Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Khẩu ngữ tiếng pháp thường dùng...

Tài liệu Khẩu ngữ tiếng pháp thường dùng

.PDF
289
1289
51

Mô tả:

KHẨU NGỮ TIẾNG PHÁP THƯỜNG DÙNG EXPRESSIONS ORALES EN FRANÇAIS Bài 1 Bonjour! Xin chào! Tất cả đều bắt đầu từ “Bonjour”! Các cuộc gặp 1 gỡ mỗi ngày, những người mới gặp nhau lần đầu cũng dùng câu chào này. Khi bạn gặp gỡ người khác bạn nói “Bonjour!”, nó không chỉ có ý nghĩa là “Xin chào” mà còn biểu thị “Chúc buổi sáng tốt lành”. Nếu là vào ban ngày, bạn có thể dùng lời chào “Bonjour”! Cách phát âm Bonjour!/ Bông giua/ ▪ Bon /Bông/ on /ông/ đầu lưỡi hơi cách xa lợi, ngạc mềm hạ xuống, hai môi thành hình tròn, luồng hơi từ khoang mũi và khoang miệng đồng thời đi ra ngoài. Nguyên âm này gọi là “nguyên âm mũi ”. ▪ Jour/ Giua/ ou /u/ lưỡi co về phía sau, phần trước lưỡi hạ xuống, môi miệng thành hình tròn, có xu hướng chu về phía trước! 2 Âm /u/ trong tiếng Việt khi phát âm môi chỉ hơi đưa về phía trước, do đó âm [u] này của tiếng Pháp không giống [u] trong tiếng Việt, [u] của tiếng Pháp nhất định phải dùng lực chu môi về phía trước. r /g/ đầu lưỡi hạ thấp xuống răng. Phần sau lưỡi gần tiếp xúc với ngạc cứng, lưỡi con hạ xuống, luồng hơi xuất phát từ khoang ngực, đi qua lưỡi con, lưỡi con chấn động, phát ra âm thanh. Hiểu biết Trọng điểm: không nên tiếp kiệm lời nói, hãy nói với mọi người “Bonjour”! Khi đối phương nói với bạn “Bonjour”, bạn không nên chẳng nói chẳng rằng, hãy trả lời đối phương là Bonjour!. Đó là phép lịch sự thông thường nên có. Thực hành 3 Chào hỏi mọi người. Đối với người quan hệ không thân thiết lắm, có thể thêm madame (mademoiselle, monsieur) vào sau Bonjour; đối với người mình có quan hệ thân thiết thêm họ của người đó vào sau Bonjour. Bonjour,…………. 1, madame/ma đam/: bà 2, mademoiselle/mát moa den/ : cô 3, monsieur/mơ xi ơ/:ông 4, Antoine /Ăng toan/: bạn Antoine Đáp án: 1, Bonjour, madame. 3, Bonjour, monsieur. 2, Bonjour, mademoiselle. 4, Bonjour, Antoine. Quen tay hay việc 1. Khi chào nhân viên phục vụ hoặc nhân viên 4 bán hàng Bonjour. Un café, s‟il vous plait. /Bông giua. Anh ca phê, xin vu p-le/ Xin chào, cho tôi một cốc cà phê. Un: một (cốc) s‟il vous plaît: làm ơn, xin vui lòng (xem bài 12). Khi ở cửa hàng quen cũng nên chào hỏi, đây là phép lịch sự thông thường. 2. Khi chào người lần đầu tiên gặp mặt Sébestien: Marc. Emi. Sebestien: Đây là Marc, đây là Emi. Marc: Bonjour. Emi: Bonjour. Marc: Xin chào! Emi: Xin chào! Nếu là người trẻ tuổi, lần đầu gặp mặt nói “Bonjour” là được rồi. Quá trang trọng có thể khiến đối phương ngại ngần. 5 Tình huống mở rộng 1. Khi muốn nói “ Chúc buổi tối vui vẻ” Bonsoir!/ bông xoa/: Buổi tối vui vẻ! Đây là lời chào, lời thăm hỏi dùng từ khi mặt trời lặn đến lúc trước khi đi ngủ. 2. Khi hỏi thăm một người rất thân thiết với mình Salut Marc! /Xa luy Mac/: Ây, Marc! Salut: sử dụng giữa những người có quan hệ thân thiết với nhau, từ thay thế cho “Bonjour” hoặc “Bonsoir”. Bài 2 Vous allez bien? Mọi việc đều tốt cả chứ? 6 Khi gặp người mà mình không thân thiết lắm, nói câu “Bonjour, vous allez bien”? có thể làm quan hệ giữa ta và người đó thêm khăng khít, rút ngắn khoảng cách giữa hai người. “Vous allez bien?” Là lời hỏi thăm đối phương về tình hình sức khoẻ và mọi mặt cuộc sống. Cách phát âm Vous allez bien?/Vu da lê biêng?/ Vous allez/ Vu da lê/ ▪ v [v] Răng trên đặt trên môi dưới. ▪ l [l] Đầu lưỡi để phía trên lợi và răng trên. Vous [vu] và allez [ale] liền nhau phát âm là [vu-za-le]. Bien/Biêng/ ▪ ien /iêng/ 7 Âm này có hai âm tố. [i] khi phát âm đầu lưỡi để sát lợi, thân lưỡi áp sát ngạc cứng, [êng] khi phát âm, đầu lưỡi sát lợi. Phần lưỡi trước hơi cao, miệng dẹt, ngạc mềm hạ xuống làm luồng hơi từ khoang miệng và khoang mũi đồng thời ra ngoài. Hiểu biết 1, Từ vựng Vous : ông, ngài, bà, cô (đại từ) allez : hình thức biến vị của aller, trong trường hợp này dùng để nói về tình trạng sức khỏe. bien: tốt, khỏe 2, Trọng tâm: Đối với người mà mình có quan hệ thân thiết có thể nói “Tu vas bien?” /Tuy va biêng/ hoặc “ça va?” /xa va/ (Bạn có khỏe không?) Đối với người không thân thiết lắm nói Vous allez bien? Nhưng đối với những người thân thiết 8 như bạn bè, người thân, đồng nghiệp ta dùng: “Tu vas bien?”, “ça va”? Nhập gia tuỳ tục Nếu quan hệ thân thiết dùng “tu!” Trong tiếng Pháp, đại từ tương đương với tiếng Anh có hai từ: “vous” và “tu”. Vous tương đương với từ “ngài, ông, bà” trong tiếng Việt, biểu hiện sự tôn trọng, sử dụng với người mới quen, quan hệ chưa thân thiết. “Tu” tương đương với từ “bạn”, được dùng phổ biến hơn “vous”, sử dụng khi hai người quan hệ đã thân thiết. Sự khác biệt giữa 2 đại từ nhân xưng ngôi thứ hai này không phải ở sự trang trọng mà ở mức độ thân mật giữa hai người. Thực hành Dựa vào sự khác biệt về quan hệ thân thiết và không thân thiết lắm, hãy hỏi thăm tình hình sức 9 khoẻ của những người sau. Bonjour, ……..,………………..? 1, Ông Hugo sống cùng khu chung cư. 2, Bạn Cosette. 3, Nhân viên bán hàng trong tiệm bánh bao bạn thường mua. Đáp án: 1, Bonjour, monsieur Hugo. Vous allez bien? 2, Bonjour, Cosette. Tu vas bien? (ça va?) 3, Bonjour, madame. Vous allez bien? Quen tay hay việc Khi mọi việc tốt đẹp, bạn muốn nói OK. - ça va comme ça?/ xa va com xa?/ - ça va./ xa va / Thế này có được không? 10 Được ▪ Comme ça: thế này - À 6 heures, ça va?/ A xi dơ, xa va? / - ça va./ xa va / 6 giờ được không? OK - à…: tại …thời gian; địa điểm - à … heure (s): lúc… giờ Tình huống mở rộng 1. Trả lời khi đối phương hỏi “Vous allez bien? Très bien, merci. Et vous?/ The biêng, méc xi. Ê vu ? Rất tốt, cảm ơn. Ngài thì thế nào? ▪ Très / Thè /: rất; ▪ Merci / méc xi/ : cảm ơn (xem bài 4); ▪ Et / ê /: và, còn 11 2. Trả lời khi đối phương hỏi “Tu vas bien?” Très bien, merci. Et toi? / Th – re biêng, méc xi. Ê toa ? / Rất tốt, cảm ơn. Bạn thì thế nào? - Toi / toa / : bạn 3. Trả lời khi đối phương hỏi “ça va?” ça va. Et toi? / Xa va, ê toa / Rất tốt. Còn bạn thì sao? Bài 3 Au revoir Tạm biệt (hẹn gặp lại) Khi chia tay nhau, mặc dù thời gian chia tay nhau không dài, vẫn có thể nói “Au revoir” thể hiện 12 mong muốn gặp lại. Revoir có nghĩa là “hẹn gặp lại”, kể cả khi biết rằng không có cơ hội gặp lại cũng vẫn nói “Au revoir!” chỉ là muốn nói “tạm biệt”. Đây cũng là tình cảm thông thường của con người. Cách phát âm Au revoir/ Ô gơ voa / ▪ Au Au [ô]: lưỡi co về phía sau, môi đột ngột chu ra thành hình tròn. So với [ô] trong tiếng Việt , cơ lưỡi căng hơn. ▪ Revoir/ Gơ voa / r [g] cách phát âm xem bài 1. v [v] răng trên hạ xuống môi dưới. Hiểu biết 13 Trọng tâm: “Tạm biệt, hẹn mai gặp lại” Khi nói “Au revoir”, cũng có khi nói: Au revoir. À demain. / Ô gơ voa. A đơ manh / Giống như tiếng Việt nói “tạm biệt, hẹn mai gặp lại”, đằng sau Au revoir có thể thêm thời gian lần gặp sau. Nhập gia tuỳ tục Bon alors, au revoir/ Bông a lo, ô gơ voa / Khi đang nói chuyện, cũng không nên đột nhiên nói Au revoir. Do vậy, để cuộc đàm thoại lắng xuống, thông thường trước khi nói Au revoir, ta thường nói “Bon alors”, từ này có nghĩa là “ thế nhé, vậy nhé ”. Thực hành 14 Lúc tạm biệt ta thường dùng Au revoir cộng với thời gian lần sau gặp mặt để xác nhận lại thời gian gặp mặt sau. Au revoir…………. 1, À tout à l‟heure / A tu ta lơ /: hẹn lát nữa gặp lại 2, À demain / A đơ manh /: hẹn mai gặp lại 3, À lundi / A lo đi / : hẹn thứ 2 gặp lại 4, À bientôt / A biêng tô / : hẹn sớm gặp lại Đáp án: 1, Au revoir. A tour à l‟heure. 2, Au revoir. A demain. 3, Au revoir. A lundi. 4, Au revoir. A bientôt. Quen tay hay việc Khi bạn muốn nói “Tôi ra ngoài đây ” hoặc “Đi cẩn thận nhé”. 15 Au revoir, Fabienne: Tôi ra ngoài đây , Fabienne. Au revoir, Patrice: Đi cẩn thận nhé, Patrice. Khi nói “Tôi về rồi” hoặc “Bạn về rồi”, nếu thời điểm đó là lúc hoàng hôn, tiếng Pháp phải dùng “Bonsoir”: chào buổi tối. Tình huống mở rộng Khi tạm biệt, muốn thêm lời chúc: 1, Tạm biệt vào buổi sáng Bonne journée!/ Bon giuốc nê / Chúc một ngày tốt lành! 2, Tạm biệt vào buổi chiều Bon après-midi!/Bông náp p–re mi đi/Chúc buổi chiều tốt lành! 3, Tạm biệt vào buổi tối Bonne soirée!/ Bon xoa ghê / Chúc buổi tối vui vẻ! 16 4, Nói lời chúc với người sắp đi du lịch Bon voyage!/ Bông voi a zờ / : Chúc du lịch vui vẻ! Bon (Bonne) / Bông (Bon) /: tốt, vui vẻ; journée / giuốc nê /: một ngày; après-midi / áp ghe mi đi /: buổi chiều; soirée / xoa ghê / : buổi tối; voyage / voi a giơ / chuyến du lịch. Bài 4 Merci! Cảm ơn Im lặng không nói không rằng thì không thể biểu đạt được ý cảm ơn. Do đó, phải từ đáy lòng mình nói 17 câu Merci!. Merci chính là thuốc xúc tác làm quan hệ giữa người với người ngày càng khăng khít. Cách phát âm Merci!/ Méc xi/ ▪ Mer e [e] miệng mở rộng, đầu lưỡi chạm răng dưới, phần phía trước lưỡi hơi cao lên, miệng dẹt, không được tròn môi. r [ g] phát âm xem bài 1. ▪ Ci / xi / ci [xi]: phát âm / xi/ Khi phát âm [x], đầu lưỡi chạm răng dưới, phần trước lưỡi hướng lên ngạc cứng, luồng hơi từ khe hẹp giữa phần trước lưỡi và ngạc mềm đi ra. Chú ý khi phát âm [xi] không được phát âm thành âm [si] của tiếng Việt. 18 Hiểu biết Trọng tâm: sau Merci có thể thêm một số từ tu sức Nếu chỉ nói Merci, có lẽ không thể biểu thị hết được lòng biết ơn sâu sắc, do đó có thể thêm một số từ tu sức vào sau Merci. Ví dụ: Merci beaucoup! / Méc xi bô cu /: Vô cùng cảm ơn! Merci. C‟est gentil / Méc xi. Xe zengtin /: Cảm ơn, ngài thật tốt quá! Nhập gia tuỳ tục Người Pháp có chú trọng lễ nghi không? Khi người Pháp đi vào hoặc đi ra, thường để tay lên cửa, để cửa không bị đóng ngay, để cho người đằng sau đi qua. Khi đó, nhất định phải nói “ Merci !” 19 Thực hành Khi nói Merci không biểu đạt được hết lòng biết ơn, sau merci ta có thể thêm các từ biểu đạt khác nữa. 1. Cảm ơn. 2. Vô cùng cảm ơn. 3. Cảm ơn, ngài tốt quá. Đáp án: 1. Merci 2. Merci beaucoup! 3. Merci. C‟est gentil. Quen tay hay việc 1. Khi tiếp nhận đề nghị của người khác. - Si vous voulez, je peux vous aider / xi vu vu lê, giơ pơ vu dét đê/ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan