Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển ba giống cà chua qua hai kiểu trồng dùng l...

Tài liệu Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển ba giống cà chua qua hai kiểu trồng dùng làm kiểng

.PDF
60
168
115

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG TRẦN TRUNG HẬU KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BA GIỐNG CÀ CHUA QUA HAI KIỂU TRỒNG DÙNG LÀM KIỂNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: TRỒNG TRỌT Cần Thơ – 2013 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: TRỒNG TRỌT Tên đề tài: KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BA GIỐNG CÀ CHUA QUA HAI KIỂU TRỒNG DÙNG LÀM KIỂNG Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN THỊ BA ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY Sinh viên thực hiện: TRẦN TRUNG HẬU MSSV: 3103399 LỚP: TRỒNG TRỌT- KHÓA 36 Cần Thơ – 2013 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt, với đề tài: KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BA GIỐNG CÀ CHUA QUA HAI KIỂU TRỒNG DÙNG LÀM KIỂNG Do sinh viên Trần Trung Hậu thực hiện. Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2013 Cán bộ hướng dẫn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Trần Trung Hậu ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ----------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt với đề tài: KHẢO SÁT SƯ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BA GIỐNG CÀ CHUA QUA HAI KIỂU TRỒNG DÙNG LÀM KIỂNG Do sinh viên Trần Trung Hậu thực hiện và bảo vệ trước hội đồng. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ........................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .................................................. Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2013 Thành viên Hội đồng ...................................... ....................................... .......................................... DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. Lý lịch sơ lược Họ và tên: Trần Trung Hậu Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 08/02/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Tân An, Tân Châu Họ và tên cha: Trần Văn Đực Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Thưa Chỗ ở hiện nay: 240 tổ 10, ấp Tân Hòa B, xã Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. II. Quá trình học tập 1. Tiểu học Thời gian: 1998 – 2003 Trường: Tiểu học A Tân An Địa chỉ: xã Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang 2. Trung học Cơ sở Thời gian: 2003 – 2007 Trường: Trung học cơ sở Tân An Địa chỉ: xã Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang 3. Trung học Phổ thông Thời gian: 2007 – 2010 Trường: Trung học phổ thông Nguyễn Quang Diêu Địa chỉ: xã Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang 4. Đại học Thời gian: 2010 – 2014 Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ: Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Chuyên ngành: Trồng Trọt (Khóa 36) Ngày….tháng….năm 2013 Trần Trung Hậu iv LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến - PGS.TS. Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. - Thầy Bùi Văn Tùng đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này. - ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn. - Cố vấn học tập thầy Lê Vĩnh Thúc đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học. - Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn! - Chị Lý Hương Thanh lớp Cao học Trồng Trọt khóa 18 đã giúp tôi hoàn thành số liệu và chỉnh sửa luận văn. - Chị Thơ, chị Thảo, chị Kiều, chị Trâm, chị Như, anh Khánh, anh Khoa, anh Hoàng, anh Hạc, anh Nhí, anh Toàn, cùng các bạn Trâm, Giang, Nhã, Vinh, Nam, Linh, Như… Các thành viên trong nhà lưới và các bạn lớp Trồng Trọt 36 đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thân gửi về! Các bạn lớp Trồng Trọt khóa 36 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai. Trần Trung Hậu v MỤC LỤC Nội Dung Trang Mục lục Danh sách bảng Danh sách hình Tóm lược MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về cà chua 1.1.1 Nguồn gốc cà chua 1.1.2 Giá trị dinh dưỡng 1.1.3 Đặc điểm thực vật của cà chua 1.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cà chua 1.2 Sản xuất rau trong nhà lưới 1.3 Ghép cà chua 1.3.1 Cơ sở khoa học của việc ghép 1.3.2 Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép 1.3.3 Tình hình ghép cà chua trên thế giới và ở Việt Nam 1.4 Một số kết quả nghiên cứu về cà chua 1.5 Tình hình sản xuất và giá trị của hoa, cây kiểng 1.5.1 Ở thế giới 1.5.2 Ở Việt Nam 1.5.3 Giá trị kinh tế 1.5.4 Giá trị thẩm mỹ 1.5.5 Giá trị tinh thần xã hội 1.5.6 Hoa, cây kiểng và sự cải thiện môi trường 1.6 Cơ sở khoa học của quang hướng động và địa hướng động CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện 2.1.1 Địa điểm và thời gian 2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn 2.1.3 Vật liệu thí nghiệm 2.2 Phương pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.2 Kỹ thuật canh tác 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi vi vi viii x xi 1 2 2 2 2 2 4 5 6 6 7 7 9 9 9 10 11 11 11 12 12 13 13 13 13 13 14 14 17 17 2.2.4 Phân tích số liệu 18 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19 3.1 Ghi nhận tổng quát 19 3.2 Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển ba giống cà chua dùng làm kiểng qua hai kiểu trồng chậu được đặt dưới đất 19 2.2.1 Sinh trưởng và phát triển của cây cà kiểng 19 * Chiều cao gốc ghép 19 * Chiều cao cây 20 * Số lá trên cây 21 3.2.2 Thành phần năng suất 22 * Tổng số chùm hoa/chậu 22 * Tổng số trái/chậu 23 * Tổng trọng lượng trái/chậu 24 3.3 Khảo sát sự sinh trưởng của ba giống cà chua dùng làm kiểng qua hai kiểu trồng chậu được treo 25 3.3.1 Sinh trưởng và phát triển của cây cà kiểng 25 * Chiều cao gốc ghép 25 * Chiều cao cây 26 * Số lá trên cây 27 3.3.2 Thành phần năng suất 28 * Tổng số chùm hoa/chậu 28 * Tổng số trái/chậu 29 * Tổng trọng lượng trái/chậu 30 3.4 Đánh giá tính thẩm mỹ của cây cà kiểng 31 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37 4.1 Kết luận 37 4.2 Đề nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHỤ CHƯƠNG vii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 2.1 Tình hình khí tượng thủy văn từ 11/2011 – 1/2012 (Đài khí tượng thủy văn TP. Cần Thơ, 2011 – 2012) 13 2.2 Tổ hợp các nghiệm thức của thí nghiệm Khảo sát sự sinh trưởng của ba giống cà chua ghép dùng làm kiểng qua hai kiểu trồng chậu được đặt dưới đất 15 2.3 Thang đánh giá cảm quan về đặc điểm trái trên cây, hình dạng và màu sắc trái của 3 giống cà chua làm kiểng 18 2.4 Thang đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày ở thí nghiệm chậu đặt dưới đất và chậu treo 18 2.5 Thang đánh giá cảm quan về sự kết hợp các giống cà chua chậu đặt dưới đất và chậu treo 18 3.1 Chiều cao gốc ghép (cm) của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được đặt dưới đất qua các thời điểm khảo sát 20 3.2 Chiều cao cây (cm) của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được đặt dưới đất qua các thời điểm khảo sát 21 3.3 Số lá của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được đặt dưới đất qua các thời điểm khảo sát 22 3.4 Tổng số chùm hoa/chậu của 2 kiểu trồng 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được đặt dưới đất 23 3.5 Tổng số trái/chậu của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được đặt dưới đất 24 3.6 Tổng trọng lượng trái/chậu (kg/chậu) của 2 kiểu trồng 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được đặt dưới đất 25 3.7 Chiều cao gốc ghép (cm) của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được treo qua các thời điểm khảo sát 26 3.8 Chiều cao cây (cm) của 2 kiểu trồng 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được treo qua các thời điểm khảo sát 27 3.9 Số lá của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng ở thời điểm 60 NSKT chậu được treo 28 3.10 Tổng số chùm hoa/chậu của 2 kiểu trồng 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được treo 29 3.11 Tổng số trái/chậu của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được treo 30 viii 3.12 Tổng trọng lượng trái/chậu (kg) của 2 kiểu trồng và 4 tổ hợp giống cà kiểng chậu được treo 31 3.13 Đánh giá cảm quan về đặc điểm trái trên cây, hình dạng và màu sắc trái của 3 giống cà chua làm kiểng chậu đặt dưới đất và chậu treo 32 3.14 Đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày chậu treo và chậu đặt dưới đất 32 3.15 Đánh giá cảm quan về sự kết hợp các giống cà chua chậu đặt dưới đất 33 3.16 Đánh giá cảm quan về sự kết hợp các giống cà chua chậu được treo 35 ix DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Ba giống cà chua và hai loại chậu dùng trong thí nghiệm: (a) Cherry Ruby, (b) Cherry Rulow, (c) Savior, (d) Chậu nhưa đen đặt dưới đất, (e) Chậu nhựa treo sơn màu trắng 16 3.1 Cà kiểng trồng trong chậu đặt dưới đất: (a) Ruby + Rulow – trồng chụm, (b) Ruby + Rulow – trồng tách, (c) Ruby + Savior – trồng chụm, (d) Ruby + Savior – trồng tách, (e) Rulow + Savior – trồng chụm, (f) Rulow + Savior – trồng tách, (g) Ruby + Rulow + Savior – trồng chụm, (h) Ruby + Rulow + Savior – trồng tách 34 Cà kiểng trồng trong chậu treo: (a) Ruby + Rulow – trồng chụm, (b) Ruby + Rulow – trồng tách, (c) Ruby + Savior – trồng chụm, (d) Ruby + Savior – trồng tách, (e) Rulow + Savior – trồng chụm, (f) Rulow + Savior – trồng tách, (g) Ruby + Rulow + Savior – trồng chụm, (h) Ruby + Rulow + Savior – trồng tách 36 3.2 x TRẦN TRUNG HẬU. 2013. “Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển ba giống cà chua qua hai kiểu trồng dùng làm kiểng”. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Trồng Trọt, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện trong nhà lưới Nghiên cứu rau sạch, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ, từ tháng 11/2011 - 1/2012 nhằm xác định các giống cà chua ghép thích hợp trồng chung và kiểu trồng chụm hay tách để cây cà kiểng ghép sinh trưởng, phát triển tốt; tạo ra một chậu cà kiểng đẹp mắt và hấp dẫn. Hai thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố, 5 lặp lại, nhân tố 1 là 2 kiểu trồng: (1) chụm: trồng các gốc cà chua chụm lại với nhau trên cùng 1 chậu và (2) tách: trồng các gốc cà chua xa nhau trên cùng 1 chậu và nhân tố 2 là 4 tổ hợp giống cà chua/chậu: (1) Ruby + Rulow, (2) Ruby + Savior, (3) Rulow + Savior, (4) Ruby + Rulow + Savior. Thí nghiệm 1: tổ hợp các giống cà chua kiểng được trồng trong chậu đặt dưới đất và Thí nghiệm 2: tổ hợp các giống cà chua kiểng được trồng trong chậu treo lên cao. Kết quả cho thấy đối với 2 kiểu trồng chụm và tách cây cà kiểng trồng trong chậu đặt dưới đất và chậu treo đều cho sinh trưởng và phát triển như nhau. Đối với 4 tổ hợp giống, (1) cà kiểng trồng trong chậu đặt dưới đất: tổ hợp giống Ruby + Rulow luôn phát triển chiều dài thân chính vượt trội (105,00 cm), tổng số trái/chậu (79,20 trái/chậu) và trọng lượng trái/chậu đạt cao nhất ở tổ hợp giống Ruby + Savior (0,86kg/chậu), Rulow + Ruby + Savior (0,89 kg/chậu); (2) cà kiểng trồng trong chậu treo: tổ hợp giống Ruby + Rulow cho khả năng sinh trưởng tốt về chiều cao cây (112,44 cm), tổng số trái/chậu (120,50 Trái/chậu) và tổ hợp giống Ruby + Savior có tổng trọng lượng trái/chậu cao nhất (1,57 kg/chậu). Về cảm quan, tổ hợp giống Ruby + Rulow chậu treo và đặt dưới đất kiểu trồng chụm và tổ hợp giống Ruby + Rulow + Savior chậu treo ở kiểu trồng tách được đánh giá đẹp. Sự kết hợp nhiều giống trên cùng một chậu qua hai kiểu trồng tạo nên chậu cà kiểng lạ, đẹp, hấp dẫn người xem và có giá trị thẩm mỹ cao. xi MỞ ĐẦU Hoa kiểng là những sản phẩm mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Hoa kiểng từ lâu đã là thú chơi tao nhã của người lớn tuổi, là sản phẩm dành cho ngày Tết, lễ,… Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, thú chơi hoa kiểng không còn dành riêng cho người lớn tuổi mà lan sang các lứa tuổi khác như người trung niên, thanh thiếu niên và cả trẻ em, hoa cây kiểng không chỉ là nhu cầu tinh thần của người dân mà còn là một ngành sản xuất nông nghiệp đặc thù mang lại lợi nhuận cao và có giá trị trong hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay ngoài các sản phẩm hoa, kiểng lá, bonsai,… Kiểng trái cũng xuất hiện khá nhiều như: Hạnh kiểng, Ớt kiểng, Thanh Long kiểng,… Cà chua cũng là một trong những sản phẩm kiểng trái lạ, giống đa dạng, màu sắc trái đẹp. Những sản phẩm này ngoài việc phục vụ cho việc thưởng ngoạn cũng có thể sử dụng làm thực phẩm. Một số nghiên cứu về cà kiểng như trồng nhiều giống/chậu của Lâm Cảnh Hạc (2011) ghép các giống cà chua Ruby, Rulow, và Savior trên cùng một gốc cà tím EG203 ở ngọn đang mang hoa tạo chậu cà kiểng đẹp hay nghiên cứu của Trần Viết Vương (2011) về trồng cà kiểng treo kết hợp nhiều giống và vị trí đặt cây (đỉnh chậu, ngang hông và đáy chậu) cho kết quả kết hợp 2 giống và vị trí đặt cây ở đáy chậu + hông chậu, đỉnh chậu + đỉnh chậu tạo nên chậu cà kiểng đẹp; một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2010) về nồng độ hóa chất lên sinh trưởng cà chua làm kiểng cho thấy hóa chất Bonsai nồng độ 0,5% làm giảm chiều cao cây cà chua và cho trái nhiều,… Nhưng chưa có nghiên cứu về trồng các giống cà chua/chậu theo kiểu trồng chụm hay tách. Vì vậy, đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển ba giống cà chua qua hai kiểu trồng dùng làm kiểng” nhằm xác định tổ hợp giống cà chua và kiểu trồng thích hợp cho ra một chậu cà kiểng đẹp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về cây cà chua 1.1.1 Nguồn gốc cà chua Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, tên tiếng anh là Tomato thuộc họ cà (Solanaceae). Cà chua có nguồn gốc ở vùng Trung và Nam châu Mỹ, ở các nước Pêru, Bôlivia, Equador (Tạ Thu Cúc, 2005 và Phạm Hồng Cúc, 2007). Cà chua được trồng phổ biến vào Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khoảng thế kỷ XVII (Phạm Hồng Cúc, 2007). Theo Tạ Thu Cúc (2004), năm 1750 cà chua được dùng làm thực phẩm ở nước Anh. Đến thế kỷ XIX (1830) trái cà chua trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày. Năm 1860 cà chua trở thành cây trồng chính của nước Pháp. Người Mehico có lịch sử trồng cà chua lâu đời nhất (Đường Hồng Dật, 2003). Ở Việt Nam cà chua được trồng khoảng trên 100 năm nay (Tạ Thu Cúc, 2004). 1.1.2 Giá trị dinh dưỡng Cà chua là loại rau ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao, trong trái chín có nhiều đường chủ yếu là đường glucoza, có nhiều vitamin: carotene, B1, B2, C; axit amin và các chất khoáng quan trọng: Ca, Fe, P (Tạ Thu Cúc, 2004). Theo Đường Hồng Dật (2003), do có thành phần dinh dưỡng phong phú nên cà chua là loại rau có nhiều cách sử dụng: có thể ăn tươi nấu canh với thịt, đánh nước sốt với cá, chế biến đồ hộp và làm mứt. Hằng ngày nếu mỗi người sử dụng 100 – 200g cà chua sẽ đáp ứng được nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu (Chu Thị Thơm và ctv., 2005). 1.1.3 Đặc điểm thực vật của cà chua * Rễ: cà chua thuộc loại rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất tới 1,5 m, rễ phụ rất phát triển phân bố rộng từ 1,5 – 2,5 m, hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0 – 30 cm (Trần Thị Ba và ctv., 1999 và Tạ Thu Cúc, 2004). Khả năng tái sinh hệ rễ cà chua mạnh, khi rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh (Tạ Thu Cúc, 2004). Thân cà chua nếu gặp điều kiện thuận lợi cũng tạo rễ bất định, vì vậy kích thích ra rễ trên thân cây có thể tạo được cây mới để trồng (Phạm Hồng Cúc, 2007). * Thân: theo Tạ Thu Cúc (2004), chiều cao cây thay đổi phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Đặc điểm của thân cà chua là phát triển theo kiểu lưỡng phân, các chùm hoa được sinh ra từ thân chính vì vậy thân chính có vị trí quan trọng đối với sản lượng trái trên cây và những cành ở dưới chùm hoa đầu tiên của thân chính cho năng suất trái tương đương với thân chính (Tạ Thu Cúc, 2005). 2 Thân cà chua thay đổi theo quá trình sinh trưởng, ở thời kỳ vườn ươm, thân cây tròn, thường có màu tím nhạt, giòn, dễ gãy. Khi trưởng thành thân cây có màu xanh nhạt, trên thân cây có lông tơ tập trung ở phần non. Cây trưởng thành thân thường có tiết diện đa giác, cứng, phần gốc hóa gỗ (Tạ Thu Cúc, 2005). * Lá: cà chua thuộc loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 – 4 đôi lá chét, ngọn lá có một phần phiến lá riêng lẽ gọi là lá đỉnh, rìa là chét đều có răng cưa sâu hay cạn tùy giống, phiến lá thường có phủ lông tơ (Phạm Hồng Cúc, 2007 và Tạ Thu Cúc, 2004). Số lá trên cây phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống và chịu chi phối bởi nhiệt độ, đặc tính lá thể hiện đầy đủ khi cây có chùm hoa đầu tiên (Phạm Hồng Cúc, 2007). Năng suất cà chua cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng lá và kích thước lá trên cây bởi vì lá giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và cung cấp dinh dưỡng để nuôi trái (Chu Thị Thơm và ctv., 2005 và Lê Văn Hòa và ctv., 2001). * Hoa: theo Tạ Thu Cúc (2005), hoa cà chua là loại hoa hoàn chỉnh (bao gồm lá đài, cành hoa, nhị và nhụy). Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu do đặc điểm cấu tạo của hoa, tuy nhiên hiện tượng thụ phấn chéo cũng xảy ra. Số chùm hoa trên cây từ 4 – 20, số lượng hoa trên chùm dao động từ 2 – 26 hoa, đôi khi có 30 – 100 hoa (Phạm Hồng Cúc, 2007). Theo Tạ Thu Cúc (2004), số chùm hoa trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra thân, lá sinh trưởng mạnh mẽ sẽ làm chậm sự hình thành mầm hoa và ngược lại sự hình thành mầm hoa, trái sẽ làm chậm và ngưng sinh trưởng của cơ quan dinh dưỡng (Tạ Thu Cúc, 2005). Cây cà chua có khả năng cho rất nhiều hoa nhưng tỉ lệ rụng hoa lớn. nguyên nhân dẫn đến sự rụng hoa rất phức tạp, nguyên nhân cơ bản là do điều kiện ngoại cảnh bất lợi, sâu bệnh hại và kỹ thuật trồng trọt (Tạ Thu Cúc, 2005). * Trái: thuộc loại trái mộng nhiều nước, có số lượng ô khác nhau, hình dáng quả thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài, màu sắc và số trái khác nhau phụ thuộc vào giống, điều kiện nhiệt độ (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Trọng lượng trái thay đổi từ 20 gam ở cà cherry đến 300 gam ở cà chua trái lớn, trong trái xanh có chứa một lượng chất độc là tomatine, lượng chất này giảm dần theo mức độ chín của quả (Phạm Hồng Cúc, 2007). * Hạt: cà chua nhỏ, dẹp, nhọn, cuống hạt màu vàng sáng, vàng tối hay vàng nhạt; hạt khô có màu vàng bao phủ lông tơ, 1 gam chứa 300 – 350 hạt, một quả chứa 50 – 350 hạt, sức nảy mầm của hạt mạnh có thể dự trữ 4 – 5 năm (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). 3 1.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cà chua * Nhiệt độ: cà chua tăng trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô. Theo Nguyễn Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), cà chua có thể nẩy mầm ở nhiệt độ 10 – 12oC nhưng tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 28oC. Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15 – 35oC (Tạ Thu Cúc, 2002), vì vậy nó được trồng rộng rãi trên thế giới. Theo Phạm Hồng Cúc (2007), nhiệt độ tối hảo cho sự tăng trưởng và phát triển của cà chua là 22 – 24oC. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ nhất định, đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn càng tốt cho sự sinh trưởng của cây (Phạm Hồng Cúc, 2007). Theo Tạ Thu Cúc (2004), khi nhiệt độ ban ngày là 23oC và nhiệt độ ban đêm là 15oC sẽ kích thích quá trình phân hóa mầm hoa, tăng số hoa trên cây và thúc đẩy quá trình phát triển của bộ rễ. Hạt phấn nảy mầm tốt ở nhiệt độ 25 – 300C, trái sinh trưởng và phát triển tốt khi nhiệt độ từ 20 – 220C, sắc tố hình thành ở nhiệt độ 200C và quả chín ở nhiệt độ 24 – 300C, khi trái chín nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ bị mềm, trên 350C sắc tố màu đỏ bị phân giải (Tạ Thu Cúc, 2004). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), nhiệt độ trên 350C sự tăng trưởng của cà chua bị giảm, hạt phấn trở nên bất thụ, hoa chóng tàn và không kết trái. * Ánh sáng: trong từng loại rau khác nhau thì yêu cầu về cường độ sáng cũng khác nhau. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), cà chua là cây ưa ánh sáng mạnh, cường độ ánh sáng tối thiểu để cây tăng trưởng là 2000 – 3000 lux, cường độ tối hảo để cây cà chua phát triển tốt là 20.000 hay cao hơn và ở 80.000 – 100.000 lux cây bị héo, trái và lá bị cháy nắng. Cà chua thích ánh sáng trực tiếp, tuy nhiên nắng gay gắt vào buổi trưa có thể làm cây héo, lá và trái bị cháy nắng, trơi âm u nhiều mây mù cà chua sinh trưởng kém, phẩm chất giảm (Phạm Hồng Cúc, 2007), nếu trồng cây trong điều kiện thiếu ánh sáng dẫn đến cây yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, lóng vươn dài, ra hoa chậm, năng suất và chất lượng giảm, hương vị kém. * Ẩm độ: ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ẩm độ thích hợp cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Theo Phạm Hồng Cúc (2007), ẩm độ không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của cà chua, ẩm độ không khí tốt nhất cho cây phát triển là 45 – 60%. Khi ẩm độ không khí trên 65% cây dễ bị bệnh (Tạ Thu Cúc, 2004). Nhiệt độ và ẩm độ cao của vùng nhiệt đới gây trở ngại cho việc thụ phấn nên cà chua khó đậu trái. Trong điều kiện ẩm và lạnh hàm lượng vitamin tích lũy nhiều hơn trong điều kiện nóng ẩm. * Nước: chế độ nước trong cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản như: quang hợp, sinh trưởng và phát triển (Tạ Thu Cúc, 2002). Cà chua là cây ưa ẩm, chịu hạn nhưng không chịu úng. Đất quá ẩm bộ 4 rễ dễ bị tổn hại và làm cây chống chịu kém (Phạm Hồng Cúc, 2007). Trong suốt thời gian sinh trưởng của cà chua thì giai đoạn ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Cà chua là cây không chịu úng nên khi chuyển đột ngột từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm cao sẽ gây ra hiện tượng nứt trái và độ ẩm đất thích hợp cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển là 70 – 80% (Tạ Thu Cúc, 2004). * Dinh dưỡng: cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân, lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra hoa cao, ra trái nhiều tìm năng cho năng suất lớn. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cần cho cây phát triển rất cao, do đó dinh dưỡng là yếu tố có tính quyết định đến năng suất và chất lượng trái (Tạ Thu Cúc, 2005). Ở cà chua, lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tùy vào khả năng cho năng suất của giống, tình trạng đất và điều kiện trồng. Tuy nhiên ở cà chua nhu cầu dinh dưỡng có sự khác biệt so với một số cây trồng khác là cà chua sử dụng nhiều nhất là kali, đạm sau đó là lân, canxi và các nguyên tố vi lượng khác (Phạm Hồng Cúc, 2007). 1.2 Sản xuất rau trong nhà lưới Trong những năm qua, sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kín đã bắt đầu trở thành những yếu tố quan trọng trong tổng sản lượng cà chua. Sản xuất trong điều kiện bảo vệ đã trở thành cách chủ yếu được nhà trồng trọt áp dụng để bảo đảm ổn định, cung cấp sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng, trong khi giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất. Phương pháp này giúp vượt qua các trở ngại do khí hậu khắc nghiệt và sự thiếu hụt nước, đất đai đặt ra. Diện tích trồng cà chua hàng năm trên thế giới khoảng 2,7 triệu hecta, trong đó 80 – 85% dùng để ăn tươi, lượng cà chua chế biến khoảng 60 triệu tấn/năm. Cà chua được sản xuất trong nhà lưới, nhà kín vào những mùa điều kiện thời tiết không thuận lợi cho canh tác (Phạm Hồng Cúc, 2007). Theo Trần Thị Ba (2010), trồng rau trong nhà lưới đã phổ biến trong nông dân từ nhiều năm qua tại Đà Lạt, còn ở miền Nam trong những năm gần đây, số nhà lưới tại huyện Hốc Môn đã từ 2.000 m2 lên 5.000 m2, tại Biên Hòa đã đạt 20.000 m2. Riêng nhà lưới trồng rau ở ĐBSCL gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng cũng đạt khoảng 20.000 m2. Ở Việt Nam, nhà kính và nhà lưới tiên tiến chỉ được sử dụng với diện tích nhỏ ở các viện, trường, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp để nhằm phục vụ nghiên cứu do giá thành chi phí rất cao, đồng thời đòi hỏi người quản lý có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên ở nhiều địa phương nông dân đang sử dụng các dạng nhà lưới tự tạo đơn giản, chi phí thấp nhưng đạt hiệu quả khá cao. Theo Trần Thị Ba (2010), 5 trồng cây trong nhà lưới có nhiều ưu điểm hơn so với trồng tự nhiên ngoài đồng như chủ động được trong sản xuất, cây có thể trồng trên đất khó canh tác bình thường, loại trừ độc từ đất, sâu, bệnh hại. Việc xây dựng nhà kính, nhà lưới đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu rất lớn đặc biệt là hệ thống nhà lưới tự động được trang bị đầy đủ phương tiện như hệ thống tưới, kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ bên trong nhà lưới, chi phí đầu tư xây dựng, bảo hành và sử dụng rất cao. Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, đây là hệ thống phức tạp và quan trọng nhất trong nhà lưới. Hệ thống này phải tỉ mỉ và có độ chính xác cao để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây trồng, nếu bị lỗi trong việc đo lường có thể gây nguy hiểm cho cây trồng (Papadopoulos, 1991). Thuận lợi của hệ thống tưới nhỏ giọt là tiết kiệm lượng nước tưới, giảm mất phân và tiết kiệm 15 – 40% chi phí cho tưới nước so với viếc áp dụng các kiểu tưới khác. Theo Hồ Hữu An (2005), việc tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt còn cho phép điều chỉnh chính xác độ pH, EC và nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho cây. 1.3 Ghép cà chua 1.3.1 Cơ sở khoa học của việc ghép Ghép là một trong những phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một bộ phận của cây giống (gọi là cành ghép) sang một cây khác (gọi là gốc ghép), thông qua việc áp sát các mô phân sinh ngang (tượng tầng) để tạo một cây mới mà vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu (Phạm Văn Côn, 2007). Trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép tiếp xúc với nhau, nhờ hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà gốc ghép và ngọn ghép gắn liền nhau. Sau khi được gắn liền các mô mềm chổ tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn do đó nhựa nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép lưu thông nhau được (Trần Thế Tục, 2000). Việc kết hợp giữa gốc ghép và cành ghép như sau: áp sát tượng tầng của gốc và cành ghép với nhau; lớp tế bào tượng tầng ngoài của gốc và cành ghép tạo ra những tế bào nhu mô dính lại với nhau, gọi là mô sẹo; các tế bào nhu mô của mô sẹo phân hóa thành những tế bào tượng tầng mới, kết hợp với tượng tầng nguyên thủy của gốc và cành ghép; các tế bào tượng tầng mới tạo ra những mô mạch mới, gỗ bên trong và libe bên ngoài, hình thành sự kết hợp mạch giữa gốc và cành ghép làm dinh dưỡng và nước được vận chuyển qua lạ với nhau (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Gốc ghép thông qua bộ rễ, có chức năng lấy dinh dưỡng trong 6 đất để nuôi toàn bộ cây mới, còn phần ghép có chức năng sinh trưởng và tạo sản phẩm (Vũ Khắc Nhượng và ctv., 2007). 1.3.2 Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được cũng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc và ngọn càng dễ dàng. Gốc càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài. Mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép được thể hiện ở sức tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép được đánh giá bằng tỉ số tiếp hợp T: T = Đường kính gốc ghép/đường kính ngọn ghép T = 1, cây ghép sinh trưởng và phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép. T > 1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên, T càng gần 1 thì càng tốt hơn T càng xa 1. T càng xa 1, thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn cỗi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều. T < 1, cây ghép có hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân). Thế sinh trưởng của ngọn mạnh hơn gốc. Phần ngọn bị nứt vỏ nhiều hơn phần gốc, cây ghép sinh trưởng kém dần, tuổi thọ ngắn (Phạm Văn Côn, 2007). 1.3.3 Tình hình ghép cà chua trên thế giới và ở Việt Nam Theo một số tài liệu cho thấy rằng phương pháp ghép cà chua đã được sử dụng ở Trung Quốc từ 1000 năm trước công nguyên (TCN), còn châu Âu được ghi nhận từ những năm 384 – 237 TCN (Oda, 1993; trích dẫn Lý Hương Thanh, 2011). Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những quốc gia đã đi đầu trong việc ghép cà chua trên gốc cà tím hay cà chua khác để làm tăng khả năng kháng bệnh và chống chịu tốt với môi trường bất lợi chịu úng trong mùa mưa. Việc trồng cây ghép thực sự trở thành công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được tiến hành ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối thập niên 20 với gốc ghép đầu tiên là cho cây dưa hấu sử dụng họ bầu bí làm gốc ghép. Đến năm 1950 thì cà tím được nghiên cứu làm gốc ghép cho cây cà chua. Sau đó lần lượt các cây trồng khác cũng được ứng dụng rộng rãi như dưa leo vào những năm 60 và cà chua vào những năm 70 của thế kỷ 20 (Oda, 1995). 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan