Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận âm mưu và thủ đoạn của diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các...

Tài liệu Khóa luận âm mưu và thủ đoạn của diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trên mặt trận văn hoá tư tưởng ở việt nam hiện nay

.PDF
86
69
88

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử xã hội loài người đã chi nhận từ năm 1848, “Chủ nghĩa xã hội đã được tất cả các thế lực ở Châu Âu thừa nhận là một thế lực”. Từ khi ra đời nó được coi là một bóng ma đang ám ảnh bầu trời Châu Âu và giai cấp tư sản thế giới đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó” [16 - 539]. Mưu đồ lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa để xoá bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và phủ định hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới theo kiểu phương tây luôn luôn là mục tiêu chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Thực hiện âm mưu đó, chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành bằng nhiều chiến lược phản cách mạng, không ngừng điều chỉnh đường lối, chính sách hòng đạt mục đích “Bá chủ thế giới”. Hiện nay, chúng đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ để chống phá chủ nghĩa xã hội và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “DBHB” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự; là chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc gây dao động, mơ hồ, ảo tưởng về mục tiêu cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mục tiêu của chiến lược “DBHB” đối với cách mạng nước ta là xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước mắt, chúng tập trung vào thúc đẩy tự do hoá chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ không giới hạn, thúc đẩy tư nhân hoá nền kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa và “phi chính trị hoá lực lượng vũ trang để chủ động tiếp cận, chọn lọc và hành động từng bước, đánh có trọng điểm tiến tới hoá hoại toàn diện. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Cuộc đấu tranh 1 dân tộc, đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt hơn. Các thế lực phản động quốc tế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “DBHB”, kết hợp với âm mưu bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó chúng coi “DBHB” trên mặt trận văn hoá tư tưởng là khâu đột phá. Phòng, chống chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ của kẻ thù nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới v ì mục tiêu “Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” là một trong những vấn đề sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, là trách nhiệm của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, nghiên cứu đề làm rõ âm mưu, thủ đoạn và tăng cường cảnh giác, chủ động trong biện pháp phòng chống có hiệu quả chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của Mỹ đối với Việt Nam là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : Ở Việt Nam trong 30 chống chiến tranh xâm lược, vấ đề này được kết hợp nghiên cứu trong việc tìm hiểu ý đồ, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động để có đối sách thích hợp, thể hiện trong các Nghị quyết công tác năm, chỉ thị, quyết định của lực lượng quốc phòng , nội vụ và tỏng văn kiện của Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện đấu tranh. Với tư cách là những đối tượng của chiến lược “DBHB”, Trung Quốc và Việt Nam đã nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc về vấn đề này thông qua các công trình như: - Trung Quốc: “Chiến lược DBHB của Mỹ” (Lương Văn Đồng chủ biên, Nxb Nhân dân Lĩnh Cát Lâm - Trung Quốc, 1992, Tổng cục II Bộ quốc phòng 1993), “Cuộc đọ sức hai chế độ xã hội - bàn về chống “DBHB” (Cốc Văn Khang, Nxb Hồ Nam ấn hành 1991, Nxb Chính trị quốc gia và Tổng cục II Bộ Quốc phòng dịch và xuất bản ở Việt Nam 1994), “hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súgn 2 (Lưu Đình Á chủ biên,k Nxb Chính trị quốc gia, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, Hà Nội 1994). - Việt Nam: Quyết tâm làm thất bại chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch (Ban tư tưởng - văn hoá TW, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội 1994), “Chiến lược DBHB” (Nguyễn Anh Lân chủ biên, Nxb Tổng cục II Bộ Quốc phòng,Hà Nội 1993); Bàn về “DBHB” (Nguyễn Đỗ Hoàng, Nxb CAND, Hà Nội 1991)… Những công trình này đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về chiến lược “DBHB” của địch. Nhìn chung, đây alf một đề tài khó, đòi hỏi người viết phải tham khảo nhiều tài liệu, có tư duy sâu sắc và một trình độ tổng hợp cao. Nhưng đề tài có sức hấp dẫn bởi nó không những có tính lịch sử mà còn có tính thời sự và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, người viết luận văn đã tiếp cận vấn đề từ một góc độ văn hoá tư tưởng với mong muốn góp một chút công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOÁ LUẬN . * Mục đích: làm rõ thực chất âm mưu và thủ đoạn của “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trên mặt trận văn hoá tư tưởng ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu những hiện tượng, những hình thức biểu hiện của “DBHB” trên mặt trận văn hoá tư tưởng để phát hiện bản chất của nó. Từ đó đề xuất những giải pháp tích cực chống lại chiến l ược “DBHB”, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ nay về sau. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. * Cơ sở lý luận việc nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin. Khoá luận nghiên cứu một cách khách quan những luận điểm đối nghịch chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định tính đúng đắn và khoa học của ý thức hệ Mác - Lê nin. 3 * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích so sánh. 5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KHOÁ LUẬN. Khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chủ nghĩa xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng. 6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN. 4 CHƯƠNG I : “DBHB” VÀ “DBHB” TRÊN MẶT TRẬN VĂN HOÁ TƯ TƯỞNG Ở VIỆT NAM. I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC “DBHB”. 1. Diễn biến hoà bình là gì ? Cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước Nga đã mở ra con đường phát triển mới cho nhân loại. đó là con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và các giai cấp bóc lột. Việc mở ra con đường này đồng nghĩa với sự bắt đầu một thời đại lịch sử mới mà trong đó địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản bị thách thức. Ngay lập tức, chủ nghĩa tư bản thế giới, các thế lục phản động đã xúm lại tìm cách bóp chết chủ nghĩa xã hội ngay từ khi còn “trong trứng nước”. Ỷ vào tiềm lực hơn hẳn về kinh tế, quân sự, chúng đã phát động cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc chống nước Nga Xô Viết non trẻ trong những năm 1918 - 1922. Chúng đã hướng sức mạnh tàn phá do chủ nghĩa phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô (1941 - 1945). Song những nỗ lực của chủ nghĩa đế quốc trong việc dùng sức mạnh quân sự và chiến tranh để tiêu diệt Liên Xô - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã bị thất bại thảm hại. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xo đang đứng vững trước những cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc - phản động quốc trê. Trong khi đó, cách mạng lần lượt thành công ở các nước Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội - các cao trào giải phóng dân tộc đã thu hẹp đáng kể phạm vi thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Từ kinh nghiệm lịch sử ở giai đoạn trước, lẫn thực tế tình hình tư bản và đế quốc hiếu chiến nhận thấy rằng, không thể xoá bỏ được chủ nghĩa xã hội hiện thực - xâm chiếm các nước xã hội chủ nghĩa bằng cách trực tiếp dùng thủ đoạn quân sự. Hơn nữa, việc phát động một cuộc chiến tranh qui mô lớn, trực diện tấn công v ào các nước xã hội chủ nghĩa có thể đưa tới hậu quả ngược chiều là chủ 5 nghĩa tư bản thế giới tiếp tục bị đe doạ và thất bại nặng nề hơn nhiều. Bằng chứng hùng hồn là hại cuộc chiến tranh thế gới do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đưa tới thắng lợi mở rộng phạm vi của chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, sau chiến tranh thất bại ở Việt Nam, những phần từ diều hâu phản động nhất buộc phải xem xét, cân nhắc lại những khả năng và hiệu quả của việc sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế của mình. Một loạt tác giả hàng đầu về nghiên cứu chiến lược của Mỹ như : Kitxingiơ, Brêdinxki, Mắcnamara… bắt đầu đưa ra những khuyến cáo về sự thay đổi chiến lược từ chỗ dùng sức mạnh quân sự “lấy thịt đè người” chuyển sang giải pháp “chiến tranh không cần khói súng”. Nhờ việc hoàn thiện chiến lược “DBHB” mà những năm gần đây chúng đã và dang giành được những thắng lợi nhất định. Chúng tấn công và làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ. Hiện nay, mũi nhọn của “DBHB” đang được ráo riết thực hiện thâm độc, quyết liệt, hướng trọng tâm vào các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như : Cu Ba, Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên nhằm thực hiện mục đích “Bá chủ toàn cầu”, làm “xanh hoá cái đầu đỏ”. Vậy khái niệm về “DBHB” là gi ? Khái niệm v“DBHB” được thể hiện qua rất nhiều cụm từ như : “Chuyển hoá hoà bình” (Peaceful change); “Biến đổi hoà bình” (Peaccful transformaton). “cách mạng hoà bình” (pcaceful revolution), “cạnh tranh hoà bình” (peaccful competitison); “Phương pháp hoà bình” (peacegul means). Thậm chí, các thế lực thù địch còn đưa ra khái niệm “Bom F”, chữ đầu của chữ Food, tức là “thức ăn” trong tiếng Anh. Khi nói về “Bom F”, Kitxinh giơ đã nói : “con đường bằng phẳng nhất để đi vào các nước đang phát triển là đi qua cái dạ dày của họ”. Mặc dù được gọi dưới nhiều tên khác nhau, nhưng thuật nghwx “DBHB” vẫn được sử dụng phổ biến nhất. “DBHB” theo cách hiểu chung nhất đó là, chiến lược tấn công trên qui mô toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch do Mỹ 6 khởi xướng với những ý tưởng ban đầu từ cuối những năm 40 nhằm thủ tiêu chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành thắng lợi bằng biện pháp quân sự. chiến lược “DBHB” được thực hiện thông qua việc sử dụng các phương thức tổng hợp, thủ đoạn hd phá hoại thâm độc, tinh vi với tính chất, phạm vi và mức độ khác nhau , kể cả biện pháp răn đe quân sự, diễn ra trên mọi lĩnh vực mà kinh tế chính trị, tư tưởng và nội bộ là mặt trận nóng bỏng, dân tộc tôn giáo là “ngòi nổ”. Các hoạt động này chủ yếu làm xuất hiện ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa những nhân tố phản cách mạng, hỗ trợ và tiếp sức cho các nhân tố này mạnh dần lên trở thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; từng bước làm suy giảm tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; làm suy yếu và làm mất dần bản sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa; kết hợp tác động từ bên ngoài tạo ra sự vận động từ bên trong một cách toàn diện theo hướng tư bản chủ nghĩa từng bước chuyển hoá theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chiến lược này lợi dụng các đặc điểm tỏng môi trường quan hệ quốc tế, như sự đan xen và tương tác giữa hợp tác và cạnh tranh, xu hướng quốc tế hoá, khu vực hoá đồng thời với xu hướng đề cao chủ nghĩa dân tộc. Chúng lợi dụng các khẩu hiệu “dân chủ”, “nhân quyền” giả hiệu để kích động quần chúng, gây rối loạn xã hội. Chúng triệt để khai thác những sơ hở, thiếu sót, sự chưa hoàn chỉnh của đường lối chính sách trong cải tổ và đổi mới; Khoét sâu sai lầm trong tổ chức thực hiện, trong lãnh đạo và quản lý các mặt của đời sống xã hội. Quá trình “DBHB” là qúa trình đấu tranh giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa đang cải tổ, cải cách, đổi mới, tức là xã hội đang trong qúa trình biến động, đang chứa đựng nhiều yếu tố ổn định. Tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, việc giải quyết tình thế chính trị này không nhất thiết diễn ra dưới dạng chuyển hoá “hoà bình” mà có thể xảy 7 ra hỗn loạn chính trị - xã hội, thậm chí bạo loạn phản cách mạng, lật đổ không ngoại trừ khả năng can thiệp vũ trang từ bên trong. 2. Bản chất của “DBHB”. Đối với thế giới tư bản chủ nghĩa, việc chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời, tồn tại và phát triển là điều chúng không thể chấp nhận được. Bởi vì : Thứ nhất: Theo bản chất riêng của mình, chế độ xã hội chủ nghĩa là một con đường phát triển tất yếu của lịch sử mang chức năng phủ định trực tiếp mô hình đối lập - là cntb. Thứ hai: Đối với thị trường thế giới vốn đã được chủ nghĩa tư bản giành giật và phân chia từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mỗi nước cũng như toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa do sự tồn tại, độc lập và chủ quyền quốc gia của mình, đặc biệt do thể chế chính trị và kết cấu, cơ chế kinh tế đặc trưng và hoàn toàn mới mẻ của nó, đã thực sự là những vùng mà chủ nghĩa tư bản khó bề kiểm soát. Do vậy, mọi hoạt động của giai cấp tư sản chống chủ nghĩa xã hội đều mang bản chất phản động và ngăn trở tiến trình lịch sử nhân loại. chiến lược “DBHB” dù không sử dụng các biện pháp quân sự, mục đích của nó vẫn là loại bỏ chủ nghĩa xã hội khỏi vũ đài chính trị thế giới, loại bỏ một hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến nhất, kéo lịch sử trở về chủ nghĩa tư bản. Vì thế, chiến lược này mang bản chất chống cộng rất phản động, nguy hiểm. chiến lược “DBHB” là sự can thiệp toàn diện, thô bao vào công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn đầu, chủ yếu nó can thiệp ở khu vực ngoại vi, đặt trọng tâm v ào các hoạt động bao vây, ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa và của các nước xã hội chủ nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc. Nhưng sang giai đoạn “Vượt trên ngăn chặn” thì sự can thiệp này trở nên lộ liễu, trắng trợn. Nichsơn khẳng định rằng : “Không được chấp nhận quan điểm cho rằng, cộng sản có quyền cạnh tranh với chúng ta trong thế giới tự do, còn chúng ta thì không có quyền cạnh 8 tranh với họ trong thế gới cộng sản, chúng ta phải phát triển chiến lược thi đua hoà bình với Matxcơva ở Đông Âu và ở cả Liên Xô, phải thúc đẩy ch “DBHB” dưới chế độ của họ [33]. Chúng ta biết rằng, chiến lược “DBHB” là âm mưu và hành động của chủ nghĩa đế quốc chống lại sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, những thủ đoạn tiến công lắt léo, tinh vi dưới các chiêu bài mị dân như : “Sự nhích lại gần”, “Giải phóng tư tưởng” hoặc “Cạnh tranh hoà bình”… đã đánh trúng tâm tư, nguyện vọng và ước mong của quần chúng nhân dân và một bộ phận cán bộ, đảng viên chiến lược “DBHB” đã che đậy được bản chất xấu xa, phản động của nó. Ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa, trong giới ktrí thức và chính khách do mơ hồ, mất cảnh giác, ảo tưởng nên có nhiều người đứng ra bào chữa cho các hành động của chủ nghĩa đế quốc. Họ tự cho rằng, chủ nghĩa xã hội xụp đổ là do “tự DBHB” chứ không phải do can thiệp, tiến công của chủ nghĩa đế quốc từ bên ngoài. 3. Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược “DBHB”. Để thực hiện chiến lược “DBHB”, chủ nghĩa đế quốc huy động và sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp : chính trị, tư tưởng, kinh tế, ngoại giao, phá hoại ngầm, bạo loạn lật đổ, chiến tranh ngoại vi… nhằm gây cản trở cho việc phát triển và mở rộng các nước xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tạo ra nhêìu khó khăn trong đời sống kinh tế - xã hội tinh thần ở các nước xã hội chủ nghĩa. Khi môi trường khách quan của “DBHB” xuất hiện thì chuyển hướng chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” làm xụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc tiến công bằng các biện pháp mềm dẻo, thúc đẩy ch đánh từ trong lòng của nước xã hội chủ nghĩa. Chú trọng vận dụng các thủ đoạn phi quân sự, tổng hợp và đa dạng cả về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, ngoại giao… trên cơ sở bí mật, êm thấm và xảo quyệt. 9 Hiện nay, trong chiến lược “DBHB”, vũ khí lợi hại nhất và được đặt lên hàng đầu trong suốt qúa trình thực hiện là vũ khí văn hoá - tư tưởng. Thực chất, đó là kế sách phá vỡ thành luỹ chủ nghĩa xã hội từ bên tỏng; là chiến lược “mối xông nhà”; là “thủ thuật làm nhụt ý chí dẫn đến mất niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, mất sức mạnh, mất nhuệ khí và nội lực của chủ nghĩa xã hội; tạo “Khoảng trống để đưa hệ tư tưởng tư sản, dẫn đến mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Với thủ đoạn “mối xông nhà” để thực hiện ý đồ làm ruỗng nát cơ cấu kinh tế chính trị , xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, cuộc chiến tranh văn hoá - tư tưởng được chủ nghĩa đế quốc phát động lần này xoay quanh trò bịp “phi ý thức hệ”, coi như không có tư tưởng phản nghịch, coi như không có đối kháng tư tưởng phản nghịch mà chỉ là sự “đồng nguyên” hoặc “đa nguyên” tư tưởng… Trò bịp “phi ý thức hệ”, “phi tư tưởng” thực chất hòng làm lu mờ bản chất giai cấp của hệ tư tưởng mác xít, làm xoá nhoà ranh giới và lập lờ “đánh lộn con đen”, làm cho nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa lơ là, mất cảnh giác, bị chia rẽ và suy yếu từ bên tỏng. Cách làm của chúng là “mưa dầm thấm lâu”, “nước chảy đá mòn”, kết hợp đẩy nhanh phá hoại với kiên trì chờ chuyển hoá. Tất nhiên cũng không loại trừ rằng khi tình thế cho phép chủ nghĩa đế quốc có thể lợi dụng tình hình phức tạp ở bên trong các nước để gây sự cố và xâm lược bằng quân sự. Tóm lại, từ những nội dung trên chúng ta rút ra một số đánh giá sau: Một là, chiến lược “DBHB” là con đẻ của quyết tâm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, với tư cách là một hệ tư tưởng, ột con đường phát triển của xã hội loài người. Chiến lược này ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đánh giá cùng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải tổ, cải cách, cuộc đấu tranh lịch sử giữa hai hệ thống xã hội đối lập chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới đã chuyển 10 sang giai đoạn có ý nghĩa quyết định: “một mất một còn”. Vấn đề “Ai thắng ai” theo đánh giá của các chiến lược gia của chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một vấn đề thời sự trực tiếp chứ không còn là triển vọng lịch sử lâu dài. Hai là, Thực chất của chiến lược “DBHB” căn cứ vào diễn biến tình hình ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa và dựa vào các nhân tố chống đối ở bên trong mỗi nước mà tác động và tấn công một cách thích hợp trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thực hiện một cuộc vận động phản cách mạng nhằm đưa các qúa trình kinh tế - xã hội, chính trị đang diễn ra ở mỗi nước chuyển sang con đường tư bản chủ nghĩa, đánh đổ Đảng Cộng sản và công nhân, đưa các lực lượng phục hồi chủ nghĩa tư bản lên cầm quyền. Ba là, Chiến lược “DBHB” lấy mặt tấn công vào các nước xã hội chủ nghĩa làm chính, đồng thời, tăng cường, bao vây, gây sức ép từ bên ngoài. Bốn là, trong chất lượng “DBHB”, mặt trận văn hoá - tư tưởng nổi lên hàng đầu. “DBHB” trước tiên diễn biến về mặt tư tưởng trên các lĩnh vực đời sống chính trị và kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, việc phòng và chống “DBHB” là một trong những vấn đề cấp bách đối với chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói rêing. Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có một chiến lược tập trung chỉ đạo và phối hợp thống nhất các lực lượng nhằm đánh bại âm mưu và hoạt động “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Đồng thời, việc nghiên cứu và xác lập những luận cứ khoa học làm cơ sở cho đấu tranh chống “DBHB” cũng là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Xuất phát từ vấn đề trên, Đảng ta khẳng định rằng: “Bản chất của chiến lược “DBHB” này là chống chủ nghĩa xã hội, chống độc lập dân tộc. “DBHB” và đấu tranh chống “DBHB” thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc rất quyết liệt và gay gắt, giải quyết vấn 11 đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa đế quốc [2 - 4]. Như vậy, mục đích của “DBHB” vẫn được thực hiện bằng việc chống phá đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, đưa các nước xã hội chủ nghĩa tham gia vào bộ máy “thế giới tự do” tvc. Qúa trình thực hiện v“DBHB” đối với các nước xã hội chủ nghĩa cho thấy mục tiêu này đã được bọn đế quốc diều hâu kiên trì theo đuổi và rõ ràng trên thực tế đã có những kết quả nhất định. II. DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH TRÊN MẶT TRẬN VĂN HOÁ TƯ TƯỞNG Ở VIỆT NAM. 1. Việt Nam đứng trước những thử thách mới: Trong tình hình quốc tế đang diễn ra phứctạp như hiện nay thì tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng có nhiều biến động mạnh mẽ. Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường quốc gia và xu thế thúc đẩy các mối quan hệ khu vực phát triển, bình thường hoá, đa dạng hoá quan hệ ngày càng tăng trên cơ sở lấy lợi ích dân tộc, lợi ích kinh tế làm cơ sở. Kết quản quan trọng của Hội nghị cấp cao các nước “Không liên kết” họp ở Inđônêxia (9.1927) cũng như quan hệ giữa các nước Đông Nam Á phát triển đã phản ánh rõ nét xu thế đó. Bước vào cuỗi thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX sự khủng hoảng toàn diện, sâu sắc dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội về mặt Nhà nước ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho các nước đang phát triển mất đi một chỗ dựa hùng hậu trên nhiều phương diện. Sau khi Liên Xô xụp đổ, Mỹ ra sức lợi dụng LHQ can thiệp, xâm nhập vào nhiều nơi hòng lập nên một trật tự thế giới mới do Mỹ thóng trị. Các nước lớn mâu thuẫn với nhau nhưng cũng thoả hiệp để giành lợi ích chiến lược. Tình hình Đông Nam á - Đông Dương, vì vậy vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như vtrong vấn đề Campu chia, Đông Timo, vấn đề tranh chấp biển Đông… Với vị trí tiền đồn quan trọng, Đông Nam á - Đông Dương đã và đang là khu vực tranh chấp gay gắt giữa cách mạng và phản 12 cách mạng, giữa các nước lớn trong các vấn để: Biên giới, lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo… Tổng thống Mỹ - Burh (28.9.1991) cho rằng: Hầu hết 45 năm qua, trọng điểm số một của chúng ta là ngăn chặn ý thức hệ cộng sản - Đến nay chúng ta mới đối phó với thử thách đó một cách thành công… Nhưng Đông Nam á - Thái Bình Dương vẫn là xứ sở của những xã hội phát triển mạnh mẽ nhất về kinh tế chính trị. Ở đây vẫn còn một số chế độ cộng sản cuối cùng và những điểm nóng khu vực chiến lược như Campuchia, Bắc Triều Tiên và lãnh thổ tranh chấp chưa được giải quyết. Trong mọi trường hợp phức tạp này khi kỷ nguyên phiêu lưu của Liên Xô giảm xuống Mỹ vẫn cần có lực lượng mới ở Việt Nam, Cămpuchia, Bắc Triều Tiên. Đến ngày 9.1.1992, Burh khẳng định tiếp : Lịch sử sẽ viết thời điểm này là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất tiến tới một trật tự thế giới mới và chắc chắn là một bước ngoặt trên đường tiến tới tự do dân chủ trên toàn thế giới; đó là một bước ngoặt trên đường tiến tới tự do dân chủ trên toàn thế giới; đó là một việc lớn lao đối với nước Mỹ… Chúng ta phải có sự quan tâm cốt tử với Châu Á - Thái Bình Dương. Phải tăng cường hợp tác tổ chức kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương như là khuôn khổ thiết yếu trong khu vực. Phải khuyến khích Trung Quốc theo chính sách cải cách và công khai trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị để hoà nhập Trung Quốc vào cộng đồng quốc tế. Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ Hiệp định hoà bình Pari về Campuchia và ủng hộ cải cách kinh tế chính trị nhằm thúc đẩy hoà bình và dân chủ ở Việt Nam - Lào - Cămpuchia - Và Burh cho rằng : “Xu hướng cải cách dân chủ ở Đông Âu vẫn chưa lan tới các xã hội Khổng tử - Lê nin ở Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và phải tăng cường sức ép chính trị ở những nước này. Trung Quốc cho rằng, chuyến đi của Burh sang ChâuÁ - Thái Bình Dương (1.1992) là để triển khai chiến lược chống phá và tìm mọi cách 13 cản trở việc bình thường háo quan hệ Việt - Trung, tìm cách tách Lào và đặc biệt là Cămpuchia ra khỏi Việt Nam, biến Cămpuchia phụ thuộc ảnh hưởng của Mỹ, thành lập mặt trận chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc và Việt Nam sau khi đã thành công trong công cuộc làm tan rã Liên Xô. Trong bối cảnh đó của khu vực, từ những năm 80 Mỹ đã tích cực tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt ở Việt Nam. Từ năm 1989, nhất là khi Liên Xô và Đông Âu xụp đổ, thực hiện chiến lược “Toàn cầu” vượt trên ngăn chặn”, chúng ngày càng thúc đẩy chiến lược “DBHB” chống phá Việt Nam mà mũi nhọn là trên lĩnh vực văn hoá - tư tửơng. Nich Sơn (12.1.1992) phát biểu : Giữa lúc chủ nghĩa cộng sản hất ra hỏi cuối cùng tại đế quốc ác quỷ (chỉ Liên Xô), Phương tây lại hướng đến những chính sách muốn nó sống ở Việt Nam. Đây là một diễn biến đang khinh hoàng. Bình thường hoá quan hệ và giải toả cấm vận thương mại của phương Tây đối với chính phủ cộng sản ở Hà Nội, là cung cấp một hệ thống cứu chết đuối cho một chế độ đang xâm lược ở nước ngoài và đàn áp tàn bạo ở trong nước… Một chế độ như chế độ ở Hà Nội không đáng và không nên được công nhận là một thành viên có tư cách tốt của cộng đồng quốc gia… Trong lúc chào mừng thất bại của ý thức hệ cộng sản, chúng ta phải cam kết chấm dứt ách áp bức ở Hà Nội đối với những người Việt Nam đã từng chiến đấu quả cảm với chúng ta”. Như vậy, Mỹ cho rằng Liên Xô xụp đổ là “Hồi chuông báo tử giành cho phong trào cộng sản quốc tế”và là “cú trời giáng đánh vào các chính phủ cộng sản khác”. Do đó, phải tận dụng thời cơ chuyển trọng điểm sang xoá bỏ các nước XHCN còn lại, tập trung ở châu Á “DBHB”. Mỹ và các thế lực phản động cho rằng, thời cơ hành động đã chín muồi vf “cộng sản đã hết thời ở Việt Nam. Cho nên chủ trương phát triển và thống nhất lực lượng trong nước, chuẩn bị hành động. Chúng đánh giá Việt Nam không khỏi có những chuyển biến to lớn. Bởi vậy, phải kích động quần chúng với lá bà dân chủ đa nguyên, nhân quyền, chống tham nhũng và phải tận dụng thời điểm bùng nổ do “lực lượng chính không ai 14 khác chính là những ngườicộng sản với nhau”. Chúng cho rằng, muốn chuyển hoá chế độ trước hết thúc đẩy “chính những người cộng sản đặt quyền lợi dân tộc lên trên”, lật đổ nhau từ tỏng nội bộ Đảng, vì không một nước lớn nào trực tiếp lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam mà chỉ có “cộng sản lật đổ cộng sản”, từ đó tập hợp lực lượng phản động trong tôn giáo nguỵ quân, nguỵ quyền và “dân chủ cấp trên” chớp thời cơ giành chính quyền. Tóm lại, chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam của Mỹ và các lực lượng phản động là một chiến lược cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải vững vàng trong thế trận đấu tranh trên mặt trận văn hoá - tư tưởng, làm vô hiệu hoá âm mưu và hoạt động “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam. 2. Các chiến lược “DBHB” chủ yếu được Mỹ và các thế lực thù địch sử dụng chống Việt Nam. Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống phá Việt Nam. Ngày 23.9.1992, Thượng nghị Viện Mỹ đã thông qua dự luật số 954 để thực hiện “DBHB” chống Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các vấn đề : “yêu cầu cải cách dân chủ”, đòi Việt Nam “tự do hoá chính trị”; “tôn trọng quyền con người”; “xây dựng một chính phủ dân chủ ở Việt Nam theo quan điểm của Mỹ: Thông qua dự luật này Mỹ không chỉ thể hiện quan điểm bảo vệ quyền lợi của giai cấp t ư sản cầm quyền Mỹ, mà còn xác định Việt Nam là mục tiêu tác động của chính quyền Mỹ về “Nhân quyền”, “Tự do dân chủ” và phát triển kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa làm cơ sở để Mỹ tiến công Việt Nam trong “DBHB”. Ngày 12.7.1995, trong diễn văn tuyên bố bình thường hoá quan hệ đối với Việt Nam, Tổng thống Mỹ B.Clintơn đã công khai chủ trương và ý định của Mỹ là “bình thường hoá quan hệ để nhằm thúc đẩy “sự nghiệp tự do ở Việt Nam” như đã từng diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. 15 “Cuốn Việt Nam vào cải cách kinh tế, cải cách dân chủ là biện pháp chính để thúc đẩy tự do ở Việt Nam theo quan điểm phương Tây. Với tinh thần đó, Mỹ đã nêu ra 3 bộ phận chiến lược quan trọng để đẩy mạnh hoạt động “DBHB” chống Việt Nam là: Thứ nhất, chiến lược chi phối đầu tư, thực hiện “DBHB” bằng con đường kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đổi mới về kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, rất cần vốn, tri thức và công nghệ, Mỹ hiểu rất rõ điều đó và đề ra chủ trương điều phối tư bản của các nước vào thị trường Việt Nam bằng 3 đợt sóng: Đầu tiên là Đài Loan, Hồng Công và các nước Asian ; Thứ hai, là Hàn Quốc và các nước phương Tây; giai đoạn ba là các công ty Mỹ và các tập đoàn tư bản đa quốc gia, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế do Mỹ chi phối. chiến lược chi phối đầu tư với mục tiêu sâu xa là : Vực dậy nên kinh tế tư nhân, tạo ra những yếu tố có lợi về kinh tế cho phát triển tư bản chủ nghĩa. Thông qua đõ, Mỹ tìm cách nắm, hướng thành phần kinh tế tư nhân vào quỹ đạo của mình, lấn át kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, xoá bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có những công ty Mỹ núp dưới danh nghĩa các nước khác vào Việt Nam, đến nay ra hoạt động công khai bằng cách mua lại cổ phần trong các công ty đó. Đối với những công ty của các tập đoàn tư bản lớn của các nước, Mỹ đang tiến hành đàm phán, mua lại các cổ phần sao cho trong các liên doanh lớn và quan trọng Mỹ chiếm được số đa. Đồng thời, chủ nghĩa tư bản triệt để viẹc ta mở rộng giao lưu quốc tế và nhu cầu thu hút vốn đầu tư (kể cả hình thức viện trợ phi chính phủ, từ thiện, nhân đạo) để gây sức ép đòi ta chấp nhận đa nguyên chính trị, để cho Đảng phái hoạt động công khai, khuyến khích phát triển nền kinh tế thị trường tự do theo hướng tư nhân hoá, để hình thành và phát triển giai cấp tư sản ở Việt Nam, thu hẹp kinh tế quốc doanh, làm suy yếu cơ 16 sở vật chất của chế độ mới. Chính quyền một số nước đang gia tăng chỉ đạo và tài trợ các tổ chức phi chính phủ vào Việt Nam tổ chức các lớp học, các cuộc hội thảo; ký các chương trình giáo dục - đào tạo với các trường Đại học, hình thành các trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Nhiều tổ chức phi chính phủ lâu nay mang danh nghĩa “nhân đạo” nay thấy rõ họ được Quốc hội, Chính phủ của họ tài trợ; thông qua các cá nhân với những thành phần khác nhau, có địa vị hợp pháp để thực hiện các chương trình thúc đẩy nền kinh tế thị trường ngày càng tự do, chuyển hoá chính trị ngày càng dân chủ hơn, văn hoá độc hại ngày càng có chỗ đứng trong lòng xã hội Việt Nam. Ý đồ của họ là thông qua lĩnh vực kinh tế và pháp luật để từng bước làm biến dạng, chuyển hoá chế độ chính trị ở nước ta. Ngoài việc chi phối, đầu tư trên lĩnh vực kinh tế, Mỹ và các thế lực thù địch với Việt Nam luôn tìm cách mua huộc, lôi kéo cán bộ làm công tác quản lý kinh tế, nhất là cán bộ cấp cao của các ngành kinh tế mũi nhọn, hối lộ cán bộ thoái hoá, biến chất. Thủ đoạn này tạo cho chúng vừa có khả năng thâm nhập sâu vào nền kinh tế nước ta, vừa cài cắm những phần từ thân Mỹ và phương Tây trong bộ máy quản lý kinh tế ở nước ta. Như vậy, mục tiêu chiến lược chi phối đầu tư, thực hiện “DBHB” trên lĩnh vực kinh tế của Mỹ và các thế lực phản động là nhằm gây ra sự chệch hướng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dần dần thực hiện sự chuyển hoá từ kinh tế sang chính trị, làm xụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, chiến lược ngoại giao thân thiện. Cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam trước đây đã gây nên biết bao tội ác với nhân dân Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu “ngoại giao thân thiện” trong qúa trình thực hiện “DBHB” là nhằm xoá đi hình ảnh nước Mỹ xấu xa, tàn bạo và gây dựng một hình ảnh mới của nước Mỹ: Mỹ là bạn của Việt Nam, và sẽ giúp Việt Nam xây dựng, phát 17 triển kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam đến “ấm nó”, “tự do”, “hạnh phúc”; rằng sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ); Trung Quốc các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng như các nước tư bản khác ngày nay không thể so sánh được với sự giúp đỡ của Mỹ. Chiến lược này nhằm thúc đẩy tự do theo kiểu Mỹ ở Việt Nam, lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm lịch sử và tinh thần cảnh giác, chúng ta thấy rằng việc viện trợ của Mỹ cho Việt Nam không đáng là bao so với những lời hào phóng của họ, thậm chí còn chưa bằng một số nước khác. Hơn nữa các viện trợ đó của Mỹ thường gắn với những điều kiện chính trị ngang ngược, cũng như trong chiêu bài nhân đạo, chúng ta sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong vấn đề POW/MIA. song, ngược lại Mỹ lại thiếu thiện chí trong vấn đề giải quyết nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam do Mỹ gây ra… Vì thế, chiến lược “ngoại giao thân thiện” của Mỹ chỉ là một chiêu bài đánh vào lòng người dân Việt Nam mà thôi. Thứ ba, chiến lược khoét ssau mâu thuẫn nội bộ, thực hiện “nội công ngoại kích” cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam làm nòng cốt để chuyển hoá Đảng, Mỹ tập trung lôi kéo đảng viên phụ trách kinh tế, kích động nói xấu cán bộ chính trị gây ra sự phân hoá, đối lập giữa “nhóm cán bộ kinh tế” và “nhóm cán bộ chính trị”, cố gắng làm phân hoá xã hội bằng tham nhũng, buôn lậu, tạo ra sự phân cực sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Mỹ tiến hành lôi kéo đội ngũ trí thức là tầng lớp trẻ và những người dễ dao động để “Nuôi dưỡng hạt nhân”, “Gieo mầm dân chủ”, “Tạo dựng ngọn cờ”, từ đó tạo thành phong trào chống đối Đảng và chế độ. Lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để gây áp lực dối với chính quyền. Mỹ rất chú ý khai thác các khía cạnh tiêu cực vè kinh tế - văn hoá, xã hội ở Việt Nam để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Tìm mọi cách thổi phòng và kích động những mâu thuẫn giữa Việt Nam với các nước, nhất là Trung Quốc, Campuchia và Lào đẻ gây chia rẽ. Chẳng hạn, khi ta và 18 Trung Quốc ký hiệp định phân định biên giới trên bộ theo đúng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, Mỹ và các thế lực thù địch với Việt Nam tung tin rằng, chúng ta quá nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ; gây nghi ngờ trong nhân dân ta và chia rẽ mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Mỹ cho rằng, nếu xoá bỏ được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước còn lại. Xuất phát từ mục đích đó, Mỹ đã không từ bỏ bất kỳ cơ hội thuận lợi nào, từ lợi dụng bối cảnh quốc tế mới có lợi cho Mỹ và những khó khăn tạm thời của Việt Nam, sử dụng tối đa ưu thế của phương Tây với hai mũi nhọn : văn hoá - tư tưởng và kinh tế. Kết hợp với bạo loạn lật đổ ở các địa bàn trọng điểm (VD như ở Tây Nguyên). Trong thực hiện “DBHB” ở Việt Nam, Mỹ và các thế lực thù địch đã và đang ra sức thao túng, lợi dụng các tổ chức quốc tế, nuôi dưỡng các lực lượng phản động, chỉ đạo các hoạt động phá hoại từ bên ngoài vào nước ta, tìm mọi cách đưa các phần tử thân Mỹ vào các cơ quan kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, lũng đoạn chính sách của Nhà nước ta, nhằm tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, tình hình lộ bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ xảy ra ở nhiều nơi gây tác hại nghiêm trọng. Kẻ địch đã lợi dụng các hoạt động hội thảo, tập huấn, trao đổi… để khai thác bí mật quốc gia. Một số cán bộ ta đã cung cấp tài liệu cho nước ngoài. Có tổ chức nước ngoài đã nắm bắt được hơn 800 bộ hồ sơ cán bộ khoa học kỹ thuật của nước t. Tình hình trên là do địch tăng cường hoạt động, đồng thời do ta sơ hở yếu kém, nhất là khâu quản lý đoàn ra, đoàn vào. Nhiều cán bộ Đảng viên vi phạm qui định của Nhà nước về qui chế làm việc trong các cơ quan văn phòng đại diện nước ngoài (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thao thống kê có hàng trăm trường hợp nhận làm việc trong các 19 văn phòng đại diện mà không xin phép). Một số do hám lợi về vật chất, muốn được học bổng của nước ngoài… nên tự ý quan hệ với nước ngoài, vi phạm nguyên tắc Đảng và qui định Nhà nước. Sự cấu kết giữa các loại phản động trong và ngoài nước mang tính qui luật, phức tạp, nguy hiểm; vừa hoạt động gián điệp, tình báo, vừa hoạt động phá hoại gây rối, gây bạo loạn, tạo thời cơ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta. 3. Mục tiêu chiến lược “DBHB” của Mỹ và các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên mặt trận văn hoá - tư tưởng. Trong cuộc chính sách xâm lược Việt Nam, Mỹ ngày càng sa lầy nghiêm trọng. Đặc biệt, sau cuộc tấn công nổi dậy của quân dân miền Nam tết Mậu Thân (1968), Mỹ nhận thấy thất bại là không thể tránh khỏi. Vì thế, các chiến lược gia của Mỹ đã nhanh chóng vạch ra “kế hoạch hậu chiến” chuẩn bị cho cuộc rút quân viễn chinh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Quả nhiên, tháng Giêng năm 1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari rút quân ra khỏi miền Nam nước ta. Chúng cũng dự kiến sau thất bại trực tiếp của Mỹ trong hoạt động can thiệp bằng quân sự, chính quyền Sài Gòn do Mỹ nâng đỡ, bảo trợ cũng sẽ bị lật đổ. Do vậy cùng một lúc Mỹ vừa chỉ đạo chính quyền Sài Gòn phá bỏ Hiệp định Pari, vừa ráo riết hoàn tất kế haọch “hậu chiến” - Đó chính là kế hoạch mở đầu thực hiện “DBHB” ở Việt Nam. Thất bại về mặt quân sự ở Việt Nam là một sự cay đắng, một “cú sốc”, một nỗi nhục rất lớn đối với Mỹ. Qua đó chúng hiểu rằng muốn đánh bại Việt Nam thì phải đánh từ bên trong, và điều cốt yếu là dùng những người cộng sản lật đổ chế độ cộng sản”. Với mưu đồ xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, “chuyển hoá” Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản , và tăng cường vai trò thóng trị của Mỹ tại Đông Dương… chúng chủ trương phá hoại chúng ta về văn hoá - tư tưởng gây biến động về chính trị. Tất cả các biện pháp đều được đem ra thi thố; nào là cấm vận kỹ thuật cao, kích động tư nhân hoá, tung tiền giả, buôn lậu, làm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan