Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa ở việt nam hiện nay

.PDF
81
442
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG VÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN PHƯƠNG LY MÃ SINH VIÊN : A17256 CHUYÊN NGÀNH : NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG VÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Ly Mã sinh viên : A17256 Chuyên ngành : NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên T.S Nguyễn Thị Thúy đã tạo điều kiện, trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế, trường Đại học Thăng Long đã giúp em có được những kiến thức nền tảng để đi xa hơn trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy đã dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu và nghiên cứu nhưng khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô chỉ dẫn và góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Phương Ly LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Phương Ly Thang Long University Library MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÀNG HÓA NỀN KINH TẾ 1.1 Tổng quan về vàng 1 1 1.1.1 Khái niệm về vàng 1 1.1.2 Chức năng của vàng 1 1.1.3 Phân loại vàng 6 1.2 Tổng quan thị trường vàng thế giới 7 1.2.1 Cung vàng thế giới 7 1.2.2 Cầu vàng thế giới 8 1.3 Tổng quan về vàng hóa 9 1.3.1 Khái niệm vàng hóa 9 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường mức độ vàng hóa nền kinh tế 10 1.3.3 Nguyên nhân của tình trạng vàng hóa 13 1.3.4 Những tác động của vàng hóa 15 1.4 Kinh nghiệm hạn chế vàng hóa của một số quốc gia trên thế giới 18 1.4.1 Vàng hóa ở Ấn Độ 18 1.4.2 Vàng hóa ở Trung Quốc 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 23 2.1 Khái quát nền kinh tế Việt Nam 23 2.2 Mức độ và các biểu hiện vàng hóa ở Việt Nam 25 2.2.1 Mức độ vàng hóa ở Việt Nam 25 2.2.2 Biểu hiện vàng hóa ở Việt Nam 35 2.3 Nguyên nhân gây ra tình trạng vàng hóa ở Việt Nam 41 2.4 Ảnh hưởng của tình trạng vàng hóa tới nền kinh tế Việt Nam 43 2.5 Thực trạng hạn chế vàng hóa ở Việt Nam 46 2.5.1 Thực trạng chính sách quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng miếng 2.5.2 Thực trạng chính sách quản lý vàng tài khoản 46 49 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG VÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 53 3.1 Định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vàng 53 3.1.1 Mục tiêu và định hướng đổi mới quản lý thị trường vàng trong giai đoạn 2013 - 2020 53 3.1.2 Xây dựng thị trường vàng minh bạch, ổn định và ngày càng hoàn thiện 54 3.1.3 Đảm bảo thị trường vàng ổn định và tránh tối đa tác động tiêu cực tới các chỉ số kinh tế vĩ mô 55 3.2 Điều kiện tiên quyết để chống vàng hóa 56 3.3 Giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa 56 3.3.1 Huy động lượng vàng trong dân cư 56 3.3.2 Đa dạng hóa các thị trường vàng 58 3.3.3 Hạn chế tình trạng buôn lậu vàng 60 3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước 63 3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 64 3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 64 3.4.2 Kiến nghị với các Bộ, ban ngành liên quan khác 66 3.4.3 Về việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhưng đảm bảo cụ thể, chặt chẽ trong hoạt động quản lý thị trường 66 3.4.4 Về công tác thanh tra, giám sát Thang Long University Library 67 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt NHNN NHTM TCTD VND USD Tên đầy đủ Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Tổ chức tín dụng Việt Nam đồng Đô la Mỹ DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH Bảng 2.1 Các chính sách quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng miếng (1999 - 2013) . 35 Bảng 2.2 Các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng sau Nghị định 24 .....47 Biểu đồ 1.1 Nhu cầu về vàng trên thế giới năm 2012 & 2013 ........................................2 Biểu đồ 1.2 Kết quả điều tra quyết định lựa chọn tài sản ...............................................3 Biểu đồ 1.3. Giá trị vàng nữ trang theo % GDP thế giới................................................5 Biểu đồ 1.4. Nguồn cung vàng thế giới (2003 - 2013) ....................................................8 Biểu đồ 1.5. Tổng nhu cầu vàng thế giới từ năm 2005 đến 2013. ...................................8 Biểu đồ 1.6. Nhu cầu tiêu thụ vàng miếng và đồng xu vàng trên thế giới ....................11 Biểu đồ 1.7 Tổng lượng vàng khối các ngân hàng trung ương mua, bán ròng (2004 - 2013)12 Biểu đồ 1.8 Mức độ vàng hóa trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam...................... 13 Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước và theo các khu vực kinh tế (2006 - 2013).23 Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam (2006 - 2013) .................24 Biểu đồ 2.3 Trữ lượng vàng xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 .....25 Biểu đồ 2.4 Thị phần kinh doanh vàng trên thị trường Việt Nam năm 2011 ................26 Biểu đồ 2.5 Biến động giá vàng trong nước so với thế giới giai đoạn từ 6/2007 đến 6/2010 .29 Biểu đồ 2.6 CPI, chỉ số giá vàng và giá USD của Việt Nam (2005 - 2013) .................30 Biểu đồ 2.7 Giá vàng Việt Nam và thế giới (2008 - Q2/2013) .....................................31 Biểu đồ 2.8 Biến động giá vàng trong nước và thế giới (1/2009 - 1/2013) ..................33 Biểu đồ 2.9 Diễn biến chỉ số giá vàng và đô la Mỹ (1/2009 - 2/2014) ......................... 34 Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ cho vay khách hàng bằng ngoại tệ và vàng trên tổng cho vay của ngân hàng ACB (2008 - 2012) ..................................................................................37 Biểu đồ 2.11 Huy động chứng chỉ tiền gửi bằng vàng của ngân hàng Á Châu (2009 - 2012)38 Biểu đồ 2.12 Giá vàng SCJ trong nước năm 2013 ....................................................... 39 Biểu đồ 2.13 Lỗ / lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng của Ngân hàng Á Châu (2009 - 2013) ................................................................................................ 40 Biểu đồ 2.14 Nhu cầu xuất, nhập khẩu vàng trong nước (2000 - 2012) ....................... 41 Biểu đồ 2.15 Cơ cấu nhu cầu vàng của Việt Nam và CPI, GDP ..................................42 Biểu đồ 2.16 Diễn biến 76 phiên đấu thầu vàng tại sở giao dịch NHNN .....................43 Hình 1.1. Đường cung, cầu vàng trên thị trường vàng ...................................................4 Thang Long University Library LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh chóng cũng như đổi mới không ngừng của nền kinh tế luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước được. Nhiều năm qua, thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc khủng hoảng lớn nhỏ về bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ hay sự chao đảo của cả nền tài chính, kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng là một phần của nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh đó, Việt Nam lại là một nước đang trên đà phát triển, nền kinh tế chưa thật sự vững chắc và đúng hướng nên bất cứ sự suy thoái nào của kinh tế thế giới cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy nguyên trọng hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế trong nước. Không khó để nhận thấy trong những cuộc suy thoái như thế, vàng đều nổi lên như một cứu cánh, một thứ tài sản đảm bảo cho niềm tin của người dân, các nhà đầu tư để chống lại những tác nhân xấu của cuộc khủng hoảng. Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt được yêu thích trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay. Vàng có rất nhiều công dụng và các chức năng khác nhau. Lợi ích của vàng đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận bởi vàng được công nhận, giao dịch, mua bán và đầu tư ở nhiều nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vàng không chỉ là một loại hàng hóa đặc biệt mà còn là một tài sản tài chính quan trọng và thị trường vàng trở thành một loại thị trường tài chính quan trọng. Như đã biết, tiền đồng của nước ta không phải là một đồng tiền mạnh, thường xuyên mất giá, nền kinh tế trong nước thường xuyên trải qua các thời kỳ lạm phát cao và các chính sách vĩ mô kém hiệu quả dẫn tới việc vàng trở thành mối quan tâm đối với không chỉ người dân Việt Nam mà còn cả các tổ chức tín dụng. Và hệ quả tất yếu xảy ra đó là Việt Nam rơi vào tình trạng vàng hóa, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới các hoạt động trong nền kinh tế, rối loạn thị trường vàng, ảnh hưởng tới tâm lý người dân. Nhận thức được tầm quan trọng và thiết yếu của vấn đề này, em đã chọn đề tài “Giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa ở Việt Nam hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa hiện nay với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, ban ngành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: thị trường vàng Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp, mô hình, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ,… kết hợp với các kiến thức đã học cùng với thông tin thu thập từ thực tế và các tài liệu tham khảo khác… 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về vàng hóa nền kinh tế Chương 2: Thực trạng vàng hóa tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa ở Việt Nam hiện nay Thang Long University Library CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÀNG HÓA NỀN KINH TẾ 1.1 Tổng quan về vàng 1.1.1 Khái niệm về vàng Vàng là nguyên tố hóa học có ký hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 97 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hóa trị 3 và 1), mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng. Vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axit cloroauric, cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. [42] Bảng 1.1 Các tính chất hóa lý quan trọng của vàng và các kim loại quý1 khác Nóng chảy (°C) Trọng lượng riêng Độ cứng Dát mỏng (kg/m2) Kéo dài (%) Gold 1.063 19,3 25 11,9 42 Silver Platinum Palladium 961 1.764 1.552 10,5 21,5 11,9 26 36 50 15 17 23 55 34 36 (Nguồn: www.vi.wikipedia.org/wiki/Vàng) 1.1.2 Chức năng của vàng Vàng là một trong những vật liệu linh hoạt nhất hành tinh. Trên thực tế, vàng và các hợp kim của nó thường phục vụ nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Ngoài ra, vàng còn được sử dụng trong một số lĩnh vực khác như y tế, thực phẩm, công nghiệp, điện tử,… 1.1.2.1 Chức năng trao đổi tiền tệ Từ xưa, vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện trao đổi tiền tệ. Bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng, hoặc thông qua các công cụ tiền giấy để quy đổi thành vàng (bản vị vàng) thì tổng giá trị tiền được phát hành sẽ tương ứng với một lượng vàng dự trữ. Có thể thấy rằng, vàng hoàn toàn đáp ứng được các tính chất của một đơn vị tiền tệ như: - Vàng là một loại hàng hóa được nhiều người ưa thích: Từ trước tới nay, vàng luôn đóng vai trò là một loại vật liệu quý khiến cho nhu cầu của xã hội về vàng ngày càng có xu hướng tăng. Dẫn tới việc vàng được chấp nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng trong trao đổi hàng hóa trên phạm vi rộng lớn. 1 Kim loại quý là các kim loại không bị ô xy hóa trong điều điện môi trường có độ ẩm cao. 1 Biểu đồ 1.1 Nhu cầu về vàng trên thế giới năm 2012 & 2013 Đơn vị tính: Tấn 2500 2000 2209 1833.5 1654.1 1289 1500 Năm 2012 1000 407 500 405 Năm 2013 0 Vàng trang sức Vàng miếng & đồng xu vàng Vàng trong công nghệ (Nguồn: LBMA, Thomson Reuters GFMS, World Gold Council) - Những đặc tính lý hóa của vàng rất thuận lợi trong việc thực hiện chức năng tiền tệ. Có thể thấy rằng, vàng hầu như không chịu ảnh hưởng hay tác động từ các nhân tố môi trường bên ngoài, hay các nhân tố cơ học nên hoàn toàn thuận tiện cho việc cất trữ và chuyên chở. Ngoài ra, vàng còn có thể chia nhỏ mà không bị ảnh hưởng tới chất lượng. - Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tương đối dài. Người ta nói rằng một ounce vàng mua được 350 ổ bánh mỳ trong thời đại của Nebuchadnezzar (Quốc vương Babylon, mất năm 562 trước Công Nguyên). Cũng một ounce vàng ấy vẫn có thể mua xấp xỉ 350 ổ bánh mỳ ngày nay. [17, tr.150] 1.1.2.2 Chức năng đầu tư Không chỉ trong quá khứ, mà ở hiện tại, người dân và cả các Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đều muốn đầu tư và tích trữ vàng như một xu hướng thay thế cho đồng đô la Mỹ. Trong một nghiên cứu với các tổ chức đầu tư Mỹ có tên gọi Vàng là một tài sản Chiến lược (Richard Michaud, Robert Michaud và Katharine Pulvermacher năm 2006), các tác giả kết luận: “Vàng có thể có ưu thế trong danh mục đầu tư đối với các loại tài sản như các thị trường đang nổi và đỉnh chóp nhỏ do giá trị của nó, với tư cách là một tài sản đầu tư đa dạng. Một chỉ định chiến lược đối với vàng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của danh mục đầu tư. Chúng tôi thấy một chỉ định nhỏ nhưng quan trọng là 1 đến 2% khi mức rủi ro thấy và 2-4% khi danh mục đầu tư ở mức cân bằng. Trong khi về mặt thống kê không quan trọng ở những mức rủi ro cao, vàng có thể đem lại ổn định tại các thị trường và nền kinh tế nghèo cho các tổ chức đầu tư chiến lược dài hạn”. [16, tr.146] 2 Thang Long University Library Biểu đồ 1.2 Kết quả điều tra quyết định lựa chọn tài sản Đơn vị tính: % 40 30 20 10 0 30.1 28.4 12 24.7 4.8 Nắm giữ Nắm giữ Gửi tiền Mua nhà/ Chứng vàng ngoại tệ Ngân đất khoán hàng (Nguồn: Dữ liệu được lấy từ cuộc khảo sát trên mạng “Ông/bà lựa chọn tài sản nào?” của VnExpress 10/5/2013 ) 1.1.2.3 Đồng hồ đo lạm phát Hầu như chưa có bất kỳ tài liệu chính thức nào khẳng định chắc chắn về khả năng đo xu hướng lạm phát của vàng. Tuy nhiên, có thể dựa vào khái niệm chung của lạm phát để nhận xét về vấn đề này. Lạm phát trong một nền kinh tế chính là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Và khi so với năm trước, cùng một số tiền như nhau nhưng chỉ mua được số lượng hàng hóa ít hơn thì người dân sẽ có xu hướng nắm giữ tài sản có giá hơn là nắm giữ tiền. Và trong số những tài sản có giá như các kim loại quý, bất động sản, các hàng hóa khác… thì vàng vẫn nổi lên như một thứ hàng hóa đặc biệt được người dân lựa chọn để nắm giữ bởi những ưu điểm như: vàng luôn có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị và khả năng thanh khoản trên thị trường. Có thể lý giải cho sự biến động của cung và cầu vàng khi lạm phát bằng phương trình: Pet+1 - Pt Re = = ge Pt Trong đó: - Re : thu nhập kỳ vọng - Pt : giá vàng ngày hôm nay - Pet+1 : giá vàng được kỳ vọng vào năm tới - ge: kỳ vọng lợi nhuận có được do vàng lên giá 3 Hình 1.1. Đường cung, cầu vàng trên thị trường vàng Giá vàng Gs 1 P 2 P1 Gd2 Gd1 Số lượng (Nguồn: F.S.Mishkin, 2010) Theo F.S.Mishkin (2010) lý giải cho cung, cầu vàng và biến động khi lạm phát: - Đường cầu vàng (Gd) với giả định các yếu tố khác không đổi, kỳ vọng năm tới giá vàng là Pet+1; mức giá kỳ vọng Pet+1 cao hơn giá Pt hôm nay, hay việc kỳ vọng sẽ có sự lên giá nhiều hơn của vàng trong năm tới, thu nhập dự tính (kỳ vọng) cao hơn sẽ dẫn tới lượng cầu về vàng nhiều hơn. Dẫn tới đường cầu vàng có chiều hướng dốc xuống, đường cầu vàng dịch chuyển từ Gd1 sang Gd2. Giá vàng có quan hệ cùng chiều với lạm phát kỳ vọng. Các yếu tố làm thay đổi đường Cầu vàng gồm: Tài sản; Thu nhập dự tính của vàng so với tài sản thay thế khác; Rủi ro của vàng so với tài sản thay thế khác; Mức độ thanh khoản của vàng so với tài sản thay thế khác. - Đường cung vàng (Gs): Giá vàng cao, nhà sản xuất sẽ sản xuất vàng nhiều hơn, lượng cung vàng nhiều hơn dẫn đến đường cung vàng có dáng điệu đi lên. Các yếu tố làm thay đổi đường cung vàng gồm: thay đổi công nghệ; hoặc tại mỗi mức giá nhất định, Chính phủ quyết định bán vàng đang nắm giữ. 1.1.2.4 Trang sức Trong số những kim loại quý được sử dụng để làm nữ trang thì không thể không nhắc tới vàng. Nhờ tính mềm của vàng nguyên chất nên nó thường được dùng để pha trộn với các kim loại khác để sử dụng trong ngành công nghiệp trang sức. Các đồ trang sức bằng vàng đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người và ngày càng được ưa thích đã giúp cho vàng ở vị trí một loại hàng hóa đặc biệt trong đời sống con người. 4 Thang Long University Library Biểu đồ 1.3. Giá trị vàng nữ trang theo % GDP thế giới Đơn vị: % (Nguồn: Gold Demand Trends, World Gold Council, www.gold.org) 1.1.2.5 Y tế Vàng có những công dụng đặc biệt và to lớn vào ngành y khoa của nhân loại. Việc tiêm vàng đã được chứng minh là giúp làm giảm đau và sưng do thấp khớp và lao. Ngoài ra, các hợp kim vàng còn được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng. Vàng keo (chất lỏng gồm các phân tử nano vàng) được sử dụng trong nghiên cứu y khoa, sinh học và khoa học vật liệu. Ngoài ra, vàng keo cũng là một hình thức vàng được sử dụng như sơn vàng trước khi nung của ngành gốm sứ. 1.1.2.6 Thực phẩm và đồ uống Từ xa xưa, giới quý tốc Châu Âu thời Trung cổ đã sử dụng vàng lá, bông hay bụi vàng như một thứ đồ trang trí cho thực phẩm và đồ uống để thể hiện sự giàu có của chủ nhà. Ngày nay, ở một số nước Châu Âu như Ba Lan hay Đức vẫn có một loại đồ uống thảo mộc truyền thống mang tên Goldwasser có chứa những bông vàng lá và được bán ra thị trường với giá khoảng 1000 Đô la Mỹ. Tuy nhiên, do vàng là kim loại trơ với mọi chất hóa học trong cơ thể nên vàng trong đồ uống hay thực phẩm sẽ không mang lại hương vị hay bất kỳ hiệu quả dinh dưỡng nào cho cơ thể, và cũng không ảnh hưởng có hại tới cơ thể con người. 1.1.2.7 Công nghiệp - Vàng được sử dụng vào việc gắn kết các thành phần vàng trang sức tùy theo độ phức tạp và điểm nóng chảy để tạo ra những sản phẩm trang sức bằng vàng tinh xảo nhất. - Vàng có thể được chế tạo thành sợi chỉ phục vụ cho việc thêu thùa. 5 - Trong chụp ảnh, các chất liệu màu bằng vàng được dùng để chuyển đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh thành màu xám và xanh, hay để tăng sự ổn định của chúng. - Vàng là một chất phản xạ tốt với bức xạ điện từ như hồng ngoại, sóng radio hay các ánh sáng nhìn thấy được nên vàng được dùng làm lớp phủ bảo vệ cho các vệ tinh nhân tạo, trong các tấm bảo vệ nhiệt hồng ngoại hay trong mũ của các nhà du hành vũ trụ. - Bằng cách sản xuất vàng mỏng ở mức gần như trong suốt, cửa sổ ở buồng lái máy bay sử dụng vàng để làm tan băng hay chống đóng băng bằng cách cho một dòng điện chạy qua đó. Nhiệt tạo ra bởi kháng trở của vàng đủ để khiến băng không thể hình thành. 1.1.2.8 Điện tử Vàng có tính dẫn điện rất cao và đã được dùng làm dây dẫn điện trong một số thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng. Vàng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện tử bởi một lớp phủ vàng mỏng sẽ đảm bảo độ kết nối điện tốt ở mọi dạng. 1.1.2.9 Hóa học Vàng là chất điện phân được dùng trong kỹ thuật mạ điện vàng lên các kim loại khác và kỹ thuật kết tủa điện. Vàng clo - rít và vàng oxít được dùng để chế tạo thủy tinh màu đỏ hay thủy tinh có giá trị cao. 1.1.3 Phân loại vàng Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì vàng được chia ra làm 2 loại: vàng tài chính là vàng được sử dụng như tài sản tài chính và vàng hàng hóa là vàng được nắm giữ, phục vụ cho mục đích sản xuất (trang sức, công nghệ), tồn kho hoặc cất giữ giá trị. Trong đó, vàng tài chính được IMF tiếp tục chia ra làm 2 nhóm: thứ nhất là vàng tiền tệ, là vàng được nắm giữ bởi các cơ quan quản lý tiền tệ như một phần của dự trữ chính thức của quốc gia và các tổ chức quốc tế như IMF hay Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS); nhóm thứ hai là vàng phi tiền tệ là vàng được nắm giữ bởi các tổ chức tài chính trung gian, các nhà kinh doanh vàng cho mục đích kinh doanh, đầu tư. [48] Vàng phi tiền tệ thường được sử dụng trong các sàn giao dịch vàng có quy mô trong nước hoặc thế giới, dưới hình thức các nghiệp vụ giao dịch vàng khác nhau như: - Nghiệp vụ giao dịch vàng giao ngay: là các giao dịch trong đó việc ký hợp đồng diễn ra vào ngày thực hiện giao dịch và việc giao nhận vàng, thanh toán được diễn ra vào 2 ngày sau ngày giao dịch. Có thể coi thị trường vàng giao ngay là thị trường vàng hiện vật. 6 Thang Long University Library - Nghiệp vụ giao dịch vàng kỳ hạn: là giao dịch trong đó việc ký kết hợp đồng và thỏa thuận giá cả sẽ diễn ra vào ngày giao dịch còn việc thanh toán và nhận hàng sẽ diễn ra vào một ngày trong tương lai. Giá cả, ngày giao nhận vàng, khối lượng mua bán đều được ấn định từ ngày giao dịch. - Nghiệp vụ giao dịch vàng tương lai: là giao dịch trong đó việc đồng ý mua (bán) một khối lượng vàng đã được tiêu chuẩn hóa vào thời điểm hiện tại và việc giao nhận vàng sẽ được xảy ra trong tương lai. - Nghiệp vụ giao dịch quyền chọn vàng: trong đó người mua quyền chọn có quyền chứ không phải nghĩa vụ mua hoặc bán một khối lượng vàng nhất định tại mức giá cố định đã thỏa thuận trước. Nghiệp vụ “Call option” (quyền chọn mua) thường được sử dụng hơn là “Put option” (quyền chọn bán). [9] 1.2 Tổng quan thị trường vàng thế giới 1.2.1 Cung vàng thế giới Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt trên thế giới, tuy nhiên, vàng vẫn chịu tác động của quy luật cung – cầu trên thị trường. Vàng có tính chất không bị ăn mòn và phân hủy nên lượng vàng hiện đang có trên mặt đất chính là kết quả của việc khai thác vàng từ quá khứ đến hiện tại. Nguồn cung vàng trên thế giới có thể đến từ hoạt động khai thác vàng (gold mining) của các nước có trữ lượng vàng lớn như Nam Phi, Nga, Mỹ, Canada, Brazil, Trung Quốc. Trong đó, sản lượng vàng tại các mỏ ở Nam Phi đang giảm dần sau một thời gian dài tăng cường khai thác, Canada lại nổi lên chiếm tới 20% nguồn cung trên thị trường (năm 2013) do có các hoạt động khai thác mới ở Detour Lake và Canadian Malartic. [12, pg.15] Các khu vực chính thức (official sector) bao gồm các ngân hàng trung ương, cơ quan chính phủ, các tổ chức siêu quốc gia như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng tái thiết quốc tế hay Ngân hàng trung ương Châu Âu,… cũng đã có thời gian đóng vai trò cung vàng ra thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2010, khu vực chính thức lại trở thành nơi có nhu cầu lớn về vàng để dự trữ. Nhất là các ngân hàng trung ương, trong giai đoạn 2010 – 2012, cầu về vàng tăng mạnh nhằm ổn định/ khôi phục kinh tế trong nước và lòng tin của người dân do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2010 mang lại. Ngoài ra, nguồn cung vàng còn có thể tìm thấy ở một lượng lớn vàng tái chế (scrap) hàng năm. 7 Biểu đồ 1.4. Nguồn cung vàng thế giới (2003 - 2013) Đơn vị: Tấn 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 939 834 841 1069 956 1217 1549 1641 1612 1591 1371 Vàng tái chế Vàng khai thác 2322 2037 2355 2063 2031 2060 2296 2600 2822 2824 2969 (Nguồn: Gold Demand Trends, World Gold Council, www.gold.org) 1.2.2 Cầu vàng thế giới Có thể phân chia nhu cầu vàng thế giới thành ba loại, đó là: cầu về vàng nữ trang, vàng công nghiệp và vàng đầu tư. Ở biểu đồ 1.5, ta có thể thấy được vàng nữ trang luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhu cầu về vàng trên thế giới do vàng là một trong những kim loại quý hiếm lại mềm dẻo, lấp lánh, linh hoạt, luôn được ưa thích trên thế giới để sử dụng làm nữ trang. Đứng thứ hai là vàng đầu tư đang có xu hướng tăng dần theo từng năm, đặc biệt là khoảng năm 2008 – 2011 (thời gian của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu) do vàng từ trước đến nay luôn được coi là một loại tài sản cất trữ giá trị tốt, chống lạm phát và luôn ổn định. Vàng công nghệ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nhu cầu vàng thế giới. Nhu cầu vàng trong công nghệ khá ổn định qua các năm (chỉ giảm nhẹ trong thời điểm 2008 – 2009 do kinh tế thế giới khủng hoảng nặng nề), năm 2010 và 2011 tăng trưởng trở lại nhờ có cuộc cách mạng điện tử về điện thoại thông minh và máy tính bảng bùng nổ và vàng là một trong những nguyên liệu để làm chất bán dẫn không thể thiếu. Biểu đồ 1.5. Tổng nhu cầu vàng thế giới từ năm 2005 đến 2013. 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2005 2006 2007 2008 2009 Trang sức Đầu tư 2010 2011 Công nghệ 2012 2013 (Nguồn: LBMA, Thomson Reuters GFMS, World Gold Council) 8 Thang Long University Library 1.3 Tổng quan về vàng hóa Thực tế đã cho thấy rằng, ở một số quốc gia, khi mà người dân dần mất đi lòng tin của họ vào đồng bản tệ thì thường xảy ra nhu cầu sử dụng đồng đô la hay vàng để làm phương tiện định giá, thanh toán, cất trữ… Trường hợp người dân sử dụng vàng để làm công cụ chống lại các tác động xấu của nền kinh tế như: tính thanh khoản của đồng bản tệ giảm, lợi ích nắm giữ đồng bản tệ giảm,… sẽ gây ra tình trạng vàng hóa nền kinh tế. 1.3.1 Khái niệm vàng hóa Quốc gia nào cũng có đồng tiền pháp định riêng để đảm bảo thực thi những chức năng tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng có một vài ngoại lệ, khi mà một đồng ngoại tệ (đồng đô la) hoặc một loại hàng hóa (vàng) trở nên phổ biến và có phạm vi giao dịch rộng lớn trên toàn thế giới. Chúng có thể dần dần được sử dụng song hành với đồng bản tệ quốc gia để cùng thực hiện các chức năng tiền tệ hoặc thậm chí để tích trữ dưới dạng tài sản. Do vàng và đồng đô la đều cùng có khả năng thay thế đồng bản tệ và tình trạng đô la hóa đã phổ biến ở nhiều nước, còn tình trạng vàng hóa nền kinh tế thực sự mới chỉ được biết tới trong vài năm trở lại đây và hiện vẫn chưa có một khái niệm khoa học cụ thể nào nên khái niệm vàng hóa sẽ được khóa luận trình bày theo khái niệm đô la hóa. Trước hết, khái niệm đô la hóa hóa nền kinh tế (dollarization) là hiện tượng một đồng tiền nước ngoài tồn tại trong lưu thông ở một quốc gia thay thế đồng nội thệ trên một, hai, hay toàn bộ chức năng tiền tệ. [46, pg.2] Còn theo giải thích của một số chuyên gia của IMF, đô la hóa nền kinh tế đó là tình trạng dân chúng (người dân cư trú) nắm giữ một tỷ lệ có ý nghĩa trong cơ cấu tài sản của họ dưới hình thức đồng đô la. IMF và đa số các nghiên cứu cho rằng một quốc gia có mức độ tiền gửi ngoại tệ từ 30% so với M2 (tổng phương tiện thanh toán hay ngặt nghèo hơn là trong tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng) thì được coi là quốc gia có mức độ đô la hóa trầm trọng. Từ những khái niệm trên về đô la hóa và dựa trên tình trạng thực tế ở Việt Nam hiện nay, khóa luận có thể đưa ra khái niệm vàng hóa là hiện tượng xảy ra khi vàng được sử dụng rộng rãi, thay thế một phần hoặc hoàn toàn bản tệ để thực hiện một số chức năng tiền tệ. Đối với những nền kinh tế bị vàng hóa, vàng được sử dụng rộng rãi trong việc niêm yết hàng hóa, dịch vụ, trong thanh toán và cất trữ. Sự thay thế một phần hoặc toàn bộ chức năng tiền tệ của đồng bản tệ được thể hiện dưới 2 dạng: 9 Thứ nhất, vàng đóng vai trò là tài sản cất trữ. Lúc này, người dân nắm giữ vàng với mục đích cất trữ giá trị nhằm hạn chế tác động của sự giảm sút giá trị của đồng bản tệ khi có tình trạng lạm phát. Thứ hai, vàng có vai trò thay thế tiền tệ. Đó là khi người dân nắm giữ vàng để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán và đơn vị đo lường. Điều này cũng xảy ra trong điều kiện lạm phát cao, khi đó, chi phí của việc sử dụng đồng bản tệ trong giao dịch trở nên đắt đỏ hơn, thúc đẩy người dân tìm kiếm một sự thay thế. 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường mức độ vàng hóa nền kinh tế Đối với vấn đề đô la hóa nền kinh tế đã có khá nhiều nghiên cứu và một vài chỉ số đo độ đô la hóa như tổng tiền gửi bằng ngoại tệ (FCD) so với tổng phương tiện thanh toán (M2), hay FCD so với tổng tiền gửi (đô la hóa tiền gửi), tín dụng bằng ngoại tệ so với tổng tín dụng (đô la hóa tiền vay)… Nhưng dường như chưa có chỉ số chính thức nào đo lường mức độ vàng hóa. Tuy nhiên, có thể tham chiếu các chỉ số về đô la hóa để có thể đánh giá mức độ vàng hóa qua việc xem xét các khả năng thay thế của vàng với đồng tiền pháp định trên các phương diện chức năng tiền tệ. Như vậy để đánh giá mức độ vàng hóa, ta có thể xem xét 3 yếu tố sau: - Chức năng tiền tệ của vàng trong các hoạt động kinh tế của xã hội: mức độ vàng hóa càng cao thể hiện vàng có khả năng càng cao trong việc thay thế đồng bản tệ trên các chức năng tiền tệ như: + Dùng vàng thay đồng bản tệ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Có không ít những cá nhân trong nền kinh tế sẵn sàng thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa có giá trị lớn (nhà, xe hơi, bất động sản,…) thông qua vàng. + Vàng được dùng phổ biến trong thước đo giá trị như “cây vàng”, “lượng/lạng vàng” ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,… Ngoài việc sử dụng hệ thống khối lượng troy2 để giao dịch quốc tế thì vàng tại một số quốc gia này lại có những đơn vị đo lường giá trị riêng. + Dùng vàng để cất trữ tài sản, bảo vệ tài sản khi giá cả biến động. Qua khảo sát của Standard Chartered (2013) thì phần lớn người dân Việt Nam giữ vàng miếng và trang sức bằng vàng tại nhà, chỉ một lượng nhỏ được gửi tại ngân hàng. Còn theo ước tính của Hiệp hội Vàng thế giới (WGC), tổng lượng vàng tích trữ tại Việt Nam hiện đạt khoảng 1000 tấn, tương đương 45% GDP. [45] 2 Hệ thống khối lượng troy: hệ thống trọng lượng của Anh dùng để cân vàng, bạc. 10 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất