Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát và hoàn thiện quy trình sản xuất xúc xích xông khói tại nhà máy chế biế...

Tài liệu Khảo sát và hoàn thiện quy trình sản xuất xúc xích xông khói tại nhà máy chế biến thịt hà nội – công ty cổ phần chăn nuôi c.p. việt nam

.PDF
78
385
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐỨC HOÀNG Tên đề tài: KHẢO SÁT VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÚC XÍCH XÔNG KHÓI TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2012 – 2016 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐỨC HOÀNG Tên đề tài: KHẢO SÁT VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÚC XÍCH XÔNG KHÓI TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI – CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Lớp : K44 CNTP Khoa : CNSH _ CNTP Khóa học : 2012 – 2016 Giáo viên hƣớng dẫn:1. KS.Trần Quang Trọng Nhà máy CB SP thịt – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam 2. ThS.Phạm Thị Tuyết Mai Giảng viên khoa CNSH _ CNTP – Trƣờng ĐHNL Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sịnh học và Công nghệ thực phẩm, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm đã giảng dạy, hướng dẫn để em có được kiến thức như ngày hôm nay. Em cũng xin chân thành cám ơn KS. Trần Quang Trọng đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, giúp em hoàn thành khóa luận. Và em xin đặc biệt cảm ơn ThS. Phạm Thị Tuyết Mai. Tuy thời gian làm đề tài có hạn nhưng nhờ cô đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng em xin được cảm ơn quý cô, chú, anh chị làm việc tại nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội – Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và gia đình, các bạn sinh viên lớp K44- CNTP đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện về mặt tinh thần cho tôi để hoàn thành luận văn tại trường. Em xin chân thành cám ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Trần Đức Hoàng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các sản phẩm xông khói của công ty .......................................................10 Bảng 2.2: Thành phần hóa học trung bình của thịt gà trong 100g nguyên liệu ........17 Bảng 2.5: Tiêu chuẩn nước uống ..............................................................................20 Bảng 2.6 : Thành phần hóa học của protein đậu nành ..............................................21 Bảng 2.9:Tiêu chuẩn của bột ngọt ...........................................................................26 Bảng 2.10: Tiêu chuẩn chính của đường...................................................................27 Bảng 2.11: Tiêu chuẩn của bột tiêu ...........................................................................27 Bảng 3.1: Nghiên cứu mật độ treo xúc xích trong nồi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. .........................................................................................................................34 Bảng 3.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm khô đến độ ẩm bề mặt xúc xích đến khả năng bám khói .............................................................................................34 Bảng 3.3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian của bước 5 (bước nấu) trong quá trình nấu đến chất lượng sản phẩm ...........................................................................35 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian shower (xả nước) đến bay màu sản phẩm .......35 Bảng 3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm lạnh đến chất lượng sản phẩm 35 Bảng 3.6: Hệ số trọng lượng đánh giá cảm quan ......................................................38 Bảng 3.7: Điểm chất lượng đánh giá cảm quan ........................................................38 Bảng 4.1: Sự cố, biện pháp kiểm soát và giải pháp khắc phục trong quá trình sản xuất xúc xích .............................................................................................................44 Bảng 4.2. Kết quả cảm quan xác định được mật độ treo xúc xích trong nồi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ...............................................................................46 Bảng 4.3. Kết quả xác định thời gian làm khô đến độ ẩm bề mặt xúc xích..............47 Bảng 4.4: Kết quả ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng bám khói thông qua chỉ tiêu màu sắc của sản phẩm. ..............................................................................................47 Bảng 4.5: Kết quả ảnh hưởng thời gian của bước 5 (bước nấu) trong quá trình nấu đến tổng điểm chất lượng của sản phẩm ...................................................................48 iii Bảng 4.6: Chỉ tiêu màu sắc xác định ảnh hưởng của thời gian xả nước (shower ) đến sự bay màu của các mẫu xúc xích xông khói. ...........................................................48 Bảng 4.7: Kết quả của thời gian làm lạnh đến điểm trung bình các chỉ tiêu cảm quan của các mẫu xúc xích xông khói ...............................................................................49 Bảng 4.8: Kích thước xay của nguyên liệu ...............................................................51 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Logo của tập đoàn C.P ................................................................................6 Hình 2.2: Logo nhãn hiệu của tập đoàn ......................................................................6 Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý..................................................................................7 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất xúc xích .............................................................40 Hình 4.2: Hoàn thiện sơ đồ quy trình sản xuất xúc xích ..........................................50 Hình 4.3: Sơ đồ phối trộn nguyên liệu ......................................................................52 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm ADI Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được CCP Điểm kiểm soát tới hạn CFS Da gà có mỡ CWM Thịt cánh xay C.P. Charoen Pokphand ĐC Đối chứng E Emzyme HACCP Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn INS Hệ thống đánh số quốc tế ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm LD50 Liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) ML Giới hạn tối đa trong thực phẩm OHSAS Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp PBF Mỡ lợn Paste Khối nhũ tương QA Giám sát, quản lý và bảo hành chất lượng QC Kiểm tra chất lượng R&D Nghiên cứu và phát triển SBB Thịt ức gà philê SJ Thịt má heo SM Thịt ức gà trong SC Thịt gà xay (xương xay) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn vi MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................ 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2 1.4.1. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ................................................................................. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4 2.1. Tổng quan về công ty .......................................................................................... 4 2.1.1. Thông tin ........................................................................................................... 4 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 4 2.2. Hệ thống quản lí nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội .................................. 7 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý ........................................................................................ 7 2.2.2. Nhiệm vụ và vai trò các phòng ban ................................................................... 8 2.2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc ................................................... 8 2.2.2.2. Vai trò các phòng ban .................................................................................... 8 2.3. Các sản phẩm xông khói của công ty ................................................................ 10 2.4. Hệ thống an toàn lao động và vệ sinh ................................................................ 10 2.4.1. Quy định an toàn lao động .............................................................................. 10 2.4.2. ISO và HACCP của nhà máy .......................................................................... 11 2.4.3. Vệ sinh công nghiệp ........................................................................................ 12 2.4.4. Vệ sinh trong chế biến..................................................................................... 12 2.4. Tổng quan về xúc xích ....................................................................................... 13 2.4.1. Lịch sử ra đời .................................................................................................. 13 2.4.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xúc xích trên thế giới và trong nước .................. 15 2.4.1.1. Thế giới ........................................................................................................ 15 2.4.1.2. Trong nước ................................................................................................... 16 vii 2.4.2. Các nguyên nhân nhiễm vi sinh vật gây hỏng cho sản phẩm trong quá trình chế biến. .................................................................................................................... 16 2.5. Nguyên liệu để sản xuất xúc xích ...................................................................... 17 2.5.1. Thịt gà ............................................................................................................. 17 2.5.2. Thịt heo ........................................................................................................... 17 2.5.3. Mỡ heo ............................................................................................................ 17 2.5.4. Kiểm tra và xử lí nguyên liệu .......................................................................... 18 2.5.5. Tồn trữ nguyên liệu ......................................................................................... 19 2.6. Phụ liệu............................................................................................................... 19 2.6.1. Nước đá vảy .................................................................................................... 19 2.6.2. Protein đậu nành .............................................................................................. 21 2.6.3. Tinh bột và tinh bột biến tính .......................................................................... 22 2.6.4. Vỏ bọc cassing ................................................................................................ 23 2.7. Gia vị .................................................................................................................. 24 2.7.1. Muối ăn .......................................................................................................... 24 2.7.2. Bột ngọt - mono sodium glutamate ................................................................. 25 2.7.3. Đường .............................................................................................................. 26 2.7.4. Bột tiêu ............................................................................................................ 27 2.8. Phụ gia ................................................................................................................ 27 2.8.1. Chất tạo nhũ – Polyphosphate ......................................................................... 27 2.8.2. Chất tạo màu ................................................................................................... 28 2.9. Hương liệu .......................................................................................................... 29 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng sản phẩm ........................... 29 2.10.1. Sự cắt và xay ................................................................................................. 29 2.10.2. Nhiệt độ ......................................................................................................... 30 2.10.3. Mật độ treo .................................................................................................... 30 2.10.4. Sự xông khói ................................................................................................. 31 2.10.5. Sự nấu ............................................................................................................ 31 2.10.6. Sự làm nguội. ................................................................................................ 32 viii PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .. 33 3.1 Đối tượng, vật liệu, thiêt bị ................................................................................. 33 3.1.1. Đối tượng, vật liệu .......................................................................................... 33 3.1.2. Thiết bị ............................................................................................................ 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ...................................................... 33 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 33 3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 33 3.4.1. Khảo sát quy trình sản suất xúc xích và thời gian trực tiếp tham gia dây chuyền sản xuất. ........................................................................................................ 33 3.4.2. Phương pháp thí nghiệm ................................................................................. 33 3.4.3. Hoàn thiện quy trình sản xuất. ........................................................................ 36 3.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan .................................................. 36 3.4.4.1. Đánh giá cảm quan sản phẩm bằng phép thử cho điểm chất lượng tổng hợp cảu sản phẩm ............................................................................................................ 36 3.4.4.2. Đánh giá cảm quan theo phép thử cho điểm ................................................ 39 3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 39 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 40 4.1. Kết quả khảo sát quy trình và trực tiếp tham gia sản xuất xúc xích tại nhà máy ......... 40 4.1.1 Quy trình sản xuất xúc xích ở nhà máy............................................................ 40 4.1.2.Một số sự cố, biện pháp kiểm soát và giải pháp khắc phục trong quá trình sản xuất xúc xích ............................................................................................................. 44 4.1.3. Thời gian trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất ................................... 45 4.2. Kết quả nghiên cứu mật độ treo xúc xích trong nồi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.................................................................................................................... 46 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm khô đến độ ẩm bề mặt xúc xích từ đó ảnh hưởng đến khả năng bám khói. ......................................................... 47 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của bước 5 (bước nấu) trong quá trình nấu đến chất lượng sản phẩm xúc xích ..................................................................... 47 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xả nước (shower) đến sự bay màu của sản phẩm ............................................................................................................. 48 ix 4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm lạnh đến chất lượng sản phẩm xúc xích xông khói .................................................................................................... 49 4.7.1 Nguyên liệu ...................................................................................................... 51 4.7.2. Xay thô ............................................................................................................ 51 4.7.3 Cân ................................................................................................................... 51 4.7.4 Phối trộn ........................................................................................................... 51 4.7.5 Tạo hình ........................................................................................................... 52 4.7.6 Làm khô ............................................................................................................ 53 4.7.7 Nấu ................................................................................................................... 53 4.7.8 Xả nước – làm lạnh .......................................................................................... 54 4.7.9 Cắt - Đóng gói – bảo quản ............................................................................... 54 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 56 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 56 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, đòi hỏi phải được cung cấp thực phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tiện lợi. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, các nhà chế biến thực phẩm phải nỗ lực nghiên cứu để chế biến được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và tiện lợi. Sản phẩm xông khói là một trong các mặt hàng đáp ứng được yêu cầu này. Xông khói là một mặt hàng thực phẩm rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, vì nó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con người, đặc biệt là mặt hàng ăn liền rất tiện dụng giúp cho mọi người tiết kiệm trong thời gian sử dụng và lại có thể bảo quản được thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, từ trước tới nay sản phẩm xông khói thường được chế biến từ các loại thịt khác nhau như thịt lợn, thịt bò, thịt gà… mỗi loại có một tính chất đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, đời sống con người không ngừng được nâng cao nên mức tiêu thụ thịt ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Vì vậy, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chế biến thịt đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp lớn mạnh, phong phú về chủng loại và nhãn hiệu, hấp dẫn về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm chế biến sẵn ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại, làm tăng giá trị kinh tế trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Một trong các sản phẩm chế biến được nhiều người ưa thích, có giá trị xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới đó là xúc xích. Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất xúc xích như CP, DABACO, Đức Việt, VISAN,… Với thực tiễn đang công tác tại Nhà máy chế biến thịt – Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, để nâng cao chuyên môn nhằm áp dụng, liên hệ các kiến thức của ngành học, tích lũy kiến thức thực tế và hiểu rõ hơn về quy trình chế biến tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát và hoàn thiện quy trình sản xuất xúc xích xông khói tại nhà máy chế biến thịt Hà Nội – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam” 2 1.2. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích xông khói trong quy mô công nghiệp tại nhà máy chế biến thịt Hà Nội thuộc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam. - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất xúc xích xông khói tại nhà máy. - Nghiên cứu tạo ra sản phẩm xúc xích giá trị cảm quan (màu sắc, mùi, vị, hình dạng) tốt, giá trị dinh dưỡng cao, tạo nhiều 1.3. Yêu cầu của đề tài - Khảo sát được quy trình, trực tiếp tham gia dây truyền sản xuất xúc xích để có kinh nghiệm sản xuất và nâng cao tay nghề. - Nghiên cứu được mật độ treo xúc xích trong nồi ảnh hưởng đến khả năng chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm khô đến độ ẩm bề mặt xúc xích từ đó ảnh hưởng đến khả năng bám khói. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian của bước 5 (bước nấu) trong quá trình nấu đến chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xả nước (shower) đến sự bay màu của sản phẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm lạnh đến chất lượng sản phẩm - Hoàn thiện quy trình sản xuất xúc xích 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa của đề tài - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức đã học vào nghiên cứu khoa học. - Củng cố cho sinh viên tác phong cũng như kỹ năng làm việc sau này. - Biết được phương pháp nghiên cứu của một vấn đề khoa học, xử lý, phân tích số liệu, trình bày một bài báo cáo khoa học. - Hiểu và nắm được các kiến thức đã học về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. 3 - Bổ sung kiến thức thông qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn, trau dồi kiến thức bản thân, tích lũy kinh nghiệm thực tế, đồng thời tiếp cận công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho công việc nghiên cứu và công tác sau này. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm để tối ưu hóa quy trình sản xuất xúc xích tại nhà máy. - Có được những đánh giá để hoàn thiện hệ thống kiêm soát chất lượng sản phẩm trong thực tế sản xuất. - Đưa ra cách hướng giải quyết, khắc phục đối với các yếu tố ảnh hưởng. - Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu thuộc cùng linh vực. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về công ty [21] 2.1.1. Thông tin - Tên doanh nghiệp: Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội- Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - Tên thương mại: - Địa chỉ: Lô CN, B3 Khu CN Phú Nghĩa, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội. - Mã số thuế: 3600224423- 053 () - Giấy phép kinh doanh: 01212000260 () - Chủ doanh ngiệp: Sawai Tangtanaporn - Giám đốc: Sawai Tangtanaporn - Điện thoại công ty: (+84) 0613 836 251 -9 - Fax: - Email: [email protected] - Website: http://www.cp.com.vn/ 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển C.P. Việt Nam là thành viên của C.P. Thái Lan, được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay gồm: hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm. Năm 1986: Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở đầu tư nước ngoài. Năm 1988: Có sự tiếp xúc giữa nhóm Charoen Pokphand và Đại sứ quán Việt Nam. Mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1989: Tập đoàn Charoen Pokphand đi đến Việt Nam nhằm khảo sát thị trường và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư. 5 Năm 1991: Người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn Charoen pokphand đã có những cuộc gặp mặt, để bàn bạc với chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu tư. Chủ tích tập đoàn Charoen Pokphand đã tặng 10 tấn hạt ngô, lúa lai đến chính phủ Việt Nam. Năm 1992: C.P. Group đầu tư 100% vốn trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 1993: Thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai theo giấy phép đầu tư số 545/GP ngày 11/3/1993 theo hình thức FDI. Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại gà giống và nhà máy ấp trứng số 1 tại Đồng Nai. Năm 1996: Tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng doanh nghiệp. Thành lập Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam tại Chương Mỹ, Hà Nội. Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi Chương Mỹ, trại gà giống và nhà máy ấp trứng Hà Nội. Năm 1998: Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống ngô (CP Seeds ), nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm trong tỉnh Đồng Nai. Năm 1999: Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản Bàu Xéo, nhà máy ấp trứng số 2 tại tỉnh Đồng Nai và nhà máy thức ăn gia súc tại tỉnh Tiền Giang. Năm 2001: Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn trong tỉnh Đồng Nai. Năm 2002: Mở rộng doanh nghiệp đầu tư như sau: + Về chăn nuôi: Thiết lập 3 nhà máy sản xuất ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật ở tỉnh Đồng Nai. + Về nuôi trồng thủy sản: Thành lập công ty sản xuất tôm giống ở tỉnh Bình Thuận. Năm 2004: Phát triển sản xuất và phân phối thức ăn cá nước ngọt. xây dựng kho chứa và chi nhánh phân phối thức ăn thủy sản tại Thành Phố Cần Thơ. Năm 2005: Mở rộng và đầu tư thêm vào trong chăn nuôi thủy hải sản. Phát triển ngành sản xuất tôm thẻ chân trắng. Làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Xây dựng kho hàng phân phối thức ăn cho cá ở tỉnh Phú Thọ. 6 Năm 2006: Phát triển ngành thực phẩm chế biến và phân phối sản phẩm chăn nuôi heo: Heo hơi, heo mảnh, trứng gà so, trứng gà thuốc bắc, Five Star, tôm chế biến, cửa hàng C.P. Fresh Mart, C.P. Kiosk và C.P. Shop. Năm 2007: Xây nhà máy thức ăn thủy sản Cần Thơ, nhà máy thức ăn chăn nuôi Bình Dương, nhà máy sơ chế bắp Eakar, Đắk Lăk. Năm 2009: Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam hợp nhất với Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam. Năm 2010: Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm Phú Nghĩa, Hà Nội. Khánh thành nhà máy thức ăn thủy sản bến Tre. Năm 2011: Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam. Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi Hải Dương. Năm 2012: Xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi Bình Định. Năm 2013: Khánh thành nhà máy chế biến thủy sản Bến Tre và nhà máy tôm đông lạnh Huế. Năm 2015: Phát triển hệ thống phân phối cửa hàng thịt heo C.P. Hình 2.1: Logo của tập đoàn C.P Hình 2.2: Logo nhãn hiệu của tập đoàn 7 2.2. Hệ thống quản lí nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội [21] 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý SHE SẢN XUẤT GÀ SẢN XUẤT ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO GIÁM ĐỐC ISO QC QA R&D VỆ SINH CƠ ĐIỆN KHO KẾ HOẠCH VẬN CHUYỂN THU MUA KINH DOANH NHÂN SỰ 5 SAO MÔI TRƢỜNG Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý XÚC XÍCH 8 2.2.2. Nhiệm vụ và vai trò các phòng ban 2.2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc Giám đốc điều hành: Là người đại diện cho toàn công ty quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước và theo nghị quyết đại hội nhân viên chức của công ty. Giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho giám đốc trên lĩnh vực sản xuất. Và có thể thay mặt giám đốc điều hành khi được ủy quyền, đồng thời giám đốc sản xuất cũng như giám đốc điều hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh. Giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách trên lĩnh vực kinh doanh, cũng có thể thay mặt giám đốc điều hành nếu được ủy quyền. 2.2.2.2. Vai trò các phòng ban + Phòng nhân sự Quản lí điều phối lao động và định mức lao động. Ngoài ra thì còn bố trí nhân sự các phòng ban của công ty và đơn vị trực thuộc công ty. Sử lí, theo dõi hợp đồng lao động đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên của công ty. Thực hiện các nhu cầu nhân công trong nhà máy, chấm công, đề xuất khen thưởng, kỉ luật, tính lương, cũng như theo dõi hoạt động của các nhân viên trong công ty. + Phòng sản xuất Căn cứ vào mục tiêu và mục đích sử dụng, hoạt động của công ty có nhiệm vụ cho giám đốc tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Nắm bắt kế hoạch điều phối hoạt động đồng thời lên kế hoạch về nguyên liệu. Chịu trách nhiệm chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng của công ty phục vụ cho nhu cầu đề ra. + Phòng kế hoạch đầu tƣ Sửa chữa vận hành, bảo trì và lên kế hoạch về các thiết bị máy móc cho công ty. Sửa chữa các công trình phục vụ sản xuất. Hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cho các đơn vị trong nhà máy. 9 Theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực của thiết bị đo lường. + Phòng KCS Kiểm soát, xây dựng các quy chế về vị sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho nhà máy. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm trong quá trình thu mua và tồn trữ sản phẩm. Tham gia thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới, đánh giá chất lượng sản phẩm và nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cấp phiếu xác nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm trước khi nhập kho. Theo dõi phân tích và đánh giá, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về chất lượng sản phẩm của công ty cho giám đốc và cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm cấp trên.  Bộ phận QA: + Bộ phận QC: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến khi xuất kho. + Đảm bảo dây chuyền sản xuất tuân thủ theo HACCP và ISO 9001:2008.  Bộ phận R&D: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. + Phòng Kinh doanh Thực hiện tất cả các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đảm bảo việc lập chứng từ, trực tiếp phân phối vật tư hàng hóa và trao đổi sản phẩm kinh doanh. Thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế, hợp tác kinh tế với các tỉnh và các thành phẩn kinh tế khác. Tổ chức giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và đề xuất phương án về giá cả cho từng loại sản phẩm. Trực tiếp thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu thực phẩm, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, giao dịch đàm phán với thương nhân nước ngoài. Thường xuyên nghiên cứu thị trường, xác định được phạm vi thị trường cho sác sản phẩm hiện có, sự đoán nhu cầu sản phẩm và đề ra kế hoạch phát triển sản phẩm trong tương lai. Tổ chức mạng lưới kinh doanh, mở các cửa hàng, siêu thị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng