Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát từ công cụ trong truyện ngắn nam cao...

Tài liệu Khảo sát từ công cụ trong truyện ngắn nam cao

.PDF
93
85
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN HÀ THỊ TÁM KHẢO SÁT TỪ CÔNG CỤ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ, 5/2010 1. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nói đến Nam Cao là nói đến một nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông cũng như tác phẩm của ông. Có những vấn đề đã được khai thác rất sâu, rất cụ thể nhưng từ công cụ trong truyện ngắn của ông là một đề tài mới. Từ sự yêu mến nhà văn và muốn đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm của ông trên phương diện nghệ thuật chúng tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát từ công cụ trong truyện ngắn Nam Cao” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho chuyên ngành của mình. Đây là một đề tài mới thuộc phân môn từ pháp học. Mặt khác, từ trước đến nay vấn đề từ loại nói chung và từ công cụ nói riêng luôn là một vấn đề phức tạp, chưa có được sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ. Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra tiêu chí riêng cho sự phân loại của mình. Đi vào tìm hiểu đề tài này sẽ là cơ hội tốt để người viết đi sâu vào các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về từ loại nói chung và từ công cụ nói riêng, cụ thể hơn nữa là từ công cụ trong truyện ngắn của Nam Cao. Từ vai trò, chức năng quan trọng của từ công cụ, qua đề tài này giúp người viết học hỏi, mở rộng thêm nhiều kiến thức để có thể xác định và vận dụng từ công cụ một cách chính xác và hiệu quả nhất. Đó là vấn đề rất cần thiết đối với một giáo viên chuyên ngành Ngữ Văn trong tương lai. 2. Lịch sử vấn đề Trong những năm gần đây việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt – vấn đề từ loại, trong đó có từ công cụ (hư từ) được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm. Số lượng công trình nghiên cứu về từ từ loại không ít, tuy nhiên vấn đề từ công cụ (hư từ) còn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả. Vì vậy mà cho đến nay việc phân định hư từ trong hệ thống từ loại vẫn chưa được rõ ràng. Điều này cũng đã gây khó khăn không nhỏ cho người viết trong khi thực hiện đề tài. Để thuận lợi cho việc khảo sát và để hiểu sâu hơn về vấn đề từ công cụ chúng tôi xin đi vào tìm hiểu về lịch sử của nó qua nhiều ý kiến, nhiều quan niệm, nhiều khuynh hướng khác nhau của một số nhà ngôn ngữ qua các công trình nghiên cứu. Trước hết, theo Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” [22, 140] đã căn cứ vào những đặc trưng từ vựng – ngữ pháp để phân định từ loại. Tác giả 2. đã chia từ tiếng Việt thành ba loại lớn: thực từ, hư từ và tình thái từ. Trong đó hư từ gồm có: phụ trợ từ (lượng từ); quan hệ từ (giới từ, liên từ, hệ từ). Theo tác giả thì hư từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Trong “Cú pháp tiếng Việt” (quyển 2) [12] Hồ Lê đã chia từ tiếng Việt thành ba lớp: sự kiện từ, tình thái từ và công cụ từ. Theo tác giả thì công cụ từ chính là kết từ. Sách “Ngữ pháp tiếng Việt” (chương từ loại) [26] các tác giả cho rằng: “Hư từ là một tập hợp khác, không lớn về số lượng của các từ nhưng rất quan trọng, hư từ có tần số xuất hiện rất cao trong sử dụng. Khác với thực từ, bản chất, ý nghĩa của hư từ thiên về tính chất ngữ pháp” [26, 53]. Hư từ không trực tiếp biểu niệm, nó là phương tiện dùng để phân xuất các hình thức của khái niệm và biểu đạt nó. Tác giả còn cho rằng: “Hư từ không có khả năng độc lập tạo ra câu và cũng không làm thành phần câu” [26, 53]. Với Lê Biên [3] thì cho rằng: quá trình phân loại vốn từ tiếng Việt qua nhiều bước, nhiều bậc. Tác giả cũng chia từ tiếng Việt thành hai mảng lớn là thực từ và hư từ. Trong đó “Hư từ chiếm số lượng lớn, khác với thực từ hư từ không có ý nghĩa định danh, ý nghĩa của các hư từ có tính chất ngữ pháp và là phương tiện diễn đạt quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy” [3]. Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Quang Thắng [13, 148-149] thì dựa vào đặc điểm ngữ pháp và cách phân loại phổ biến hiện nay của các nhà ngôn ngữ học để phân chia từ công cụ thành bốn loại: phó từ, từ nối, từ đệm và từ cảm trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Theo các tác giả thì “Chỉ có đi sâu vào phân tích từ công cụ theo từng loại một chúng ta mới thấy hết được giá trị và tác dụng của chúng một cách cụ thể và rõ ràng” [13, 148]. Tuy chưa thống nhất về cách phân loại và gọi tên nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu về chức năng ngữ pháp quan trọng của từ công cụ (hư từ). Về tác giả Nam Cao và tác phẩm của ông tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu như: công trình của Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Hoành Khung, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh…Nghiên cứu về tác gia Nam Cao có các công trình tiêu biểu sau: “Nam Cao đời văn và tác phẩm” của giáo sư Hà Minh Đức, NXB Văn Học, 1998. “Luận đề về Nam Cao” - Trần Ngọc Hưởng, xuất bản năm 2000. 3. “Phác thảo về sự nghiệp và chân dung của Nam Cao” – Phonng Lê, NXB Khoa Học – Xã Hội năm 2000 “Nhà văn tư tưởng và phong cách” – Nguyễn Đăng Mạnh, xuất bản năm 2001. Về truyện ngắn Nam Cao có thể nói rằng tác phẩm có một giá trị đặc biệt trong kho tàng văn học dân tộc. Qua thời gian tài năng của ông ngày càng được khẳng định. Ông ra đi giữa lúc tài năng đang độ chín, là tổn thất vô cùng lớn lao trong nền văn học dân tộc và nhân loại. Sức hấp dẫn của truyện ngắn đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu: “Lời giới thiệu tác phẩm Nam Cao” – Hà Minh Đức, xuất bản năm 1976. “Tìm hiểu truyện ngắn Nam Cao” – Trần Thanh Đạm, xuất bản năm 1988. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều tập trung trên hai bình diện là nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là nội dung. Về nghệ thuật thì nhìn chung các công trình xoay quanh nhiều khía cạnh: phương pháp xây dựng nhân vật điển hình hóa; tính chất châm biếm hài hước; bút pháp hiện thực…Riêng về từ công cụ (hư từ) trong tác phẩm hay truyện ngắn của Nam Cao thì hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Trường Đại Học Cần Thơ cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao và tác phẩm của ông, nhất là đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên các khóa về cả nội dung và nghệ thuật: “Tính hiện thực và tính nhân đạo trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng tám năm 1945” – Cao Châu Thanh Thủy, năm 2003. “Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao” – Trần Ngọc Nữ, năm 2006. “Hiện tượng tách câu trong truyện ngắn Nam Cao” – Huỳnh Ngọc Hạnh, năm 2007. “Nghệ thuật sử dụng câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao” – Nguyễn Thị Cẩm Giang, năm 2000… Qua việc tìm hiểu trên chúng ta thấy nghiên cứu về từ loại, đặc biệt là lớp từ công cụ trong tác phẩm của Nam Cao thì đã có nhiều công trình đề cập đến nhưng nhìn chung chưa có công trình nào bàn cụ thể về vấn đề từ công cụ trong truyện ngắn của Nam Cao. Chính vì thế người viết chọn đề tài “Khảo sát từ công cụ trong truyện ngắn Nam Cao” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình vào nghiên cứu nghệ thuật sáng tác của Nam Cao nói chung và 4. nghệ thuật viết truyện ngắn nói riêng, đặc biệt là về vấn đề sử dụng từ công cụ để làm nên sự thành công cho truyện ngắn. 3. Mục đích, yêu cầu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào vấn đề từ công cụ (hư từ) để từ đó có cơ sở lý luận vững chắc làm nền tảng cho việc đi vào khảo sát từ công cụ cụ thể trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó giúp cho người viết thấy được vai trò quan trọng của từ công cụ trong ngôn ngữ. Yêu cầu của đề tài là trên cơ sở lý thuyết về từ công cụ, người viết xác định cụ thể từ công cụ được Nam Cao sử dụng trong truyện ngắn, từ đó thống kê thành bảng. Trên cơ sở đó phân tích đối chiếu làm rõ vai trò chức năng của chúng, rồi rút ra nhận xét. 4. Phạm vi nghiên cứu Từ công cụ là một vấn đề phức tạp và việc khảo sát từ công cụ trong truyện ngắn Nam Cao là đề tài mới mẻ. Mặt khác Nam Cao là một tác gia lớn với số lượng truyện ngắn đồ sộ trãi dài cả trước và sau cách mạng tháng tám và tần số sử dụng từ công cụ dày đặc. Do đó mà người viết xin được chọn một số truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám (cụ thể là hai truyện ngắn Chí Phèo và Đời Thừa trong 37 truyện ngắn tuyển tập “Truyện ngắn chọn lọc Nam Cao” của tác giả Huy Anh – Minh Đức, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, năm 2006). 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này người viết đã vận dụng tổng hợp các phương pháp sau: Phương pháp thống kê: với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, sau khi nhận được đề tài người viết đã đi tìm kiếm, sưu tầm tài liệu có liên quan đến đề tài: các công trình nghiên cứu về từ loại nói chung và từ công cụ nói riêng của các nhà ngôn ngữ; các công trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao cũng như mảng truyện ngắn của ông. Trên cơ sở đó, người viết đã lựa chọn và thống kê lại những tài liệu cần thiết sử dụng cho đề tài nghiên cứu của mình. Phương pháp tổng hợp: dựa trên cơ sở tài liệu thống kê được và đi vào tìm hiểu tác phẩm cụ thể, chúng tôi đi đến tổng hợp làm cơ sở lí luận cho đề tài. Khảo sát từ công cụ được Nam Cao sử dụng qua hai truyện ngắn cụ thể, từ đó thống kê thành bảng. Phương pháp phân tích: để hiểu sâu hơn và làm rõ đề tài người viết cần phân tích được việc sử dụng từ công cụ trong tác phẩm Nam Cao. Từ đó thấy được vai trò vị trí cụ thể mà nó đảm nhiệm trong câu. 5. Phương pháp hệ thống: từ bảng thống kê, phân tích, tổng hợp chúng tôi đi đến hệ thống lại vấn đề để làm nổi bật lên những khía cạnh của đề tài. Phương pháp so sánh đối chiếu: trên cơ sở phân loại và phân tích chúng tôi đi đến so sánh, đối chiếu việc sử dụng các lớp từ công cụ trong hai truyên ngắn đã chọn. Qua đó để thấy được tần số xuất hiện của lớp từ công cụ nào nhiều hơn, lớp từ nào ít hơn, đánh giá hiệu quả của chúng và rút ra những nhận xét. 6. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TỪ CÔNG CỤ 1.1 Từ công cụ - công cụ ngữ pháp (hư từ) Mỗi thứ tiếng đều có một hệ thống từ công cụ, số lượng của chúng không nhiều so với lớp từ khác nhưng chúng lại có vai trò rất lớn trong cách cấu tạo câu. Đây là phương thức dùng hư từ để gắn vào câu làm cho câu ấy rõ ràng về phương diện ngữ pháp. Sự xuất hiện của từ công cụ giúp cho ý nghĩa của câu nói rõ ràng hơn hay hệ thống câu nói đầy đủ, chính xác hơn. Chúng ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa, giá trị và tác dụng của từ công cụ khi chúng tham gia vào một cấu trúc lời nói. Nói khác đi là chúng ta chỉ phân tích được chúng khi chúng đã giữ một chức vụ ngữ pháp nào đó trong một câu nói nhất định. Tiếng Việt có một hệ thống từ rất phong phú. Đây là lớp từ không có ý nghỉa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, khả năng hoạt động của chúng rất bao quát và đa dạng. Cũng như nhiều ngôn ngữ khác chúng ta thấy trong tiếng Việt từ công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc cấu tạo câu. Việc thêm từ công cụ vào giúp câu nói hoàn chỉnh hơn. Ví dụ: Mưa to ( Mưa rất to) Cây lớn (Cây đang lớn) So với các loại ngôn ngữ khác thì không mấy ngôn ngữ trên thế giới có số lượng từ công cụ nhiều như tiếng Việt. Để giải thích hiện tượng này giáo sư Lê Văn Lý cho rằng: “… tiếng Việt chúng ta ưa thích biểu lộ, mô tả và nhấn mạnh cho rõ ràng. Do vậy mà dùng nhiều hư tự để biểu đạt những khái niệm ngữ pháp” [15]. Trong ngôn ngữ Ấn Âu, phần từ pháp chiếm một vị trí quan trọng. Một người muốn nói và viết đúng ngữ pháp không chỉ biết sắp xếp từ thành câu mà còn phải biết rõ các tiếng có biến thể. Còn trong tiếng Việt từ công cụ là một phương thức ngữ pháp quan trọng. Nó là một đặc trưng giúp ta thấy được mối quan hệ giữa các từ trong câu khi ta sử dụng. Ngoài ra nó còn giúp ta phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa thực từ và hư từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Bên cạnh việc xác định ý nghĩa của thực từ, khu biệt các thành phần câu thì từ công cụ còn là phương thức để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói. Như vậy hư từ được dùng làm từ công cụ có chức năng ngữ pháp rất quan trọng trong câu. Số lượng từ công cụ không lớn nhưng tần số xuất hiện cao. 7. Trong từ pháp học tiếng Việt, hầu hết các tác giả đều thống nhất chia từ tiếng Việt thành hai loại lớn: thực từ và hư từ. Trong đó thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực rõ ràng, nó có thể dùng độc lập làm các thành phần chính như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ…Còn hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng rõ rệt, nó không thể dùng độc lập và làm thành phần chính trong câu. Sự xuất hiện của chúng trong câu nói với chức năng là chất kết dính các thành phần câu, đồng thời khu biệt các thành phần trong câu. Nó làm cho câu văn được cân đối và thể hiện được thái độ của người nói…Do vậy mà người ta gọi hư từ là từ công cụ hay công cụ ngữ pháp. Nói tóm lại, từ công cụ là những hư từ dùng làm những công cụ ngữ pháp trong câu. 1.2 Khái niệm từ công cụ Trong tiếng Việt hiện đại có vốn từ rất phong phú. Về mặt từ vựng vốn từ này chia theo cấu tạo thì có: từ đơn, từ phức; chia theo nguồn gốc thì có: từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ vay mượn, từ quốc tế. Trong từ Hán Việt lại có từ Hán – Việt cổ; Hán Việt; Hán Việt – Việt Hóa. Xét về mặt ngữ pháp thì vốn từ lại được chia làm hai loại lớn là thực từ và hư từ. Việc phân chia này theo giáo sư Hoàng Trọng Phiến [16] thì dựa vào các tiêu chí sau đây: a. Theo ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp b.Theo chức năng cấu tạo phát ngôn câu Như vậy chúng ta có thể nhận diện thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, có nghĩa ngữ pháp làm thành phần cấu tạo nên câu. Trái lại hư từ “lấy việc biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp làm chính, không độc lập làm thành phần câu, không làm trung tâm cụm từ, ngữ đoạn” [16, 7]. Hư từ bao gồm một lớp từ làm phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa khác nhau của các thực từ. Vì vậy mà hư từ (từ công cụ) đóng vai trò quan trọng trong câu. Ở đây chúng tôi xin được dựa vào giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của thầy Nguyễn Văn Tư để đưa ra khái niệm về từ công cụ như sau: từ công cụ hay hư từ là từ không có ý nghĩa khái niệm, tức không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa về phương diện tổ chức ngữ pháp trong câu. Từ công cụ dùng để biểu thị sự liên hệ cú pháp giữa các thành phần trong câu nói chứ nó không biểu hiện một ý nghĩa từ vựng nào cả. Nó được dùng làm công cụ ngữ pháp cho câu nói, giúp cho câu nói có ý nghĩa rõ ràng và chính xác hơn [24, 32]. 8. 1.3 Đặc điểm ngữ pháp của từ công cụ Từ công cụ là lớp từ chiếm không lớn về mặt số lượng trong hệ thống từ loại tiếng Việt nhưng lại xuất hiện với tần số cao. Đây là lớp từ không có ý nghĩa về mặt từ vựng, là “những từ không có chứng tự” (gọi theo Lê Văn Lý) [15]. Chúng không thể dùng độc lập và làm thành tố chính của câu. Chúng chỉ là những thành tố phụ dùng để phụ trợ, làm công cụ biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp cho các thực từ, các thành phần của câu và câu mà thôi. Đây chính là đặc điểm chung của từ công cụ trong cú pháp tiếng Việt. Xét về chức năng của chúng trong nhiều khía cạnh theo Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Quang Thắng [13] chúng có những đặc điểm nổi bật sau: 1.3.1 Trong hệ thống từ công cụ có một nhóm từ mang tính chất trung gian giữa thực từ và hư từ. Nghĩa là chúng vừa có nghĩa của một thực từ, vừa có nghĩa của một hư từ. Nhưng nghĩa hư từ lớn hơn nên người ta vẫn xếp nó vào lớp từ công cụ. Đặc điểm này là do quá trình ngữ pháp hóa chưa kết thúc nên một số hư từ còn mang những nét nghĩa từ vựng. Lớp từ này gồm những từ chuyên làm thành tố phụ của một cụm từ hoặc là một thành phần câu như: - Thành tố phụ chỉ thời gian đứng trước động từ, tính từ như: đã, sẽ… Ví dụ: “Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại” (Lão Hạc) “Đã” thành tố phụ đứng trước tính từ “hiền hậu” chỉ thời gian hiện tại. - Thành tố phụ chỉ sự tương tự đứng trước danh từ, tính từ, động từ như: cũng, đều, vẫn… Ví dụ: mặt bà vẫn hầm hầm ( Một bữa no) “Vẫn” thành tố phụ đứng trước tính từ “hầm hầm” chỉ sự tương tự, hành động đã diễn ra trước đó. - Thành tố phụ chỉ sự phỏng định đứng trước danh từ, đại từ hoặc cả câu như: có thể, hình như, có lẽ… Ví dụ: “Có lẽ vì thế mà thị Nở không sợ cái thằng mà cả làng sợ hắn” (Chí Phèo) “Có lẽ” thành tố phụ bổ nghĩa cho cả câu. Lớp từ này khá nhiều xuất hiện với tần số cao trong ngôn ngữ. Xét về ý nghĩa thì cụm từ này dùng để hiện hóa thực từ. Do vậy dùng lớp từ này giúp chúng ta xác định cụ thể ý nghĩa của thực từ. 9. 1.3.2 Trong tiếng Việt thường dùng một lớp hư từ để liên kết những tiếng trong một mệnh đề hay những mệnh đề trong câu hoặc các câu với nhau biểu thị mối tương quan giữa các tiếng hay các thành phần đó với nhau. Nói khác đi các hư từ được sử dụng như là dấu nối hai chiều giữa các thực từ, các thành phần trong câu để tạo cho câu hoàn chỉnh về ý nghĩa. Đồng thời khu biệt với các thành phần và biểu thị các mối liên hệ ngữ pháp giữa các thành phần trong câu. Các lớp từ này thường đi kèm theo hoặc kết hợp với các dấu hiệu hình thức làm cho câu văn được cân đối và có đầy đủ ý nghĩa. Lớp từ này bao gồm: - Những từ nối thành phần chính phụ hoặc quan hệ đồng đẳng : của, mà,vì… Ví dụ: “Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt”. (Lão Hạc) “Mà” là từ nối thành phần chính phụ của câu. - Nối các thành phần phụ với danh từ, động từ, tính từ: với, bởi, do, cho… Ví dụ: “Bà cựu với cô Đính đứng ngoài nghe thấy cười đau bụng” (Lang Rận) “Với” biểu thị quan hệ song song, yếu tố thêm vào cùng chức năng. - Biểu thị mối quan hệ liên hợp cú pháp như: và, cùng, hay, hoặc, hay là, hoặc là… Ví dụ: “Thị ngồi nhỏm dậy và ngơ ngác nhìn”. ( Chí Phèo) “Và” biểu thị mối quan hệ liên hợp của hai hành động liên tiếp: “ngồi nhỏm dậy” và “ngơ ngác nhìn”. 1.3.3 Trong hệ thống từ công cụ còn có một lớp từ thường dùng để chèn vào một từ, một cụm từ hay một câu để tạo sự cân đối cho câu văn, đồng thời để biểu thị thái độ, tình cảm của người nói như: nhấn mạnh, kính trọng, nghi ngờ, nhắc nhở…Loại chèn vào trước một từ trong câu để tỏ thái độ nhấn mạnh như: chính, ngay, cả, đích thị; loại chèn vào một cụm từ cũng để nhấn mạnh như: thì, những…; loại từ luôn đứng ở cuối câu để tỏ thái độ hoài nghi, cầu khiến, kính cẩn như: ạ, à, ư, nhỉ, nhé, cơ, chứ… Ví dụ: “Hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương”. (Đời Thừa) “Chính” dùng để nhấn mạnh về đối tượng đang nói tới. Ví dụ: “Đem in thì vỡ mặt” ( Những chuyện không muốn viết) “Thì” dùng để nhấn mạnh hậu quả của việc làm. Hay “Này! Thằng cháu nhà tôi đến một năm nay chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!” (Lão Hạc) 10. “Ạ” thể hiện thái độ kính trọng của người nói đối với người nghe. 1.3.4 Một đặc điểm cuối cùng của từ công cụ là còn có một lớp từ chuyên dùng làm dấu hiệu về tình cảm của người nói đối với hiện thực như: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi…luôn luôn đứng tách ra khỏi phần chính của câu, có người gọi đó là “một tín hiệu âm thanh đặc biệt” biểu đạt một trạng thái tâm hồn phức tạp, mà đôi khi nếu không phân tích trước những hoàn cảnh chúng xuất hiện thì chúng ta không thể hiểu được. Mặt khác chúng thường đứng biệt lập trong câu, không có một liên hệ nào đối với tổ chức của câu cả. Lớp từ này gồm các từ: ồ, a, ủa, ôi, chao ôi, hỡi ơi, vâng, ừ, dạ, ơi, úi chà… Ví dụ: “A, con biết rồi! Không phải chè, cám mà u bảo chè” (Nghèo) “Ôi! Cái gí thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch”. (Chí Phèo) “À, bây giờ thì bà lão hiểu”. (Một bữa no) Đó là một số đặc điểm chung về ngữ pháp của hệ thống từ công cụ. Những đặc điểm này là do khả năng tham gia vào cấu trúc lời nói của hệ thống từ công cụ quy định. Tuy nhiên mỗi từ lại có chức năng riêng biệt, vì thế mà có những từ lại không mang đầy đủ những đặc điểm ngữ pháp chung này. 1.4 Chức năng của từ công cụ Căn cứ vào khả năng mà từ công cụ đảm nhận chúng ta có thể khái quát chức năng của chúng như sau: 1.4.1 Gắn kết các đơn vị tham gia cấu tạo câu với các quan hệ về ngữ nghĩa – ngữ pháp khác nhau. Hay nói cách khác nó là chất kết dính các thành phần trong câu giúp cho câu nói chặt chẽ về nội dung ngữ nghĩa và ngữ pháp. Ví dụ: Hắn cũng vậy, hắn chẳng thường vẫn buồn bực rất lâu vì những việc xảy ra không đáng kể đó ư? Chao ôi! Chẳng qua hắn và ông cũng cùng khổ như nhau cả đấy thôi! Yên ủi nhau còn chẳng thấy đâu còn làm khổ lẫn nhau làm gì nữa. Điền hối hận vì cái cử chỉ của mình đối với ông vô cùng. (Nước Mắt) Đoạn văn sử dụng hàng loạt từ công cụ để làm chất kết dính, tạo nên sự logic về nội dung và cú pháp: chẳng, vẫn, rất, vì, ư, chao ôi, và, cũng, đấy thôi, còn, nữa, cái, của, đối với. Từ “cũng vậy” còn có tác dụng liên kết, tiếp tục ý ở đoạn trước. Qua đó bộc lộ được tâm tư, tình cảm, thái độ trong lời độc thoại của nhân vật. 11. 1.4.2 Từ công cụ còn có chức năng tu từ. Chức năng này được thể hiện ở các mặt sau: - Tạo sự nhịp điệu, uyển chuyển, cân đối cho câu nói: Ví dụ: “Chết mau nghĩa là chưa chết. Nếu tôi không dạy học thì chết ngay, bởi không ai có thể sống mà không ăn”. (Quên điều độ) “Nếu…thì…”; “bởi…mà…” tạo cho câu nói có sự cân đối, đầy đủ về ý nghĩa. Đồng thời tạo cho câu nói có sự logic, cân đối. - Tăng cường hiệu quả của ngôn từ trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm, thái độ của chủ thể phát ngôn. Ví dụ: “Ồ, vậy ra mình đấy ư?” (Mò sâm banh) “Ồ” “ư” thể hiện thái độ ngạc nhiên của chủ thể phát ngôn. “Ôi chào! Ông tướng vừa vừa chứ!” “Ôi chào” “chứ” thái độ không đồng tình của người nói. Ngoài ra thì dùng kết cấu hư từ mà câu còn thể hiện được tính chủ quan của chủ thể phát ngôn. 1.5 Phân loại từ công cụ Việc phân loại hệ thống từ công cụ rất phức tạp, từ trước đến nay nhiều nhà ngôn ngữ đã phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng vấn đề vẫn chưa khép kín. Sau đây chúng tôi xin điểm qua cách phân loại của một số nhà ngôn ngữ: Theo các tác giả Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn trong “Ngữ pháp tiếng Việt” [26] thì cho rằng: “Hư từ có thể phân thành những từ loại nhỏ hơn là phụ từ và kết từ” [26, 89]. Trong đó phụ từ gồm có: phụ từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ…); phụ từ chỉ mức độ (rất, khá, lắm…); phụ từ so sánh (cũng, đều, vẫn…), còn kết từ bao gồm: kết từ chính phụ (do, của, bởi…); kết từ liên hợp (và, với, hay…). Một cách phân loại khác của Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” [3] thì chia hư từ thành các tiểu loại nhỏ: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ và thán từ. Cách phân loại này Lê Biên chủ yếu dựa vào số lượng hư từ, vai trò của hư từ trong câu và đặc biệt là khả năng kết hợp của hư từ trong từng trường hợp cụ thể để phân định nhỏ hơn. Với Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập 1) [2] thì đưa ra tiêu chí để phân định hư từ là dựa vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp. Trên cơ sở đó các tác giả phân định hư từ thành các nhóm nhỏ. 12. Các tác giả cho hư từ thuộc nhóm hai trong hệ thống từ loại tiếng Việt bao gồm: phụ từ (định từ và phó từ); kết từ (kết từ chính phụ và kết từ đẳng lập); tiểu từ (trợ từ và tình thái từ). Nguyễn Hiến Lê – Nguyễn Quang Thắng trong “Chúng tôi tập viết tiếng Việt” [13] đã dựa vào những đặc điểm ngữ pháp và cách phân loại của nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ như: Nguyễn Tài Cẩn; Đái Xuân Ninh; Bùi Đức tịnh; Trương Văn Chình; Nguyễn Hiến Lê; Lê Văn Lý… để phân định từ công cụ thành: phó từ, từ nối, từ đệm và từ cảm trong hệ thống từ loại tiếng Việt [13, 149]. Theo các tác giả thì “có đi sâu vào phân tích từ công cụ theo từng loại một, chúng ta mới thấy hết được giá trị và tác dụng của chúng một cách cụ thể và rõ ràng” [13, 148]. Theo Đỗ Thị Kim Liên trong “ Ngữ pháp tiếng Việt” [11] tác giả cho rằng việc phân chia từ loại là dựa vào ý nghĩa phạm trù và khả năng kết hợp của chúng trong cụm từ, trong câu. Từ việc đưc ra đặc điểm của hư từ là “những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không độc lập tạo thành câu, làm thành tố trong cụm từ hoặc liên kết tạo cụm từ mới” [11, 44]. Từ đó tác giả cho rằng việc phân loại nhu môt số tác giả là đúng nhưng chưa có hiệu lực đầy đủ vì còn quá rộng về nghĩa, quá chung về đặc điểm ngữ pháp. Vì vậy tác giả đã đưa ra cách phân định cụ thể hơn. Từ chỉ tiêu trên tác giả chia hư từ thành bốn tiểu loại: phụ từ, kết từ, tình thái từ và trợ từ [11]. Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp” [22] lại đưa ra cách phân định hư từ dựa vào ý nghĩa hình thức. Theo tác giả thì “hư từ gồm có hai tiểu loại đó là phụ trợ từ (lượng từ) và quan hệ từ (giới từ, liên từ, hệ từ)” [22, 140]. Từ việc khảo sát một số công trình nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng việc phân định hư từ là vấn đề không hề đơn giản. Mỗi một công trình nghiên cứu đều đưa ra hướng phân loại riêng cho mình. Tuy có những điểm đồng nhất nhưng trên tổng thể vẫn chưa có được sự thống nhất. Điều này theo chúng tôi dưới góc độ của người đọc, người tiếp nhận thì có hai nguyên nhân chính: thứ nhất là do các tác giả chưa có sự thống nhất với nhau về tiêu chí để phân loại hư từ (từ công cụ). Tác giả này dựa vào tiêu chí này, tác giả khác lại dựa vào tiêu chí khác như đã nói ở trên. Nguyên nhân thứ hai là do cách gọi tên các tiểu loại khi được phân loại chưa có được sự thống nhất từ đầu đến cuối. Ví như Đinh Văn Đức “Ngữ pháp tiếng Việt” (từ loại) [7] thì tác giả chia hư từ thành hai tiểu loại nhỏ là: liên từ và giới từ. Nhưng khi đi vào phân tích cụ thể thì tác giả lại gọi tên liên từ là từ nối; giới từ là quan hệ từ. Cách gọi như thế không 13. sai nhưng cũng gây khó khăn cho người học trong cách thống nhất tên gọi. Hay ngay tên gọi phụ từ hay phó từ cũng chưa có được sự thống nhất: Trung Tâm Khoa Hoc Xã Hội và Nhân Văn, Lê Biên, Đỗ Thị Kim Liên thì gọi là phụ từ; Diệp Quang Ban, Nguyễn Hoành Khung gọi là phụ từ nhưng lại chia phụ từ thành định từ và phó từ; Nguyễn Kim Thản thì gọi là phụ trợ từ; Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Quang Thắng thì lại có cách gọi tên khác là phó từ. Trợ từ, từ đệm hay tình thái từ cũng chưa có được sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ. Tuy có nhiều cách phân chia và gọi tên khác nhau như vậy nhưng nhìn chung chúng ta thấy các tác giả đều cố gắng đưa ra tiêu chí phân loại và cách lý giải phù hợp. Để tạo điều kiện thuân lợi cho người viết trong việc khảo sát từ công cụ trong truyện ngắn Nam Cao, người viết xin dựa vào cách phân chia của Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Quang Thắng [13] làm cơ sở cho việc phân định từ công cụ và thống nhất cách gọi tên. Theo Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Quang Thắng thì việc phân loại hệ thống từ công cụ rất phức tạp. Từ trước đến nay nhiều nhà ngữ pháp đã phân loại chúng theo nhiều cách khác nhau, nhưng vấn đề chưa thật đã khép kín. Các công trình của Nguyễn Tài Cẩn, Đái Xuân Ninh, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Lê Văn Lý… đã có những thành công về việc phân định từ loại cho hệ thống từ công cụ. Đó là những tài liệu đáng tin cậy. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ có đi sâu vào phân tích từ công cụ theo từng loại một chúng ta mới thấy hết được giá trị và tác dụng của chúng một cách cụ thể và rõ ràng. Căn cứ vào đặc điểm và ý nghĩa ngữ pháp của chúng để phân chia từ công cụ thành bốn lớp con như sau: phó từ, từ nối, từ đệm và từ cảm. Chúng tôi đã dựa vào cách phân chia và cách gọi tên này để làm cơ sở lí luận cho đề tài của mình.  Phó từ (phụ từ - từ kèm):  Định nghĩa phó từ: Phó từ là từ trung gian giữa thực từ và hư từ thường đi kèm với động từ, tính từ hay danh từ (hoặc cả câu) để xác định, phủ định hay phỏng định một sự việc hay một sự trạng [13, 149 -150].  Đặc điểm ngữ pháp: Về mặt từ vựng, phó từ không có đầy đủ ý nghĩa của một thực từ. Nó cũng không có tác dụng định tên mà chỉ là những dấu hiệu chỉ về tình thái, ý nghĩa về trình độ, thời gian và không gian…Đây là lớp từ không có ý nghĩa phạm trù đầy đủ, thường làm 14. thành tố phụ cho danh từ, động từ, tính từ hoặc có khi cho cả câu. Chúng không thể độc lập tạo câu (trừ kiểu câu đặc biệt). Về mặt ngữ pháp thì phó từ chủ yếu làm thành tố phụ cho các lớp từ cơ bản: danh từ, động từ, tính từ. Tuy vậy ngay ở vị trí phụ này phó từ cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo lập câu và việc xác định bản chất ngữ pháp của các đơn vị cú pháp cơ bản. Phó từ không đóng vai trò nòng cốt trong việc tạo lập câu nhưng chúng có tác dụng quan trọng là có thể biến vị ngữ chưa hoàn toàn thành vị ngữ hoàn toàn, thành một khối hoàn chỉnh tự thân đầy đủ ý nghĩa. Trong các kiểu câu tiếng Việt phó từ xuất hiện với tần số cao và giữ nhiều chức năng ngữ pháp quan trọng. Sự kết hợp của chúng trong câu làm cho nghĩa câu văn thêm chính xác, rõ ràng và cân đối.  Từ nối (quan hệ từ – liên từ - kết từ):  Định nghĩa: Nói đến cú pháp là chúng ta nói đến cấu trúc câu theo nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau. Câu không chỉ diễn tả một ý đơn giản mà nó còn biểu đạt nhiều ý phức tạp, giữa các ý đó người ta sử dụng các từ dùng để chuyển tiếp giữa ý này sang ý khác tọa nên sự mạch lạc cho lời nói và sự cân đối cho câu văn. Các từ đó được dùng như những công cụ ngữ pháp để biểu thị mối quan hệ giữa các thành phần với nhau. Những từ công cụ với những chức năng ngữ pháp đó được gọi là quan hệ từ hay từ nối. Có người còn gọi là liên từ hay kết từ. Như vậy từ nối là những từ chỉ những quan hệ ngữ pháp, chuyên dùng để nối các thành phần câu, hay các thành tố trong một cụm từ hoặc các câu với nhau để cho các cụm từ, các đoạn văn đó có đầy đủ ý nghĩa, chính xác và rõ ràng [13, 173].  Đặc điểm ngữ pháp: Từ nối như là các dấu hiệu ngữ pháp, có người gọi nó là những chất kết dính, hoặc “vôi hồ” của cấu trúc câu. Từ nối là những hư từ được dùng làm công cụ ngữ pháp, nó không có ý nghĩa từ vựng, không bao giờ làm chức năng nòng cốt chủ ngữ, vị ngữ trong câu và không bao giờ một mình tạo câu. Trong tiếng Việt số lượng từ nối xuất hiện cũng khá nhiều (sau nhóm phó từ), tần số cao và giữ nhiều chức năng ngữ pháp khác nhau. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo cho câu văn có được sự chặt chẽ, logic, giúp người đọc hiểu đúng nội dung diễn đạt. 15.  Từ đệm (trợ từ – ngữ khí từ):  Định nghĩa: Từ đệm là một loại hư từ, có tác dụng phục vụ cho cách cấu tạo câu, để chỉ mối quan hệ cú pháp của một câu hoặc một ngữ, dùng để nói rõ dấu hiệu hoặc để nói rõ thái độ của người nói (tức là chỉ có giá trị biểu cảm, có thể nhấn mạnh, nghi ngờ, mỉa mai, kính trọng) [24, 91]  Đặc điểm ngữ pháp: Tuy cùng ở trong phạm vi từ công cụ nhưng từ đệm không có chức năng “vôi hồ” như từ nối mà từ đệm giúp cho câu văn được cân đối về mặt bút pháp. Tác dụng chủ yếu của từ đệm là làm công cụ cấu tạo vị ngữ, biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Từ đệm rất gần với trợ từ, vì vậy nhiều nhà ngôn ngữ đã gọi từ đệm là trợ từ. Song bản thân từ đệm so với các loại từ khác nó còn có những đặc điểm ngữ pháp riêng biệt: + Phục vụ cho các kiểu cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. + Dùng để đệm vào một từ, một ngữ hoặc một câu như một dấu hiệu biểu thị về thái độ của người phát ngôn. + Từ đệm thường xuất hiện đầu hoặc cuối câu.  Từ cảm ( thán từ - cảm từ):  Định nghĩa: Từ cảm là những từ dùng làm tín hiệu của tình cảm, các sự kích động khác nhau, nhưng không định danh cho các tình cảm và sự kích động đó. Chúng không có quan hệ với bất cứ thành phần nào của câu. Từ cảm xuất hiện đầu hoặc cuối câu để biểu thị tình cảm của người nói [13, 190].  Đặc điểm ngữ pháp: Từ cảm truyền thống quen gọi là thán từ, nó được coi như một tín hiệu đặc biệt của âm thanh dùng để biểu lộ những cảm xúc, những trạng thái phức tạp của tâm hồn. Lớp từ này thường đứng biệt lập trong câu. Do vậy, tính chất biểu cảm của từ cảm còn có sự kết hợp với cử chỉ, thái độ biểu thị trên nét mặt và ngữ điệu của người nói. Chính vì lẽ đó mà các nhà ngôn ngữ đã cho lớp từ này là lớp từ đặc biệt đối lập với khối từ còn lại. Chúng đặc biệt ở chỗ vừa có vai trò từ, vừa có vai trò tương đương với câu, nghĩa là chúng có thể độc lập tạo câu trong trường hợp đặc biệt. Nói rõ hơn là từ cảm chỉ nặng về sắc thái biểu cảm. Chính chức năng này nói lên giá trị căn bản của chúng trong ngôn ngữ. 16. Từ cảm được sử dụng trong lời nói đã giải quyết một nhu cầu khá lớn sự giao tiếp hằng ngày của con người. Tự bản thân khi được sử dụng trong câu, tuy là một vài từ như có vẻ biệt lập nhưng chứa đựng một lượng thông tin rất lớn về tình cảm của người nói. Như vậy phó từ, từ nối, từ đệm, từ cảm đều là những hư từ được dùng làm từ công cụ, là phương tiện ngữ pháp để thể hiện nội dung cần biểu đạt. 17. CHƯƠNG II KHẢO SÁT TỪ CÔNG CỤ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 2.1 Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 2.1.1 Cuộc đời của Nam Cao Nam Cao sinh ngày 29/10/1917 trong một gia đình trung nông làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Tên thật là Trần Hữu Tri. Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo, đông con, đời sống khó khăn. Nam Cao là con duy nhất được ăn học tử tế, đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi giày vò ông ngay từ những ngày còn bé. Năm 1934, Nam Cao thi trượt thành trung và theo người cậu làm thợ may vào Sài Gòn sinh sống. Rời khỏi làng quê với nhiều ước mơ và dự định lớn lao nhưng do bệnh tật ông lại quay về quê cũ. Năm 1935, Nam Cao cưới vợ là bà Trần Thị Sen. Năm 1938, ông thi đậu thành trung và xin được làm công chức nhưng vì bệnh tật nên không được chấp nhận. Sau đó ông dạy học cho một trường tư thục ở Hà Nội có tên là Công Thanh. Chính cuộc sống nghèo khổ của một ông giáo trường tư đã giúp Nam Cao hiểu sâu sắc cuộc sống của người nông dân cùng khổ và thân phận của người tiểu tư sản nghèo trong một xã hội ngột ngạt, bế tắc. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, trường học bị đóng cửa, Nam Cao sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, có khi thất nghiệp phải về quê sống nhờ vợ con. Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm văn hóa cứu quốc cùng một số nhà văn như: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng… Sau đó cơ sở bị khủng bố, Nam cao trở về quê và tham gia phong trào địa phương. Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó, ông lên Hà Nội và công tác ở đội cứu quốc. Có thời kì, Nam Cao làm thư kí toà soạn tạp chí của hội. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc vừa làm biên tập cho báo Cứu Quốc ở Việt Bắc, Cứu Quốc trung ương, vừa làm công tác tuyên truyền thông tin: viết tin, viết tài liệu giải thích các chính sách, tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận…Năm 1948, Nam Cao được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. 18. Tháng 11/1951, trên đường đi công tác vùng địch hậu liên khu Ba, Nam Cao bị địch phục kích và bị bắn chết gần bóp Hoàng Đan ( Ninh Bình). Năm 1996, Nam Cao được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - đợt 1. 2.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao Với cuộc đời ngắn ngủi, trong một khoảng thời gian sáng tác không dài chỉ gói gọn trong 15 năm(1936-1951) nhưng Nam Cao đã để lại sự nghiệp sáng tác khá lớn với khoảng 100 tác phẩm, trong đó có khoảng 60 truyện ngắn và hai tập truyện dài Sống mòn và Người hàng xóm. Từ 1936, Nam Cao bắt đầu sáng tác: viết văn, làm thơ, viết kịch. Các tác phẩm của ông được đăng báo từ năm 1936 với các bút danh: Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê. Cũng trong năm này, Nam Cao ra mắt quần chúng hai truyện ngắn Cảnh cuối cùng và Hai cái xác. Năm 1937, ông gửi in trên tiểu thuyết thứ bảy, các truyện ngắn Nghèo, Đui mù; trên báo Ích Hữu Những cách hoa tàn, Một bà hào hiệp. Năm 1941, quân Nhật vào Đông Dương, trường Công Thanh bị đóng cửa làm chuồng ngựa, Nam Cao thôi dạy học và in truyện ngắn Cái chết con mực cho báo Hà Nội Tân Văn với bút danh Xuân Du. Năm 1941, tập truyện ngắn Đôi lứa xứng đôi ( tên ban đầu là Cái lò gạch cũ sau đổi thành Chí Phèo) ra đời. Tập truyện này đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trên văn đàn. Sau đó, trong thời gian dạy học ở trường tư thục Kỳ Giang (Thái Bình) ông viết các truyện ngắn: Dì Hảo, Nửa đêm. Năm 1942, Nam Cao trở về làng và sáng tác hàng loạt truyện ngắn : Các mặt không chơi được, Nhỏ nhen, Con mèo, Những truyện không muốn viết, Nhìn người ta sung sướng, Đòn chồng, Trăng sáng, Đôi móng giò, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đón khách. Ông cũng cho in các truyện thiếu nhi: Những kẻ khốn nạn, Người thợ rèn, Nụ cười, Con mèo mắt ngọc, Ba người bạn. Tháng 4/1943, Nam Cao gia nhập hội Văn Hóa Cứu Quốc. Ông tiếp tục sáng tác các truyện: Mua nhà, Quái dị, Từ ngày mẹ chết, Làm tổ, Thôi đi về, Truyện tình, Mua danh, Một truyện xu vơ ni a, Sao lại như thế này, Mong mưa, Tư cách mõ, Bài học quét nhà, Chuyện buồn giữa đêm vui, Điếu văn, Cười, Quên điều độ, Xem bói, Một bữa no, Ở hiền, Lão Hạc, Rửa hờn, Rình trộm, Nước mắt, Đời thừa trên tiểu thuyết thứ bảy. 19. Năm 1944, Nam Cao tiếp tục in các truyện: Lang Rận, Một đám cưới và truyện dài Người hàng xóm trên tờ Trung Bắc chủ nhật, được chia làm nhiều kì.Tháng 10/1944 Nam Cao hoàn thành tiểu thuyết Chết mòn ( sau đổi thành Sống mòn). Tháng 8/1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở địa phương và in truyện Mò sâm banh. Sau đó ông tham gia vào đoàn quân Nam tiến và tiếp tục viết: Nỗi truân chuyên của khách má hồng, Đường vô nam, Cười. Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, trong thời gian này ông sáng tác Nhật kí ở rừng. Tháng 7/1948, bài viết Vài ý nghĩa về văn nghệ của ông được đăng trên báo Cứu Quốc. Năm 1948 - 1949, Nam Cao đi thực tế vùng đồng bằng, sáng tác Bốn cây số một căn cứ địch. Tháng 5/1950, ông nhận công tác ở tòa soạn tạp chí văn nghệ Việt Nam, viết tiểu thuyết Trận đầu về du kích đồng bằng nhưng phải bỏ dở vì chưa đủ tài liệu. Sau đó ông tham gia vào chiến dịch và viết Chuyện biên giới. Năm 1951, in tập truyện kí Chuyện biên giới và kịch bản Đóng góp. Ngày 23/9/1951 Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng dự hội nghị liên khu Ba. Sau đó Nam Cao vào liên khu Bốn, rồi tham gia vào đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng hậu địch khu Ba, ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết Thai Nghén nhưng ông đã bị phục kích và hi sinh vào ngày 30/11/1951. Nam Cao có quá trình sáng tác khá đều đặn. Thời kì đầu ông sáng tác có chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng ông đã nhanh chóng chuyển đổi theo hướng chủ nghĩa hiện thực và tham gia vào cách mạng. Nam Cao đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng. 2.2 Quan điểm nghệ thuật và nội dung truyện ngắn Nam Cao 2.2.1 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao Là nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực, Nam Cao có quan điểm nghệ thuật hết sức tiến bộ. Tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám là những truyện ngắn Trăng sáng và Đời thừa, sau cách mạng tháng Tám là truyện Đôi mắt. Nam Cao bước vào nghề văn từ những năm 1936, lúc này trên văn đàn đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Dưới tác động văn chương lãng mạn cùng với tâm hồn tuổi trẻ, đã có thời Nam Cao 20.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan