Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Khảo sát từ ngữ địa phương huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

.PDF
96
1686
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THU THỦY Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 Luận văn ThS. Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thiện Giáp Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá MỤC LỤC Mở đầu Trang I. Lý do chọn đề tài ..................................................................... II. Mục đích nghiên cứu ............................................................. III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................ 1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................ 2. Phương pháp nghiên cứu ................................................... Nội dung Chương I. Địa phương Hậu Lộc và lịch sử nghiên cứu tiếng địa phương Thanh Hoá ................................... I. Vài nét về địa phương huyện Hậu Lộc .................................. II. Lịch sử nghiên cứu phương ngữ, đặc biệt là phương ngữ Thanh Hoá Chương II. Miêu tả từ ngữ địa phương Hậu Lộc trong sự so sánh với từ ngữ toàn dân ............................ ....... I. Từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt ...................................... II. Từ địa phương Hậu Lộc ......................................................... 1. Những đơn vị từ vựng khác âm so với từ toàn dân ........... 2. Những đơn vị từ vựng khác nghĩa so với từ toàn dân........ 2.1. Ngữ định danh ............................................................ 2.2. Ngữ láy âm ................................................................. 3. Những đơn vị từ vựng khác biệt về ngữ pháp so với từ toàn dân..................................................................................... Chương III. Đặc trưng ngữ âm của từ ngữ địa phương Hậu Lộc I. Những đặc trưng khác biệt về mặt ngữ âm giữa ba vùng Bắc, Trung, Nam ................................................................................ 1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc ................. 2. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung .............. 3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam ................ II. Đặc trưng ngữ âm của từ ngữ địa phương Hậu Lộc ............... 1. Hệ thống phụ âm đầu ........................................................ 1.1. Đặc điểm chung của phụ âm đầu ................................ 1.2. Hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Hậu Lộc ...... 2. Hệ thống vần ..................................................................... 2.1. Đặc điểm chung của vần ............................................. 6 7 9 9 11 13 Trần Thu Thủy 3 13 13 18 22 23 24 25 27 30 34 35 43 44 44 45 46 48 48 48 49 58 58 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 2.2. Vần trong phương ngữ Hậu Lộc ................................. 3. Hệ thống thanh điệu .......................................................... 3.1. Đặc điểm chung của thanh điệu ................................. 3.2. Hệ thống thanh điệu trong phương ngữ Hậu Lộc ....... Kết luận Trần Thu Thủy 4 61 66 66 70 89 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Mỗi cộng đồng cư dân đều có một ngôn ngữ nhất định để giao tiếp. Tiếng Việt là ngôn ngữ đặc biệt quan trọng đối với người Việt. Nó không chỉ là ngôn ngữ mẹ đẻ mà còn là một công cụ tư duy hữu ích để người Việt phát triển cộng đồng xã hội. Từ trước đến nay các nhà ngôn ngữ thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể thống nhất trong đa dạng. Mỗi vùng miền là một sự thể hiện tương đối riêng của tiếng Việt. Bất kể người Việt nào trên lãnh thổ Việt Nam, nghe người miền Bắc, người miền Trung hay người miền Nam nói họ đều có thể hiểu được và giao tiếp được. Đó là do tính thống nhất rõ rệt của tiếng Việt trên dải đất hình chữ S. Tuy nhiên khi trò chuyện với một người, có những yếu tố làm chúng ta cảm thấy ở người đối thoại có nét nào đó khác biệt, hình như họ không cùng một địa phương với mình hay hình như họ từ tận miền cực Nam của tổ quốc ... Rất nhiều lý do để chúng ta có thể nhận ra rằng tiếng Việt trên mỗi miền đất nước có những thay đổi và khác biệt. Đó là nét đa dạng mà nhiều nhà nghiên cứu đã dày công khảo sát và nghiên cứu. Tiếng địa phương là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hoá đặc trưng của từng vùng miền. Trên thực tế, tiếng địa phương là một biểu hiện rất sinh động của ngôn ngữ toàn dân. Khi người nghiên cứu nắm được diện mạo, đặc điểm, ý nghĩa của từng địa phương cũng có nghĩa là đã có một cái nhìn thấu đáo về ngôn ngữ dân tộc. Trần Thu Thủy 6 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Dưới sự tác động, phát triển của xã hội, quá trình giao lưu tiếp xúc ngày càng mở rộng, vai trò của ngôn ngữ văn hoá đối với phương ngữ ngày càng lớn, quá trình thống nhất ngôn ngữ đang diễn ra nhanh chóng. Có một vấn đề đặt ra, liệu phương ngữ có rơi vào quá trình giải thể để tạo nên một ngôn ngữ thống nhất hay không? Bộ mặt phương ngữ sẽ ra sao? Vốn từ và vai trò của bộ phận từ trong phương ngữ sẽ thế nào? Việc dùng từ địa phương trong ngôn ngữ văn học có cần thiết không? Phương ngữ có phát huy được vai trò giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Nhiều câu hỏi được đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của phương ngữ. Chúng tôi khảo sát từ ngữ địa phương Hậu Lộc cũng trên tinh thần cố gắng tìm ra sự ảnh hưởng qua lại giữa ngôn ngữ toàn dân đối với một phuơng ngữ cụ thể thông qua việc tìm hiểu những đặc điểm về ngữ âm và từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ địa phương Hậu Lộc. Phương ngữ Hậu Lộc là một phương ngữ nhỏ của phương ngữ Thanh Hoá, nơi có nhiều dấu ấn địa phương rõ rệt. Có thể nghiên cứu phương ngữ trên nhiều bình diện. Ở đây chúng tôi lần lượt khảo sát hệ thống từ ngữ địa phương trong phương ngữ Hậu Lộc để tìm ra sự khác biệt về ngữ âm và từ vựng ngữ nghĩa. Từ ngữ địa phương ở đây là những từ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày của cư dân Hậu Lộc, nó bao gồm một bộ phận từ trong ngôn ngữ toàn dân và một bộ phận từ chỉ có trong phương ngữ Hậu Lộc. Qua quá trình khảo sát chúng tôi sẽ có được một cái nhìn khái quát về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa trong phương ngữ Hậu Lộc. Trên tinh thần đó chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá” để làm mục tiêu khảo sát. Trần Thu Thủy 7 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phương ngữ nhằm phát hiện ra những điểm mạnh của từng phương ngữ góp phần giúp cho phương ngữ nhích dần lại ngôn ngữ toàn dân theo con đường ngắn nhất, hợp lý nhất đối với cấu trúc nội bộ của từng phương ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vùng phương ngữ trên khắp các miền đất nước. Từ Bắc vào Nam, hầu hết những vùng phương ngữ lớn và nổi bật đã được các học giả quan tâm bằng nhiều công trình nghiên cứu cụ thể. Phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung là hai vùng phương ngữ lớn còn lưu giữ nhiều yếu tố cổ hơn cả. Vì thế cho nên người ta thường tìm về cội nguồn của tiếng Việt bằng cách dựa vào những bằng chứng về ngôn ngữ còn được lưu giữ lại trong vốn từ địa phương. Địa bàn Thanh Hoá thuộc vùng phương ngữ Trung, hầu hết các nhà phương ngữ nghiên cứu về địa bàn này đều có cái nhìn thống nhất về tổng quan phương ngữ Thanh Hoá. Những đặc điểm về thanh điệu, sự nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi ... đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên khảo sát cụ thể từng vùng thổ ngữ, phương ngữ nhỏ hơn trên địa bàn lại chưa được nghiên cứu nhiều, kỹ lưỡng. Nếu so với tiếng địa phương Nghệ Tĩnh thì tiếng địa phương Thanh Hoá ít được nghiên cứu khảo sát hơn. Có lẽ cũng vì một phần là do đặc điểm lưu giữ yếu tố cổ, yếu tố khác biệt ở đây chưa rõ rệt và nổi trội như những thổ ngữ, vùng phương ngữ nhỏ trên địa bàn Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên nếu có nhiều hơn nữa những công trình đầu tư nghiên cứu về tiếng địa phương Thanh Hoá, chắc chắn các nhà phương ngữ cũng sẽ tìm thấy nhiều tư liệu thú vị và quý giá, góp phần làm phong phú hơn diện mạo của các vùng phương ngữ trên đất nước Việt Nam. Trần Thu Thủy 8 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Tiến hành nghiên cứu được ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ địa phương Hậu Lộc chúng tôi đã chọn một số xã có giọng nói tiêu biểu đại diện cho mỗi vùng để tiện cho việc điều tra và miêu tả. Với đề tài này chúng tôi cố gắng tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa tiếng địa phương Hậu Lộc với ngôn ngữ toàn dân, góp phần miêu tả bức tranh toàn cảnh về phương ngữ Thanh Hoá. Đồng thời đây cũng là một trong những nguồn tư liệu để các tác giả khác có thể nghiên cứu sâu hơn hoặc nghiên cứu những vấn đề có liên quan. Qua quá trình khảo sát những nét dị biệt về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa, cụ thể là sự biểu hiện trong từng thổ ngữ cũng thêm một lần nữa khẳng định rằng yếu tố bất biến là cái mã của tiếng Việt và cuối cùng các biến thể cũng trở về cái bất biến trong ngôn ngữ. Phương ngữ là một bộ phận thống nhất của ngôn ngữ toàn dân nhưng không đồng nhất bởi nó luôn có quá trình tự vận động và phát triển. Quá trình phát triển liên tục đó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt trên các vùng miền khác nhau. III. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện yêu cầu của đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra vốn từ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân vùng Hậu Lộc. Do giới hạn của đề tài nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát từ ngữ địa phương Hậu Lộc trên bình diện ngữ âm, từ vựng kỹ lưỡng hơn, còn một bộ phận từ mang nghĩa ngữ pháp thì tương đối khái quát. Địa bàn Hậu Lộc là một địa bàn tương đối rộng bao gồm nhiều làng xã. Địa bàn cũng là nơi cộng cư của nhiều thành phần cư dân khác Trần Thu Thủy 9 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá nhau. Trên địa bàn có nhiều làng cổ nhưng cũng có nhiều làng đã có sự pha trộn, cư dân mới đến sinh sống cùng với cư dân gốc ở đây. Ngôn ngữ là bộ phận gắn liền với dân cư nên cũng chịu một số ảnh hưởng từ quá trình pha trộn này. Tuy nhiên sự pha trộn về dân cư là không đáng kể, không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ trên địa bàn vốn lâu nay là nơi cội nguồn của cư dân Hậu Lộc. Trong quá trình điều tra cũng vì giới hạn của thời gian và mức độ thực sự cần thiết cho quá trình điều tra trên diện rộng nên chúng tôi đã quyết định phân vùng điều tra và chọn những nơi có nhiều đặc trưng điển hình làm vùng đại diện. Việc chọn các xã đại diện cho giọng nói của mỗi vùng dựa trên hai căn cứ sau: 1) Dựa vào sự thẩm nhận của người địa phương đó là những xã có giọng nói đặc biệt hơn cả. 2) Dựa vào những đặc diểm về địa lý, lịch sử, dân cư chúng tôi chọn những xã trung tâm chính trị – văn hoá, xa đường quốc lộ, tỉnh lộ. Theo tiêu chí này, chúng tôi đã chọn được một số xã đại diện cho mỗi vùng khảo sát sau: - Xã Ngư Lộc (vùng 1) - Xã Hoa Lộc (vùng 2) - Xã Văn Lộc (đại diện cho các xã còn lại của vùng 3) Ba xã này là những điểm điền dã chính cho những đợt điều tra của chúng tôi. Sau khi thu thập tư liệu, một vấn đề đặt ra là chọn điểm điều tra nào là tiêu điểm cho việc miêu tả. Nếu lấy giọng được coi là phổ biến cho giọng Hậu Lộc thì phải lấy giọng của người Văn Lộc, khảo sát từ ngữ địa phương mà người Văn Lộc sử dụng trong giao tiếp. Nếu lấy giọng tiêu biểu điển hình cho sự khác biệt, thậm chí là khác Trần Thu Thủy 10 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá biệt đến mức khó nghe của giọng Hậu Lộc thì phải chọn giọng Hoa Lộc (đặc biệt là giọng của người trong thôn Hoa Trung hay còn gọi là thôn Hoa Trường), giọng Ngư Lộc. Nếu khảo sát vốn từ địa phương về mặt từ vựng có sự khác biệt về nghĩa thì phải điều tra toàn diện, thu thập được càng nhiều tư liệu càng tốt, lúc đó mới có cơ sở để thống kê số lượng từ vựng của riêng địa phương Hậu Lộc. Như vậy tuỳ vào mục đích nghiên cứu trong từng phần mà chúng tôi sẽ chọn đại diện để khảo sát miêu tả. Các nhân chứng mà chúng tôi đã điều tra và ghi âm: Cụ Phạm Thị Thanh, 68 tuổi, xã Hoa Lộc Cụ Nguyễn Văn Tất, 62 tuổi, xã Ngư Lộc Chú Nguyễn Hải Nam, 45 tuổi, xã Ngư Lộc Cô Lê Thị Hạt, 41 tuổi, xã Văn Lộc Anh Hà Văn Hải, 35 tuổi, xã Hoa Lộc Chị Phạm Thị Huyền, 30 tuổi, xã Minh Lộc 2. Phương pháp nghiên cứu Để có được nguồn từ liệu cho quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra trên nhiều đối tượng dân cư, điều tra qua bảng từ, điều tra trên tư liệu được ghi lại bằng băng ghi âm ngôn ngữ giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Sau khi thu thập được tư liệu chúng tôi đã tiến hành khảo sát, so sánh, đối chiếu từ trong hai hệ thống, giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ, từ đó tìm ra những đặc điểm cơ bản về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa. Với mục đích có được sự hình dung tương đối cụ thể và đầy đủ các nét ngữ âm địa phương, đặc biệt là trong phần miêu tả thanh điệu chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích miêu tả ngữ âm học và âm vị Trần Thu Thủy 11 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá học kết hợp với so sánh đối chiếu. Do không có điều kiện sử dụng máy móc thực nghiệm nên trong quá trình xử lý đề tài, bằng quan sát trực tiếp, chúng tôi dựa trên phân tích phương ngữ của người bản ngữ (sử dụng thính giác của người phân tích). Đối với phần khảo sát các đơn vị từ vựng (đơn vị từ và những đơn vị tương đương với từ) chúng tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh đối chiếu nhằm đưa ra được hệ thống bảng từ địa phương có sự khác biệt với từ trong ngôn ngữ toàn dân. Đối với phần khảo sát những hiện tượng từ vựng mang ý nghĩa ngữ pháp chúng tôi dựa trên tinh thần sử dụng phương pháp thống kê là chủ yếu. Những trường hợp có tần số xuất hiện cao sẽ được quy vào những hiện tượng điển hình. Vì thế trong quá trình thống kê các đơn vị ngữ pháp như ngữ khí từ, đại từ xưng hô, đại từ chỉ định và nghi vấn ... chúng tôi đưa ra những trường hợp điển hình nhất được sử dụng nhiều nhất. Tiếp đó là quá trình đối chiếu với hệ thống tương đương trong phương ngữ Bắc. Kết quả của quá trình đối chiếu chính là kết luận chúng tôi rút ra được trong quá trình làm việc. Mục đích cuối cùng của luận văn là tìm ra được một cách miêu tả về diện mạo của một phương ngữ ít được quan tâm và chú ý. Trần Thu Thủy 12 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá NỘI DUNG Chƣơng I ĐỊA PHƢƠNG HẬU LỘC VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TIẾNG ĐỊA PHƢƠNG THANH HOÁ I. Vài nét về địa phƣơng huyện Hậu Lộc Theo các sách địa chí và địa danh được viết trong thời Lê và thời Nguyễn thì từ thời Trần về trước, huyện Hậu Lộc có tên là huyện Thống Bình, thời thuộc Minh (thế kỷ XIV) đổi là Thống Ninh (thuộc Ái Châu, phủ Thanh Hoá) sang thời Lê đã được gọi là huyện Thuần Hữu thuộc phủ Hà Trung. Đến thời Lê Trung Hưng do tránh tên huý của vua Lê Chân Tông mà huyện Thuần Hữu được đổi thành Thuần Lộc. Về sau lại đổi chữ Thuần thành chữ Phong và gọi là huyện Phong Lộc. Đến năm Minh Mệnh thứ hai (1821) mới thay chữ Phong bằng chữ Hậu và gọi là huyện Hậu Lộc. Như vậy có tên Hậu Lộc chỉ mới gần 200 năm nay. Trong tên này, Hậu có nghĩa là “đầy đặn” trái nghĩa với “bạc” là mỏng, cùng nghĩa với chữ Hậu trong các từ “hậu tạ”, “hậu đãi”, “phúc hậu”… Bờ biển Hậu Lộc vừa lở vừa bồi rất nhanh. Trong khi bờ biển vùng Đa Lộc ngày càng tiến ra biển thì bờ biển vùng Hải Lộc, Ngư Lộc lại càng ngày càng sụt lở sâu vào đất liền, khiến cho các làng xóm nơi đây phải di dân nhiều lần. Hiện tại, để chống lại sự xâm thực của biển, Nhà nước đã cùng với nhân dân Hậu Lộc xây dựng Kè Vích chạy dọc bờ biển từ làng Vích (thuộc xã Hải Lộc) đến làng Diêm Phố (thuộc xã Ngư Lộc) dài đến 4 km. Biển đông không phải lúc nào cũng chung Trần Thu Thủy 13 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá sống hoà bình với bờ biển Hậu Lộc. Những năm có bão to lụt lớn, ngoài biển cả có nước dâng, thường gọi là “hồi đông”. Chính vì những hiện tượng phá huỷ của tự nhiên nên trong vốn từ của cư dân Hậu Lộc khá nhiều những đơn vị từ chỉ những hiện tượng thiên tai của biển cả. Ví dụ như từ “hồi đông” chỉ hiện tượng dâng nước trong bão hoặc trong những trận động đất mạnh mà trong ngôn ngữ toàn dân chúng ta gọi là sóng thần. Sóng biển phá lở ruộng đồng làng mạc, làm cho đoạn bờ biển phía Nam cứ lui dần, lùi mãi vào bên trong. Xét trong phạm vi Thanh Hoá thì Hậu Lộc là một huyện đồng bằng ven biển ở phía đông bắc tỉnh lỵ. Tính theo đường chim bay thì từ thành phố Thanh Hoá đến huyện Hậu Lộc, điểm gần nhất (cầu Sài xã Thuần Lộc) chỉ hơn 10 km, điểm xa nhất (mõm Gãnh thuộc đầm cói Đa Tân, xã Đa Lộc) cũng chỉ ngoài 30 km. Đến huyện lỵ hiện tại (thị trấn Hậu Lộc, chợ Dầu, xã Thịnh Lộc) khoảng 16 km. Hậu Lộc nằm ở vùng trung tâm của phủ Hà Trung cũ. Xét trong phạm vi Việt Nam thì Hậu Lộc là một trong những huyện ven biển nằm ở cực Bắc Trung Bộ, trên tuyến đường sắt xuyên Việt và trục đường quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía đông nam. Nhìn chung địa giới Hậu Lộc được phân định phù hợp với diên cách tự nhiên của sông núi. Về phía Bắc, con sông Lèn, một nhánh của sông Mã chảy từ ngã ba Bông đến cửa Lạch Sùng là đường biên giới tự nhiên giữa Hậu Lộc với hai huyện Hà Trung và Nga Sơn. Phía Tây và Nam Hậu Lộc giáp với huyện Hoàng Hoá bởi núi Sơn Trang, Đồi Gai, sông Ấu và sông Lạch Trường. Phía đông giáp biển, từ bờ biển Hậu Lộc đến đường hải giới Việt Nam – Trung Quốc Trần Thu Thủy 14 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá dài 200 km. Xét theo kinh độ và vĩ độ trên mặt địa cầu thì phần đất liền Hậu Lộc nằm sát vĩ tuyến 20 độ Bắc, điểm cực Bắc của Hậu Lộc ở vị trí 19o59‟ 20‟‟. Đó là mũi nhọn Làn thuộc xứ Đồng Bản, một bãi bồi của sông Lèn ở địa phận làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (giáp với xã Hà Lâm, Hà Trung). Điểm cực Nam của Hậu Lộc ở vĩ tuyến 19o52‟ 50‟‟. Đó là mũi Xương Cá thuộc đồng muối Nam Tiến xã Hoà Lộc (giáp thôn Đôn Nghĩa ở chân núi Trường) xã Hoằng Yên, Hoằng Hoá. Như vậy từ Bắc tới Nam đất đai Hậu Lộc chỉ rộng 6‟30 giây vĩ độ khoảng 12 km. Điểm cực Tây Hậu Lộc là Eo Hàn, thôn Phong Mục xã Châu Lộc gần làng Chè, xã Hoằng Khánh, Hoằng Hoá. Nằm trên đường kinh tuyến 105o59‟ 50‟‟. Điểm cực đông của Hậu Lộc là Mõm Gánh, nhô ra biển của đồng cói Đa Tân, xã Đa Lộc nằm trên kinh tuyến 105o59‟ 50‟‟. Như vậy chiều ngang từ tây sang đông của Hậu Lộc kéo dài 13‟30‟‟ kinh độ (gần 24 km) gấp đôi chiều dọc từ bắc xuống nam. Quan sát địa hình của Hậu Lộc, một thầy giáo địa lý lâu năm của huyện này đưa ra một số so sánh như sau: phần đất liền của Hậu Lộc giống như một con chim đang bay ra Vịnh Bắc Bộ. Đầu và mỏ chim là vùng bãi bồi đồng cói Đa Tân (Đa Lộc), cổ chim vươn dài về phía đông là các xã Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc. Ức chim nở rộng là các xã Hải Lộc, Hoà Lộc, Xuân Lộc. Chân chim quặp lại về phía tây nam là các xã Văn Lộc, Thuần Lộc. Cánh chim sải dài về phía tây (từ Quang Lộc đến Châu Lộc) Hậu Lộc là địa bàn của cư dân sống từ lâu đời. Tên làng xã trong huyện trải qua thời gian lịch sử lâu dài cũng có nhiều thay đổi. Từ thời Trần Thu Thủy 15 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Gia Long (1802 - 1820) về trước đơn vị Hậu Lộc cũng như nhiều huyện khác trong nước, các đơn vị cư dân cơ sở gồm nhiều loại lớn nhỏ khác nhau và nhìn chung đều hình thành một cách tự phát. Những đơn vị cư dân mới hình thành còn nhỏ và chưa có quy củ thường được gọi là trang, ấp, sở, trại, chòm, xóm hoặc van (nếu là dân đánh cá ở ven sông ven biển). Cũng có khi được gọi là xá nghĩa là nhà. Ví dụ: Vũ Xá (nhà họ Vũ), Trương Xá (nhà họ Trương) ... Những đơn vị cư dân tương đối đông (gồm nhiều chòm, xóm, trang, trại …) có tổ chức tương đối quy củ mới được gọi là xã. Ví dụ: xã Lục Trúc thường được gọi tắt là xã Lục, bao gồm 6 chòm (Chòm Trước, Chòm Giữa, Chòm Hậu, Chòm Ngu, Chòm Nhất, Chòm Da). Đơn vị kẻ cũng được dùng từ lâu đời ở Hậu Lộc nhưng không tồn tại lâu dài. Vì thế, về sau chỉ những làng tương đối cổ mới gọi là kẻ. Ví dụ, Kẻ Sơn, Kẻ Ngọ (nay thuộc xã Tiến Lộc), Kẻ Lãi (nay thuộc xã Lộc Sơn). Ngày nay danh từ kẻ thường ít dùng và chỉ có thể tìm thấy trong những sáng tác dân gian cổ truyền. Ví dụ: Rượu ngon Kẻ Năn No ăn, Kẻ Lãi Nhất gái Kẻ Nhì Nhì gái Kẻ Sơn Giầu trơn Kẻ Ngô Phì phò Kẻ Ngọ Đánh ngô Kẻ Bồ Ra tro Kẻ Lục ... Khi đơn vị thôn được áp dụng phổ biến và chính thức, ở Hậu Lộc cũng như nhiều nơi khác đều có hiện tượng đáng chú ý là một số Trần Thu Thủy 16 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá danh từ chung chỉ đơn vị như trang, trại, bái, xá … trước gắn với tên riêng, nay biến thành tên địa danh. Ví dụ thôn Do Trang, thôn Bái Trung, thôn Vũ Xá, thôn Trương Xá … Các từ trang , bái, xá trong các địa danh trên đây đều vốn là danh từ chung chỉ đơn vị được chuyển thành danh từ riêng. Tuy Hậu Lộc không phải là một huyện lớn (xét về diện tích và dân số) nhưng Hậu Lộc có một bề dày lịch sử, một thiên nhiên phong phú đa dạng, một cộng đồng xã hội có tổ chức truyền thống từ lâu đời. Xét trên nhiều phương diện, Hậu Lộc vừa có những nét riêng mang tính địa phương độc đáo vừa có những đặc điểm chung mang tính phổ biến, tiêu biểu cho nhiều huyện đồng bằng ven biển ở Thanh Hoá và nhất là các huyện ven biển miền Bắc và miền Trung. Hậu Lộc có đồi núi và đồng bằng, có sông biển và hải đảo cho nên con người và giọng nói ở đây cũng có nhiều nét phong phú. Trên cơ sở của những điều kiện tự nhiên người Hậu Lộc đã sớm tạo ra những hoạt động kinh tế phong phú, đa dạng với rất nhiều ngành nghề cổ truyền khác nhau (chăn nuôi, trồng trọt, đánh cá, làm muối, nấu mắm, nghề rèn, nghề kim hoàn, nghề mộc, nghề gốm, nghề đóng thuyền, khai thác lâm sản, đi bè, làm đồ tre mây, đay cói ....). Trước cách mạng tháng Tám, Hậu Lộc rất nghèo và không biết từ bao giờ đã sinh ra câu phương ngôn coi Hậu Lộc là huyện nghèo “thứ ba” ở Thanh Hoá: “Nhất Xương, nhì Gia, thứ ba Hậu Lộc”. Ngày nay đời sống cư dân đã khá hơn, đều hơn nhưng nhìn chung vẫn chưa giầu. Người Hậu Lộc vừa phải tiếp thu những cái mới, xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, vừa phải đấu tranh với những tư tưởng, nhận thức hạn chế như: “Đèn nhà ai rạng nhà nấy”, “Mõ làng nào, Trần Thu Thủy 17 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá làng ấy đánh – Thánh làng nào làng ấy thờ – Cờ làng nào làng ấy kéo”, “Khôn ngoan ở đất nhà bay – Dù xe ngựa cỡi đến đây cũng hèn” … Sự phát triển của nghề nghiệp đã gắn liền với điều kiện tự nhiên và khả năng khai thác, sử dụng cải tạo để thoả mãn những nhu cầu khác nhau của con người. Từ lâu Hậu Lộc đã nổi tiếng với nhiều loại sản vật, đặc biệt là những sản phẩm từ ngư nghiệp. Thiên nhiên đã đem đến cho con người Hậu Lộc khá nhiều ưu đãi và thuận lợi đồng thời cũng gây cho họ không ít khó khăn trở ngại và tai hoạ, nhiều khi rất dữ dội và khủng khiếp. Tuy vậy người Hậu Lộc vẫn lạc quan với cuộc sống, gìn giữ truyền thống, phát triển kinh tế địa phương và bảo lưu những nét riêng trong đó phương ngữ là một dấu ấn quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của cư dân Hậu Lộc. II. Lịch sử nghiên cứu phƣơng ngữ, đặc biệt là phƣơng ngữ Thanh Hoá Ngay từ đầu thế kỷ XX một vài công trình nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt của một số học giả như L. Cadière (1902, 1911*), H. Maspéro (1912*) đã xuất hiện với những vấn đề được nêu ra là việc phân vùng phương ngữ tiếng Việt và những đặc điểm cụ thể của một phương ngữ / vùng phương ngữ nào đó. Nửa sau thế kỷ XX, vị thế của tiếng Việt được nâng lên, vấn đề phương ngữ được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn. Nhiều công trình nghiên cứu xuất hiện, khảo cứu nhiều vùng phương ngữ từ Bắc tới Nam. Đối tượng và thủ pháp nghiên cứu ngày càng được mở rộng và đa dạng, tập trung vào hai vấn đề lớn sau: Trần Thu Thủy 18 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 1/ Vấn đề phân vùng phương ngữ 2/ Vấn đề mô tả các thổ ngữ hay một vùng phương ngữ nào đó Khi bàn về việc phân vùng phương ngữ tiếng Việt đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến chia tiếng Việt làm 2 vùng phương ngữ tuy ranh giới của họ không như nhau (M. Gordina và các đồng sự, 1970; Hoàng Phê, ...), có ý kiến chia tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ (Hoàng Thị Châu, 1989; Võ Xuân Trang, 1997 và nhiều người khác), có ý kiến chia tiếng Việt thành 4 vùng phương ngữ (Nguyễn Kim Thản, 1982), lại có ý kiến chia tiếng Việt làm 5 vùng phương ngữ (Nguyễn Bạt Tuỵ, 1950; Huỳnh Công Tín, 1999) và thậm chí lại có nhà nghiên cứu cho rằng không nên phân chia tiếng Việt thành các vùng phương ngữ bởi vì sự khác biệt giữ chúng là không rõ ràng. ` Như vậy khi bàn về vấn đề phân vùng phương ngữ đã có nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến lại căn cứ trên những tiêu chí riêng và nhấn mạnh vào từng tiêu chí riêng. Trong luận văn này chúng tôi theo quan điểm chia tiếng Việt làm ba vùng phương ngữ (Hoàng Thị Châu, 1989; Võ Xuân Trang, 1997 và nhiều người khác), cụ thể như sau: Vùng Phương ngữ Bắc: toàn bộ các tỉnh phía Bắc Vùng Phương ngữ Trung: từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân Vùng Phương ngữ Nam: từ đèo Hải Vân đến hết miền cực Nam của Tổ quốc Theo sự phân chia này thì phương ngữ Thanh Hoá thuộc vùng phương ngữ Trung. Tuy nhiên do vị trí địa lý, Thanh Hoá là tỉnh tiếp giáp với phần đất cuối cùng của miền Bắc đồng thời là điểm mở đầu của miền Trung nên phương ngữ Thanh Hoá ít nhiều sẽ mang tính chất chuyển giao giữa hai vùng phương ngữ. Điều này đã được một số công Trần Thu Thủy 19 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá trình khảo cứu và công bố. Luận văn này chúng tôi bước đầu khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cũng một phần là trên tinh thần đó. Giống như các vùng khác của địa bàn Bắc bộ, địa bàn Trung bộ, phương ngữ Thanh Hoá cũng tồn tại khá nhiều thổ ngữ, thậm chí là tương đối dày đặc. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể về từng thổ ngữ trên địa bàn không nhiều, có thể nói là rất ít. Nguồn tư liệu chúng tôi thu thập được và được biết như sau: 1) Phạm Văn Hảo, Về một số đặc trưng của tiếng Thanh Hoá, thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc bộ và Trung bộ. Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Hà Nội, 1986. 2) Phạm Văn Hảo, Về đặc trưng một số đường đồng ngữ trong các phương ngữ tiếng Việt. tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Hà Nội, 1988. 3) Trương Văn Sinh, Nguyễn Thanh Thân, Về vị trí của tiếng địa phương Thanh Hoá. Ngôn ngữ, số 4, 1985. 4) Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước, 2004, Nxb ĐHQG 5) Tác giả Phạm Văn Hảo cũng có một công trình nghiên cứu tổng thể về tiếng địa phương Thanh Hóa. Đó là luận án tiến sĩ được viết bằng tiếng Nga và đã bảo vệ tại Liên Xô cũ. Ngoài ra trong hoạt động nghiên cứu một số nhà ngôn ngữ cũng có một số công trình tìm hiểu về tiếng địa phương Thanh Hoá hoặc có tìm hiểu về một vài đặc trưng nổi bật của tiếng Thanh Hoá như Trần Trí Dõi, Đoàn Thiện Thuật ... Các tác giả này đã góp phần nhiều trong Trần Thu Thủy 20 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá việc nhận diện tiếng địa phương Thanh Hoá như một phương ngữ có đặc điểm riêng và khác biệt so với các tiếng địa phương khác. Nguồn công trình nghiên cứu trước đây không nhiều cũng gây một số khó khăn cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu như vấn đề kế thừa, vấn đề so sánh đối chiếu. Tuy nhiên nếu vùng phương ngữ này chưa được cày xới nhiều thì điều đó cũng có nghĩa đây là vùng đất màu mỡ để chúng tôi có thể khảo sát với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Cũng xuất phát từ quan điểm lấy tư liệu làm phương tiện chính để nghiên cứu nên chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa trên toàn địa bàn Hậu Lộc, khảo sát tư liệu phương ngữ trên nhiều đối tượng khác nhau. Kết quả của quá trình khảo sát, chúng tôi đã phân vùng từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá thành 3 vùng thổ ngữ tương đối khác nhau. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu Thổ ngữ Ngư Lộc, thổ ngữ Hoa Trường và các vùng còn lại (Sở dĩ chúng tôi tách riêng hai thổ ngữ Ngư Lộc và Hoa Trường ra thành đối tượng nghiên cứu độc lập bởi vì trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy hai thổ ngữ này có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với các vùng còn lại. Chỉ cần nghe cách phát âm là người Hậu Lộc có thể biết được rõ ràng đó là người Hoa Trường, người Ngư Lộc hay không). Tuy nhiên kết cấu luận văn cũng đi theo mạch chính là miêu tả hệ thống từ vựng, tiếp đến là miêu tả hệ thống ngữ âm. Với những kết luận được rút ra từ những vấn đề được nghiên cứu như trên, chúng tôi tiến hành so sánh với một số vùng thổ ngữ lân cận như thổ ngữ Hoằng Hoá, thổ ngữ Quảng Xương, góp phần vào công việc mô tả đặc trưng phương ngữ Thanh Hoá nói chung. Trần Thu Thủy 21 Luận văn cao học -Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Chƣơng II MIÊU TẢ TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG HẬU LỘC TRONG SỰ SO SÁNH VỚI TỪ NGỮ TOÀN DÂN Từ vựng là một trong những bộ phận quan trọng của một ngôn ngữ. Nếu như ngữ âm là thành phần dễ nhận diện ra một phương ngữ, thổ ngữ thì từ vựng, đặc biệt là ngữ pháp là bộ phận khó nhận diện hơn. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm sống, tri thức nhất định về phương ngữ, thổ ngữ người ta cũng có thể nhận diện ra người nói thuộc vùng nào trên đất nước Việt Nam. Mỗi ngôn ngữ có một vốn từ nhất định. Vốn từ cũng là nơi phản ánh được những đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ, đồng thời cũng là nơi lưu giữ bản sắc văn hoá của từng vùng dân cư. Qua vốn từ trong từng phương ngữ, người ta có thể khu biệt tiếng nói của vùng này với các vùng khác, với ngôn ngữ toàn dân. Vốn từ địa phương cũng là phương tiện đặc biệt giúp lựa chọn từ ngữ, hiệp vần, bắt nhịp tạo nên âm hưởng, giọng điệu riêng của mỗi vùng. Tính cách của người dân địa phương Hậu Lộc đã được thể hiện phần nào qua vốn từ địa phương của nó. Tuy nhiên, dù có những khác biệt với vốn từ toàn dân nhưng từ địa phương vẫn nằm trong một thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với từ toàn dân. Tìm hiểu vốn từ địa phương của phương ngữ Hậu Lộc là góp phần tìm hiểu thêm về từ địa phương Thanh Hoá, một bộ phận quan trọng của phương ngữ Trung. Phương ngữ Hậu Lộc có vốn từ tương đối đa dạng. Hệ thống từ vựng trong phương ngữ Hậu Lộc có thể chia làm hai loại, từ và những đơn vị tương đương với từ. Sự khác biệt giữa từ trong phương ngữ Hậu Trần Thu Thủy 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan