gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi đầu từ Mỹ năm 2008 và lan rộng ra toàn thế giới. Ngày càng nhiều các ngân hàng kể cả các ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới, có lịch sử phát triển hàng trăm năm như ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản với khoản lỗ và nợ xấu khổng lồ. Sự khủng hoảng của hàng loạt các hệ thống ngân hàng lớn trên thế giới có nguyên nhân chủ yếu từ các rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Có nhiều loại rủi ro khác nhau nhưng rủi ro mà ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro luôn được các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng quan tâm, nó có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển của ngân hàng, là nguyên nhân chính dẫn đến sự thua lỗ và phá sản trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Trước bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất non nớt, chưa đạt được tín ổn định trong hoạt động, tính hiệu quả và an toàn chưa cao. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và nhận diện ra được các nhân tố ảnh tác động đến rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng để có thể đưa ra các biện pháp để kiểm soát một cách triệt để ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến sự phát triển của Ngân hàng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng, từ các nhân tố từ khách hàng cho đến các nhân tố từ phía bản thân Ngân hàng hay từ 10 môi trường vĩ mô. Việc xác định được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng giúp các nhà quản trị hạn chế và kiểm soát rủi ro ở mức có lợi nhất cho ngân hàng.Vì vậy, việc đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng và các nhân tố tác động trực tiếp gây ra rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng nói chung và Maritime Bank nói riêng. Bài khóa luận của em xin đưa ra cách xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, xác định ảnh hưởng của các nhân tố và tìm ra các giải pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: Bài khóa luận xin đưa ra các nghiên cứu giải quyết vấn đề sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mai. - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, thực trang rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam. Từ đó đánh giá các nhân tố nào có tác động chủ yếu đến rủi ro tín dụng của Maritime Bank - Từ đánh giá trên và đinh hướng phát triển của Maritime Bank trong thời gian tới, đề ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền. Phương pháp nghiên cứu  Sử dụng kết hợp cả hai phương pháp là định lượng và định tính. Phương pháp định lượng: sử dụng thang đo khoảng, thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Phương pháp định tính: thông qua thảo luận, trao đổi với các anh chị phòng tín dụng nhằm xác định các nhân tố tác động chính đến rủi ro tín dụng tại chính Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.  Sử dụng phương pháp phân tích logic, phương pháp so sánh, thống kế để lý giải quan hệ giữa các vấn đề có liên quan.  Sử dụng mô hình kinh tế lượng để tính toán mức độ phụ thuộc, ảnh hưởng giữa các nhân tố đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. 11 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu mặt lý luận về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và xây dựng mô hình định lượng giữa các nhân tố tác động và rủi ro tín dụng.  Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Nội dung của Khóa Luận Chương I: Lý luận chung về rủi ro tín dụng và Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng tại Maritime Bank trong giai đoạn 2007 – 2013 Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Maritime Bank 12 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Hệ thống Ngân hàng hiện nay đã có nhiều cải cách, tuy nhiên rủi ro tín dụng vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra thất thoát và dẫn đến nguy cơ phá sản của ngân hàng. Theo Thomas P.Fitch quan niệm: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng” (Dictionary of Banking terms, Barron’c Educational, Inc, 1997) Timothy W.koch cho rằng: “Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán được vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn thu nhập thuần và trị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.” (Bank management, University of South Carolina, The Dryden, 1995, page 107). Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2005, khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 493 về phân loại nợ thì chúng ta mới có cái nhìn tổng quát về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 quy định: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” 13 Tiếp theo là thông tư 02 /2013/TT-NHNN quy đinh: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước do khách hàng không thự hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Gần đây nhất là dự thảo thông tư về quản trị rủi ro có quy định: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập hoặc vốn của tổ chức tín dụng do bên đi vay hoặc đối tác (bao gồm các quốc gia) không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng”. Như vậy, rủi ro tín dụng được hiểu là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể khách hàng trả chậm nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro hệ thống Rủi ro giao dịch là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm 3 loại rủi ro chính: Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những Phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo… Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro có liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc xếp hạng khoản vay và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. 14 Biểu đồ 1.1: Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Rủi ro danh mục: là hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong hoạt động quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm: Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn Rủi ro tập trung là trường hợp Ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hay cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Ngoài ra, nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn và rủi ro do không có khả năng trả nợ. 15 Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng vay phải quy ước về thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi đó là rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn. Rủi ro do không có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi nợ. 1.1.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 1.1.3.1. Các dấu hiệu tài chính Các chỉ số thanh khoản cho thấy dấu hiệu suy yếu: hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời…. Các chỉ tiêu này quá thấp cho thấy doanh nghiệp đang mất dần thanh khoản và có khả năng không trả được tiền vay cho ngân hàng. Cơ cấu vốn không hợp lý: được biểu hiện bằng hệ số nợ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số nợ dài hạn…. Nhìn chung, hệ số nợ cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thường phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp cao. Các chỉ số khả năng sinh lời cho thấy dấu hiệu suy yếu: ROA (tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu)… Các vòng quay hoạt động thể hiện sự suy yếu: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu… Các vòng quay ở mức không hợp lý thể hiện quá trình luân chuyển vốn không hiệu quả, vốn bị ứ đọng hoặc luân chuyển quá nhanh. Các chỉ số trên cho phép ta đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp, phát hiện ra những dấu hiệu của RRTD. 1.1.3.2. Các dấu hiệu phi tài chính Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị như: chủ tịch hồi đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, điều này có thể làm thay đổi các chính sách của công ty. 16 Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và dòng tiền của phương án kinh doanh hoặc dự án. Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi, điều này ảnh hưởng đến khả năng giải quyết những khó khăn và đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên dẫn đến sự mất ổn đinh trong doanh nghiệp Tranh chấp trong quá trình quản lý, khiến cho những chính sách điều hành công ty không thống nhất và ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định của công ty. Chi phí quản lý bất hợp pháp, dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Quản lý có tính gia đình Dấu hiệu liên quan đến khác hàng Giảm sút mạnh số dư tiền gửi, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp giảm và dẫn đến khả năng doanh nghiệp không có tiền trả nợ ngân hàng Công nợ gia tăng và mức độ vay thường xuyên. Doanh nghiệp có thể yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến và chấp nhận nguồn tài trợ lãi suất cao, đối với các doanh nghiệp này có thể là họ rất cần tiền để kinh doanh, tuy nhiên khả năng trả nợ cho ngân hàng không chắc chắn, có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới hoặc không có sản phẩm thay thế: khi bộ phận phát triển sản phẩm không làm tốt vai trò của mình thì sản phẩm của công ty tung ra thị trường sẽ không được người tiêu dùng đón nhận, doanh thu kém và thua lỗ. Những thay đổi chính sách của nhà nước: nếu ngành nghề của công ty hoạt động không thuộc lĩnh vực nhà nước khuyến khích thì rất có thể khi chính sách nhà nước thay đổi, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động. Thay đổi trong quyền sở hữu: khi công ty hoạt động không hiệu quả, chủ doanh nghiệp cạn kiệt vốn và thiếu năng lực điều hành, có thể sẽ phải nhượng lại công ty cho người khác có năng lực, điều hành tốt hơn để vực dậy công ty. 17 Thay đổi ngành nghề kinh doanh: công ty hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực này và quyết định chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới, chưa nhiều kinh nghiệm, chưa thể hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mới nên rất nhiều rủi ro. Sản phẩm có tính thời vụ cao: sản phẩm có tính thời vụ cao sẽ dẫn đến luồng tiền về không đều, khi thị trường biến động thì kết quả hoạt động của công ty cũng bị ảnh hưởng mạnh. Có biểu hiện cắt giảm chi phí: chi phí được cắt giảm mạnh có thể là do tình hình hoạt động trên một bộ máy cồng kềnh thực sự không hiệu quả. Thay đổi trên thị trường về lãi suất và tỷ giá: khi lãi suất và tỷ giá biện động mạnh mà công ty không thích nghi kịp với thay đổi đó thì sẽ bị công ty khác cạnh tranh, nguy cơ dẫn đến phá sản. Mất khách hàng lớn: Công ty hoạt động không tốt, chính sách khách hàng không hiệu quả, sản phẩm thì kém hấp dẫn dẫn đến khách hàng bỏ công ty đi. Vấn đề thị hiếu: thị hiểu của người dân cực kỳ quan trọng, nếu sản phẩm của công ty không phù hợp với thị hiếu chung của người tiêu dùng thì rất khó để công ty có thể phát triển. Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ Chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn bất thường của người vay trong việc nộp báo cáo tài chính và các khoản thanh toán theo kế hoạch cũng như trì hoãn giao tiếp với các nhân viên ngân hàng. Đối với những món vay kinh doanh là những thay đổi bất thường xuất hiện trong các phương pháp mà người vay sử dụng để tính khấu hao TSCĐ, trả tiền trợ cấp, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế hay tính thu nhập. Cấu trúc lại số dư nợ, không chia cổ tức hay sự thay đổi mức phân hạng tín dụng của khách hàng là những dấu hiệu cần chú ý Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn. 18 Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với dòng tiền dự kiến khi khách hàng xin vay Khả năng tiền mặt giảm: dòng tiền mặt của khách hàng giảm mà công ty không có biện pháp cải thiện kịp thời sẽ làm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán , nguy cơ dẫn đến phá sản. Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài: chứng tỏ vốn của khách hàng đang bị ứ đọng lại ở khâu phân phối sản phẩm, dẫn đến khách hành không có tiền để tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Nhưng thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong số dư tiền gửi của khách hàng. Kết quả kinh doanh thua lỗ,điều này ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cũng như khả năng trả nợ cho Ngân hàng của khách hàng giảm. Dấu hiệu phi tài chính khác Có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh: điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu: đây là dấu hiệu quan trọng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng không tiêu thu được sản phẩm, doanh thu giảm và hiệu quả hoạt động không cao. Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt: điều này sẽ gây ra gián đoạn trong việc điều hành cũng như việc đề ra các chính sách kinh doanh của công ty. Thay thế trên thị trường về lãi suất , tỷ giá, mất khách hàng lớn, mất nhà cung ứng, tăng đối thủ cạnh tranh, vấn đề thay đổi thị hiếu khách hàng. 1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.1.4.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên Các thiệt hại có nguyên nhân từ môi trường tự nhiên không thuận lợi như thời tiết, khí hậu, động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán… có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay vốn, làm cho khách hàng gặp khó khăn về nguồn tiền trả nợ, do vậy có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. 19 Môi trường kinh tế Vấn đề chu kỳ kinh tế Nền kinh tế trong chu kỳ suy thoái hay tăng trưởng ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, làm ăn thuận lợi, khả năng trả nợ của người đi vay cao, vồn ngân hàng được bảo toàn. Ngược lại, trong chu kỳ kinh tế suy thoái, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ của khách hàng. Vấn đề lạm phát Lạm phát cao làm suy yếu nền kinh tế, tác động mạnh đến đời sống người dân và doanh nghiệp khi giá cả leo thang, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng. Vấn đề thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc nền kinh tế không thế sử dụng tối đa nguồn lực về con người, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm dịch vụ, làm suy giảm khả năng sản xuất, giảm hiệu ứng kinh tế của sản xuất theo quy mô, gây khó khăn cho việc hoàn trả vốn vay của khách hàng. Như vậy, môi trường kinh tế không thuận lợi sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động của khách hàng vay vốn, làm giảm khả năng trả nợ, làm tăng nguy cơ đọng vốn, mất vốn của khách hàng. Môi trường chính trị - xã hội, pháp luật Vấn đề chính trị - xã hội Một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài và kích thích hoạt động kinh doanh trong nước. Ổn định an ninh chính trị giúp người dân an tâm đầu tư, làm ăn, ngân hàng an tâm hơn về khả năng trả nợ của người vay. Ngược lại, khi chính trị bất ổn thì các ngân hàng và khách hàng luôn phải đối mặt với sự bất ổn định, khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đên sự gia tăng rủi ro tín dụng. Vấn đề pháp luật Môi trường pháp luật luôn là điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển của hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung. Môi trường pháp lý đồng bộ, hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ làm lành mạnh 20 hóa các quan hệ kinh tế, đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra chôi chảy, các chủ thể kinh tế sẽ yên tâm kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển. Ngược lại nếu pháp luật thường xuyên thay đổi, không nhất quán, mâu thuẫn,không rõ ràng sẽ là một trở ngại lớn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng và hoạt động kinh doanh của khách hàng. 1.1.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng Đối với khách hàng cá nhân Rủi ro tín dụng xảy ra khi các khách hàng gặp các rủi ro bất thường trong cuộc sống, thiên tai, ốm đau, dịch bệnh, chết, tai nạn…. hoặc các rủi ro về đạo đức: khách hàng không có thiện chí trả nợ, sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin giả mạo… Đối với khách hàng doanh nghiệp RRTD xảy ra các biến động khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: biến động giá cả các yếu tố đầu vào, thời tiết bất thường gây trì trệ sản xuất, nhà cung cấp không giao hàng đúng tiến độ, khách hàng của doanh nghiệp chậm thanh toán… Hoặc các rủi ro mang tích chủ quan: vấn đề đọa đức của doanh nghiệp, không có thiện chí trả nợ, cung cấp thông tin giả mạo, hay các vấn đề về năng lực điều hành, quản trị của ban lãnh đạo yếu kém, đưa ra các đường lối, phương hướng sai lầm làm mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp. 1.1.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Chính sách tín dụng không hợp lý Chính sách tín dụng được hội đồng quản trị ban hành, nhằm hướng dẫn và kiểm tra, định hướng hoạt động ngân hàng một cách thống nhất trong toàn bộ tổ chức, hướng dẫn cán bộ trong nghiệp vụ tín dụng. Khi chính sách tín dụng xác định khẩu vị rủi ro không hợp lý, có những điều không rõ ràng hoăc có các kẽ hở sẽ tạo ra những khoản vay không lành mạnh, chứa đựng rủi ro tín dụng cao. Vấn đề trong thẩm định tín dụng – vấn đề đo lường tín dụng Về thẩm định tín dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan