Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp hình tượng con người và làng quê trong tác phẩm tuổi thơ im...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hình tượng con người và làng quê trong tác phẩm tuổi thơ im lặng của duy khán

.PDF
53
341
57

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC CHU THI THẮM HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI VÀ LÀNG QUÊ TRONG TÁC PHẢM TUỔI THƠ IM LẶNG CỦA DUY KHÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi Ngưòi hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đõ của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học trong quá trình làm khóa luận này. Đặc biệt tôi xỉn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Nhàn - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù rất cố gắng nhung do thòi gian và năng lực có hạn nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thày cô và các bạn. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Chu Thi Thắm ■ Đề tài khóa luận: “Hình tượng làng quê và con người trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Chu Thị Thắm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................5 7. Cấu trúc khóa luận .....................................................................................6 NỘI DUNG .........................................................................................................7 Chương 1. HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM TUỒI THO IM LẶNG ...................................................................................................................7 1.1. ..................................................................................................... Tác giả Duy Khán và tác phẩm Tuổi thơ im lặng......................................... 7 1.1.1. Tác giả Duy khán..............................................................................7 1.1.2. Tác phẩm Tuổi thơ ỉm lặng ..............................................................8 1.2. Hình tượng con người trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng ........................9 1.2.1. Hình tượng những con người lam lũ nghèo khổ ..............................9 1.2.2. Hình tượng những con người có số phận éo le ..............................14 1.2.3. Hình tượng những con người giàu lòng yêu nước .........................18 1.2.4. ............................................................................................... Hình tượng những đứa trẻ làng quê với cuộc sống buồn.......................... 21 1.2.5. ............................................................................................... Hình tượng những con người có đời sống tình cảm cao đẹp .................... 24 Chương 2. HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ TRONG TÁC PHẨM TUỒI THƠ IM LẶNG .................................................................................................................28 2.1. Hình tượng một làng quê thân quen, có đời sống mộc mạc giản dị .... 28 2.2. Hình tượng một làng quê văn hóa, cổ kính ......................................... 33 2.3. Hình tượng một làng quê nghèo khó ....................................................39 2.4. Một làng quê có thế giới thiên nhiên và cảnh vật được nhân hóa ....... 42 KẾT LUẬN .....................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................48 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Kí ức tuổi thơ là một đề tài được quan tâm trong văn học Việt Nam và văn học thế giới, đặc biệt trong văn học hiện đại. Tuổi thơ của mỗi con người có ý nghĩa vô cùng quan ừọng trong việc hình thành nhân cách. Với mỗi người, tuổi thơ thường đong đầy kỉ niệm, là một khoảng thời gian đã vĩnh viễn ra đi nhưng thường sống mãi cùng ký ức. Có lẽ vì thế, những trang viết xúc động nhất trong tự truyện của nhiều nhà văn nổi tiếng thường là những trang viết về tuổi thơ. M.Gorki có Thời thơ ẩu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc; Thời thơ ấu của L.Tônxtôi,... Ở Việt Nam cũng xuất hiện những tự truyện có cỏ dại của Tô Hoài; Những ngày thơ ẩu của Nguyên Hồng.. .Họ quay về vói kí ức tuổi thơ qua những trang viết của mình để tìm lại một thời để nhớ. 2. Duy Khán cũng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhắc tói Duy Khán là nhắc tới người nghệ sĩ tài hoa, nhà văn, nhà thơ của xứ sở Kinh Bắc. Người đọc ấn tượng bởi truyện của ông thật chân gần gũi nhưng cũng không kém phần tinh tế và sâu sắc. Ông đã quay ừở lại với dòng ký ức tuổi thơ để rồi viết lên những trang văn hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Sau một thòi gian sáng tác bền bỉ, sáng tạo, Duy Khán đã để lại những tác phẩm có giá trị về thể loại thơ và truyện viết cho thiếu nhi. Tuổi thơ ỉm lặng ra đòi năm 1986 được độc giả mến mộ nhiều hơn. Tác phẩm tạo bước ngoặt lớn làm thay đổi trong sự nghiệp sáng tác của ông, khiến Duy Khán đang từ một cây bút làm thơ chuyển sang văn xuôi; đang từ một người chạy theo các đề tài thời sự, Duy Khán trở về vói phần ký ức tuổi thơ. Truyện viết cho thiếu nhi của Duy Khán thể hiện tình yêu quê hương, sự cảm thông với những con người có số phận éo le, khốn khổ. Ở đó còn có những cảnh đời đi ra từ cuộc đấu tranh không ngừng, không nghỉ trong hành trình đi 1 tìm lẽ phải, đề cao sự dũng cảm, lòng nhân ái và đức hi sinh của mỗi con người. Mỗi câu chuyện gắn liền với một sự vật, hiện tượng, con người nhất định. Để từ đó nhà văn khắc họa làm hình tượng con người và bức tranh làng quê sinh động. Nơi ấy là quê hương của tác giả. 3. Tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm độc đáo, đáng yêu và giàu chất thơ. Chưa đầy hai ừăm trang sách nhưng Duy Khán đã để lại những tình cảm sâu sắc. Những câu chuyện ông viết như chắt ra từ máu thịt. Ông viết về núi Dạm quê ông, về bà, về chú, về bác, cô, dì và những người bạn thân từ tuổi ấu thơ. Tác giả như mê đi khi trở lại tuổi thơ một đi không trở lại, do vậy xúc động. 4. Đọc Tuổi thơ im lặng, độc giả nhỏ tuổi cảm nhận được những tình cảm gia đình ấm áp, tình yêu thương những con người làng quê lam lũ bình dị mà giàu lòng nhân hậu.. .Những điều tốt đẹp đó giúp các em biết yêu gia đình mình, yêu bè bạn, hình thành nhân cách hướng về cõi thiên lương. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hình tượng con người và làng quê trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lich sử vấn đề ■ Từ lâu, cái tên Duy Khán đã trở thành quen thuộc với bạn đọc ở mọi lứa tuổi khác nhau. Duy Khán là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học thiếu nhi Vệt Nam. Cho đến nay số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu, phê bình và các bài viết về truyện của ông khá nhiều.Truyện của ông đã trở thành đề tài nghiên cứu của giới khoa học. Ở khóa luận này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến những ý kiến liên quan tói tác phẩm Tuổi thơ ỉm lặng. Nhận xét về Tuổi thơ ỉm lặng của Duy Khán, nhà văn Nguyễn Khải nhận xét: “Cứỉ tài để trở thành con trẻ, giữ nguyên được cặp mắt trong veo của đứa trẻ không bị biển dạng, bị gãy khúc, bị vẩn đục bởi bao nhiêu tháng năm chằng 2 chất thì không ai dám ganh với Duy Khán ”. Và từ đó cho ta cảm nhận: “Thi thoảng con người ta rảnh rỗi mười lăm phút, nửa tiếng thả mình trở về với tuổi thơ, hình như trong lòng thấy dịu lại rất nhiều những ham muốn, những oán thù, những đau đớn. Cái kho báu tuổi thơ cũng là một phương thuốc rất hiệu nghiệm để điều chỉnh sự thái quá ở đời, chỉ hiểm nỗi chúng ta chưa ỷ thức được đầy đủ cái giá trị của nỏ để có tư cách lưu giữ nó, chăm sóc nó được xanh tươi mãi mãi. Tức là lại đánh mất nó thêm một lần nữa. Cái mất ấy là lớn lắm nhưng nhờ những trang thơ - văn xuôi về tuổi thơ của Duy Khán mà sự thua thiệt của mỗi người đã phần nào được đền bù” [4, tr.7]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong tiểu luận: “Kỷ niệm về một tàng văn hóa làng quê” nhận xét: ‘‘Tuổi thơ ỉm lặng là những mẩu truyện nhỏ về làng quê. Những mẩu chuyện, đúng hơn là những mẩu hồi tưởng của tuổi thơ. Ở đây tưởng chừng vặt vãnh, rời rạc, chẳng có cốt truyện gì, và khó còn có gì bình thường hơn thế được nhưng đã làm sổng dậy thế giới làng quê vô cùng thân thiết. Không chỉ riêng làng quê của riêng tác giả, mà còn là làng quê Việt Nam lâu đời. Đặc sắc của tập truyện không chỉ là tình yêu thiên nhiên nồng nàn, ở chất thơ thẩm đượm trong chữ, trong lời, mà chủ yểu tái hiện lại cái môi trường văn hóa làng quê đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ bé Việt Nam từ nghìn xưa... Tuổi thơ im lặng là đóng góp đáng kể vào tủ sách viết cho tuổi thơ” [10, tr.674]. Tác giả Bùi Công Minh cho rằng: ‘‘Với Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tôi chắc khó ngăn được nhiều độc giả thiên vị với anh, không nỡ chê trách anh ở chỗ này, chỗ nọ vì anh yêu quê hương say đắm quá, cái tình anh đổi với quê hương mặn nồng nhân hậu quá. Tình yêu ẩy có lúc làm cho anh cường điệu đôi chút, cái gì cũng độc đáo, cũng “khổng lồ ”. Nhưng không sao, người ta thấy yêu quê hương anh hơn và từ đó càng thêm yêu quê mình, cố nghĩ ra cách để nổi về quê hương mình như thể” [8, tr.15]. Nhà văn Triệu Bôn nhận xét: “Không những Duy Khán kêu gọi được lòng 3 trắc ẩn cho đồng loại, kêu gọi con người hãy trân trọng hơn nữa với quá khứ của mình, hãy độ lượng, thương yêu những người xung quanh mình, mà còn khắc họa được khá nhiều về một xã hội đen tối trước Cách mạng Tháng Tám và những bạn đọc nhỏ tuổi, cả với những người có ỷ định cầm bút viết văn mà ít từng trải sự đời, còn có thể xem đây là một mảng tư liệu, một mảng kiến thức về nông thôn ta cách đây hơn bổn mươi năm, khá bổ ích” [1, ừ.11]. Có nhiều nhà phê bình, nhà văn đã có cùng suy nghĩ như vậy, tác giả Trần Bảo Hưng viết về Tuổi thơ im lặng như sau: “Viới những tình cảm chân thành và một lối văn giàu chất tạo hình, những trang viết của Duy Khán đã tạo nên được sự đồng cảm, đồng điệu trong tâm hồn người đọc. Nỗi buồn trong văn anh thực thẩm thìa và nỉền vui cũng không phải dễ dãi...” [3, tr.9]. Hội nhà văn Việt Nam đã nhận xét: “..Duy Khán đã dùng một lổỉ văn chắt chiu, ngắn gọn, độc đáo (...) đọc văn Duy Khán, ta như được xổi những gầu nước của những cái giếng khơi, càng xổi càng thấy mát, mát từ ngoài da vào tận trong người theo dòng cảm xúc, ở nhiều chỗ, Duy Khán cũng tìm ra được cách diễn đạt gợi cảm, đúng và thích hợp với tâm lý tuổi thơ” [6, ư.24]. Trong Giáo trình Văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội - 2002), khi nói về quá trình hình thành và phát triển của Văn học trẻ em Việt nam thời kỳ từ 1986 đến nay. Nhà nghiên cứu đánh giá khái quát: “Khi chiến tranh đã đi qua, được sổng với riêng mình, ý thức về “cái tôi ” thức dậy, con người ta bỗng có cảm hứng tìm lại mình. Đó cũng là lúc Đảng kêu gọi đổi mới tư duy. Từ chỗ lẩy điểm nhìn của xã hội làm hệ quy chiểu, văn học chuyển sang cái nhìn đời tư, thế sự, lấy sổ phận con người để đánh giá hiện thực, và nhìn nhận lại quá khứ” [7, ừ. 15]. Chính trên cơ sở đó tác phẩm Tuổi thơ ỉm lặng ra đòi. Khóa luận của Trương Thanh Huyền (2012), với đề tài “Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ trong hồi ký Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán”, đã tìm hiểu về nghệ thuật hoán dụ trong những câu văn tiêu biểu được 4 thể hiện trong truyện một cách tinh tế. Nhờ phương thức hoán dụ này làm cho nội dung của câu chuyện được bộc lộ rõ hơn. Như vậy, tác phẩm Tuổi thơ ỉm lặng của Duy Khán đã được giới nghiên cứu, nghệ sĩ đánh giá cao ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Những ý kiến của giới nghiên cứu có tính gọi mở, khái quát. Vĩ thế, khóa luận của chúng tôi sẽ tìm hiểu toàn diện sâu sắc hơn những hình tượng con người và làng quê trong tác phẩm của Duy Khán. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài này giúp tác giả khóa luận hiểu rõ về số phận của mỗi con người và bức tranh làng quê của xứ sở Bắc Ninh. - Thông qua mỗi con người và làng quê, chúng ta rút ra được ý nghĩa giáo dục của truyện, để từ đó bồi dưỡng giáo dục nhân cách cho trẻ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những kiến thức lý luận về truyện, về tự truyện, hồi ký; về những phương diện khác liên quan tới đề tài - Khảo sát về hình tượng con người trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng và hình tượng làng quê trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng 5. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Phạm vi tư liệu Tác phẩm Tuổi thơ im lặng (NXB Kim Đồng), 2011 5.2. Phạm vi khoa học Hình tượng con người và làng quê trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống Tìm những truyện trong cùng một hệ thống tự truyện viết về hình tượng con người và làng quê, giúp chúng tôi có được sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện hơn về tác phẩm của Tuổi thơ im lặng - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học 5 Để thấy được giá trị nội dung của tác phẩm, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo thể loại truyện. Phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu về tác phẩm hơn để có sự đánh giá. - Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp này để có sự so sánh giữa các nhân vật trong truyện 7. Cấu trúc khóa luân Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khóa luận gồm 2 chương sau: Chương 1. Hình tượng con người trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng Chương 2. Hình tượng làng quê trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng 6 NỘI DUNG Chương 1 HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM TUÓI THƠ IM LẶNG 1.1. Tác giả Duy Khán và tác phẩm Tuổi thơ im lặng 1.1.1. Tác giả Duy khán Nhà văn Duy Khán có tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán. Ông sinh ngày 06 tháng 08 năm 1934, quê ở huyện Quế võ tỉnh Bắc Ninh. Duy Khán sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, học dở dang ở trong vùng tạm chiến, sau trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ông ở bộ binh sau về quân chủng phòng quân không quân. Duy Khán từng làm giáo viên văn hóa trong quân đội rồi chuyển sang làm phóng viên phát thanh quân đội, thường xuyên đi sát các đơn vị chiến đấu. Những tác phẩm của ông đã xuất bản: Trận mới (thơ, 1972), Tâm sự nguời đi (thơ, 1984), Tuổi thơ ỉm lặng (hồi ký, 1986). Năm 1987 ông được ữao tặng giải thưởng do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức cho tác phẩm Tuổi thơ ỉm lặng. Năm 2007 ông được trao giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật cho những đóng góp của ông đối vói nền văn học nước nhà. Tuổi thơ im lặng là cuốn hồi ký đầy xúc động và chân thực của nhà văn Duy Khán viết về những kỷ niệm tuổi thơ. Tác phẩm được xem là bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời cầm bút của tác giả, là bước đột biến ữong sự nghiệp sáng tác của ông. Tập hồi ký xuất hiện năm 1986 đã khiến cho Duy Khán “Đang từ một nguời làm thơ chuyển sang văn xuôi. Đang từ một nguời dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự. Duy Khán trở lại với cái phần ký ức tuổi thơ nằm sâu và trở nên bền chặt trong tâm tư” [9, tr.17]. 1.1.2. Tác phẩm Tuổi thơ im lặng 7 Hồi ký Tuổi thơ im lặng được sáng tác năml986, là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt ừong con đường sự nghiệp sáng tác của Duy Khán. Trong toàn bộ cuốn hồi ký, Duy Khán viết về đời sống riêng vói những ấn tượng, những nỗi niềm riêng nhà văn. Đó là những kỷ niệm gắn liền vói cảnh vật quê hương, xứ sở nơi cậu bé Khán sinh ra và lớn lên. Thiên tự truyện Tuổi thơ im lặng góp phần không nhỏ trong việc giúp độc giả thấy được tình yêu quê hương tha thiết của người cầm bút. Tác phẩm tái hiện cuộc sống làng quê xưa mà tác giả là nhân vật chính đã chứng kiến mọi biến động của gia đình, làng xóm mình trong một thòi gian khổ. Có thể nói, Tuổi thơ im lặng là tinh hoa một đời của nhà văn Duy Khán: “Cuốn sách mỏng chưa đầy hai trăm trang giấy nhưng có đến mấy chục mâu chuyện ngắn, có truyện chưa đầy một trang sách nhưng chuyện nào củng cảm động, cũng như chắt ra từ máu thịt của ông ” [3, tr.9]. Cái làng quê ấy hiện hữu bao tấm lòng đôn hậu, cũng giữ gìn bao tầng văn hóa bản địa; cũng có những kiếp người bất hạnh bị dòng đòi xô đẩy để rồi họ rơi vào cảnh tăm tối, nghèo đói nhấn chim trong oan ức tủi cực...Cũng ở Tuổi thơ im lặng những ánh sáng, hi vọng sẽ không bao giờ tắt khi con người vượt lên mọi thách thức để vươn tói ngày mai. Buồn thương, ấm áp, ân tình là những gì cuốn truyện của Duy Khán đem lại cho bạn đọc. Đúng như Duy Khán đã tâm sự, ông viết hồi kí này bởi sự thôi thúc của cảm xúc và kí ức tuổi thơ mãnh liệt để “Tặng quê hương”, “Tặng các con”, “Các bạn nhỏ”, và tặng “Những người đã từng sống nghèo khổ”. Tuổi thơ im lặng tập họp nhiều câu chuyện nhỏ trong một truyện dài. Theo dòng ký ức, Duy Khán đã đưa bạn đọc về một gia đình, một làng quê nghèo khổ của xứ sở Kinh Bắc. ở đó có một cậu bé đã ữải qua một thòi ấu thơ nghèo khổ để rồi lớn lên cùng năm tháng. Tuổi thơ im lặng còn đầy ắp những kỷ niệm 8 buồn thương, những niềm vui nho nhỏ của lũ trẻ thôn quê nghèo. Rồi có cả những con người làng quê lam lũ vất vả in hằn trên từng Oang sách. 1.2. Hình tượng con người trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng 1.2.1. Hình tượng những con người lam lũ nghèo khổ Cái chất phác, mộc mạc, giản dị, khiêm nhường của những con người nơi thôn dã là hình ảnh xuyên suốt tự truyện của Duy Khán. Con người nơi đây thấm đầy bùn đất song vẫn toát lên sức sống tiềm tàng, sự gắn bó máu thịt với làng quê. Tuổi thơ trong môi trường văn hóa làng quê có được tác giả nói tới ở thời kỳ sau cách mạng nhưng chủ yếu là trước cách mạng. Một không gian làng quê ừong cái cơ cực. Cuộc sống tuổi thơ gắn liền với gia đình làng xóm, chính tuổi thơ của tác giả là một điểm nhìn để tác giả thẩm thấu về quê hương, ở đó có những cái nghèo khổ nhưng không thiếu được cái đẹp, cái thô sơ có sức sống tiềm ẩn. Tuổi thơ ỉm lặng là một bức tranh dày đặc về số phận của những con người lam lũ nghèo khổ. số phận in dấu trên bàn chân bố, trên bàn chân anh Thả và in dấu trên đôi vai nhỏ bé của ngưòi mẹ, của người bà thân yêu. Rồi số phận của những con người từ nơi khác đến sinh sống ở làng quê này, nhưng những con người này vẫn tin tưởng, ước mơ và tự hào về cuộc sống. Hình ảnh những con người lam lũ nghèo khổ được hiện lên trong hồi ký của Duy Khán trước tiên phải kể đến những ngưòi ruột thịt ừong gia đình. Đó là hình ảnh người bà đã in sâu trong tâm hồn tác giả. Cuộc đời lam lũ cực nhọc của bà đổ xuống từ khi bất hạnh đến với gia đình đó là ông nội mất, bà mất đi chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống. Bà đang sống trong một gia đình khá giả: “Có ao sâu trâu nải. có ruộng cho cấy rẽ. có năm gian nhà ngói, vườn mít núc ních quả” [5, ữ.42], ấy thế mà giờ bà phải chịu nhiều khổ cực. Từ đó bà một thân một mình nuôi những đứa con khôn lớn “bốn người con giai được dựng vợ, hai người con gái được gả chồng. Con giai có học, có nghề... ” 9 [5, tr.42]. Bà còn cực khổ YÌ làm mẹ mà không nhờ cậy được con. Sau khi ông mất bà ở với chú Chà là con ưai của bà, nhưng rồi chú và vợ chú cũng bỏ bà mà ra đi. Chú thím mất để lại thằng Lĩnh cho bà. Thế là một thân bà thay các con nuôi đứa cháu côi cút của mình, cái nghèo, cái khổ in lên vai bà, bà đã gần bảy mươi tuổi mà vẫn phải còng lưng làm lụng những công việc vất vả để sống qua ngày: “bao mhỉêu cái nghèo đói, cái vất vả bà gánh chịu. Vai bà mỏng tanh...bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng...bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết về không ai hay. Bà tất bật khi đi giồng sắn ở trại, lúc rẫy ràng ràng, khi đi bắt cua bán, lúc cấy thuê. Bà như chiếc bóng giở về. ít khi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra.ít khi thấy bà đuôi co với ai. Dân làng bà bảo bà hiền như đất, nói cho đúng bà hiền như chiếc bóng” [5, tr.43]. Rồi nơi ở của bà cũng thật khổ cực: “nhà lợp ranh ba gian. Vách bằng bùn nhào với trẩu và rơm băm” [5, tr.42]. Ngôi nhà đó không có cửa, lối vào thông thống làm cho gió ùa vào khiến bà ớn lạnh. Ký ức tuổi thơ của tác giả được đan xen bởi nhiều hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh về những người thân yêu. Bên trên là hình ảnh người bà và còn hình ảnh người cha, người anh Thả nữa. Sự nhọc nhằn của cha ám ảnh cậu bé Khán bởi đôi bàn chân có dáng vẻ đặc biệt. Đôi bàn chân mà lúc nào cũng xám xịt và lỗ rỗ. Qua đôi bàn chân đó đã toát lên được số phận của con người. Đó cũng là đôi bàn chân điển hình cho người nông dân lam lũ xưa nay. Đôi chân đó xám xịt bởi lúc nào bố cũng phải xuống nước, xuống bùn để mò cua bắt cá từ sáng sớm đến tối mịt mới về vì cuộc sống của gia đình Khán. Đôi chân đó được Duy Khán tả rất chi tiết: “những ngón chân bổ khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nổi đẩy là bàn chân vất vả. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng bong da từng bãi, lại có 10 nốt lẩm tấm...Bổ đi chân đất. Bổ đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy bố ngày nào cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng, bổ tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây, ngọn cỏ. Khỉ bổ về cũng là đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm” [5, tr.55]. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn hằn sâu trên đôi chân tràn của người cha. Nó đã in sâu vào tâm hồn trẻ thơ của tác giả. Không thể không nói tới hình ảnh người mẹ. Duy Khán nhớ về mẹ như bao nhiêu người mẹ tần tảo thôn quê khác. Mẹ gánh cả “giang sơn nhà chồng ” trên đôi vai gầy yếu đó. Hình ảnh người mẹ với đôi vai gày, suốt cả cuộc đời “lặn lội thân cò nơi quãng vắng” để kiếm miếng ăn nuôi đàn con thơ. Đôi vai của mẹ trở lên chai xạm “giống như chiếc bánh dày màu sẫm, có lúc nứt ra ” bởi vì những công việc vất vả hàng ngày như gánh củi đi chợ bán, gánh thóc đi xay để bán, gánh đá thuê... không có công việc gì không đè lên đôi vai gầy gò, xương xẩu đó, có lẽ đôi vai ấy chẳng bao giờ lành: “Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết. Trên đôi vai ẩy ai để chiếc bánh dày vào, bánh dày màu sẫm, có lúc nứt ra...Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tẩm mà ăn, lẩy cám nuôi lợn. Nhưng chỉnh đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, nỏng manh ẩy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi” [5, tr.56]. Không có lời nào diễn tả hết nỗi vất vả và đau thương mà cha mẹ đã trải qua. Tác giả như nhạt nhòa nước mắt trong nỗi niềm xúc động vô cùng bởi những hi sinh mà bố mẹ dành cho con cái. Thường thì có mấy ai nhớ tới khi cuộc sống sung sướng, còn những nỗi buồn đau vất vả lại hằn sâu trong tâm trí suốt cuộc đời. Với Duy Khán cũng vậy, những tháng ngày ấu thơ bên cạnh cha mẹ, anh chị em là những tháng ngày nghèo khổ nhất song chan chứa tình yêu thương những tháng ngày hạnh phúc nhất của tuổi thơ ông. 11 Cuộc sống gia đình gắn bó ừong tình cha nghĩa mẹ, tình anh em thắm thiết keo sơn. Hình ảnh người anh trai được tác giả thể hiện với sự yêu thương mến phục. Cũng giống như hình ảnh người cha, tác giả miêu tả đôi bàn chân anh Thả cũng ám ảnh trong lòng bạn đọc: “Bàn chân đó xòe ra từng ngón, xương xẩu, mùa hanh nứt nẻ chằng chịt rớm máu ”. Nhưng đôi chân đó vẫn chạy như bay, vẫn làm hết mọi công việc để mưu sinh như đánh cá, gánh củi, gánh đá. Đôi bàn chân đó hết leo núi lại lội đồng. Với sự tôn kính, mến phục, với lòng biết ơn chân thành sâu sắc, Duy Khán đã gửi gắm vào những câu chữ xúc động: “Bàn chân anh Thả không giống bàn chân bổ, mà y hệt như bàn chân mẹ. Nó xòe ra từng ngón. Cứ nhìn dấu chân ở ngõ, ở bãi sắn tôi đoán được là bàn chân anh. Bàn chân anh rất mỏng, năm cái xương ở năm ngón nổi hẳn lên mu. Mùa hanh bàn chân anh nẻ chằng chịt, rớm máu, anh vẫn phớt lờ. Khỉ nào đau lẳm anh mới chịu trát gio vào, để khô, ra ao lẩy rơm vò nát rồi kì. vết nẻ liền vào được nửa ngày. Anh chạy như bay, hết đánh giậm lại bắt cá. Hết gánh đá lại gánh củi. Hết leo núi lại lội đồng. Ảnh đá chó dữ bằng đôi bàn chân ẩy. Chó chạy bạt vỉa ” [5, tr.57]. Chỉ qua miêu tả đôi bàn chân anh Thả, Duy Khán đã nói lên nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nơi thôn quê. Những con người lam lũ nghèo khổ không chỉ hiện lên ữong ký ức của tác giả là những người thân yêu trong gia đình mình mà còn hiện lên trong hình ảnh những con người ở xung quanh nơi Khán sống. Họ đều là những con người hiền lành tốt bụng phải gánh chịu những nỗi vất vả để tồn tại được trong cuộc đòi này. Đó là chú Ât làm nghề mõ trong làng. Chú Ât cũng chung cái nghèo khổ như bất cứ ai. Hình ảnh chú Ất hiện lên thật đáng thương với cái áo nâu vá, cái quần ngắn đến ngang bụng chân. Chính cái khổ, cái đói rách khiến chú Ât còn phải chịu bao tủi nhục về cuộc sống tinh thần. Vì làm nghề mõ chú bị thiên hạ xỉ vả, nhục mạ, quát tháo, sai khiến, hoạch họe. Cuộc đời chú nếm trải đủ nỗi đắng cay thường trực. Duy Khán kể về chú thật cảm thưomg khi chú bị xỉ nhục: 12 “Mẹ cha mày, chiếu giải lệch. Mả bổ mày,chặt thịt sao lại cứ để bẳn ra ngoài nong để chốc nữa mày nhặt, hở!. Mả mẹ mày, sao chậm thế? Nước chè tầu đâu? ” [5, tr.138]. Không những bị chửi, chú Ât còn bị làng xã đánh đập: “Mắt tôi nhìn thấy ông xã Tảng tát chủ một phát vào mặt, chủ lảo đảo, miệng im như hến, củi gằm mặt tiếp tục chặt thịt. Ba đầu ngón tay ỉn ở bên mả hốc hác răn reo” [5, tr.138]. Tuy nhiên, chú vẫn không thể kháng cự. Chú Ât đành nhẫn nhục cam chịu vì miếng cơm manh áo hàng ngày. Hàng xóm của nhà bé Khán còn có bao người cũng khổ cực. Đó là Bà Kép Hỉ một thân một mình làm lụng nuôi con, lại phải thuế má chồng chất vất vả. Những làng quê ở các nẻo đường còn có những kẻ ăn xin như ông Đãng La Miệt, ông Lập Đa cấu vì đói rách nên đã đi làm ăn mày; đó là bà cả Tuệ ở ữong chiếc lều tre, xung quanh là tường đất. Bà bán nước chè để sống. Rồi đến những con người tha phương càu thực, họ cầu mong có cái ăn, có một chỗ nương thân cho qua ngày đoạn tháng. Không chỉ những người có quê hương bản quán ở xứ sở Kinh Bắc của tác giả mà còn có những con người tứ xứ vô danh đó phiêu dạt đến cái làng quê khốn khó này. Mỗi người mỗi nghề, họ bươn chải để kiếm sống. Ví như bà Vinh, quê ở xa tít tận Thái Bình vùng biển. Bà làm nghề bán chè tươi nên người ta hay goi là bà chè. Cứ đến các phiên chợ là bà lại gánh chè sang chợ bán: “Bà gầy.Dáng đi liêu xiêu. Hai bàn chân của bà tòe ra như hai bàn chân v/í”[5, tr.169]. Tác giả đã miêu tả chi tiết dáng đi và đôi bàn chân của bà cũng đủ để cho người đọc cảm nhận được nỗi vất vả trong cuộc sống mà bà phải ưải qua. Dường như đối vói những con người thôn quê lam lũ, đôi bàn chân của họ thật đặc biệt, đó là bàn chân thô ráp và trần trụi. Có lẽ nó gánh những thân kiếp nhọc nhằn. Rồi đến hình ảnh ông Đống hiện lên trong bộ dạng đội cái nón đã bật hết vành, chỉ còn cái chỏm. Da ông màu bánh mật, tóc trắng, suốt mùa hè chỉ mặc chiếc quần áo cộc. Ông xin vào chăn dê cho nhà ông 13 Chánh để kiếm sống qua ngày. Hình ảnh bà Sứt hiện lên cũng không có gì khá hơn. Bà đến đây làm nghề bắt cua để sinh sống. Cái nghề đó cũng thật nguy hiểm có khi bị cua cặp chảy máu hoặc bị rắn cắn đe dọa tới tính mạng. Nhưng bà vẫn cứ làm, biết làm sao được khi cuộc sống cần có miếng cơm để sinh tồn. 1.2.2. Hình tượng những con người có số phận éo le Tuổi thơ im lặng của Duy Khán có biết bao nhiêu số phận buồn thảm có số phận éo le. Họ sống trong sự bất an, bấp bênh, cái chết luôn rình rập. Bao nhiêu người chết vì dịch tả trong tiếng chim lợn kêu; em Dị tốt bụng chết vì đói, ăn phải thịt trâu toi; thằng Khoèo một đời bị hắt hủi, ốm rồi lặng lẽ; con gái chú mõ thôn Triều đẹp như tiên bị quan bắt mất; chú Ất một đòi bị khinh bỉ; ông cả Kiến chuyên cày thuê cuốc mướn rồi chết im lìm; bà Kép Hỉ ngoa mồm đặt con tên là Nộ; cô Phan mặt trái xoan bị ép duyên; bé Gái con nuôi bị chết đói; chị Ngoãn tự tử ở sông Vân; những nấm mộ bên đường vói biết bao nhiêu số phận khác nhau. Có lẽ không có một loại nhân vật nào buồn thảm hơn những con người ấy. Họ sống không ra sống mà chết cũng hết sức im lìm, như cát bụi về với đất. Họ là sản phẩm của hoàn cảnh sống lạc hậu, nghèo khổ, là nạn nhân của xã hội tăm tối xưa kia. Cái đói, cái nghèo đã dẫn tới con người mắc bao nhiêu những căn bệnh nguy hiểm, những số phận trái ngang, ở làng bé Khán dịch bệnh tả đang hoành hành đã cướp đi tính mạng biết bao người. Chị Xuyên xỉnh đẹp là thế, chị ấy hay mặc chiếc áo nâu, đầu đội chiếc khăn mỏ quạ ấy thế mà giờ chị đã chết rồi vì bệnh tả. Rồi “chú Toàn tôi đã chết. Rồi chị Cún là con chú, chết theo ” [5, tr.l 13]. Thật là đau thương khi cả hai bố con cùng chết; gia đình chú Chà cũng thật bất hạnh khi cả hai vợ chồng đều chết, bỏ lại bé Lĩnh bơ vơ một mình ừên cõi đòi này. Những người thân yêu cứ rời xa Khán như thế. Không buồn thương làm sao được. Rồi đến cái chết cuả em Dị thật đáng thương. Dị là con bác Dương. Gia đình em Dị nghèo quá không có gạo mà ăn, kèm theo là hàng trăm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan