Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp giá trị nội dung, nghệ thuật chuyện kể trên điện thoại (gia...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp giá trị nội dung, nghệ thuật chuyện kể trên điện thoại (gianni rodar) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh tiểu học

.PDF
63
151
102

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH GIÁ TRI NÔI DUNG, NGHÊ THUẢT CHUYỆN KẺ TRÊN ĐIỆN THOẠI (GIANNIRODARI) VÀ VAI TRÒ CỦA TÁC PHẨM VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học thiếu nhỉ Người hướng dẫn khoa học: ThS.GVC NGUYỄN NGỌC THI HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS - GVC Nguyễn Ngọc Thi. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để để tôi hoàn thành khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Tôi xin cam đoan đề tài “Giá trị nội dung, nghệ thuật Chuyên kể trên điện thoại (Gianni Rodari) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh tiểu học” là kết quả tôi trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của tác giả khác. Neu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Thị Bích MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................3 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................4 7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................4 NỘI DUNG........................................................................................................5 Chương 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CHUYỆN KẺ TRÊN ĐIỆN THOẠI ...........................................................................................5 1.1. Đôi nét về Gianni Rodari ...........................................................................5 1.2. So sánh truyện cô tích hiện đại và truyện cô tích hiện đại của Gianni Rodari .................................................................................................................6 1.3. Tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại .........................................................8 1.3.1. Nội dung..................................................................................................8 1.3.2. Nghệ thuật ...............................................................................................9 1.3.3. ...................................................................................................... Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Chuyện kể trên điện thoại .................. 12 Chương 2. CHUYỆN KẺ TRÊN ĐIỆN THOẠI VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC....................................................................................22 2.1. Chuyện kể trên điện thoại giúp học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh .......................................................................................................23 2.2. Chuyện kê trên điện thoại gọi lên ở học sinh ước mơ vê cuộc sông tôt đẹp 7 r r hơn 26 2.3. Chuyên kể trên điện thoại với việc giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học 31 2.3.1. Bài học về tình cảm.............................................................................. 31 2.3.2. Bài học về đạo đức ............................................................................... 34 2.3.3. Bài học về thể chất ............................................................................... 44 2.4. Chuyên kể trên điện thoại hình thành và phát triển ở học sinh những đức tính của người lao động mới ............................................................................ 47 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 54 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài ■ 1.1. Lí do khoa hoc Trong đòi sống con người, văn học từ lâu đã ừở thành một nhu cầu tính thần không thể thiếu. Dường như ở đâu có cuộc sống thì ở đó có thi ca. Và đúng như Gorki khẳng định, văn học từ ngàn năm trước đã không đơn giản là thỏa mãn nhu cầu giải trí. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người, văn học thực sự trở thành “cuốn sách giáo khoa của đòi sống”. Văn học có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng nhân cách và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm con người. Trong xu thế phát triển chung của văn học nghệ thuật dân tộc ở mỗi quốc gia, nền văn học thiếu nhi được hình thành và ngày càng phát triển. Mỗi nền văn học thiếu nhi mang sắc thái riêng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể, truyền thống văn học dân tộc chi phối. Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi xuất hiện từ rất lâu, những cuốn sách đàu tiên mang nặng nội dung giáo khoa và giáo huấn: đó là những sách học vần, sách bách khoa, sách dạy các quy tắc ứng xử trong xã hội. Dần dần khuynh hướng đề cao nghệ thuật trong sáng tác cho các em càng được chú ý. Đã có nhiều sáng tác cho các em trở thành những tác phẩm kinh điển của nền văn hóa nhân loại, ví dụ: Truyện cổ Anđécxen, Truyện kể của Pêrôn, Rôbinxơn Cruxô của Đêphô, Giulivơ du kí của Gi.Xuypt, Không gia đình của Hecto Malô,... [5,5]. Ở mỗi dân tộc, văn học cho các em có những nét đặc sắc riêng, tuy nhiên, những tác phẩm hay đều gặp nhau ở một điểm là hướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống. Trong số đó ta có thể kể đến Gianni Rodari - nhà văn của nền văn học Ý. Khi Gianni Rodari còn dạy học, ông quan niệm rằng giờ học là một thứ trò choi, trò chơi đầy bất ngờ và sáng tạo. Vì vậy ông đã làm mọi cách để học sinh được 1 vui vẻ trong bài giảng của mình mà không bị sao nhãng nội dung giáo dục. Thật vậy, chúng ta có thể chiêm ngưỡng “trò chơi” ấy qua những câu chuyện cổ tích hiện đại của ông. Những câu chuyện đó hết sức độc đáo, bất ngờ và đầy sáng tạo nhưng mang đậm tính giáo dục, Song truyện cổ tích của ông không chỉ dành riêng cho trẻ em, nhiều truyện còn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người lớn. 1.2. Lí do sư phạm Mỗi chúng ta lớn lên ai cũng từng trải qua lứa tuổi thiếu nhi và gắn với tuổi thơ ấy là những câu chuyện cổ tích, không chỉ là những câu chuyện cổ tích dân gian mà còn là những câu chuyện cổ tích hiện đại. Khi nói về những câu chuyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari ta không thể bỏ qua Chuyện kể trên điện thoại - một tác phẩm đầy năng lượng và sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm gồm 70 câu chuyện, những câu chuyện này do một người cha kể để dỗ ngủ cô con gái bé bỏng của mình khi ông vì công việc mà phải xa nhà. Chuyện kể trên điện thoại là tác phẩm của nhà văn Gianni Rodari và cho đến nay gàn như chưa có công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng về tác phẩm này, đặc biệt là nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật của cuốn sách cũng như vai trò của tác phầm đối với việc giáo dục nhận thức; thẩm mĩ; tình cảm, đạo đức và thể chất cho học sinh tiểu học. Vì những lí do trên cùng niềm yêu thích đối với tác phẩm tôi đã chọn đề tài: “Giá trị nội dung, nghệ thuật Chuyện kể trên điện thoại (Gianni Rodari) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh tiểu học” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học. Việc nghiên cứu đề tài góp phần giúp tôi nâng cao chất lượng cho việc giảng dạy môn Tiếng Việt - văn học và giáo dục học sinh tiểu học sau này. Các bài học rút ra từ những câu chuyện trong tác phẩm tạo cơ sở vững chắc cho công tác giáo dục trẻ nói chung, cho hoạt động phát triển tình cảm đạo đức lối sống của trẻ nói riêng. 2. Lích sử vấn đề ■ Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi chưa thấy công trình đi sâu nghiên 2 cứu truyện cổ tích của Gianni Rodari. Trong cuốn Gianni Rodari Truyện cổ tích hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 2000 lời đầu sách có tiêu đề “Cùng bạn đọc” chỉ giới thiệu đôi nét về tác giả và giói thiệu chung về tập sách. Trong Chuyện kể trên điện thoại, Nxb Kim Đồng, 2015 có “Lời Nhà xuất bản” cũng chỉ đề cập đôi nét về tác giả và tác phẩm trong phạm vi một trang sách. Tìm hiểu về truyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari tôi thấy có một bài khóa luận tốt nghiệp đại học về đề tài: “Truyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari trong việc giáo dục học sinh tiểu học”. Tuy nhiên thì những đánh giá về tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại còn rất ít. Đề tài: “Giá trị nội dung, nghệ thuật Chuyện kể trên điện thoại (Gianni Rodari) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh tiểu học” là một đề tài khá mới và chưa có tác giả nào nghiên cứu. Là độc giả yêu thích truyện của Gianni Rodari, đặc biệt là tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại và là sinh viên năm thứ tư khoa Giáo dục tiểu học, tôi mong muốn đóng góp thêm một số ý kiến để có thể nhận diện, đánh giá đúng vai trò, giá ừị của tác phẩm đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại đối vói học sinh tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua những câu chuyện kể trong tác phẩm để thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện đó. Từ đó đưa ra những bài học cần thiết đối với việc giáo dục học sinh tiểu học. 5. Đổi tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu 3 Khoá luận tập trung nghiên cứu những câu chuyện kể trong tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại (Gianni Rodari). 5.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận này tập trung tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật và vai trò, ý nghĩa của tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại (Gianni Rodari) với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. 5.3. Phạm vi khảo sát Khảo sát cuốn truyện Chuyện kể trên điện thoại - Gianni Rodari, Trần Thanh Quyết (dịch), Nxb Kim Đồng, 2015. 6. Phương pháp nghiền cứu Thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học - Phương pháp so sánh văn học - Phương pháp phân tích, tổng họp 7. Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm 3 phần: Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung Chương 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện kể trên điện thoại Chương 2: Chuyện kể trên điện thoại vói việc giáo dục học sinh tiểu học Phần III: Kết luận NỘI DUNG Chương 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CHUYỆN KẺ TRÊN ĐIỆN THOẠI 1.1. Đôi nét về Gianni Rodari Gianni Rodari sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 tại Piémont, một vùng 4 Tây Bắc nước Ý, mất ở Rome ngày 14 tháng 4 năm 1980. Ông là một nhà văn, nhà giáo dục, nhà báo và nhà thơ Ý. Ông trở thảnh nhà văn viết cho thiếu nhi rất tình cờ. Ngồi trên ghế nhà trường ông mong muốn trở thành nhạc công, rồi lại ao ước trở thành họa sĩ. Ông là một nhà sư phạm rất năng động, liên tục tổ chức những khóa học phong phú thông qua nhiều hình thức như hội thảo, sinh hoạt học đường, dạy qua sóng phát thanh và truyền hình, múa rối... Sau đó, ông thôi dạy học để viết báo và viết truyện ngắn, tiểu thuyết, đồng dao, các sách về sư phạm, tạp chí. Các tác phẩm của Gianni Rodari rất nổi tiếng ở Ý, được dịch ra hơn 50 thứ tiếng trên thế giói và mang về cho ông nhiều giải thưởng văn học thiếu nhi. Gianni Rodari từng được trao giải thưởng Hans Christian Andersen (được coi là giải thưởng Nobel Văn học dành cho thiếu nhi) vào năm 1970 mang lại danh tiếng cho ông như nhà văn hiện đại trẻ nhất tại Ý lúc bấy giờ. Ông được coi là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi vĩ đại nhất thế kỉ XX. Những tác phẩm của Gianni Rodari được dịch và xuất bản ra tiếng Việt như: - Cuộc phiêu lưu của chú Hành - Gelsomino ở xứ sở nói dối - Cuộc phiêu lưu của Mũi Tên Xanh - Giữa hời chiếc bánh ga tô - Chuyện kể ừên điện thoại Chuyện kể trên điện thoại là một tác phẩm được Gianni Rodari viết theo thể loại truyện cổ tích hiện đại. Với trí tưởng tượng giàu chất thơ, cây bút đầy năng lượng của ông đã khiến nhiều vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống như chiến tranh, hòa bình, di cư, thiếu công bằng, khát vọng bình đẳng tự do... bỗng trở nên thật dí dỏm, sinh động và tràn ngập tiếng cười. 5 1.2. So sánh truyện cồ tích hiện đại và truyện cồ tích hiện đại của Gianni Rodari Truyện cổ tích hiện đại là thể loại truyện thuộc sáng tác cá nhân, được lưu truyền bằng văn bản, tác phẩm có tác giả rõ ràng, văn bản là cố định và không có dị bản. Đây là loại truyện không chỉ dùng để kể mà chủ yếu là dùng để đọc nên bên cạnh những cốt truyện đơn giản còn có nhiều cốt truyện phức tạp, có trường hợp còn có hai, ba cốt truyện cổ tích dân gian khác nhau được tác giả ghép nối vào. Là nhà văn viết thể loại truyện cổ tích hiện đại, Gianni Rodari đã kế thừa và phát huy những đặc điểm của truyện cổ tích hiện đại nhưng ông có những sáng tạo của riêng mình, phù họp với tâm lí và nhận thức của học sinh tiểu học. - Nhân vật Trong truyện cổ tích hiện đại nói chung, nhân vật vừa có tính khái quát vừa có tính cá thể và được tập trung miêu tả tâm lí nhiều hơn. Còn trong truyện cổ tích của Gianni Rodari không tập trung miêu tả tâm lí nhân vật mà ông sáng tạo nhân vật có những nét hiện đại hơn, gàn gũi hơn vói trẻ em ngày nay như trong Viên kẹo giáo dục, Tăng thêm hai hay Con đường sô-cô-la hoặc là Hạ sổ 9 xuống. - Kết cấu Là thể loại truyện cổ tích do các nhà văn sáng tác, một số câu chuyện cổ tích vẫn tuân thủ kết cấu của truyện cổ tích dân gian như kiểu kết cấu trong truyện cổ tích thần kì gồm 3 phần: phàn đàu là nhân vật chính xuất hiện, phàn giữa là cuộc phiêu lưu của nhân vật chính, phàn kết là sự đổi đời hay là thay đổi số phận trong thế giói cổ tích. Một số câu chuyện thuộc kiểu kết cấu này như Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Cô bé Lọ Lem, Cuộc phiêu lưu của Tí Hon,... Còn truyện cổ tích của Gianni Rodari không có kết cấu nhất định, không tuân theo một mô típ nhất định. - Lối mở đầu câu chuyện 6 Truyện cổ tích hiện đại đa phần vẫn giữ được những nét chung của truyện cổ tích dân gian về lối mở đầu câu chuyện ngày xửa ngày xưa. Còn truyện cổ tích của Gianni Rodari đa phần có lối mở đầu câu chuyện một cách tự do, không theo mô típ nhất định nào, một số ít câu chuyện được mở đầu bằng “Ngày xưa” hoặc “Một lần”. - Lối kết thúc câu chuyện Truyện cổ tích hiện đại đa phần có lối kết thúc câu chuyện là người tốt được hưởng hạnh phúc còn kẻ xấu thì bị trừng trị thích đáng. Còn trong truyện cổ tích của Gianni Rodari lối kết thúc câu chuyện tự do, có những câu chuyện có kết thúc đóng mà trong đó có những cái kết có hậu cũng có những cái kết không có hậu và những câu chuyện có kết thúc mở để người đọc tự chiêm nghiệm và rút ra ý nghĩa. - Nghệ thuật kể chuyện Hầu như các câu chuyện cổ tích hiện đại được kể theo trình tự thời gian (một buổi tối, một buổi sáng đẹp tròi, vào một ngày đẹp trời,...). Như vậy, thời gian trong truyện cổ tích hiện đại là một tàn tích và còn lưu lại rõ rệt và chung thủy với gốc gác truyện cổ tích dân gian ở lối kể theo đường thẳng, truyện gì kể trước, truyện gì kể sau và đó cũng là đặc trưng để dễ nhớ và kể lại được của truyện cổ tích dân gian. Trật tự kể vẫn tuân theo thứ tự trước sau của thòi gian tự nhiên, như trong truyện cổ tích dân gian. Còn cách kể truyện trong truyện cổ tích của Gianni Rodari hết sức tự nhiên, không tuân theo công thức cứng nhắc nào cả. Đây cũng chính là nét sáng tạo trong cách kể chuyện của Gianni Rodari so với những truyện cổ tích trước đây. 1.3. Tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại 1.3.1. Nội dung Truyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari là niềm hạnh phúc của cảm giác yêu thương mà những người lớn chúng ta dành cho thiếu nhi. Tác phẩm 7 gồm 70 câu chuyện, những câu chuyện này do một ngưòi cha kể để dỗ ngủ cô con gái bé bỏng của mình khi ông vì công việc mà phải xa nhà. Ồng là một thương nhân xứ Varese tên là Bianchi, làm nghề bán thuốc. Cứ sáu trên bảy ngày trong tuần, ông đi khắp đất nước Ý để bán hàng. Chủ nhật ông trở về nhà và sáng thứ hai ông lại lên đường. Mỗi lần ông chuẩn bị đi, cô con gái bé nhỏ lại nhắc: “Ba nhớ nhé, mỗi tối một câu chuyện!”. Là vì cô bé không thể đi ngủ nếu không được nghe kể chuyện, mà tất cả những câu chuyện mà mẹ cô biết thì đều đã được kể đi kể lại đến ba lần rồi. Và vậy là, mỗi tối, dù đang ở đâu, cứ đúng 9 giờ, Bianchi lại gọi điện về nhà để kể cho cô con gái một câu chuyện. Cuốn sách này tập họp lại các câu chuyện ấy. Các bạn sẽ thấy là dường như truyện nào cũng hơi ngắn, rõ ràng là phải vậy, vì thương nhân Bianchi phải bỏ tiền túi ra để trả tiền điện thoại nên đâu có thể gọi quá lâu. Ngưòi ta kể rằng, mỗi khi ông Bianchi gọi về Varese, các cô điện thoại viên trực tổng đài đều tạm dừng tất cả các cuộc gọi khác để được nghe truyện của ông. [8,11] 70 câu chuyện là 70 đêm cô con gái bé bỏng của ông chờ đọi tiếng điện thoại reo để lắng nghe giọng nói của bố, hồi hộp với từng câu chuyện rồi hạnh phúc đi vào giấc ngủ. Chàng thợ săn đen đủi, Lâu đài kem, Người đếm tiếng hắt hơi, Con đường sô-cô-la, Akice Hay Ngã,... Tất cả những câu chuyện đều rất nhẹ nhàng, dí dỏm và tràn ngập tiếng cười. Chuyện kể trên điện thoại là một tác phẩm mang hơi thở hiện đại không chỉ bởi nội dung gàn gũi, nhẹ nhàng, bởi những câu chuyện ta vẫn gặp hàng ngày với chút kì ảo, lung linh như đi ra từ trí tưởng tượng của trẻ thơ mà còn bởi cách kể chuyện giản dị như thường thấy trong những mái ấm bên những chiếc giường trước giờ đi ngủ của các cô bé, cậu bé. 70 câu chuyện không chỉ dành riêng cho các cô bé như con gái của ông Bianchi mà còn dành cho cả các bậc cha mẹ. Đó là 70 chìa khóa mật mã mà nếu yêu trẻ chúng ta càng cần có để hiểu trẻ hơn. Truyện cổ tích của Gianni Rodari còn mang tính giáo dục sâu sắc. Với 8 Viên kẹo giáo dục chúng ta có thể thấy được ước mơ của ông - dạy học cho trẻ như là cho chúng được ăn kẹo bởi trẻ con nào chả muốn ăn kẹo. Chúng ta còn thấy được tương lai của thế giới qua truyện Từ Khóc. Đó là một thế giới hạnh phúc mà ở đó từ lâu loài người đã không còn dùng đến từ này. Gianni Rodari không chỉ viết truyện cổ tích dành riêng cho thiếu nhi mà những câu chuyện của ông còn có ý nghĩa triết lí sâu xa đối với người lớn. Đó là tư tưởng chống chiến tranh trong Cuộc chiến của những chiếc chuông. Hai khẩu đại bác được đúc ra nhằm phục vụ chiến tranh nhưng thật bất ngờ chúng lại gióng lên lời kêu gọi đoàn kết, đó cũng là mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại. Ông là một nhà sư phạm tuyệt vời, bởi trong mọi câu chuyện của ông “dấu vết của sự dạy dỗ” đều được xóa bỏ, chỉ thuần nhất một niềm vui, đúng như tác giả đã viết ở bìa cuốn sách: “Không chỉ đơn giản là chuyện kể, mỗi trang sách là một chút, một chút tình yêu và vòng tay ấm áp các bậc cha mẹ dành cho con”. 1.3.2. Nghệ thuật - Nhân vật Nhân vật trong Chuyện kể trên điện thoại của Gianni Rodari gồm 4 nhóm nhân vật chính: con người (có tên, không tên), con vật, vật vô tri, thần thánh. Trong đó nhóm nhân vật chính là con người chiếm số lượng đông nhất, có 41/70 câu chuyện, chiếm 58,57% tổng số truyện. Các nhân vật chính trong các câu chuyện phần lớn không có sự lặp lại, chỉ có một số ít câu chuyện có nhân vật lặp lại. Ví dụ: nhân vật Giovannino Lang Bạt trong Xứ sở không có gì nhọn, Xứ sở ngược đời, Xứ sở người bơ, Kẻ đi sờ mũi nhà vua hay nhân vật Alice Hay ngã trong Alỉce Hay ngã, Alice ngã xuống biển. Sau đó là nhóm nhân vật chính là vật vô tri có 21/70 câu chuyện, chiếm 30% tổng số truyện. Tiếp đến là nhóm nhân vật chính là con vật có 6/70 câu chuyện, chiếm 8,57% tổng số truyện. Cuối cùng là nhóm nhân vật chính là siêu nhiên chỉ có 2/70 câu chuyện, chiếm 2,86% tổng số truyện. (Xem phụ lục). Mỗi một câu chuyện không chỉ đơn thuần là một loại nhân vật mà là sự kết hợp của nhiều loại nhân vật khác nhau làm cho tình 9 tiết và mối quan hệ của các nhân vật thêm phong phú, phức tạp. Các nhân vật trong truyện không tuân thủ theo các mô típ của truyện cổ tích dân gian như ông Bụt, cô tiên, công chúa, hoàng tử,... mà nhân vật là những gì gàn gũi thường thấy trong cuộc sống hằng ngày của các em. - Xung đột Những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại không có những xung đột rõ ràng, mọi chuyện diễn ra hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên, đó là những câu chuyện dí dỏm, hài hước nhưng đều mang tính giáo dục sâu sắc phù hợp với tâm lí trẻ em. - Cẩu trúc Những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại không có cấu trúc nhất định, không tuân thủ một mô típ nào cả. Lối mởi đầu câu chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên, không phải truyện nào cũng theo khuôn mẫu “Ngày xửa, ngày xưa” như trong truyện cổ tích dân gian. Trong Chuyện kể trên điện thoại có 3 lối mở đầu câu chuyện: mở đầu tự do, mở đầu bằng từ “Ngày xưa”, mở đầu bằng từ “Một lần”. Qua thống kê, tôi thu được 50/70 truyện có lối mở đầu tự do, chiếm 71,43% tổng số truyện. Sau đó có 12/70 truyện có lối mở đàu bằng từ “Ngày xưa” chiếm 17,14% tổng số truyện. Cuối cùng có 8/70 truyện có lối mở đầu bằng từ “Một lần” chiếm 11,43% tổng số truyện. (Xem phụ lục). Như vậy, lối mở đầu câu chuyện không hoàn toàn khác khuôn mẫu cũ mà vẫn có nét giống lối mở đàu của các câu chuyện kể dân gian. Kiểu kết thúc câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại cũng góp phần làm tăng giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Có 2 kiểu kết thúc truyện là kết thúc đóng (có hậu, không có hậu) và kết thúc mở. Qua thống kê, tôi thu được 34/70 truyện là kết thúc đóng, chiếm 48,57% tổng số truyện, trong đó có 9/34 truyện có kết thúc không có hậu chiếm 26,47%, có 25/34 truyện có kết thúc có hậu chiếm 73,53% tổng số truyện là kết thúc đóng và 36/70 truyện là kết thúc mở, 10 chiếm 51,43% tổng số truyện. (Xem phụ lục). Như vậy, kiểu kết thúc truyện trong truyện của Gianni Rodari giống với chuyện kể dân gian ở lối kết có hậu, người tốt được hưởng hạnh phúc và kẻ xấu thì bị trừng trị. Điều này phù hợp vói tâm lí của các em và tạo cho các em có niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. - Thực tại và hư cẩu Những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại kể và tả lại những hình ảnh của thiên nhiên, của đời sống, những thứ mà trẻ vẫn thường tiếp xúc hàng ngày thậm chí là rất gàn gũi với trẻ. Hư cấu trong truyện không mang tính chất kì ảo mà hư cấu thường được xây dựng dựa trên sự tưởng tượng phong phú của tác giả như lâu đài kem, cái đu quay, chú chuột, bông vi-ô-lét hay con đường sô-cô-la. Những hình ảnh tưởng tượng hư cấu ấy gắn liền với những sự vật gần gũi với học sinh tiểu học. - Ngôn ngữ Gianni Rodari sử dụng ngôn ngữ kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn và rất dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Ông sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong hầu hết các câu chuyện của mình. Qua thống kê tôi thu được 42/70 câu chuyện có sử dụng ngôn ngữ đối thoại chiếm 60% tổng số truyện. Có 24/70 câu chuyện sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong đó có cả độc thoại và độc thoại nội tâm, chiếm 34,29% tổng số truyện. Một số câu chuyện chỉ đơn thuần là lời kể của tác giả mà không có lời nói của nhân vật, có 9/70 câu chuyện kiểu này chiếm 12,86% tổng số truyện. Ngoài ra, trong tổng số truyện có 8/70 câu chuyện có sử dụng cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại chiếm 11,43%. Việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại góp phần làm câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. 1.3.3. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Chuyện kể trên điện thoại 1.3.3.1. Đặc sắc về nội dung - Nội dung mang tính giáo dục thiết thực Nội dung của các câu chuyện đều hết sức nhẹ nhàng, gần gũi, đó là 11 những gì quen thuộc với các em trong cuộc sống hằng ngày. Ở mỗi câu chuyện của mình, Gianni Rodari không trực tiếp dùng lời nói khô khan để giáo huấn các em mà truyện của ông đa phàn dựa trên thực tại cuộc sống hoặc hoàn toàn tưởng tượng ra, chỉ có một số ít câu chuyện mượn cốt truyện dân gian để kể lại theo lối kể hiện đại. Qua thống kê, tôi thu được 34/70 câu chuyện được kể ở hiện tại chiếm 48,57% tổng số truyện, ở các câu chuyện này con người, sự vật trong truyện diễn ra xung quanh, gàn gũi và quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của các em. Có những câu chuyện hoàn toàn là sự tưởng tượng của tác giả, có 31/70 câu chuyện kiểu này, chiếm 44,29% tổng số truyện, những câu chuyện ấy đưa các em đến với một thế giới đầy mói lạ, được thỏa thích phiêu lưu và khám phá, ngạc nhiên trước những bí mật của cuộc sống. Lối kể chuyện không theo khuôn mẫu cũ nhưng không hoàn toàn khác mà một số ít câu chuyện được tác giả mượn cốt truyện dân gian để kể lại theo lối kể hiện đại, có 5/70 câu chuyện kiểu này chiếm 7,14% tổng số truyện. Như vậy, bên cạnh việc giúp các em được sống đứng vói lứa tuổi của mình, những câu chuyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari còn là một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiêm đối với các em. Đằng sau mỗi câu chuyện đó là một bài học giáo dục ý nhị dành cho các em mà ở đó dấu vết của sự dạy dỗ dường như đều được xóa bỏ. - Chuyện kể trên điện thoại phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học Đặc sắc về nội dung của những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại là phù họp với tâm lí học sinh tiểu học. Với học sinh tiểu học được vui chơi, đùa nghịch hồn nhiên, vui vẻ là niềm hạnh phúc của các em. Còn gì tuyệt vời hơn khi trong Lâu đài kem trẻ em được thoải mái nếm thử các loại kem với đủ hương vị khác nhau. Đặc biệt đó không phải là những que kem bình thường mà là cả một lâu đài hoàn toàn được làm bằng kem, nóc lâu đài là kem tươi đánh bông lên, khói bay lên từ các ống khói là kẹo bông, còn ống khói thì được làm bằng mứt. Tất cả những thứ khác đều là kem: cửa bằng kem, đồ đạc trong lâu đài cũng bằng kem... 12 Trong Cơn mưa nổi tiếng ở Piombino những viên kẹo dẻo ngập trời rơi xuống to như những hạt mưa đá, không phải là màu trắng mà là những màu sắc khác nhau: xanh lá cây, hồng, tím, xanh tím than. Những em bé reo lên sung sướng vì đó là cơn mưa kẹo dẻo, thế là mọi người đổ ra đường và nhét đày kẹo vào túi. Ấy thế mà vẫn không nhặt kịp hết, vì mưa kẹo rơi xuống rất dầy. Cơn mưa kéo dài không lâu nhưng đã khiến cho các con đường đều được phủ một tấm thảm kẹo thơm tho, chúng phát ra tiếng sột soạt dưới mỗi bước chân. Học sinh tan trường về vẫn còn nhặt được đầy cả cặp sách. Các bà già cũng thủ được vài bọc bằng tấm khăn bịt đàu. Thật là một ngày tuyệt vòi với tất cả mọi người. Hiểu được tâm lí của trẻ thơ, Gianni Rodari đã sáng tạo ra những câu chuyện mà ở đó dấu vết của sự dạy dỗ được xóa bỏ, chỉ thuần nhất một niềm vui, những gì nặng về lí trí, suy tư không phải là đối tượng thích hợp với các em mà thay vào đó là những gì gần gũi, quen thuộc và phù hợp vói tâm lí của các em. Vói Viên kẹo giáo dục các em được đến với một hành tinh mà ở đó không hề có sách vở, khoa học được bán và tiêu thụ trong các chai. Môn lịch sử là một thứ dung dịch màu đỏ, giống như món si-rô lựu với đá bào, môn địa lí thì có màu xanh bạc hà, ngữ pháp là thứ nước không màu, có vị của nước khoáng. Trẻ em nào mà chẳng thích ăn kẹo thế nhưng lũ trẻ ở hành tinh này vẫn nhõng nhẽo như thường và tất nhiên cũng có những cô cậu học trò rất thông minh và chăm chỉ, thậm chí là tham ăn. Và cứ như vậy, mỗi sáng, tùy theo lứa tuổi, trẻ em ở đó sẽ phải uống một cốc lịch sử, vài thìa đại số với hương dâu, lựu, dứa, sơ-ri,... Những câu chuyện của Gianni Rodari thật sáng tạo, giàu trí tưởng tượng và hài hước, dí dỏm, vì vậy mà nó đi vào tâm hồn trẻ thơ rất tự nhiên. Trong Con đường sô-cô-la, ba anh em nhà nọ thật may mắn và hạnh phúc khi phát hiện ra một con đường phẳng lì như nhung và nâu sậm một màu, đó là một con đường được làm hoàn toàn từ sô-cô-la. Và đương nhiên rồi, trẻ con nào chẳng thích ăn sô-cô-la, thế là ba anh em đánh chén sạch con đường đó cho đến khi trời tối sập xuống. Quên cả đường về nhà vì mải mê với con đường sô-cô-la, ba 13 anh em tiếp tục gặp may khi có một bác nông dân đi làm đồng về với cái xe kéo, bác đã đưa ba anh em về đến tận nhà. Lúc xuống khỏi xe, ba anh em bỗng nhận ra cả chiếc xe được làm bằng bánh bích quy. Chẳng cần phải nhiều lời, cả ba lại lao vào đánh chén sạch sẽ, chẳng để lại lấy cái bánh xe hay cái càng xe nào. Thật là một ngày tuyệt vời với ba anh em nhà nọ và không biết đến bao giờ mới lại có những cậu bé may mắn như thế. Hay Cậu bé Tonino vổ hình kể về một cậu bé tên là Tonino. Tonino đến lớp mà chưa học bài cũ, cậu rất lo lắng, chỉ sợ bị thầy gọi lên bảng và cậu ta tự nhủ giá mà mình biến thành vô hình nhỉ. Thế mà điều ước của cậu ta lại thành sự thật. Cậu trở nên vô hình, mọi ngưòi xung quanh cậu, bạn bè, thày cô của cậu đều không nhìn thấy cậu. Cậu đứng dậy đi đi lại lại khắp nơi ừong lớp, đùa nghịch và trêu chọc các bạn đủ kiểu vì mọi người đâu có nhìn thấy cậu nữa đâu. Chán ở trong lớp học, Tonino đi ra ngoài, cậu quậy phá khắp nơi ừên đường phố cho đến khi mệt mỏi và hơi chán nản thì cậu đành về nhà. Thế nhưng khi về đến nhà thì ngay cả bố mẹ của Tonino cũng không nhìn thấy cậu dù cậu có gào lên nhưng chả có ai nghe thấy cậu nói. Thế là Tonino bật khóc và than thở “Ôi mình thật không muốn làm người vô hình nữa. Mình muốn ba nhìn thấy mình, muốn mẹ mắng mỏ mình, muốn thầy giáo kiểm tra bài mình! Mình muốn chơi với các bạn! Làm người vô hình thật tệ, sống cô đơn thật chán!”. Thật kì lạ, sau khi than thở Tonino đã không còn là người vô hình nữa và cậu lại trở về với cuộc sống thường ngày. Đó là món quà đặc biệt dành cho Tonino bỏi cậu đã biết mọi người xung quanh quan trọng với cậu như thế nào. Câu chuyện rất phù họp với tâm lí của học sinh bởi các em luôn muốn được tự do chạy nhảy vui chơi. Thế nhưng câu chuyện cũng cho các em một bài học về sự cô đơn rằng nếu ta chơi một mình, sống một mình mà chẳng ai nhìn thấy thì thật là tệ, cuộc sống sẽ không còn thú vị và hạnh phúc nữa. - Chuyện kể trên điện thoại phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo cho học sinh tiểu học 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất