Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thuật ngữ chính trị xã hội trong báo cáo chính trị tại đại hội đảng cộn...

Tài liệu Khảo sát thuật ngữ chính trị xã hội trong báo cáo chính trị tại đại hội đảng cộng sản trung quốc lần thứ xviii năm 2012

.PDF
104
2110
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== LÂM TUYỀN QUÂN (LIN QUAN JUN) KHẢO SÁT THUẬT NGỮ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC LẦN THỨ XVIII NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== LÂM TUYỀN QUÂN (LIN QUAN JUN) KHẢO SÁT THUẬT NGỮ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC LẦN THỨ XVIII NĂM 2012 Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60.22.02.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Đỗ Thúy Nhung Hà Nội – năm 2015 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Đỗ Thúy Nhung, người đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình làm luận văn. Cảm ơn cô vì những định hướng và sự động viên khích lệ, giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học và khoa Đông phương học và đã tận tình truyền thụ và giúp đỡ những tri thức cho em trong suốt thời gian vừa qua. Em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khoẻ để cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thúy Nhung, có kế thừa một số nghiên cứu liên quan đã được công bố, những tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, có xuất xứ cụ thể, rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng về luận văn của mình. Hà Nội, ngày .....tháng .....năm 2015 Học viên Lâm Tuyền Quân 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH TW : Ban chấp hành Trung ương CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCS : Đảng cộng sản GS/TS : Giáo sư Tiến sỹ PGS/TS : Phó giáo sư Tiến sỹ XHCN : Xã hội chủ nghĩa 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê một số từ đơn tiết …………………………………………28 Bảng 2.2: Phân loại thuật ngữ từ đa tiết………………………………………...34 Bảng 2.3: Thống kê quán ngữ…………………………………………………..40 Bảng 3.1: Thống kê thuật ngữ mới……………………………………………..54 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài........................................................................................... 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 8 3. Phạm vi nghiên cứ và đối tượng nghiên cứu…………………………………10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 10 4.1.Mục đích nghiên cứu:..................................................................................... 10 4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................... 11 5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu .............................................................. 11 6. Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................ 11 7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 11 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................... 12 1.1. Khái quát về thuật ngữ và thuật ngữ chính trị xã hội ................................... 12 1.1.1. Thuật ngữ ................................................................................................... 12 1.1.1.1. Thế nào là thuật ngữ? .............................................................................. 12 1.1.1.2. Tính chất của thuật ngữ ........................................................................... 15 1.1.2. Thuật ngữ chính trị xã hội .......................................................................... 18 1.1.2.1. Tiền đề xã hội cho hệ thống thuật ngữ chính trị xã hội .......................... 18 1.1.2.2. Khái niệm thuật ngữ chính trị xã hội ...................................................... 18 1.1.2.3. Đặc trưng nghĩa thuật ngữ chính trị xã hội ............................................ 20 1.2. Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012 ..................................... 23 1.2.1. Bối cảnh lịch sử ......................................................................................... 23 1.2.2. Nội dung và tầm quan trọng của Báo cáo chính trị .................................. 25 Tiểu kết:................................................................................................................ 26 CHƢƠNG 2: DIỆN MẠO TỪ NGỮ TRONG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỘI ĐCS TRUNG QUỐC LẦN THỨ XVIII NĂM 2012 ..................... 27 2.1. Khảo sát thuật ngữ chính trị xã hội trong Báo cáo chính trị........................ 27 2.1.1. Khảo sát một số hư từ có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo thuật ngữ trong Báo cáo ....................................................................................................... 28 5 2.1.1.1. “的” ......................................................................................................... 30 2.1.1.2. “和” ......................................................................................................... 32 2.1.1.3. “在” ......................................................................................................... 33 2.1.1.4. “向” ......................................................................................................... 33 2.1.2. Khảo sát một số thuật ngữ đa tiết .............................................................. 34 2.1.2.1. Cấu trúc thuật ngữ đa tiết ........................................................................ 35 2.1.2.2. Ngữ nghĩa của thuật ngữ đa tiết .............................................................. 36 2.2. Khảo sát về một số thuật ngữ có tần xuất xuất hiện cao trong Báo cáo…...44 2.2.1. Khảo sát thuật ngữ “经济”………………………………………………45 2.2.2. Khảo sát thuật ngữ “科学” ……………………………………………...47 2.3 Nhận xét…………………………………………………………………....49 Tiểu kết:................................................................................................................ 51 CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT THUẬT NGỮ MỚI TRONG BÁO CÁO VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM…………...………………………………………53 3.1.Danh sách thuật ngữ mới trong Báo cáo chính trị ........................................ 53 3.2. Đổi mới về nội dung nghĩa…………….………………………………...…55 3.3. Thuật ngữ mới trong Báo cáo chính trị đại hội Đảng lần thứ XVIII và liên hệ với tiếng Việt……………………………………………………………………62 3.3.1. Sự tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong lịch sử……………………..63 3.3.2. Thuật ngữ mới trong Báo cáo đại hội Đảng lần thứ XVIII và liên hệ với tiếng Việt…………………………………………………………………………………67 Tiểu kết:……………………………………………………………………… ..79 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….80 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Thuật ngữ học là một trong những lĩnh vực phát triển đầy hứa hẹn của ngôn ngữ học. Những tìm tòi và khám phá về sự hình thành, phạm vi và ảnh hưởng của thuật ngữ luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ của nhiều ngành khoa học dưới dạng các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hàn…và đặc biệt là tiếng Trung, một ngôn ngữ thông dụng và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Ngôn ngữ không phải là bất biến, với mỗi một ngôn ngữ ở một quốc gia, tại một thời điểm nào đó trong một hoàn cảnh cụ thể sẽ sản sinh ra những từ ngữ mới mang ý nghĩa hoàn toàn mới, và những từ ngữ này đã và sẽ góp phần làm phong phú hơn nữa ngôn ngữ của quốc gia đó. Với tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng hơn 30 năm cải cách mở cửa tại Trung Quốc, dẫn đến việc sản sinh nhiều từ ngữ mới trong đó không thể không tính là những thuật ngữ mới đã phần nào làm thay đổi diện mạo của tiếng Hán nói chung và thuật ngữ chính trị xã hội nói riêng. Hơn nữa, thuật ngữ chính trị xã hội là một lĩnh vực đặc biệt, luôn phản ánh sâu sắc diện mạo chính trị của một quốc gia, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hơn 25% từ Hán Việt có tư cách là những đơn vị hoạt động tự do không khác gì các từ thuần Việt (trong tiếng Việt). Các yếu tố Hán Việt nằm trong tiếng Việt với tư cách là thành viên tiếng Việt. Trong số những từ Hán Việt đó, có 20% đề cập đến lĩnh vực chính trị xã hội. Thuật ngữ chính trị xã hội trong từ điển “Thuật ngữ chính trị xã hội tiếng Hán hiện đại”: là những từ chuyên nghiệp mang ý nghĩa, hình thức đặc biệt và hình thành trong những hoạt động Đảng và chính phủ trong quá trình xử lí sự vụ nội chính và ngoại giao. Văn kiện báo cáo của các lần đại hội của Đảng đóng vai 7 trò rất quan trọng đối với việc vận dụng và phổ biến những thuật ngữ chính trị xã hội cho nhân dân đại chúng. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và cụ thể về Thuật ngữ chính trị trong các báo cáo đại hội của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc, vì thế, chúng tôi lựa chọn khảo sát thuật ngữ chính trị trong báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012– một trong những báo cáo mang tính trọng đại trong lịch sử Trung Quốc – báo cáo đường lối mới nhất của ĐCS Trung Quốc trong giai đoạn xây dựng “Kế hoạch 2015” xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Trung Quốc. Trong bài luận văn này, tôi đi vào nghiên cứu, khảo sát hệ thuật ngữ chính trị xã hội mới xuất hiện trong Báo cáo của BCH TW ĐCS Trung Quốc tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII, có liên hệ với tiếng Việt, luận văn muốn góp phần vào việc nghiên cứu sự phát triển của thuật ngữ chính trị xã hội Trung Quốc nói chung và một số ảnh hưởng tới tiếng Việt nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ngôn ngữ phát triển theo thời gian, mang tính lịch sử cụ thể. Vì vậy để có cái nhìn toàn diện về lịch sử phát triển của một ngôn ngữ nào đó thì việc nghiên cứu diện mạo của từng bộ phận của nó trong từng giai đoạn là rất cần thiết. Sự phát triển của ngôn ngữ nói chung gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu thuật ngữ trong ngôn ngữ học cũng là một trong những đóng góp lớn của ngành nghiên cứu ngôn ngữ học. Trên thế giới đã từng xuất hiện nhiều nhà ngôn ngữ học công bố những công trình nghiên cứu ngôn ngữ mang tầm vóc lớn như nhà ngôn ngữ học người Mỹ Bloomfield Leonard. Ông là một trong những nhà ngôn ngữ học dẫn đầu cho sự phát triển ngôn ngữ học cấu trúc tại Hoa Kỳ trong những năm 1930, 1940. Sự ảnh hưởng của cuốn sách “Language”, London, 1935 của ông đã mô tả toàn diện ngôn ngữ học cấu trúc Mỹ. Ngoài những đóng góp cho nền ngôn ngữ Hoa Kỳ, 8 ông còn có đóng góp đáng kể cho lịch sử ngôn ngữ Ấn – Âu, mô tả các ngôn ngữ Nam Đảo. Emeneau Murray Barnson là giáo sư lừng danh, người đã sáng lập ra sở Ngôn ngữ học tại trường đại học California cũng đã có nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ, đặc biệt là ngữ pháp học tiếng Việt. Năm 1951 ông cho ra đời tác phẩm: “ Studies in Vietnamese (Annamese) grammar” , University of California. Những tác phẩm của các nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam. Nghiên cứu ngôn ngữ học không chỉ phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, mà từ lâu các nước Châu Á cũng đã tiến hành nghiên cứu để thấy được sự phát triển của ngôn ngữ quốc gia. Trung Quốc là một đất nước có bề dày về lịch sử văn hóa. Tiếng Hán là thứ tiếng được dùng phổ biến ở Trung Quốc, và nó có tầm ảnh hưởng lớn đến các nước trong và ngoài khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…và Việt Nam. Việt Nam có những hơn 1000 năm chịu dưới sự thống trị của các nhà nước triều đình phong kiến Trung Quốc, nên Việt Nam bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hán và đặc biệt là ngôn ngữ từ phương Bắc tràn xuống. Cho đến ngày nay, ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt vẫn còn rất sâu sắc, các yếu tố Hán còn tồn tại và phong phú thêm yếu tố Việt trong tiếng Việt. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt của các học giả Trung Hoa cũng như Việt Nam, một số tác giả tiêu biểu như: Sử Hữu Vi “Từ ngoại lai trong tiếng Hán” nhà xuất bản Thương Vụ, 2000; Phạm Văn Khoái “Một số vấn đề về Hán văn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” Đề tài đặc biệt cấp Đại học quốc gia, mã số: QG.0313, Hà Nội, 2005; Nguyễn Thiện Giáp “Từ vựng học tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo dục, 1985; Nguyễn Văn Khang “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, học viện khoa học xã hội, 2006. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt, nhưng hiện tại chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu vể thuật ngữ chính trị xã 9 hội trong các báo cáo chính trị đại hội ĐCS Trung Quốc cũng như Việt Nam. Nên trong bài luận văn này, tôi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu diện mạo thuật ngữ chính trị xã hội trong “Báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012”, tìm ra những thuật ngữ mới xuất hiện trong giai đoạn 1978 đến 2012, thông qua cuốn từ điển “现代汉语新词语词典” “Từ điển tân từ ngữ Hán ngữ hiện đại” do Kháng Thế Dũng, Lưu Hải Nhuận chủ biên, nhà xuất bản Từ Thư, Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 4 năm 2000 và cuốn “Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng” do Kim Quan Đào, Lưu Thanh Phong chủ biên, nhà xuất bản Pháp Luật, từ đó liên hệ so sánh với từ tiếng Việt ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu Khảo sát thuật ngữ và thuật ngữ chính trị xã hội trong “Báo cáo chính trị của BCH TW ĐCS Trung Quốc tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012”. Phạm vi thời gian: Khảo sát các thuật ngữ trong “Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012” so sánh đối chiếu với từ điển “现代汉语新词语词典” “Từ điển tân từ ngữ Hán ngữ hiện đại” do Kháng Thế Dũng, Lưu Hải Nhuận chủ biên, nhà xuất bản Từ Thư, Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 4 năm 2000, cuốn “Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng” do Kim Quan Đào, Lưu Thanh Phong chủ biên, nhà xuất bản Pháp Luật. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát từ đơn tiết và từ đa tiết trong báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012, chúng tôi rút ra được danh sách các thuật ngữ và thuật ngữ mới mới xuất hiện trong báo cáo đại hội đảng lần thứ 19, sau đó phân tích đặc điểm của các thuật ngữ này về mặt cấu trúc, nội dung. Luận văn 10 muốn góp phần vào việc nghiên cứu sự phát triển thuật ngữ chính trị xã hội của Trung Quốc nói chung và một số ảnh hưởng tới tiếng Việt. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích trên, luận văn đề ra nhiệm vụ như sau: 1) Khảo sát sự hiện diện vốn từ trong báo cáo đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII. 2) Các biểu hiện mới về từ ngữ và nghĩa.(So sánh với năm 1978) 3) Liên hệ với Việt Nam. 5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp như: phân tích thống kê số lượng, phân loại; phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa thuật ngữ so sánh liên hệ với tiếng Việt. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu cụ thể của luận văn về khảo sát thuật ngữ chính trị xã hội trong báo cáo tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII, góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của thuật ngữ chính trị xã hội tại Trung Quốc, sự ảnh hưởng của những thuật ngữ đó đối với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Hán. Nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Hán của sinh viên và cán bộ nghiên cứu trong ngành. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 11 Chương 2. Diện mạo từ ngữ trong báo cáo chính trị tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XVIII năm 2012 Chương 3. Khảo sát thuật ngữ mới trong Báo cáo và liên hệ với Việt Nam. CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về thuật ngữ chính trị xã hội 1.1.1. Thuật ngữ 1.1.1.1. Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ là một đề tài có sức cuốn hút đối với nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như ở Trung Quốc. Hiện nay trong ngôn ngữ học có một số lượng vô cùng lớn các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ, thậm chí còn có thể viết cả một cuốn sách về “Khái niệm thuật ngữ là gì?”. Vậy thế nào là thuật ngữ? Có những định nghĩa chỉ ra sự phân định giữa một bên là thuật ngữ còn một bên là từ thông thường. Cả về hình thức và nội dung không thể tìm thấy ranh giới thực nào giữa từ thông thường, từ phi chuyên môn với từ của vốn thuật ngữ. Đường ranh giới hiện thực, khách quan giữa hai loại từ này về thực chất là một đường ranh giới ngoài ngôn ngữ. Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng với đối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến. Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt – đó là chức năng gọi tên. Theo cuốn “Từ điển Tân Hoa” Trung Quốc, thuật ngữ là: 各门学科中用 以表示严格规定的意义的专门用语 Từ ngữ chuyên môn biểu thị ý nghĩa quy định nghiêm ngặt trong các môn khoa học. Thuật ngữ không phải là những từ 12 vựng biệt lập, mà là những bộ phận riêng của ngôn ngữ thống nhất. Các thuật ngữ chính trị - xã hội, thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn có hình thức cấu tạo là từ (từ đơn - từ ghép) có số lượng lớn, trong đó chủ yếu là những thuật ngữ là từ ghép, đặc biệt là từ ghép chính phụ. Các thuật ngữ có hình thức cấu tạo là cụm từ (ngữ định danh) lại có số lượng ít, chiếm tỉ lệ khiêm tốn. Một số nhà ngôn ngữ học khác lại xác định thuật ngữ trong mối quan hệ giữa nó với khái niệm. Chẳng hạn, các soạn giả của “Đại Bách khoa toàn thư Xô Viết” đã định nghĩa: “Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó” . [27; tr1]. Một số nhà khoa học khác lại nhấn mạnh vấn đề khái niệm và định nghĩa thuật ngữ: “Thuật ngữ dù là từ (ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một ký hiệu tương ứng với một khái niệm…Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân”. “Thuật ngữ là từ mà một định nghĩa nào đó kèm theo nó một cách nhân tạo, có ý thức. Định nghĩa này có liên quan với một khái niệm khoa học nào đó.” “ Thuật ngữ là từ chuyên môn để dẫn chứng giải thích ý nghĩa biểu thị các quy định chặt chẽ trong các môn khoa học” [27; tr1]. Trong cuốn: “Đại từ điển bách khoa toàn thư” của Trung Quốc định nghĩa: “Thuật ngữ là từ ngữ chuyên dùng của các ngành khoa học, thuật ngữ có thể là từ, cũng có thể là cụm từ, dùng để biểu thị chính sách sự vật, hiện tượng, đặc tính, quan hệ và quá trinh thuộc các lĩnh vực chuyên môn như: kỹ thuật sản xuất, khoa học, nghệ thuật, cuộc sống xã hội…”[26; tr.236]. 13 Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng hết sức quan tâm đến lĩnh vực thuật ngữ và những định nghĩa về thuật ngữ ngày một đầy đủ hơn và chính xác hơn. Năm 1962, trong “Giáo trình Việt ngữ, tập II”, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa thuật ngữ trong đó đồng thời có sự nhấn mạnh rằng thuật ngữ không phải chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà còn chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định. Theo ông,“Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lí, ngành hóa học, ngành toán học, thương mại, ngoại giao, chính trị xã hội…Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định” [1; tr3]. Trong giáo trình “Từ vựng tiếng Việt” xuất bản năm 1978 và tiếp đến là giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” xuất bản năm 1985, tái bản 1998, Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra quan niệm ngắn gọn nhưng nêu được đầy đủ những đặc trưng cần và đủ của thuật ngữ. Theo ông, “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và những cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [5; tr308-309]. Thuật ngữ theo Nguyễn Thiện Giáp có thể được cấu tạo dựa trên cơ sở từ hoặc hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Qua những định nghĩa được nêu trên ta có thể thấy thuật ngữ là từ và cụm từ nhưng không giống với từ và cụm từ thông thường. Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình cảm, sắc thái phụ như thái độ đánh giá con người, khen, chê…, có thể mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm, trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm hay 14 một khách thể. Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng của một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa học kỹ thuật, chính trị xã hội nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt của nó. Từ đó, chúng tôi rút ra được một số đặc điểm cần chú ý xung quanh khái niệm thuật ngữ là: - Về mặt cấu trúc: Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ. - Về mặt nội dung (mặt biểu nghĩa): Thuật ngữ biểu thị duy nhất một nghĩa – một khái niệm. - Về mặt sử dụng: Thuật ngữ được sử dụng trong một ngành nhất định, một lĩnh vực khoa học nhất định. Từ những đặc điểm như trên, thuật ngữ được hiểu một cách ngắn gọn là: “Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng được sử dụng trong một ngành khoa học cụ thể”. 1.1.1.2. Tính chất của thuật ngữ Thuật ngữ là những từ hoặc cụm từ cố định dùng để biểu thị chính xác các khái niệm và đối tượng thuộc lĩnh vực của mỗi ngành khoa học. Vì thế thuật ngữ mang tính chất, đặc điểm sau: *Tính chính xác: Nói đến thuật ngữ thuộc các ngành khoa học trước hết phải nói đến tính chính xác. Điều đó có nghĩa là thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái niệm khoa học mà không gây nhầm lẫn. Một thuật ngữ lí tưởng là thuật ngữ phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm, tuy nhiên không thể đòi hỏi thuật ngữ phản ánh đầy đủ mọi phương diện, mọi khía cạnh của khái niệm. Thậm chí cá biệt có trường hợp thuật ngữ phản ánh một đặc trưng không cơ bản, nhưng đó là đặc trưng đủ để khu biệt thuật ngữ ấy với thuật ngữ khác. 15 *Tính hệ thống: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống riêng. Thuật ngữ của mỗi nước cũng có hệ thống riêng. Vì vậy nói đến thuật ngữ là phải nói đến tính hệ thống. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng tính hệ thống là một đặc trưng về nội dung, một số khác lại coi đây là tiêu chuẩn về hình thức. Còn theo chúng tôi thì nhắc đến tính hệ thống của thuật ngữ thì cần chú ý đến cả hai mặt: hệ thống khái niệm (xét về nội dung) và hệ thống các biểu thị (xét về hình thức). Tính hệ thống của các biểu thị thuật ngữ thường được thể hiện rõ ràng qua mối liên hệ liên tưởng và mối quan hệ ngữ đoạn của các tín hiệu trong ngôn ngữ. Tất cả các thuật ngữ gọi tên khái niệm đều phải cố gắng phối hợp với quốc tế, công tác điều phối cần phải được tiến hành thông qua tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO. *Tính quốc tế: Các khái niệm khoa học mà thuật ngữ biểu thị là tài sản chung của toàn nhân loại, do đó nó mang tính quốc tế. Các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Hàn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Hán, đặc biệt là về khía cạnh từ vựng, do vậy mà vốn từ văn hóa hầu hết đều có nguồn gốc từ tiếng Hán nên có thể nói hầu như toàn bộ hệ thống thuật ngữ đều dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán. *Tính đơn nghĩa: Thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói hay viết ra thì làm cho người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học tương ứng với nó. Vì thuật ngữ nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định nên thuật ngữ chỉ có một nghĩa, khác với từ thông thường có tính đa nghĩa. Tính đơn nghĩa ở đây được hiểu là đơn nghĩa trong một ngành, một lĩnh vực chuyên môn nhất định, nghĩa là đảm bảo tính chính xác của thuật ngữ. 16 *Tính ngắn gọn, xúc tích: Thuật ngữ cần phải có tính ngắn gọn. Thuật ngữ cũng như danh từ nói chung mang tính chất định danh. Một thuật ngữ dài thì thường có tính chất miêu tả hay định nghĩa. Tính chất này không những làm cho hệ thống ký hiệu bị xộc xệch méo mó mà có khi còn làm lu mờ, thậm chí còn có thể phá vỡ tính chất của bản thân nó. Do đó, muốn cho kết cấu của thuật ngữ được chặt chẽ, đảm bảo tính chất định danh của thuật ngữ thì về mặt hình thức đòi hỏi thuật ngữ phải ngắn gọn, cô đọng. *Tính ổn định: Một khi thuật ngữ đã được đặt tên, không dễ dàng thay đổi trừ phi đặc biệt quan trọng. Ví dụ: Thuật ngữ atom (nguyên tử) trong tiếng Anh, vốn dĩ để chỉ đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia cấu tạo nên vật chất, sau đó vật lí học phát triển đã chứng minh “nguyên tử” vẫn có thể phân chia, nhưng người ta vẫn không vì thế mà thay đổi thuật ngữ atom này để duy trì tính ổn định của thuật ngữ. *Tính sản sinh: Một thuật ngữ sau khi đã được xác định, có thể xuất phát từ thuật ngữ cũ thông qua phương pháp tạo từ và tổ hợp từ phái sinh ra thuật ngữ mới. Ví dụ: Thuật ngữ “tính toán” trong tiếng Hán, có thể thông qua phương pháp cấu tạo tổ hợp từ mà phái sinh những thuật ngữ mới như “补/运算” bổ sung/ tính toán, “反演/运算” nghịch đảo/tính toán, “对偶/运算” ghép đôi/ tính toán, “全同/运算” toàn đồng/tính toán, “非/全同/运算” phi/toàn đồng/tính toán, “等价/运算” đẳng giá/tính toán, “非/等价/运算” phi/đẳng giá/tính toán, “异/运 算” khác/tính toán, tất cả những thuật ngữ này đều là những tổ hợp từ. Thành phần có thể sản sinh trong thuật ngữ tốt nhất là có tác dụng tạo từ tương đối lớn, dễ dàng tạo thành hay phái sinh những thuật ngữ mới có liên 17 quan đến nó. Ví dụ: những ngữ tố biểu thị khái niệm màu xanh trong tiếng Hán khi đứng trước những ngữ tố khác có thể cấu thành những thuật ngữ như “绿, 青, 黛”( lục, thanh, đại), “绿色”(màu xanh lá), “绿树成荫”(bóng cây rợp mát), “绿莹莹” (óng ánh xanh), “绿灯” (đèn xanh), “绿化”( lục hóa), “绿茶”(trà xanh), “绿内障”(bệnh glôcôm), “绿卡”(thẻ xanh), “绿油油”(xanh mướt), “绿 豆”(đậu xanh). Khi đứng sau những ngữ tố khác nó lại có thể cấu thành những thuật ngữ như “叶绿素”(chất ChlorophyII), “橄榄绿”(xanh cốm), “桃红柳绿” (đào hồng liễu biếc), “青山绿水”(non nước xanh biếc)…Tác dụng tạo từ của “绿” mạnh hơn nhiều so với “青, 黛”. Khi tạo ra những thuật ngữ mới tốt hơn hết là chọn những ngữ tố có khả năng tạo từ cao, chỉ khi nào cần thêm sắc thái tu từ hay phân biệt đặc trưng mới cần những ngữ tố có sắc thái tu từ nhưng tác dụng tạo từ tương đối thấp. 1.1.2. Thuật ngữ chính trị xã hội 1.1.2.1. Tiền đề xã hội của thuật ngữ chính trị xã hội Trong hệ thống ngôn ngữ thì lớp thuật ngữ là bộ phận đặc sắc nhất, nhạy cảm nhất xét trong quan hệ ngôn ngữ với văn hoá và phát triển, nó được xem như bức tranh phản chiếu, là diện mạo toàn cảnh từ ngữ ghi dấu trạng thái tri thức, trạng thái sáng tạo tiếp biến của một đất nước một dân tộc thời kỳ tiến hoá đi lên. Chính vì vậy sự ra đời, sự hình thành của một hệ thuật ngữ mới cần có những cơ sở tiền đề xã hội nhất định. Theo GS. TS Lê Quang Thiêm thì nó phải cần có sáu tiền đề: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan