Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình chăm sóc bệnh nhân trước mổ u xơ tử cung tại khoa phụ sản bện...

Tài liệu Khảo sát tình hình chăm sóc bệnh nhân trước mổ u xơ tử cung tại khoa phụ sản bệnh viện bệnh viện trung ương huế

.PDF
28
491
86

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ U xơ tử cung (UXTC) thường là u lành tính (không phải ung thư) phát triển ở thành tử cung hoặc dính vào thành tử cung. Chúng có thể chỉ là một khối u hoặc có nhiều khối u hợp lại. U xơ tử cung có thể gây ra rong kinh, rong huyết, đau tức bụng và tiểu nhiều lần. U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ độ tuổi ngoài 35 và có rất nhiều chị em mắc bệnh nhưng chưa đi khám. Nếu phát hiện sớm, u xơ tử cung có thể chữa khỏi. Những người thừa cân, béo phì, phụ nữ chưa từng sinh con, có kinh nguyệt lần đầu trước 10 tuổi là những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Biểu hiện ban đầu của bệnh là lượng máu ra nhiều, xuất huyết giữa kỳ kinh, đau khung chậu hoặc đau bụng, sốt hoặc vã mồ hôi về đêm, tăng vòng bụng, khó mang thai.... Khi có những dấu hiệu trên, chị em cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Từ trước đến nay, u xơ tử cung chủ yếu được chữa trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung hoặc dùng nhiệt để phá huỷ khối u. Cả hai phương pháp này đều khiến cho bệnh nhân phải mất hàng tuần mới hồi phục được. Ngoài ra, người ta còn dùng kỹ thuật cắt nguồn máu tới khối u bằng cách lồng dây vào mạch máu. Phương pháp mới, đang được thử nghiệm tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston (Mỹ), hoàn toàn không cần đến dao kéo: bác sĩ sử dụng phương pháp hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để chùm sóng siêu âm từ bên ngoài cơ thể và phá huỷ khối u. Họ có thể về nhà ngay trong ngày. Sau vài ngày, họ đã có thể trở lại làm việc. Bệnh nhân bị u xơ tử cung thường có tâm trạng hoang mang lo sợ. Để tạo tâm lý ổn định. Người nhà bệnh nhân, tập thể y bác sĩ động viên luôn động viên đánh giá tình trạng tâm lý của người bệnh, trong đó vai trò công tác điều dưỡng trong chăm sóc trước mổ bệnh u xơ tử cung ngày rất quan trọng. 2 Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là một trong những chiến lược hàng đầu của ngành Y tế, trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân thì không thể thiếu vai trò của người điều dưỡng, nữ hộ sinh. Vì những lý do trên nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Khảo sát tình hình chắm sóc bệnh nhân trước mổ u xơ tử cung tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Bệnh viện Trung ương Huế ”. Nhằm mục đích : - Đánh giá tình hình chăm sóc bệnh nhân trước mổ u xơ tử cung tại Khoa Phụ sản Bệnh viện trung ương Huế. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VÀ TÀI LIỆU 1.1.KHÁI NIỆM VỀ U XƠ TỬ CUNG 1.1.1. Đại cƣơng - Định nghĩa: u xơ tử cung là những khối u lành tính ở cơ tử cung, còn được gọi là u xơ cơ tử cung vì được cấu tạo tử tổ chức liên kết và cơ trơn của tử cung. - Tỷ lệ mắc phải UXTC: + ở Mỹ theo thống kê của tác giả Raph Benson có tới 20% số phụ nữ > 35 tuổi có nhân xơ ở tử cung. + Ở Việt Nam chưa xác định được tỷ lệ u xơ tử cung trong cộng đồng vì nhiều khi khối u nhỏ không phát hiện được. Theo tác giả Dương Thị Cương thì ư xơ tử cung chiếm tỷ lệ 18 -20% trong tổng số các bệnh phụ khoa, bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 35- 50 tuổi, các khối u thường gây nên vô sinh hoặc không sinh đẻ được. - Cơ chế bệnh sinh: chưa rõ ràng, nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng do có tình trạng cường estrogen thì u xơ mới phát sinh được. 1.1.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh * Đại thể U xơ tử cung là những khối u tròn, đặc, mật độ chắc, mầu trắng ngà giới hạn rõ với lớp cơ tử cung bao quanh có mầu hổng. - Về số lượng: có một hoặc nhiều nhân xơ ở nhiều vị trí khác nhau. - Về kích thước: to nhỏ khác nhau. U xơ tử cung giới hạn với thành tử cung bởi một lớp vỏ bọc và một lớp tổ chức liên kết lỏng lẻo, từ lớp vỏ này có những mạch máu nhỏ đi vào khối u. 4 * Vi thể Trong nhân xơ thấy các sợi xơ, sợi cơ và tổ chức liên kết đan lẫn nhau và xếp thành hình xoáy ốc Hình 1.1. U xơ tử cung 1.1.3. Phân loại theo vị trí giải phẫu u xơ tử cung đƣợc phân thành 3 loại: * U xơ ở thân tử cung: Ở vì trí này hay gặp nhất, tuỳ theo vị trí của khối u trên thành tử cung mà người ta chia làm 3 loại : - U dưới niêm mạc: phát triển tử lớp cơ tử cung, lớn lên về phía niêm mạc làm thay đổi hình dạng buồng tử cung. Có khi u dưới niêm mạc phát triển thành u có cuống dài thò ra qua có tư cúng ra âm đạo, trường hợp này dễ bị nhiễm khuẩn và chẩy máu. 5 -U kẽ:.phát triển trong lớp cơ tử cung, loại này phát triển tương đối nhanh, khối u có thể phát triển rất to làm biến dạng hình thể tử cung và gây chèn ép các tạng trong tiểu khung. - U dưới phúc mạc: phát sinh tử lớp cơ tử cung, phát triển về phía phúc mạc, loại này thường phát triển chậm, có cuống dài hoặc nằm lọt vào giữa hai lá phúc mạc của đây chằng rộng khó khăn cho việc chẩn đoán và phẫu thuật. * U xơ ở eo tử cung Phát triển trong tiểu khung và thường gây chèn ép các tạng xung quanh. Khi chuyển dạ u xơ ở eo tử cung sẽ trở thành khối U tiền đạo Cản trở quá trình lọt, xuống, quay, sổ của thai và là nguyên nhân gây đẻ khó. * U xơ ở cổ tử cung Khối u thường phát triển về phía âm đạo dưới dạng polype. 1.1.4. Triệu chứng Triệu chứng của u xơ tử cung phụ thuộc vào vị trí, số lượng và thể tích của nhân xơ. * Triệu chứng cơ năng Ra huyết là triệu chứng quan trọng nhất, thường xuất hiện trước tiên. Lúc đầu huyết ra dưới dạng rong kinh, sau đó là cường kinh và dần dần dẫn đến băng huyết khi chu kì kinh bị rối loạn. Ra khí hư: khí hư loãng, có khi ra rất nhiều thành từng đợt, không hôi, khi khí hư lẫn mủ có mùi hôi lúc đó đã có nhiễm khuẩn. Các triệu chứng gây ra do sự chèn ép của khối u: + Nếu khối u phát triển to bệnh nhân sẽ có cảm giác tức nặng bụng dưới, đau tức vùng hạ vị. + Nếu khối u phát triển ra phía trước chèn ép vào bàng quang sẽ gây tiểu tiện nhiều lần hoặc bí tiêu tiện. + Nếu khối u phát triển ở eo tử cung hoặc trong dây chằng rộng sẽ chèn ép vào niệu quản gây tình trạng ứ nước bể thận. 6 + Nếu u phát triển ra phía sau chèn ép vào trực tràng sẽ gây táo bón hoặc đau khi đại tiện. Chèn ép vào đám rối thần kinh thắt lưng sẽ làm bệnh nhân đau âm ỉ vùng thắt lưng lan xuống đùi. - Đau bụng: bệnh nhân thường đau theo kiểu thống kinh do tở cung tăng co bớp, ngoài ra có thể đau bụng cấp hoặc đau âm ỉ vùng hạ vị khi khối u đã có biến chứng xoắn, hoại tử hoặc nhiễm khuẩn. * Triệu chứng toàn thân Giai đoạn đầu huyết ra ít thì toàn thân ít bị ảnh hưởng. - Giai đoạn sau khi có rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ gây cho bệnh nhân tình trạng thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt * Triệu chứng thực thể Nếu khối u to phát triển lên phía ổ bụng thì sờ nắn qua thành bụng có thể thấy được khối u ở vùng hạ vị, mật độ chắc, ranh giới rõ, di động hạn chế. - Thăm âm đạo kết hợp với sờ nắn trên thành bụng thì tuỳ tửng loại u xơ mà phát hiện các triệu chứng sau: + U dưới phúc mạc: sờ thấy tử cung to chắc, mặt ngoài tử cung biến dạng lồi lõm, thấy nhân xơ lồi về phía ổ bụng Và di động theo tử cung. + U kẽ: khám thấy tử cung to toàn bộ, mật độ chắc. + U dưới niêm mạc: thăm âm đạo thấy tử cung thường không to, nếu u dưới niêm mạc dạng có cuống thò ra ngoài cổ tử cung thì qua thăm khám bằng đặt mỏ vịt thấy khối u được dễ dàng. - Đo buồng tử cung: buồng tử cung thường sâu hơn bình thường. * Triệu chứng cận lâm sàng - Siêu âm: thấy được hình thể, kích thước của tử cung. Ngoài ra đánh giá chính xác vị trí, số lượng, kích thước nhân xơ. Chụp buồng tử cung có bơm thuốc cản quang: thấy hình ảnh buồng tử cung to lên hoặc bị kéo dài, biến dạng có hình khuyết bờ đều. 7 - Nạo sinh thiết niêm mạc tử cung làm xét nghiệm giải phẫu bệnh: thấy.niêm mạc tử cung quá sản, các tuyến chế tiết nhiều (hình ảnh cường estrogen) 1.2. CÔNG TÁC CHĂM SÓC ĐIỀU DƢỠNG BỆNH NHÂN TRƢỚC MỔ U XƠ TỬ CUNG 1.2.1. Nhận định về các vấn đề cần chăm sóc - Chăm sóc tinh thần. - Chăm sóc vệ sinh ăn uống, ngủ. * Chăm sóc đặc biệt liên quan đến chỉ định phẩu thuật *Trường hợp chưa có chỉ định phẩu thuật mà điều trị nội trú, khi đó các vấn đề chăm sóc như một trường hợp điều trị bệnh phụ khoa. 1.2.2. Lập kế hoạch chăm sóc bao gồm: Tùy theo tình trạng người bệnh, lựa chọn vấn đề ưu tiên chăm sóc: - Trao đổi về người bệnh về những vấn đề cần làm trong quá trình chăm sóc người bệnh để người bệnh yên tâm và cảm thấy thoải mái. - Theo dõi tình trạng : ít nhất 1 lần / ngày. - Theo dõi các dấu hiệu cơ năng để đánh giá tiến triển của người bệnh : ít nhất 6 giờ / lần. - Theo dõi đại tiểu tiện. - Động viên người bệnh và người nhà của người bệnh để người bệnh bớt lo âu. - Hỗ trợ người bệnh trong các vấn đề: ăn uống, vận động, vệ sinh. - Thực hiện y lệnh của bác sĩ về chế độ thuốc, thủ thuật. -Theo dõi và phát hiện sớm những tác dụng phụ hoặc tai biến của thuốc để báo cáo với bác sĩ kịp thời. - Giải thích và hướng dẫn người bệnh xử trí các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt trong những trường hợp dùng hóa chất trị liệu. - Hỗ trợ người bệnh trong quá trình thực hiện các xét nghiệm . 8 1.2.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc đã lập. Đánh giá kết quả: - Qua quá trình theo dõi người bệnh ổn định, thoải mái yên tâm điều trị, tin tưởng vào kết quả điều trị là tiến triển tốt. - Nếu tình trạng không ổn định, không cho phép phẩu thuật cần báo bác sỹ để điều chỉnh chế độ điều trị và chăm sóc người bệnh cho phù hợp. 9 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu Chọn 30 bệnh nhân có khối u xơ tử cung đang điều trị tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ -Người không đồng ý tham gia phỏng vấn 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa điểm: Phòng Phụ khoa – Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế và Khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Y Dược Huế. Thời gian nghiên cứu từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kê nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên: 30 bệnh nhân có khối u xơ tử cung đang điều trị tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế. 2.2.3. Tiến độ nghiên cứu - 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn - 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu - 8/5/2013 đến 18/5/2013: viết báo cáo 2.2.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu + Lập phiếu điều tra. + Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân đang nằm viện bằng bộ câu hỏi gồm 16 câu đã thiết kế sẵn. Thu thập và phân tích số liệu. 10 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực tế công tác chăm sóc bệnh nhân trước mổ u xơ tử cung tại Khoa Phụ Sản Bệnh Viện Trung Ương Huế. - Phần chăm sóc cơ bản: * Tính thần. * Thể chất. 2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007. - Tính tỉ lệ % đơn thuần. 11 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu đánh giá công tác chăm sóc bệnh nhân trước mổ u xơ tử cung tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi có kết quả như sau 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phân bố theo tuổi Tỷ lệ 53,3 60 40 50 40 30 20 6,7 10 0 < 30 30-45 >45 Tuổi Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi Nhận xét: Nhóm 30-45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3% 3.1.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo địa dƣ Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư Địa dƣ n Tỷ lệ % Nông thôn 20 66,7 Thành thị 10 33,3 Tổng 30 100,0 Nhận xét: Đa số các bệnh nhân UXTC là ở nông thôn chiếm 66,7%. 12 3.1.3. Phân theo nghề nghiệp Bảng 3.2. Phân theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n Tỷ lệ % CNVC 5 16,7 Nông dân 11 36,7 Buôn bán 4 13,3 Ở nhà-Nội trợ 10 33,3 30 100,0 Tổng Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân UXTC là nông dân chiếm 36,7% 3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ CÔNG TÁC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRƢỚC MỔ U XƠ TỬ CUNG 3.2.1. Thái độ của nhân viên tiếp đón bệnh nhân vào viện Bảng 3.3. Thái độ của nhân viên tiếp đón bệnh nhân vào viện Thái độ tiếp nhận bệnh nhân khi vào viện n Tỷ lệ % Niềm nở tận tình 25 83,3 Bực bội cau có 2 6,7 Không tỏ thái độ 3 10,0 30 100 Tổng Nhận xét: Đa số nhân viên đều nều nở tận tình (83,3%), bực bội cau có chiếm 6,7%, không tỏ thái độ chiếm 10,0%. 13 3.2.2. Thái độ của nhân viên y tế trong thời gian nằm viện 17% 83% Thƣờng xuyên gần gũi, động viên an ủi Thỉnh thoảng đến thăm hỏi Biểu đồ 3.2. Thái độ của nhân viên y tế trong thời gian nằm viện Nhận xét: 83,3% nhân viên y tế thường xuyên gần gũi, động viên an ủi. 3.2.3. Thái độ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân khi đi xét nghiệm cận lâm sàng Bảng 3.4. Thái độ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân khi đi xét nghiệm Nhân viên y tế đối với bệnh nhân n Tỷ lệ % Được nhân viên y tế đưa đi 7 23,3 Tự đi 23 76,7 30 100 khi đi xét nghiệm Tổng Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân tự đi xét nghiệm chiếm 76,7%. 14 3.2.4. Hƣớng dẫn, trấn an trƣớc khi mổ Bảng 3.5. Hướng dẫn, trấn an trước khi mổ Có Trƣớc khi mổ Không n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Hướng dẫn chuẩn bị trước khi mổ 30 100 0 0,0 Trấn an tinh thần cho bệnh nhân 26 86,7 4 13,3 Nhận xét: Có 100% bệnh nhân được hướng dẫn chuẩn bị trước khi mổ và 86,7% trấn an tinh thần cho bệnh nhân 3.2.5. Chăm sóc chế độ ăn uống, vệ sinh Bảng 3.6. Chăm sóc chế độ ăn uống, vệ sinh Có Chăm sóc chế độ ăn uống, vệ sinh Không n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Hướng dẫn chế độ ăn uống 24 76,7 6 23,3 Hướng dẫn chế độ vệ sinh 19 63,3 11 36,7 Nhận xét: - 76,75% bệnh nhân được chăm sóc hướng dẫn chế độ ăn uống - 63,3% bệnh nhân được chăm sóc hướng dẫn chế độ vệ sinh 15 3.2.6. Hƣớng dẫn cách phát hiện một số dấu hiệu bất thƣờng Tỷ lệ % 96,7 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 93,3 90 86,7 Có Không 13,3 Đau bụng nhiều 10 6,7 Ra máu âm đạo Bí tiểu, táo bón 3,3 Sốt Dấu hiệu bất thường Biểu đồ 3.3. Hướng dẫn cách phát hiện một số dấu hiệu bất thường Nhận xét: - 86,7% hướng dẫn dấu hiệu đau bụng nhiều - 96,7% hướng dẫn dấu hiệu sốt - 90,0% hướng dẫn dấu hiệu ra máu âm đạo - 93,3% hướng dẫn dấu hiệu bí tiểu, táo bón 3.2.7. Hƣớng dẫn uống thuốc Bảng 3.7. Hướng dẫn uống thuốc Hƣớng dẫn uống thuốc n Tỷ lệ % Cho uống trực tiếp 0 0,0 Phát thuốc một lần và hướng dẫn cách uống 30 100,0 Không được hướng dẫn 0 0,0 30 100,0 Tổng Nhận xét: - 100% bệnh nhân được phát thuốc một lần và hướng dẫn cách uống 16 3.2.8. Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp Bảng 3.8. Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp n Tỷ lệ % 1 lần /ngày 4 13,3 2 lần /ngày 26 86,7 Không 0 0,0 30 100,0 Tổng Nhận xét: 86,7% bệnh nhân được theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp 2 lần /ngày 3.2.9. Nhân viên y tế theo dõi tiến triển bệnh Bảng 3.9. Nhân viên y tế theo dõi Số lần nhân viên y tế theo dõi n Tỷ lệ % 2 lần /ngày 19 63,3 1 lần /ngày 11 36,7 Không 0 0,0 30 100,0 Tổng Nhận xét: 63,3% bệnh nhân được nhân viên y tế theo dõi 2 lần/ngày 3.2.10. Nhu cầu chăm sóc điều dƣỡng Bảng 3.10. Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng Nhu cầu chăm sóc điều dƣỡng n Tỷ lệ % Có 28 93,3 Đợi một lúc sau rồi đến 2 6,7 30 100,0 Tổng Nhận xét: 93,3% bệnh nhân đợi một lúc sau rồi đến khi có nhu cầu chăm sóc điều dưỡng 17 3.2.11. Môi trƣờng bệnh viện Bảng 3.11. Môi trường bệnh viện Môi trƣờng bệnh viện có ồn ào n Tỷ lệ % Tốt 23 76,7 Chưa tốt 7 23,3 100 100 Tổng Nhận xét: 76,7% bệnh nhân UXTC cho rằng môi trường bệnh viện. 3.2.12. Sự hài lòng với cách chăm sóc của nhân viên y tế 6,693% 16,683% Rất hài lòng Hài lòng 76,623% Chƣa hài lòng Biểu đồ 3.4. Hài lòng với cách chăm sóc của nhân viên y tế Nhận xét: 76,6% bệnh nhân hài lòng với cách chăm sóc của nhân viên y tế 18 Chƣơng 4 BÀN LUẬN Qua nghiên cứu đánh giá công tác chăm sóc bệnh nhân trước mổ u xơ tử cung tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Bệnh viện Trung ương Huế, tôi có nhận xét và bàn luận như sau 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân UXTC là người lớn tuổi: nhóm bệnh nhân > 30 tuổi chiếm 93,3% trong đó nhóm 30-45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3%; và nhóm > 45 tuổi chiếm 40%. Chỉ có 2 bệnh nhân < 30 tuổi chiếm 6,7%. Phần lớn bệnh nhân UXTC là ở nông thôn (66,7%) gấp đôi thành thị (22,2%). Đồng thời đối tượng nghiên cứu đa số có nghề nghiệp là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 36,7%. 4.2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRƢỚC MỔ U XƠ TỬ CUNG TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG HUẾ 4.2.1. Thái độ của nhân viên tiếp đón bệnh nhân vào viện - Có 83,3 % bệnh nhân được đón tiếp niềm nở, 10 % bệnh nhân không tỏ thái độ chỉ có 3,3 % nhân viên còn tỏ thái độ bực bội cau có. Qua đây ta thấy thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế đối với bệnh nhân tương đối tốt, vui vẻ tận tình. Bên cạnh đó còn có số ít nhân viên thờ ơ và bực bội cau có với bệnh nhân. 4.2.2. Thái độ của nhân viên y tế trong thời gian nằm viện Bệnh nhân UXTC thường có tâm lý lo lắng, do đó sự động viên an ủi của nhân viên y tế nói chung và cán bộ điều dưỡng nói riêng là thực sự cần thiết. Qua biểu đồ 3.2. cho thấy có 83,3% bệnh nhân được nhân viên y tế thường xuyên gần gũi, động viên an ủi. 19 4.2.3. Thái độ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân khi đi xét nghiệm cận lâm sàng Phần lớn các bệnh nhân UXTC tự đi xét nghiệm lâm sàng chiếm 76,7%, có lẽ vì thiếu nhân lực, bệnh nhân đông (quá tải) nên chăm sóc y tế đối với bệnh nhân khi đi xét nghiệm cận lâm sàng chưa chu đáo chỉ có 23,3% được nhân viên y tế đưa đi xét nghiệm cận lâm sàng. Trên thực tế đa số các bệnh viện đều chưa thực hiện theo kế hoạch chăm sóc toàn diện. Do vậy việc bệnh nhân tự đi làm xét nghiệm tỉ lệ còn khá cao. Hơn nữa những bệnh nhân này tình trạng bệnh tật không trầm trọng, tự họ có thể tự đi cùng người nhà làm xét nghiệm được. 4.2.4. Hƣớng dẫn, trấn an trƣớc khi mổ Có 100% bệnh nhân được hướng dẫn chuẩn bị trước khi mổ và 86,7% trấn an tinh thần cho bệnh nhân có thể vì quá đông bệnh nhân nên thời gian của điều dưỡng không có nhiều hoặc do chưa chú trọng về việc chăm sóc về tinh thần cho người bệnh. 4.2.5. Chăm sóc chế độ ăn uống, vệ sinh Trong thực tế điều trị, đã có nhiều người bệnh UXTC tuy vượt qua được cơn phẫu thuật nguy hiểm nhưng vài ngày sau lại tử vong, do không được chăm sóc sức khoẻ đúng cách và đã áp dụng chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dẫn đến những biến chứng cho vết mổ. Qua bảng 3.4 cho thấy 76,7% bệnh nhân dược hướng dẫn chăm sóc chế độ ăn uống và 63,3% được cán bộ y tế hướng dẫn chế độ vệ sinh. 4.2.6. Hƣớng dẫn cách phát hiện một số dấu hiệu bất thƣờng Sau mổ có những dấu hiệu bất thường không phát hiện xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Do vậy qua biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ bệnh được hướng dẫn để phát hiện những dấu hiệu bất thường 86,7% phát hiện dấu hiệu đau bụng nhiều - 96,7% phát hiện dấu hiệu sốt 20 - 90,0% phát hiện dấu hiệu ra máu âm đạo - 93,3% phát hiện dấu hiệu bí tiểu, táo bón 4.2.7. Hƣớng dẫn uống thuốc Bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng đều tham gia vào quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh với chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều là đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Điều dưỡng là người trực tiếp dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc; là người theo dõi, phát hiện, xử trí ban đầu cho người bệnh và thông báo cho bác sĩ biết những bất thường của người bệnh sau khi dùng thuốc. Qua bảng 3.5 cho thấy 100% bệnh nhân được nhân viên điều dưỡng phát thuốc một lần và hướng dẫn cách uống. 4.2.8. Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp Sau mổ theo dõi dấu hiệu sinh tồn (Mạch, Huyết áp, Nhiệt độ, Nhịp thở rất quan trọng hầy kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thuuwòng và xử lý kịp thời. Qua bảng 3.6 cho thấy 1 lần/ngày có 86,7% bệnh nhân UXTC được chăm sóc theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, 2 lần/ngày có 13,3%. 4.2.9. Nhân viên y tế theo dõi tiến triển bệnh Qua bảng 3.8 cho thấy : 63,3% bệnh nhân được nhân viên y tế theo dõi 2 lần/ngày, 36,7% bệnh nhân được nhân viên y tế theo dõi 1 lần/ngày . Như vậy, vấn đề theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sống tại khoa được thực hiện tương đối tốt. 4.2.10. Nhu cầu chăm sóc điều dƣỡng - 93,3% bệnh nhân được nhân viên y tế vui vẻ đến ngay khi họ cần gặp. 6,7% đợi một lúc mới đến. Qua bảng trên ta thấy sự quan tâm của nhân viên y tế rất tốt, có 6,7% bệnh đợi một lúc sau mới đến có lẽ do sự việc không cấp thiết nên nhân viên y tế chưa kịp đi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất