Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát sự tương ứng giữa vài âm đầu hán việt và tiếng quảng châu...

Tài liệu Khảo sát sự tương ứng giữa vài âm đầu hán việt và tiếng quảng châu

.PDF
96
1474
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- PHÙ BÍCH OANH Khảo sát sự tương ứng giữa một số âm đầu Hán Việt và tiếng Quảng Châu Hà Nội – 2007 MỤC LỤC Phần mở đầu…………………………………………………3 0.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………...3 0.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu………………………………….4 0.3 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………4 0.4 Cấu trúc của luận văn……………………………………………….5 Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài………………….6 1.1. Tóm tắt về tình hình nghiên cứu âm đọc Hán Việt hiện nay………..6 1.1.1. Tóm tắt công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Tài Cẩn…………6 1.1.2. Tóm tắt công trình nghiên cứu của PGS Vi Thụ Quan……………7 1.2. Giới thiệu về Việt phương ngôn của phía nam Trung Quốc………..9 1.2.1. Khái lược giới thiệu về phương ngôn Trung Quốc……………….9 1.2.2. Khái niệm của Việt phương ngôn và tiếng đại diện cho Việt phương ngôn -- tiếng Quảng Châu……………………………………………….11 1.3. Mối quan hệ giữa “Thiết Vận” và tiếng Quảng Châu………………13 Chương II: Miêu tả, thống kê và phân tích bảng so sánh….16 2.1. Miêu tả bảng so sánh……………………………………………….16 2.1.1. Phần âm Hán Việt………………………………………………...16 2.1.2. Phần chữ Hán…………………………………………………….17 2.1.3. Phần âm tiếng Quảng Châu………………………………………18 2.1.4. Phần giải thích……………………………………………………21 2.2. Tám bảng so sánh………………………………………………….21 2.2.1. Bảng chữ cái B…………………………………………………..22 2.2.2. Bảng chữ cái Ph………………………………………………….29 2.2.3. Bảng chữ cái V…………………………………………………..36 2.2.4. Bảng chữ cái M………………………………………………….40 1 2.2.5. Bảng chữ cái T……………………………………………………46 2.2.6. Bảng chữ cái Th…………………………………………………..61 2.2.7. Bảng chữ cái Tr…………………………………………………...72 2.2.8. Bảng chữ cái Đ………………………………………………….79 2.3. Thống kê và phân tích bảng so sánh………………………………..89 2.3.1. Thống kê và phân tích bảng chữ cái B…………………………89 2.3.2. Thống kê và phân tích bảng chữ cái Ph…………………………90 2.3.3. Thống kê và phân tích bảng chữ cái V………………………….91 2.3.4. Thống kê và phân tích bảng chữ cái M………………………….91 2.3.5. Thống kê và phân tích bảng chữ cái T…………………………92 2.3.6. Thống kê và phân tích bảng chữ cái Th………………………...94 2.3.7. Thống kê và phân tích bảng chữ cái Tr…………………………96 2.3.8. Thống kê và phân tích bảng chữ cái Đ…………………………98 Kết luận: Một vài thảo luận về việc nghiên cứu mối quan hệ giữa âm đọc Hán Việt và âm đọc Việt phương ngôn (tiếng Quảng Châu)………………………………………………………100 I. Vấn đề………………………………………………………………100 1. Một số thắc mắc liên quan đến “Thiết Vận”……………………….100 2. Một số đặc điểm đáng chú ý của Việt phương ngôn……………….102 2.1. Những chữ thuộc Tinh tổ đọc với phụ âm /t/…………………….102 2.2. Âm tắc toàn trọc được giữ lại ở tiếng Phong Xuyên……………..104 3. Kết luận chung……………………………………………………...107 Tài liệu tham khảo……………………………………………………..108 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chữ Hán, một dạng văn tự biểu ý do người Trung Quốc sáng tạo. Nếu tìm hiểu về chữ Hàn chúng ta sẽ biết rằng hệ thống văn tự này có hơn ba nghìn năm lịch sử. Hơn thế nữa, chữ Hán không những được lưu hành ở Trung Quốc mà còn được các nước trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam sử dụng. Cũng vì đặc tính biểu ý của chữ Hán, nên ở Trung Quốc, mỗi vùng phương ngôn đều có âm đọc chữ Hán khác nhau; còn ở các nước Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, cũng có hệ thống âm đọc chữ Hán của riêng mình. Cho nên ngay trong mục lục của cuốn sách “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”, GS Nguyễn Tài Cẩn đã viết rằng chữ Hán là một hệ thống văn tự có nhiều cách đọc. (tài liệu tham khảo số 4, tr.3) Cách đọc Hán Việt, hiểu một cách đơn giản, là cách đọc chữ Hán của người Việt Nam để đọc toàn bộ kho tàng chữ Hán. Cách đọc này bắt nguồn từ lối đọc chữ Hán dạy trong các trường Giao Châu những thế kỷ cuối cùng của thời Bắc Thuộc, sau đó đã có những biến đổi nhất định cho phù hợp với tập quán phát âm của người Việt Nam. Tầm quan trọng của cách đọc Hán Việt ngày càng được nhiều người quan tâm, nên công trình nghiên cứu cũng ngày càng nhiều hơn. Trong đó công trình so sánh cách đọc Hán Việt với cách đọc tiếng Phổ thông Trung Quốc chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong khi công trình so sánh cách đọc Hán Việt với cách đọc phương ngôn Trung Quốc vẫn còn ít. Thật ra so với các phương ngôn, tiếng Phổ thông Trung Quốc là một thứ tiếng có lịch sử ngắn hơn, chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số phía Bắc Trung Quốc nhiều hơn. Chính vì vậy, khi nghiên cứu 3 lịch sử ngữ âm Trung Quốc, các chuyên gia thường lấy các phương ngôn phía Nam Trung Quốc để làm cứ liệu. Nếu chúng ta dở ra cuốn “Thiết Vận” của Lục Pháp Ngôn, cuốn vận thư sớm nhất mà hiện nay có thể tìm thấy, chúng ta sẽ phát hiện phương ngôn phía Nam Trung Quốc vẫn còn giữ được rất nhiều đặc điểm ngữ âm của tiếng Hán được ghi trong sách. Trong khi phương ngôn phía Bắc Trung Quốc đã mất đi một số đặc điểm theo cách ghi của cuốn “Thiết Vận” này. Ví dụ nổi bật nhất là phương ngôn phía Bắc đã không còn Nhập Thanh, trong khi các phương ngôn phía Nam Trung Quốc vẫn còn giữ nguyên. Cũng vì tiếng Phổ thông Trung Quốc là dựa vào cơ sở ngữ âm của phương ngôn phía Bắc, nhất là phương ngôn Bắc Kinh để lập ra cơ sở ngữ âm của mình, cho nên trong tiếng Phổ thông cũng không có Nhập Thanh. Có thể thấy rằng nếu so sánh cách đọc Hán Việt với tiếng Phổ thông, đương nhiên vẫn có thể tìm ra được những quy luật nhất định, nhưng nếu so sánh với phương ngôn phía Nam Trung Quốc, chúng ta chắc sẽ khám phá được nhiều điều thú vị hơn. Chính vì lý do trên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi tiến hành khảo sát sự tương ứng giữa một số âm đầu Hán Việt và tiếng Quảng Châu, một phương ngôn đại diện cho Việt Ngữ. (Định nghĩa cụ thể của tiếng Quảng Châu và Việt Ngữ xin xem ở mục 1.2. chương I.) 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu Tìm ra những tương ứng giữa phụ âm đầu Hán Việt và tiếng Quảng Châu. Thông qua đó để góp phần thể hiện mối quan hệ giữa âm đọc Hán Việt và âm đọc tiếng Quảng Châu có mối quan hệ rất mật thiết. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp mô tả, trong đó thủ pháp so sánh được sử dụng là chính. Xuất phát từ âm đọc Hán Việt của tám phụ âm được thể hiện bằng chữ cái: B, Ph, V, M, T, Th, Tr, Đ, chúng tôi liệt kê ra chữ Hán tương ứng và âm đọc tiếng Quảng Châu của chúng. Sau đó sử 4 dụng thủ pháp thống kê để tìm ra quy luật tương ứng giữa chúng, nhờ sự miêu tả những tương ứng đó chúng tôi sẽ phân tích để nhận ra một số ngoại lệ giữa hai cách đọc này. 4. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo gồm hai chương. Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài Chương II: Miêu tả, thống kê và phân tích bảng so sánh Phần kết luận, chúng tôi sẽ bước đầu nêu ra một vài thảo luận về việc nghiên cứu mối quan hệ giữa âm đọc Hán Việt và âm đọc Việt phương ngôn 5 Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 1.1. Tóm tắt về tình hình nghiên cứu âm đọc Hán Việt hiện nay Như trong lời mở đầu đã nói, tính quan trọng của âm đọc Hán Việt ngày càng được nhiều người quan tâm đến, trong đó có những chuyên gia danh tiếng như Henri Maspero, Benhard Karlgren, Vương Lực, Torosu Mineya, Nguyễn Tài Cẩn. Đến năm 2004, PGS Vi Thụ Quan có xuất bản cuốn sách về sự so sánh, nghiên cứu hệ thống thanh mẫu từ Hán Việt của mình. Trong những công trình nghiên cứu của các chuyên gia nói trên, chúng tôi chủ yếu tham khảo công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Tài Cẩn và PGS Vi Thụ Quan. 1.1.1. Tóm tắt công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Tài Cẩn Năm 1979, cuốn sách “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt” của GS Nguyễn Tài Cẩn được ra mặt với các đọc giả. Công trình nghiên cứu cực kỳ công phu này đã phân tích nguồn gốc và sự diễn biến của cách đọc Hán Việt một cách toàn diện. Trong cuốn sách của ông, GS Nguyễn Tài Cẩn kế thừa các thành quả nghiên cứu của các chuyên gia đi trước như Henri Maspero, Vương Lực, Torosu Mineya v.v., tổng kết, phân tích và đánh giá quan điểm của họ, nêu ra quan điểm của mình. Ông cho rằng nguồn gốc chủ yếu của cách đọc Hán Việt đến từ âm đời Đường của TK VIII và TK IX, nói một cách khác, cách đọc Hán Việt chính là bắt nguồn từ âm Tràng An. Ngoài ra, thông qua phân tích bản chú âm kèm theo sau một cuốn kinh của Đạo giáo (bản Cao thượng Ngọc hoàng bổn hạnh tập kinh âm thích), ông đưa ra một kết luận quan trọng nữa: sau khi Việt Nam giành được độc lập, cách đọc Hán Việt vẫn còn tiếp tục chịu ảnh hưởng của tiếng Hán, nhưng sự ảnh hưởng này không tác động nhiều đến cả hệ thống cách đọc Hán Việt. 6 1.1.2. Tóm tắt công trình nghiên cứu của PGS Vi Thụ Quan Năm 2004, PGS Vi Thụ Quan xuất bản công trình nghiên cứu của mình ở Nhà Xuất Bản Dân tộc Quảng Tây, đặt tên là “Hán Việt ngữ quan hệ từ thanh mẫu hệ thống nghiên cứu”. (Trong cuốn sách, ông có giải thích tại sao gọi những từ tiếng Việt mượn từ tiếng Hán là “Hán Việt ngữ quan hệ từ”.) Cũng như ông đã viết trong cuốn sách, công trình chủ yếu đặt được bốn mục đích: 1, thông qua sự khảo sát toàn diện đối với hệ thống thanh mẫu của từ Hán Việt, dựa vào thời điểm vay mượn để phân tích tầng thứ lịch sử của chúng; 2, dưới bối cảnh ngôn ngữ của khu vực phía Nam Trung Quốc và Nam Á, thảo luận nguồn gốc và sự diễn biến của thanh mẫu từ Hán Việt, trên cơ sở đó thử tái lập hệ thống ngữ âm tiếng Việt cổ đại; 3, thảo luận một số từ có khả năng là từ cùng nguồn của tiếng Việt và những ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán Tạng, để cung cấp chứng cứ cho việc phân loại tiếng Việt; 4, xác định nguồn gốc của một số từ Hán Việt là đến từ phương ngôn tiếng Hán, dựa vào đó để xem xét lại mối quan hệ giữa các phương ngôn tiếng Hán của khu vực Lĩnh Nam. Qua hai công trình nói trên chúng tôi nhận thấy có hai lối tiếp cận khác nhau: GS Nguyễn Tài Cẩn dựa vào hệ thống ngữ âm được ghi trong cuốn sách “Thiết Vận” để tìm hiểu quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, và rút ra kết luận rằng cách đọc Hán Việt bắt nguồn từ âm Tràng An. Vậy sẽ có một tiền giả định là hệ thống ngữ âm được ghi trong “Thiết Vận” chính là âm Tràng An, và tất cả các thầy sang dạy học ở Giao Châu bấy giờ đều dựa vào âm đọc trong “Thiết Vận” để giảng dạy chữ Hán. Còn PGS Vi Thụ Quan không những thống kê từ Hán Việt mà còn so sánh cả từ cổ Hán Việt. (Chính vì thế nên ông gọi những đối tượng khảo sát của mình là “Hán Việt ngữ quan hệ từ”.) Thí dụ theo ý kiến của ông, “biết” trong từ “hiểu biết” của tiếng Việt là mượn từ tiếng Hán, và đến bây giờ tiếng Mân Nam Trung Quốc vẫn còn có cách nói tương tựa như ở 7 trong tiếng Việt. (tài liệu tham khảo số 25, tr.57, nguyên văn như sau: 八, 《说文》: “八,别也。”甲骨文、金文、秦篆“八”字都写作左右 两画,作分别相背之形,所以“八”的本义为分别。今闽南方言“八” 仍有“认识,懂得”的意思,例如:我八伊(我认识他);我八英文 (我懂得英文)。 Đoạn trích dẫn trên dịch ra tiếng Việt là: 八(bát), trong cuốn sách Thuyết Văn có ghi “Bát, biệt giã.” Trong Giáp cốt văn, Kim văn, Triện văn của nhà Tần, chữ Bát đều viết thành hai nét, nét phẩy hướng về phía trái, nét mác hướng về phía phải, tạo ra hình dáng tách biệt, nên nghĩa đen của chữ 八(bát) là ly biệt. Hiện nay trong phương ngôn Mân Nam chữ 八(bát) vẫn có ý nghĩa là “hiểu biết, quen nhau”, thí dụ 我 八伊, có nghĩa là “tôi biết anh ấy”; 我八英文, có nghĩa là “tôi biết tiếng Anh”. Ở đây PGS Vi Thụ Quan không viết ra phiên âm.) Lại ví dụ như từ “tráng” trong từ “tráng miệng” của tiếng Việt, có nhiều từ cùng nguồn được sử dụng phổ biến ở các phương ngôn phía Nam Trung Quốc. (tài liệu tham khảo số 25, tr.87) Chính vì vậy các phương ngữ phía Nam Trung Quốc chắc chắn có mối quan hệ với cách đọc Hán Việt của người Việt. Nhưng mối quan hệ đó ở mức độ nào thì đang là một vấn đề. Để chúng ta có một cách nhìn sơ bộ về các phương ngôn Trung Quốc, nhằm giúp cho sự hiểu biết của các phương ngôn phía Nam Trung Quốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về tình hình phương ngôn Trung Quốc. 8 1.2. Giới thiệu về Việt phương ngôn của phía nam Trung Quốc 1.2.1. Khái lược giới thiệu về phương ngôn Trung Quốc Căn cứ vào lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm cấu trúc của phương ngôn, phương ngôn của tiếng Hán đại thể có thể chia thành bảy loại: phương ngôn phía Bắc(北方方言), phương ngôn Tương(湘方言), phương ngôn Cán(赣方言), phương ngôn Ngô(吴方言), phương ngôn Khách gia(客家方言), phương ngôn Mân(闽方言) và phương ngôn Việt(粵方言). Trong đó ngoài phương ngôn phía Bắc ra, sáu loại phương ngôn khác đều chủ yếu lưu hành ở khu vực phía Nam Trung Quốc. Phương ngôn phía Bắc có khu vực phân bố rộng lớn nhất, từ phía bắc Trường Giang đến tận Vân Nam, Quý Châu, đều là khu vực lưu hành của chúng. Trong nội bộ của phương ngôn phía Bắc không có sự khác biệt lớn, nên người dân ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang(tỉnh giáp giới nước Nga), về mặt cơ bản có thể trực tiếp giao tiếp với người dân ở thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam(tỉnh giáp giới Việt Nam). Nhưng các phương ngôn khác thì không phải như thế, trong nội bộ của chúng thường có sự khác biệt lớn. Thí dụ như là phương ngôn Ngô, một loại phương ngôn chủ yếu được sử dụng ở phía nam tỉnh Giang Tô, phía nam tỉnh An Huy, phần lớn của khu vực tỉnh Triết Giang và Thượng Hải. Phương ngôn Ngô lấy tiếng Tô Châu làm đại diện. Vì tiếng được sử dụng ở phía nam tỉnh Triết Giang giữ được rất nhiều đặc trưng của tiếng Bách Việt cổ đại, nên người dân dùng tiếng này thường không thể trực tiếp giao tiếp với người nói tiếng Tô Châu được. Phương ngôn Khách gia, một loại phương ngôn được sử dụng ở một số khu vực của tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam và Đài Loan v.v. Loại phương ngôn này được gọi tên là “Khách gia”, vì vào đầu TK IV, cuối TK IX, đầu TK XIII có ba đợt trào lưu di dân từ lưu vực sông Hoàng Hà xuống phía Nam Trung Quốc. Những di 9 dân này được coi là cư dân làm khách ở phương nam. Cũng vì vậy, một mặt, phương ngôn Khách gia lưu lại được rất nhiều đặc điểm của ngôn ngữ Trung Nguyên của thời Trung Cổ Trung Quốc; mặt khác, trong nội bộ phương ngôn này cũng có sự khác biệt khá lớn. Phương ngôn Mân, chủ yếu được sử dụng ở tỉnh Phúc Kiến, Hải Nam, Đài Loan và phía đông của tỉnh Quảng Đông. Vì trong nội bộ của phương ngôn này có sự khác biệt rất lớn, nên thường phân chia thành năm loại thứ phương ngôn, căn cứ vào sức ảnh hưởng của chúng, từ lớn đến nhỏ phân biệt là: Mân Nam, Mân Bắc, Mân Đông, Bồ Tiên và Mân Trung. Lấy tỉnh Quảng Đông làm ví dụ, tiếng Triều Châu thuộc phương ngôn Mân, cụ thể là thuộc thứ phương ngôn Mân Nam. Về mặt ngữ âm, từ vựng, tiếng Triều Châu đều chứa rất nhiều yếu tố của tiếng Hán cổ đại trước nhà Ngụy, Tấn. (Xem tài liệu tham khảo 17, tr.13, tr.370) Phương ngôn Việt, cũng là một trong những phương ngôn giữ được nhiều yếu tố tiếng Hán Trung Cổ nhất, chủ yếu được lưu hành ở tỉnh Quảng Đông và một số khu vực ở tỉnh Quảng Tây. Không tính phương ngôn Việt được sử dụng ở Quảng Tây, riêng ở Quảng Đông, đã có nhiều chuyên gia có ý kiến khác nhau đối với việc phân chia các loại thứ phương ngôn, thí dụ như GS. Lý Tân Khôi đề nghị chia làm bốn loại, còn GS. La Khang Ninh thì cho rằng phải chia làm sáu loại. Có thể thấy rằng trong nội bộ phương ngôn Việt tồn tại sự khác biệt khá rõ rệt. Qua sự giới thiệu sơ lược ở trên, chúng ta có thể nghĩ rằng: Thứ nhất, khu vực phía Nam Trung Quốc sử dụng rất nhiều loại phương ngôn khác nhau, sự khác biệt giữa phương ngôn này và phương ngôn khác rất rõ. Hơn thế nữa, trong nội bộ một loại phương ngôn, cũng có sự khác biệt rất lớn. Thứ hai, phương ngôn Khách gia, phương ngôn Mân và phương ngôn Việt giữ lại được rất nhiều yếu tô của tiếng Hán Trung Cổ, trong khi khu 10 vực lưu hành của chúng, cộng với cả khu vực lưu hành của phương ngôn Ngô, lại trùng với khu vực hoạt động của dân tộc Bách Việt. Vì vậy chúng ta không khó gì để suy ra mấy thứ phưong ngôn nói trên cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của ngôn ngữ dân tộc Bách Việt. Do đó, so với phương ngôn phía Bắc, mối quan hệ giữa tiếng Việt với những loại phương ngôn nói trên sẽ gần gũi hơn. Đây cũng chính là lý do chúng tôi viết luận văn này. 1.2.2. Khái niệm của Việt phương ngôn và tiếng đại diện cho Việt phương ngôn -- tiếng Quảng Châu Như trên đã giới thiệu, phương ngôn Việt(ở dưới thay bằng Việt phương ngôn), cũng được gọi là Việt ngữ, là một loại phương ngôn của tiếng Hán, thông dụng trong nhiều khu vực của tỉnh Quảng Đông và một số khu vực của tỉnh Quảng Tây. Người ta lấy tiếng Quảng Châu làm đại diện cho Việt phương ngôn. Người Lưỡng Quảng (gồm Quảng Đông và Quảng Tây) thường gọi Việt phương ngôn là “Bạch thoại”, những người từ tỉnh khác đến thì gọi đó là tiếng Quảng Đông. Thật ra ở Quảng Đông, có những vùng dùng tiếng khác, thí dụ là những vùng ở phía đông và phía bắc thường dùng tiếng Khách gia, còn vùng Triều Sán ở phía đông nam và bán đảo Lôi Châu thì thông dùng tiếng Mân Nam. Cho nên nếu gọi vắn tắt Việt phương ngôn là “tiếng Quảng Đông” thì không thật chính xác. Nhưng thông qua cách gọi không chính xác này, chúng ta có thể thấy rằng Việt phương ngôn được gắn liền với tỉnh Quảng Đông, chỉ cần nhắc đến Quảng Đông thì người ta sẽ liên tưởng ngay đến Việt phương ngôn. Ở đây chúng tôi xin được giải thích tại sao chúng tôi không dùng thuật ngữ “phương ngôn Việt” hoặc “Việt ngữ” mà thay đó bằng “Việt phương ngôn”: Thuật ngữ “phương ngôn Việt” tuy đúng theo trật tự từ của tiếng Việt, nhưng dễ làm cho người ta hiểu nhầm đó là chỉ phương ngôn Việt Nam. Còn thuật ngữ “Việt ngữ”, lại sẽ bị nhầm sang thuật ngữ “Việt ngữ học” v.v. “Việt phương ngôn” mặc dù không phù hợp với trật 11 tự từ tiếng Việt, nhưng dễ được nhận ra từ này là theo trật tự từ tiếng Hán, dễ được liên tưởng đến những gì thuộc vào phạm trù tiếng Hán. Thật ra chữ 粤(việt) trong cụm từ 粤方言(Việt pưhưong ngôn) với chữ 越(việt) trong cụm từ 越南(Việt Nam) trong sách cổ là hai chữ thông giả, tức là dù hai chữ viết khác nhau, nhưng có thể dùng lẫn với nhau, không khác biệt về mặt ý nghĩa, âm đọc. Theo giải thích trong “Từ Nguyên”(tài liệu tham khảo 11, quyển thứ tư, tr.2985, chú giải thứ 15), 越(việt) chỉ nơi cư trú của dân tộc Việt, tập trung ở vùng thuộc các tỉnh Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông bây giờ, được gọi là Bách Việt. Bách Việt có thể viết thành 百越 hoặc 百粤. Chữ 粤(việt) cũng có giải thích tương tựa trong “Từ Nguyên”(tài liệu tham khảo 11, quyển thứ ba, tr. 2387, chú giải thứ 2,3). Trong tiếng Hán hiện đại, mặc dù chữ 粤(việt) dùng riêng để chỉ tỉnh Quảng Đông, còn chữ 越(việt) thì có phạm vi sử dụng rộng hơn, nhưng hai chữ này vẫn giữ mối quan hệ gắn bố với nhau. Thí dụ Nam Việt Vương Triệu Đà dựng nước Nam Việt, hai “việt” đó trong sử sách đều dùng chữ 越(việt). Thông qua công trình khảo cổ, giờ đã khai quật ra di tích cung điện của nước Nam Việt và mộ của Triệu Quát (cháu ruột Triệu Đà, vị vua thứ hai của nước Nam Việt), chúng đều nằm ở thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, nơi có tên gọi tắt là 粤(việt). Tiếng Việt gắn liền với đất nước Việt Nam, cũng như Việt phương ngôn gắn liền với vùng Quảng Đông, Quảng Tây. Việt Nam giáp giới với vùng lưỡng Quảng này, thì chắc chắn giữa tiếng Việt và Việt phương ngôn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nhưng như trên đã nói, trong nội bộ của Việt phương ngôn có sự khác biệt lớn, việc phân chia các loại thứ phương ngôn vẫn còn rất nhiều tranh chấp. Chúng tôi chưa đủ khả năng để so sánh mọi loại thứ phương ngôn với tiếng Việt, nên chỉ tập trung vào tiếng Quảng Châu, một loại tiếng đại diện cho Việt phương ngôn để so sánh. 12 Chương II: Miêu tả, thống kê và phân tích bảng so sánh 2.1. Miêu tả bảng so sánh Bảng so sánh này bao gồm ba bộ phận chính: cột thứ nhất là âm Hán Việt, cột thứ hai là chữ Hán tương ứng, cột thứ ba là âm đọc tiếng Quảng Châu của chữ. Ngoài ra đối với một số âm đọc hoặc chữ cần phải giải thích thêm, đều có phần giải thích ở dưới. Chúng tôi xin chia làm bốn phần để miêu tả bảng so sánh này. 2.1.1. Phần âm Hán Việt Bảng so sánh này tổng cộng liệt kê 772 âm Hán Việt, của tám phụ âm có chữ cái là B, PH, V, M, T, TH, TR, Đ. Chúng tôi lấy tài liệu từ “Từ điển Hán Việt” (xem tài liệu tham khảo 1) của ông Đào Duy Anh (ở dưới gọi tắt là TĐHV ĐDA), nhưng có bổ sung một số trường hợp vì những chữ thường dùng như 裴 (Bùi, họ gia đình), 譬 (Thí, trong cụm từ ‘thí dụ’) cũng không thể tìm thấy trong từ điển. Ngoài ra còn có một số chữ xuất hiện trong sách cổ, thơ văn, một số chữ chỉ dùng trong tiếng Quảng Châu nhưng lại rất gần gũi với từ ngữ tiếng Việt cả về mặt ngữ âm lẫn mặt ý nghĩa v.v. nên chúng tôi vẫn thêm vào. Tuy nhiên chúng tôi chỉ viết thêm vào bảng so sánh để làm tham khảo, tất cả các số liệu bổ sung đều không đưa vào thống kê. Hơn nữa, chúng tôi in nhỏ những chữ này để khu biệt với những chữ xuất hiện trong TĐHV ĐDA. Cũng có một số chữ dù có xuất hiện trong TĐHV ĐDA nhưng lại không được đưa vào bảng so sánh, là vì những chữ này ít khi sử dụng cả ở tiếng Việt lẫn tiếng Hán hiện nay. Cũng vì thế chúng tôi không thể tìm được âm đọc tiếng Quảng Châu của chúng. Trong quá trình đưa âm đọc Hán Việt vào bảng so sánh, đôi khi chúng ta gặp trường hợp âm đọc trong TĐHV ĐDA khác với các cuốn từ điển khác, thí dụ như là “Từ điển Trung Việt” của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Xem tài liệu tham khảo 9, gọi tắt là TĐTV VKH), “Từ điển 16 Việt Hán” (Xem tài liệu tham khảo 29, gọi tắt là TĐVH 1997). Chúng tôi chủ yếu lấy âm đọc trong TĐHV ĐDA làm chính, nếu thật sự nghi ngờ về âm đọc, thì căn cứ vào ý nghĩa của bản thân chữ Hán và âm đọc tương ứng trong tiếng Quảng Châu để phỏng đoán cái nào là đúng. Những trường hợp này chúng tôi sẽ có những lý giải hay biện luận cụ thể. Ngoài ra chúng tôi chỉ đưa những trường hợp tồn nghi này vào bảng so sánh chứ không tính vào thống kê. Tất cả thắc mắc đều được viết trong phần giải thích. 2.1.2. Phần chữ Hán Trong bảng so sánh tổng cộng đưa vào 2322 chữ Hán, ngoài trừ trường hợp riêng lẻ (do không thể tìm ra được thể chữ giản thể mà chỉ có thể thay bằng thể chữ phồn thể, hoặc nêu ra ví dụ chữ phồn thể trong TĐHV ĐDA), chúng tôi đánh máy toàn bộ bằng chữ giản thể Trung Quốc. Ngoài hai chữ dị thể được đưa vào bảng so sánh, tất cả chữ Hán trong bảng so sánh đều là chữ chính thể. Hai trường hợp đặc biệt này có lý do riêng phải đưa vào là như sau: -- Chữ 茆(mão), theo “Từ điển Hán ngữ Hiện đại” (Xem tài liệu tham khảo 26.) là chữ dị thể của chữ 茅(mao), nhưng trong TĐHV ĐDA lại có giải thích khác. Vì thế chúng tôi đưa vào bảng so sánh để phân tích. (Phần phân tích cụ thể xin xem ở bảng chữ cái M.) -- Chữ 愍(mân, ý nghĩa: 1 thương, thương xót; 2 buồn, buồn lo), là chữ dị thể của 悯(mân, ý nghĩa: 1 thương, thương xót; 2 buồn, buồn lo), nhưng thường xuyên xuất hiện, nên chúng tôi cũng đưa vào bảng so sánh. Hai chữ dị thể nói trên tuy được giải thích riêng nhưng đều được tính vào danh sách thống kê. Trong trường hợp phải căn cứ vào ý nghĩa chữ Hán để xác định âm đọc Hán Việt hoặc âm đọc tiếng Quảng Châu, chúng tôi chủ yếu tham 17 khảo TĐHV ĐDA và “Từ điển Hán ngữ Hiện đại”, có khi cũng sẽ tham khảo thêm cách giải thích trong “Từ điển Âm Quảng Châu” (Xem tài liệu tham khảo 14) và TĐTV VKH. Nhưng tình hình diễn ra cũng khá phức tạp, ví dụ chữ 翟, TĐHV ĐDA cho rằng chữ này đọc “địch”, chỉ loài chim trĩ, lông đuôi chim trĩ. Nhưng thật ra trong tiếng Hán, chữ này còn là tên họ gia đình, có hai cách đọc khác nhau, tương ứng với hai âm đọc ở tiếng Quảng Châu. Trong TĐTV VKH có phân biệt hai cách đọc của chữ Hán này với hai cách đọc Hán Việt khác nhau là “địch” và “trác”. Những trường hợp tương tự như trên có xuất hiện trong quá trình làm ra bảng so sánh, nhất là với những chữ đa âm, nên chúng tôi giải quyết như sau: 1 Khi âm đọc của một chữ nào đó không xuất hiện trong TĐHV ĐDA mà chỉ xuất hiện trong TĐTV VKH, chúng tôi viết vào bảng để tham khảo chứ không tính vào thông kê. 2 Khi lựa chọn âm đọc tiếng Quảng Châu của chữ, chúng tôi đều căn cứ vào ý nghĩa và quy luật tương ứng giữa phụ âm đầu của âm đọc Hán Việt và âm đọc tiếng Quảng Châu. Nếu ý nghĩa của chữ không khớp với giải thích trong TĐHV ĐDA chúng tôi không đưa vào so sánh. 2.1.3. Phần âm tiếng Quảng Châu Trong bảng so sánh tổng cộng xuất hiện 2901 âm Quảng Châu, chúng tôi ghi chú bằng phiên âm quốc tế IPA, và chủ yếu dựa vào âm đọc trong “Từ điển Âm Quảng Châu” (Xem tài liệu thâm khảo 14) và cuốn sách “So sánh và học tập tiếng Phổ thông tiếng Quảng Châu” (Xem tài liệu tham khảo 21). Vậy thì xuất hiện vấn đề sau đây: -- “Từ điển Âm Quảng Châu” căn cứ Phương án Phiên âm tiếng Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ban bố vào năm 1960 để ghi chú âm Quảng Châu, nên thanh điệu Âm Bình sẽ ghi là 1. Ví dụ chữ 诗(thi), sẽ ghi chú âm đọc là /xi1/. Còn trong cuốn sách “So sánh và học tập tiếng Phổ thông tiếng Quảng Châu”, toàn bộ âm đọc tiếng Quảng 18 Châu ghi chú bằng phiên âm quốc tế. Vì thế cũng là chữ诗(thi), trong 53 sách này ghi chú là /si /. Nhưng thanh điệu Âm Bình của tiếng Quảng Châu chia làm hai thanh điệu: Cao Bình (điệu trị là 55, có sách gọi là Hạ Âm Bình) và Cao Giáng (điệu trị là 53, có sách gọi là Thượng Âm Bình). Trong cuốn sách nói trên, những chữ có âm đọc Âm Bình toàn bộ chỉ ghi thanh điệu Cao Giáng. Thật ra thanh điệu của tiếng Quảng Châu trong trường hợp nhất định có sự thay đổi, thanh điệu Âm Bình cũng thế. Những thay đổi này có khi chỉ là tùy theo thói quen nói năng của người nói, nhưng cũng có khi đọc/nói theo âm Cao Bình sẽ có ý nghĩa khác với đọc/nói theo âm Cao Giáng. Ví dụ chữ钉(đinh) trong tr.6 bảng Đ. Cũng có chuyên gia cho rằng phải chia thanh điệu Cao Bình và Cao Giáng thành hai thanh điệu khác nhau, vậy có thể thấy rằng việc phân biệt hai thanh điệu này quan trọng đến mức độ nào. Nếu áp dụng phương pháp ghi chú của “Từ điển Âm Quảng Châu”, sẽ không thể thể hiện rõ ràng điệu trị của thanh điệu, còn hoàn toàn theo cách ghi âm trong sách “So sánh và học tập tiếng Phổ thông tiếng Quảng Châu”, lại không thể hiện được đặc tính của thanh điệu Âm Bình. Chính vì lý do nói trên, chúng tôi quyết định ngoài một số chữ ít khi dùng cả thanh điệu Cao Bình và thanh điệu Cao Giáng ra, chúng tôi đều đưa ra hai thanh điệu Cao Bình và Cao Giáng cho những chữ thuộc thanh điệu Âm Bình, và khi thống kê chúng tôi cũng tính riêng. -- Trong cuốn sách “So sánh và học tập tiếng Phổ thông tiếng Quảng Châu”, những chữ có hiện tượng thay đổi thanh điệu trong khẩu ngữ đều không được liệt kê ra. Nhưng trong bảng so sánh chúng tôi đã đưa vào những âm biến điệu và có ghi chú ở dưới, bởi vì chính là những hiện tượng biến điệu đó làm cho tiếng Quảng Châu có hệ thống thanh điệu phong phú và đa dạng. Hơn nữa, những biến điệu này có khi còn liên quan đến ý nghĩa của chữ, tức là với ý nghĩa nhất định nào đó thì phải đọc 19 theo âm biến điệu chứ không thể đọc theo điệu vốn có. Xem ví dụ ở tr.2 bảng M, chữ 墨(mặc)., nên dù bài văn này chủ yếu chỉ so sánh phụ âm đầu nhưng chúng tôi cũng không nên bỏ qua những hiện tượng thú vị đó. Có một số âm đọc tiếng Quảng Châu có từ viết tắt “kng.” ở đằng sau, có nghĩa là âm đọc này thường dùng trong khẩu ngữ. Ở đây chúng tôi phải nêu ra hai khái niệm, đó là văn đọc và bạch đọc. Văn đọc, tức là dùng âm đọc phương ngôn để đọc văn viết, là một cách đọc mang tính chính thức. Vì khi viết văn phải dùng ngôn ngữ viết chuẩn mực, nên trong bài văn không xuất hiện những chữ chỉ dùng trong tiếng địa phương, vậy đọc lên không có từ ngữ đặc biệt của riêng tiếng địa phương. Còn bạch đọc, về mặt cơ bản vẫn đọc theo âm đọc của chữ, nhưng khi gặp những từ không dùng trong khẩu ngữ, thì sẽ “dịch” sang từ địa phương, cũng có thể nói là đọc theo từ ngữ trong tiếng địa phương. Cách bạch đọc nghe thân mật và sống động hơn, rất được người nghe hoan nghênh. Ví dụ chữ 在 22 (tại) chẳng hạn, nếu theo văn đọc thì đọc là /tsi /, còn bạch đọc thì dùng 35 âm là /hai /. Bây giờ trong giới nghiên cứu phương ngữ có quan điểm 35 cho rằng không có cách đọc bạch đọc, vì khi đọc là /hai /, thật ra đã không phải là dùng chữ在(tại) nữa, mà là dùng chữ 喺 (cùng nghĩa với “tại” trong tiếng Phổ thông, nhưng chữ này chỉ dùng riêng trong tiếng Quảng Châu). Vậy thì không phải là “đọc theo từ ngữ trong tiếng địa phương” mà là thay từ ngữ của ngôn ngữ viết chuẩn mực bằng từ ngữ của tiếng địa phương. Vấn đề này liên quan đến chữ viết của tiếng Quảng Châu, trong khi “chữ viết tiếng Quảng Châu” vẫn chưa được thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa. Vì thế chúng tôi đưa cả khái niệm văn đọc, bạch đọc và cách nói trong khẩu ngữ vào bảng so sánh, vì bạch đọc khác với khẩu ngữ ở chỗ đó là cách đọc văn, còn khẩu ngữ thuần túy là nói ra chứ không có bài văn viết sẵn để đọc, chúng ta không nên coi cách bạch đọc và cách nói trong khẩu ngữ là một. Hơn nữa có một số chữ thí dụ như chữ掂(điểm) 20 chẳng hạn, khi dùng trong ngôn ngữ viết chuẩn mực và dùng trong khẩu ngữ có ý nghĩa khác nhau, lại có người đưa âm khẩu ngữ để đọc văn và coi đó là bạch đọc. Vậy vấn đề càng thêm phúc tạp. Chúng tôi nghĩ rằng không nên võ đoán bỏ đi một trong những khái niệm này mà nên cố gắng thu tập tất cả âm đọc rồi ghi rõ cái nào là của khẩu ngữ, cái nào là văn đọc hoặc bạch đọc. 2.1.4. Phần giải thích Trong bảng so sánh tùy theo tám phụ âm đầu chúng tôi chia làm tám bảng, do đó số thứ tự của giải thích đều bắt đầu từ số thứ tự 1 đến hết trong từng bảng một. 2.2. Tám bảng so sánh 2.2.1. Bảng chữ cái B (sau này gọi tắt là bảng B)………………………22 2.2.2. Bảng chữ cái Ph (sau này gọi tắt là bảng Ph)…………………….29 2.2.3. Bảng chữ cái V (sau này gọi tắt là bảng V)………………………36 2.2.4. Bảng chữ cái M (sau này gọi tắt là bảng M)……………………..40 2.2.5. Bảng chữ cái T (sau này gọi tắt là bảng T)………………………46 2.2.6. Bảng chữ cái Th (sau này gọi tắt là bảng Th)…………………….61 2.2.7. Bảng chữ cái Tr (sau này gọi tắt là bảng Tr)……………………..72 2.2.8. Bảng chữ cái Đ (sau này gọi tắt là bảng Đ)………………………79 21 2.2.1. Bảng B ba bá bà bả 把 pa35 靶 pa35 巴 pa53 pa55 芭 pa53 pa55 bạ 簿 pou22 pou35 葩 p‘a53 bác 博 pk33 波 p53 p55 剥 mk55 笆 pa53 驳 pk33 疤 pa53 炮 p‘a:u33 吧 pa55 膊 pk33 菠 p53 p55 搏 pk33 百 pa:k33 泊 pk22 p‘a:k33 kng. 1 伯 pa:k33 箔 pk22 柏 p‘a:k33 薄 pk22 霸 pa33 雹 pk22 播 p33 帕 p‘a:k33 坝 pa33 bách 百 婆 p‘11 柏 p‘a:k33 爬 p‘a11 迫 pik55 耙 p‘a11 佰 pa:k33 琶 p‘a11 舶 pk22 p‘a:k33 杷 p‘a11 皤 p‘11 bạc kng pa:k33 pa:k55 1 Khi trong cụm từ “đạm bạc”, chữ này thường được đọc là /pk11/. Còn âm đọc thứ hai thường được dùng với nghĩa là “đỗ”, thí dụ trong những cụm từ như “đỗ xe” v.v. Chúng tôi nghĩ rằng cách đọc này chịu ảnh hưởng của từ tiếng Anh “park”. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan