Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh tiền...

Tài liệu Khảo sát tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh tiền giang

.PDF
68
201
82

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ CẨM DUYÊN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHẾ BIẾN THỦY SẢN CỦA TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ CẨM DUYÊN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHẾ BIẾN THỦY SẢN CỦA TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THANH LONG 2010 LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thanh Long, và toàn thể các thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Xin gởi lời cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh công tác ở Sở Thủy Sản tỉnh Tiền Giang, và các anh, chị ở các công ty Thủy sản trong Tỉnh đã tận tình giúp đỡ khi tôi thực hiện đề tài tại tỉnh Tiền Giang. Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá K32, đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như khích lệ động viên tôi trong suốt quá trình học tập ở trường và cả thời gian thực hiện đề tài này. Nguyễn Thị Cẩm Duyên i TÓM TẮT Ngày nay, các nước nhập khẩu trên thế giới đã đẩy mạnh việc kiểm soát về sản phẩm và gắt gao hơn về các qui định cho nên thị trường đầu ra gặp nhiều bấp bênh đò hỏi nhà quản lý tìm ra hướng giải quyết. Đề tài “Khảo sát tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh Tiền Giang” nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý ngành và thực hiện sản xuất kinh doanh trong nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản của Tỉnh ngày một phát triển hơn. Qua 5 tháng nghiên cứu, thu thập nguồn thông tin từ Sở NN&PTNN tỉnh Tiền Giang, báo cáo của các cơ quan địa phương… và bằng cách phỏng vấn trực tiếp đại diện các nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản thông qua bảng phỏng vấn soạn sẵn. Qua khảo sát cho thấy, nền kinh tế thủy sản ở tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển với số lượng nhà máy lớn (11 nhà máy năm 2009) tăng 4 cái so với năm 2005, tổng công suất khoảng 100 nghìn tấn/năm. Nhưng các nhà máy CBTS trong Tỉnh chưa sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu tại chỗ, chỉ có 33% nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu cho CBTS từ trong Tỉnh, chủ yếu thu mua nguyên liệu từ các tỉnh khác, theo cách khác, nghĩa là chỉ có 22,08% nguồn nguyên liệu trong Tỉnh được các nhà máy trong tỉnh sử dụng. Do chưa khai thác tốt thị trường nội địa nên các sản phẩm CBTS chủ yếu là xuất khẩu (88,74%) năm 2009. Nhìn chung, Tiền Giang có nền kinh tế thủy sản phát triển mạnh. Tuy nhiên, các cấp chính quyền cũng cần quan tâm hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thủy sản Tỉnh phát triển ngày càng mạnh hơn. ii MỤC LỤC Lời cảm tạ ………………………………………………………………........i Tóm tắt……………………………………………………………………….ii Mục lục………………………………………………………………………iii Danh sách bảng ………………………………………………………………v Danh sách hình……………………………………………………………….vi Danh sách từ viết tắt .………………………………………………………..vii CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU..............................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................1 1.2 Mục tiêu đề tài.......................................................................................2 1.3 Nội dung đề tài ......................................................................................2 CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................3 2.1 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam ..........................3 2.1.1 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam.................................................................................................3 2.1.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam ....................3 2.1.3 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các sản phẩm thủy sản Việt Nam ................................................................................................................8 2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam .......................................................................8 2.2 Tình hình chề biến và xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................................................10 2.2.1 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long.....................................................................10 2.2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long......................................................................................................11 2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long ...........................................11 2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Tiền Giang................13 2.3.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang...............................................13 2.3.2 Tình hình nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở tỉnh Tiền Giang .....................................................................................13 2.3.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Tiền Giang.........14 2.3.4 Những thuận lợi và khó khăn về chế biến và xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Tiền Giang .................................................................15 iii CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................16 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................16 3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................16 3.2.1 Thông tin thứ cấp..........................................................................16 3.2.2 Thông tin sơ cấp ...........................................................................16 3.2.3 Số mẫu phỏng vấn ........................................................................17 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...............................................17 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................18 4.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản ở tỉnh Tiền Giang..............18 4.1.1 Nuôi trồng thủy sản ......................................................................18 4.1.2 Khai thác thủy sản .......................................................................19 4.1.3 Sản lượng thủy sản của tỉnh Tiền Giang........................................19 4.2 Tình hình chế biến thủy sản ở tỉnh Tiền Giang ....................................21 4.2.1 Tình hình phát triển các nhà máy chế biến thủy sản ......................21 4.2.2 Qui mô nhà máy chế biến thủy sản ...............................................22 4.2.3 Các mặt hàng chế biến thủy sản chính ..........................................24 4.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản.......................................................................................26 4.3.1 Tình hình sử dụng nguồn nguyên liệu thủy sản .............................26 4.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản ..............................28 4.3.3 Cơ cấu các thị trường xuất khẩu chính cho từng mặt hàng chế biến thủy sản của tỉnh....................................................................................31 4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh Tiền Giang .............................................................33 4.4.1 Thuận lợi và khó khăn trong chế biến sản phẩm thủy sản..............33 4.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản ...............35 4.4.3 Một số giải pháp được đề xuất nhằm giải quyết tình trạng hiện nay ở các nhà máy trong Tỉnh ......................................................................37 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................39 5.1 Kết luận...............................................................................................39 5.2 Đề xuất................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................40 PHỤ LỤC .....................................................................................................45 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản qua các năm ................18 Bảng 4.2 Sản lượng thủy sản thu hoạch từ nuôi của Tỉnh từ năm 2005-2009.20 Bảng 4.3 Các mặt hàng chế biến thủy sản năm 2009 .....................................24 Bảng 4.4 Chi phí chế biến 3 mặt hàng chính của các nhà máy chế biến thủy sản.................................................................................................................25 Bảng 4.5 Tổng sản lượng chế biến và nguồn nguyên liệu tiêu thụ của các nhà máy chế biến thủy sản của Tỉnh qua các năm ................................................26 Bảng 4.6 Mức độ cung cấp và chất lượng nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu chế biến thủy sản năm 2009 ..........................................................................27 Bảng 4.7 Giá tiêu thụ các sản phẩm chế biến thủy sản năm 2009 .................29 Bảng 4.8 Thuận lợi trong chế biến thủy sản của các nhà máy chế biến ..........33 Bảng 4.9 Khó khăn trong chế biến sản phẩm chế biến thủy sản của các nhà máy chế biến .................................................................................................34 Bảng 4.10 Thuận lợi trong tiêu thụ các sản phẩm chế biến thủy sản của các nhà máy chế biến...........................................................................................35 Bảng 4.11 Khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm chế biến thủy sản của các nhà máy chế biến...........................................................................................36 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Sản phẩm chính của Việt Nam từ 1/1 đđến 15/11/2009.....................4 Hình 2. 2 thị trường nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam từ 1/1 đến 15/11/2009 ..4 Hình 2.3 Xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam 11 tháng đầu năm 2005-2009 ........5 Hình 2.4 Các nước nhập khẩu cá ngừ Việt nam từ 1/1-15/11/2009..................5 Hình 2.5 Thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam từ 1/1 đến 15/11/2009 .............6 Hình 2.6 Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009 ................................................................................................................6 Hình 2.7 Các thị trường chính nhập khẩu Nghêu Việt nam từ 1/1 đến 15/11/2009 ......................................................................................................7 Hình 2.8 Thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm thủy sản Việt Nam từ 1/1 – 15/11/2009 ...................................................................................................8 Hình 2.9 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang.................................................13 Hình 4.1 Sản lượng khai thác thủy sản của Tỉnh từ năm 2005-2009 ..............21 Hình 4.2 Sự phát triển số lượng các nhà máy chế biến thủy sản trong Tỉnh ...22 Hình 4.3 Tổng sản lượng chế biến thủy sản từ năm 2005-2009 .....................23 Hình 4.4 So sánh gữa sản lượng thiết kế/năm và sản lượng sản xuất thực tế/năm của Tỉnh từ năm 2005-2009 ...............................................................23 Hình 4.5 Cơ cấu nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến thủy sản năm 2009 ......................................................................................................................27 Hình 4.6 Tỷ lệ phân phối sản phẩm chế biến thủy sản của Tỉnh từ năm 20072009 ..............................................................................................................28 Hình 4.7 Sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế biến thủy sản của Tỉnh qua các năm..............................................................................29 Hình 4.8 Giá xuất khẩu trung bình các mặt hàng thủy sản của Tỉnh từ 20052009 ..............................................................................................................30 Hình 4.9 Giá các mặt hàng chế biến thủy sản tại thị trường nội địa 2009......30 Hình 4.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm cá của Tỉnh năm 2009.......31 Hình 4.11 Cơ cấu các thị trường xuất khẩu sản phẩm tôm của Tỉnh năm 2009 ......................................................................................................................31 Hình 4.12 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm mực, bạch tuộc của Tỉnh năm 2009 ......................................................................................................32 Hình 4.13 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nghêu của Tỉnh năm 2009.. ......................................................................................................................32 vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long Cty TNHH XNK: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu DN: Doanh nghiệp NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn VASEP: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam FAO: Tổ chức Lương nông thế giới CBTS: Chế biến thủy sản KCN: Khu công nghiệp NĐ: Nội địa XK: Xuất khẩu TMTS: Thương mại thủy sản KL: Khối lượng STD: Độ lệch chuẩn GT: Giá trị NTTS: Nuôi trồng thủy sản KH: Kế hoạch NM 1: Công ty cổ phần TS Ngọc Xuân NM 2: Công ty cổ phần TS Sông Tiền NM 3: Công ty TNHH CB TP TM Ngọc Hà NM 4: Công ty cổ phần NTS Việt Phú NM 5: Công ty XNK đồ hộp Á Châu NM 6: Công ty TNHH Royal Foods NM 7: Công ty Cổ phần Hùng Vương NM 8: Công ty cổ phần Gò Đàng NM 9: Công ty TNHH Badavina NL: Nguyên liệu TP: Thành phẩm vii CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Việt Nam có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nước lợ và ngọt (Fishviet, 2008). Theo VASEP (2009), cả năm 2009, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2008 với 2.569 nghìn tấn. Tổng Cục Thống kê (2009), sản lượng thủy sản 11 tháng đầu năm ước tính đạt 4418,5 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2407,6 nghìn tấn, tăng 1,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2010,9 nghìn tấn, tăng 5,5% (khai thác biển đạt 1835,9 nghìn tấn, tăng 5,8%). Như vậy, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng về diện tích và gia tăng về sản lượng. Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuận lợi phát triển nghề nuôi tôm nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và sản xuất ra những sản phẩm thủy hải sản có thể cạnh tranh về chất lượng cũng như về giá thành sản phẩm. Theo Hoàng Thanh (2009), sản lượng và diện tích nuôi cá tra tại một số tỉnh như sau: Tiền Giang (84,4 ha; 27.968 tấn), Cần Thơ (1.331,2 ha; 113.621,5 tấn), Bạc Liêu (123.569 ha; 99.420 tấn), Bến Tre (715 ha; 70.000 tấn). Sản lượng và diện tích nuôi tôm tại một số tỉnh: Tiền Giang (6.887 tấn tôm sú, 1.303 tấn tôm chân trắng), Bến Tre (15.000 tấn tôm sú), Long An (diện tích thả nuôi 4.102,1ha; 3.179,45 tấn tôm sú; 1.416,51 tấn tôm chân trắng), Trà Vinh (14.982 tấn tôm sú). Nằm ở vùng châu thổ ĐBSCL, Tiền Giang là một tỉnh ven biển ĐBSCL, miền Nam Việt Nam... Tỉnh có 32 km2 bờ biển, là điều kiện để phát triển ngành khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản các loại. Diện tích (DT) nuôi thuỷ sản (2006) là 12.427,61 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ 2005. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong năm 2006 là 75.154,86 tấn (Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, 2006). Năm 2006 được coi là năm được mùa xuất khẩu thủy sản của tỉnh Tiền Giang. Theo báo cáo của Sở Thủy sản Tiền Giang, toàn tỉnh đã xuất khẩu được gần 35.000 tấn thủy hải sản chế biến các loại, vượt trên 73,3% kế hoạch năm và tăng 114,4% so với năm trước. Tỉnh đã đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 104,6 triệu USD, đạt trên 209% kế hoạch năm 2006 và tăng 122,62% so với năm trước (Minh Trí, 2006). Qua 11 tháng của năm 2007, tỉnh này đã xuất được 543.300 tấn thủy sản các loại, đã vượt 8,4% so với kế hoạch năm (Hà 1 Triều, 2007). Tuy nhiên, do thiếu thông tin về các đối tượng tham gia vào các kênh tiếp cận thị trường trong và ngoài nước đã gây khó khăn cho hoạch định chính sách và giải pháp quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển cho toàn ngành. Ngoài ra, do thiếu thông tin đã làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Các đối tượng đó bao gồm người nuôi trồng thủy sản, ngư dân, người bán sỉ, cơ sở chế biến và xuất khẩu, người bán lẻ và người tiêu dùng lớn trong và ngoài nước (Hà Triều, 2007). Hiện nay, mô hình thâm canh và bán thâm canh được người dân áp dụng rộng rãi thúc đẩy gia tăng về diện tích nuôi và sản lượng. Mô hình này đem lại lợi nhuận cao nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi mô hình nuôi công nghiệp mở rộng thì vấn đề về môi trường cần được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh cần phải áp dụng tiến bộ về kỹ thuật nuôi để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngày nay, các nước nhập khẩu tôm trên thế giới đã đẩy mạnh việc kiểm soát về sản phẩm và gắt gao hơn về các qui định cho nên thị trường đầu ra gặp nhiều bấp bênh đò hỏi nhà quản lý tìm ra hướng giải quyết. Khi nghề nuôi tôm sú ở Tiền Giang theo chiều hướng thâm canh thì đặt cho người quản lý cần tìm hiểu những khía cạnh mới về kinh tế - kỹ thuật về nuôi tôm sú nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho người nuôi tránh những rủi ro. Như vậy, việc “Khảo sát tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh Tiền Giang” là cần thiết để cung cấp thông tin cho công tác quản lý và thực hiện sản xuất kinh doanh trong nghề nuôi thủy sản của tỉnh Tiền Giang. 1.2 Mục tiêu đề tài Phân tích đánh giá hiện trạng chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh Tiền Giang nhằm cung cấp thông tin và quản lý phát triển ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản. 1.3 Nội dung đề tài  Tình hình phát triển các nhà máy chế biến thủy sản (số lượng nhà máy, tổng công suất chế biến, qui mô).  Sản lượng chế biến, cơ cấu nguyên liệu và các mặt hàng chủ yếu.  Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nguyên liệu.  Tình hình tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản.  Những thuận lợi và khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh Tiền Giang. 2 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 2.1.1 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam Sau thời gian gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở nuôi trồng cá tra đang dần ổn định và phát triển theo hướng nuôi qui mô lớn, đầu tư kỹ thuật cao, đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa khâu sản xuất với khâu tiêu thụ để tạo đầu ra cho sản phẩm (VINANET, 2009b). Theo VINANET (2009b), lượng thủy sản tháng 11/2009 ước tính đạt 397,9 nghìn tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 288 nghìn tấn, tăng 1,4%; tôm đạt 47,9 nghìn tấn, tăng 0,9%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 11 ước tính đạt 230 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2008. Nuôi trồng cá tra theo hình thức quy mô lớn với đầu tư kỹ thuật cao, có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở sản xuất và đơn vị thu mua đang phát triển mạnh tại một số địa phương, điển hình là Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh. Khai thác thuỷ sản tiếp tục tăng nhờ chính sách của Nhà nước hỗ trợ giá xăng dầu và khuyến khích ngư dân cải hoán nâng cấp tàu thuyền. Sản lượng thủy sản khai thác tháng 11/2009 ước tính đạt 167,9 nghìn tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 147 nghìn tấn, tăng 1,2%. 2.1.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước. Đến nay, theo Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), cả nước có 300 cơ sở chế biến thủy sản và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, có tổng công suất 200 tấn/ngày. Cũng theo thống kê của Nafiqad, tính đến thời điểm này, cả nước có 300 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, hơn 440 doanh nghiệp sang Hàn Quốc, hơn 440 doanh nghiệp sang Trung Quốc, 30 doanh nghiệp sang Liên bang Nga, 60 doanh nghiệp sang Brazil và gần 450 doanh nghiệp sang Nhật Bản. Tính đến cuối năm 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt 4,2 tỷ USD (Trí Quang, 2009). Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhóm hàng thủy, hải sản đang trên đà phục hồi nhanh. Trong 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch 3 xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, trong đó, xuất sang thị trường Nhật chiếm 574 triệu USD, Mỹ khoảng 530 triệu USD… (Công Phiên, 2009). Theo VASEP (2009a), giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước nửa đầu tháng 11 năm 2009 đạt 190,7 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kì năm ngoái. Từ 1/1 đến 15/11/2009 đạt 3.678,3 triệu USD, giảm 8,6%. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu chính thể hiện ở Hình 2.1. Cá khác, Cá ngừ, 8.10% 4.10% Mực và bạch tuộc đông lạnh, 6.50% Hàng khô, 3.90% Hải sản khác, 6.50% Tôm đông lạnh, 39.00% Cá tra, Basa, 31.80% Hình 2.1 Sản phẩm chính của Việt Nam từ 1/1 đđến 15/11/2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 45 – 2009a, ngày 04/12/2009). Theo VASEP (2009b), xuất khẩu cá tra, basa của cả nước trong nửa đầu tháng 11/2009 đạt 27,9 nghìn tấn với kim ngạch 53,8 triệu USD. Từ 1/1 đến 15/11/2009, khối lượng và giá trị xuất khẩu giảm 8,1 và 10% tương ứng 527,3 nghìn tấn và 1170,9 triệu USD. Các nước khác, 27,20% Nga 5,40% Mehico, 5,30% Ucraina, 5,10% Mỹ 9,90% ASEAN, 6,50% EU 40,50% Hình 2. 2 Thị trường nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam từ 1/1 đến 15/11/2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 45 – 2009b, ngày 04/12/2009). 4 Giá trị sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa từ năm 2005 đến nửa đầu tháng 11/2009 được thể hiện qua Hình 2.3. 700 1400 600 1200 500 1000 400 800 300 600 200 400 100 200 0 0 2005 2006 2007 Sản lượng (1000 tấn) 2008 Triệu (USD) 1/115/11/209 Hình 2.3 Xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam 11 tháng đầu năm 2005-2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 45 – 2009b, ngày 04/12/2009). Theo VASEP (2009c) từ 1/1đến 15/11/2009, xuất khẩu cá ngừ của cả nước đạt 47,3 nghìn tấn, đạt giá trị xấp xỉ 152 triệu USD, giảm 1,5% về khối lượng và 11% về giá trị so với cùng kì năm 2008. Một số thị trường nhập khẩu sản phẩm cá ngừ nước ta từ 1/1 đến 15/11/2009 Canađa, 1,70% Ixraen 3,30% EU 31,70% Mỹ 36,70% Nhật Bản, 9,40% Libăng, 1,20% Các nước khác 16,00% Hình 2.4 Các nước nhập khẩu cá ngừ Việt Nam từ 1/1-15/11/2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 46-2009c , ngày 11/12/2009). Theo VASEP (2009d) từ 1/1 đến 15/11/2009, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 180,3 nghìn tấn với kim ngạch 1,435 tỷ USD, so với cùng kì năm 2008 tăng 5 7% về khối lượng, còn về giá trị xuất khẩu thay đổi không đáng kể. Các thị trường nhập khẩu mặt hàng tôm ở Hình 2.5. 4,30% 24,10% 17,00% 6,00% Canađa EU Các nước khác Trung Quốc Nhật bản Hàn Quốc Mỹ 13,70% 5,10% 29,80% Hình 2.5 Thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam từ 1/1 đến 15/11/2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 45–2009d, ngày 04/12/2009). Theo VASEP (2009e), tháng 9/2009, xuất khẩu mực và bạch tuộc của cả nước đạt 7,1 nghìn tấn với kim ngạch 25,8 triệu USD, giảm 7,4% và 5,6% về khối lượng và giá trị so với cùng kì năm 2008. Một số thị trường như: Đài Loan, Trung Quốc và Ôxtrâylia giảm mạnh giá trị nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam (từ 39,1%-59,1%) so với cùng kì năm 2008. Trong khi đó, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ là những thị trường có mức tăng trưởng dương tương ứng 13,7%, 35,6% và 12,2%. Mỹ 3,40% EU 25,90% Nhật Bản, 34,30% Trung Quốc, 2,20% Đài Loan 2,70% Hàn Quốc, 26,90% Các nước khác, 4,50% Hình 2.6 Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 40–2009e, ngày 30/10/2009). Theo VASEP (2009f), trong khi xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực và bạch tuộc của Việt Nam năm 2009 “lao đao” và đều suy giảm do tác động của suy thoái kinh tế cũng như những yêu cầu 6 nghiêm ngặt hơn về chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm của một số thị trường nhập khẩu thì xuất khẩu mặt hàng nghêu lại khá thuận lợi và tăng mạnh so với cùng kì năm 2008. ASEAN, 1.20% Các nước khác, 2.50% Mỹ, 12.50% Hàn Quốc, 1.20% Nhật Bản, 8.20% EU, 73.80% Hình 2.7 Các thị trường chính nhập khẩu nghêu Việt Nam từ 1/1 đến 15/11/2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 45-2000f, ngày 04/12/2009) Từ 1/1-15/11/2009, xuất khẩu nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, tăng 49,6% về khối lượng và 50,3% về giá trị so với cùng kì năm 2008. Giá xuất khẩu trung bình 2,11 USD/kg. Các nhòm thuộc EU là các thị trường có giá trị nhập khẩu lớn mặt hàng này từ Việt Nam với tỷ trọng tương ứng: Bồ Đào Nha (26,1%), Tây Ban Nha (24,1%) và Itali (16,7%). Tiếp theo phải kể đến hai thị trường Mỹ (12,5%) và Nhật Bản (8,2%) (VASEP, 2009f). Tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 đã có nhiều tín hiệu lạc quan với giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 628 triệu USD, tăng trên 41% so với cùng kỳ năm 2009. Hiện tại, nước ta đã đưa 85 loại sản phẩm thuỷ sản sang 163 thị trường trên thế giới. Dự báo trong năm nay, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ vượt xa so với năm trước. Nguồn tin tổng hợp từ các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở ngoài nước cũng cho rằng, ở một số thị trường lớn, nhu cầu một số mặt hàng thủy sản Việt Nam đang tăng khá (trừ EU). Hoa Kỳ, hàng năm, thường nhập khẩu nghêu với khối lượng rất lớn vào 7 tháng cuối năm, chiếm khoảng 65% tổng lượng nhập khẩu. Nhu cầu tiêu thụ tôm tại Hoa Kỳ được đánh giá vẫn ổn định và cá ngừ, cá rô phi được ưa chuộng hơn trong giai đoạn kinh tế khó khăn (Đình Hoài, 2010). 2.1.3 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các sản phẩm Thủy Sản Việt Nam Nhờ quá trình đổi mới công nghệ thiết bị, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và nâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu của Việt nam đã được mở rộng hơn. 7 Đến nay thì các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 80 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ cấu các thị trường xuất khẩu chính ở Hình 2.8. Các nước khác 20,00% ASEAN, 4,80% Trung Quốc, 4,40% Ôxtrâylia 3,00% Mỹ 16,90% Hàn Quốc 7,10% Nhật 17,80% EU 26,00% Hình 2.8 Thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm thủy sản Việt Nam từ 1/1 – 15/11/2009 (Nguồn Bản tin TMTS số 45–2009a, ngày 04/12/2009) VASEP (2009g), 10 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 157 thị trường trên thế giới, đạt xấp xỉ 3,5 tỷ USD. Nằm trong tốp 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất gồm có: Nhật Bản (616,8 triệu USD); Mỹ (594,5 triệu USD); Hàn Quốc (246,6 triệu USD); Đức (175,4 triệu USD) và Tây Ban Nha (129,2 triệu USD). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của thủy sản là các nước EU, Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc và các nước ASEAN. 2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ phấn đấu đạt khoảng 5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,4%. Thực tế, giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2010 đạt 628 triệu USD, tăng trên 41% so với cùng kỳ năm 2009. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ,Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và các nước ASEAN (Đào Huyền, 2010). Dưới đây là một số thuận lợi và khó khăn đối với các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản ở việt Nam. Thuận lợi: Giai đoạn xuất khẩu 2009-2010 vẫn tiếp tục khai thác thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Cơ hội đa dạng hoá thị trường còn lại ở các thị trường Trung Quốc, các nước Đông Âu cũ và Úc. So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấy nhu cầu sẽ vượt cung trong tương lai. 8 Lượng thiếu cung các loại thuỷ hái sản sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010, và 10,9 triệu tấn vào năm 2015 (VINANET, 2009a). Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Cần lưu ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng tại thị trường các nước đang phát triển, các thị trường mới, trong khi tại các nước phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo giá các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015 (VINANET, 2009b). Theo Agroviet (2009), nghề khai thác nghêu của tỉnh Bến Tre vừa chính thức đạt chứng nhận của Hội đồng Biển quốc tế (MSC) khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về sự bền vững và quản lý tốt. Như vậy, Bến Tre là khu vực đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được chứng chỉ của MSC. Việc Bến Tre đạt chứng nhận MSC là một thành công ở khu vực Đông Nam Á. Một bằng chứng về vai trò tiên phong của Việt Nam trong công cuộc thúc đẩy khai thác bền vững trong khu vực này . Khó khăn: XK mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác giảm đáng kể do sản lượng đánh bắt giảm do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, Trung Quốc cấm biển và sự cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng trong các DN chế biến. Xuất khẩu cá ngừ giảm 4,1%, trong khi XK mực, bạch tuộc giảm 13,8%. XK các sản phẩm cá khác giảm 16% (StockBiz, 2009). Phạm Hằng (2010), thuỷ sản Việt Nam đang đứng trước khó khăn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2010. Theo luật này, các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thuỷ sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý vào bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản. Đặc biệt, luật nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thuỷ sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định nói trên… 9 Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến (2009). Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng , khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để đáp ứng được các đơn hàng đã ký từ trước, nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10-20% (StockBiz, 2009). Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Đào Huyền, 2010). 2.2 Tình hình chề biến và xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long 2.2.1 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. Năm 2006, sản lượng NTTS vùng ĐBSCL đạt khoảng 1.200.000 tấn, bằng trên 70% sản lượng NTTS toàn quốc. Cùng với NTTS, hoạt động khai thác thủy sản cũng đạt được kết quả quan trọng, sản lượng khai thác không ngừng tăng. Năm 2006, sản lượng khai thác của vùng ĐBSCL đạt khoảng 850.000 tấn, bằng khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cả nước, trong đó trên 80% khai thác từ biển. Năm 2009, diện tích nuôi thủy sản toàn vùng ĐBSCL đạt gần 824.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn, chiếm 89% diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam (Phạm Đình Đôn, 2006). ĐBSCL hiện có hơn 400.000 ha mặt nước nuôi thủy sản, tổng sản lượng hằng năm lên tới hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước. Ngoài diện tích nuôi thủy sản nước mặn, tập trung ở ven biển, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt cũng khá lớn với trên 500.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng… Riêng cá tra, ba sa có tổng sản lượng trung bình hằng năm trên dưới 1 triệu tấn (Hùng Anh, 2007). 10 2.2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long Ở vùng ĐBSCL, cá tra, cá ba sa được xem như 2 mặt hàng đặc thù, có tiềm năng và lợi thế rất lớn. Nhưng người dân chưa mạnh dạn nuôi vì sợ lỗ vốn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL năm 2008 đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa đóng góp 2% GDP của cả nước và khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản (Ngọc Thắng, 2009). Năm 2009, ngành hàng thủy sản ĐBSCL tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn con giống có chất lượng, thiếu vốn, giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn thủy sản, thuốc thú y... tăng cao. Theo báo cáo từ các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, trong quý I/2009, sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh xuất khẩu thuỷ sản vùng ĐBSCL như Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long… đều giảm (Ngọc Thắng, 2009). Nhiều công trình hạ tầng đã được xây dựng như mở rộng cảng cá Mỹ Tho (Tiền Giang), khu sản xuất giống Hiệp Thành (Bạc Liêu), vùng sản xuất giống tập trung Ngọc Hiển (Cà Mau) ... Nhờ đó, năng lực và công nghệ CBTS đã được cải thiện. Các mặt hàng chế biến phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Ngọc Thắng, 2009). Năm 2005, toàn vùng ĐBSCL chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế đạt trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế biến cá tra và cá basa, tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Năm 2010, số lượng nhà máy chế biến cá tra, cá basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang (Cẩm Phượng, 2010). “Nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ nay đến cuối năm 2009, xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL và cả nước sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức” (Hà Triều, 2009). 2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long Thuận lợi: Các nhà máy chế biến đã được xây dựng gắn với các vùng nguyên liệu, đa số nhà máy được xây mới và được đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của EU. Công nghệ mới trong chế biến đã được áp dụng nhằm sản xuất các mặt 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan