Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu dây mướp đắng ...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu dây mướp đắng rừng (m. charantia l.)

.PDF
58
1
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC -----š›&š›----- PHẠM THUÝ ANH BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU DÂY MƯỚP ĐẮNG RỪNG (MOMORDICA CHARANTIA L. ) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội- 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC -----š›&š›----- Người thực hiện: PHẠM THUÝ ANH BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU DÂY MƯỚP ĐẮNG RỪNG (MOMORDICA CHARANTIA L. ) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khoá : QH.2017.Y Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Hà Nội- 2022 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Hải Yến - bộ môn Hoá dược và Kiểm nghiệm thuốc, trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, em đã nhận được những điều kiện, sự giúp đỡ và động viên tốt nhất có thể. Sự hiểu biết về chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy của cô là tiền đề giúp em học hỏi và đạt được những thành tựu, kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận, em nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên của bộ môn Hoá dược và Kiểm nghiệm thuốc, các phòng, ban chức năng của trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những giúp đỡ đó. Sau cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người thân trong gia đình, những người đã luôn kịp thời động viên, giúp đỡ, chia sẻ với em mọi khó khăn trong cuộc sống và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khoá luận. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Phạm Thuý Anh DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT STT Kí hiệu, viết tắt Ý nghĩa 1 AgNPs Hạt nano bạc (silver nanoparticles) 2 BSG 3 MAP30 4 MC.AgNPs 5 ppm 10-6 (parts per million) 6 STG Stigmasterol glucoside β-sitosterol glucoside Momordica chống HIV protein 30 kD (Momordica anti-HIV protein of 30 kD) Chiết xuất lá M. charantia L. chế tạo hạt nano bạc (M. charantia L. silver nanoparticles) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Thành phần của lá, quả và hạt M. charatia L. 10 Bảng 1.2 Thành phần khoáng chất của lá M. charatia L. 13 Bảng 1.3 Hàm lượng vitamin của lá khô M. charantia L. 13 Bảng 1.4 Phân tích định lượng lá M. charantia L. 14 Bảng 3.1 Độ ẩm dược liệu dây M. charatia L. 32 Bảng 3.2 Kết quả phản ứng định tính 33 Bảng 3.3 Độ hấp thụ của dãy dung dịch chuẩn charantin. 40 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Các loài Momordica có tại Việt Nam. 3 Hình 1.2 Bản đồ phân bố các loài Momordica trên thế giới 4 Hình 1.3 Bản đồ phân bố chi Momordica tại Việt Nam 5 Hình 1.4 Hình ảnh thân, lá, hoa, quả của M. charatia L. 9 Hình 1.5 Cấu trúc của các saponin có trong M. charatia L. 11 Hình 1.6 Cấu trúc của charantin trong mướp M. charatia L. 12 Hình 1.7 Cấu trúc của các hợp chất polyphenolic 14 Hình 1.8 Cơ chế chống đái tháo đường của M. charatia L. 16 Hình 3.1 Hình ảnh dược liệu và bột M. charatia L. 29 Hình 3.2 Đặc điểm vi phẫu lá M. charatia L. 30 Hình 3.3 Đặc điểm vi phẫu thân dược liệu M. charatia L. 31 Hình 3.4 Hình ảnh vi phẫu bột dược liệu M. charantia L. 32 Hình 3.5 Đường chuẩn của dung dịch chất chuẩn charantin 40 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ............................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về chi Momordica ............................................................................. 3 1.1.1. Đặc điểm thực vật ....................................................................................... 3 1.1.2. Phân bố ........................................................................................................ 4 1.1.3. Đặc điểm sinh thái ...................................................................................... 5 1.1.4. Thành phần hoá học ................................................................................... 6 1.1.5. Tác dụng sinh học ....................................................................................... 6 1.2. Tổng quan về mướp đắng rừng Momordica charantia L................................. 8 1.2.1. Vị trí phân loại ............................................................................................ 8 1.2.2. Đặc điểm thực vật ....................................................................................... 9 1.2.3. Phân bố ...................................................................................................... 10 1.2.4. Thành phần hoá học ................................................................................. 10 1.2.5. Tác dụng sinh học ..................................................................................... 15 1.2.6. Bộ phận dùng ............................................................................................ 20 1.1.1. Dạng bào chế ............................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 22 2.1. Nguyên liệu, hoá chất và máy móc, thiết bị .................................................... 22 2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................ 22 2.1.2. Dung môi, hoá chất ................................................................................... 22 2.1.3. Dụng cụ ...................................................................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22 2.2.1. Mô tả .......................................................................................................... 22 2.2.2. Vi phẫu ...................................................................................................... 22 2.2.3. Soi bột ........................................................................................................ 23 2.2.4. Độ ẩm ......................................................................................................... 23 2.2.5. Định tính ..................................................................................................... 24 2.2.6. Định lượng charantin trong dược liệu ...................................................... 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................................ 29 3.1. Mô tả .................................................................................................................. 29 3.2. Đặc điểm vi phẫu .............................................................................................. 29 4.1. Đặc điểm bột dược liệu ..................................................................................... 31 4.2. Độ ẩm ................................................................................................................. 32 4.3. Định tính............................................................................................................ 32 4.4. Định lượng......................................................................................................... 39 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................ 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................................. 43 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc y học cổ truyền Việt Nam đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ hàng nghìn năm nay. Xã hội ngày một văn minh, con người ngày càng phát triển khoa học công nghệ, các phương thuốc tây y cũng từ đó mà đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các phương thuốc đến từ thực vật vẫn đóng một vai trò quan trọng và phần nào chiếm ưu thế khi là một trong những lựa chọn đầu tay của con người để tạo ra những sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Việt Nam được tự nhiên ưu ái khi có hệ thống sinh thái phong phú, đa dạng về các chủng loại cũng như dược liệu bao gồm hơn 12 nghìn loài thực vật, trong đó có gần 4 nghìn loài được dùng làm thuốc và được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới. Những điều trên đã kích thích các nhà khoa học tìm tòi và nghiên cứu các thực vật có tiềm năng làm thuốc [3]. Trên thế giới chi Momordica gồm 47 loài, phân bố chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi. Các loài thuộc chi Momordica được sử dụng phổ biến tại các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…[11, 12, 17, 19]. Nhờ khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường xấu và chống chịu được một số loại sâu bệnh. Chúng được người dân địa phương sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm rau ăn giúp bổ sung chất cho cơ thể và chữa một số bệnh như đái tháo đường, hạ sốt, kháng viêm, kháng virus, tẩy giun sán…[12, 19]. Cũng chính nhờ ứng dụng rộng rãi và hiệu quả mà chi mang lại, ngày càng có nhiều nghiên cứu về chúng nhằm đưa ra những tiềm năng và ứng dụng của chi này trong ngành y dược. Mướp đắng rừng (Momordica charantia L.) được trồng ở nhiều khu vực như châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Cây cũng được xem là loài rau phổ biến ở Việt Nam. Các thành phần hoá học của cây bao gồm: steroid, charantin, momordicosides (G, F1, F2, I, K, L), acyl glucosyl sterol, linolenoyl glucopyranosyl elenosterol, amin acid, acid béo và các hợp chất phenol [11, 26, 30]. Ngoài việc dược sử dụng như một loài rau quả trong ẩm thực Việt, các bộ phận của cây đều được sử dụng trong nhiều mục đích như làm trà, dược phẩm nhằm chống đái tháo đường, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hoá…[13, 1 18, 28, 30]. Nổi bật nhất trong đó là tác dụng chống đái tháo đường từ hoạt chất charantin- hỗn hợp stigmasterol glucoside (STG) và β-sitosterol glucoside (BSG). Tuy nhiên, các phương pháp điều trị cũng như ứng dụng chống lại bệnh tật của cây được sử dụng chủ yếu qua kinh nghiệm dân gian. Có rất ít báo cáo về chiết xuất và phân lập charantin từ quả Momordica charatia L. (M. charantia L.) và chỉ có một trong số các phương pháp đó có thể tách được STG và BSG. Các phương pháp HPLC được sử dụng để xác định charantin từ M. charatia L., nhưng những phương pháp này chưa được xác thực [11]. Vì vậy, để góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho dược liệu trong việc nhận biết loài, xác định các thành phần hoá học và định lượng hợp chất chính mang lại tác dụng chống đái tháo đường của cây, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu dây mướp đắng rừng (M. charantia L.)” với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật loài Momordica charantia L. thu hái tại Đắk lắk. 2. Nghiên cứu thành phần hóa học mẫu nghiên cứu. 3. Xác định hàm lượng charantin- hoạt chất chính mang lại tác dụng chống đái tháo đường có trong dược liệu. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Momordica 1.1.1. Đặc điểm thực vật Tên chi Momordica được bắt nguồn từ tiếng Latinh là “mordeo”. Sở dĩ chi được đặt tên như vậy vì mép hạt của các loài thuộc chi này có hình dạng rãnh lởm chởm. Chi Momordica thuộc họ Cucurrbitaceae, giới Plantae và có nguồn gốc từ cổ sinh vật. Các nhà thực vật học đã tìm ra hơn 150 loài Momordica nhưng chưa đưa ra sự rõ ràng và nhất trí về việc phân loại cụ thể của chi. Schafer (2005) coi chi Momordica bao gồm 47 loài, trong đó gồm 8 loài thuộc khu vực châu Á, tất cả đều đơn tính và 39 loài thuộc khu vực châu Phi, trong đó có 20 loài đơn tính. Đã có 10 loài được báo cáo ở Đông Nam Á, nằm ở Malaysia và Ấn Độ với các loài phổ biến như M. balsamina L., M. charatia L., M. subangulata Blume, M. cochinchinesis L. (Hình 1.1). Các loài này cũng có tên bản ngữ thay đổi tuỳ theo từng địa phương [11, 19]. Hình 1.1. Các loài Momordica xuất hiện tại Việt Nam. (A) M. charatia L., (B) M. cochinchinensis L. Chi Momordica là một chi sống bò hoặc leo nhờ tua cuốn, lá đơn, mọc cánh, không có lá kèm. Hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, đều mẫu 5, cánh hoa phủ trắng, kem hoặc màu vàng. Đài gồm 5 lá đài, có khi dính nhau, tràng có hoa 5 cánh hoa, thường dính nhau, nhị 5, rời hoặc dính. Bộ nhuỵ gồm 3 lá noãn dính thành bầu hạ rất đặc trưng bởi có quả mọng đặc biệt. Quả hình trứng hoặc thuôn dài, nhiều thịt, trên thân có gai mềm, có mụn cóc hoặc các nút sần và gờ, không đều. Hạt giống nhiều, được bao bọc trong lớp vỏ màu đỏ cam, nhỏ hoặc lớn, dẹt hoặc gồ ghề trên mặt. Nhóm đơn tính cùng gốc của loài 3 Momordica có 2n = 22, nhóm lưỡng tính có 2n = 8, ở M. balsamina L. có n =11. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra số lượng nhiễm sắc thể đa bội 2n = 56 được quan sát thấy ở M. subangulata L. và 2n = 28 được quan sát thấy trong M. sahyadrica L. [11, 12]. 1.1.2. Phân bố Các loài Momordica được trồng chủ yếu ở Ấn độ, Việt Nam, Sri Lanka, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Châu Phi nhiệt đới, Nam Mĩ và vùng Ca- ri- bê. Chúng đã được sử dụng trong các hệ thống y tế bản địa ở các nước khác nhau như Châu Á và đặc biệt là Châu Phi khi tất cả các loài Momordica đang được trồng trong tự nhiên và/ hoặc các hình thức trồng trọt canh tác. M. charatia L. và M. cochinchinensis L. được phân bố rộng rãi trên khắp Việt Nam nhờ khí hậu thuận lợi và ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực. Các loài này còn được trồng như một loại rau cung cấp thực phẩm và sấy khô làm trà. Các loài hoang dã cung cấp nguồn tài nguyên tuyệt vời để nhân giống cây trồng với mong muốn tạo ra các đặc điểm như có thể ăn được, không đắng, khả năng chịu đựng các áp lực từ điều kiện tự nhiên( hạn hán, khô cằn thiếu dinh dưỡng từ đất,…) và khả năng chống lại một số loài côn trùng gây hại. Bầu đắng cũng được trồng nhiều ở các khu vực ấm trên thế giới, trong khi các loài trà bầu được trồng với quy mô nhỏ ở Bangladesh và phía Đông và Bắc của Ấn Độ [11, 12, 17, 19]. Hình 1.2. Bản đồ phân bố các loài Momordica trên thế giới [19] 4 Hình 1.3. Bản đồ phân bố chi Momordica tại Việt Nam [19] 1.1.3. Đặc điểm sinh thái Các loài Momordica là cây hàng năm nhưng có thể được coi là cây lâu năm do năng suất của chúng trong mùa. Những loài cây trồng này hầu hết đều thích nghi với những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm 400mm cũng như những vùng có mùa đông ôn hoà và không có sương giá. Momordica yêu cầu nhiệt độ tối thiểu là 18 độ C trong thời kì nảy mầm cũng như giai đoạn sinh dưỡng và ra hoa. Nhiệt độ tối ưu để cây phát triển thời kì này là khoảng 24 đến 27oC. Cây trồng cũng có khả năng thích nghi và hoạt động tốt trong đất thịt pha cát và những vị trí có khe, sâu, thoát nước tốt và giàu hữu cơ. Cây phát triển tốt trong đất có độ pH tối ưu từ 4,3 đến 8,0. Tuy nhiên, chúng có thể thích nghi với đất kiềm có pH cao hơn 8,0 [29]. Mặc dù M. charatia L. dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sâu bệnh đòi hỏi kiểm soát hoá chất ngăn ngừa như thuốc trừ sâu, các loài Momordica khác phần lớn có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh. Các loài như M. balsamina L. ít yêu cầu nhất và dễ thích nghi với khí hậu khô hạn. M. sahyadrica L. có thể được trồng như một cây có giá trị cao ở Western Ghats hay M. dioica L. và M. subangulata L. là những ứng cử viên trong việc thuần hoá. 5 1.1.4. Thành phần hoá học Các loài M. charantia L., M. subangulata L. và M.dioica L., M. sahyadrica L. có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất trong số họ bầu bí. Quả và lá của những loài Momordica rất giàu các chất chuyển hoá chính và phụ như protein, chất xơ, khoáng chất (canxi, sắt, magie, kẽm), β -carotene, foliate, axit ascorbic,… Các chất chuyển hoá chính bao gồm đường, protein và chất diệp lục. Trong khi các chất chuyển hoá thứ cấp là alkaloid, flavonoid, tannin. Momordica cũng là nguồn cung cấp các hợp chất phenolic, acid gallic, acid gentisic, catechin, acid chlorogenic và epicatechin [1, 22]. 1.1.5. Tác dụng sinh học Tính hữu dụng của các loài Momordica khác nhau đã được sử dụng làm thuốc cổ truyền và thương mại hoá từ lâu đời tại các khu vực mà nó phát triển. Trong nhiều thế kỉ ở Ấn độ, dược điển Trung Quốc và Châu phi, các tác dụng sinh học có thể kể đến như tẩy giun sán, hạ đường huyết, hạ sốt, kháng viêm và bảo bệ gan, điều trị bỏng, tiểu đường, đục thuỷ tinh thể, tăng huyết áp, bệnh phong, vàng da, rắn cắn,…. Tuy nhiên, kiến thức truyển thống liên quan đến việc sử dụng những loài này của các bộ lạc bản địa chưa được ghi chép đầy đủ trong các tài liệu đã xuất bản [12, 19]. Trong y học cổ truyền, M. charantia L. còn được bào chế dưới nhiều dạng phục vụ cho các mục đích khác nhau như mặt nạ trị mụn, mướp đắng sấy khô làm trà thanh nhiệt, xà phòng mướp đắng giúp làm sạch, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, M. cochinchinensis L. cũng được bào chế thành một số sản phẩm trên thị trường như dầu gấc, bột gấc nhằm cung cấp vitamin cho cơ thể [12]. 1.1.5.1. Bổ sung protein và các vitamin cho cơ thể. Suy dinh dưỡng và tình trạng thiếu vitamin thường xảy ra tại các nước có kinh tế còn nghèo nàn, như Châu Phi và Châu Á, tình trạng thiếu vitamin A mãn tính đã trở thành một trong những vấn đề dinh dưỡng dai dẳng nhất. Các giải pháp cho sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng dựa trên các nguồn tài nguyên và thực phẩm bản địa nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người thiếu dưỡng chất. M. charantia L. được dùng thường xuyên như một món ăn Châu Á và đã được sử dụng cho nhiều thế kỉ ở Ấn Độ, Trung Quốc truyền thống cổ đại và Dược Điển Châu Phi. Giá trị dinh dưỡng tương đối cao chủ yếu đến từ hàm lượng sắt và acid ascobic. M. dioica L. có giá trị protein trung bình, chất béo 6 và các hợp chất phenolic có giá trị cao so với các loại rau dại truyền thống của vùng Indopersian. Nó có thể bổ sung tốt các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, kẽm, lipid, protein và carbohydrate. Các loài khác, được xem là họ hàng hoang dã của loài mướp đắng cũng có công dụng trực tiếp như rau bổ dưỡng và cây thuốc đa dụng. Quả gấc (M. cochinchinnensis L.) và bầu ngọt chứa rất nhiều 𝛽carotene (17-35mg/100g) và lycopene, đặc biệt ở trong màng hạt. Các thử nghiệm bổ sung dinh dưỡng ở Việt Nam cho thấy trẻ em được cho ăn bằng xôi gấc có 𝛽- carotene cao hơn đáng kể so với việc nhận 𝛽- carotene tổng hợp. Các loại cây này mang lại triển vọng là cây trồng thay thế rau bản địa có tiềm năng giảm tình trạng suy dinh dưỡng [12, 19]. 1.1.5.2. Tác dụng chống đái tháo đường Có nhiều nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của các loài thuộc chi Momordica đã được xuất bản. Trong ống nghiệm, các nghiên cứu in vivo trên động vật đã chỉ ra rằng M. charantia L. có tác dụng ức chế hấp thu glucose, hoạt động như một insulin. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng này trên người, dù nó được sử dụng rộng rãi trong y học và sử dụng như một loại rau. Trong các thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ với số lượng bệnh nhân hạn chế, nước ép M. charantia L. được chứng minh cải thiện dung nạp glucose mà không làm tăng máu insulin và cải thiện lượng đường trong máu lúc đói, bột quả và hạt cũng dẫn đến giảm máu và nước tiểu, lượng đường huyết sau ăn cũng giảm. Các nghiên cứu ở M. balsamina L. đã xác nhận đặc tính hạ đường huyết của vỏ cây được đánh giá cao, chiết xuất của cây cũng được sử dụng trong việc kiểm soát các tình trạng hạ đường huyết, tác dụng này cũng được tìm thấy trên cây, quả của M. foetida L.. Tuy nhiên, M. foetidin L. được chứng minh giảm mức đường huyết ở chuột nhưng không có tác dụng đáng kể ở động vật khác bị tiểu đường. Các loài cây thuộc chi Momordica hiện đang được nghiên cứu rộng rãi nhờ những tiềm năng mà nó mang lại nhằm chống lại bệnh đái tháo đường [5, 21]. 1.1.5.3. Hoạt động chống virus, giảm đau và chống viêm. Các chất chiết xuất từ lá của M. charantia L. có khả năng ức chế sự phát triển của virus Herpes simplex và virus gây thiếu hụt miễn dịch ở người nhờ vào các protein 𝛼- momorcharin và 𝛽- momorcharin được cho là thành phần 7 kháng virus tích cực của M. charantia L.. Bên cạnh đó, chiết xuất methanolic của hạt từ quả chưa chín M. charantia L. tạo ra một tác dụng giảm đau phụ thuộc vào liều lượng ở chuột. Tác dụng trên cũng được tìm thấy trong chiết xuất lá của M. balsamina L.. Với các loài khác thuộc chi Momordica, thịt quả M. balsamina L. được ưa chuộng sử dụng vì hiệu quả kháng virus của nó ở gia cầm, thậm chí mang lại tác dụng chữa AIDS ở người, được sử dụng rộng rãi ở miền bắc Nigeria [19, 20]. 1.1.5.4. Các tác dụng khác Các loài Momordica được sử dụng truyền thống trong nhiều lĩnh vực bao gồm thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, chế phẩm ẩm thực. Chiết xuất của chúng rất hữu ích cho việc điều trị các bệnh khác nhau, các tác dụng của nó bao gồm chống bệnh tiểu đường, chất chống oxy hoá, chống vi sinh vật, chống vi khuẩn, chống virus. Các cây cũng được sử dụng làm thuốc tẩy giun sán, thuốc diệt côn trùng, chống dị ứng, chống tăng sinh, đột biến gen và các hoạt động phòng ngừa hoá chất. Sử dụng bột củ M. Sahyadrica L. làm chất tẩy rửa và xà phòng vệ sinh hứa hẹn trong ngành mỹ phẩm và chăm sóc sức khoẻ [5, 19, 21]. 1.2. Tổng quan về mướp đắng rừng Momordica charantia L. 1.2.1. Vị trí phân loại Cây mướp đắng, lê balsam,… (tên tiếng Anh: bitter gour, bitter melon, balsam pear) có tên khoa học là Momordica charantia L. thuộc họ bầu bí (Cucurbiaceae) và còn có các tên khoa học khác đồng nghĩa là M. indica L., M. elegens Salisb, M. chinensis Sprengel, và M. thollonii Cogn,… Ở Việt Nam, mướp đắng còn có tên là khổ qua, ổ qua, mướp mù,… Phân loại khoa học [33] Giới (negnum): Thực vật (Plantae) Bộ (ordo): Bầu bí (Cucurnitales) Họ (familia): Bầu bí (Cucurbitaceae) Chi (genus): Mướp đắng (Momordica L.) Loài( species): Momordica charantia L. 8 1.2.2. Đặc điểm thực vật Mướp đắng là cây leo sống nhờ, cao 2- 4m, tuổi thọ tương đối thấp, chỉ kèo dài 5-6 tháng, nhiều nhất là 1 năm. Cây được xem như một loại thảo mộc, dây nhất niên, leo nhờ vòi đơn, thân có 5 cạnh, có lông trắng mịn. Cuống dẹp đứng, có lông, phiến gân chân vịt, có lông thưa. Lá chia thuỳ, thường 5-9 thuỳ, biến dạng thành hình lông chim, cuống lá dài 1,5-5cm, mọc so le nhau, hình trứng hoặc elip, màu xanh sẫm, màu sắc ở mặt dưới của lá nhạt hơn, kích thước 5-10 x 4-8 cm, mép lá có nhiều khía giống hình răng cưa. Hoa cô đọng có cọng dài, lá hoa hình tim, lá đài 5, sao 5-7mm. Cánh hoa 5, có màu vàng, tiểu nhuỵ 3, bao phấn vàng đậm, noãn có lông mịn. Quả thuôn dài, quả có đặc điểm giống quả bầu hoặc dưa chuột dài, có múi giống trái cây. Kích thước khác nhau thường từ 8-10cm, nặng từ 5 đến 500g. Bề mặt ngoài của quả được bọc bởi những nốt sần giống lưng cá sấu. Màu trắng hoặc xanh lá cây khi chưa chín. Khi chín chuyển sang màu vàng hoặc cam, quả tét từ đầu làm 3, hột trong đỏ. Vị quả rất đắng, mát [4, 12, 20, 30]. Hình 1.4: Hình ảnh thân, lá, hoa, quả của M. charantia L. 9 1.2.3. Phân bố Mặc dù Momordica là một trong những chi trong họ bầu bí, M. charantia L. là loài trồng duy nhất trong các chi đã trải qua nhiều nghiên cứu. Nó có một lịch sử lâu đời được trồng trọt làm thực phẩm và cây thuốc ở Châu Phi và Châu Á. M. charantia L. được trồng ở nhiều khu vực như châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Các dạng quả nhỏ là loại hoang dã ở Ấn Độ và một số vùng của Nepal, một số cũng được trồng tại Ấn Độ cho mục đích thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Ở Việt Nam cây được trồng rộng khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Cây mướp đắng được trồng làm món ăn và làm kinh tế đối với một số hộ gia đình. Dạng quả lớn M. charantia L. có tại địa phương cho thấy sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc quả và được trồng cho mục đích cung cấp lương thực, thực phẩm [11, 12, 17, 19] 1.2.4. Thành phần hoá học Quả M. charantina L. chứa steroid, charantin, momordicosides (G, F1, F2, I, K, L), acyl glucosyl sterol, linolenoyl glucopyranosyl elenosterol, amin acid, acid béo và các hợp chất phenol. Thành phần có trong hạt giống chứa lectin liên kết với galactose, vicine, acid amin, acid béo, tecpenoid và momordicoside (A, B, C, D và E). Dây leo hoặc lá có các thành phần tương đối giống nhau, bao gồm saponin, sterol, glycoside steroid, acid amin và protein. Khoáng chất có trong cây bao gồm sắt, photpho, kali [20, 30]. Bảng 1.1: Thành phần của lá, quả và hạt M. charatia L. [17] Lá Quả Hạt Độ ẩm ( trọng lượng ướt) 17.97 ± 1.00 10.74 ± 2.29 20.69 ± 5.85 Tro toàn phần( trọng lượng khô) 15.42 ± 2.08 7.36 ± 0.52 9.73 ± 2.34 Chất béo thô (DW) 3.68 ± 0.68 6.11 ± 0.42 11.50± 1.77 Xơ thô (DW) 3.31 ± 1.25 13.60 ± 1.13 29.60 ± 1.25 Protein thô (DW) 27.46 ± 1.6 27.88 ± 3.75 19.50 ± 0.73 Cacbohydrat (DW) 32.34 ± 0.24 34.31 ± 0.30 9.18 ± 0.86 213.26 241.66 176.61 Thông số (%) Giá trị calo kcal/100g 10 Các thành phần hoạt động chính của chiết xuất M. charantia L. là triterpenes loại cucurbitane và glycoside liên quan, còn được gọi là saponin bầu đắng [23, 27, 34]. Hiện nay, hơn 100 saponin trong mướp đắng đã được phân lập và xác định từ các bộ phận khác nhau của cây, bao gồm cả quả, thân hoặc lá. Quả mướp đắng rất giàu momordicoside I, momordicoside F2 và momordicoside F1, 3-𝛽, 7- 𝛽, 25- trihydroxycucurbita- 5,23 (E)- diel- 19- al,…. [15, 26]. Hình 1.5. Cấu trúc của các saponin có trong M. charantia L. (a) Momordicoside L, (b) 3 β , 7 β , 25-trihydroxycucurbita-5,23 (E) -dien-19-al, (c) momordicoside K, (d) momordicine I, (e) momordicoside I, (f) momordicoside F2 và (g) momordicoside F1. Glc biểu thị một phân tử glucozơ. All biểu thị allose [24]. 11 Một trong những chất mang lại tác dụng chính trong điều trị đái tháo đường là thành phần charantin, một saponin, tồn tại dưới dạng hỗn hợp stigmasterol glucoside (STG) và β-sitosterol glucoside (BSG) là hoạt chất có tiềm năng quan trọng giúp mang lại tác dụng chống đái tháo đường. Những nghiên cứu về tác dụng của charantin có trong mướp đắng đã được ghi nhận trên nhiều động vật như chuột, thỏ. Charantin có tác dụng giống insulin và kích thích tuyến tuỵ tiết insulin. Bên cạnh đó, charantin cũng góp phần làm giảm béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid và xơ vữa động mạch [25]. Hình 1.6. Cấu trúc của charantin trong M. charantia L. (a) stigmasterol glucoside (STG) và (b) β-sitosterol glucoside (BSG) [17]. Lá của M. charantia L. chứa lượng lớn cacbohydrat, cao hơn hàm lượng có trong hạt. Khoáng chất phong phú nhất có trong lá cây là canxi, lớn hơn đáng kể so với lượng natri, kali, mangan, kẽm, magie, sắt và đồng (bảng 1.2). Lá khô của M. charantia L. còn chứa một lượng nhỏ vitamin A, E, C, B12 và acidfolic (bảng 1.3) [10]. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan