Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tính mạch lạc trong thơ vi thùy linh...

Tài liệu Khảo sát tính mạch lạc trong thơ vi thùy linh

.PDF
97
1789
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG BÍCH NGỌC KHẢO SÁT TÍNH MẠCH LẠC TRONG THƠ VI THÙY LINH LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG BÍCH NGỌC KHẢO SÁT TÍNH MẠCH LẠC TRONG THƠ VI THÙY LINH Mã số ngành: 60.22.01 Chuyên ngành: Ngôn ngữ học LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Hà Nội - 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................3 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u .........................................................................................4 5. Đóng góp của luâ ̣n văn ............................................................................................4 6. Cấ u trúc luâ ̣n văn ....................................................................................................4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................5 1.1 Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh và đặc điểm ngôn ngữ thơ hiện đại ...................5 1.1.1 Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh .........................................................................5 1.1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ...............................................................................6 1.2 Một số lí thuyết về mạch lạc .................................................................................9 1.2.1 Biểu hiện của mạch lạc ....................................................................................12 1.2.2 Sự khác biê ̣t giữa mạch lạc trong thơ và truyện ngắn .....................................21 1.3 Vai trò của mạch lạc trong việc tạo lập văn bản. ...............................................24 CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................25 CÁCH TỔ CHỨC MẠCH LẠC TRONG THƠ VI THÙY LINH ...........................25 2.1 Mạch lạc qua quan hệ thời gian ..........................................................................25 2.1.1 Thời gian trong văn bản ...................................................................................25 2.1.2 Mạch lạc theo thời gian trong thơ Vi Thùy Linh .............................................26 a- Quan hệ trình tự ....................................................................................................26 b- Quan hệ thời hạn .................................................................................................28 2.1.3 Các loại quan hệ thời gian ................................................................................28 a- Trạng ngữ biểu thị thời gian ................................................................................28 b- Các từ ngữ chỉ dẫn quan hệ thời gian ..................................................................30 2.2 Mạch lạc qua quan hệ nguyên nhân ....................................................................34 1 2.2.1 Sơ lƣợc về quan hệ nguyên nhân trong văn bản ..............................................34 a- Các loại quan hệ nguyên nhân .............................................................................34 b- Căn cứ để xác định quan hệ nguyên nhân ............................................................36 2.2.2 Một số loại quan hệ nguyên nhân trong thơ Vi Thùy Linh ..............................42 a- Mạch lạc theo quan hệ nhân quả thuần túy .........................................................42 b- Mạch lạc theo quan hệ thời gian - nhân quả .......................................................42 c- Mạch lạc theo quan hệ suy luận giữa các sự kiện ...............................................43 CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................47 NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA THƠ VI THÙY LINH ......................47 3.1. Những đóng góp .................................................................................................47 3.1.1 Về thể thơ .........................................................................................................47 3.1.2 Nhịp thơ ............................................................................................................52 3.1.3 Cái mới trong việc sử dụng phép trùng điệp....................................................58 3.1.4. Cách dùng từ ngữ mới lạ trong biểu hiện chủ đề tình yêu ..............................59 3.1.5. Sáng tạo trong sử dụng mạch lạc ....................................................................65 3.2. Những hạn chế ...................................................................................................68 KẾT LUẬN ...............................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................79 PHỤ LỤC ..................................................................................................................82 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Vi Thùy Linh là một nhà thơ trẻ thuộc thế hệ 8x. Sau khi xuất hiện trên thi đàn chƣa lâu, thơ Vi Thùy Linh đã đƣợc quan tâm nhƣ một hiện tƣợng của giới sáng tác trẻ. Bởi đó là tiếng nói của lớp nghệ sĩ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới. Ngôn ngữ thơ Vi Thùy Linh có những yếu tố mới lạ nhƣng không phải là không có những tùy tiện. Vì thế thơ Vi Thùy Linh đƣợc bàn luận khá nhiều. Để có thể góp một tiếng nói vào việc đánh giá thơ Vi Thùy Linh nói riêng và thơ của các nhà thơ trẻ nói chung, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát tính mạch lạc trong thơ Vi Thùy Linh”. 2. Mục đích nghiên cƣ́u Mục đích của luận văn là: Tìm hiểu các cách tổ chức ngôn ngữ để tạo nên tính mạch lạc trong văn bản thơ Vi Thùy Linh. Qua đó đi đến việc khẳng định các giá trị và hiệu quả của sử dụng ngôn ngữ trong sáng tạo thơ ca. 3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cƣ́u 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợn g nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn gồm ba tâ ̣p thơ của nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh: - Tập thơ Khát (Vi Thùy Linh, Nhà xuất bản Hội nhà văn, tháng 1/1999). - Tâ ̣p thơ Linh(Vi Thùy Linh, Nhà xuất bản Thanh niên, tháng 10/ 2000). - Tâ ̣p thơ Đồ ng tƣ̉ (Vi Thùy Linh, Nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, tháng 9/2005). 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiến hành nghiên cứu các hình thức liên văn bản – cụ thể là mạch lạc trong tổ chức văn bản. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp miêu tả. Ngoài ra, một số thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ cũng đuợc sử dụng nhƣ thống kê, cải biến, so sánh. 5. Đóng góp của luâ ̣n văn Tƣ̀ viê ̣c ng hiên cƣ́u tiń h ma ̣ch la ̣c trong thơ Vi Thùy Linh , luâ ̣n văn sẽ chỉ ra sự kết nối mạch lạc về hình thức thể hiện cũng nhƣ về nội dung. Qua đó có thể đánh giá đƣợc những đóng góp và hạn chế của nhà thơ Vi Thùy Linh trong quá trình sáng tác thơ ca. Luận văn sẽ đi sâu vào nhƣ̃ng khía ca ̣nh cu ̣ thể của sự kết nối và góp phần giải mã hiện tƣợng Vi Thùy Linh. 6. Cấ u trúc luâ ̣n văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luâ ̣n văn gồ m ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyế t 1.1 Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh và đặc điểm ngôn ngữ thơ hiện đại 1.1.1. Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh 1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ hiện đại 1.2 Mô ̣t số lý thuyế t về ma ̣ch la ̣c 1.2.1. Mạch lạc là gì? 1.2.2. Sƣ̣ khác biê ̣t giƣ̃a ma ̣ch la ̣c trong thơ và truyê ̣n ngắ n 1.2.3. Vai trò của ma ̣ch la ̣c trong thơ Vi Thùy Linh Chƣơng 2: Cách tổ chức mạch lạc trong thơ Vi Thùy Linh 2.1. Mạch lạc qua quan hệ thời gian 2.2. Mạch lạc qua quan hệ không gian 2.3 Tiểu kết Chƣơng 3: Những đóng góp và hạn chế của thơ Vi Thùy Linh 3.1. Những đóng góp 3.2. Những hạn chế Phụ lục Mục lục Tài liệu tham khảo 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh và đặc điểm ngôn ngữ thơ hiện đại 1.1.1 Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh Vi Thùy Linh, nhà thơ nữ trẻ trên văn đàn Việt Nam hiện nay sinh ngày 4 tháng 4 năm 1980. Vi Thùy Linh đƣợc biết đến nhƣ một hiện tƣợng thơ qua ba tập thơ: “Khát”, “Linh” và “Đồng tử”. Linh thổi vào văn đàn thơ mới một cơn lốc mãnh liệt với khát vọng tình yêu đắm say, cuồng nhiệt. Sinh năm 1980, lớn lên trong gia đình nghệ thuật, ông nội và chú là họa sĩ, bố là đạo diễn, Vi Thùy Linh đƣợc nuôi dƣỡng trong không khí nghệ thuật và là một ngƣời đa cảm từ thủa bé. Vi Thùy Linh chỉ làm thơ tự do mà từ chối các thể thơ có niêm luật. Cũng là một tiếng thơ lạ, Vi Thùy Linh mới chỉ bắt đầu đi những bƣớc đầu tiên trên con đƣờng thơ truân chuyên gian khó của mình. Sƣ̣ xuấ t hiê ̣n của nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh đã ta ̣o thành “hiê ̣n tƣơ ̣ng” trong giới viế t trẻ với tiề m năng sáng ta ̣o khá “sung mañ ” . Cô liên tiế p cho ra mắ t công chúng yêu thơ các tác phẩ m đă ̣c sắ c đƣơ ̣c tâ ̣p hơ ̣p trong các tâ ̣p thơ : Khát (tháng 1/1999), Linh (tháng 5/2000), Đồng tử (tháng 9/3/2005) và gần đây nhấ t là tâ ̣p thơ Vili i n love. Chỉ trong một thời gian ngắn cái tên Vi Thùy Linh đã dành đƣơ ̣c sƣ̣ quan tâm của đông đảo công chúng . Nữ nhà thơ đã ghi tên mình mô ̣t cách đầy ấ n tƣơ ̣ng trong làng thơ Việt Nam ngƣời ấ n tƣơ ̣ng đó có khác nhau đ . Mă ̣c dù ở mỗi i nƣ̃a , có ngƣời khen , có ngƣời chê , có ngƣời yêu quý và cũng có ngƣời phê phán nhƣng chúng ta không thể phủ nhận rằng Vi Thùy Linh là mô ̣t “hiê ̣n tƣơ ̣ng”. “Hiê ̣n tƣơ ̣ng Vi Thùy Linh” đã ta ̣o nên các cuô ̣c tranh luâ ̣n rấ t sôi nổ i với hai luồ ng ý kiế n trái ngƣơ ̣c nhau: Nhóm những ngƣời coi thơ Vi Thùy Linh là mô ̣t “hiê ̣n tƣơ ̣ng thơ mới” , là “trẻ thứ thiệt” điển hình là Nguyễn Trọng Tạo , Nguyễn Huy Thiê ̣p, Hoàng Hƣng, Nguyễn Thu ̣y Kha, Phạm Xuân Nguyên… 5 và nhóm những ngƣời đố i lâ ̣p không coi thơ Vi Thùy Linh là thơ nhƣ Nguyễn Thanh Sơn , Hoàng Xuân Tuyền , Hƣng Yên , Trầ n Ma ̣nh Hảo… Cuô ̣c tranh luâ ̣n kéo dài tƣ̀ ngày 17 tháng 2 năm 2001 đến ngày 24 tháng 3 năm 2001. Liên tiế p trên các số 7, 8, 9, 10 của báo Ngƣời Hà Nội , khởi đầ u tƣ̀ bài viế t “Đầ u thiên niên kỷ ma ̣n đàm về thơ trẻ” của nhà thơ Nguyễn Tro ̣ng Ta ̣o đƣơ ̣c nhà thơ Hoàng Hƣng trích đăng trên báo Lao Động . Cuô ̣c tranh luâ ̣n này về hình thức đã chấm dứt với bài “ Trả lời thƣ ngỏ” của nhà thơ Hoàng Hƣng , nhà thơ Bế Kiến Quốc đăng trên báo Ngƣời Hà Nội số 12 ra ngày 24 tháng 3 năm 2001 chƣa làm thỏa lòng công chúng yêu thơ. 1.1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ thơ Qua thế kỷ 20, thơ hiện đại nổi bật với tham vọng cách mạng về nhận thức và mỹ học: “Gạt bỏ sự kiểm soát của lý trí, để vô thức và tiềm thức dẫn dắt một cách viết tự động (écriture automatique) nhằm đạt đƣợc nhận thức nguyên sơ, trực giác về sự vật” (Tuyên ngôn siêu thực của André Breton, 1924). Chính vì lẽ đó mà khó có thể khái quát vài đặc điểm về sự phong phú đa dạng chƣa từng có của thơ ca hiện đại qua suốt một thế kỷ đầy biến động xã hội và nhảy vọt về khoa học kỹ thuật. Việc nghiên cứu và chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ thơ đã đƣợc trình bày khái quát trong cuốn Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam của Hữu Đạt. Sẽ là phiến diện nếu xem xét ngôn ngữ thơ ca chỉ chú ý tới hình thức mà không chú ý đến nội dung. Nói cụ thể hơn, khi chú ý đến mối quan hệ này cần phải quan tâm đến cả hai mặt: mặt hình thức của hình thức và mặt hình thức của nội dung. Có nhƣ vậy chúng ta mới thấy đƣợc tiềm năng – tức tiền đề vật chất của ngôn ngữ dân tộc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật ở mỗi một tác giả hoặc mỗi trào lƣu thơ ca.  Phƣơng thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ thực chất bao gồm hai mặt: 6 - Mặt thứ nhất: phải phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ ca. Chẳng hạn nhƣ những kiểu so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tỉ dụ, khoa trƣơng… là những kiểu diễn đạt hay đƣợc dùng phổ biến nhất, mang đặc điểm ngôn ngữ thể loại. - Mặt thứ hai: cần phải phân tích những biện pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp dụng để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình trƣớc đối tƣợng, cũng nhƣ việc miêu tả những tính chất và phẩm cách của đối tƣợng.  Tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tƣợng thơ Thơ là một thể loại của văn học nghệ thuật, cho nên hình tƣợng thơ cũng phần nào giống hình tƣợng của văn học nói chung. Tuy nhiên, nó cũng có điểm khác căn bản. Đó là cách xây dựng hình tƣợng dựa trên những quy luật riêng của các hoạt động ngôn ngữ, khác với quy luật hoạt động ngôn ngữ trong lĩnh vực văn xuôi. Hình tƣợng thơ là một bức tranh sinh động và tƣơng đối hoàn chỉnh về cuộc sống đƣợc xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu với trí tƣởng tƣợng sáng tạo và cách đánh giá của ngƣời nghệ sĩ. Hình tƣợng thơ chính là mối quan hệ giữa các bộ phận của câu thơ, của đoạn thơ trong cách tổ chức những câu thơ, đoạn thơ để phản ánh đối tƣợng với những rung động tình cảm và cách đánh giá của ngƣời nghệ sĩ theo cách riêng của họ. Việc phân tích hình tƣợng thơ có thể đứng từ nhiều góc độ khác nhau, một mặt phải chú ý đến quan hệ kết hợp, mặt khác còn phải chú ý đến các thao tác liên tƣởng, so sánh, trong tƣ duy và cơ chế ngôn ngữ của tiếng Việt trong việc hiện thực hóa các thao tác đó.  Đặc điểm về tính nhạc của ngôn ngữ thơ Đặc điểm về tính nhạc là đặc điểm có tính phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Nhƣng do mỗi một ngôn ngữ cụ thể có cơ cấu, cách cấu tạo và tổ chức khác 7 nhau nên đặc điểm đó cũng đƣợc thể hiện ra một cách khác nhau. Tính giàu có về thanh điệu, nguyên âm và phụ âm là những đặc tính làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam có một dạng vẻ độc đáo riêng. Trƣớc hết nói về cách hòa âm trong thơ Việt Nam là nói tới cách hòa phối các thanh điệu, các cách kết hợp âm thanh theo một kiểu nhất định nào đó ở trong câu thơ, đoạn thơ và một bài thơ cụ thể. Khả năng biểu hiện chủ yếu ở những từ tƣợng thanh, những từ láy âm nhƣ: lả lƣớt, lắc lƣ, nhấp nhô, ào ào, lơ thơ, mênh mông, rì rầm, ục ịch, lập lòe… Sức gợi tả này giúp cho việc tìm tòi, phát triển đƣờng nét giai điệu và lời ca để làm cho tiếng hát thêm độc đáo, ý vị, duyên dáng và đậm đà bản sắc dân tộc.  Đặc điểm về phong cách của nhà thơ Nói tới phong cách đặc điểm của mỗi nhà thơ, tức là chúng ta nói tới chủ thể sáng tạo của một tác phẩm cụ thể. Đặc điểm về phong cách của nhà thơ sẽ trực tiếp chi phối việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm. Đặc điểm ấy, đến lƣợt nó lại trực tiếp chịu sự chi phối của thế giới quan sáng tác, cách lựa chọn đề tài, chủ đề, lựa chọn đối tƣợng phản ánh của tác giả… Về thi pháp, ta có thể thấy thơ hiện đại khác thơ trƣớc nó (cổ điển, lãng mạn) ở những điểm sau: - Thơ hiện đại mang một nhạc tính nội tại, thứ nhạc do một xung động tiềm thức tạo ra và tác động tới tiềm thức ngƣời đọc (có thể so sánh với tác động của những câu thần chú). Thơ hiện đại chủ yếu là thơ tự do có vần hoặc không vần, thơ văn xuôi, tức là thể thơ không định sẵn. - Hình ảnh trong thơ hiện đại bất ngờ, sửng sốt. Nhiều khi hai sự vật kết hợp với nhau tạo sự nhảy vọt về trí tƣởng tƣợng. Điều quan trọng là những kết hợp bất ngờ ấy không do “sự nghĩ” mà có. Đó là thành quả của đời sống tâm hồn mãnh liệt (giống nhƣ những chất liệu của ban ngày kết hợp thành 8 giấc mộng ban đêm). Nó cũng thể hiện “cái ngẫu nhiên” của đời sống hiện đại đầy bất trắc, đầy biến động không ai đoán định nổi. - Thơ hiện đại là “nghệ thuật của ngôn ngữ” theo đúng nghĩa. Hai con đƣờng làm mới ngôn ngữ thơ: một là đƣa vào thơ những từ ngữ mới xuất hiện trong đời sống, hai là tạo nghĩa mới cho từ cũ và tạo hẳn chữ mới. Trong phút xuất thần của nhà thơ, những kết hợp từ, có vẻ vô nghĩa song lại chấn động tâm linh, buột ra từ cõi hoang sơ khi ngữ âm còn trinh trắng u ơ nhƣ những tín hiệu thiên nhiên chƣa khoác “ách” ngữ nghĩa của cộng đồng. Cực đoan hơn, nhiều nhà thơ hiện đại khẳng định họ không sử dụng ngôn ngữ, ngƣợc lại họ phục vụ nó: bị sức mạnh bí mật của ngôn ngữ chiếm lĩnh, họ chỉ là ngƣời truyền sự ám ảnh của nó đến ngƣời đọc. Nhƣ vậy, từ thơ trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói, ngôn ngữ thơ đã làm cuộc chuyển hóa nhanh chóng từ thi pháp trung đại sang hiện đại. Ngôn ngữ thơ ngày càng giàu có, cách diễn đạt càng tự nhiên, càng chuyên chở đầy đủ, tinh tế những cảm xúc phong phú, đa dạng, đa cung bậc của cái tôi trữ tình tiểu tƣ sản trong xã hội Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám. 1.2 Một số lí thuyết về mạch lạc Mạch lạc là một phạm trù cơ bản của ngôn ngữ học văn bản. Khái niệm này đƣợc chú ý trong giới Ngôn ngữ thế giới từ đầu thế kỉ XX và đến những năm bảy mƣơi của thế kỉ XX khái niệm mạch lạc đã tạo ra không khí nghiên cứu sôi nổi tại Việt Nam. Tuy khái niệm mạch lạc còn chƣa thống nhất, song hầu nhƣ các nhà Ngôn ngữ đều nhất trí ở tầm quan trọng của nó trong việc tạo lập ra văn bản, coi “mạch lạc là chất tạo ra văn bản”, “chính mạch lạc chứ không phải là yếu tố nào khác tạo nên văn bản” (đối lập với phi văn bản ), “là cái làm cho văn bản là văn bản” chứ không phải là những câu vô nghĩa đứng gần nhau. Do đó muốn xem sự hài hòa cũng nhƣ trí tuệ của ngƣời tạo lập ra văn bản phải dựa vào tính mạch lạc. 9 Mạch lạc trong tiếng Anh gọi là coherence. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu mạch lạc là một trong những điều kiện/ những đặc trƣng hàng đầu quyết định một chuỗi câu là văn bản. Từ những năm 40 của thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu đặt nền móng cho bộ môn ngữ pháp văn bản. Ngay sau đó vào những năm 50-60, ngữ pháp văn bản đã hình thành và tự khẳng định đƣơc vai trò vị trí của mình trong ngôn ngữ học. Cùng với sự phát triển đó, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đi tìm các thuộc tính đặc thù chỉ có ở văn bản. Hiện tƣợng liên kết đƣợc khảo sát sớm hơn cả. Ban đầu là tính liên kết chủ yếu chỉ hạn chế ở những biểu hiện hình thức, cùng với đó là sự xuất hiện của các phƣơng tiện liên kết câu. Sau đó, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã phát hiện ra một số văn bản không có liên kết hình thức nhƣng vẫn là văn bản. Từ đó liên kết ngữ nghĩa ra đời và đƣợc quan tâm nhiều hơn. Từ khi ra đời, thuật ngữ mạch lạc đƣợc hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. David Nunan định nghĩa mạch lạc một cách đơn giản nhƣ sau: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn đƣợc tiếp nhận nhƣ là có “mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan với nhau”. Một diễn ngôn hoặc một văn bản gồm các câu có liên hệ về nghĩa với nhau, cùng hƣớng vào một chủ đề nhất định là một diễn ngôn hoặc một văn bản có mạch lạc”. Theo Bách khoa thƣ ngôn ngữ và ngôn ngữ học (tập 10, 1994, Pergamon Press): “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất logic đƣợc trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể… lệ thuộc vào sự tạo ra những sự kiện đƣợc nối kết với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (nhƣ trong liên kết)” [34, tr9]. Dƣới đây chúng tôi xin đƣa ra một số ý kiến và những định nghĩa tiêu biểu về khái niệm mạch lạc của các nhà nghiên cứu Việt Nam. 10 Khái niệm mạch lạc đƣợc đề cập đến đầu tiên trong các công trình nghiên cứu của Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thiện Giáp… Tuy nhiên ở các giai đoạn đầu, các công trình đó mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những khái niệm chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát chung. Càng về sau, những công trình nghiên cứu về mạch lạc xuất hiện ngày càng nhiều hơn và đã đi vào nghiên cứu chuyên sâu hơn nhiều. Tuy khái niệm mạch lạc vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, song mạch lạc đƣợc coi là điều kiện và đặc trƣng cơ bản nhất của một văn bản đích thực. Nói cách khác, mạch lạc là yếu tố quyết định việc làm cho một chuỗi câu trở thành văn bản. Nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Một văn bản, một diễn ngôn là một lập luận đơn phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính lập luận là sợi chỉ đỏ bảo đảm tính mạch lạc (coherense) về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức (cohesion) của văn bản, của diễn ngôn” [12, tr174]. Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa mạch lạc nhƣ sau: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lý về mặt nghĩa và mặt chức năng, đƣợc trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (nhƣ một truyện kể, một cuộc thoại, một lời nói hay bài biết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết với câu” [6, tr94]. Định nghĩa này đã nêu đƣợc các thuộc tính, dấu hiệu cơ bản (đặc trƣng vốn có) của mạch lạc về mặt nghĩa và về mặt chức năng và vai trò của mạch lạc với việc tạo lập văn bản, đồng thời cũng có sự phân biệt mạch lạc với liên kết. Nhƣ vậy, mạch lạc đã đƣợc hiểu từ đơn giản đến phức tạp, đƣợc nhìn ở nhiều góc độ, khái quát hơn. Điều này cho thấy tính trừu tƣợng, khó nắm bắt mạch lạc, “khó giảng giải thế nào là mạch lạc, nhƣng dễ cảm nhận khi thiếu vắng nó”. [5, tr62] 11 1.2.1 Biểu hiện của mạch lạc Mạch lạc là một vấn đề khá phức tạp, mơ hồ vì vậy nó đã và đang là một “mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu cày xới”. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã không dừng lại ở việc tìm hiểu thế nào là mạch lạc, mà còn đi sâu khám phá các biểu hiện ở mạch lạc. Đó cũng là quan điểm của Trần Ngọc Thêm khi nói về biểu hiện của mạch lạc trong văn bản. Mặc dù Trần Ngọc Thêm không trực tiếp dùng từ “mạch lạc” nhƣng những phát hiện về liên kết nội dung của ông cũng chính là những phát hiện cơ sở cho mạch lạc. Theo ông liên kết nội dung gồm hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết logic. a. Liên kết chủ đề Khái niệm: Liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những phần nêu của các phát ngôn. Cách thể hiện của nó theo Trần Ngọc Thêm: “Liên kết nội dung (trong đó có liên kết chủ đề) đƣợc thể hiện bằng liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt liên kết nội dung. Nếu ta không thông qua các phƣơng tiện hình thức thì sẽ không có cách nào để nhận diện chính xác liên kết nội dung nói chung và liên kết nội dung nói riêng”. Hai phát ngôn có thể coi là có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tƣợng chung hoặc những đối tƣợng có quan hệ mật thiết với nhau. Có bảy phƣơng thức thể hiện liên kết chủ đề là: lặp từ vựng, đối, thế, đồng nghĩa, liên tƣởng, thế đại từ, tỉnh lƣợc yếu và tỉnh lƣợc mạnh. Trong đó năm phƣơng thức duy trì chủ đề là lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, thế đại từ, tỉnh lƣợc yếu và tỉnh lƣợc mạnh, còn phép liên tƣởng và phép đối là hai phƣơng thức phát triển chủ đề. Để phân tích liên kết chủ đề phải phân tích ở cả hai cấp độ giữa các từ trong phát ngôn và giữa các phát ngôn trong văn bản. b. Liên kết logic Khác với liên kết chủ đề, “liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức của các 12 phần báo. Nó là một bình diện “sâu” hơn liên kết nội dung, mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn, và cũng phụ thuộc vào những nhân tố ngoài ngôn ngữ nhiều hơn” [30, tr313]. Đơn vị liên kết chủ yếu trong liên kết logic là các hành động sự việc. Về mặt ngôn ngữ, các đơn vị liên kết logic đƣợc thể hiện bằng các từ, cụm từ, phát ngôn, chuỗi phát ngôn. Sự kết hợp của hai đơn vị sẽ đƣợc coi là có liên kết logic khi chúng phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Có nhiều loại quan hệ ngữ nghĩa. Quan hệ ngữ nghĩa bậc một mang tính khái quát cao. Quan hệ ngữ nghĩa bậc hai làm nhiệm vụ cụ thể hóa cho các quan hệ bậc một. Có ba phƣơng thức liên kết đƣợc dùng để thể hiện các quan hệ ngữ nghĩa vừa nêu là phép tuyến tính, phép nối lỏng, phép nối chặt. Hai đơn vị đƣợc coi là phù hợp với nhau về ngữ nghĩa khi hai đơn vị cùng cấp độ kết hợp lại với nhau nhƣng các đặc trƣng bản thể và tiền giả định lại không đối lập với nhau mà có điểm chung. Giữa các phát ngôn, giữa các đoạn văn, sự phù hợp ngữ nghĩa cũng diễn ra theo quy luật nhƣ trên. Trong văn bản, mỗi phát ngôn đi sau phải phù hợp với toàn bộ phát ngôn đứng trƣớc đó, cho đến phát ngôn cuối cùng của văn bản. Theo tác giả liên kết chủ đề là một sợi dây xuyên suốt, xâu chuỗi các phần nêu bộ phận lại với nhau, còn liên kết logic là sợi dây khác xâu chuỗi các phần báo bộ phận với nhau. Liên kết chủ đề, liên kết logic hay nói cách khác là liên kết nội dung đã làm nên sự thống nhất chặt chẽ và toàn vẹn của nội dung toàn văn bản. Quan điểm của Diệp Quang Ban. Đến tác giả thì khái niệm mạch lạc, biểu hiện của mạch lạc đã đƣợc đƣa ra rõ ràng. Qua các khảo sát của mình, tác giả đã đƣa ra những biểu hiện thực tế dễ nhận biết của mạch lạc trong một số phạm vi cụ thể sau. a. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu 13 Giữa các từ ngữ trong một câu luôn có quan hệ cấu trúc về nghĩa hoặc về cú pháp. Nhờ có quan hệ cấu trúc mà trong câu luôn duy trì đƣợc tính mạch lạc. Theo tác giả thì mạch lạc đƣợc biểu hiện rõ trong quan hệ nghĩa giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc trƣng nêu ở vị ngữ và trong quan hệ cú pháp giữa động từ với bổ ngữ. Để chứng minh cho điều này tác giả đã đƣa ra ví dụ có tính chất “phản diện”. Tức chỉ ra những trƣờng hợp không có mạch lạc để nhận biết mạch lạc. Ví dụ: Cái bàn tròn này vuông. Câu trên là một câu đúng ngữ pháp nhƣng về mặt ý nghĩa logic không đƣợc chấp nhận do mâu thuẫn giữa đặc trƣng “tròn” vốn đã đƣợc gắn cho cái bàn ở phần chủ ngữ [“cái bàn tròn này”] với đặc trƣng vuông đƣợc dùng để miêu tả cái bàn tròn ấy ở gần vị ngữ. Hai đặc trƣng về hình thể “tròn” và “vuông” không dung hợp đƣợc với nhau. Dẫn chứng thứ hai mà tác giả đƣa ra là: A1. Các cháu trong làng rất quý mến và tự hào về thầy giáo ấy. B1. Các cháu trong làng rất tự hào và quý mến thầy giáo ấy. Cả 2 câu trên đều không đƣợc chấp nhận đối với ngữ pháp tiếng Việt. Xét trong cách kết hợp giữa từ “quý mến”, “tự hào” với “thầy giáo ấy”, tác giả thấy với cách viết trên sẽ tạo ra cách kết hợp “quý mến về thầy giáo ấy” là không chấp nhận đƣợc (dẫn chứng a). Còn “tự hào” cần quan hệ từ “về” nhƣng quan hệ này lại vắng mặt (dẫn chứng b). Hai câu trên cần sửa lại là: a(1). Các cháu trong làng rất quý mến thầy giáo ấy và tự hào về ông. b(1). Các cháu trong làng tự hào về thầy giáo ấy và rất quý mến ông. b. Mạch lạc trong quan hệ giữa các đề tài - chủ đề của các câu. Đề tài là những vật, việc, hiện tƣợng đƣợc nói đến. Còn chủ đề là vấn đề chủ yếu đƣợc đặt ra và giải quyết. Mạch lạc trong quan hệ giữa các đề tài (chủ đề) của các câu có thể đƣợc thực hiện theo hai cách là duy trì đề tài và triển 14 khai đề tài. - Duy trì đề tài Duy trì đề tài là trƣờng hợp vật, việc, hiện tƣợng nào đó đƣợc nhắc lại trong những câu khác nhau với tƣ cách là đề tài của các câu đó. Các từ ngữ diễn đạt đề tài này trong các câu có thể chỉ là một và đƣợc lặp lại nhƣng cũng có thể là những yếu tố có bề ngoài khác nhau. Ở các trƣờng hợp này, các từ ngữ đều cùng chỉ về một vật, việc, hiện tƣợng đó. Sự duy trì đề tài có thể đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng các phƣơng tiện thuộc các phép liên kết nhƣ phép lặp từ ngữ (trong phép liên kết từ vựng), phép thế bằng đại từ, phép tỉnh lƣợc. Ví dụ : “(1) Thần Tứ Tƣợng không nản lòng lại cất công xây đắp nhiều núi khác cho vừa ý Nữ Oa. (2) Thần đắp rất nhiều núi từ Bắc chí Nam. (3) Ngày nay ngƣời hạ giới vẫn cho những dấu chân lớn còn lƣu lại trên đá ở một vài núi vùng Bắc Bộ và Trung Bộ là những dấu chân của thần”. Trong đoạn văn trên các từ: ''thần Tứ Tƣợng - thần” cùng chỉ một đối tƣợng, tức từ “thần” ở câu thứ hai và thứ ba đƣợc thay thế cho ''thần Tứ Tƣợng'' ở câu thứ nhất. Để biết thần nào ta phải quy chiếu ''thần'' với ''thần Tứ Tƣợng'' ở câu trƣớc. Nhƣ vậy, giữa các câu đã có sự duy trì đề tài nhờ phép thế đại từ ''thần''. - Triển khai đề tài Triển khai đề tài là trƣờng hợp từ một đề tài nào đó trong một câu liên tƣởng đến đề tài khác thích hợp trong câu khác theo một quan hệ nào đó nhằm mục đích làm cho sự việc đƣợc nói đến phát triển thêm lên. Các đề tài đƣợc đƣa thêm vào phải có cơ sở nghĩa và cơ sở logic nhất định. Cơ sở nghĩa thể hiện ở sự phù hợp về nghĩa của các đề tài mới thêm vào với đề tài đã có và với tình huống sử dụng nói chung. Cơ sở logic thể hiện ở các kiểu quan hệ logic thích hợp và số lƣợng đề tài đƣợc triển khai thỏa mãn tính cần và đủ 15 (không thiếu cũng không thừa). Sự triển khai đề tài có thể đƣợc thể hiện bằng các phƣơng tiện thuộc các phép liên kết nhƣ phép phối hợp từ ngữ, phép so sánh (trong phép quy chiếu). Ví dụ: ''Đôi ta nhƣ cúc với khuy Nhƣ kim với chỉ may đi cho rồi''. ''Cúc, khuy, kim, chỉ, may'' đều là những từ có quan hệ với nhau trên cơ sơ liên tƣởng đồng loại. Cúc, khuy là những cái thƣờng thấy trên áo. Phải có cúc, khuy thì chiếc áo mới hoàn chỉnh. Cũng giống nhƣ kim, chỉ luôn đi liền với nhau, thiếu một trong hai cái cũng không đƣợc. Từ cúc - khuy, tác giả dân gian đã liên tƣởng tới mối quan hệ mật thiết, không thể rời bỏ nhau là kim chỉ. Từ kim - chỉ lại đƣợc liên tƣởng tiếp đến ''may''. Cúc, khuy, kim, chỉ đều đƣợc sử dụng trong may vá. Câu ca dao giống nhƣ một lời cầu hôn. Ngƣời nói đã rất khôn khéo khi tìm những hình ảnh gần gũi đi đôi với nhau để chỉ tình cảm của nam nữ. Đôi nam nữ đã hợp ý tâm đầu và giờ chỉ là việc kết họ lại thành một đôi ''may đi cho rồi''. Đề tài đã đƣợc triển khai rất mạch lạc, từ việc nêu quan hệ tình cảm của đôi nam nữ đi đến kết quả là phát triển thành hôn nhân, gia đình. c. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trƣng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau Để tạo tính mạch lạc, việc trình bày các vật với các đặc trƣng riêng của chúng trong một chuỗi câu nối tiếp nhau cũng đòi hỏi phải có cơ sở hợp lí. Nếu giữa các vật và các đặc trƣng riêng của từng vật không logic thì sẽ không tạo đƣợc mạch lạc. Ví dụ: (1) Nhà bác A có hai cháu gái. (2) Đứa cả thì hiền lành, chân chất. (3) Đứa thứ hai lại hoàn toàn khác. (4) Nó thƣờng hay ăn kem. Các câu (1), (2), (3) rất logic với nhau nhƣng câu (4) lại là một vấn đề khác, không dung hợp đƣợc với đặc trƣng nêu ở những câu trên. Đặc điểm 16 ''thƣờng hay ăn kem'' không đƣợc chờ đợi khi nói về tính tình của hai chị em nhà bác A. Vì vậy câu (4) không mạch lạc với các câu phía trƣớc. Qua ví dụ trên ta cũng có thể khẳng định liên kết bằng từ ngữ chỉ có thể tạo ra mạch lạc giữa các câu vốn mạch lạc với nhau, không phải cứ có liên kết là có mạch lạc. Mạch lạc mới là yếu tố quyết định một chuỗi câu thành văn bản. d. Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu (hay các mệnh đề) Giữa các sự việc chứa trong các câu hay các mệnh đề nối tiếp nhau (trong những câu đơn nối tiếp nhau hoặc trong một câu ghép chứa nhiều mệnh đề) có thể có quan hệ nghĩa - logic (nhƣ quan hệ bổ trợ, quan hệ nghịch đối, quan hệ thời gian, không gian, quan hệ nguyên nhân, quan hệ lập luận...). Việc thay đổi trật tự giữa các câu sẽ dẫn đến hậu quả khác nhau. Có những hiện tƣợng thƣờng gặp và có tính chất tiêu biểu thƣờng thấy ở mạch lạc trong việc biểu hiện trật tự hợp lí giữa các câu (mệnh đề): - Quan hệ thời gian giữa các câu (mệnh đề). - Quan hệ nguyên nhân giữa các câu (mệnh đề). - Quan hệ lập luận giữa các câu (mệnh đề). Những quan hệ này trong câu có thể đƣợc chỉ dẫn bằng những từ ngữ thích hợp nhƣ trƣớc hết, trƣớc đó, sau này, sau đó, rồi chỉ quan hệ thời gian; vì, nên chỉ quan hệ nguyên nhân: vì, nên, nhƣng, tuy... chỉ quan hệ lập luận. - Trật tự giữa các câu (mệnh đề) diễn đạt quan hệ thời gian Quan hệ thời gian nói ở đây là quan hệ thời gian vật lí khách quan (không bàn đến thời gian tâm lí). Quan hệ thời gian thƣờng đƣợc chia thành những kiểu nhỏ nhƣ: Thời điểm (là cái lúc mà sự việc diễn ra, với điểm mốc là "bây giờ", trả lời cho câu hỏi "bao giờ" hay "lúc nào"). Thời điểm gồm hai kiểu nhỏ là: Thời gian nối tiếp và thời gian gián cách. Thời gian nối cách nhƣ: Hôm qua, hôm nay và ngày mai. Thời gian gián cách nhƣ: Ba hôm nữa tôi sẽ đến, tức là cách hôm nay ba ngày. Thời đoạn là khoảng thời gian trong đó sự 17 việc diễn ra, trả lời cho câu hỏi “bao lâu”. Những câu có quan hệ thời gian trƣớc - sau với nhau, nếu không dùng từ ngữ đánh dấu quan hệ đó, thì trật tự bắt buộc là sự việc diễn ra trƣớc phải đƣợc trình bày trƣớc, sự việc diễn ra sau đƣợc trình bày sau. Với trƣờng hợp không dùng từ ngữ để làm rõ quan hệ thời gian và nếu trật tự của các câu diễn đạt hai sự việc trƣớc - sau không đƣợc tuân thủ thì có thể xảy ra hai trƣờng hợp: Biến đổi trật tự sẽ tạo ra những câu vô nghĩa và sẽ làm thay đổi vai trò của các yếu tố trong quan hệ. Ví dụ: (1) Cô giáo vừa bƣớc vào lớp. (2) Học sinh liền đứng dậy chào. Hai câu (1), (2) có quan hệ thời gian với nhau. Sự việc ở câu (1) diễn ra trƣớc, sự việc ở câu (2) diễn ra sau. Nếu biến đổi trật tự của câu trên thành (2) - (1) thì câu sẽ trở nên vô nghĩa. - Trật tự giữa các câu diễn đạt quan hệ nguyên nhân Quan hệ nguyên nhân là quan hệ giữa hai sự kiện, hiện tƣợng. Sự kiện, hiện tƣợng này là nguyên nhân của sự kiện, hiện tƣợng khác. Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân từ góc độ tâm lí học còn có một dạng biểu hiện khác là suy luận quy kết. Hai sự kiện có quan hệ nguyên nhân phải tuân theo những điều kiện nhƣ tính ƣu tiên về thời gian; tính còn hiệu lực; tính cần và tính đủ. Quan hệ nguyên nhân giữa các mệnh đề đƣợc diễn đạt bằng hai cách: phƣơng tiện tu từ (từ ngữ chỉ quan hệ nguyên nhân) và khuôn hình tu từ (sử dụng khuôn hình diễn đạt quan hệ nguyên nhân). Các phƣơng tiện tu từ thƣờng gặp trong tiếng Việt là vì, do, tại, bởi và (cho) nên (chỉ hệ quả) và các phƣơng tiện tƣơng tự. Về nguyên tắc, sự việc là nguyên nhân phải xuất hiện trƣớc sự việc là hệ quả. Nếu trật tự này không đƣợc tuân thủ thì sẽ xảy ra hai trƣờng hợp, hoặc là tạo ra chuỗi câu vô nghĩa hoặc sẽ làm thay đổi vai trò của các yếu tố trong quan hệ. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan