Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình bệnh và quản lý sức khỏe ba ba (trionychidae sp.) nuôi ao thư...

Tài liệu Khảo sát tình hình bệnh và quản lý sức khỏe ba ba (trionychidae sp.) nuôi ao thương phẩm ở hậu giang

.PDF
53
113
133

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ MINH TOÀN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE BA BA (Trionychidae sp.) NUÔI AO THƯƠNG PHẨM Ở HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN Cần Thơ – 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ MINH TOÀN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE BA BA (Trionychidae sp) NUÔI AO THƯƠNG PHẨM Ở HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. PHẠM MINH ĐỨC Cần Thơ – 2011 LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy Phạm Minh Đức đã động viên và góp ý kiến trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quí thầy cô Bộ Môn Sinh Học Và Bệnh Thủy Sản đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong lúc thực hiện đề tài này. Các anh chị ở Trung Tâm Khuyến Nông và Khuyến Ngư các huyện và Chi cục Thủy Sản ở Tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài khảo sát và hoàn thành luận văn này. Trong thời gian thực hiện đề tài tôi không thể nào quên sự động viên và ý kiến đóng góp của các bạn cùng lớp. . Tác giả Lê Minh Toàn i TÓM TẮT Ba ba là loài thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao và là đối tượng được nhiều người dân chọn nuôi nghề nuôi ba ba càng ngày càng phát triển, tuy nhiên trong quá trình nuôi gặp nhiều khó khăn về chăm sóc và quản lý sức khỏe. Đề tài được tiến hành bằng những phương pháp: phỏng vấn trực tiếp từ hộ nuôi để tìm hiểu hiện trạng quản lý sức khỏe ba ba, và nắm bắt được một số bệnh thường xảy ra gây ảnh hưởng cho người nuôi. Qua 4 tháng thực hiện đề tài từ 03/2011 đến 07/2011 đã thu được kết quả sau: Tổng diện tích ao nuôi của cá hộ dao động từ (1.020±1200 m2), nhưng diện tích mỗi ao (404 ± 280,9 m2). 100% là giống nhân tạo, mật độ thả trung bình(9,6±6,9 con/m2), kích cỡ giống dao động (114,3±132,7con/kg). Thức ăn sử dụng cho ba ba của các hộ nuôi chủ yếu là thức tươi sống (cá tạp, ốc, đầu tôm). Qua khảo sát ta thấy phương pháp theo dõi và chăm sóc quản lý ao nuôi còn truyền thống, nhìn màu nước theo cảm quan chiếm 100%. Qua đó cho thấy nước ao dơ ảnh hưởng đến sức khỏe của ba ba thì đa số họ chỉ thay nước (86,7%) hoặc thêm nước (13,3%) không có hộ nào dùng thuốc. Những bệnh thường gặp trong quá trình điều tra: bệnh ghẻ lở, đường ruột, xuất huyết, mềm mai. Trong đó bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ cao nhất (63,4%). ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ...................................................................................................... i TÓM TẮT .......................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii DANH SÁCH BẢNG......................................................................................... v DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... vi Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu.................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu đề tài............................................................................................ 2 1.3 Nội dung..................................................................................................... 2 Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 3 2.1 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang ..................................................................... 3 2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Hậu Giang........................................................ 3 2.1.2 Tình hình thủy sản Hậu Giang .............................................................. 3 2.1.3 Tình hình nuôi ba ba ở Hậu Giang ........................................................ 4 2.2 Đặc điểm sinh học ba ba ............................................................................ 5 2.2.1 Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo ................................................... 5 2.2.2 Tập tính sống ..................................................................................... ..7 2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng .................................................. .7 2.2.4 Đặc điểm sinh sản ................................................................................ 7 2.2.5 Một số bệnh trên ba ba ......................................................................... 8 2.3 Kỹ Thuật nuôi ba ba .................................................................................. 9 Chương III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 12 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 12 3.1.1 Thời gian ............................................................................................ 12 3.1.2 Địa điểm ............................................................................................. 12 3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 13 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 13 Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 14 4.1 Kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ba ba ............................................................ 14 4.1.1 Thông tin chung về người nuôi ba ba .................................................. 14 4.1.2 Thông số kỹ thuật ao nuôi................................................................... 16 4.1.3 Kỹ thuật quản lý ao nuôi ..................................................................... 20 4.1.4 Kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ba ba....................................................... 22 4.2 Hiện trạng bệnh xảy ra ở ao nuôi ba ba ..................................................... 22 4.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi ba ba ..................................... 26 iii Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................... 28 5.1 Kết luận .................................................................................................... 28 5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 29 PHỤ LỤC......................................................................................................... 30 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.2: Sản lượng nuôi ba ba tỉnh Hậu Giang ................................................. 5 Bảng 4.1: Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và độ tuổi của người nuôi ba ba.... 15 Bảng 4.2: Diện tích nông hộ và ao nuôi ba ba .................................................. 16 Bảng 4.3: Thời gian thả, cách xử lý, kích cỡ và mật độ thả giống ..................... 18 Bảng 4.4: Chế độ thay nước và tỷ lệ nước thay ................................................ 21 Bảng 4.5: Thông tin về bệnh ghẻ lở ................................................................. 24 Bảng 4.6: Thông tin về bệnh đường ruột .......................................................... 25 Bảng 4.7: Thông tin về bệnh xuất huyết ........................................................... 26 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Hậu Giang ..................................................................... 12 Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nhóm tuổi của hộ nuôi ba ba ..................................... 14 Hình 4.2: Biểu đồ trình độ văn hóa của chủ hộ ................................................. 15 Hình 4.3: Biểu đồ nguồn cung cấp giống .......................................................... 18 Hình 4.4: Biểu đồ thời gian thả giống ............................................................. 19 Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ xuất hiện một số bệnh ................................................. 23 vi CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1Giới thiệu Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng ở ĐBSCL. Theo báo cáo của cục nuôi trồng thủy sản năm 2009 thì diện tích NTTS toàn vùng phía Nam thực hiện được 926.770 ha với sản lượng đạt 2.123.160 tấn, chiếm 79% về diện tích và 80% về sản lượng cả nước. Trong đó, ĐBSCL nuôi trồng 823.835 ha với sản lượng 1.962.970 tấn, chiếm 89% về diện tích và 92,5% sản lượng toàn vùng. Những năm gần đây cùng với việc tăng diện tích nuôi và người dân đưa vào nuôi một số loài thủy sản kinh tế cao như, thát lát cờm, cá rô đầu vuông… và với xu hướng đa dạng hóa các vật nuôi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp thì ba ba đã trở thành một trong những đối tượng được phát triển nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân của vùng. Nghề nuôi ba ba ở ĐBSCL chỉ mới phát triển những năm gần đây bởi lúc đầu ít ai nuôi thành công do chưa nắm được kỹ thuật nuôi, nhưng nhờ hệ thống khuyến ngư từ trung ương đến từng tỉnh đã theo dõi, tổng kết, khuyến cáo đã từng bước mở rộng nuôi ba ba của vùng. Ba ba được nuôi nhiều ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và không thể không nhắc tới Hậu Giang. Hậu Giang là một trong những nơi có số hộ nuôi ba ba đông đảo nhất của vùng, nuôi ba ba đang trở thành mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao của các nông hộ ở Hâu Giang, điển hình là mấy năm gần đây, nuôi ba ba đang trở thành mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao ở xã Thạnh Hòa, Huyện Phụng Hiệp. Mô hình này càng được nhân rộng hơn bằng việc thành lập câu lạc bộ (CLB) nuôi ba ba ấp Phú Khởi (baohaugiang.com.vn). CLB được thành lập từ tháng 8 năm 2009 với 23 thành viên Ba ba là loài thủy đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao vì ba ba tương đối dễ nuôi hơn các đối tượng khác, nguồn thức ăn dồi giàu, ít bệnh và có thể nuôi trong ao đất hay trong bể xi măng với qui mô tùy điều kiện của từng nông hộ. Ba ba không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều tác dụng trong y dược: xương, tiết và trứng có thể chữa được nhiều bệnh cho người như đau lưng, hen suyễn, suy nhược cơ thể, cho nên ba ba là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và chính thị trường tiêu thụ ba ba đã thúc đẩy nghề nuôi ba ba ở Hậu Giang phát triển. Tuy nhiên việc nuôi ba ba cũng gặp một số khó khăn như vấn đề chất lượng con giống, người nuôi không nắm vững kỹ thuật nuôi đặc biệt là vần đề quản lý và chăm sóc ba ba gặp nhiều trở ngại. Từ những lý do đã nêu mà 1 đề tài: “khảo sát tình hình bệnh và quản lý sức khỏe ba ba ( Trionychidae sp.) nuôi ao thương phẩm ở Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu và nội dung như sau. 1.1 Mục tiêu đề tài Nhằm hiểu rõ hiện trạng bệnh và quản lý chăm sóc sức khỏe ba ba nuôi thương phẩm ở Hậu Giang từ đó làm căn cứ nghiên cứu sâu hơn để phục vụ nghề nuôi ba ba ở Hậu Giang cũng như của vùng đạt hiệu quả hơn. 1.3 Nội dung • Điều tra hiện trạng quản lý và chăm sóc sức khỏe ba ba • Điều tra tình hình bệnh xảy ra ở ba ba nuôi ao thương phẩm 2 CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang 2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hậu Giang Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 27oC không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 – 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9. ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4(77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Đặc điểm địa hình: Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; hai trục giao thông thủy quốc gia là kênh Xà No, kênh Quản lộ Phụng Hiệp. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng: Tỉnh Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong đó diện tích có rừng 2.510,44 ha (rừng đặc dụng 1.335,05 ha, rừng sản xuất 1.155,39 ha). Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự bỏ vốn trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là 4.733.44 ha. Rừng tràm được phân bố trên 4 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy và thị xã Vị Thanh. Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km. 2.1.2 Tình hình ngành thủy sản của tỉnh Hậu Giang Nguồn lợi thủy sản: Hậu Giang là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi với địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, có nguồn nước ngọt phong phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo nên nhiều dạng thủy vực khác nhau, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài thủy sản.Về cơ sỡ thức ăn: do đa dạng về loại hình thủy vực (sông,ao, hồ, ruộng lúa nước, đầm…) đã tạo nên sự đa dạng sinh học thủy vực như thành phần loài đặc trưng, cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố, số lượng… cho từng loài thủy sản. Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, 3 được xác định là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khai thác cao khoảng 33.000 – 35.000 tấn/năm. Hàng năm xuất khẩu thủy hải sản của tỉnh đạt 20.000 tấn (khoảng 50 triệu USD). Theo số liệu thống kê tỉnh Hậu Giang, năm 2005 tỉnh Hậu Giang có diện tích ngập nước quanh năm và theo thời vụ khoảng 125.000 ha, trong đó có tới 54.000 ha có thể đưa vào nuôi thủy sản. Nghề NTTS ở Hậu Giang trong ít năm gần đây chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhưng theo số liệu thống kê cho thấy đây là nghề có tiềm năng rất lớn và có khả năng phát triển nhanh. Chỉ trong vòng vài năm diện tích nuôi thủy sản tăng lên rõ rệt từ 7.500 ha (năm 2003) lên 6.100 ha (năm 2008) với tốc độ tăng bình quân 9,2%/năm. Năm 2008 tổng sản lượng NTTS là 38.659 tấn tăng hơn 390% so với năm 2003 (Bộ Công Thương, 2009). Khai thác thủy sản tỉnh Hậu Giang: Sản lượng thủy sản Hậu Giang tăng khá nhanh, chủ yếu trong lĩnh vực NTTS, nghề khai thác nội địa chỉ chiếm một phấn nhỏ do nguồn lợi thủy sản tại địa bàn tỉnh ngày càng giảm sút. Sản lượng nuôi trồng và khai thác nội địa năm 2003 đạt 14.154 tấn, đến năm 2007 đạt 35.521 tấn (Tổng Cục Thống Kê, 2009).Nghề khai thác thủy sản chủ yếu là đặt đáy, cào, vó, chắt chà ở sông… sản lượng không đáng kể, hầu hết tàu khai thác thủy sản đều có trang bị máy công suất nhỏ. Trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giảm sút nhanh chủ yếu do: Quá trình chết tự nhiên. Tác động của con người đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh sống thủy sản. Tình trạng khai thác không hợp lý, ý thức của người dân trong việc sử dụng các công cụ đánh bắt thủy sản chưa cao, vẫn còn nhiều vụ sử dụng xung điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn qui định để khai thác thủy sản… Nuôi trồng thủy sản Hậu Giang: Theo Cục Thống Kê tỉnh Hậu Giang năm 2008, diện tích NTTS năm 2007 đạt 8.372 ha, trong đó chủ yếu là diện tích nuôi cá 8.317 ha (chiếm 99,3% tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh).Tổng sản lượng NTTS năm 2007 đạt 31.851 tấn, trong đó sản lượng nuôi cá là 31.595 tấn (chiếm 99,2% tổng sản lượng nuôi thủy sản của toàn tỉnh). Năm 2007 toàn tỉnh có số lượng lồng bè nuôi thủy sản là 1.208 lồng, chủ yếu là lồng bè nuôi cá lóc và cá bống tượng. Công trình phục vụ nuôi chủ yếu là tận dụng mặt nước sẵn có các loại hình sản xuất nông nghiệp nhưng chưa được đầu tư cải tạo nâng cấp nên dễ bị thiên tai lũ lụt làm ảnh hưởng đến năng suất. 2.1.3 Tình hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và ĐBSCL Toàn quốc năm 1992 chỉ mới trên 200 hộ gia đình ở Hải Hưng, Hà Bắc, sau 5 năm khuyến khích hướng dẫn nhân dân đã phát triển lên trên 6.000 hộ. Trước đây chỉ phát triển ở một số tỉnh miền bắc, sau 5 năm đã phát triển ra 3 miền Bắc, Trung, Nam.(agriviet.com). Ngày nay, từ Nam chí Bắc, nhiều hộ nông dân đã 4 làm quen với nghề nuôi và sản xuất kinh doang ba ba để bán giống, thịt, nhờ có thị trường tiêu thụ khá rộng tại tại Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… nhờ đó mà mặt hàng đặc sản này không còn quá hiếm như trước đây, nhưng bán ra vẫn được giá. Đây là nghề nuôi trồng tương đối mới mẻ đối với nông dân ĐBSCL, nhưng, tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại châu Á, đã phát triển mạnh từ lâu. Tuy người dân đã bắt tay vào nghề mới này khoảng khoảng vài chục năm trở lại đây, nhưng do thời gian đầu chưa mấy ai nắm vững được kỹ thuật nuôi dưỡng, nên số người gặt hái được thành công rất ít. Vì vậy mới có một số đông người phải bỏ nghề. Càng về sau, do nghề dạy nghề qua kinh nghiệm bản thân cầu tiến, đã tìm đến Thái Lan, Đài Loan để học hỏi tại chổ kỹ thuật nuôi, đồng thời mua ba ba giống tại các nước này về, nên nghề nuôi ba ba tại nước ta trong khoảng mười năm gần đây mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh. Một trong những vùng nuôi nhiều nhất ở ta là vùng ĐBSCL, cả vùng có hàng ngàn hộ nuôi và cơ sỡ sản xuất giống. Các địa phương nuôi nhiều như: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang… đặc biệt là tỉnh Hậu Giang, theo chi cuc thủy sản Hậu Giang năm 2007, thì toàn tỉnh nuôi được khoảng 40.000 con ba ba. Hiện nay mô hình nuôi ba ba phát triển rất mạnh ở Hậu Giang và được nuôi nhiều ở tất cả các huyện trong tỉnh với số lượng cũng rất nhiều hơn trước. Bảng 2.1: Sản lượng nuôi ba ba tỉnh Hậu Giang đvt: con Huyện Sản lượng nuôi Phụng Hiệp 383.302 Long Mỹ Châu Thành 45000 25.000 Châu Thành A Vị Thủy 234.494 155.000 (Nguồn: Chi Cục Thủy Sản Hậu Giang, 2009) 2.2 Đặc điểm sinh học của ba ba 2.2.1 Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005. Ba ba là loài động vật thuộc: Lớp bò sát (Reptilia) Bộ Rùa (Chelonia) Phân bộ (Trionychoidei) Họ Trionychidae 5 Ở nước ta có 4 loài: Ba ba trơn (Trionyx sinensis) Còn gọi là ba ba hoa phân bố phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, sống phổ biến ở các thủy vực nước ngọt và đang nuôi ở các địa phương trên miền Bắc. Ba ba hoa phần bụng có màu vàng, điểm xuyết nhiều đốm nâu đen như đóa hoa. Trên phần mai lưng trơn mịn, không nổi u cục; Ba ba gai (Trionyx steindacneri) Phân bố Bắc Cạn, Thái Nguyên. Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An… Sở dĩ đặt tên cho chúng là Ba ba gai vì trên mai chúng sần sùi như nổi gai. Càng về cuối mai nốt sần càng to dần; Ba ba Nam Bộ (Trionyx catilagineus) Còn gọi là Cua đinh cổ có vòng gai sần trên đầu và mai có những vạch trắng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt nam bộ, loài này có kích thướt lớn hơn các loài ba ba khác và tuổi thọ sống lâu hơn; Ngoài ra ở các tỉnh phía Bắc còn có một giống ba ba gọi là Giải (pelochelys bironi) phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Bắc Giang loài náy có kích thướt nhỏ hơn các loài khác. Tuy nhiên hiện nay người dân còn nuôi một loài Ba ba khác khá phổ biến là Ba ba Đài Loan (Pelodiscus sinensis). Loài này có hình dáng cũng tương tự như Ba ba hoa, Giống này có yếm bụng màu trắng hồng chứ không nổi đốm màu nâu đen như Ba ba hoa. Đây là giống Ba ba nuôi rất phổ biến ở Đài Loan, Thái Lan, vì chúng lớn nhanh lại sinh sản tốt. Đầu ba ba thô, to, phần trước đầu nhọn bóng như một khối hình nón. Phía sau đầu hình tròn liền với da cổ nối với cổ. cổ ba ba to hơn đầu. Miệng ba ba có thể há rộng 1/3 chiều dài cổ, cổ mềm lồi ra ngoài hình ống ăn khít với hai xương mai. Trên miệng là hai lổ mũi mềm mại vươn ra khi thở. Mồm ba ba có thể mở ra khá rộng. Phía sau hốc mũi là hai mắt nhỏ ti hí, có màng mắt bảo vệ. Trán ba ba hơi dài, hàm ba ba khỏe nhưng không có răng. Ba ba không có lổ tai ngoài. Cổ: Cổ ba ba dài, tạo ra bởi những nhóm cơ trơn, chuyển động rất linh hoạt, có thể vươn cao hay thụt thò tùy ý. Thân: Thân ba ba ngắn, dẹt, lưng là mai có hình tròn hoặc hình trứng. Toàn thân là hai mai xương cứng tạo thành hộp bảo vệ lưng và bụng. Bề mặt mai lưng ba ba thường có những chấm xương hơi nhỏ lồi ra. Xung quanh mai hơi lõm vào trong là lớp xương sụn dầy bao quanh thành một vành tròn có thể lay động uyển chuyển trong nước khi ba ba bơi hoặc thay đổi hướng bơi. Đuôi: Đuôi ba ba khá ngắn, như hình mũi dùi dẹt dùng làm bánh lái khi bơi. Hậu môn ba ba ở ngay gần cuống đuôi, như một khe nứt ở cuối bụng. Đuôi ba ba dài hay ngắn là căn cứ để phân biệt ba ba đực, cái trong đàn khi lựa chọn phân loại. Thường đuôi ba ba cái hơi ngắn, chót đuôi không vươn ra hoặc hơi ngắn. Đuôi ba ba đực dài, chót đuôi có thể duỗi ra khá nhiều. Tứ chi: Bốn chân ba ba thô, ngắn hơi dẹt như bơi chèo để bơi và di chuyển khi bò, được bố trí tương đối cân xứng ở hai bên thân để nâng đỡ toàn thân ba ba. Mu bàn chân ba ba có một ít vẩy to do lớp da nhăn hình thành. Hai chân sau phát triển to hơn hai chân trước. Mỗi chân ba ba đều có năm móng chân, trong đó ba móng đầu cong, sắc, uốn 6 cong thành hình lưỡi liềm nhỏ, lồi hẳn ra ngoài thích nghi với hình thức bò, leo trong hang hay trong mặt bùn có lợi cho việc kiếm ăn, dịch chuyển (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005). 2.2.2 Tập tính sống của ba ba Ba ba có đời sống vừa ở nước vừa ở trên cạn. Trong tự nhiên, chúng thường phân bố ở nhũng nơi có sông, suối, đầm lầy, hay ao hồ. Ba ba sống ở đáy và thích chui rúc trong hang hốc. Những nơi tiếp giáp các dòng chảy là nơi chúng tập trung nhiều. Ba ba vẫn thường lên cạn nhất là ban đêm. Ban ngày thỉnh thoảng chúng bơi lên khỏi mặt nước để thở. Ba ba có khả năng vượt bờ và bò đi xa. Do ba ba là loài động vật biến nhiệt, nên hoạt động của chúng cũng gắn liền với sự thay đỏi nhiệt độ trong ngày và theo mùa. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, chúng sẽ rúc vào hốc cây, chui vào hang hay chúi xuống đáy bùn để trú ẩn và ít ăn, khi nhiệt độ cao (26-30oC) thì bò ra tìm nơi sưởi ấm và bắt mồi. Ba ba ho hấp bằng phổi. Cử động hô hấp được điều hòa bằng sự co giãn nhịp nhàng của cơ bám vào mặt trong của da nối với đầu, chi, và đuôi với mai. Ngoài ra ba ba còn có cơ quan hô hấp phụ để thở dưới nước đó là khoang họng và bàng quang phụ, cơ quan thở phụ của ba ba được mở trong khoang bài tiết, trên thành niêm mạc bên trong có rất nhiều mạch máu nhỏ, thông qua việc hút nước nhả nước, giúp cho hồng cầu trong máu lấy được ôxy và thài carbonic. Thị giác và khứu giác phát triển tốt nhưng thính giác kém phát triển (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005). 2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng Trong điều kiện tự nhiên, ba ba thường thích ăn các loại động vật như cá, tép, cua, côn trùng. Tuy nhiên, khi nuôi, ngoài thức ăn chính là động vật, chúng cũng có khả năng ăn nhiều loại thức ăn khác. Tuy ba ba có khả năng ăn liên tục, nhưng chúng cũng có khả năng nhịn đói rất lâu ngày. Ba ba là loài chậm lớn, tốc độc tăng trưởng của chúng liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường như thời tiết, nhiệt độ và thức ăn. Ba ba con nuôi một năm có thể đạt 500-600g/con, 2 năm đạt 800-1.200g/con. Ba ba giống 0,5kg sau một năm nuôi có thể đạt 0,9 – 1,2 kg/con. Ba ba lớn nhanh khi nhiệt độ trên 25 – 28oC, từ tháng 4 – 11 là thời kỳ lớn nhanh. Khi nhiệt độ thấp hơn 15oC, ba ba ít ăn, sinh trưởng chậm. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực. Tuổi thọ của ba ba có thể đến 25 năm. Tuy nhiên cũng có loài có thể 200 năm. Không như các loài bò sát khác, ba ba lớn liên tục trong suốt đời sống. Điều đặc biệt ba ba không lột xác khi lớn lên như các loài bò sát khác (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005). 2.2.4. Đặc điểm sinh sản 7 Cơ quan sinh dục đực gồm hai tinh hoàn và cơ quan giao phối là ngọc hành. Cơ quan sinh dục cái gồm một đôi buồng trứng. Ống dẫn trứng phân hóa thành nhiều phần như: phiểu đón trứng, phần tiết ra lòng trắng trứng, tử cung tiết vỏ đá vôi, và âm đạo. Ở ba ba đã thụ tinh theo phương thức thụ tinh trong. Trứng ba ba có cấu tạo thích nghi với điều kiện sống trên cạn như: Có vỏ dai và vỏ đá vôi, trên bề mặt vỏ có nhiều lỏ nhỏ đảm bảo cho sự trao đổi khí và nước của phôi. Lượng noãn hoàng chiếm 2/3 thể tích trứng. Khoang ối chứa dịch đảm bảo điều kiện sống giảm tác động cơ học . Túi niệu chứa chất bài tiết của phôi. Ba ba và lớp bò sát nói chung có đặc tính thụ tinh trong. Thông thường ba ba 2 năm tuổi với kích cỡ khoãng 400 – 500g sẽ tham gia sinh sản. Vào mùa sinh sản, trong những đêm trăng sáng từ tháng 4-9, ba ba thường bắt đầu động hớn và đẻ vào những ngày mưa to, sấm chớp. Khi sinh sản có thể có nhiều con đực đuổi theo một con cái. Sau khi giao phối 5 – 10 ngày ở nhiệt độ không khí 20oC, con cái bắt đầu đẻ trứng. Khi đẻ trứng, con cái bò lên bờ tìm nơi đất xốp để đào hố đẻ trứng, hố có độ sâu 5-10cm. Sau khi đã đẻ trứng xong chúng dùng chân lấp đất lại để bảo vệ trứng ( lớp dầy 2 -3 cm). Trứng mới đẻ ra vỏ còn mềm, đàn hồi , sau đó cứng dần. Mỗi trứng đẻ cách nhau 5 – 10 phút . Kích cỡ trứng phụ thuộc vào kích cỡ ba ba cái. Trung bình cỡ nhỏ đường kính khoảng 10 – 12mm, nặng 2-3g: cỡ lớn khoảng 18 – 200mm, nặng 6g. Tùy vào kích cỡ con cái mà số lượng trứng đẻ mỗi lần khác nhau. Ba ba mới đẻ lần đầu (0,4 - 0,5kg) có thể đẻ 4-6 trứng. cỡ 2kg đẻ 10-15 trứng. Con lớn hơn có thể đẻ 20-30 trứng. một năm ba ba có thể đẻ 4 – 5 lứa. Sau khi đẻ 5-7 ngày chúng lại tiếp tục giao phối để chuẩn bị cho lần đẻ tiếp theo. Trong tự nhiên, với nhiệt độ khoảng 30oC, trứng sẽ nở sau khoảng 45 – 60 ngày. Ba ba con mới nở có kích thướt cỡ dài khoảng 3cm, nặng 3 -4g và đã có bản năng tìm xuống nước để sinh sống và phát triển (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005). 2.2.5 Một số bệnh trên ba ba Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2005), mặc dù ba ba ít khi mắc bệnh, tuy nhiên , do thời gian nuôi tương đối dài , mật độ nuôi cao nên ba ba vẫn có thể mắc một số bệnh như: Bệnh sưng cổ: Bệnh này người ta chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây nên. Khi ba ba bị bệnh thì cổ sưng to, bụng có các đốt mụn đỏ, mắt đục có thể chảy máu mũi, mắt sưng đỏ và bị mù khi bệnh nặng. Bệnh đốm trắng: Bệnh do nắm gây ra, khi ba ba mắc bệnh thi các chân và viền mép mai có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền mai sau lan rộng thành đốm trắng làm da bị thối rữa, bệnh thường xảy ra từ 5-7 tháng tuổi và thường gặp ở ba ba giống. khi mắc bệnh nặng ba ba ăn ít và dần dần bỏ ăn rồi chết. 8 Bệnh nấm thủy mi: Bệnh do nấm thủy mi gây ra. Bệnh thường xảy ra ở ba ba giống vào dầu mùa. Trên vùng da bị thương có các sợi nấm dạng bông trắng. những bộ phận trên cơ thể ba ba dể bị mắc bệnh này là cổ, nách. Khi ba ba bị bệnh bơi lội chậm chạp , ăn ít. Ngoài các bệnh trên thì theo Phan Quốc Bảo và Hà Kim Sinh (2005), thì ba ba còn mắc một số bệnh sau: Bệnh ghẻ lở: Đây là loại bệnh ba ba thường gặp, vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm thì bệnh dịch phát cao trào, gây tác hại đến ba ba ở tất cả mọi độ tuổi. bệnh do vi khuẩn gây ra. Khi ba ba bị bệnh thì ở chân, cổ, riềm xuất hiện nhiều mụn ghẻ nhỏ li ti hoặc to bằng hột đậu xanh, có thể nặn ra kèn dạng bột. khi bệnh nặng thì tại các chổ có nốt ghẻ sẽ tấy loét và không ngừng mở rộng làm cho xương thịt ba ba lộ ra ngoài, thể trạng ba ba giảm sút nhanh chóng, ăn ít, thường nằm yên bất động yếu dần đến chết. Bệnh xuất huyết: Tác nhân gây bệnh xuất huyết vừa là vi khuẩn vừa là virus. Khi ba ba bị bệnh xuất huyết thì động tác trở nên chậm chạp, không chịu ăn uống, trên mai bụng xuất hiện các chấm hoặc các nốt xuất huyết, thành bên trong cổ họng cũng có dấu hiệu xuất huyết và lở loét, xơ ra từng túm long (như tổ chức mang), ngoài ra ở mũi, ruột đều xuất huyết, gan chuyển sang màu vàng đất, đôi khi có nốt xuất huyết, lách và thận chuyển sang màu đỏ, phổi chuyển sang màu đen, đôi khi có nốt xuất huyết, trên cơ bắp đều có dấu hiệu xuất huyết. 2.3 Kỹ thuật nuôi ba ba thịt Chọn vị trí nuôi: Ao, bể nuôi ba ba phải có kết cấu đảm bảo giử được nước khi cần thiết và giao thông thuận lợi. Chất nước không bị chua phèn, nơi nuôi phải gần nguồn nước sạch, khi dùng nước máy hay nước giếng thì phải xử lý mới đưa vào sử dụng. các chỉ tiêu cần đạt như sau: PH: 7-8, Oxy hòa tan: > 3mg/lít, NNH3: <1mg/lít. Khu nuôi nên ở cạnh nhà để dễ bảo vệ, hoặc phải dựng nhà bảo vệ thường xuyên. Ao, bể ba ba phải cách ly với tiếng ồn hoặc cách ly với bóng người, xe hoặc súc vật qua lại nhiều. Ao, bể có cống cấp, thoát nước. Nên sắm một máy bơm nhỏ để chủ dộng điều tiết nước (Nguyễn Duy Khoát, 2010). Giống và mùa vụ: Ở khu vực ĐBSCL có thể nuôi quanh năm, nhưng tốt nhất nên nuôi 2 năm 1 vụ, giữa 2 vụ nuôi thì ao cần được cải tạo thật kỹ. Ở điều kiện bình thường, với ba ba giống cỡ 100-200g thả 10-15 con/m2. với ba ba cỡ trên 200g thả 5-7 con/m2. Nếu ao sạch có dòng chảy nhẹ thì có thể thả dày hơn. Nên thả giống trên 50g trở lên, trong một ao nuôi nên thả cùng cỡ, chọn ba ba giống khỏe mạnh không dị tật, không mang mầm bệnh (Nguyễn Duy Khoát, 2010). Thức ăn và kỹ thuật cho ăn: Hiện nay, phần lớn các hộ nuôi ba ba điều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính, một số nơi có điều kiện cho ăn thêm thức ăn khô, nói chung chưa có điều kiện dùng thức ăn công nghiệp. Thức ăn tươi sống: 9 Gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt vẫn còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn. Các động vật thịt động vật sử dụng làm thức ăn cho ba ba gồm: cá, tôm, cua, ốc, hến… Cho ăn theo địa điểm qui định để ba ba quen ăn, dễ theo dõi thức ăn hàng ngày, dễ làm vệ sinh khu vực cho ăn. Đông vật cỡ nhỏ cho ba ba ăn nguyên con nếu cỡ lớn thì cần băm nhỏ cho ba ba ăn và rửa sạch trước khi cho ăn. Cho ba ba ăn hàng ngày, mỗi ngày cho ăn 1-2 lần vào sáng sớm và chiều tối. lượng thức ăn bằng 3-6% trọng lượng thân ba ba có trong ao. Theo dõi sức ăn của ba ba để kịp điều chỉnh, không để ba ba đói, không để thức ăn thừa. Khi cho ăn, thả thức ăn vào sàn treo ngập nước20-25 cm. Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ (Nguyễn Duy Khoát, 2010). Chăm sóc và quản lý: Cần có lịch cho ăn hàng ngày và phải tuân thủ thời gian cho ba ba nă, khi cho ba ba ăn cần quan sát các hoạt động bắt mồi của ba ba để kịp điều chỉnh lượng thức ăn. Luôn kiểm tra phát hiện, đề phòng các khả năng mất mát ba ba như hở cống, nước tràn bờ, ba ba leo vượt tường, vượt rào, động vật có hại vào ao phá hoại, trộm cắp… Khống chế độ sâu, màu nước và chất nước ao nuôi trong phạm vi thích hợp. Độ sâu từ 1-1,5m, giữ màu nước xanh lá chuối non, độ trong từ 25-30cm. Mùa hè nhiệt độ cao cần chốn nóng cho ba ba, không để nhiệt độ nước ao, bể nuôi không vượt quá 33oC, các biện pháp thông thường : làm giàng che mát, thả rong, bèo trong ao, giử nước sâu thay nước mới… mùa lạnh cần giữ cho nhiệt độ trên 15oC. Các biện pháp thông thường như: giữ nước ao sâu trên 1,5m, đáy ao có lớp bùn pha cát dày 20-25cm cho ba ba rút nằm. Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi ba ba. Để giảm bệnh cho ba ba cần chú ý các biện pháp như: Chọn ba ba giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m3 trong thời gian 20-30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10 -15kg vôi/100m2. Không nên để thức ăn dư thừa. Định kỳ 15 - 20 ngày/lần hòa nước vôi với lượng1,5-2kg/100m3 té cho ao, bể nuôi. Những ngày nhiệt độ nước 18-25oC, dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) với nồng độ 8g/m3 hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m3. Mỗi ngày tắm1 lần/30 phút để phòng bệnh nấm thủy mi. Khi bị bệnh phải nhốt riêng để điều trị đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trường ao nuôi. Không nuôi ở mật độ quá dày (Nguyễn Duy Khoát, 2010). Thu hoạch: Sau 20-24 tháng nuôi nếu thấy ba ba đã đạt cỡ thương phẩm (khoảng 1 kg/con) thì tiến hành thu hoạch. Có thể thu tỉa bằng cách tháo bớt nước trong ao, để mò bắt từng con. Nếu thu toàn bộ, phải tháo cạn nước và bắt từng con. Khi bắt cần phải nhẹ nhàng không làm xây xát da, không dẫm lên lưng 10 ba ba, không nhốt ba ba quá dày, tránh chúng cào vào lưng cắn nhau gây tổn thương. Giữ những con nhỏ để nuôi tiếp hoặc chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống năm sau. Trước khi vận chuyển không để ba ba ở trong nước mà để ở nơi ẩm. Dụng cụ chứa ba ba có thể là bị cói, giỏ cói, sọt hay thùng gỗ thoáng, có lót bèo để giữ ẩm. Xếp một lớp bèo, một lớp ba ba, tốt nhất là ngăn cho mỗi con ở một ô. Nếu vận chuyển vào trưa nóng thì dùng đá bọc vải để lên trên cho nước mát chảy xuống. Nếu vận chuyển qua đêm thì khi nghỉ đêm phải tháo ra, sáng hôm sau đóng lại. Chú ý mọi thao tác đều phải nhẹ nhàng (Nguyễn Duy Khoát, 2010). 11 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1Thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2011 đến tháng 07/2011. 3.1.2 Địa điểm Công tác thu thập số liệu được thực hiện ở các huyện của tỉnh Hậu Giang. Tập trung điều tra tại các huyện là Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thủy, Long Mỹ. Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Hậu Giang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng