Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm màng não mủ tại Khoa T...

Tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm màng não mủ tại Khoa Truyền nhiễm

.PDF
78
262
121

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG THỊ VÂN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN 103 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI- 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG THỊ VÂN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN 103 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS. TS Trịnh Thị Xuân Hòa 2. ThS. Phan Thị Tố Như Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Y học cơ sởtrường Đại học Dược Hà Nội 2. Bệnh viện 103 HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN:  Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. - Các thầy cô trong bộ môn Y học cơ sở cùng các thầy cô trực tiếp giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 5 năm qua. - Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.  Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - PGS. TS Trịnh Thị Xuân Hòa – chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 103 - ThS. Phan Thị Tố Như, bộ môn Y học cơ sở, trường Đại học Dược Hà Nội là những người thầy đã trực tiếp dìu dắt tôi, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức quý báu, đóng góp những ý kiến chân thành cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.  Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên tôi, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Vân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VI KHUẨN ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ ....................................... 3 1.1.1.Dịch tễ học bệnh viêm màng não mủ............................................................ 3 1.1.2.Căn nguyên vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ ..................................... 4 1.1.2.1. Haemophilus influenzae ............................................................................ 6 1.1.2.2. Neisseria meningitidis (Não mô cầu) ........................................................ 6 1.1.2.3. Streptococcus pneumoniae (Phế cầu khuẩn) ............................................ 6 1.1.2.4. Listeria monocytogen ............................................................................... 7 1.1.2.5. Trực khuẩn Gram âm ái khí (E.coli; Pseudomonas; Klebsiella…) ......... 7 1.1.2.6. Group B Streptococcus agalatiae (Liên cầu khuẩn nhóm B) .................. 7 1.1.3.Triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ .................................................... 7 1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng................................................................................ 7 1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng ........................................................................ 8 1.1.4.Chẩn đoán phân biệt ...................................................................................... 9 1.1.4.1. Chẩn đoán phân biệt trước khi chọc dò dịch não tủy ............................... 9 1.1.4.2. Chẩn đoán phân biệt sau khi chọc dò dịch não tủy .................................. 9 1.1.5. Biến chứng, di chứng của bệnh viêm màng não mủ .................................. 10 1.1.5.1. Biến chứng............................................................................................... 10 1.1.5.2. Di chứng .................................................................................................. 11 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ ........................................................................................ 11 1.2.1. Nguyên tắc chung sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ 11 1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh ............................................................... 12 1.2.3. Thời gian điều trị kháng sinh .................................................................... 12 1.2.4. Lựa chọn kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm ....................................... 12 1.2.5. Lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên vi khuẩn ........................................ 14 1.2.7. Các nhóm kháng sinh điều trị viêm màng não mủ ..................................... 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 19 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn: .................................................................................. 19 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: .................................................................................... 19 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 19 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................. 19 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ................................................................................. 19 2.2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 19 2.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 19 2.2.4.2. Đặc điểm của vi khuẩn gây viêm màng não mủ...................................... 20 2.2.4.3. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm màng não mủ ......................................................................................................................... 20 2.2.5. Một số quy ước sử dụng trong nghiên cứu ................................................ 20 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................. 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 22 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................... 22 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu ..................................... 22 3.1.2. Thời điểm mắc bệnh trong năm ................................................................. 23 3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY VIÊM MÀNG NÃO MỦ ........................... 24 3.2.1. Xét nghiệm tìm vi khuẩn ............................................................................ 24 3.2.2. Đặc điểm vi khuẩn phân lập được.............................................................. 24 3.2.3. Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh ............................. 25 3.3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO MỦ ..................................................................................... 27 3.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện ................................... 27 3.3.2. Danh mục các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm màng não mủ ...................................................................................................................... 27 3.3.3. Khảo sát việc lựa chọn phác đồ kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ ...................................................................................................................... 30 3.3.3.1. Phác đồ điều trị khởi đầu khi chưa có kết quả cấy khuẩn ...................... 30 3.3.3.2. Phác đồ điều trị thay thế khi có kết quả cấy khuẩn ................................ 32 3.3.3.3. Đánh giá việc lựa chọn kháng sinh ban đầu trong điều trị viêm màng não mủ dựa trên kết quả kháng sinh đồ ............................................................... 35 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 36 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................... 36 4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu ..................................... 36 4.1.2. Thời điểm mắc bệnh trong năm ................................................................. 37 4.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY VIÊM MÀNG NÃO MỦ ........................... 37 4.2.1. Xét nghiệm tìm vi khuẩn ............................................................................ 37 4.2.2. Đặc điểm vi khuẩn của quần thể phân lập được ........................................ 38 4.2.3. Tình hình kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây viêm màng não mủ .................................................................................................................. 40 4.3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO MỦ ..................................................................................... 41 4.3.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện ................................... 41 4.3.2. Danh mục các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm màng não mủ ...................................................................................................................... 42 4.3.3. Khảo sát việc lựa chọn các phác đồ kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ .................................................................................................................. 44 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................. 47 I. KẾT LUẬN:...................................................................................................... 47 1. Đặc điểm của bệnh nhân: ................................................................................. 47 2. Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh: .................................................................... 47 3. Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị: ................................................... 47 II. ĐỀ XUẤT: ....................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1. Căn nguyên vi khuẩn phổ biến gây viêm màng não 5 Bảng 1.2. Kết quả dịch não tủy trong một số viêm màng não 10 Bảng 1.3. Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm đối với VMNM 13 Bảng 1.4. Điều trị kháng sinh đặc hiệu đối với VMNM 14 Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi, giới tính của bệnh nhân VMNM và đường vào 22 của vi khuẩn gây bệnh Bảng 3.2: Tỷ lệ cấy dịch não tủy dương tính 24 Bảng 3.3: Kết quả xét nghiệm nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn trong DNT 24 Bảng 3.4: Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện 27 Bảng 3.5: Các loại kháng sinh được sử dụng 28 Bảng 3.6: Tỷ lệ các phác đồ đơn độc khởi đầu trong điều trị VMNM 31 Bảng 3.7: Tỷ lệ các phác đồ phối hợp khởi đầu trong điều trị VMNM 32 Bảng 3.8: Phác đồ thay thế khi có kết quả cấy khuẩn âm tính 33 Bảng 3.9: Phác đồ thay thế khi có kết quả cấy khuẩn dương tính: 35 Bảng 3.10. Tỷ lệ phù hợp của các phác đồ kháng sinh ban đầu theo kết quả kháng sinh đồ 36 DANH MỤC HÌNH Tên biểu đồ Trang Hình 3.1: Phân bố bệnh nhân theo thời điểm mắc bệnh trong năm 23 Hình 3.2: Tình hình đề kháng của Streptococcus pneumonia 25 Hình 3.3: Tình hình đề kháng của Neisseria meningitidis 26 Hình 3.4: Tình hình đề kháng kháng sinh của Streptococcus suis II 26 DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CS DNT HRMMN KS Cộng sự Dịch não tủy Hàng rào mạch máu não Kháng sinh TMC Tĩnh mạch chậm Tr TM Truyền tĩnh mạch U VMNM WHO Uống Viêm màng não mủ Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VI KHUẨN E.coli Eschericiae coli H. influenzae Haemophilus influenzae K. pneumoniae Klebsiella pneumoniae L. monocytogen Listeria monocytogen N. meningitisis Neisseria meningitidis S. agalactiae Streptococcus agalactiae S. aureus Staphylococcus aureus S. epidermidis Staphylococcus epidermidis S. pneumoniae Streptococcus peumoniae 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm màng não là biểu hiện của các phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các loại vi khuẩn vào hệ thần kinh trung ương. Các phản ứng viêm dẫn đến sự tạo mủ (vi khuẩn và tế bào chết) nên thường được gọi là viêm màng não mủ (VMNM). VMNM được xếp vào nhóm mười bệnh nhiễm trùng gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo ước tính, mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu người mắc VMNM [25], [43], và tỷ lệ tử vong do VMNM khoảng 20-25% [32], [36]. VMNM là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương - là một cấp cứu nội khoa, cần thiết phải được điều trị sớm và tích cực [3], [6], [26], [36]. Việc sử dụng kháng sinh thích hợp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong điều trị VMNM [3], [5], [24] làm giảm được nguy cơ tử vong xuống dưới 15% cũng như các di chứng thần kinh nặng nề. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ tử vong ở người lớn do VMNM vẫn không giảm, có lẽ do thực trạng sử dụng kháng sinh hiện nay đang là một vấn đề hết sức đáng báo động. Nó đang làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn nói chung và vi khuẩn gây VMNM nói riêng. Vì vậy, việc khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị VMNM là rất cần thiết. Là một bệnh viện thực hành của Học viện quân y, Bệnh viện 103 là bệnh viện đa khoa hạng I, với quy mô hơn 1000 giường bệnh tham gia vào công tác khám, chữa bệnh theo tuyến và khu vực cho bộ đội, các đối tượng chính sách, và nhân dân; phục vụ nhu cầu điều trị cho một số lượng lớn bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển thẳng lên (trong đó có khoa AM5 - khoa truyền nhiễm). Nhằm tìm hiểu 2 thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị VMNM, từ đó đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh trên các đối tượng này và có cái nhìn tổng quan về điều trị bệnh VMNM tại khoa truyền nhiễm, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm màng não mủ tại khoa truyền nhiễm bệnh viện 103” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định các chủng vi khuẩn gây viêm màng não mủ và tình hình kháng kháng sinh của chúng tại khoa truyền nhiễm - Bệnh viện 103. 2. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ tại khoa truyền nhiễm - Bệnh viện 103. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ 1.1.1. Dịch tễ học bệnh viêm màng não mủ VMNM là hiện tượng viêm của các màng bao bọc xung quanh hệ thần kinh trung ương do các vi khuẩn xâm nhập vào màng não, gây ra một đáp ứng tăng bạch cầu đa nhân và protein trong dịch não tủy (DNT) [3], [5], [17], [36]. Phản ứng viêm này có thể xảy ra từ não bộ đến tủy sống, ảnh hưởng cả màng nhện và màng nuôi, gây tăng áp lực nội sọ [38], mất nhận thức và có thể dẫn đến những biến chứng thần kinh mạn tính, thậm chí tử vong. Cho đến nay, VMNM vẫn là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới [17], [36]. Hơn 1,2 triệu trường hợp VMNM được ước tính xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm [25], [43]. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của bệnh VMNM khác nhau tùy theo từng vùng, quốc gia, nhóm tuổi và đặc biệt là tác nhân gây bệnh. Nếu không điều trị, tỷ lệ trường hợp tử vong có thể cao đến 70%, và 20% những người sống sót có thể để lại di chứng vĩnh viễn bao gồm mất thính giác, khuyết tật thần kinh, hoặc mất một chi [40]. Theo số liệu thống kê chính thức tại Mỹ, hàng năm tỷ lệ mắc VMNM là 10/100 000 dân [6], [30]. Ở các nước đang phát triển, bệnh có xu hướng trầm trọng hơn, tỷ lệ mắc bệnh có thể cao gấp 10 lần so với các nước phát triển [21]. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa khô, nóng. Đặc biệt ở châu Phi, trong 10 năm vừa qua đã có hơn 700.000 trường hợp VMNM và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính cần phải mất 10 triệu euro để ngăn cản dịch bệnh bùng phát ở “vành đai viêm màng não” gồm 18 quốc gia châu Phi trải dài từ đông Ethiopia đến tây Senegan. 4 Ở Việt Nam, không có trận dịch VMNM nào lớn, tuy nhiên bệnh khá phổ biến. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trong 3 tháng đầu năm 2013 cả nước có 352 trường hợp VMNM, tỷ lệ tử vong khoảng 2% [6], trong đó hơn 50 bệnh nhân có nguyên nhân là liên cầu lợn (Streptococcus suis). 1.1.2. Căn nguyên vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ Nhiều vi khuẩn có thể gây VMNM, tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào lứa tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân [3]. Dựa theo các nghiên cứu, người ta xác định được có ít nhất 14 loại vi khuẩn là căn nguyên gây VMNM, trong đó ba loại vi khuẩn hay gặp nhất là: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Neisseria meningitis, chiếm 80% các trường hợp mắc bệnh [3], [6], [32]. 5 Bảng 1.1. Căn nguyên vi khuẩn phổ biến gây viêm màng não [3], [12], [13] Yếu tố Vi khuẩn phổ biến Tuổi 0 - 4 tuần 4 - 12 tuần Streptococcus agalactiae; E.coli; Listeria monocytogenes; Klebsiella pneumonia; Enterococcus spp; Salmonella spp S.agalactiae; E.coli; L.monocytogenes; H.influenzae; S.pneumoniae; N.meningitidis 3 tháng đến 18 tuổi H.influenzae; N.meningitidis; S.pneumoniae 18 - 50 tuổi S.pneumoniae; N.meningitidis; Streptococcus suis > 50 tuổi S.pneumoniae; N.meningitidis; L.monocytogenes; trực khuẩn Gram (-) hiếu khí Các yếu tố khác Tổn thương miễn dịch S.pneumoniae; N.meningitidis; L.monocytogenes; trực khuẩn Gram âm hiếu khí (bao gồm cả Pseudomonas aeruginosa) Vỡ nền sọ S.pneumoniae; H.influenzae; liên cầu tan máu nhóm A, B Chấn thương sọ Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, trực não, sau PT thần khuẩn Gram âm hiếu khí (bao gồm cả Pseudomonas kinh aeruginosa) Thông dịch não tủy Hạ bạch cầu S.epidermidis; S.aureus; trực khuẩn Gram âm hiếu khí (bao gồm cả Pseudomonas aeruginosa) Trực khuẩn Gram âm hiếu khí (bao gồm cả P.aeruginosa), S.aureus 6 1.1.2.1. Haemophilus influenzae H.influenzae là vi khuẩn Gram (-), có vai trò gây bệnh quan trọng trong VMNM do có độc lực cao. VMNM do H.influenzae chiếm khoảng 45-48% tổng số bệnh nhân VMNM, tỷ lệ tử vong 3-6%. Trước đây, H.influenzae là căn nguyên gây VMNM chính cho trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ 6-12 tháng, với tỷ lệ mắc 31/100.000 dân. Hiện nay, VMNM do H.influenzae đã giảm nhiều do thực hiện tiêm chủng thường xuyên với vaccin Hib liên hợp. Tỷ lệ mắc bệnh đã giảm hơn 50% và phổ biến ở người lớn hơn là trẻ em [18], [30], [45], [49]. 1.1.2.2. Neisseria meningitidis (Não mô cầu) N. meningitidis là cầu khuẩn Gram (-), chỉ gây bệnh ở người. Não mô cầu có 12 týp huyết thanh đã được xác định, dựa vào polysaccharide của vách tế bào vi khuẩn, trong đó 6 týp huyết thanh có vai trò gây bệnh là A, B, C, W135, X, Y. VMNM do não mô cầu chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên. Bệnh có thể gây thành dịch lớn do đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp. Tỷ lệ mắc VMNM do não mô cầu cao nhất ở khu vực châu Phi. Trên “vành đai viêm màng não”, ít nhất 350 triệu người có nguy cơ mắc bệnh trong những vụ dịch xảy ra hàng năm. Ở trẻ sơ sinh, hiếm gặp VMNM do não mô cầu [39], [45], [48]. 1.1.2.3. Streptococcus pneumoniae (Phế cầu khuẩn) S.pneumoniae là cầu khuẩn Gram (+). Đây là căn nguyên gây bệnh VMNM phổ biến ở người trưởng thành và một trong ba căn nguyên chính ở trẻ em. Tỷ lệ viêm nàng não mủ do phế cầu vào khoảng 1 - 3/1000 dân. Tuy nhiên, VMNM do phế cầu ít khi gây thành dịch lớn. Bệnh có thể thay đổi theo mùa, những tháng giữa mùa đông có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong năm. Phế cầu thường cư trú ở đường hô hấp trên của người khỏe mạnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ 7 xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm khuẩn huyết và tràn vào màng não gây VMNM [2], [14], [30]. 1.1.2.4. Listeria monocytogen Là một trực khuẩn Gram (+) sống ký sinh nội bào, hay gây bệnh ở trẻ sơ sinh và những trường hợp suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ VMNM do Listeria monocytogen chiếm khoảng 2%. Phụ nữ mang thai có thể mang Listeria monocytogen ở bộ phận sinh dục và có thể truyền bệnh cho con [19], [30], [46]. 1.1.2.5. Trực khuẩn Gram âm ái khí (E.coli; Pseudomonas; Klebsiella…) Các trực khuẩn Gram (-) này là căn nguyên của nhiều bệnh nhiễm khuẩn nhưng hay gặp là viêm đường hô hấp và VMNM ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tỷ lệ tử vong tương đối cao vì các căn nguyên này kháng kháng sinh rất mạnh. [30], [45], [51]. 1.1.2.6. Group B Streptococcus agalatiae (Liên cầu khuẩn nhóm B) Là vi khuẩn Gram (+), thường cư trú ở đường sinh dục dưới của mẹ và truyền sang cho con trong thời kỳ mang thai hoặc khi chuyển dạ. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở những trẻ sinh non hay trẻ có mẹ vỡ ối sớm, thời gian chuyển dạ kéo dài [30], [45], [51]. 1.1.3. Triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ 1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng Tùy theo căn nguyên, vùng địa lý, thời kỳ bệnh, lứa tuổi khác nhau mà triệu chứng của VMNM có những đặc điểm khác nhau, trong đó có các triệu chứng chính là hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng màng não như sau:  Hội chứng nhiễm khuẩn: 8  Thường khởi phát đột ngột.  Sốt cao liên tục 39-40°C, đôi khi sốt rất cao kèm theo rét run, co giật.  Đau đầu, đau mỏi cơ khớp.  Hội chứng màng não: Thường phát triển nhanh, rầm rộ, tương đối đầy đủ triệu chứng:  Triệu chứng cơ năng: đau đầu dữ dội; buồn nôn và nôn dễ dàng; táo bón; sợ ánh sáng. Đối với trẻ nhỏ thường bỏ bú, ngủ gà, quấy khóc từng cơn.  Triệu chứng thực thể: 3 dấu hiệu cứng gáy (+), kernig (+), brudzinski (+); Ở trẻ em thường có dấu hiệu cổ mềm, nằm “tư thế cò súng”; thóp trước phồng hoặc căng.  Các biểu hiện khác: co giật, liệt khu trú, hô mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao (VMNM do não mô cầu)… [3], [5], [6], [17], [36]. 1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng  Dịch não tủy:  Xác định chẩn đoán khi DNT có các biểu hiện sau:  Màu sắc: màu ám khói (sớm) hoặc lờ đục như nước dừa, nước vo gạo.  Số lượng tế bào tăng cao, từ 100 đến hàng nghìn tế bào/ mm3, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính > 80%; nhiều tế bào thoái hóa, tế bào mủ.  Nồng độ Protein tăng cao (1-2 g/lít).  Nồng độ Glucose giảm thấp, đôi khi chỉ còn vết.  Soi và cấy DNT: có thể phân lập được tác nhân gây bệnh và làm kháng sinh đồ. 9  Các xét nghiệm khác:  Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng > 80%.  Cấy máu, cấy dịch ở các ổ nhiễm trùng cũng có thể xác định được vi khuẩn gây bệnh [3], [5], [6], [17], [36]. 1.1.4. Chẩn đoán phân biệt 1.1.4.1. Chẩn đoán phân biệt trước khi chọc dò dịch não tủy Cần phân biệt VMNM với co giật sốt cao, động kinh, viêm màng não do căn nguyên virus, do lao, do ký sinh trùng. Trong những trường hợp chưa phân biệt được hay có nghi ngờ VMNM, giải pháp đúng đắn nhất vẫn là chọc dò DNT để xác định chẩn đoán [3], [5], [6], [17], [36]. 1.1.4.2. Chẩn đoán phân biệt sau khi chọc dò dịch não tủy Hầu hết các trường hợp xét nghiệm DNT điển hình cho phép chẩn đoán xác định hay loại trừ chẩn đoán VMNM [3], [5], [6], [17], [36].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan