Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thuật ngữ công nghệ dệt may trong tiếng anh (có so sánh với tiếng việt)...

Tài liệu Khảo sát thuật ngữ công nghệ dệt may trong tiếng anh (có so sánh với tiếng việt)

.PDF
86
1562
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ VƯƠNG THÚY VÂN KHẢO SÁT THUẬT NGỮ CÔNG NGHỆ DỆT MAY TRONG TIẾNG ANH (Có so sánh với tiếng Việt) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.HOÀNG ANH THI Hà Nội – 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 2 4. TỪ ĐIỂN ĐƯỢC DÙNG LÀM TƯ LIỆU........................................................3 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ DỆT MAY ..................... 5 1.1. Khái niệm thuật ngữ ..................................................................................... 5 1.1.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới ............................................... 5 1.1.2. Quan niệm về thuật ngữ trong tiếng Việt ..................................................... 8 1.1.3. Đặc điểm chung của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ........ 10 1.2. Khái niệm về thuật ngữ dệt may................................................................ 15 1.2.1. Quan niệm về ngành dệt may ..................................................................... 15 1.2.2. Quan niệm chung về thuật ngữ dệt may ..................................................... 15 TIỂU KẾT........................................................................................................... 17 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỆ THUẬT NGỮ DỆT MAY TIẾNG ANH ....................................................................................................... 18 2.1. Phân loại thuật ngữ dệt may theo phƣơng thức cấu tạo ……………....19 2.1.1. Thuật ngữ dệt may có cấu tạo là từ đơn (single terms) ......................... …19 2.1.2. Thuật ngữ dệt may xuất hiện dưói dạng từ ghép (compound terms) ........ 30 2.1.3. Thuật ngữ dệt may xuất hiện dưới dạng cụm từ (collocation terms) ......... 32 2.2. Khảo sát nguồn gốc của thuật ngữ dệt may tiếng Anh ............................ 44 2.2.1. Thuật ngữ dệt may có nguồn gốc bản địa .................................................. 45 2.2.2. Thuật ngữ dệt may có nguồn gốc ngoại lai................................................ 45 2.2.3. Nguồn gốc của phụ tố cấu tạo thuật ngữ dệt may tiếng Anh .................... 46 TIỂU KẾT .......................................................................................................... 51 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ DỆT MAY VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG CHUYỂN DỊCH VÀ GIẢNG DẠY ........................ 52 3.1. Một số vấn đề về định danh ........................................................................ 52 3.1.1. Khái niệm định danh .................................................................................. 52 3.1.2. Đơn vị định danh ........................................................................................ 53 3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ dệt may tiếng Anh ........................... 53 3.3. Vài nét so sánh thuật ngữ dệt may tiếng Anh với tiếng Việt và việc chuyển dịch Anh Việt, Việt Anh ....................................................................... 55 3.3.1. Vài nét khái quát về cấu trúc thuật ngữ dệt may tiếng Việt ....................... 55 3.3.2. Về nguồn gốc .............................................................................................. 59 3.4. Một số tƣơng đồng và khác biệt trong thuật ngữ dệt may tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................................. 61 3.4.1. Những tương đồng ....................................................................................... 61 3.4.2. Những khác biệt ........................................................................................ 62 3.5. Một số ứng dụng chuyển dịch thuật ngữ dệt may Anh - Việt, Việt - Anh và phƣơng pháp giảng dạy thuật ngữ dệt may tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam...... 64 3.5.1. Vấn đề dịch thuật và việc chuyển dịch thuật ngữ dệt may từ tiếng Anh sang tiếng Việt .............................................................................................................. 64 3.5.2. Chuyển dịch thuật ngữ dệt may từ tiếng Việt sang tiếng Anh .................... 70 3.5.3. Một số ứng dụng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành dệt may cho sinh viên Việt Nam ............................................................................................................... 71 TIỂU KẾT........................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 81 PHỤ LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hòa chung với xu hướng toàn cầ u hoá , khu vực hoá của nề n kinh tế thế giới hiê ̣n nay, Viê ̣t Nam ngày càng chú tr ọng phát triể n nh ững quan hê ̣ giao lưu, hô ̣i nhâ ̣p kinh tế với các nước trên th ế giới. Cũng nhờ sự phát triển này mà khoa ho ̣c nước ta đã đa ̣t nhiề u thành tựu to lớn hơ ̣p tác giao l ưu và ho ̣c tâ ̣p kinh nghiê ̣m văn hoá . Trong sự phát triể n đó , , khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t nước ngoài đóng góp một phần đáng kể . Những yêu cầ u này chiń h là đô ̣ng lực thúc đẩ y các cơ quan , viê ̣n, trường và nhóm hoă ̣c cá nhân biên soa ̣n từ điể n , dịch và nghiên cứ u tài liê ̣u, sách báo bằng tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh . Trong việc giao lưu học hỏi khoa học kĩ thuật hiện đại, thuâ ̣t ngữ là lĩnh vực từ vựng hết sức quan trọng. Nói riêng về ngành dệt may thì có một thực tế là dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Việt Nam, nhưng hệ thống thuật ngữ của ngành dê ̣t may thì chưa hoàn thi ện. Đó là lĩnh vực còn nhiều khó khăn c ả trong lí thuyết và ứng dụng, vì nhiều thuật ngữ ti ếng Anh không có tương đương trong tiế ng Vi ệt, và ngược lại. Trong khi đó , xã hội hiện đại ngày càng xuất hiện những thuật ngữ mới , khó tìm thấ y tương đương hoă ̣c chỉ có tương đương nghiã chứ không phải là thuâ ̣t ngữ . Trên thực tế, những nghiên cứu về thuật ngữ công nghệ dệt may ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu: chưa có cuốn từ điển hay một công trình nghiên cứu thuật ngữ công nghệ dệt may. Thậm chí, tài liệu tiếng Anh chuyên ngành làm cơ sở cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu một cách bài bản cũng chưa có. Tuy nhiên, sinh viên và những người làm về công nghệ dệt may ở Việt Nam lại không thể hiểu hời hợt hay chấp nhận bỏ qua các thuật ngữ này mỗi khi gặp phải. Chính vì vậy, để giảm bớt khó khăn cho những sinh viên , và những người quan tâm tớ i công nghê ̣ dê ̣t may , sự ra đời của mô ̣t cuố n s ổ tay thuâ ̣t ngữ d ệt may hay mô ̣t cuố n từ điể n thu ật ngữ dê ̣t may vào lúc này là h ết sức cầ n thiế t . Nhận thức được vai trò của thuật 1 ngữ ngành dệt may trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh, của sinh viên chuyên ngành dệt may nói riêng và việc dịch thuật tài liệu chuyên ngành (Anh-Việt, Việt-Anh) nói chung, chúng tôi lựa chọn thuật ngữ dệt may làm đối tượng khảo sát, mong muốn nghiên cứu của mình có thể đóng góp một phần cho nguồn tài liệu thiết thực bổ sung cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong ngành công nghệ dệt may ở Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hê ̣ thuâ ̣t ngữ này , trước hết, chúng tôi nhằ m nêu ra những đặc trưng cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ dệt may tiếng Anh và tình hình chuyển dịch Anh - Việt, Việt - Anh, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến góp phần phục vụ việc biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên trường Đa ̣i ho ̣c Công nghiê ̣p Hà Nô ̣i và các trường có liên quan đế n công nghê ̣ dê ̣t may . Xa hơn nữa , sau này , khi có điề u kiê ̣n có thể tiế n tới làm từ điể n để phu ̣c vu ̣ mu ̣c đích ho ̣c tâ ̣p của sinh viên ngành công nghê ̣ d ệt may. Qua luận văn, chúng tôi mong muốn đóng góp vào thư viện khoa học của ngành ngôn ngữ học một tài liệu học tập và nghiên cứu, giúp sinh viên và những người quan tâm có thể hiểu sâu sắc hơn về các thuật ngữ trong các giáo trình, hướng dẫn bằng tiếng Anh của ngành dệt may. 3. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U A. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ban đầu của luận văn là các thuật ngữ công nghệ dệt may trong tiếng Anh. Đó là những thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ dệt may. Tuy nhiên, do thời gian và khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn thạc sĩ chưa cho phép thực hiện toàn bộ thuật ngữ của công nghệ dệt may, chúng tôi tạm thời chỉ khảo sát thuật ngữ của ngành dệt may. Những gì chưa được khảo sát trong luận văn này sẽ là đối tượng khảo sát trong tương lai của chúng tôi. 2 B. Phạm vi nghiên cứu Qui trình chính trong ngành dệt may là: qui trình chế biến các loại nguyên liệu kéo sợi, qui trình sản xuất các loại sợi bông, len, đay, tơ tằm, qui trình sản xuất các loại tơ, xơ hoá học, qui trình sản xuất hàng dệt kim và sản xuất vải không dệt, vật liệu dệt, vật liệu vải kỹ thuật, vải không dệt... Trong khuôn khổ luận văn này, tôi giới hạn lĩnh vực khảo sát là: nguyên vật liệu dệt, qui trình dệt, các sản phẩm liên quan đến dệt may, các bộ phận của sản phẩm dệt. Chúng tôi đi vào nghiên cứu các thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng trong lĩnh vực này và đặc biệt chú trọng đến các thuật ngữ tiếng Anh trong ngành dệt may tại Việt Nam. C. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh của ngành dệt may. Xác định các loại mô hình kết hợp giữa các thành tố để tạo thành thuật ngữ công nghệ dệt may của tiếng Anh, liên hệ với tiếng Việt, trên cơ sở đó tìm ra sự khác biệt và tương đồng giữa các thành tố cấu tạo nên hệ thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ. Tìm hiểu đặc điểm định danh của thuật ngữ dệt may trong tiếng Anh theo các con đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị của thuật ngữ dệt may. Đưa ra các nhận định về cấu trúc, sự kết hợp của các thành tố trong thuật ngữ dệt may tiếng Anh. D. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn của mình chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích cấu trúc và phân tích ngữ nghĩa các thuật ngữ khảo sát, từ đó xác định các đặc điểm của thuật ngữ dệt may AnhViệt. Chúng tôi cũng sử dụng thủ pháp so sánh đối chiếu các thuật ngữ dệt may tiếng Anh với thuật ngữ dệt may tiếng Việt để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ dệt may tiếng Anh và tiếng Việt. 3 4. TỪ ĐIỂN ĐƢỢC DÙNG LÀM TƢ LIỆU Tư liệu nghiên cứu của luận văn gồm 800 thuật ngữ dệt may Anh được lựa chọn từ tư liệu sau: Từ điển dệt may Anh- Việt - Nhà xuấ t bản khoa học và kỹ thuật (in xong và nộp lưu chuyển tháng 3 năm 2009). Tuy nhiên, do chỗ dệt may là một ngành có phạm vi hoạt động rộng lớn, có liên quan tới nhiều ngành khác nên trong từ điển này cũng xuất hiện nhiều từ thuộc ngành điện, ngành bông vải sợi... Trong luận văn này, chúng tôi chỉ lựa chọn khảo sát 800 thuật ngữ mang tính chuyên biệt của ngành dệt may. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và kết luận thì có 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: : Đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ công nghệ dệt may tiếng Anh Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ dệt may và vấn đề chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, tiếng Việt sang tiếng Anh 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ DỆT MAY 1.1. Khái niệm thuật ngữ Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa quốc gia nọ với quốc gia kia đều phải cần dùng đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất. Trong mọi lĩnh vực hoạt động nói chung, trong lĩnh vực công nghệ dệt may nói riêng, con người đều phải dùng đến từ ngữ để biểu đạt các khái niệm ngành, nghề nghiệp, chuyên môn… Những từ ngữ đó người ta gọi là thuật ngữ. Sau đây là những quan niệm về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam. 1.1.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới Thuật ngữ vốn ra đời rất sớm ở Châu Âu và châu Mỹ, bởi đó là nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển rất sớm trên thế giới. Đó cũng là mảnh đất lý tưởng để những thuật ngữ khoa học ra đời. Thuật ngữ có từ rất lâu nhưng mãi đến thế kỷ XX người ta mới chính thức nghiên cứu về nó như một ngành khoa học. Nghiên cứu đầu tiên về thuật ngữ phải nói đến các nhà ngôn ngữ Anh, Đức, Mỹ đặc biệt là những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Xô Viết. Khi nghiên cứu về thuật ngữ, họ đã đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng khái niệm và tìm định nghĩa cho thuật ngữ khoa học. Trong luận văn này chúng tôi xin đưa ra một số định nghĩa về thuật ngữ được coi là tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu thuật ngữ. Trước hết, chúng tôi muốn trích dẫn một định nghĩa trong cuốn “Đại Bách khoa toàn thư Xô - viết”: “Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hoá, hạn định hoá về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó” [dẫn theo 16, tr. 473- 474]. 5 Vinogradov đã nêu rõ hơn: “Trước hết, từ thực hiện chức năng định danh, nghĩa là hoặc nó là phương tiện biểu thị, lúc đó nó chỉ là một ký hiệu giản đơn, hoặc nó là phương tiện của định nghĩa logic, lúc đó nó là thuật ngữ khoa học” [dẫn theo 16, tr.12] Đề cập đến ranh giới giữa thuật ngữ và từ ngữ thông thường A.I Moixev viết: “Chính biên giới giữa thuật ngữ và phi thuật ngữ không nằm giữa các loại từ và cụm từ khác nhau mà nằm trong nội bộ mỗi từ và cụm từ định danh” [dẫn theo 16, tr.31]. A. X. Gerd, nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã nêu tương đối đầy đủ về khái niệm thuật ngữ, theo định nghĩa ông đưa ra ông nhấn mạnh vào đặc điểm cơ bản của thuật ngữ. Những thuật ngữ dù ở trong lĩnh vực nào cũng là đơn vị từ vựng ngữ nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ, chúng mang đầy đủ đặc trưng của ngôn ngữ là tính hệ thống và tính đơn nghĩa. Như vậy chức năng của thuật ngữ là: “Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi đặc trưng tính hệ thống, tính đơn nghĩa; ở thuật ngữ không có hiện tượng đồng nghĩa cũng như hiện tượng đồng âm trong phạm vi một khoa học hoặc một lĩnh vực tri thức cụ thể”” [dẫn theo 16, tr 3]. Vinokur, một nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một khái niệm ngắn gọn về thuật ngữ dựa trên chức năng của nó: “Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt” [dẫn theo 20, tr.6]. N. P Cudơkin lại chỉ ra rằng “Cả hình thức và nội dung không tìm thấy ranh giới thực nào giữa từ thông thường, từ phi chuyên môn với từ của vốn kỹ thuật. Đường ranh giới hiện thực khách quan giữa hai loại từ này về thực chất là một đường ranh giới ngoài ngôn ngữ. Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn ứng với đối tượng thông dụng thì từ của vốn kỹ thuật lại tương ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến. ” [dẫn theo 20, tr.45] 6 Không chỉ các nghiên cứu tại Xô Viết, J.C.Sager, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ người Mỹ viết: “Thuật ngữ phải được hình thành một cách hệ thống, chú trọng tới đặc tính về mặt hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ tạo thành chúng. Thuật ngữ phải tuân theo các quy ước chung về hình vị, chữ viết và phát âm của ngôn ngữ tạo thành chúng. Một khi thuật ngữ được chấp nhận sử dụng rộng rãi thì nó không thể bị thay đổi nếu như không có lí do bắt buộc và sự khẳng định chắc chắn rằng thuật ngữ mới thay thế nó sẽ đảm đương hoàn toàn vị trí của nó và sẽ được nhanh chóng chấp nhận. Nếu thuật ngữ mới chỉ truyền đạt được phần nào đó của thuật ngữ đang dùng thì sẽ gây ra nhầm lẫn và trong những trường hợp đó, cần sử dụng đến khái niệm đồng nghĩa. Như vậy mới có thể giới thiệu thuật ngữ mới” [dẫn theo 20, tr.89]. Cuốn từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của tác giả O.X.Ackhmanôva, cũng đã định nghĩa về thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn đựơc sáng tạo ra để biểu thị chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn”[dẫn theo 20, tr 57]. Hiện có khá nhiều nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới. Mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một định nghĩa riêng về thuật ngữ, nhưng có thể thấy rằng tất cả các nhà ngôn ngữ học đều nghiên cứu và phân tích dựa trên chức năng, đặc điểm để định nghĩa thuật ngữ khoa học. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này đồng ý với quan điểm của nhà nghiên cứu khác không có nghĩa rằng họ sử dụng nguyên quan điểm của nhau. Ở đây chúng tôi đưa ra nhận xét về việc các nhà ngôn ngữ nghiên cứu thuật ngữ trên các phương diện: chức năng, đặc điểm, ranh giới giữa thuật ngữ và từ thông thường, nhưng không có nghĩa rằng họ sẽ đi vào tất cả các phương diện trên. Đây là điểm khác biệt lớn nhất trong quan điểm của những nhà nghiên cứu trên thế giới. Chẳng hạn, A. X. Gerd, Vinofradov hay Vinokur đi sâu vào việc nghiên cứu về chức năng của thuật ngữ; A.I Moixev và Cudơkin đề cập tới ranh giới giữa thuật ngữ và từ 7 ngữ thông thường; J.C Sager lại nghiên cứu về tiêu chuẩn của thuật ngữ…Điều này làm nên sự đa dạng trong khái niệm thuật ngữ trên phạm vi thế giới. Có thể nhận thấy rằng có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ. Qua đó chúng ta có thể có bức tranh toàn cảnh và có được nhận định rõ nét hơn về thuật ngữ. 1.1.2. Quan niệm về thuật ngữ trong tiếng Việt Việc nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu chưa lâu (vào giữa thế kỷ XX). Tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra khái niệm về thuật ngữ. Người mở đầu cho việc đưa ra một khái niệm cho thuật ngữ ở Việt Nam là Hoàng Xuân Hãn. Trong cuốn “Danh từ khoa học” của ông, xuất bản 1942, ông đã định nghĩa thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định”. Từ đó có rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế, Lưu Vân Lăng, Như Ý, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Khang…. Trong cuốn “Khái luận ngôn ngữ học” Nguyễn Văn Tu đã định nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong ngành khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật… và có một ý nghĩa đặc biệt biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên” [31, tr 176]. Và đến năm 1968, ông cũng đưa ra nhận định tiếp theo: “Thuật ngữ là những từ hoặc cụm từ cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất và ngành văn hoá nào đó…. Đặc điểm của thuật ngữ là những từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế tuỳ từng ngành” [32, tr 114]. Đỗ Hữu Châu đã nhấn mạnh đặc điểm của thuật ngữ không chỉ biểu thị khoa học mà còn chỉ tên sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định trong 8 cuốn “Giáo trình Việt ngữ, tập 2”: “Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hoá học, toán học, thương mại, ngoại giao… Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định” [4, tr 167]. Tác giả Hoàng Văn Hành trong khi tìm hiểu sự hình thành và phát triển của thuật ngữ tiếng Việt nhận định rằng: “Trong cách hiểu phổ biến lâu nay, thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ” [13 ,26] Tác giả Nguyễn Thiện Giáp khái quát: “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người”[7, tr 270]. Cũng tương tự như nhận xét trên, các tác giả Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý cũng đã định nghĩa về thuật ngữ trong bài “Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấy chục năm qua như sau: “Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là ngững lĩnh vực xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” [17, tr 144]. Sau này các nhà nghiên cứu như Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và Vương Toàn đã nhấn mạnh tính chính xác của thuật ngữ: “Thuật ngữ là một từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác khái niệm của một chuyên môn nào đó. Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn. Toàn bộ các thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành 9 một hệ thống thuật ngữ” [dẫn theo 22, tr 64]. Như vậy, có thể nói quan niệm về thuật ngữ của các nhà khoa học Việt Nam cơ bản thống nhất với quan niệm về thuật ngữ của các nhà khoa học trên thế giới. Điều đó thể hiện rằng trong thời đại hiện nay- thời đại toàn cầu hoá, tính quốc tế trong ngôn ngữ không thể thiếu được. 1.1.3. Đặc điểm chung của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ 1.1.3.1. Tính chính xác Có thể nói rằng, khi nhắc đến tính khoa học của thuật ngữ nghĩa là phải nói đến tính chính xác. Theo đó, một từ được gọi là thuật ngữ thì bản thân nó phải phản ánh được bản chất của các khái niệm. Nói về tính chính xác của thuật ngữ Lưu Văn Lăng có quan điểm như sau:“Mức chính xác khoa học của thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một cách rõ ràng, rành mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho người nghe hiểu sai, hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác” [ 17, tr 40]. Và sự thống nhất trong quan điểm về đặc điểm này của thuật ngữ cũng được AA.Refomatski nói rõ trong nhận định:“Các khái niệm biểu thị trong các từ ngữ thông thường chỉ là khái niệm thông thường, còn các khái niệm biểu thị trong thuật ngữ là khái niệm chính xác của một chuyên ngành khoa học nào đó” [dẫn theo 20, tr 49- 51]. Vì yêu cầu về tính chính xác mà thuật ngữ trong các từ điển được định nghĩa chứ không giải thích như từ ngữ thông thường khác. Trong thời đại ngày nay có nhiều ngành nghề khoa học phát triển, vì thế ta phải hiểu và phân tích được đặc tính cơ bản của thuật ngữ để giúp người đọc, người nghe có được khái niệm chính xác về bất kỳ đối tượng khoa học nào, thuật ngữ phải có nhiệm vụ gọi tên, định nghĩa chính xác về khái niệm đó và chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái biểu cảm. 10 1.1.3.2. Tính hệ thống Ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đều có tính hệ thống. Chính vì vậy thuật ngữ với vai trò là một bộ phận của ngôn ngữ; là từ, cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một chuyên ngành nào đó cũng mang tính hệ thống. Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ. Và tính hệ thống của thuật ngữ được thể hiện ở hai phương diện: trường từ vựng và trường khái niệm. Trường từ vựng chỉ ra mối liên hệ của thuật ngữ với các từ ngữ khác trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ. Trường khái niệm chỉ ra mối liên hệ giữa một thuật ngữ với các thuật ngữ khác trong cùng một chuyên ngành khoa học. Bởi không có chuyên ngành khoa học nào chỉ tồn tại một khái niệm duy nhất. Vì vậy mỗi thuật ngữ phải thuộc về một hệ thống thuật ngữ của một chuyên ngành khoa học nhất định. Và cũng không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt thuật ngữ mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ thống khái niệm. 1.1.3.3. Tính dân tộc Thuật ngữ là một lớp từ biểu thị sự vật, hiện tượng, đối tượng của một ngành khoa học nào đó nhưng nó không hoàn toàn tách biệt mà vẫn là một bộ phận của ngôn ngữ chung, chịu sự chi phối bởi quy luật ngôn ngữ của một dân tộc nào đó. Bởi thế, thuật ngữ cũng phải có tính chất dân tộc. Tính dân tộc của thuật ngữ được thể hiện trong nhận định sau của Lưu Vân Lăng : “Thuật ngữ dù thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào cũng nhất thiết phải là một bộ phận của từ ngữ dân tộc. Do đó, thuật ngữ phải có tính dân tộc và phải mang màu sắc dân tộc” [ 17, tr 58]. Tùy tình hình, đặc điểm của từng ngôn ngữ, từng xã hội mà tính dân tộc trở thành một yêu cầu cần thiết quan trọng đối với thuật ngữ đến mức độ nào. 11 Tính dân tộc của thuật ngữ thể hiện ở việc chú ý đến việc khai thác, tận dụng và phát triển những từ thông thường sẵn có trong tiếng nói của dân tộc. Cụ thể: - Về mặt từ vựng: Bản chất của các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ phải mang tính dân tộc cao (quen dùng) - Về mặt ngữ âm, văn tự: Hình thức, âm hưởng của các yếu tố thuật ngữ được thể hiện ra ở cách nói, cách đọc, cách phát âm cũng như cách viết sao cho phù hợp với đặc điểm của tiếng nói, chữ viết của dân tộc. - Về mặt ngữ pháp: Cách sắp xếp các yêu tố trong thuật ngữ phải theo cú pháp của dân tộc (hoặc cố gắng một cách cao nhất để đạt được điều này). 1.1.3.4. Tính quốc tế Nguyễn Thiện Giáp khẳng định: “Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính thống nhất của thuật ngữ” [7, tr 247]. Như vậy, khoa học là tài sản trí tuệ chung của loài người, cho nên những khái niệm về các ngành khoa học kỹ thuật và nhiều ngành khác trong lĩnh vực hoạt động chung của con người cũng là của chung của nhân loại. Ví dụ khái niệm trong các ngành khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hoá học… đều thống nhất giữa các quốc gia trên thế giới, không thể có khái niệm toán học ở Việt Nam khác với khái niệm toán học ở bất kì quốc gia nào trên thế giới. Nói đến tính quốc tế của thuật ngữ là ta nghĩ đến sự biểu hiện ở hình thức cấu tạo của nó. Đó là các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau, cùng xuất phát một gốc chung. Ví dụ như “cà phê” trong tiếng Anh: cafe, tiếng Đức: kaffee. 12 Tính quốc tế của thuật ngữ còn biểu hiện cả ở nội dung. Bởi vì thuật ngữ biểu thị những khái niệm khoa học chung cho nên những khái niệm về khoa học, các ngành nghề khác đều giống nhau ở các quốc gia như đã nêu trên. 1.1.3.5. Yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ Bởi vì khái niệm khoa học không phải riêng của người Việt mà là tài sản chung của các dân tộc nói các tiếng khác nhau do vậy nó phải có mối tương quan với các dân tộc và quốc tế. Tiêu chí quan trọng nhất là phải bảo đảm tính chính xác của khái niệm. Thuật ngữ phải phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm - để thẩm định tính chính xác của thuật ngữ cần nắm vững nội dung khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt. Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ do Ủy Ban Khoa Học nhà nước tổ chức năm 1964 ở Hà Nội đã đưa ra: 1. Tính khoa học, cụ thể, chính xác, có hệ thống, ngắn gọn 2. Tính dân tộc, nghĩa là có mầu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm tiếng Việt 3. Tính đại chúng, nghĩa là quần chúng dễ dùng (dễ nhớ, dễ hiểu, dễ nói, dễ viết, dễ đọc) Ngoài ra, chúng ta có thể mượn cả yếu tố Ấn, Âu để tạo từ. Như vậy, thuật ngữ tiếng Việt có ba nguồn ngữ liệu để xây dựng là: Lớp thuật ngữ thuần Việt Lớp thuật ngữ Hán Việt Lớp thuật ngữ Ấn Âu Từ những nghiên cứu về thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam, chúng tôi thấy được những đặc điểm của thuật ngữ như đã nói trên: có tính chính xác, tính hệ thống, tính dân tộc và tính quốc tế. Trong đó, tính dân tộc và tính quốc tế không hề mâu thuẫn với nhau. Những thuật ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác đương nhiên mang tính quốc tế, nhưng cũng 13 có những thuật ngữ chỉ có trong tiếng Việt mà điển hình là những thuật ngữ dệt may truyền thống như áo dài, yếm, áo tứ thân... + Phân biệt thuật ngữ và các từ thông thường Thuật ngữ không tách biệt hẳn với từ ngữ thông thường. Chúng chỉ tồn tại như một thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ của các ngành khoa học, tách ra khỏi hệ thống đó sẽ trở thành từ vựng thông thường. Một khi ngành khoa học trở nên gần gũi đi sâu vào đời sống con người thì những từ thuật ngữ khoa học cũng dần dần được sử dụng như một từ ngữ thông thường. Ví dụ từ chập mạch dùng trong ngành điện đi vào cuộc sống thì được hiểu là từ chỉ những người có tính khí không bình thường. + Sự vay mượn thuật ngữ giữa các liên ngành Lê Quang Thiêm đã nêu ra rằng: “Thuật ngữ là bộ phận đặc thù trong hệ thống từ vựng và ngũ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. Thuật ngữ hình thành và phát triển phản ánh trình độ tri thức và sự phát triển cao của đất nước. Hệ thống thuật ngữ cũng thể hiện rất rõ các mối quan hệ tiếp xúc, tiếp nhận, hội nhập của khoa học công nghệ và văn hóa của dân tộc với cộng đồng các nước, các dân tộc khác trên thế giới”[ 28, tr 1-5]. Vốn tri thức của nhân loại ngày nay vô cùng phong phú, rộng lớn. Mọi ngành, nghề khoa học, kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao, du lịch ngày càng phát triển không ngừng và có sự phân nhánh trong mỗi ngành nghề đó. Vì vậy, thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều, cho nên phải có sự điều chỉnh, xử lý từ vựng hợp lý. Và việc sử dụng chung thuật ngữ là điều dễ hiểu. Ví dụ các thuật ngữ kinh tế, thương mại dùng trong nhiều ngành khoa học xã hội như kinh tế chính trị, mậu dịch, ngân hàng dữ liệu. Do tính liên ngành và đa ngành nên sự vay mượn thuật ngữ giữa các ngành khoa học kĩ thuật là tất yếu. Tuy vậy, không nên lạm dụng sự vay mượn để tránh gây nhầm lẫn trong giao tiếp khoa học. 14 1.2. Khái niệm thuật ngữ dệt may Công nghệ dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội. Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động. Cùng với sự phát triển của ngành dệt may ở Việt Nam, thuật ngữ dệt may cũng đã định hình thành một lĩnh vực thuật ngữ quan trọng. Không chỉ là những tài liệu lưu hành nội bộ, sự ra đời của cuốn từ điển Dệt may Anh - Việt (NXB Khoa học và kỹ thuật) là một sự đánh dấu bước phát triển mới của ngành này. Tuy nhiên, so với các ngành khác, rõ ràng là sự phát triển của sách công cụ, từ điển thuật ngữ thuộc ngành dệt may còn khá khiêm tốn. 1.2.1. Quan niệm về ngành dệt may “Textile is a type of material composed of natural or synthetic fibers. Types of textiles include animal-based material such as wool or silk, plant-based material such as linen and cotton, and synthetic material such as polyester and rayon. Textiles are often associated with the production of clothing.” (Adrea Wynne – Textiles – Mac Millan, 1997– The Textile Institule, 1993) Tạm dịch: Dệt may đề cập tới vật liệu bao gồm các loại sợi tự nhiên hoặc tổng hợp. Các loại hàng dệt may bao gồm vật liệu như lông cừu hoặc tơ tằm, vật liệu có nguồn gốc thực vật như vải lanh, bông, và vật liệu tổng hợp như 15 polyester và rayon. Dệt may thường gắn liền với việc sản xuất quần áo. Dệt may thường bao gồm các sợi, hoặc nhân tạo hoặc tự nhiên. Những loại sợi này được làm việc cùng nhau để tạo ra một sản phẩm. Các sản phẩm này sau đó được nối với nhau bằng cách sử dụng một loạt các quy trình, chẳng hạn như kéo sợi, dệt, dệt kim, để tạo ra sản phẩm dệt cuối cùng, mà chủ yếu là một loại vải nào đó. Bất kỳ sản phẩm nào mà chủ yếu bao gồm các sợi liên kết thường được gọi là dệt may. Tuy nhiên, các loại sợi có thể khác nhau, dẫn đến nguyên liệu dệt rất nhiều. Các loại sợi thường lấy từ 4 nguồn sau: động vật (lông), thực vật (bông, lanh, đay), khoáng sản, và tổng hợp (nylon, polyester, acrylic). 1.2.2. Quan niệm chung về thuật ngữ dệt may Như vậy, trên cơ sở khái niệm về lĩnh vực dệt may nêu trên, thuật ngữ dệt may có thể được phát biểu một cách giản dị như sau: Thuật ngữ dệt may là những từ và những cụm từ, là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn về dệt may như: thuật ngữ về vật liệu dệt, quy trình và sản phẩm dệt như: xơ, tơ tằm,len; các loại vải: vải dệt kim, vải dệt thoi, vải không dệt và các phụ liệu may... 16 TIỂU KẾT - Trong các mục của chương 1, luận văn đã nêu lên các quan điểm khác nhau của các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam về định nghĩa thuật ngữ và các tiêu chuẩn đối với thuật ngữ. Thuật ngữ là những từ và cụm từ cố định biểu thị chính xác các khái niệm và đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thuật ngữ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế, tính liên ngành, tính dân tộc. - Trên cơ sở những lý luận chung về thuật ngữ, khái niệm về thuật ngữ dệt may, luận văn đưa ra định nghĩa về thuật ngữ dệt may và coi đó là tiêu chí quan trọng để xác định, thu thập đối tượng nghiên cứu trong luận văn. Thuật ngữ dệt may trong luận văn này được hiểu là những từ và cụm từ gọi tên các khái niệm, đối tượng được dùng trong ngành dệt may như: nguyên liệu may mặc, các loại trang phục quần áo, các thiết bị phục vụ cho ngành dệt may... - Các chương tiếp theo, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: + Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ dệt may về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa, miêu tả mô hình cấu tạo và cách thức định danh của thuật ngữ dệt may tiếng Anh, liên hệ với tiếng Việt. + Điểm qua các lý thuyết dịch và các thủ pháp chuyển dịch, từ đó đề xuất các giải pháp chuyển dịch thuật ngữ dệt may Anh – Việt, đặc biệt là những trường hợp chưa có thuật ngữ tương đương giữa hai ngôn ngữ. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan