Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm linh chi...

Tài liệu Khóa luận kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm linh chi

.PDF
53
130
67

Mô tả:

KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI MỞ đầu 1. Đặt vấn đề Cuộc sống ngày nay do ngành công nghiệp phát triến, điều kiện sống và nhu cầu của con người ngày càng cao, bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng cộng thêm cuộc sống căng thắng kéo theo đó là các bệnh tật hiếm nghèo cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Việc điều trị bằng các loại thuốc, hóa chất trị liệu hiện nay kém hiệu quả và đắt tiền so mức thu nhập của người Việt Nam đồng thời khó tìm ra một biện pháp điều trị hữu hiệu tuyệt đối an toàn mà không có tác dụng phụ. Song với tác dụng dược liệu tuyệt vời có hiệu quả cao trong việc điều trị và làm thuyên giảm một số căn bệnh cùng với giá thành tương đối rẻ thì nấm Linh chi thật sự là một biện pháp bảo vệ sức khỏe mới hữu hiệu. Ớ Việt Nam, với đặc thù là một nước nông nghiệp, tỷ lệ nông dân chiếm đa số, điều kiện kinh tế khó khăn, thời gian lúc nông nhàn thì nhiều vì thế họ rất mong muốn kiếm thêm một nghề phụ để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thêm vào đó là điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp cho việc trồng nấm. Nhu cầu sử dụng nấm Linh chi ở trong nước cũng như trên thế giới ngày càng gia tăng, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi thêm nhiều sản phấm từ nấm phù hợp với nhu cầu sử dụng, sự tiện lợi và tác dụng mà nó mang lại. Chính vì thế nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều chế phấm làm từ nấm Linh chi nhằm đáp ứng nhu cầu đó của thị trường. Đe giúp tìm hiểu thêm về quy trình trồng nấm tù' lúc bắt đầu nuôi trồng cho đến lúc thu hoạch, đồng thời cũng tìm hiếu thêm sự đa dạng của các sản phẩm làm từ nấm Linh chi. Tôi quyết định thực hiện khóa luận “Kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm Linh chi”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiếu quy trình trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum). Tìm hiểu quy trình sau thu hoạch nấm Linh chi và một số sản phẩm làm từ nấm. KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI CHƯƠNG 1 : TỒNG QUAN 1.1. Giói thiệu về nấm Linh chi Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, tên tiếng Anh là Vamished Conk hay Linh Chih, ở Việt Nam nấm Linh chi còn được gọi là nấm Lim. Trong thư tịch cố nấm Linh chi còn được gọi với tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung... Vị trí phân loại của nấm Linh chi: Giới : Mycota hay Fungi Ngành : Eumycota Ngành phụ : Basidiomycotina w Lớp : Hymenomycetes Lớp phụ : Hymenomycetidae Bộ : Ganodermataỉes Họ : Ganodermataceae Chi : ỉ Ũ3Ỉ Mg GanodermaHình 1.1:Linhchi đỏ Chi Ganoderma trên thế giới có trên 50 loài, riêng Trung Quốc đã có tới 48 loài khác nhau (nhóm Lucidum có 21 loài, nhóm Sinenses có 27 loài). Nấm Linh chi được chia làm 2 nhóm lớn là: cố linh chi & Linh chi. Cô linh chi: Hình 1.2: cổ linh chi Cố linh chi chính là thụ thiệt hay còn gọi là bình cái Linh chi hoặc biến Linh chi, có tên khoa học là Ganoderma appìanatum (Pers.) Pat, tên tiếng Anh là Ancient Lingzhi, ở Bắc Mỹ còn được gọi là -2 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI Artist’conk. Cổ linh chi là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triến thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Cố linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Linh chi: Tên khoa học : Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart, có nhiều loài khác nhau. Là loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh. Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn, mặt trên bóng, nấm hơi cứng và dai. Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại Linh chi theo màu sắc thành 6 loại hay còn gọi là “Lục bảo Linh chi”, mồi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau. - Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi. - Loại có màu xanh gọi là Thanh chi. - Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi. - Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Đơn chi hoặc Xích chi. - Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi. - Loại có màu tím gọi là Tử chi. Gần đây khi tìm được cách gây giống, nhũng khoa học gia Nhật Bản chứng minh được rằng những cây nấm màu sắc khác nhau không phải vì khác loại mà chỉ vì môi KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI trường và điều kiện sinh hoạt khác nhau. Thay đối điều kiện người ta có thế có được đủ sáu loại từ cùng một giống. Hoàng chi Xích chi Hắc chi Tử chi Bạch chi Thanh chi Hình 1.3: Lục bảo Lỉnh chỉ -4 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI 1.2. Đặc tính sinh học của nấm Lỉnh chỉ 1.2.1. Hình thái cẩu tạo Nấm Linh chi có chung một đặc điếm là tai nấm hoá gỗ gồm 2 phần: cuống nấm và mũ nấm. Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính từ 0,5-3cm, cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt trên mặt tán nấm. Thụ tầng Hình 1.4: Hình thái nấm Lỉnh chi Mũ nấm khi non có hình trứng lớn dần có hình quạt. Mui dạng thận - gần tròn, đôi khi xoè hình nhiều quạt hoặc ít nấm dị dạng. Trên mặt mũ nấm có vân gợn hình đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ, màu sắc từ vàng chanhvàng nghệ-vàng nâu-vàng cam-đỏ nâu-nâu tím-nâu đen, nhẵn bóng, láng như verni. Thường sẫm màu dần khi già, lớp vỏ nhẵn bóng phủ tràn kín mặt trên mũ, đôi khi có lớp phấn ánh xanh tím. Kích thước tán biến động lớn từ (2-36) cm dày (0,8-3,3) cm, mặt dưới phang, màu trắng hoặc vàng, có nhiều lỗ li ti, là nơi hình thành và phóng thích bào tử nấm (Bào tử nấm dạng trứng cụt với hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong ra ngoài). Phần đính KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI cuống hoặc gồ lên hoặc lõm như lỗ rốn. Phần thịt nấm dày từ (0,4-2,2 cm) chất lipe, màu vàng kem-nâu nhợt-trắng kem, phân chia theo kiểu lớp trên và lớp dưới, khi nấm đến tuối trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm. 1.2.2. Đặc điêm sinh trưởng của nâm Linh chi Hình 1.5 : Chu trình sông của nâm Linh chi Chu trình sống của nấm Linh chi giống hầu hết các loài nấm khác, nghĩa là cũng bắt đầu từ các bào tử, bào tử nảy mầm phát triển thành mạng sợi nấm gặp điều kiện thuận lợi sợi nấm sẽ kết thành nụ nấm, sau đó nụ phát triến thành chồi, tán và thành tai trưởng thành. Mặt dưới mũ sinh ra các bào tử, bào tử phóng thích ra ngoài và chu trình lại tiếp tục (Đồ Tất Lợi và ctv, 1991). 1.2.3. Điếu kiện sinh trưởng & phát triến của nấm Linh chi Nhiệt độ thích hợp: - Giai đoạn nuôi sợi: Từ 20°c đến 30°c - Giai đoạn quả thể: Từ 22°c đến 28°c Độ ấm: - Độ ẩm cơ chất: Là lượng nước bổ sung vào cơ chất để nấm có thể mọc được từ 50 đến 60%. - Độ âm không khí: Gọi là độ âm tương đối không khí. Nó biếu hiện bảng phần trăm của tỉ lệ -6 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm bảo hoà của không khí, độ ẩm không khí từ 80% đến 95%. Độ thông thoáng: - Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt. Nồng độ C02 trong không khí không được vượt quá 0,1% Ảnh sảng: - Giai đoạn nuôi sợi: Không cần ánh sáng. - Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách được), cường độ ánh sáng cân đổi từ mọi phía. pH: - Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu khoảng 4,5-6,0 Dinh dưỡng: - Nấm Linh chi có khả năng sử dụng nguồn cellulose trực tiếp nên nguồn nguyên liệu đế trồng nấm Linh Chi khá phong phú: mùn cưa, thân gỗ, các loại cây thân thảo, bã mía. 1.3. Thành phần hóa học của nấm Lỉnh chỉ Các phân tích của G-Bing Lin đã chứng minh các thành phần hóa được tong quát của nấm Linh chi như sau: Nước Cellulose :12- 13% :54 - 56% Lignine :13- 14% : 1 -9 — 2.0% Lipid Monosaccharide :4.5 - 5.0% Polysaccharide :1.0- 1.2% Sterol :0.14 - 0.16% Protein :0.08 - 0.12% Thành phần khác: K, Zn, Ca, Mn, Na, khoáng thiết yếu, nhiều vitamin, amino acid, enzyme và hợp chat alcaloid. 1.4. Thành phần các chất có hoạt tính & giá trị dược liệu của nấm Lỉnh chi KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI 1.4.1. Thành phần các chất có hoạt tính & công dụng Bảng 1.1: Thành phần các chất có hoạt tính ỏ’ Linh chi Nhóm chất Hoạt tính Loại mô nấm Thành phân hoạt chất ARN Nucleic acid Kích thích hệ miên dịch Bào tử Alkaloic Chống virút Bô tim Quả thê Glycoprotein ửc chế khối u Quả thê Adenosine Nucleotide Tăng sự lưu thông máu Thư Quả thê Beta - D - glucans Polysaccharide giản cơ, giảm đau Chông khôi u Kích thích hệ Quả thê miễn dịch Giảm lượng đường huyết Bô tim Ganoderic Acids Triterpenoid Chông dị ứng Bảo vệ gan ức Quả thê chế tổng hợp cholesterol Ganodermadiol Triterpenoid Giảm huyêt áp ức chế ACE Quả thê Adenosine Nucleotide Tăng sự lưu thông máu Hệ sợi nâm KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI Thư giản cơ, Giảm đau Uridine, Uracil Nucleoside Cyclooctasulpher Phục hôi sự dẻo dai Hệ sợi nâm Chông dị ứng Hệ sợi nâm Chông dị ứng quang phô Hệ sợi nâm Ling Zhi - 8 Protein Ganodosterone Steroid Ganodermic Acid T Triterpenoid ức chế tống họp cholesterol Hệ sợi nâm Acid béo Chông dị ứng Hệ sợi nâm Điều hoà huyết áp Bảo vệ gan Hệ sợi nâm -o Oleic Acid 1.4.2. Giá trị dược liệu Giá trị dược liệu của nấm Linh chi rất cao. Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng lớn của nấm Linh chi như sau: - Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn). - Bảo can (bảo vệ gan). - Cường tâm (thêm sức cho tim). - Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá). - Cường phế (thêm sức cho phối, hệ hô hấp). - Giải độc (giải toa trạng thái dị cảm). - Trường sinh (tăng tuổi thọ). Giá trị dược liệu của nấm Linh chi chủyếu tù' hai nhóm chất có hoạt tính là polysaccharid và triterpenoid. Polysaccharid gồm 2 loại chính : GL-A: Gal: Glu: Rham: Xyl (3,2: 2,7: 1,8; GL-B: Glu: Rham: Xyl (6,8: 2,0: 1,0) 1,0) M= 23.000 Da M= 25.000 Da - GL-A có thành phần chính là Gal, nên gọi là Galactan, còn GL-B có thành phần chính là Glu, nên gọi là Glucan. KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI - b (1-3) -D-glucan, khi phức hợp với một protein, có tác dụng chống ung thư rõ rệt (Kishida & al., 1988). Polysaccharid có nguồn gốc từ Linh chi dùng điều trị ung thư đã được công nhận sáng chế (patent) ở Nhật. Năm 1976, Cty Kureha Chemical ĩndustry sản xuất chế phẩm trích từ Linh chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982, Cty Teikoko Chemical Industry sản xuất sản phâm từ Linh chi có gốc glucoprotein làm chất ức chế neoplasm. Bằng sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al. (1977), sản xuất từ Linh chi chất mucopolysaccharid dùng chống ung thư. Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giải phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan. Hiện nay, đã tìm thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic. Trong đó ganodosteron được xem là chất kích thích hoạt động của gan và bảo vệ gan. Theo B. K. Kim, H. w. Kim & E. c. Choi (1994), thì dịch chiết nước và methanol của quả thể Linh Chi ức chế sự nhân lên của virus. Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào lympho T của người nhiễm HỈV-1. Phân đoạn hon hợp methanol (A) kháng virus rất mạnh. Các phân đoạn khác, như hexan (B), etyl acetat (C), trung tính (E), kiềm (G)... đều có tác dụng kháng virus tốt. Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh chi, còn phát hiện thấy có rất nhiều nguyên tố (khoảng 40), trong đó phải kế đến germanium. Germanium có liên quan chặt chẻ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyến vận oxy vào mô, đặc biệt là giảm bớt đau đớn cho người bệnh bị ung thư ở giai đoạn cuối... Cấu trúc độc đáo của Linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. 1.5. Tình hình trồng nấm Linh chi trên thế giói Trên thế giới nghề trồng nấm đang phát triến và trở thành một ngành công nghiệp ở nhiều nước đặc biệt phải kể đến: Trung Quốc, Nhật Bản... Việc nuôi trồng nấm Linh chi được ghi nhận từ 1621 (theo Wang X.J.), nhưng đế nuôi trồng công nghiệp phải hơn 300 năm sau (1936). Hiện nay, thế giới hàng năm sản xuất vào khoảng 4.300 -10 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI tấn, trong đó riêng Trung Hoa trồng khoảng 3.000 tấn còn lại là các quốc gia Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka. Nhật Bản tuy tìm ra cách trồng nhưng nay chỉ sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Hoa 1.6. Tình hình trồng nấm Linh chi ở Việt Nam Nấm Linh chi được quan tâm nhiều ở Việt Nam trong những năm 80, 90 của thế kỉ XX và hiện nay đang phát triển và ngày càng lan rộng đến nhiều tỉnh thành trong cả nước với sản lượng hàng năm đạt khảng 10 tấn/năm (Cố Đức Trọng, 1991, 1993). Quy mô sản xuất chu yếu là quy mô nhỏ, theo hộ gia đình, trang trại mỗi năm sử dụng vài tấn nguyên liệu có sẵn tới vài trăm tấn /1 cơ sở để sản xuất nấm. 1.7. Tiềm năng phát triển nghề trồng nấm Linh chi 1.7.1. Tiềm năng về điều kiện nuôi trồng Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch giữa nhiệt độ tháng nóng & lạnh không lớn lám, nên có thế trồng nấm quanh năm. Không khí có nhiều hơi nước rất thích hợp cho nấm (do gần biến & nhiều sông hồ). Độ ấmthấp nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh thì trung bình cũng không dưới 80%. Nguồn nguyên liệu dồi dào: lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5 triệu m3, nếu chế biến sản phấm sẽ cung cấp một lượng mạt cưa khống lồ cho trồng nấm, chưa kể đến các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi bắp, bã mía, thân cây bắp, bông thải... Các loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu cellulo. Vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm rất ít so với việc đầu tư cho các ngành sản xuất khác. Kỹ thuật trồng nấm không quá phức tạp. Một người dân bình thường có thế tiếp thu được công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triến, nhiều giống nấm được cải tạo nhằm tăng khả năng thích ứng với điều kiện nuôi trồng, tăng sức chống chịu, tăng năng suất nấm. Các công đoạn trong trồng nấm ngày càng được cơ giới hóa làm tăng hiệu suất chuân bị nguyên liệu trồng nấm. 1. 7.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực -11 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI Lực lượng lao động còn nhàn rỗi khá động đảo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm trên 80% dân số cả nước). Người Việt Nam với bản tính cần cù, siêng năng, ham học hỏi có thế tiếp thu kỹ thuật trồng nấm một cách dễ dàng, tù’ đó áp dụng vào thực tế sản xuất. Bên cạnh đó đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân thúc đấy phong trào trồng nấm lan rộng. /. 7.3. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ Với điều kiện xã hội, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triền, đời sống con người nâng cao, điều kiện kinh tế thuận lợi. Người tiêu dùng ngày càng được tiếp cận ,hiểu rõ các giá trị mà nấm Linh chi mang lại cộng với xu hướng tiêu dùng mới là sử dụng các mặt hàng có lợi cho sức khỏe nhờ vậy nhu cầu sử dụng các sản phầm tù’ nấm Linh chi ngày gia tăng. Hiện nay, lượng tiêu thụ nấm Linh chi ở Việt Nam hàng năm là 70 tấn. Trong đó, lượng nấm Linh chi nhập về từ Trung Quốc khoảng 36 tấn, từ Hàn Quốc khoảng 7 tấn, số còn lại do trong nước sản xuất. Dự báo đến năm 2010, lượng nấm Linh chi tiêu thụ tại Việt Nam lên 100 tấn/năm. -12 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị 2.1.1. Dụng cụ và trang thiết bị 2.1.1.1. Dụrnr cụ - Túi nylon chịu nhiệt trong suốt có lích thước: 42 X 22 cm, cố nút (nhựa hoặc giấy cúng), nút bông, dụng cụ soi lỗ, dây thun. - Chai thủy tinh, que cấy, panh kẹp, đèn cồn, cồn sát trùng. 2.1.1.2. Trang thiết bị - Máy sàng nguyên liệu (đối với nguyên liệu là mạt cưa). Hình 2.1: Máy sàng mạt cưa -Nồi hấp: thanh trùng môi trường nhân giống. Hình 2.2: Nồi hấp -13 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI -Tủ hấp: dùng tiệt trùng các bịch mạt cưa. Hình 2.3: Tủ hấp - Phòng cấy giống. - Tủ cấy hay bàn cấy giống. - Phòng nuôi ủ tơ. - Nhà trồng. 2.1.2. Nguyên liệu và hóa chất Mạt cưa: thường dùng là mạt cưa cây cao su, ngoài ra có thế sử dụng mạt cưa tạp từ nhiều loại gỗ khác nhau. Gỗ khúc: gỗ Cao Su, Bồ Đề, So Đũa, Sung... Chủng giống nấm - Giống nấm gốc: phân lập từ trại nấm, ngân hàng giống... - Giống nấm cấp II: -14 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI + Giống meo hạt: lúa, bobo... Hình 2.4: Giống meo hạt + Giống meo cọng: khoai mì, rơm... Hình 2.5: Giống meo cọng -15 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI 2.2. Chuẩn bị giống nấm Meo giống gốc bao gồm tất cả các dạng trung gian, chứa đựng sinh khối của loài nấm dự định nuôi trồng. Trong thực tế nhiều khi không có meo giống người ta vẫn thu hái được nấm. Nguồn giống như vậycó sẵn trong tự nhiên, bao gồm các bào tử nấm, do gió hoặc côn trùng, kế cả nước mang đến. Giống trong nuôi trồng còn có thế do nguyên liệu sử dụng đã nhiễm sẵn tơ nấm. Tuy nhiên cách làm trên thường nặng tính may rủi và dễ dẫn đến thất bại. Kỹ thuật làm meo giống phát triến mạnh sau khi phương pháp nuôi cấy mô tế bào ra đời. Quá trình làm meo giống được thực hiện trong điều kiện vôt rùng tương đối nghiêm ngặt. 2.2.1. Phân lập giống nấm Quả thể Bộ sun tập giống Bào tử Giống gốc Giống sản xuất (giống thạch) Giống meo hạt Giống cọng Meo giống (meo giá Hình 2.6: Quy trình môi) sản xuất giống -16 - Tơ nấm Môi trường thạch - Nước chiết - PGA Môi trường hạt - Lúa - Bo bo Môi trường cọng - Rơm - Thân cây mì Môi trường giá môi - Rơm - Mạt cưa KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI Khởi đầu quá trình nhân giống, hay làm meo giống là phải có giống gốc. Giống gốc có thể bằng nhiều cách: - Thu nhận & gây nấy mầm từ bào tử nấm. - Tách sợi nấm từ cơ chất có nấm mọc. - Phân lập từ quả the nấm. Được sử dụng phố biến vì thao tác dễ làm, đặc tính giống ít bị biến đối. Việc phân lập được gọi là thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất 1 loại tơ nấm định làm giống, không bị tạp nhiễm. Môi trường thích hợp để phân lập nấm là môi trường PGA (khoai tây-glucose- thạch). Cách tạo môi trường phân lập - Khoai tây: 200g. Không mọc mầm, không biến màu xanh, tiến hành gọt vỏ & cắt nhở. - Đường glucose: 20g có thể thay bằng đường kính hoặc đường maltose. - Thạch: 20g - Nước sạch: llit Nấu khoai tây chín, nhuyễn lọc lấy nước bằng vải màn. Bô sung đường, thạch và nước cho đủ 1 lit rồi đun cho tan hết thạch. Phân vào ống nghiệm (khoảng 1/3 ống nghiệm), đậy nút bông rồi hấp khử trùng 1 atm trong 20 phút. Khi khử trùng nhớ xì hết không khí trong nồi ra mới tăng áp suất lên tới latm. Sau khi khử trùng xong, các ống nghiệm được xếp nghiêng chuấn bị nuôi cấy nấm. Môi trướng cần giừ qua 24h để xem có bị nhiễm trùng hay không rồi mới sử dụng. Ngoài môi trường PGA còn có thể sử dụng môi trường PDA, môi trường giá đậu xanh... 2.2.1.1. Chọn mâu làm giống - Chọn tai nấm trong nhà trồng nấm. - Tai nấm phát triến tốt, không dị dạng. - Không quá già hay quá non. - Tai nấm không quá ẩm Tiến hành - Rửa sạch tai nấm thật cẩn thận & loại bỏ các tác nhân gây nhiễm. -17 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI - Vệ sinh phòng cấy, dụng cụ cấy bằng cồn 70°. - Chuyến ống môi trường PGA và những dụng cụ cần thiết vào trong tủ cấy. - Đặt tất cả mẫu vật vào tủ cấy. Bật đèn Ư.v và quạt thổi. Sau 1 0 - 1 5 phút, tắt đèn u.v, nhưng quạt thối vẫn phải duy trì trong suốt quá trình phân lập, cấy chuyền giống. - Khử trùng tay và chai giống bằng cồn, và đặt vào trong tủ cấy đế bắt đầu thao - Cầm que cấy nghiêng 1 góc 45°, hơ nóng que cấy đến khi que cấy thật đở. Đe cho que cấy nguội (khoảng 1 5 - 2 0 giây, lưu ý là không để phần đã khử trùng của que cấy bị chạm vào bất cứ vật gì). Sử dụng tay, xé mẫu nấm làm 2 phần, dọc theo chiều từ mủ nấm đến cuống nấm (không được sử dụng dao để cắt). Sử dụng que cấy móc, cắt mẫu nấm thành mẫu nhở (2 mm X 2 mm) tại vị trí bên trong mô nấm. Lưu ý: vị trí lấy mẫu nấm, không tiếp xúc với bề mặt bên ngoài, phải hoàn toàn nằm bên trong mô nấm, tại tâm điểm của vị trí mô nấm được xé ra. Hơ lửa vòng quanh cố chai. Sử dụng ngón út, rút nút bông ra khỏi miệng chai ra hướng phía trước ngọn lửa. Thao tác phải nhẹ nhàng và cân thận đế tránh bị nhiễm. Nhẹ nhàng đưa đầu que cấy có chứa 1 mẫu nấm vào bên trong chai môi trường PDA. Trong quá trình thao tác cần lưu ý khi đưa mẫu nấm vào bên trong chai môi trường, cẩn thẩn không để mẫu nấm chạm vào bất kỳ vật gì. Hơ lửa xong quanh cổ chai lần cuối và dùng nút bông vặn kín miệng chai lại. - Dán nhãn và ghi rỏ thông tin: Ngày cấy giống, loại nấm. Toàn bộ công việc trên được tiến hành trong tủ cấy vô trùng. Sau đó đế ống nghiệm đã cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 25°c. Theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Neu mẫu cấy bị nhiễm bệnh thì xung quanh mẫu sẽ thấy có khuấn lạc nấm mốc lạ và khuẩn ty sẽ phát triển rất chậm. Còn mẫu cấy đạt chất lượng sẽ có khuẩn ty màu trắng phát triến nhanh và không có biếu hiện nhiễm bệnh. Sau ba ngày, các mẫu cấy đạt sẽ được cấy truyền sang ống mới. Sau ba lần cấy truyền, thu được giống nấm thuần khiết làm giống cấp 1. 2.2.1.2. Chuẩn bị meo giông hạt Công thức môi trường hạt: -18 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI - Thóc hạt : 89%. Thóc sử dụng làm meo cần phải: được thu hoạch trong khoảng thời gian không quá 6 tháng, Hạt không có mầm bệnh: mốc đen, bị mọt, hạt không bị ẩm nhiều (W> 12%). - Cám gạo : 10% - CaCƠ3 : 1% - Nước đủ ẩm : 60 - 65% Lưu ý: Tùy thuộcvào điều kiện của nơi trồng nầm, mà người dân có thể sử dụng các nguyên liệu: lúa, bắp, đạt đậu xanh ....................... làm môi trường meo hạt. Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được tiến hành như sau - Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 24 giờ, loại bỏ hạt lép, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi hạt thóc nở' bung ra thì ngùng lại. Vớt các hạt thóc đã hé miệng ra ro, đế cho nguội và ráo nước. 5 - 10% cám gạo hoặc 5 - 10% cám bắp. Trộn thật đều, rồi phân phối vào các chai thủy tinh. Lưu ý, độ cao của hạt cho vào chiếm % chiều dài của chai thủy tinh. Cho nút bông vào chai thủy tinh & vặn chặt, sau đó cho vào nồi hấp áp suất. Gia nhiệt đến khi áp suất đạt latm thì giữ ốn định trong 2 giờ. - Chuyển các chai môi trường hạt đã hấp khử trùng vào phòng cấy. - Vệ sinh bề mặt ngoài các chai môi trường hạt đã tiệt trùng bằng cồn 70°. - Chuẩn bị ống môi trường PGA chứa đầy giống nấm. - Cấy các giống cấp một (trong môi trường thạch) vào trong chai có môi trường -19 - KỸ THUẬT TRÒNG VÀ SAU THU HOẠCH NÁM LINH CHI Thời gian 1 0 - 1 5 ngày, tơ nấm sẽ phát triến và phủ kín chai môi trường hạt. Sau thời gian này, tơ nấm không phát triển hoặc phát triển chậm thì ta nên loại bỏ chai giống đó. Lưu trữ các chai hạt giống trưởng thành ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tơ nấm đế phát hiện chai giống bị nhiễm. 2.1.1.3 Chu ân bị meo giông cọng - Chọn cây khoai mì trưởng thành, dùng dao gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và chặt thành từng khúc khoảng 1 0 - 1 2 cm. Đem các khúc mì phơi thật khô và bảo quản đế dùng cho sản xuất meo. - Cho tất cả các khúc mì khô vào thùng phuy chứa nước vôi với tỷ lệ 6 kg cọng mì cho 1 kg vôi, ngâm trong thời gian 12h. Lưu ý: cần phải cho tất cả các cọng mì tiếp xúc với nước vôi bằng cách sử dụng vật nặng, nắp đậy lên nhằm cho các cọng mì không thế trồi lên khởi mặt nước. Hình 2.7: Cọng mì đưọc ngâm trong nước vôi - Sau 12 giờ, vớt các khúc khoai mì ra rửa lại bằng nước sạch nhằm loại bỏ vôi còn bám trên cọng mì và đê cho ráo nước. -20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng