Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 105 - Tổng cục Hậu cần nă...

Tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 105 - Tổng cục Hậu cần năm 2012

.PDF
62
220
115

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI --------***-------- TRẦN VIỆT TÙNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 105 -TỔNG CỤC HẬU CẦN NĂM 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI --------***-------- TRẦN VIỆT TÙNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 105 -TỔNG CỤC HẬU CẦN NĂM 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60720412 Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Trâm Nơi thực hiện: 1. Trường Đại học Dược Hà Nội. 2. Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục hậu cần Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: Tiến sĩ Vũ Thị Trâm - Giảng viên bộ môn Dược lý, Trường Đại học Dược Hà Nội Là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới: - Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, bộ môn Quản lý kinh tế dược và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng học tập và thực hiện đề tài - Ban Giám đốc bệnh viện 105 Tổng cục hậu cần, các dược sỹ, bác sỹ và các đồng nghiệp đang công tác tại bệnh viện, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Học viên DS. Trần Việt Tùng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................... Error! Bookmark not defined. Chương I: TỔNG QUAN ................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Mô hình bệnh tật ......................................................................................... 3 1.1.1. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam……………………………………………..3 1.1.2. Mô hình bệnh tật ở bệnh viện ………………………………………...…..4 1.2. Sử dụng thuốc…………………………………………………………….....5 1.2.1. Nội dung sử dụng thuốc…………………………………………………..6 1.2.2. Sử dụng danh mục thuốc……………………………………………….…6 1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện ở Việt Nam……………………...14 1.4. Vài nét về Bệnh viện Quân Y 105 Tổng Cục Hậu Cần................................15 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực bệnh viện….16 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực của khoa dược………………………………………………………………………….…19 1.4.3. Mô hình bệnh tật ở bệnh viện Quân y 105 - TCHC…………………..…21 1.4.4. Quản lý sử dụng thuốc...............................................................................23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 26 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ............................................................ 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 26 2.4. Xử lý số liệu .............................................................................................. 28 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29 3.1. Phân tích cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện Quân y 105 TCHC năm 2012………………………………………………………………..29 3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý…………..29 3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ……………………….…31 3.1.3. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược…………………32 3.1.4. Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu trong DMTBV ............................33 3.1.5. Cơ cấu giá trị thuốc sử dụng theo dạng bào chế…………………………34 3.1.6. Phân loại thuốc theo quy chế quản lý……………………..……………..35 3.2. Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú, nội trú………………...36 3.2.1. Kết quả phân tích đơn thuốc ngoại trú………………………………......36 3.2.2. Kết quả phân tích sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án…………………..40 3.2.3. Kết quả phân tích kê đơn thuốc trong bệnh án……………………….….41 Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………...…43 3.1. Về cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện Quân y 105 -TCHC năm 2012…………………………………………………………………………… 43 3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý…………..43 3.1.2. Tỷ lệ thuốc phân loại theo nguồn gốc xuất xứ…………………………..44 3.1.3. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược…………………44 3.1.4. Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu trong DMTBV. ...........................44 3.1.5. Cơ cấu giá trị thuốc sử dụng theo dạng bào chế…………………………45 3.1.6. Cơ cấu phân loại theo quy chế quản lý…….……..………………… ….45 3.2. Về thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú, nội trú……… . ……46 3.2.1. Kết quả phân tích đơn thuốc ngoại trú…………………………… …….46 3.2.2. Kết quả phân tích sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án…………………..47 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………48 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………….……50 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BQP: Bộ quốc phòng BSCK: Bác sỹ chuyên khoa BV: Bệnh viện BYT: Bộ y tế ĐD: Điều dưỡng DM: Danh mục DMTBV: Danh mục thuốc bệnh viện DMTTY: Danh mục thuốc thiết yếu DSCK cấp I: Dược sỹ chuyên khoa cấp I DSĐH: Dược sỹ đại học DVYT: Dịch vụ y tế KST: Ký sinh trùng KTV: Kỹ thuật viên MHBT: Mô hình bệnh tật QĐ: Quyết định SX: Sản xuất TCHC: Tổng cục hậu cần DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực Bệnh viện Quân Y 105 - TCHC năm 2012……..18 Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện 105 - TCHC năm 2012..…21 Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện 105 trong năm 2012……………..22 Bảng 3.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý…………….29 Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc theo nguồn gốc xuất sứ………………………………31 Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược……………………….32 Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu trong DMTBV….…….…33 Bảng 3.8. Phân loại thuốc theo dạng bào chế……………………………….34 Bảng 3.9. Phân loại thuốc theo quy chế quản lý trong DMTBV….………...35 Bảng 3.10. Số thuốc trung bình trong đơn thuốc……………………………36 Bảng 3.11. Tỷ lệ đơn kê có kháng sinh……………………………………...37 Bảng 3.12. Tỷ lệ đơn có kê thuốc vitamin…………………………………..37 Bảng 3.13. Tỷ lệ đơn thuốc kê tên gốc………………………………………38 Bảng 3.14. Bảng nội dung thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú (Phần thủ tục hành chính)................................................................38 Bảng 3.15. Bảng nội dung thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú (Phần ghi tên thuốc).........................................................................39 Bảng 3.16. Bảng nội dung thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú (Phần hướng dẫn sử dụng)...............................................................40 Bảng 3.17. Bảng Kết quả phân tích sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án..….41 Bảng 3.18. Bảng ND thực hiện QCCM trong chỉ định thuốc tại hồ sơ BA....41 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Bệnh viện Quân Y 105 – TCHC................17 Hình 1.2. Sơ đồ mô hình tổ chức khoa dược Bệnh viện 105 – TCHC............20 Hình 1.3. Chu trình quản lý sử dụng thuốc.....................................................23 Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý….…30 Hình 3.5. Biểu đồ phân loại thuốc theo nguồn gốc suất xứ…………………31 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược.........................32 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu trong DMTBV......33 Hình 3.8. Biểu đồ phân loại thuốc theo dạng bào chế…………………….…34 Hình 3.9. Biểu đồ phân loại thuốc theo quy chế quản lý trong DMTBV…....35 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám và chăm lo sức khoẻ toàn diện cho bệnh nhân, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một trong những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh là quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng thuốc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, vì vậy cần có sự nghiên cứu đầy đủ các yếu tố này để lựa chọn những hình thức hợp lý trong quản lý sử dụng thuốc đem lại hiệu quả cao nhất[13]. Với xu hướng phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và tiềm năng ứng dụng khoa học quản lý tiên tiến, thế giới ngày nay đang bước vào một kỷ nguyên mới mà trong đó nhu cầu được chăm sóc về sức khoẻ đã trở nên cao hơn bao giờ hết. Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ y tế ở cả khu vực công lập và dân lập đã song hành cùng với hoạt động bảo hiểm y tế mang lại cho bệnh nhân những lợi ích ngày càng to lớn ở Việt Nam [18] Sử dụng thuốc hợp lý chính là nhiệm vụ trọng tâm của khoa Dược mỗi bện viện [15],[17]. Nhiệm vụ đó đồi hỏi tổ chức và hoạt động công tác dược bệnh viện phải đổi mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành, triển khai hoạt động như một tất yếu khách quan. [18] Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2010, 2011, 2012 đều có những bất cập trong việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện ngày càng gia tăng như: Thuốc thiết yếu (không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh, vitamin…[16] Gần đây Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy định tổ chức hoạt động khoa dược bệnh viện và hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Tuy nhiên tổ chức và hoạt động khoa dược bệnh viện rất khác nhau giữa các hạng bệnh viện [12],[13]. 1 Bệnh viện Quân Y 105 là một bệnh viện đa khoa tuyến B của Quân đội có nhiệm vụ khám và điều trị cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn khu vực Sơn Tây. Với biên chế 250 giường bệnh nhưng hàng năm Bệnh viện thực hiện khám và điều trị cho khoảng 110 nghìn lượt người bệnh bao gồm 03 đối tượng bệnh nhân cơ bản là Quân chính sách, Bảo hiểm y tế và dịch vụ thì Bệnh viện Quân Y 105 đã sử dụng một số lượng lớn thuốc để phục vụ khám chữa bệnh. Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân y 105 Tổng cục Hậu cần, năm 2012”, được thực hiện với hai mục tiêu: 1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục hậu cần năm 2012. 2. Phân tích hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục hậu cần năm 2012. Từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất để góp phần nâng cao chất lượng quản lý sử dụng thuốc cũng như công tác quản lý dược tại Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục Hậu cần. 2 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Mô hình bệnh tật 1.1.1. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam Trên Thế giới, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch trở lại: dịch cúm A ở người, dịch cúm gia cầm, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Ebola, dịch sốt vàng. Việt Nam cũng không năm ngoài dịch bệnh chung của Thế giới. Mô hình bênh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi, với đa gánh nặng. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm nhưng một số bệnh nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại, tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng tăng, tai nạn chấn thương, ngộ độc tăng nhanh, một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường. + Các bệnh lây nhiễm tuy đã giảm nhưng một số bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại, một số dịch bệnh mới, nguy hiểm dễ lây lan xuất hiện và diễn biến khó lường như dịch cúm A, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tả, chân tay miệng, viêm não nhật bản, sở, quai bị, thuỷ đậu và các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo mùa. + Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh: Bệnh tim mạch (Tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, béo phì, rối loạn tâm thần, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản….). + Tai nạn chấn thương tuy đã có nhiều giải pháp khống chế nhưng chưa thật sự hiệu quả. + Tình hình thực phẩm không an toàn ngày càng nhiều. + Suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao, tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng đặc biệt ở các thành phố lớn. 3 Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện trong hệ thống thông tin y tế, tỷ trọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm đã giảm từ 55,5% xuống 20,4% (năm 2012). Nhóm các bệnh không lây nhiễm tăng từ 42,6% lên 63,1%. Nhóm bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%. Gánh nặng bệnh tật do bệnh truyền nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ. Chấn thương không chủ định (18%), bệnh tim mạch (17%), bệnh thần kinh (14%) là các nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở nam, còn ở nữ nhóm nguyên nhân chính là bệnh thần kinh (22%), bệnh tim mạch (18%), ung thư (12%), ở nam giới nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật là đột quỵ (10%), tai nạn giao thông (8%), nữ giới trầm cảm (12%), đột quỵ (10%), khuyết tật về mặt (4%), ở trẻ em viêm phổi (11%). Sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí điều trị bệnh không lây nhiễm cao gấp 40 50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm[18]. 1.1.2. Mô hình bệnh tật ở bệnh viện Mô hình bệnh tật thuộc bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong khoảng thời gian nhất định. Tuỳ theo hạng và tuyến bệnh viện mà mô hình bệnh tật bệnh viện có thể thay đổi (do hạng bệnh viện liên quan đến kinh phí, kỹ thuật điều trị, biên chế). Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định, phát triển toàn diện trong tương lai. Trên Thế giới và ở Việt Nam có hai loại mô hình bệnh tật bệnh viện: Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa và mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa [17]. 4 1.2. Sử dụng thuốc. Quá trình sử dụng thuốc trong bệnh viện phải tuyệt đối tuân thủ các qui định của Bộ Y tế, cụ thể là thực hiện tốt thông tư số: 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 do Bộ Y tế ban hành [10]. Đối với HĐT & ĐT chỉ đạo khoa dược thực hiện tốt sử dụng thuốc cần thực hiện triệt để các nội dung sau: - Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hằng ngày trước khi cấp phát. - Tổ chức cấp phát thuốc hàng ngày và bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời để đảm bảo người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian. - Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong bao bì kín và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng. việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác hợp vệ sinh. - Tùy điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực hiện pha chế thuốc theo Y lệnh dưới dạng pha sẵn để sử dụng. - Khoa dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh,đơn thuốc có sai sót, phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác nhận bên cạnh. - Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng tồn trữ. - Khoa dược làm đầu mối trình lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản ứng có hại của thuốc gửi về Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý. 5 1.2.1. Nội dung sử dụng thuốc Khác với các hàng hoá khác, người sử dụng thuốc không quyết định được chủng loại, số lượng thuốc mà mình sử dụng.Đặc biệt trong bệnh viện việc sử dụng thuốc của người sử dụng (bệnh nhân) tuyệt đối không được tham gia vào vấn đề này.Việc quyết định sử dụng thuốc của bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào bác sỹ. Quá trình sử dụng thuốc trong bệnh viện phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Bộ Y tế như: Thực hiện tốt Thông tư số 23/2011/TT - BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 do Bộ Y tế ban hành [13]. Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú quá trình kê đơn chỉ định thuốc phải tuân thủ theo Quyết định 04/2008/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế [18] 1.2.2. Danh mục thuốc * Danh mục thuốc thiết yếu Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp và giá cả hợp lý[13]. -Sự ra đời của danh mục Thuốc thiết yếu Đầu những năm 70 của thế kỷ thứ XX, tình trạng sử dụng thuốc chưa hợp lý, an toàn tại tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy đại hội đồng Y tế thế giới đã uỷ nhiệm cho WHO “xây dựng các giải pháp, mà qua đó WHO có thể hỗ trợ trực tiếp các nước thành viên trong việc lựa chọn và mua với giá cả hợp lý, những thuốc thiết yếu có chất lượng đã được xác định, phù hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia”. WHO khuyến cáo “ Việc sử dụng thuốc hợp lý ngay từ đầu tại các nước đang phát triển sẽ giúp các nước này tiếc kiệm được ngân sách lãng phí do lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc kém tác dụng”. - Khái niệm danh mục Thuốc thiết yếu Khái niệm về thuốc thiết yếu: Là một khái niệm mang tính chất toàn 6 cầu mà bất kỳ quốc gia nào đều có thể áp dụng cho cả hệ thống nhà nước, tư nhân và các cấp khác nhau của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Danh mục thuốc thiết yếu là trung tâm của chính sách quốc gia về thuốc và việc sử dụng danh mục thuốc thiết yếu góp phần cải thiện chất lượng của việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện đáng kể nguồn lực và chi phí về thuốc. Theo WHO, để thực hiện cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chỉ cần 1USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của một người dân tại cộng đồng. Khái niệm danh mục thuốc thiết yếu được thể hiện rõ trong chính sách quốc gia về thuốc như sau: “Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân, những loại thuốc này luôn sẵn có với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý” [5], [6]. -Các tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu của WHO WHO năm 1999 đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn thuốc như sau: - Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh. - Thuốc được chọn phải sẵn có ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng nhất định. - Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng. - Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho toàn bộ quá trình điều trị chứ không phải chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc. Khi mà các thuốc không hoàn toàn giống nhau thì khi chọn cần 7 phải tiến hành phân tích hiệu quả - chi phí. - Trong một số trường hợp, sự lựa chọn còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những đặc điểm tại địa phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng. - Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở dạng đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất. - Thuốc nên được nghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể. - Danh mục TTY ở Việt Nam Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V được ban hành kèm theo quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355 tên thuốc của314 hoạt chất tân dược; 94 DMT chế phẩm y học cổ truyền; danh mục cây thuốc nam và 215 danh mục vị thuốc, kèm theo bản hướng dẫn sử dụng danh mục TTY Việt Nam lần thứ V [Error! Reference source not found.] Danh mục TTY Việt Nam lần thứ VI được ban hành kèm theo quyết định số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của Bộ Y tế bao gồm 29 nhóm và 466 tên hoạt chất tân dược, kèm theo bản hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ VI [15]. * Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc thiết yếu: Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng; - Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung ứng và sử dụng; 8 - Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; - Giá cả hợp lý; - Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn. Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả và khả năng cung ứng. Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành y tế tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: Xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc thiết yếu, an toàn hợp lý phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các cơ sở kinh doanh thuốc của nhà nước và tư nhân phải đảm bảo danh mục TTY với giá thích hợp, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả. Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh dựa vào thông tin sau:  Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Quân y 105.  Hướng dẫn điều trị chuẩn.  Ngân sách của bệnh viện.    Danh mục thuốc năm 2011. Danh mục tiêu thụ các thuốc trong năm vừa qua (2011). Danh mục các thuốc nằm ngoài danh mục nhưng được sử dụng trong năm vừa qua.  Báo cáo ADR. 9 *Danh mục thuốc chủ yếu. Danh mục thuốc chủ yếu mới nhất đã được Bộ y tế ban hành theo Quyết định số 05/2008/QĐ - BYT ngày 01/02/2008. Danh mục thuốc chủ yếu là danh mục được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Căn cứ vào danh mục này, căn cứ vào mô hình bệnh tật, kinh phí của bệnh viện lựa chọn tên thành phẩm của các thuốc có trong danh mục để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Đối với thuốc tân dược, bệnh viện được phép sử dụng các thuốc phối hợp nếu các thành phần đơn chất của thuốc đó đều có trong danh mục. Khuyến khích sử dụng thuốc của các doanh nghiệp trong nước đạt tiêu chuẩn GMP[11]. Danh mục thuốc có vai trò quan trọng trong chu trình quản lý thuốc trong bệnh viện. Vì thế nên bệnh viện có một danh mục các thuốc đảm bảo chất lượng, an toàn, hợp lý, hiệu quả, và kinh tế. Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thuốc thiết yếu Việt Nam và WHO hiện hành với các mục tiêu sau:  Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;  Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh;  Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế;  Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiếm y tế. Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay là danh mục được ban hành. Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011 Bộ trưởng Bộ Y tế.Ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán có hiệu lực từ ngày 25/8/2011. Hệ thống danh mục này bao gồm Danh mục thuốc tân dược và Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu . Danh mục thuốc 10 bao gồm 900 thuốc hay hoạt chất, được sắp xếp theo mã ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học) được ghi theo tên chung quốc tế và theo quy định của Dược thư Quốc gia Việt Nam. Đối với hoạt chất có nhiều mã ATC hoặc có nhiều chỉ định khác nhau sẽ được sắp xếp vào một nhóm phù hợp nhất để hạn chế sự trùng lặp. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu bao gồm 57 hoạt chất, được ghi theo tên chung quốc tế, được xếp thứ tự theo vần chữ cái A, B, C..kèm theo Hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc .  Thuốc tân dược  Sử dụng theo quy định phân hạng bệnh viện, thuốc chuyên khoa được sử dụng theo phân cấp quản lý và thực hành kỹ thuật y tế;  Các thuốc có ký hiệu (*) là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn (trừ trường hợp cấp cứu);  Thuốc được xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán nếu có chỉ định như đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp;  Các thuốc xếp trong nhóm điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch: Đối với các thuốc chỉ có chỉ định điều trị ung thư, kể cả các thuốc ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế: chỉ được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng điều trị ung thư và phải do bác sỹ được đào tạo, tập huấn về chuyên ngành ung bướu chỉ định; Đối với các thuốc có chỉ định điều trị các bệnh khác không phải ung thư được sử dụng tại các bệnh viện hay các khoa lâm sàng khác ngoài khoa Ung bướu theo phác đồ điều trị của bệnh viện nhưng phải có hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa ung bướu để bảo đảm an toàn và hiệu quả điều trị.  Các thuốc điều trị đặc hiệu bệnh phong, tâm thần, động kinh có trong Danh mục thuốc ban hành theo Thông tư này nhưng được các chương trình, dự án cấp thì sử dụng theo hướng dẫn của các chương trình, 11 dự án.  Thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu thuộc Danh mục phải kiểm soát đặc biệt vì vậy việc cung ứng, sử dụng và quản lý thực hiện theođúng quy định, quy chế về Dược và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ. * Danh mục thuốc của bệnh viện Danh mục thuốc của bệnh viện: Là danh mục những loại thuốc cần thiết thoả mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh Thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù hợp với mô hình bệnh tật, kĩ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh [1],[2]. * Sử dụng danh mục thuốc bệnh viện Sử dụng danh mục thuốc bệnh viện là sử dụng các thuốc trong bệnh viện có nằm trong danh mục thuốc bệnh viện của bệnh viện vào quá trình thăm khám và điều trị. Chỉ thị 05/2004/CT - BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện đã ghi rõ: Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, không để người bệnh nội trú phải tự mua thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu [1],[4] Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện, trong đó có ghi chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện. Để đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo danh mục thuốc bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện ngoài việc thường xuyên rà soát danh mục thuốc bệnh viện còn phải đưa ra biện pháp nhằm cải thiện vấn đề tuân thủ danh mục thuốc: Xem xét và đư ra quyết định đối với việc sử dụng thuốc không có trong danh mục, quyết định có thể bao gồm cả việc đồng ý bổ sung thuốc vào trong danh mục, xây dựng quy trình và danh sách các sản 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan