Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận điều tra và đánh giá tình hình xử lí chất thải rắn bệnh viện...

Tài liệu Khóa luận điều tra và đánh giá tình hình xử lí chất thải rắn bệnh viện

.DOC
87
154
72

Mô tả:

Đề tài nhằm giúp các ạn bên học bên chuyên ngành môi trường, công nghệ sinh học tham khảo làm khóa luận hoặc các bài tiểu luận trong quá trình học tập. Đề tài này đã qua sự chỉnh sửa của thầy cô bộ môn nên các bạn cần hãy tham khảo nhé
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG -------›š ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA Người thực hiện : BÙI THỊ HẰNG Lớp : MTB Khóa : 56 Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ MINH Địa điểm thực tập : BỆNH VIỆN ĐA KHOA H.THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA 0 HÀ NỘI - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan báo cáo thực tập này là do chính em thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Em xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong khóa luận đều chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn. Hà Nội, ngày... tháng... năm 2015 Sinh viên Bùi Thị Hằng i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô giáo và tất cả mọi người. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Môi trường đã dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh là người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành được đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể, cán bộ y bác sỹ tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành, Ban kế hoạch tổng hợp bệnh viện và Chú Trần Ngọc Linh đã tạo mọi điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực tại bệnh viện. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù tôi đã cố gắng, nỗ lực hết mình tuy nhiên, do điều kiện khách quan về mặt thời gian và do trình độ nghiên cứu của bản thân còn có những hạn chế nhất định nên khó tránh khỏi việc mắc phải những thiếu sót trong đề tài. Vì vậy, rất mong có thể nhận được sự quan tâm và có những góp ý quý báu của quý thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh Viên Bùi Thị Hằng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vi DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii DANH MỤC HÌNH.........................................................................................ix Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1 1.2 Mục đích – yêu cầu của đề tài.....................................................................2 1.2.1 Mục đích...................................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................3 2.1 Khái quát chung về nghành y tế..................................................................3 2.2 Đặc trưng về chất thải rắn y tế....................................................................3 2.2.1 Khái niệm liên quan đến chất thải rắn y tế...............................................3 2.2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế.....................................................4 2.2.3 Thành phần và lượng chất thải rắn y tế phát sinh.....................................5 2.2.4 Phân loại chất thải y tế..........................................................................10 2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người......14 2.3.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường...........................14 2.3.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với sức khỏe con người...............15 2.4. Thực trạng quản lí chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam..............19 2.4.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế Giới...............................19 2.4.2 Tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam..................................21 2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí và xử lí chất thải rắn y tế....26 2.5.1 Cở sở pháp lý..........................................................................................26 2.5.2 Nhân lực.................................................................................................27 iii 2.5.3 Nguồn lực...............................................................................................27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................29 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................29 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................29 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................29 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................29 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................................29 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp....................................................30 3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu..................................................30 3.4.4 Phương pháp so sánh..............................................................................30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................31 4.1 Giới thiệu chung về bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành..................31 4.1.1 Vị trí địa lí..............................................................................................31 4.1.2 Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện.......................................................32 4.1.3 Quy mô và cơ cấu tổ chức......................................................................33 4.1.4 Tình hình chung về hoạt động y tế và khám chữa bệnh tại bệnh viện...36 4.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa Khoa Thạch Thành..............................................................................................................37 4.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế...................................................37 4.2.2 Thành phần và phân loại chất thải rắn phát sinh trong bệnh viện..........38 4.2.3 Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế phát sinh tại bệnh viện Đa Khoa Thạch Thành..........................................................................................39 4.2.4 Ảnh hưởng của CTRYT đến môi trường và sức khỏe con người..........44 4.3 Hiện trạng công tác quản lí và xử lí CTRYT tại bệnh viện.......................48 4.3.1 Hệ thống quản lí về mặt hành chính.......................................................48 4.3.2 Tình hình công tác phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện................................................................................50 iv 4.3.4 Phân loại, thu gom..................................................................................52 4.3.5 Lưu trữ và vận chuyển............................................................................55 4.4 Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành....................................................................................................61 4.5 Đề xuất các giải pháp...............................................................................62 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................65 5.1. Kết luận....................................................................................................65 5.2. Kiến nghị..................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................67 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt : Chữ viết đầy đủ BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường BYT : Bộ Y Tế CTR : Chất thải rắn CTRYT : Chất thải rắn y tế CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt CTRNH : Chất thải rắn nguy hại WHO : Tổ chức Y Tế Thế Giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế.....5 Bảng 2.2. Thành phần trong CTR bệnh viện Việt Nam....................................6 Bảng 2.3. Thành phần của chất thải rắn y tế ở một số nước trên thế giới.........6 Bảng 2.4. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y Tế...................................................................................................................8 Bảng 2.5. Lượng chất thải phát sinh ở các tuyến bệnh viện Việt Nam.............8 Bảng 2.6. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các khoa trong bệnh viện.............9 Bảng 2.7. Khối lượng CTR nguy hại tại các bệnh viện trên Thế Giới............10 Bảng 2.8. Phân loại nhóm chất thải lây nhiễm................................................12 Bảng 2.9. Phân loại nhóm chất thải phóng xạ.................................................13 Bảng 2.10. Phân loại nhóm chất thải hoá học.................................................13 Bảng 2.11. Các loại nhiễm khuẩn do chất thải rắn y tế nguy hại gây ra.........16 Bảng 2.12. Nguy cơ lây truyền sau khi da tiếp xúc với máu bệnh nhân........17 Bảng 2.13. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn T.P Hà Nội Năm 2010.........................................................................23 Bảng 4.1. Phân bố diện tích trong bệnh viện..................................................31 Bảng 4.2. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị trong những năm gần đây..36 Bảng 4.3. Thành phần và phân loại chất thải rắn phát sinh trong bệnh viện.........39 Bảng 4.4. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh giai đoạn 2010 - 2014 tại.........40 Bảng 4.5. Lượng CTRYT bệnh viện đầu năm 2015.......................................41 Bảng 4.6. Lượng chất thải rắn phát sinh giữa các ngày trong tuần 3/2015....42 Bảng 4.7. Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về vệ sinh của bệnh viện.........................................................................................................44 Bảng 4.8. Đánh giá về đối tượng chịu ảnh hưởng của CTRYT tại bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành..........................................................................45 Bảng 4.9. Hiểu biết về tác hại của chất thải y tế đối với người tiếp xúc.........46 vii Bảng 4.10. Tỉ lệ cán bộ bệnh viện bị thương tích do bơm kim tiêm, chất thải sắc nhọn từ.......................................................................................................47 Bảng 4.11. Nhân lực phục vụ công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện năm 2015...49 Bảng 4.12. Tỉ lệ thu gom CTRYT tại bệnh viện Đa Khoa Thạch Thành........52 Bảng 4.13. Danh mục các thiết bị phục vụ quản lý CTRYT...........................53 Bảng 4.14. Thiết bị phân loại thu gom của bệnh viện theo Quy chế quản lý chất thải y tế của BYT.....................................................................................54 Bảng 4.15. Đặc điểm nhà lưu trữ chất thải rắn y tế của bệnh viện so với quy chế quản lý chất thải y tế.................................................................................56 Bảng 4.16. Kết quả phân tích khí thải lò đốt rác tại bệnh viện......................60 viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Bản đồ thể hiện vị trí địa lý của bệnh viện Đa Khoa Thạch Thành. 32 Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức nhân lực tại bênh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành.....35 Hình 4.3 Nguồn phát sinh chất thải tại bệnh viện Đa Khoa............................38 huyện Thạch Thành.........................................................................................38 Hình 4.4 Biến động lượng CTRYT phát sinh giữa các ngày trong tuần.........43 Hình4.5 Sơ đồ hệ thống quản lý CTRYT tại BV đa khoa huyện Thạch Thành....48 Hình 4.6 Sơ đồ quy trình quản lý CTRYT tại BV Đa Khoa......................51 huyện Thạch Thành........................................................................................51 Hình 4.7 Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn của bệnh viện............................58 ix Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vấn đề môi trường đang trở nên ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của loài người đang được các quốc gia và cộng đồng trên thế giới quan tâm. Bởi lẽ ô nhiễm môi trường, sự suy thoái và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng về lâu dài cho các thế hệ mai sau. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ vật chất... đã làm gia tăng lượng lớn chất thải nguy hại được thải ra ngoài môi trường, đặc biệt là chất thải ở các bệnh viện. Hiện tại, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường dân cư xung quanh, gây lo lắng trong cộng đồng. Bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung của đất nước. Nhờ những nỗ lực phấn đấu không ngừng đó mà bệnh viện đã đạt được nhiều thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khỏe cho người dân. Bên cạnh những thành quả đạt được thì hiện nay, vấn đề nhức nhối tại bệnh viện là tình trạng chất thải rắn y tế thải ra với khối lượng khá lớn, đa phần là chất thải nguy hại mà hệ thống quản lý chất thải rắn y tế thì còn thiếu sót. Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp và tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra đối với môi trường và con người, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ đó, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng cảnh quan vệ sinh 1 cho bệnh viện. Vì vậy, việc đánh giá công tác quản lý cụ thể hơn là CTRYT tại bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng quản lý rác thải y tế tại bệnh viện nói riêng và tại các phòng khám tư nhân, các trung tâm y tế nói chung để hỗ trợ tốt hơn cho hệ thống quản lý chất thải hiện nay là vô cùng cần thiết. Đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lí chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa ” nhằm mục đích có cái nhìn tổng quát về công tác quản lý rác thải tại bệnh viện từ đó có những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. 1.2 Mục đích – yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lí chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa Khoa huyện Thạch Thành. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm được thực trạng phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện. - Đánh giá được công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện. - Đưa ra các đề xuất, biện pháp cho công tác quản lí chất thải rắn y tế để phù hợp hơn với điều kiện thực tế của bệnh viện. 2 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát chung về nghành y tế Y tế là một ngành có truyền thống lâu đời, sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngành y tế. Ngành y tế là một ngành then chốt trong lĩnh vực đảm bảo cho con người về mặt thể chất và là nghành độc lập có nhiều đối tượng (bệnh nhân) nhất, vì thế đây là ngành có cơ sở hoạt động rộng khắp toàn quốc. Y tế là ngành có mối quan hệ mật thiết với xã hội và là ngành có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, giải quyết các hậu quả xã hội, an toàn lao động. Vì thế, đây là một ngành luôn được quan tâm, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường trong sạch của ngành. 2.2 Đặc trưng về chất thải rắn y tế 2.2.1 Khái niệm liên quan đến chất thải rắn y tế - Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới + Chất thải y tế được xác định là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. + Chất thải y tế nguy hại được xác định là chất thải có chứa một trong các thành phần như máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận cơ quan của cơ thể người, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ được sử dụng trong y tế. Những chất này không được xử lý đúng cách sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người ( Định nghĩa ngân hàng thế giới ) - Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới, chất thải y tế là tất cả các loại chất thải thải phát sinh trong các cơ sở y tế bao gồm cả các chất thải nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn ( Tổ chức y tế thế giới ). 3 - Theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y Tế ban hành: + Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. + Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. + Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. + Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới. + Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới. + Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. + Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy. + Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy. + Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường ( Bộ Y Tế, Quy chế quản lí chất thải y tế ). 4 2.2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế ( CTRYT ) chủ yếu là: bê ênh viê ên; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiê êm và nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTRYT đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiê êm, khu phẫu thuật, bào chế dược. Bảng 2.1. Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế Loại CTR Nguồn gốc tạo thành Chất thải Sinh hoạt Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao gói.. Chất thải chứa các vi Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng trùng gây bệnh của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xét nghiê m ê , các gạc bông lẫn máu mủ của bê nê h nhân.. Chất thải bị nhiễm Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bê nê h bẩn nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà... Chất thải đặc biệt Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược... từ các khoa khám, chữa bê ênh, hoạt động thực nghiê êm, khoa dược… ( Nguồn: Báo cáo Môi Trường quốc gia, 2011) 2.2.3 Thành phần và lượng chất thải rắn y tế phát sinh 2.2.3.1 Thành phần chất thải rắn y tế Theo Báo cáo Môi trường quốc gia, 2011 của Bộ TNMT, hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác. Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lê ê các thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTRYT, chưa kể 52% CTRYT là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có lượng 5 lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10% ( bảng 2.2 ). Bảng 2.2. Thành phần trong CTR bệnh viện Việt Nam Thành phần chất thải % Trọng lượng Rác hữu cơ 52,0% Giấy bao gói các loại 3,5% Thủy tinh, các lọ đựng thuốc, kim tiêm ... 3,2% Bệnh phẩm 0,6% Chai, túi nhựa các loại 10,0% Kim loại, vỏ hộp 0,7% Bông băng, bột bó gẫy xương 9,0% Đất đá và các chất khác 21,0% ( Nguồn: Bộ Y Tê, 2009 ) Các nước có nền kinh tế khác nhau thì thành phần CTR ở bệnh viện không giống nhau ( bảng 2.3 ). Bảng 2.3. Thành phần của chất thải rắn y tế ở một số nước trên thế giới Đức Thái Lan In-đô-nê-xi-a Lào Chất thải thông thường 68,0% 79,0% 80,0% 85,0% Chất thải lây nhiễm 20,0% 16,0% 15,0% 12,0% Chất thải sắc nhọn 4,0% 1,5% 1,0% 0,5% Chất thải hóa học, phóng xạ 5,0% 3,0% 3,0% 2,0% Chất thải khác 3,0% 0,5% 1,0% 0,5% ( Nguồn : Fauziah Shahul Hamid, 2012) Trong rác thải y tế chứa chủ yếu là loại chất thải thông thường như rác thải sinh hoạt và một số loại không chứa yếu tố gây độc hại và có thể tái 6 chế được ( 68% - 85%). Đối với các nhóm nước khác nhau thì thành phần các chất thải cũng khác nhau như thành phần các chất thải nguy hại ở các nước phát triển cao hơn nhiều so với nhóm nước đang phát triền và ngược lại thành phần cấc chất thải thông thường lại thấp hơn so với các nước đang phát triển. 2.1.3.2 Lượng chất thải rắn y tế phát sinh. Khối lượng chất thải y tế được phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Cơ cấu bệnh tật bình thường, dịch bệnh, thảm hoạ đột xuất. - Loại và qui mô bệnh viện, phạm vi khám chữa bệnh. - Số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú. - Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực. - Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc. - Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân.  Khối lượng CTRYT phát sinh tại Việt Nam Khối lượng CTRYT nguy hại giữa Việt Nam và các quốc gia trên Thế Giới có sự khác biệt đáng kể. So với các quốc gia phát triển thì lượng CTR nguy hại của Việt Nam lớn hơn, gấp khoảng 1,5 – 2,5 lần. Với các quốc gia đang phát triển thì lượng CTR nguy hại của Việt Nam thấp hơn một chút so với In-đô-nêxi-a và Lào; gấp 1,2 lần so với Thái Lan ở các bệnh viện tuyến trung ương ( bảng 2.4 kết hợp bảng 2.7 ). Cụ thể: Tổng lượng CTRYT trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, tổng lượng CTR nguy hại là 16 – 30 tấn/ngày. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại trung bình là 0,14 – 0,20 kg/ giường/ngày (Báo cáo Môi trường Quốc gia, 2011). 7 Bảng 2.4. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y Tế Chỉ số Giá trị TB Lượng phát sinh CTR y tế (kg/giường bệnh/ngày) 1,53 Lượng CTR nguy hại (kg/giường bệnh/ngày) 0,25 Tỷ trọng CTR y tế nguy hại (tấn/m3) 0,13 Tỷ lệ TP nguy hại/ tổng lượng phát sinh (%) 16,2 (Nguồn:Cục quản lí khám chữa bệnh, 2009 ) Việt Nam có hệ thống bệnh viện theo tuyến gồm: tuyến Trung Ương, tuyến Tỉnh và tuyến Huyện và các trung tâm y tế xã. Các tuyến bệnh viện này thì khối lượng chất thải rắn y tế cũng dao động khá lớn. Các bệnh viện tuyến trên thường thải ra nhiều chất thải hơn so với các tuyến dưới và lượng chất thải cũng có sự khác nhau giữa các khoa trong một bệnh viện ( bảng 2.5 ). Bảng 2.5. Lượng chất thải phát sinh ở các tuyến bệnh viện Việt Nam Chất thải y tế nguy hại Tuyến bệnh viện (kg/giường bệnh/ngày) Trung ương 0,29 Tỉnh 0,22 Huyện 0,13 Xã 0,04 ( Nguồn: Bộ y tế, 2011) 8 Bảng 2.6. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các khoa trong bệnh viện Tổng lượng chất thải Tổng lượng chất thải y tế phát sinh Khoa nguy hại (kg/giường.ngày) (kg/giường.ngày) BV BV BV Trung BV BV BV Trung TW tỉnh huyện bình TW tỉnh huyện bình Hồi sức cấp cứu 1,08 1,27 1,00 0,30 0,31 0,18 Nội 0,64 0,47 0,45 0,04 0,03 0,02 Nhi 0,50 0,41 0,45 0,04 0,05 0,02 ngoại 1,01 0,87 0,73 0,26 0,21 0,17 sản 0,82 0,95 0,74 0,21 0,22 0,17 Mắt/ tai mũi họng 0,66 0,68 0,34 0,12 0,10 0,08 Cận lâm sàng 0,11 0,10 0,08 0,03 0,03 0,03 0,86 0,14 ( Nguồn: Bộ Y Tế, Quy hoạch quản lý chất thải y tế, 2009)  Khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới Nền kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ phát sinh CTR trong bệnh viện của các quốc gia. Nếu so sánh giữa các quốc gia trên thế giới thì lượng phát sinh CTR nguy hại của các nước phát triển thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển và bệnh viện tư nhân có khối lượng phát sinh lớn hơn so với các bệnh viện trung ương ( bảng 2.7 ). 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng