Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thành phần côn trùng thủy sinh khu vực rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăn...

Tài liệu Khảo sát thành phần côn trùng thủy sinh khu vực rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng

.PDF
36
397
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG THỦY SINH KHU VỰC RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2012 i ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG THỦY SINH KHU VỰC RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. VŨ NGỌC ÚT 2012 ii LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa thủy sản – trường Đại học Cần thơ đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong thời gian học tại trường. Xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Ngọc Út đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Huỳnh Trường Giang Bộ môn Thủy Sinh học ứng dụng đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn trong thời gian thu mẫu tại Sóc Trăng. Và cũng xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Kim Liên đã giúp đỡ tôi trong thời gian phân tích mẫu và xử lý số liệu. Gửi lời cảm ơn đến các chú trong phân trường Mỹ Phước – Sóc Trăng đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu mẫu tại Sóc Trăng. Sau cùng xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đặc biệt là các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản Liên Thông K36 đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Thúy Kiều iii TÓM TẮT Khảo sát sự đa dạng của thành phần loài côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái Rừng Tràm Mỹ Phước ở tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng sinh học và sử dụng chúng cho việc quan trắc chất lượng nước. Quá trình khảo sát được thực hiện với 2 đợt mùa mưa và mùa khô trên 4 sinh cảnh: Rừng tràm khai thác: 9 điểm; Rừng tràm đặc dụng: 2 điểm; Rừng dừa nước: 2 điểm; Lung: 2 điểm. Kết quả khảo sát phát hiện được 35 loài, thuộc 20 họ, 7 Bộ. Trong đó tìm thấy Bộ chuồn chuồn (Odonata) 6 loài (17%), Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) 11 loài (31%), Bộ cánh cứng (Coleoptera)11 loài (31%), Bộ hai cánh (Diptera) 2 loài (6%), Bộ cánh thẳng (Orthoptera) 2 loài (6%), Bộ nhện (Araneae) 2 loài (6%), Bộ phù du (Ephemeroptera) 1 loài (3%). Mật độ côn trùng thủy sinh trung bình là (14.93 ± 18.83 ct/m2), trong đó cao nhất là Bộ chuồn chuồn (Odonata) (14.50 ct/m2), Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) (56.22 ct/m2), Bộ cánh cứng (Coleoptera) (10.67 ct/m2), Bộ nhện (Araneae) (5.56 ct/m2), Bộ phù du (Ephemeroptera) (12.67 ct/m2). Một số loài côn trùng thủy sinh chiếm ưu thế: Macromia illinoiensis, Epicordulia sp, Pchydiplax longipennis, Lestidae larva, Notonecta undulata, Aquarius remigis, Ranatra linearis, Scirtes tibialis, Dolomedes sp, Baetis sp iv MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ........................................................................................................i TÓM TẮT.............................................................................................................ii MỤC LỤC ...........................................................................................................iii DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................v DANH SÁCH HÌNH ..........................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................vii Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1 1.1 Giới thiệu .........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................1 1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................1 1.4 Thời gian thực hiện đề tài ...............................................................1 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................2 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................2 2.2 Đặc điểm côn trùng thủy sinh.........................................................3 2.2.1 Phân loại............................................................................3 2.2.2 Phân bố ..............................................................................4 2.2.3 Một số đặc điểm sinh học.................................................5 2.2.4 Vai trò của côn trùng thủy sinh........................................7 Phần 3:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................8 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................8 3.2 Vật liệu nghiên cứu .........................................................................9 3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................10 3.3.1 Phương pháp thu mẫu.....................................................10 3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu...........................................10 3.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................11 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................12 4.1 Thành phần côn trùng thủy sinh ...................................................12 4.1.1 Thành phần côn trùng thủy sinh trong mùa mưa ..........12 4.1.2 Thành phần côn trùng thủy sinh trong mùa khô ...........15 4.2 Mật độ côn trùng thủy sinh ...........................................................16 4.2.1 Biến động số lượng côn trùng thủy sinh mùa mưa.......17 4.2.2 Biến động số lượng côn trùng thủy sinh mùa khô........19 4.3 So sánh sự biến động thành phần loài và mật độ côn trùng thủy sinh của hai mùa ..................................................................................21 4.3.1 Sự biến động thành phần loài.........................................21 v 4.3.2 Sự biến động mật độ .......................................................22 4.4 Tính đa dạng côn trùng thủy sinh .................................................22 4.4.1 Tính đa dạng côn trùng thủy sinh trong các hệ sinh thái mùa mưa ...................................................................................23 4.4.2 Tính đa dạng côn trùng thủy sinh trong các hệ sinh thái mùa khô ....................................................................................23 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................25 5.1 Kết luận ..........................................................................................25 5.2 Đề xuất ...........................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................26 PHỤ LỤC ...........................................................................................................28 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Các điểm lấy mẫu côn trùng thủy sinh khu hệ rừng tràm Mỹ Phước Bảng 4.1: Thành phần và số côn trùng thủy sinh trong các sinh cảnh của hệ sinh thái rừng tràm mùa mưa Bảng 4.2: Thành phần và số lượng loài côn trùng thủy sinh trong các sinh cảnh hệ sinh thái rừng tràm mùa khô Bảng 4.3: Chỉ số đa dạng của các sinh cảnh ở mùa mưa Bảng 4.4: Chỉ số đa dạng của các sinh cảnh ở mùa khô vii DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Phân bố các điểm lấy mẫu trong khu hệ rừng tràm Mỹ Phước Hình 3.2: Vợt D - Frame Net dùng trong thu mẫu côn trùng thủy sinh Hình 4.1: Cấu trúc thành phần loài côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước Hình 4.2: Cấu trúc thành phần loài côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước trong mùa mưa Hình 4.3: Một số loài chiếm ưu thế trong đợt thu mẫu Hình 4.4: Cấu trúc thành phần loài côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước trong mùa khô Hình 4.5: Số lượng côn trùng thủy sinh trung bình trong hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước ở cả hai mùa Hình 4.6: Số lượng côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rừng tràm trong mùa mưa Số lượng côn trùng thủy sinh trong các sinh cảnh rừng tràm trong mùa mưa Số lượng côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rừng tràm trong mùa khô Số lượng côn trùng thủy sinh trong các sinh cảnh rừng tràm trong mùa khô Thành phần loài côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rừng tràm qua hai mùa Số lượng côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rừng tràm qua hai mùa Hình 4.7: Hình 4.8: Hình 4.9: Hình 4.10: Hình 4.11: viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - RT: Rừng khai thác - DN: Dừa nước - ĐD: Đặc dụng - LN: Lung - H’: Chỉ số đa dạng Shannon ix Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Côn trùng thủy sinh (Aquatic insect) giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước ngọt và có mặt trong hầu hết các thủy vực nội địa, đặc biệt là trong hệ thống ao, sông, các khu hệ sinh thái rừng tràm…Đây là nhóm động vật không xương sống kích thước lớn và thường được sử dụng trong việc đánh giá chất lượng nước thông qua sự hiện diện chỉ thị đặc trưng của chúng. Đồng thời đây cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của cá và nhiều loài động vật có xương sống khác. Vì vậy chúng tham gia tích cực trong vai trò cân bằng mối quan hệ sinh thái thủy vực thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Trong các sinh cảnh tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng thì rừng tràm ở Mỹ Phước là một trong những hệ sinh thái quan trọng. Với diện tích khoảng 4.306 ha, được tập trung ở vùng trũng huyện Mỹ Tú và Ngã Năm với các phân trường Mỹ Phước, lâm trường Phú Lợi, phân trường Ngã Năm. Đây được xem là khu hệ sinh thái tự nhiên lớn nhất của tỉnh và được đánh giá là đa dạng về thành phần loài rất phong phú. Với hệ thống kênh mương dày đặc của hệ sinh thái rừng tràm, tạo điều kiện cho nhiều loài côn trùng thủy sinh đặc trưng phát triển. Tuy nhiên, thông tin về thành phần, số lượng loài và đa dạng sinh học của các nhóm côn trùng thủy sinh trong khu hệ sinh thái này rất hạn chế. Chính vì vậy đề tài ”Khảo sát thành phần côn trùng thủy sinh khu vực rừng tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện góp phần cung cấp những dẫn liệu đầy đủ tính đa dạng về thành phần loài côn trùng thủy sinh của hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước, Sóc Trăng làm cơ sở cho việc qui hoạch và bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái của vùng 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Định danh và xác định đa dạng sinh học các loài côn trùng thủy sinh hiện diện trong khu hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước làm cơ sở đánh giá đa dạng sinh học chung của các hệ sinh thái ở Sóc Trăng 1.3 Nội dung nghiên cứu - Khảo sát thành phần loài và số lượng côn trùng thủy sinh - Đánh giá sự đa dạng của côn trùng thủy sinh 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2011 đến tháng 5/2012 1 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình khu vực nghiên cứu Theo thông tin tổng hợp từ trung tâm dữ liệu của Sóc Trăng (http://www.ipc.soctrang.gov.vn) thì đều kiện tự nhiên của tỉnh có những đặc điểm sau: Khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8, 9, 10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển. Đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97% (số liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008) Đặc điểm địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong,vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, VĩnhChâu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.Vùng Cù Lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ. Sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông 2 Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp. Tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển 2.2 Đặc điểm côn trùng thủy sinh Côn trùng thủy sinh (Aquatic Insects) là một nhóm sinh vật rất phong phú và đa dạng trong môi trường nước. Những sinh vật này là một thành phần quan trọng của thủy vực (và đôi khi trên mặt đất) vì chúng phá vỡ và xử lý chất hữu cơ và cung cấp thức ăn cho động vật không xương sống và động vật có xương sống (Bouchard, R.W, 2009). Khoảng 751.000 loài côn trùng đã được xác định cho đến nay, và một số loài côn trùng thủy sinh bắt đầu cuộc sống của chúng trong nước ngọt. Đối với chuồn chuồn hoặc bọ cánh cứng tiền ấu trùng của chúng sống trong dòng chảy hoặc nước đọng. Một khi chúng đã trưởng thành đến một thời điểm nhất định, chúng thoát ra khỏi nước và sống phần còn lại của cuộc sống của chúng trên cạn. Những loài khác, chẳng hạn như bọ cánh cứng nước sống cuộc sống của chúng trong nước (Farb, 1962) 2.2.1 Phân loại Giới: Animalia Ngành: Arthropoda Lớp: Insecta Lớp phụ: Pterygota Tổng bộ: Ephemeropteroidea, Exopterygota, Endopterygota Bộ - Ephemeroptera (Phù du) - Odonata (Chuồn chuồn) - Diptera (Hai cánh) - Hemiptera (Cánh nữa cứng) - Plecoptera (Cánh úp) - Coleoptera (Cánh cứng) Odonatoptera, 3 Endopterygota, Paraneoptera, 2.2.2 Phân bố Bộ phù du (Ephemeroptera) Ấu trùng phù du gặp phổ biến ở suối, sông, hồ chứa nước, là thành phần sinh vật đáy quan trọng, thức ăn của cá ăn đáy trong các thủy vực nước chảy miền núi (Thái Trần Bái, 2001). Theo nhiều nghiên cứu thì phù du có thể đào hang trong bùn hoặc cặn bã, chúng sử dụng chân trước và phần nhô ra của hàm trên để đào hang (Đặng Ngọc Thanh và Thái Trần Bái, 1981), (http://lakes.chebucto.org). Ấu trùng Ephemroptera chiếm 1 số lượng lớn trong thành phần động vật các sông suối nước chảy vùng núi. Hiện nay ở Việt Nam đã biết 56 loài thuộc 30 giống. Số lượng loài này còn chưa đầy đủ song đã có thể coi như thành phần cơ bản gồm những loài phổ biến nhất Trong thành phần loài Họ Batidiae đông nhất (đã biết 11 loài), các Họ Polymitaricidae, Palingeniidae, Chromarcidae, Caenidae, Euthyplociidae, Neopheneropsidae chỉ có 1-2 loài. Các giống hiện nay có số loài nhiều nhất là Ephemera 6 loài, Baetis 8 loài, Ephemerella 6 loài còn các giống còn lại chỉ từ 1-3 loài. Đặc điểm của thành phần loài ấu trùng EphemropteraViệt Nam là có sắc thái nhiệt đới rõ rệch với nhiều giống loài đặc trưng vùng nhiệt đới: Povilla, Thalerosphynus, Ecdyonuroides, Chromarcy, Habrophylebiodes, bên cạnh đó có những giống loài phân bố rộng trong vùng ôn đới, cận nhiệt đới như: Iron, Anagenisa, Epeorus, Ephemerella…Về mặt sinh thái học nhóm loài thích nghi với đời sống nước chảy vùng sông suối, vùng núi nhiều hơn rõ rệch so với nhóm loài sống ở sông hồ, vùng đồng bằng (mới chỉ thấy 3 loài) (Đặng Ngọc Thanh và ctv.., 2002) Chuồn chuồn (Odonata) Theo thống kê của Thái Trần Bái (2001), thì hiện có khoảng 4500 loài Chuồn chuồn. Ấu trùng sống trong nước (Dương Trí Dũng, 2000), khi trưởng thành sống trên cạn, bay giỏi, ăn thịt, bay săn mồi. Bộ hai cánh (Diptera) Theo Thái Trần Bái (2001) hiện có khoảng 80000 loài và ngoài ra thông tin từ (http://en.wikipedia.org) thì có khoảng 120000 loài hiện nay. Ấu trùng sống trong nước hoặc trên cạn nơi giàu chất hữu cơ thối rữa (Thái Trần Bái, 2001; Bùi Minh Tâm và Dương Trí Dũng, 2000; Barnes B.D, 1968) Bộ cánh nữa cứng (Hemiptera) Hiện có khoảng 4000 loài theo Trần Thái Bái (2001), tuy nhiên từ http://en.wikipedia.org có 50000 - 80000 loài hiện nay. Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) sống ở cạn hay ở nước (Thái Trần Bái, 2001) Bộ cánh úp (Plecoptera) 4 Có khoảng 1.718 loài trong 239 chi thuộc 15 họ. Theo thông tin từ (http://www.reference.com) thì có khoảng 1.700 loài được ghi nhận trên toàn thế giới Bộ cánh cứng (Coleoptera) Hiện có khoảng 250000 loài với trên 100 họ (Thái Trần Bái, 2001). Môi trường sống và lối sống của cánh cứng rất đa dạng: sống trên cạn trong đất, trong gỗ, trên lá, trong lương thực thực phẩm dự trữ (Thái Trần Bái, 2001) 2.2.3 Một số đặc điểm sinh học Côn trùng ở nước là nhóm sinh vật thủy sinh, sự tồn tại và phát triển của chúng trong một khu vực được quyết định trước hết do điều kiện sinh thái như nhiệt độ, thức ăn và đặc tính thủy lý, thủy hóa của nước. Các điều kiện sinh thái lại bị chi phối bởi đai khí hậu, ngoài ra sự tác động qua lại lẫn nhau và can thiệp của con người sẽ làm biến đổi các đặc tính của chúng (Hoàng Đình Trung và Lê Trọng Sơn, 2011). Hầu hết các loài côn trùng thủy sinh có thể được chia thành hai nhóm: những loài phát triển thông qua biến thái hoàn toàn: trong giai đoạn ấu trùng cánh của côn trùng phát triển bên ngoài chỉ là biến thái đơn giản. Tên của các giai đoạn ấu trùng côn trùng của loại này được gọi là nhộng chúng trông rất giống như các côn trùng trưởng thành (http://library.thinkquest.org) và những loài phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Thường gặp ở chuồn chuồn, phù du, cánh nửa…Khi mới nở chúng đã hao hao giống con trưởng thành tuy chưa có đặc điểm sinh dục thứ cấp nhưng có thể có thêm các cơ quan riêng của ấu trùng (mang khí ở ấu trùng chuồn chuồn và phù du) (Thái Trần Bái, 2001) Một số côn trùng có dày đặc các sợi lông (cấu trúc lông cứng) xung quanh lỗ thở cho phép không khí vẫn còn gần, trong khi vẫn giữ nước đi từ cơ thể. Một cơ chế được sử dụng bởi một số loài côn trùng thủy sinh là một hoặc nhiều lỗ hổng không khí được gọi là mang vật. Khi côn trùng lặn vào trong nước, nó mang một lớp không khí trên các phần bề mặt của nó. Côn trùng hấp thụ oxy từ không khí này vì nó sẽ ở trên bề mặt. Khuếch tán nước xung quanh bổ sung dưỡng chất ôxy trong túi không khí (http://en.wikipedia.org/wiki/Aquatic_insects) Lớp bọ cánh cứng, ấu trùng và trưởng thành biến thái là sự thay đổi xảy ra trong quá trình phát triển của sinh vật từ trứng đến trưởng thành. Trong giai đoạn nhộng, các sinh vật sống ở một cái kén giống như cấu trúc nơi xảy ra việc chuyển đổi từ ấu trùng đến trưởng thành. Biến thái không hoàn chỉnh có ba giai đoạn chính của phát triển (ngoại trừ loài phù du có hai giai đoạn phát triển có cánh). Những côn trùng chưa trưởng thành được 5 gọi là nhộng và chúng trải qua một loạt các lần thay lông cho đến khi rụng lông. Không có giai đoạn nhộng trung gian chuyển đổi xảy ra. Nhộng giống như con trưởng thành chỉ trừ phát triển cánh (http://www.epa.gov) Một số côn trùng không trải qua biến thái ở tất cả các giai đoạn. Chúng nở từ trứng và trông giống như con trưởng thành và có kích cỡ nhỏ hơn. Kích cỡ của chúng thay đổi qua những lần lột xác (http://www.epa.gov) Phù du (Ephemeroptera) có kích thước từ nhỏ đến trung bình so với côn trùng sống trên cạn có 2 đôi cánh mỏng với gân cánh phức tạp (Thái Trần Bái, 2001), Theo Bùi Minh Tâm và Dương Trí Dũng (2000) thì phù du có đôi cánh dạng màng, phía sau đốt thân có cánh dạng thùy. Đầu mang râu không rõ, mắt khép lớn và miệng thoái hóa (Đặng Ngọc Thanh và Thái Trần Bái, 1981). Theo Thái Trần Bái, 2001 thì cơ quan miệng của ấu trùng dạng nghiền, ở giai đoạn trưởng thành cơ quan miệng dạng nghiền bị tiêu giảm. Phù du biến thái không hoàn toàn, ấu trùng sống trong nước tới vài năm. Trưởng thành sống trên cạn vài giờ, không ăn, giao phối đẻ trứng rồi chết. Chuồn chuồn (Odonata) khi trưởng thành chúng có kích thước trung bình so với các con côn trùng lớn, màu sắc đẹp, bụng thon dài. Đôi cánh dài hẹp có đường gân hình lưới, chân ngắn dung để đậu. Đầu mang những mắt kép rất lớn (Đặng Ngọc Thanh và Thái Trần Bái, 1981), theo Thái Trần Bái (2000) thì miệng của Chuồn chuồn có dạng kiểu nghiền, chúng là loài biến thái không hoàn toàn. Bộ hai cánh (Diptera) chúng chỉ có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh phía sau biến thành 2 mấu, giữ thăng bằng và định hướng khi bay. Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) những loài thuộc bộ cánh nữa có 2 đôi cánh, cánh trước có nửa gốc dày cứng, nửa ngọn mỏng. Đặc điểm đặc biệt nhất ở bộ cánh nửa là trong giai đoạn chưa trưởng thành và trưởng thành thì sự hiện diện của miệng được sửa đổi thành một chiếc mỏ dài hút (Bùi Minh Tâm và ctv., 2000) Bộ cánh úp (Plecoptera) ấu trùng ăn rau quả tươi hoặc bị hư hỏng. Những loài thuộc bộ này có cánh gấp trên lưng (http://www.chebucto.ns.ca/ccn/info) các ấu trùng thủy sinh sống trong vùng đáy hồ và suối oxy hóa tốt. Các ầu trùng cơ thể tương tự như trưởng thành nhưng không cánh. Hầu hết các loài này là thức ăn cho các loài động vật chân đốt khác dưới nước (Hoell và et al, 1998). Nhìn vào ấu trùng có thấy sự hiện diện của móng vuốt ở phần cuối của mỗi chân, tấm lót cánh ở ấu trùng trưởng thành. Các hình dạng cánh, vị trí mang cánh là một số đặc điểm phân biệt các loài trong cùng họ (R. William Bouchard) 6 Bộ cánh cứng (Coleoptera) Giai đoạn ấu trùng thì không có cánh, giai đoạn trưởng thành có cánh cứng che giấu cánh màng (Merritt & Cummins, 1996; Dương Trí Dũng, 2000). Cơ quan miệng kiểu nghiền, râu có hình dạng đa dạng. 2.2.4 Vai trò của côn trùng thủy sinh Mắc xích thức ăn: Ấu trùng chuồn chuồn, phù du thường là thức ăn cho các loài sinh vật lớn hơn như: cá, ếch, rùa,..Khi trưởng thành chúng có thể bay và thường mắc vào các lưới nhện và làm thức ăn cho nhện. Bộ cánh nữa là thức ăn cho chim, cá, rùa, ếch..(Lê Văn và ctv, 2007). Chỉ thị môi trường: Theo (Lê Văn Khoa và ctv, 2007) thì sự thay đổi của các điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến thành phần động và thực vật trong quần xã. Theo nhận định của Warren (1971) “ môi trường tại một điểm quyết định phần lớn những cá thể nào có khả năng cư trú ở điểm đó, và những sinh vật đó sẽ là những sinh vật chỉ thị cho những thay đổi của môi trường”. Dựa trên nhận định đó có thể thấy đối với sinh vật trong nước nói chung và côn trùng thủy sinh nói riêng thì môi trường không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến thành phần của chúng. Sinh vật chỉ thị: Những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng chống chịu 1 hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trừng sống và do đó sự hiện diện của chúng biểu thị 1 tình trạng điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng chỉ thị đó (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2007) Một số loài côn trùng thủy sinh có thể sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, và một số thì không có khả năng chịu đựng được. Hầu hết các loài thuộc Bộ phù du đều rất nhạy cảm với nước bị ô nhiễm, một số loài thuộc Bộ cánh úp, Bộ cánh cứng cũng sống được trong môi trường ô nhiễm trong khi một số khác thì không (http://www.dec.state.ny.us/website/dow/stream) 7 Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Mẫu được thu tại khu hệ rừng tràm Mỹ Phước từ ngày 25/07/2011 đến 01/08/2011 với 15 điểm lấy mẫu chia thành 4 sinh cảnh khác nhau sao cho có thể thu được các đại diện cho vùng lấy mẫu. Các điểm lấy mẫu được phân bố như trong Bảng 3.1 và Hình 3.1 Bảng 3.1: Các điểm lấy mẫu côn trùng thủy sinh khu hệ rừng tràm Mỹ Phước Sinh cảnh Rừng tràm khai thác (RT) Rừng tràm đặc dụng Lung Đặc điểm thủy vực Thủy vực nằm trong khu vực rừng khai thác, bị tác động Số mẫu Ký hiệu 9 mẫu, chia 1.1, 1.2, 1.3 thành 3 mặt cắt 2.1, 2.2, 2.3 (transect) 3.1, 3.2, 3.3 2 ĐD1, ĐD2 2 LN1, LN2 2 DN1, DN2 Thủy vực nằm trong khu vực rừng đặc dụng, không khai thác, ít bị tác động Khu vực trũng nhất trong khu hệ, ít bị tác động Thủy vực trong các khu dừa Dừa nước nước phát triển lâu năm, ít bị tác động 8 Hình 3.1: Phân bố các điểm lấy mẫu trong khu hệ rừng tràm Mỹ Phước 3.2 Vật liệu nghiên cứu - Bút lông - Chai nhựa 110ml - Đĩa Petri - Formol 38 - 40% - Giấy thấm - Kính lúp điện tử - Sổ ghi chép - Vợt có tay cầm 9 Hình 3.2: Vợt D-Frame Net dùng trong thu mẫu côn trùng thủy sinh 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu mẫu Mẫu côn trùng thủy sinh được thu bằng cách sử dụng vợt hình chữ D (D-Frame Net, Hình 3.2) kích thước 23 × 30 cm, mắt lưới 1mm, thu ngẫu nhiên trong thủy vực trong diện tích 10 m2. Mẫu sau khi thu được cho vào lọ nhựa và cố định bằng formol 8-10%. 3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu Mẫu sau khi thu được đưa về phòng thí nghiệm, sau đó tiến hành phân tích mẫu, dựa vào các tài liệu phân loại đã được công bố để phân loại như: R. William Bouchard, James và Alan (2001), Lillie et al. (2003), Bouchard (2004), Charles (2006), Oscoz et al. (2011). Mẫu vật sau khi định loại và đếm số lượng được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Thủy sinh, Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ. So sánh mức độ ô nhiễm của các họ côn trùng thủy sinh dựa vào Bảng tính điểm BMWP (Việt Nam) Mật độ côn trùng thủy sinh được xác định theo công thức sau: D X S Trong đó: D là mật độ côn trùng thủy sinh có trong 1 m2 X là số cá thể côn trùng thủy sinh đếm được trong mẫu thu 10 S là điện tích thu mẫu (10 m2) Phân tích số liệu: Phân tích sự biến động về thành phần loài và số lượng côn trùng thủy sinh để đánh giá vai trò của chúng trong thủy vực. Chỉ số đa dạng sinh học được tính toán trên cơ sở cá thể của từng loài, áp dụng chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (1963) H’: H'   pi  lnpi Trong đó: pi = ni/N (ni là số loài thứ i, N là tổng số cá thể côn trùng thủy sinh trong mẫu thu) 3.4 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel 2003 và SPSS for Windows phiên bản 16.0 để xử lý số liệu và đánh giá tính tương đồng về thành phần loài và số lượng côn trùng thủy sinh tại các điểm khảo sát. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan