Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an...

Tài liệu Khảo sát tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an

.PDF
59
742
147

Mô tả:

B ộ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI SINH VIÊN: NGUYỄN t h ị t h u t h ủ y KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ÚNG THUÔC TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ• CÔNG AN • • • KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ ĐẠI HỌC (1997-2002) Giáo viên hướng dẫn TS. Lê Viết Hùng DSCKI. Chu Thị Tuyết Nơi thực hiện BV 19-8 Trường Đại Học Dược Hà Nội Hà Nội, tháng 5 năm 2002 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS Lê Viết Hùng, DSCK Chu Thị Tuyết, những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành công trình tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc bệnh viện 19-8, Phòng KHTH, Phòng tài vụ, tập thể cán bộ khoa Dược và các thầy cô trong bộ môn tổ chức quản lý dược đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện công trình tốt nghiệp của mình. Với trình độ bản thân còn hạn chế, chắc chắn công trình còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô và mọi người đóng góp ý kiến để công trình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2002 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo hiểm y tế BHYT Bệnh viện trại giam BVTG Bệnh xá BX Cán bộ chiến sĩ, công an nhân dân CBCS, CAND Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ CSBVSK Công an thành phố Hồ Chí Minh CATPHCM Chức năng CN Danh mục thuốc, Thuốc thiết yếu DMT, TTY Dược sĩ đại học, dược sĩ trung cấp, dược tá DSĐH, DSTC, DT Điều dưỡng ĐD Hành chính quản trị HCQT Hồi sức cấp cứu HSCC Hình ảnh HA Huyết học truyền máu HHTM Khám bệnh KB Kế hoạch hoá gia đình KHHGĐ Kế hoạch tổng hợp KHTH Khoa học kỹ thuật KHKT Lâm sàng, cận lâm sàng LS, CLS. Phẫu thuật thần kinh PTTK Răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt RHM,TMH, M Tài chính-Kế toán TCKT Tăng huyết áp THA Tổ chức cán bộ TCCB Trang thiết bị TTB Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng VLTL-PHCN Vệ sinh phòng dịch VSPD Vi sinh vs Y học cổ truyền YHCT MỤC LỤC Trang ĐẶT VÂN ĐỂ 1 PHẦN 1 - TỔNG QUAN 3 1.1 Khái niệm, chức năng nhiệm vụ của bệnh viện 3 1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược. 6 1.3 Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc ở Việt Nam. 11 1.4 Mô hình bệnh tật 14 PHẦN 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u 17 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. 17 2.2 Phương pháp nghiến cứu. 17 2.3 Nội dung nghiên cứu 17 PHẦN 3 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN 18 3.1 Bộ máy tổ chức và hệ điều tri của y tế ngành công an. 18 3.2 Chỉ tiêu giường bệnh và mô hình bệnh tật qua 3 năm 26 3.3 Hoạt động cung ứng thuốc của khoa dược 33 3.4 Thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý 48 PHẦN 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT Ý KIẾN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 ĐẶT VẤN ĐỂ Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Mọi công dân đều có quyền được bảo vệ sức khoẻ. Công tác khám chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ góp phần quan trọng vào sự nghiệp tăng cường và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhà nước, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là ngành Y tê có trách nhiệm chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân.[l 1] Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời đảm bảo chất lượng.Trong bệnh viện khoa dược là khoa chuyên môn chịu trách nhiệm về việc cung ứng thuốc men đầy đủ kịp thời đảm bảo chất lượng. [9] Bệnh viện 19-8 bộ Công An là bệnh viện đa khoa tuyến cao nhất của ngành công an có nhiệm vụ khám bệnh và chữa bệnh cho tất cả các cán bộ chiến sĩ trong ngành công an từ tuyến dưới chuyển lên. Ngoài ra bệnh viện còn đảm nhận việc cấp cứu và khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực [2]. Chính vì vậy công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện có những nét đặc thù riêng. Để góp phần tìm hiểu hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện 19-8 trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi tiến hành đề tài “ Khảo sát tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện 19-8 bộ Công An “ với mong muốn qua quá trình khảo sát sẽ có được những hiểu biết sâu sắc về tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện trong giai đoạn hiện nay từ đó có những kiến nghị và đề xuất nhỏ giúp bệnh viện thực hiện tốt hơn côns tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cán bộ chiến sĩ và nhân dân. 1 Muc tiêu của đề tài: - Phân tích mô hình bệnh tật tại bệnh viện qua 3 năm ( 1999-2001 ) theo ICD-10. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện trong 3 năm ( 1999-2001 ). - Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện trong những năm tới. 2 PHẦN 1 - TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm, chức năng nhiệm vụ của bệnh viện: 1.1.1 Định nghĩa bệnh viện: Theo tổ chức Y tê thế giới định nghĩa “ Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học.[9] 1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện: [9] • Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng. • Đào tạo huấn luyện cán bộ y tế, giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đinh họ. • Nghiên cứu khoa học về y tế. • Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật bằng cách giúp đỡ tại chỗ, cố vấn, chuyên gia, công nghệ nâng cao tay nghề và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. • Hợp tác quốc tế mở rộng mối quan hệ với các tổ chức, các nhân ở nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm nhằm từng bước xây dựng bệnh viện hiện đại. • Quản lý kinh tế trong y tế theo định hướng hạch toán, có kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí, ngân sách Nhà nước cấp, bảo hiểm y tế, viện phí, viện trợ. 1.1.3 Phân loại bệnh viện:[9] Theo hướng dẫn của bộ y tế về phân loại bệnh viện việc phân loại bệnh viện căn cứ vào: - Vị trí, chức năng, nhiệm vụ. 3 - Chất lượng chẩn đoán điều trị và chăm sóc. - Quy mô và công suất sử dụng giường bệnh. - Trình độ chuyên môn của công chức viên chức. Theo các căn cứ trên, bệnh viện được chia làm 3 hạng: hạng I, hạng II, hạng III. - Bệnh viện hạng I: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc trung ương, có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, năng lực quản lý tốt được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu và hạ tầng cơ sở phù hợp. - Bệnh viện hạng II: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, một số bệnh viện ngành có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản, có trang thiết bị thích hợp, đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III. - Bệnh viện hạng III: là một bộ phận cấu thành của trung tâm y tế huyện thị, một số bệnh viện ngành làm nhiệm vụ cấp cứu khám chữa bệnh thông thường, gắn với y tế xã phường, công nông lâm trường, xí nghiệp, trường học để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 1.1.4 Mô hình tổ chức bệnh viện Việt Nam:[9] Tuỳ theo loại bệnh viện (đa khoa hay chuyên khoa), hạng bệnh viện(I,II,III) mà có tổ chức có khoa phòng phù hợp với Quy chế bệnh viện. Tuy nhiên bệnh viện có một mô hình tổ chức thống nhất là: - Ban giám đốc gồm có: + Giám đốc điều hành toàn bộ bệnh viện. + Các phó giám đốc được giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực kế hoạch, chuyên môn, chăm sóc điều dưỡng, tổ chức cán bộ, tài chính, xây dựng bệnh viện. - Các khoa lâm sàng. - Các khoa cận lâm sàng. - Các phòng chức năng. - Giám đốc thành lập các hội đồng tư vấn về khoa học kỹ thuật, thuốc điều trị, khen thưởng. Sau đây là mô hình tổ chức bệnh viện Việt Nam: 4 GIÁM ĐỐC r Hội đồng tư vấn - KHKT -Thuốc - Khen thưởng ìr Các khoa LS Các khoa. CLS Khoa KB _ _ _ _ _ _í_ _ _ Khoa HHTM 1ĩ Phòng KHTH Khoa nội Khoa Hoá sinh Phòng chỉ đạo tuyến Khoa HSCC Khoa xét nghiệm-vs Phòng TCCB Khoa truyền nhiễm Khoa chẩn đoán-HA Phòng HCQT Khoa CNK Phòng TC-KT Khoa VLTL-PHCN Khoa YHCT Khoa Dược Khoa Nhi Khoa thăm dò CN Các phòng chức năng Phòng Y tá - ĐD Phòng Vật tư TTB Khoa Ngoại Khoa phẫu thuật Khoa GPB Khoa bỏng Khoa dinh dưỡng Khoa sản phụ Khoa RHM Khoa TMH Hình 1.1 Sơ đồ mô hình tổ chức bệnh viện Việt Nam [9] 1.2. Vị trí chức năng nhiệm vụ của khoa dược 1. 2.1 Vị trí: Tổ chức dược bệnh viện là một khoa chuyên môn đặt trực thuộc giám đốc bệnh viện. Trong bệnh viện, khoa dược là tổ chức duy nhất đảm nhận công tác dược. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức dược bệnh viện còn có nhiệm vụ tổng hợp tham mưu công tác dược cho bệnh viện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh nhất là trong sử dụng thuốc. [16] 1.2.2 Chức năng: - Thực hiện công tác chuyên môn về dược, nghiên cứu khoa học kinh tế về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ. - Quản lý thuốc men, hoá chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện. - Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong toàn bệnh viện, đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện. Giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện vầ phát triển công tác dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị. [16] Thực chất hoạt động của khoa dược bệnh viện cần đạt hai mục tiêu chính[9]: • Cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý. • Điều chỉnh sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế trong điều trị 1.2.3 Nhiệm vụ:[9] ♦♦♦ Cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý trong bệnh viện: - Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện: Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện là việc làm cần thiết của Hội đồng thuốc và điều trị, là bữớc đầu của quá trình cung ứng thuốc, là sự cộng tác chặt chẽ giữa y và dược. Cơ sở để xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện: 6 ♦ Mô hình bệnh tật của địa phương: Cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng năm. ♦ Trình độ thầy thuốc tại bệnh viện, phân tuyến kỹ thuật mà bệnh viện được làm. ♦ Điều kiện trang thiết bị của bệnh viện: Khả năng hiện cócủabệnh viện về trang thiết bị phục vụ cho chẩn đoán và điều trị. ♦ Khả năng kinh tế: Ngân sách nhà nước cấp hàngnăm, ngânsách bảo hiểm y tế,khả năng kinh tế của dân địa phương. ♦ Điều kiện cung ứng thuốc thuận lợi: Không thể lựa chọn thuốc mà điều kiện cung ứng, lưu thông thuốc rất khó khăn dẫn đến khó có thể mua dược thuốc. Hàng năm danh mục thuốc cần được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của điều trị, phù hợp với khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của điều trị. Sau khi có danh mục thuốc dùng trong bệnh viện việc dự trù mua thuốc, bảo quản, cấp phát xây dựng cơ số tồn kho hợp lý là công việc thường xuyên của khoa dược. - Xây dựng quy trình giao phát thuốc hợp lý: Quy trình giao phát thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng và từ khoa đến người bệnh được xây dựng cụ thể căn cứ tình hình nhân lực khoa dược,nhân lực y tá khoa phòng và căn cứ nhu cầu điều trị của mỗi bệnh viện trên nguyên tắc phục vụ thuốc kịp thời, thuận tiện nhất cho điều trị. Mặt khác để đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc dược sĩ cần hướng dẫn y tá điều dưỡng dùng thuốc đúng thời điểm, thời khắc để thuốc có hiệu quả nhất, tránh tương tác bất lợi khi dùng nhiều thuốc, và hướng dẫn y tá theo dõi phản ứng không mong muốn của thuốc.Thực hiện mỗi người bệnh có một hộp thuốc riêng có chia ngăn đựng thuốc theo thời điểm dùng thuốc trong ngày cho người bệnh. - Thực hiện quy chế dược: Cần ý thức được qui chế dược được xây dựng đê bảo vệ quyền lợi của người bệnh và bảo vệ người hành nghề y tế.Thực hiện mỗi nghiêm túc quy chế 7 dược về quản lý, bảo quản, kiểm nhập thuốc, theo dõi xuất, hạn dùng...Thực hiện quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Thực hiện nghiêm túc quy chế dược chính không chỉ là công việc của khoa dược mà bất cứ tại nơi naò có nhận và phát thuốc.Trách nhiệm của khoa dược ià phải hướng dẫn bác sĩ, y tá các khoa phòng thực hiện quy chế dược chính, đặc biệt là các quy chế bảo quản, cấp phát quản lý và trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm quy chế thuốc độc, nghiện, hướng thần. Xây dựng quy định cụ thể để quản lý chặt chẽ đối với thuốc gây nghiện ở khâu cấp phát thuốc từ khoa dược tới khoa phòng, từ y tá cho người bệnh. Kiểm tra thường xuyên đột xuất việc thực hiện quy chế dược tại bệnh viện. - Pha chế theo đơn: Để cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điêù trị tại bệnh viện thì pha chế theo đơn là điều không thể thiếu. Pha chế theo đơn để phục vụ cho một yêu cầu điều trị đặc biệt mà thầy thuốc muốn sử dụng cho người bệnh mà các chế phẩm thuốc sẩn không đáp ứng được nhu cầu điều trị cho người bệnh đó. Thông thường chỉ pha chế theo đơn thuốc dùng ngoài, thuốc uống. Tại các bệnh viện điều trị ung thư và các bệnh viện lớn có điều trị ung thư cần có phòng chuẩn bị thuốc điều trị ung thư đúng theo tiêu chuẩn: thuốc đúng hàm lượng, nồng độ, dung môi, đường dùng (tiêm, uống, truyền) cho từng người bệnh cụ thể, để đảm bảo hiệu quả an toàn cho nhân viên y tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Tại các bệnh viện lớn có dùng nhiều dịch truyền, có nhu cầu cao về nuôi dưỡng ngoài đường tỉêu hoá (một phần hay toàn phần) cần có tổ chức phòng vô khuẩn pha trộn thuốc và dịch truyền. - Đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc Kho thuốc, phòng phát thuốc thông thoáng, chống nóng, chống ẩm, chống mối; có tủ lạnh cho thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ thấp (vaccin, nội tiết tố, sản phẩm sinh học). Phòng phát thuốc sạch chống sự lan truyền nhiễm khuẩn từ nguồn thuốc đi khắp bệnh viện. 8 I i - Xây dựng cơ số tồn kho các loại thuốc: Cơ số tồn kho các loại thuốc phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi bệnh viện, xuất phát từ nhu cầu điều trị, khả năng tài chính, điều kiện cung ứng, lưu thông thuốc tại địa phương. Xây dựng số lượng tồn kho các loại thuốc trên nguyên tắc; Đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị của bệnh viện, đồng thời bảo đảm cả tính kinh tế khi xây dựng cơ số tồn kho. Không để tồn đọng thuốc lâu, gây nhiều ảnh hưởng đến bảo quản và tồn đọng một lượng tiền lớn trong điều kiện kinh phí cho điêù trị có hạn. ♦♦♦ Thông tin tư vấn sử dụng thuốc: Quá trình chăm sóc bằng thuốc đã khẳng định vai trò của dược sĩ bệnh viện (Dược sĩ lâm sàng) trong sử dụng thuốc cho người bệnh có ba khâu; Kê đơn thuốc, cấp phát thuốc và theo dõi dùng thuốc. Thông tin thuốc là chìa khoá của mọi hoạt động để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và để đảm bảo hiệu quả quá trình chăm sóc bằng thuốc. Tổ chức đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện có nhân lực đặc trách, có trang thiết bị, tài liệu, kinh phí hoạt động để quản lý công tác thông tin về thuốc. Đơn vị thông tin thuốc gắn với khoa dược bệnh viện và do một dược sĩ đảm nhiệm. Vị trí nằm cạnh phát thuốc để thuận tiện cho việc trao đổi, tư vấn với bác sĩ, y tá và người bệnh. • Thiết lập mối quan hệ bác sĩ - dược sĩ - y tá trong sử dụng thuốc cho người bệnh: Ngày nay, bác sĩ với phần lớn kinh nghiệm lâm sàng vẫn đóng vai trò được quyết định trong kê đơn và sử dụng thuốc tuy nhiên ngày càng khó khăn để hiểu biết thật sâu sắc mọi thông tin về thuốc do ngày càng nhiều thuốc, nhiều kiến thức về thuốc, nhiều phương pháp trị liệu... Do đó vai trò thông tin, tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ ngày càng quan trọng rõ rệt trong việc đảm bảo cho người bệnh được điều trị bằng thuốc với khả năng tốt nhất. Người dược sĩ đồng thời có trách nhiệm chuyên môn và luật pháp nhằm nâng cao sự Ọ an toàn của bệnh nhân khi sử dụng thuốc. Thông tin tư vấn về thuốc cho thầy thuốc kê đơn hợp lý, hỗ trợ y tá dùng thuốc đúng cho người bệnh thực chất là thực hành dược lâm sàng trong bệnh viện. • Quan hệ của dược sĩ với bác sĩ: Đây là mối quan hệ quan trọng nhất. Những kỹ năng cần thiết để tiếp cận với bác sĩ và đơn thuốc của họ tuỳ theo khả năng của mỗi ngưòi, mối quan hệ này phát triển cùng với sự rèn luyện và kinh nghiệm. Dược sĩ phát huy mối quan hệ hữu ích với thầy thuốc tại nơi làm việc với sự đồng ý của Bác sĩ nhằm giúp các dược sĩ lâm sàng trong khoa phòng. Cần có kỹ năng để tiếp cận với bác sĩ, với những đơn thuốc của họ, kỹ năng này cần đến sự rèn luyện và nỗ lực. Một phương pháp tốt nhất để bắt đầu là nên đặt các câu hỏi trong hoàn cảnh cụ thể đối với từng vấn đề cụ thể, cuối cùng là để tăng sự hiểu biết về kiến thức của mình. Dược sĩ phải ủng hộ bác sĩ trong mọi trường hợp và không được quên rằng bác sĩ chịu trách nhiệm đối với người bệnh. Tuy nhiên phải trao đổi về đơn của họ khi điều đó đụng chạm đến quyền lợi của người bệnh. Chỉ có hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và dược sĩ cùng nhau làm việc mới tạo ra và thúc đẩy trao đổi thông tin lâm sàng về thuốc. • Quan hệ với y tá Thông thường thông tin mà y tá đòi hỏi là trực tiếp và đơn giản, nhìn chung liên quan đến việc cấp thuốc nhưng phải động viên y tá hỏi các dược sĩ những thông tin về thuốc. Điều quan trọng là làm cho y tá hiểu được mọi vấn đề liên quan đến điều trị bằng thuốc để thông báo về thuốc, tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc cũng như tất cả các thay đổi liệu trình hoặc phương pháp điều trị. Những nhận xét của khoa phòng, nhất là các thông tin từ phòng y tá có liên quan tới khoa dược về thuốc là rất quan trọng, nhưng không thể thay thế được sự trao đổi trực tiếp những nhận xét khách quan với y tá. • Quan hệ với người bệnh Thái độ của dược sĩ đối với mỗi người bệnh là rất quan trọng. Thái độ đối xử với một người bệnh có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người bệnh đối 10 với việc điều trị và ảnh hưởng đến xu hướng dùng thuốc. Người bệnh cần tin tưởng vào khả năng dược sĩ đã đưa cho họ thuốc tốt, cho họ những lời khuyên đúng khi tiếp xúc và tiếp nhận họ. Thiết lập mối quan hệ Bác sĩ-Dược SĨ-Y tá để thực hành dược lâm sàng trong bệnh viện không phải là dễ vì ở đây có sự thay đổi quan điểm và cách thức nhìn nhận về quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh, chứ không đơn thuần là thay đổi kỹ thuật chăm sóc người bệnh. Kinh nghiệm tại các nước cho thấy muốn thực hiện tốt quá trình chăm sóc bằng thuốc của tổ chức y tế thế giới đòi hỏi phải có sự kết hợp cả ba khu vực: Bộ y tế đưa ra các chính sách cho công tác dược bệnh viện; Trường đại học trang bị kiến thức sử dụng thuốc cho dược sĩ, bác sĩ, đặc biệt là kiến thức dược lâm sàng cho dược sĩ và các bệnh viện phải tự đào tạo liên tục kiến thức về thuốc và tiến hành thực hành dược lâm sàng trong bệnh viện. 1.3 Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc ở Việt Nam: 1.3.1 Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam: Để đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý là một vấn đề rất khó khăn, việc cung ứng thuốc là nhiệm vụ chủ yếu của cả ngành Dược. Dự kiến nhu cầu hàng năm từ 800 triệu USD đến 1,2 tỉ USD. Vấn đề đặt ra là củng cố màng lưới phân phối thuốc hợp lý, đầy đủ tới tận vùng sâu, vùng xa [13]. 1.3.2 Thực trạng cung ứng thuốc ở bệnh viện: • Công tác cung ứng thuốc ở bệnh viện Từ năm 1989 trở về trước ngành Dược do nhà nước bao cấp. Cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện hoàn toàn do nhà nước bao cấp. Phần lớn thuốc được cung ứng với giá rất thấp so với giá thị trường tự do, tuy nó tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý chất lượng thuốc và thực hiện nghiêm túc các quy chế của ngành. Nhưng việc đáp ứng đủ thuốc và thuận tiện cho các nhu cầu sử dụng thuốc cho người bệnh là hoàn toàn không tốt, không đáp ứng được đầy đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu điều trị cho bệnh 11 nhân nội ngoại trú, tạo thói quen ỷ lại, cửa quyền, thuốc ứ đọng chậm luân chuyển. Mặt khác do nhu cầu lớn mà các công ty không đáp ứng nên khoa dược vừa làm nhiệm vụ cấp phát vừa pha chế dịch truyền, thuốc viên, thuốc nước, thuốc dùng ngoài...[19] Bước vào thời kỳ đổi mới của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động đến công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện: Tại các bệnh viện thuốc dùng cho người bệnh được mua từ nhiều nguồn: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hãng thuốc nước ngoài...Điều này làm cho công tác cung ứng có nhiều thuận tiện nhưng cũng gây lộn xộn trong quản lý và lựa chọn thuốc, đặc biệt khi nguồn mua tại các doanh nghiệp Nhà nước không nhiều nên việc quản lý chất lượng thuốc còn gặp nhiều khó khăn, làm lo ngại rất lớn đến việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, gây tình trạng lạm dụng thuốc. [ 5] Trong những năm gần đây các bệnh viện có xu hướng dùng thuốc ngoại nhập với chi phí ngày càng cao mặc dù các công ty, xí nghiệp dược trong nước đã sản xuất được với cùng hoạt chất, chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Theo thống kê, trong tổng số chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế, chi phí cho thuốc chiếm tỷ lệ 50-60% trong điều trị nội trú, 70-90% trong điều trị ngoại trú, thuốc và biệt dược nước ngoài chiếm trên 80% tỷ trọng khám và chữa bệnh, tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách dành cho điều trị vốn rất hạn hẹp, ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm y tế và làm cho người nghèo gặp khó khăn khi đi khám và chữa bệnh[7] Mặt khác giá cả về thuốc cũng có nhiều mức khác nhau, công tác quảng cáo tiếp thị có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thuốc, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị gây tốn kém và tác hại đến sức khoẻ của người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức trong ngành y tế. Từ những tồn tại trên đây trong năm 1997 Bộ Y tế đã có các văn bản quy định công tác cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.[5],[6]. 12 I • Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Thực hiện chỉ thị 03/CT-BYT ngày 25/02/1997, thông tư 08/IT-BYT ngày 04/07/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện đã tiến hành triển khai thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách Quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều trị có các nhiệm vụ sau: 1.Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy địnhcơ bảnvề cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện. 2. Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt danhmụcthuốc dùng trong bệnh viện. 3. Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc, theo dõi dùng thuốc đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện quy trình. 4. Giúp giám đốc bệnh viện các hoạt động: Giám sát kê đơn hợp lý, tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện, tổ chức thông tin thuốc, tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc, thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ với bác sĩ kê đơn và với y tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh. Như vậy nhiệm vụ đầu tiên của Hội đồng thuốc và điều trị là phải xây dựng được quy trình cung ứng quản lý và sử dụng thuốc. Để tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm tại cơ sở khám chữa bệnh chỉ thị 04/1998/CT-BYT nêu rõ: 1. Mỗi bệnh viện trên cơ sở tham mưu của Hội đồng thuốc và điều trị phải xây dựng 1 danh mục thuốc thống nhất dùng trong bệnh viện. ( Trên cơ sở QĐ 517/BYT-QĐ 10/06/1995 ). Ưu tiên dùng thuốc trong nước có chất lượng đảm bảo, không dùng biệt dược nước ngoài khi thuốc trong nước sản xuất trong nước có cùng hoạt chất nhưng mang Generic hoặc tên khác, chỉ 13 dùng biệt dược nước ngoài trong trường hợp cần thiết và trong nước chưa sản xuất được các thuốc thay thế. 2. Các bệnh viện chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc đảm bảo theo từng tháng, từng quý. Khoa dược bệnh viện phối hợp với các công ty Dược trong nước để cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời. 1.4. Mô hình bệnh tật 1.4.1 Khái niệm Bệnh tật là trạng thái mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của một loạt các yếu tố ngoại môi lên con người. Tình trạng bệnh tật của một cộng đồng, sức khoẻ cộng đồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định ở những khoảng thời gian nhất định được khái quát dưới dạng mô hình bệnh tật ( MHBT ). Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là một tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó quốc gia đó trong một khoảng thời gian xác định. 1.4.2 Mô hình bệnh tật ở bệnh viện Mỗi cơ sở khám chữa bệnh có mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ khác nhau, do đó MHBT cũng khác nhau. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có hai MHBT bệnh viện, đó là MHBT của bệnh viện đa khoa và MHBT của bệnh viện chuyên khoa. Mỗi bệnh viện hoậc viện chuyên khoa đều mang MHBT của chuyên khoa đó, nhưng mỗi cá nhân có thể mắc nhiều bệnh hoặc một bệnh liên quan tới nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó một bệnh viện chuyên khoa vẫn có MHBT phức tạp và đa dạng, nó mang sắc thái của bệnh viện đa khoa. [3] MHBT ở bệnh viện là các số liệu thống kê về bệnh tật trong một khoảng thời gian nhất định về số bệnh nhân vào điều trị, số ngày nằm trung bình và số các loại thuốc đã được sử dụng cho khối lượng bệnh nhân này. Hồ sơ bệnh án 14 là tài liệu duy nhất để xác định chẩn đoán bệnh tật, do đó yêu cầu hồ sơ phải ghi chép chẩn đoán cụ thể và chi tiết để có thể chọn được mã số thích hợp[14]. 1.4.3 Phân loại bệnh tật [4] Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã ban hành danh mục bệnh tật gọi là phân loại quốc tế bệnh tật ICD ( International Classiíication Diseases ). Qua 10 lần bổ sung, sửa đổi, bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 ( ICD-10 ) gồm 21 chương bệnh, đánh số từ chương I đến Chương XXI, một chương chia thành nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bao gồm nhiều mục bệnh khác nhau. Nhóm bệnh không đánh số, mục bệnh có đánh số và được liệt kê các mục với 3 chữ số. Trong mỗi mục bệnh gồm nhiều tiểu mục, tiểu mục và mục cách nhau bằng dấu chấm. Điểm mới của phân loại thống kê quốc tế phối là hợp giữa ký tự chữ và ký tự số, từ A00 đến Z99. Ví dụ: Chương một (I) là bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, trong chương này có 21 nhóm bệnh, ví dụ: Nhóm I: ( A00-A09 ) Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Trong nhóm bệnh này gồm các mục bệnh: Mục bệnh: A00: Tả AO 1: Thương hàn và phó thương hàn. A02: Nhiễm Salmonella khác. A09: ỉa chảy, viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn. Hiện tại Vụ điều trị bộ Y tế sử dụng bảng phân loại các loại bệnh tật (Phân loại mã 3 ký tự ) chỉ thống kê và phân loại đến mục bệnh áp dụng cho tất cả các bệnh viện. Chương I ( Từ mục A00 —»B99 ): Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Chương II (Từ mục C00—» D48 ): Bướu tân sinh ( khối u ). Chương III (Từ mục D50—» D89 ): Bệnh máu, cơ quan tạo máu, các rối loạn liên quan đến miễn dịch. 15 Chương IV (Từ mục EOƠ—> E90 ): Bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hoá. Chương V (Từ mục F00—> F99 ): Rối loạn tâm thần và hành vi. Chương VI (Từ mục G00—> G99 ): Bệnh hệ thần kinh. Chương VII (Từ mục H00—>H59 ): Bệnh mắt và phần phụ của mắt. Chương VIII (Từ mục H60—>H95 ): Bệnh tai và xương chũm. Chương IX (Từ mục 100—>199 ): Bệnh hệ tuần hoàn. Chương X (Từ mục J 0 0 ^ J99 ): Bệnh hô hấp. Chương XI (Từ mục K00—> K93 ): Bệnh hệ tiêu hoá. Chương XII (Từ mục L00—>L99 ): Bệnh da và mô dưới da. Chương XIII (Từ mục M00—> M99 ): Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết. Chương XIV (Từ mục N00—> N99 ): Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục. Chương XV (Từ mục 000—> 099 ): Thai nghén, sinh sản, hậu sản. Chương XVI (Từ mục POO—> P96 ): Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh. Chương XVII (Từ mục QOO—> Q99 ): Dị tật bẩm sinh biến dạng bất thường về nhiễm sắc thể. Chương XVIII (Từ mục ROO—> R99 ): Các triệu chứng, dấu hiệu bất thường phát hiện qua lâm sàng và xét nghiệm. Chương XIX (Từ mục SOO-^ T98 ): Chấn thương, ngộ độc, một số hậu quả do nguyên nhân bên ngoài. Chương XX (Từ mục VOO—> Y98 ): Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong. Chương XXI (Từ mục Z00—>Z99 ): Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và dịch vụ y tế. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan