Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu

.PDF
51
254
61

Mô tả:

Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Đỗ Thu Hương. Tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong tổ ngôn ngữ và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận. Tôi xin trăn trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Hồng Tuyết Khoá luận tốt nghiệp 1 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự giúp đỡ của ThS. Đỗ Thu Hương. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Hồng Tuyết MUC LUC • Khoá luận tốt nghiệp • 2 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn Trang MỞ Đ Ầ U .................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề t à i ...................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu................................................................. 4 4. Nhiệm vụ................................................................................... 4 5. Phạm vi nghiên 5 cứu..................................................................... 6. Phương pháp 5 nghiên.................................................................... 7. 8. Bố cục........................................................................................ Đúng gúp của khoỏ luận.................................................... Nội dung.............................................................................. 5 Chương 1: Cơ sở lý luận............................................................ 6 1.1. Định nghĩa từ láy....................................................................... 6 1.2. Quy tắc hòa phối ngữ âm trong từ láy...................................... 7 1.2.1. Sự biến đổi về thanh điệu.......................................................... 7 1.2.2. Sự biến đổi về âm và vần........................................................... 8 1.3. Phân loại từ láy.......................................................................... 9 1.3.1. Từ láy đôi................................................................................... 9 a. Từ láy hoàn to à n .................................................................... 9 b. Từ láy bộ phận........................................................................... 10 b l. Từ láy âm................................................................................... 10 b2. Từ láy vần.................................................................................. 10 1.3.2. Từ láy ba.................................................................................... 10 Khoá luận tốt nghiệp 5 6 3 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn 1.3.3. Từ láy tư.................................................................................... 10 1.4. Đặc điểm ý nghĩa của từ lá y ...................................................... 11 1.4.1. Nghĩa tổng họp, khái quát........................................................ 11 1.4.2. Nghĩa sắc thái hóa....................................................................... 12 1.4.3. Nghĩa của các khuôn vần láy...................................................... 12 1.5. Sự vận dụng của từ láy trong đời ' ' học.................... sống và văn 1.6. Tiểu k ế t..................................................................................... 16 Chương 2 : Kết quả thống kê tư liệu....................................... 17 2.1. Kết quả thống kê tư liệu............................................................. 17 2.1.1. Kết quả thống kê theo từng tiểu loại từ láy............................... 17 2.1.2. Phân loại 14 từ 17 láy........................................................................... 2.1.3. Kết quả thống kê theo từng tập thơ........................................... 17 2.2. Nhận xét kết quả thống kê......................................................... 17 2.2.1. Nhận xét kết quả thống kê theo từng tiểu loại từ láy............... 18 2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo từng tập thơ............................ 18 2.3. Tiểu kết....................................................................................... 19 Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy 3.1. trong thơ Tố Hữu...................................................................... ^ Giá trị của từ láy trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng........... 20 3.1.1. Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung.......................................................................................... 3.1.2. Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi................................................................................................ 20 26 3.1.3. Trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, thơ Tố Hữu đậm chất 31 Khoá luận tốt nghiệp 4 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn tâm tình, ngọt ngào tha thiết....................................................... 3.2. Hiệu quả nghệ thuật củaviệc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu.............................................................................................. 3.2.1. Từ láy với việc tạo cấu trúc thơ lục 34 bát...................................... 3.2.2. Từ láy tham gia hiệp 38 vần............................................................. 3.2.3. Từ láy với việc tạo nhịp thơ........................................................ 39 3.3. Tiểu kết........................................................................................ 43 Kết luận................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM 46 KHẢO......................................................... Khoá luận tốt nghiệp 5 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tố Hữu là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu không chỉ là “bài hát” về những lẽ sống lớn, là “tiếng ca vui” của một thời đại vẻ vang anh hùng mà còn là niềm đau, là nỗi buồn thấm thìa trước những thương đau mất mát. Trong suốt vài thập kỉ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hình tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...đã có những đóng góp rất quan trọng về nhiều mặt khi tìm hiểu thơ Tố Hữu. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất đi đến một kết luận chung đó là: “Thơ Tổ Hữu là tiếng thơ của thời đại”. Trong công trình nghiên cứu “Thơ Tố Hữu”, tác giả Lê Đình Kỵ đã khẳng định: “Thơ Tố Hữu đã giữ được tính hiện đại ngay trong hình thức biểu hiện tưởng là cổ điển nhất”. Các tác giả trong cuốn Tố Hữu, về tác gia, tác phẩm cũng đưa ra nhận định : “ông không cố công đi tìm hình thức, gọt rũa kĩ xảo trong thơ nhưng rõ ràng ông có ý thức sâu sắc về sự kết hợp tính dân tộc và hiện đại, hiện đại ngay trên cái nền truyền thống dân tộc”. Điều này được biểu hiện rõ nét qua các từ láy trong thơ Tố Hữu. Láy là phương thức tạo từ đặc sắc. Nhờ việc tạo ra sự thay đổi trong cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp và số tiếng trong câu thơ, Tố Hữu đã thể hiện cảm xúc thơ một cách tinh tế, sâu sắc nhất. Điều đó cũng góp phần khẳng định phong cách thơ độc đáo của ông. Khoá luận tốt nghiệp 6 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn Yới một số lượng lớn các tác phẩm được chọn vào giảng dạy trong chương trình phổ thông, thơ Tố Hữu đã thực sự tạo được niềm yêu mến, sự đam mê bền chắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Tố Hữu chính là người đầu tiên kết hợp hài hòa tư tưởng cách mạng cao đẹp nhất, sáng rõ nhất của thời đại với hiện thực ngôn ngữ thơ, tiếng thơ Việt hiện đại và không ngừng đổi mới, làm phong phú cho nó. 1.2. Xuất phát từ sự yêu thích và đam mê của chính bản thân mình đối với thơ Tố Hữu và nhận thấy việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu còn có khoảng trống, chúng tôi lựa chọn và đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tổ H ữu” . Chọn đề tài này, chúng tôi một mặt khẳng định vị trí của Tố Hữu trong nền thơ ca dân tộc. Mặt khác cũng khẳng định tài năng ngôn ngữ bậc thầy của ông. 2. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu về từ láy đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Các công trình này tập trung nghiên cứu phương diện lí thuyết của từ láy. Bao gồm các nội dung như phương thức láy, ý nghĩa của từ láý... Có thể chỉ ra các hướng nghiên cứu chính về từ láy như sau. Hướng thứ nhất: Tập hợp và giải thích các từ láy tiếng Việt. Thuộc hướng này gồm có công trình sau: Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Công Đức (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB giáo dục, Hà Nội. Đó là công trình đầu tiên thu thập và giải thích hầu hết các từ láy được dùng trong tiếng Việt bao gồm các từ láy thường dùng, các từ láy có tính chất phương ngữ, khẩu ngữ và tất cả các từ láy mới xuất hiện gàn đây. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã xem láy là phương thức tạo từ đặc sắc của Khoá luận tốt nghiệp 7 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn tiếng Việt. “Đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình vị cơ sở theo những quy tắc nhất định. Từ láy là sự hoà phối ngữ âm giữa các yểu tố tương ứng của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng hoá. Vỉ thể, bên cạnh những đặc điểm vốn có như bao từ khác, còn có những đặc điểm rất riêng”. [2,6] Hướng thứ hai: Tìm hiểu về hiện tượng từ láy trong tiếng Việt. Tiêu biểu cho hướng này có công trình: Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở. Do đó, khi xem xét ý nghĩa của các từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó với hình vị cơ sở Trong công trình nghiên cứu khá công phu về hiện tượng tò láy trong tiếng Việt, Hoành Văn Hành coi láy là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa dạng. Láy là một cơ chế hoà phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”. Từ việc coi láy là một cơ chế, tác giả tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa của từ láy và sau đó rút ra hiệu quả nghệ thuật của từ láy. Hướng thứ 3: Tìm hiểu từ láy về phương diện màu sắc biểu cảm. Tiêu biểu cho hướng này có công trình sau: Các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà thì coi từ láy là một trong năm lớp từ giàu màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa trên sự đối lập với những từ đồng nghĩa hoặc tương đồng về ý nghĩa. Hướng thứ tư: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng của từ láy trong các tác phẩm văn học. Thuộc hướng này có một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ và các bài viết khác. Chẳng hạn: “Từ láy và giá trị của từ láy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du ”, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Nhu - K29H Văn, trong khoá luận này người viết đã tiến hành phân tích giá trị của từ láy trong việc miêu tả Khoá luận tốt nghiệp 8 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn thiên nhiên và xây dựng thế giới nhân vật, qua đó thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. “Giá trị sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu ”, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trương Thị Thu Thảo - K31A Văn, trong khoá kuận này, người viết đã xem xét bức tranh thiên nhiên cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình qua những gì mà từ láy biểu hiện, Xuân Diệu đã đưa người đọc tới một vườn thơ đầy hình ảnh. Người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, lãng mạn mà còn cảm nhận được cả nỗi lòng, tâm trạng của một thi sĩ yêu đời, một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Các bài viết trên các tạp chí cũng nhìn nhận từ láy trên nhiều góc độ, phương diện khác nhau, nhưng nhìn chung chưa mang tính quy mô và tầm cỡ. Tiếp tục hướng nghiên cứu trên, trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về từ láy của việc sử dụng tò láy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tổ Hữu". Chúng tôi hi vọng với đề tài này sẽ cung cấp cái nhìn mới về nghệ thuật thơ Tố Hữu cũng như phong cách thơ Tố Hữu. Đồng thời, đây cũng là tư liệu bổ ích cho những giờ giảng dạy thơ Tố Hữu. 3. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra cái hay, cái đẹp, nét đặc sắc tinh tế của việc sử dụng tò láy trong thơ Tố Hữu, từ đó khẳng định vị trí đặc biệt của từ láy trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc. 4. Nhiệm vụ - Nắm được cơ sở lý thuyết về từ láy: khái niệm, phân loại từ láy, ý nghĩa của từ láy. Khoá luận tốt nghiệp 9 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn - Thống kê những từ láy trong các tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu sau đó tiến hành phân loại. - Hiểu và chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong tác phẩm. 5. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy qua tập Việt Bắc và tập Từ ẩy của Tố Hữu. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học Thao tác tiến hành Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về từ láy Bước 2: Thu thập thống kê tư liệu Bước 3: Xử lý tư liệu Bước 4: Viết khoá luận - Phương pháp phân tích phong cách học 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm các chương, phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Kết quả thống kê phân loại Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu. 8. Đóng góp của khóa luận Khoá luận tốt nghiệp 10 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết về K32B Khoa Ngữ văn mặt lí luận: Khoá luận góp phần khẳng định giá trị tu từ của từ láy trong thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca nói chung. về mặt thực tiễn: Khoá luận đã cung cấp những ngữ liệu cần thiết cho việc giảng dạy các tác phẩm của Tố Hữu ở trường phổ thông. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Định nghĩa từ láy Từ láy là lớp từ có vị trí đặc biệt trong hệ thống cấu tạo từ tiếng Việt. Chính vì vậy, khi xem xét từ láy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa lại nhìn nhận từ láy ở những khía cạnh khác nhau. Từ điển từ láy tiếng Việt nhìn nhận từ láy từ phương diện màu sắc biểu cảm. Hoàng Tuệ coi “từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm” [6.9]. Nguyễn Thiện Giáp coi “từ láy là những cụm từ cổ định được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biển đổi về ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa cỏ sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả” [6,9]. Hoàng Văn Hành xem “Từ láy là từ được tạo bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi phổi của quy tắc đổi điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy" [6,9]. Diệp Quang Ban xem “từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hòa phổi ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa” [6,9]. Trong khóa luận này, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi chọn theo định nghĩa của giáo sư Đỗ Hữu Châu trong từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD [1,41]. “Từ láy là những từ được cẩu tạo theo phương thức láy, đó Khoá luận tốt nghiệp 11 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn là phương thức lặp đi lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biển đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tẳc thanh điệu biển đổi theo hai nhóm gồm nhóm thanh cao: thanh hỏi - sắc ngang và nhóm thanh thấp: huyền - ngã - nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa”. Yí dụ: leo lẻo, đìu hiu, lê thê.... 1.2. Quy tắc hòa phối ngữ âm trong từ láy Từ láy là những tò được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết. Tuy nhiên, láy không phải là sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn, mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi theo những quy tắc hòa phối ngữ âm thể hiện ở hai phương diện: thanh điệu và vần. 1.2.1. Sự biến đổi về thanh điệu Thanh điệu giữa hai tiếng trong tò láy biến đổi theo quy tắc: - Đối lập bằng - trắc: Thanh bằng gồm có thanh ngang và thanh huyền. Thanh trắc gồm: Thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng. - Đối lập âm vực - cao thấp theo quy luật cùng âm vực. Cụ thể: Nếu tiếng gốc là thanh trắc thì tiếng láy phải mang thanh bằng thuộc cùng âm vực. Ví dụ: tỉm —> tim tím, khét—>khen khét... Sự phối họp thanh điệu như trên hình thành quy tắc hài thanh. Ví dụ: nhẹ —*■nhè nhẹ, đỏ—* đo đỏ... Việc biến thanh như vậy tạo nên sự dễ đọc, dễ nghe, tức là tăng cường sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa. Vì vậy có hiện tượng song song tồn tại hai dạng: hơ h ớ / hớ hớ; vành vạnh /vạnh vạnh... Khoá luận tốt nghiệp 12 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn Ngoài những từ láy hoàn toàn mà thanh điệu biến đổi phù họp với quy tắc hài thanh nêu trên, còn một số từ láy có thể sắp xếp vào kiểu từ láy hoàn toàn có biến thanh nhưng sự biến thanh không theo quy tắc đã nêu. Đó là các từ: khít khịt, sát sạt, tuốt tuột... ở các từ láy này, cả hai dấu hiệu đối thanh bằng - trắc cùng âm vực lẫn sự đối lập cùng âm vực đều bị phá vỡ (thanh sắc đi với thanh nặng). - ĩ *_•>*__ ? 4^ • ? _ _ _ _ _ \ ^ __Ạ 1.2.2. Sự biên đôi vê âm và văn f ^ o__ . • Vần của hai âm tiết trong từ láy âm khác biệt nhau theo quy luật: luôn có sự luôn phiên giữa các nguyên âm khác dòng, cùng độ mở, các nguyên âm trầm luôn phiên với các nguyên âm bổng, ở cùng một âm lượng. Tất cả các nguyên âm luôn phiên cùng độ mở giữa thành tố gốc và thành tố láy tạo thành các khuôn vần. Ví dụ: [u-i]: mụ mị, rung rinh, đủng đỉnh... Ị~ ~ĩ Ả 1 Ả y\ Ả 1 Á 7 Á / ô-ê]: gô ghê, vô vê, hôn hên... Một số khuôn vần trong từ láy âm có khả năng sản sinh cao, tạo thành loạt từ có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng. Có thể tạo ra một số khuôn vần sau: Ví dụ: [ ấp]: bấp bênh, cập kênh, dập dềnh, khấp khểnh.... [ăn]: lăn tăn, cục cằn, nhọc nhằn, khỏe khoẳn.... Điều cần chú ý là ngoài một số quy tắc biến vần trong từ láy âm vừa nêu trên, còn rất nhiều từ láy âm hiện nay vẫn chưa xác định được các quy tắc biến đổi các thành phần khác nhau trong phần vần giữa hai âm tiết. Cũng như từ láy hoàn toàn, tò láy âm gồm cả những tò mà hai tiếng đều không có nghĩa (lung linh, tỉ toe, đủng đỉnh...) lẫn những từ trong đó một tiếng tự nó có nghĩa Khoá luận tốt nghiệp 13 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn và có khả năng hoạt động như một từ (có thể đứng ở vị trí thứ nhất hay thứ hai) kiểu như: cập kênh, nồng nàn, vui vẻ, thêm thẳt... Với từ láy vần , cả hai yếu tố trong từ láy phải giống nhau hoàn toàn ở phần vần và thanh điệu phải phù họp với luật “cùng âm vực”. Sự khác biệt về phụ âm đầu ở từ láy vần rất đa dạng. Tư liệu thống kê cho thấy ở các từ láy đã hình thành những cặp phụ âm đầu phối họp với nhau theo quy luật: Trong mỗi cặp, hai phụ âm đầu phải khác nhau về phương thức và bộ vị cấu âm. Đáng chú ý là có đến một nửa số từ láy kiểu này có phụ âm đầu -ỉ ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ: [ỉ-bj: lầu bầu, lẳp bắp, lõm bõm.... [ l-ch]: lã chã, lẫm chẫm.... [ l-m]: láng máng, lẩn mẩn, lề mề.... 1.3. Phân loại từ láy Có nhiều tiêu chí để phân loại từ láy: số bậc trong quá trình cấu tạo từ láy, mức độ trong quan hệ giữa các tiếng ở từ láy, ý nghĩa của từ láy...Trong khoá luận, chúng tôi chọn tiêu chí phân loại từ láy dựa vào số lần tác động của phương thức láy của Đỗ Hữu Châu. Từ tiêu chí này, chúng ta có: từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư. 1.3.1. Từ láy đôi Từ láy đôi là từ láy có hai âm tiết. Ví dụ: lanh chanh, lãm lãm, vùng vằng.... Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành phần tạo nên các thành tố do sự phối hợp ngữ âm mà có, từ láy đôi được phân loại thành từ láy hoàn toàn (hay còn gọi là từ láy toàn bộ) và từ láy bộ phận (có thể là từ láy âm hoặc từ láy vần). Khoá luận tốt nghiệp 14 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn a. Từ láy hoàn toàn Từ láy hoàn toàn là từ láy có toàn bộ âm tiết được giữ nguyên. Yí dụ 2: đùng đùng, chang chang, ào ào, oang oang.... Đặc trưng chung của từ láy hoàn toàn là trong cấu tạo của có,tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy. Nhưng sự lặp lại ấy thể hiện dưới hai hình thái khác nhau. Hình thái giữ nguyên dạng khuôn vần(có hoặc không chuyển đổi thanh): lăm - lăm lãm, chậm- chầm chậm...Hình thái biến dạng khuôn vần một cách đều đặn nhờ chuyển đổi chính âm hoặc phụ âm cuối theo những quy tắc nhất định: dặc —►dằng dặc, tủm —►tủm tìm... b. Từ láy bộ phận Từ láy bộ phận là từ láy được giữ lại bộ phận âm tiết. Căn cứ vào sự phối họp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ: từ láy âm và từ láy vần bl. Từ láy âm Từ láy âm là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại. Ví dụ: đù đờ, bỏm bẻm, ngo ngoe... b2. Từ láy vần Từ láy vần là những tò láy trong đó phần vần trùng lặp ở cả hai âm tiết, còn phụ âm đâu khác biệt nhau. Ví dụ: bả lả, lò dò, luẩn quẩn.... 1.3.2. Từ láy ba Từ láy ba là những từ láy có ba âm tiết Yí dụ: bã bà bà, sốt sồn sột, khỏe khỏe khoe.... Hiện nay, có hai ý kiến giải thích cơ chế cấu tạo của từ láy ba: - Láy ba là láy một lần Khoá luận tốt nghiệp 15 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn Yí dụ:con —> cỏn còn con - Láy ba là láy bậc hai của láy đôi Yí dụ:con —> cỏn con—> cỏn còn con 1.3.3. Từ láy tư Từ láy tư là những từ láy có bốn âm tiết Yí dụ: tấm tức tấm tưởi, lăng xăng lít xít... Cơ chế: Phương thức láy có thể tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để cho ta các từ láy có bốn âm tiết. Ví dụ: Phương thức láy 1 Phương thức láy 2 hấp —*■ hấp tấp hấp ta hẩp tẩp vội —> vội vàng vội vội vàng vàng Phương thức láy cũng có thể tác động một lần hai âm tiết cho các từ láy tư nhưng các từ láy tư này khác các từ láy tư nói trên ở chỗ nó chỉ chịu tác động láy có một lần. Ví dụ: Phương thức láy 2 hăm hở hăm hăm hở hở lúng liếng lúng ỉa lúng liếng 1.4. Đặc điểm ý nghĩa của từ láy Các từ láy tiếng Việt thường có các nghĩa sau: 1.4.1. Nghĩa tổng hợp, khái quát Các nghĩa này lại có hai dạng: Thứ nhất là nghĩa lặp đi lặp lại với cùng một trạng thái, hoạt động, tính chất. Đó là nghĩa của các từ láy hoàn toàn như: ngày ngày, nhà nhà...khi Khoá luận tốt nghiệp 16 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn giảng nghĩa các từ này, chúng ta có thể dùng công thức giảng nghĩa chung như sau: “nhiều....và... nào cũng thế” Ví dụ: “ngày ngày” có nghĩa là “nhiều ngày kế tiếp nhau và ngày nào cũng thế”. Thứ hai là nghĩa khái quát như các từ: mảy móc, mùa màng, da dẻ.... Ví dụ: Từ láy “mùa màng” so với mùa có phạm vi biểu vật rộng hơn. Từ láy “mùa màng” chỉ nghĩa chung các vụ mùa chứ không chỉ một vụ mùa nào cụ thể cả. Các từ láy có nghĩa tổng họp, khái quát thường có thêm sắc thái mỉa mai, chê bai, đánh giá thấp. Tất cả các từ láy có vần f-iêcj, [-ung] đều có nghĩa như vậy Ví dụ: trường triếc, bảo bung, người ngợm.... 1.4.2. Nghĩa sắc thái hóa Sắc thái hóa là làm thay đổi nghĩa của từ tố cơ sở bằng cách thêm cho nó những sắc thái khác nhau. Các sắc thái thêm vào có thể là: trạng thái hóa nghĩa là chuyển một tính chất, một vận động thành một trạng thái diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định: xịch —*■xục xịch, xa —*■xa xóỉ'...kéo dài, dàn trải tính chất, lặp đi lặp lại vận động trong một khoảng thời gian. Ví dụ: gật —►gật gù...hạn chế về phạm vi sự vật “Xâủ”áùng cho caí xấu về hình thức, còn “xấu xa "chủ yếu nói về cái xấu theo tiêu chuẩn đạo đức. Nghĩa sắc thái hóa có thể chỉ ấn tượng cảm tính: thính giác, xúc giác, vị giác, thị giác, khứu giác....vận động và các nghĩa đánh giá xấu, tốt, mạnh, yếu, nặng, nhẹ mà từ láy mang lại cho nghĩa của từ tố cơ sở. 1.4.3. Nghĩa của các khuôn vần láy Khoá luận tốt nghiệp 17 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn Nghĩa tổng hợp, khái quát, nghĩa sắc thái hóa là nghĩa chung của các từ láy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến nghĩa của các từ láy do các khuôn vần của từ tố láy biểu thị. Các từ láy hoàn toàn mà từ tố láy có thanh bằng đều biểu thị nghĩa giảm nhẹ. Yí dụ: khe khẽ, vãng vẳng, nhè nhẹ... Nếu từ tố láy ở trước có thanh trắc thì nghĩa của từ láy hoàn toàn lại là tăng cường: dửng dưng, cỏn con... - Khuôn vần [~iêcj của từ điệp âm biểu thị nghĩa: “các sự vật, hoạt động, tính chất cùng lọai với sự vật, hoạt động, tính chất do từ cơ sở biểu thị”: sách siểc, học hiểc.. .Nghĩa khái quát này đi kèm theo sắc thái khinh rẻ, coi thường đối với sự vật, tính chất... được từ láy đề cập tới. - Khuôn vần [-ấp] của các từ tố láy biểu thị vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng : phập phồng, nhấp nhô...hoặc biểu thị trạng thái lúc sáng lúc tối, lúc mờ lúc tỏ của sự vật hiện tượng: lấp lánh, bập bùng... - Khuôn vần [-UC] của các từ tố láy biểu thị vận động lặp đi lặp lại từng quãng theo chiều ngang: xục xịch, phục phịch... - Khuôn vần [-ung] của các từ tố láy biểu thị nghĩa khái quát như ý nghĩa do khuôn vần [-iêcj biểu thị nhưng sắc thái coi thường, khinh rẻ nhẹ hơn,- làm lụng, mịt mùng... - Khuôn vần [-ăn] của các từ tố láy điệp âm biểu thị nghĩa họp với mức độ mà người xem là chuẩn mực, không quá tốt, cũng không thiên về xấu: đầy đặn, nhũn nhặn, vuông vắn.... Tóm lại, láy là phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, gợi ra một bức tranh cụ thể về đặc tính cảm quan: thị giác, thính giác, xúc giác... và vận động kèm theo những ấn tượng về sự Khoá luận tốt nghiệp 18 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói, người viết trước sự vật hiện tượng. Cho nên từ láy là những công cụ tạo hình rất đắc lực cho nghệ thuật văn học, nhất là nghệ thuật thơ 1.5. Sự vận dụng của từ láy trong đời sống và văn học Như đã nói ở trên, từ láy là một phương tiện biểu đạt quan trọng ,chứa đựng nhiều giá trị biểu hiện, biểu cảm cao, chính vì thế, nó được sử dụng nhiều không chỉ trong văn học mà còn trong đời sống hằng ngày. Từ láy được xem là chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật. Yí dụ: Sáo kêu vi vút trên không Sáo kêu dìu dặt trong lòng hồng quân Sáo kêu réo rắt xa gần Sáo kêu giục giã bước chân quăn hồng [Tiếng sáo li quê] Trong đoạn thơ, để diễn tả tiếng sáo, Tố Hữu đã sử dụng rất nhiều từ láy: “ V/ vút”, “dìu dặt”, “réo rẳt”, “giục giã” khiến âm hưởng câu thơ trở nên rộn rã bởi âm thanh của tiếng sáo khi khoan, khi nhặt, khi thanh, khi trầm, khi bổng lên cao, khi hạ xuống thấp. Những từ láy này còn gợi không khí hành quân khẩn trương, gấp gáp và tinh thần mạnh mẽ hăng say của chiến sĩ hành quân. Hay ở trong bài “Mẹ Tơm”, Tố Hữu cũng đã sử dụng rất nhiều từ láy: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Khoá luận tốt nghiệp 19 Sv:Trần Thị Hồng Tuyết K32B Khoa Ngữ văn Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta, ngân nga tểng hát. [Mẹ TơmJ Việc sử dụng từ láy dã thực sự phát huy giá trị khi nó đã góp phần tạo nên không gian nhẹ nhàng, êm ả, thoải mái, nhưng quan trọng hơn nó còn thể hiện được tâm trạng của con người khi được đắm mình trong không gian đó.Tác giả đã rất tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, từ láy “xôn xao” vừa thể hiện được âm thanh của gió biển vừa diễn tả được lòng người, đó là sự xốn xang, hồi hộp khi được trở lại không gian xưa. Từ láy “đu đưa” vừa diễn tả nhịp sóng biển vừa diễn tả sự nhẹ nhàng êm ái của lòng người. Từ láy “ngân nga” tạo cảm giác về âm thanh của bản hòa tấu giữa sóng biển và gió biển vang động vào lòng người khiến lòng người như được mở ra hòa cùng âm vang đó. Như vậy các từ láy trong đoạn thơ này đã góp phần thể hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ khi trở về quê mẹ xưa, nơi mà tác giả đẫ từng có rất nhiều kỉ niệm. Sở dĩ như thế vì từ láy là lớp từ giàu giá trị biểu cảm. Các văn bản nghệ thuật bao giờ cũng rất cần những phương tiện ngôn ngữ như thế để xây dựng các hình tượng nghệ thuật độc đáo. Vì thế, trong các tác phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy. Trong sinh hoạt hằng ngày, nhân dân ta cũng sử dụng từ láý một cách rộng rãi. Từ láy có tác dụng làm tăng hình ảnh và tạo sự sinh động trong lời ăn, tiếng nói. Ví dụ: khi nói: “Cô ấy trông xanh xao quá” thì người nghe hình dung đó là nước da của người bệnh, kèm theo đó là lòng ái ngại hoặc thương xót. Người sử dụng tò láy không những cần phân bịêt nét nghĩa tinh vi của từ mà còn phải biết sắc thái biểu cảm của từ đó trong lời nói cụ thể. Khi dùng từ Khoá luận tốt nghiệp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất