Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát sự phân bố và phân lập loài copepoda schmackeria dubia tại sóc trăng & ...

Tài liệu Khảo sát sự phân bố và phân lập loài copepoda schmackeria dubia tại sóc trăng & kiên giang

.PDF
45
1676
149

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN @&? NGÔ DUY TÂN KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÂN LẬP LOÀI COPEPODA Schmackeria dubia TẠI SÓC TRĂNG & KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN Cần Thơ - 7/2013 Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN @&? NGÔ DUY TÂN KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÂN LẬP LOÀI COPEPODA Schmackeria dubia TẠI SÓC TRĂNG & KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts. VŨ NGỌC ÚT Cần Thơ - 7/2013 GVHD: Vũ Ngọc Út 1 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy (Cô) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn chân thành với các Anh (Chị) và các Bạn đã hỗ trợ em thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Ngọc Út, cố vấn học tập đã dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn ! Cần thơ, ngày 25 tháng 6 năm 2013 Sinh viên thực hiện Ngô Duy Tân GVHD: Vũ Ngọc Út 2 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 TÓM TẮT Đề tài Khảo sát và phân lập loài Copepoda Shmackeria dubia tại Sóc Trăng và Hà Tiên – Kiên Giang được thực hiện trong vòng 4 tháng (từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2013). Bao gồm các quá trình thu các mẫu môi trường, mẫu sống tại Hà Tiên – Kiên Giang và Sóc Trăng, các mẫu sẽ được chuyển về phòng thí nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ và tiến hành phân tích cũng như phân lập và nuôi sinh khối Shmackeria dubia để phục vụ cho các thí nghiệm sau. Kết quả khảo sát va phân lập cho thấy, loài Shmackeria dubia sinh trưởng và phát triển nhiều ở thủy vực là ao nuôi ven biển Sóc Trăng (Biển Đông) có độ mặn <20%0. Ở các thủy vực ven biển Kiên Giang có ít sự xuất hiện của loài copepoda Shmackeria dubia, một số thủy vực hoàn toàn không có sự phát triển của loài này. Qua quá trình nuôi sinh khối Shmackeria dubia, từ số lượng cá thể mang trứng nuôi ban đầu là 500 cá thể/L đã tăng lên 3000 cá thể/L trong khoảng 2 tuần nuôi. Tuy chưa đạt mức tăng trưởng tối đa nhưng cũng mang lại kết quả ban đầu. GVHD: Vũ Ngọc Út 3 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Schmackeria dubia............... .................... .................... .....................3 Hình 3.1 Bút đo pH và nhiệt độ............... .................... .................... ...............13 Hình 3.2 Khúc xạ kế đo độ mặn.............. .........................................................13 Hình 3.3 Đĩa petri đựng mẫu cần phân lập............... .................... ...................15 Hình 4.1: Thành phần loài động vật nổi ở thủy vực Sóc Trăng.........................21 Hình 4.2: Thành phần loài động vật nổi ở thủy vực Kiên Giang.......... ............22 Hình 4.3 Tỉ lệ phân bố Schmackeria dubia trong nhóm ngành Copepoda tại các thủy vực ven biển Sóc trăng…………………………………………………..26 Hình 4.4 Thành phần loài tại thủy vực Ao tự nhiên – Hải Ngư………………27 Hình 4.5 Thành phần loài tại thủy vực Ao tôm cua – Hải Ngư……………….27 Hình 4.7 Thành phần loài tại thủy vực Ao tôm sú - Hai vui…………………28 Hình 4.8 Thành phần loài tại thủy vực Kênh dẫn Đại Học Cần Thơ…………………………………………………………………………….28 Hình 4.9 Số lượng Schmackeria dubia trong quá trình nuôi tăng sinh…………………………………………………………………………….30 GVHD: Vũ Ngọc Út 4 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Đặc điểm các thủy vực thu mẫu........................................................ 11 Bảng 3.2: Bảng tóm tắt phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường……..14 Bảng 4.1 Các chỉ số môi trường tại các thủy vực thu mẫu ở Sóc Trăng...........16 Bảng 4.2 Các chỉ số môi trường tại các thủy vực thu mẫu ở Kiên Giang…....19 Bảng 4.3 Mật độ động vật nổi tại các thủy vực Ao nuôi – Sóc trăng................23 Bảng 4.4 Mật độ động vật nổi tại các thủy vực tự nhiên – Sóc trăng................24 Bảng 4.5 Mật độ động vật nổi tại các thủy vực Ao nuôi – Kiên Giang....……25 Bảng 4.6 Mật độ động vật nổi tại các thủy vực tự nhiên – Kiên Giang............26 Bảng 4.7 Các yếu tố môi trường tại thủy vực phân bố Shmackeria dubia – Sóc trăng...................................................................................................................29 GVHD: Vũ Ngọc Út 5 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................i TÓM TẮT..................................................................................... ...........................ii DANH SÁCH HÌNH........................................................ ........................................iii DANH SÁCH BẢNG & SƠ ĐỒ......................... ......................................................iv CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................... .............................. .............................1 1.1 Giới thiệu........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu đề tài................................................................................................2 1.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2 1.4 Nội dung đề tài…….......................................................................................2 1.5 Thời gian nghiên cứu... …….........................................................................2 CHƯƠNG II : LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU.......................... .............................. .........4 2.1 Phân loại và phân bố của Shmackeria dubia..................................................3 2.1.1 Phân loại…………………………………............................................3 2.1.2.Kích thước và hình dạng......................................................................3 2 .1.3 Phân bố và môi trường sống.................................................................4 2.2 Đặc điểm sinh học của Copepoda.................................................................4 2.3 Dinh dưỡng……………………....................................................................4 2.4 Tập tính sinh sản và vòng đời của Copepoda................................................5 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của copepoda...................................6 2.5.1 Nhiệt độ………………….....................................................................6 2.5.2 Độ pH……………………....................................................................7 2.5.3 Oxy hòa tan………………...................................................................7 2.5.4 Độ mặn……………………..................................................................7 2.5.5 Chất hữu cơ lơ lững……......................................................................8 2.6 Ứng dụng copepoda trong nuôi trồng thủy sản........ .…...............................8 CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU..............................10 3.1 Vật liệu nghiên cứu…..................................................................................10 3.2 Phương pháp nghiên cứu ….........................................................................10 3.2.1 Địa điểm thu mẫu….............................................................................10 3.2.2 Phương pháp thu mẫu…......................................................................12 3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu................................................................13 GVHD: Vũ Ngọc Út 6 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 3.2.4 Phương pháp phân lập Copepoda........................................................15 3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................15 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................16 4.1 Các thông số về môi trường............................................ ............................16 4.1.1 Tại Sóc trăng.......................................... ............................................16 4.1.2 Tại Kiên Giang.......................................... .........................................19 4.2 Cấu trúc thành phần loài và mật độ ở các khu vực thu mẫu..... .................21 4.2.1 Thành phần loài động vật nổi…..…………….... ..............................21 4.2.2 Mật độ động vật nổi……....................................................................23 4.2.3 Mật độ Shmackeria dubia tại các thủy vực ở Sóc trăng.....................26 4.3 Nuôi tăng sinh Shmackeria dubia...............................................................29 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................31 5.1 Kết luận.................................................. ........................... ........................31 5.2 Đề xuất.........................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO............ ................ ................ ................ ................ .......32 PHỤ LỤC........................... ...................... ........................... .................................34 GVHD: Vũ Ngọc Út 7 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu: Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km với nhiều loài thủy sản có thành phần loài phong phú và có giá trị kinh tế cao. Thủy sản Việt Nam phát triển ở nhiều loại hình thủy vực, ở khu vực nội địa và cả vùng biển. Đồng bằng sông Cửu Long được xem như là vùng có những điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản nhất cả nước nhờ vào tiềm năng diện tích mặt nước biển, ven biển và nội đồng rất lớn cũng như các điều kiện khác; đối với sự nghiệp phát triển thủy sản của việt Nam: đóng góp hơn 70% sản lượng thuỷ sản nuôi của cả nước với khoảng hơn 400.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, tổng sản lượng hàng năm lên tới hơn 1,5 triệu tấn. Từ đó cho thấy ngành thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là một trong những lĩnh vực đang được Chính phủ đầu tư phát triển. Muốn hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững cần phải đảm bảo ổn định nhiều yếu tố như: con giống, thức ăn, kỹ thuật, điều kiện môi trường,… Trong đó thức ăn và đặc biệt là thức ăn tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản. Thức ăn tươi sống là một trong những mắt xích quan trọng đảm bảo sự thành công trong quá trình sản xuất giống thuỷ sản. Nhiều đối tượng như ấu trùng muỗi lắc (Chironomidae), trứng nước (Moina), giáp xác chân chèo (Copepoda), Artemia, luân trùng (Brachionus) được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản (Lavens & Sorgeloos, 1996). Với kích thước nhỏ, giá trị dinh dưỡng cao, copepoda đã được chứng minh là nguồn thức ăn ưa thích và phù hợp cho nhiều loài cá biển ở các giai đoạn khác nhau (Kraul, 1990). Copepoda được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng của nhóm cá bơn (Nellen, 1981), cá thu đao (Brownell, 1983), cá nâu và một số loài cá cảnh biển (Rippingale and Payne, 2001). Copepoda được chú trọng sử dụng làm thức ăn cho rất nhiều loài cá do có giá trị dinh dưỡng cao hơn Artemia và có thành phần dinh dưỡng thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cá biển. Mặt khác, copepoda có kích thước dao động lớn nên chúng có thể cung cấp cho ấu trùng cá biển ở những giai đoạn khác nhau từ nauplius, copepodite đến copepoda trưởng thành. Hơn nữa, do copepoda di chuyển theo hình zigzag nên ấu trùng cá biển dễ dàng phát hiện ra chúng. GVHD: Vũ Ngọc Út 8 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 Trong nước ta hiện nay qui trình gây nuôi copepoda hỗ trợ cho nghề sản xuất giống các loài cá nước ngọt, đặc biệt là nước lợ, mặn đã được nghiên cứu rải rác ở một số đơn vị nhưng chưa phát triển được qui trình và ứng dụng rộng rãi nhất là ở đồng bằng Sông Cửu Long. Một số đề tài nghiên cứu, thử nghiệm tại Đại học Cần Thơ trong việc nuôi copepoda cũng đang được chú trọng. Nghiên cứu ban đầu trên loài Microsetella norvegica thuộc bộ Harpacticoida tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ cho thấy có nhiều triển vọng trong việc phát triển và mở rộng nuôi các đối tượng copepoda làm thức ăn cho ấu trùng cá biển (Nguyễn Thị Kim Liên, 2005). Trong số các loài copepoda, Schmackeria dubia thường xuất hiện với số lượng lớn trong các thủy vực tự nhiên và nhất là trong các hệ thống nuôi thủy sản. Kích thước ấu trùng Nauplius của những loài này có thể nhỏ (<200 µm) và hàm lượng HUFA cao ở các giai đoạn phát triển có thể là nguồn thức ăn thích hợp nhất cho ấu thể các loài cá biển nên cần được nghiên cứu thêm nhiều hơn nữa. 1.2 Mục tiêu đề tài Nhằm xác định được thành phần loài copepoda trong đó có loài Schmackeria dubia cùng với một số yếu tố môi trường sống của chúng. Các yếu tố môi trường nhất là pH, độ mặn, độ kiềm… sẽ được ghi nhận để làm cơ sở thiết lập quy trình gây nuôi sinh khối trong điều kiện nhân tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn cho ấu trùng cá biển. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Loài giáp xác chân chèo (copepoda) có tiềm năng cao là Schmackeria dubia. 1.4 Nội dung đề tài Khảo sát sự phân bố của Schmackeria dubia trong điều kiện tự nhiên và ao nuôi tại một số thủy vực ven biển Sóc trăng và Kiên Giang. Phân lập và nuôi tăng sinh Schmackeria dubia để phục vụ cho các bố trí thí nghiệm khác. 1.5 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2013 GVHD: Vũ Ngọc Út 9 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 CHƯƠNG II: LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Phân loại và phân bố của Schmackeria dubia: 2.1.1 Phân loại Theo Nguyễn Văn Khôi (2001) thì hệ thống phân loại của loài copepoda Schmackeria dubia như sau: Ngành: Athropoda Ngành phụ: Crustacea Lớp: Maxillopoda Lớp phụ: Copepoda Bộ: Calanoida Họ: Pseudiatomidae Giống: Schmackeria Pope & Richard, 1890 Loài: Schmackeria dubia Kiefer, 1936 2.1.2 Kích thước và hình dạng Loài copepoda Schmackeria dubia có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành con cái có chiều dài từ 1 – 1,2mm và con đực dài khoảng 1mm ( Nguyễn Văn Khôi, 2001 ). Hình 2.1 Schmackeria dubia GVHD: Vũ Ngọc Út 10 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 2.1.3 Phân bố và môi trường sống Loài copepoda Schmackeria dubia là loài nước lợ, có khả năng thích nghi độ mặn thấp nên có thể vào sâu trong sông ở đồng bằng Nam Bộ. Ở Việt Nam chúng phân bố trong vùng nước lợ cửa sông từ Hải Phòng đến Cà Mau. Trên thế giới, chúng thường có ở vùng nước lợ ven bờ biển các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến (Trung Quốc), Biển Đông và vùng ven biển Ấn Độ. (Nguyễn Văn Khôi, 2001. Động vật chí Việt Nam, Phân lớp chân mái chèo – Copepoda, Biển.) 2.2 Đặc điểm sinh học của Copepoda Copepoda là nhóm giáp xác nhỏ có số lượng lớn nhất, khoảng 9000 loài đã được mô tả. Hầu hết copepoda sống ở biển ( khoảng 2 / 3 số loài sống phiêu sinh ở biển ). Copepoda sống ở biển ( chủ yếu là nhóm Calanoida ) hiện diện số lượng lớn và thường là thành phần chiếm ưu thế và dễ nhận biết trong mẫu phiêu sinh. Do hầu hết các loài phiêu sinh ăn thực vật phiêu sinh nên chúng là mắt xích chủ yếu giữa thực vật phiêu sinh và những mắt xích thức ăn cao hơn trong các chuỗi thức ăn ở môi trường biển. Phần lớn khẩu phần ăn của nhiều loài động vật biển được hình thành từ Copepoda. (Giáo Trình Thủy Sinh Vật 2 – Đại Học Cần Thơ) 2.3 Dinh Dưỡng Copepod có nhiều tập tính dinh dưỡng tùy thuộc một phần vào nơi chúng sống. Những loài sống phiêu sinh chủ yếu ăn lọc và hàm trên biến đổi để lấy thức ăn. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm này không thật sự lọc các hạt thức ăn lơ lửng. Phiêu sinh thực vật là thành phần chủ yếu trong khẩu phần ăn của các loài ăn lọc, nhưng một số loài cũng dựa nhiều vào các hạt mùn bã hữu cơ. Thức ăn chủ yếu của copepoda là tảo tươi, do tảo có thành phần DHA cao có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng, đồng thời khi nuôi sinh khối cần cho ăn kết hợp nhiều loại tảo để tăng khả năng hấp thu của chúng (Apetitos & ctv., 2004). Theo quan sát ở các bể nuôi rotifer thì địch hại của chúng là copepoda, copepoda có thể tiêu thụ 1 lượng rotifer đáng kể, do đó có thể sử dụng rotifer làm thức ăn cho nuôi sinh khối (Fengi, 1996). Theo một số nghiên cứu còn có thể sử dụng các mảnh vụn hữu cơ, bộ mì, GVHD: Vũ Ngọc Út 11 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 bật đậu nành, cám gạo và các loại thức ăn chế biến khác để nuôi sinh khối copepoda (Nguyễn Thị Kim Liên, 2005) Tóm lại Copepoda là loài ăn lọc, chúng ăn thực vật, ăn tảo, trùng roi, vi khuẩn, mãnh vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh (protozoa), tiêm mao trùng (ciliate), men bánh mì… 2.4 Tập tính sinh sản và vòng đời của Copepoda Copepoda trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong vòng đời bao gồm trứng, 6 giai đoạn ấu trùng (N1-N6), 5 giai đoạn ấu niên (C1-C5) và giai đoạn trưởng thành. Đối với copepoda trưởng thành, có thể phân biệt được giới tính bằng hình dạng ngoài của chúng . (Frank marini vad Dwayne Sapp, 2003) Con cái của hầu hết các loài thuộc bộ calanoida mang một buồng trứng chứa từ 335 trứng ở phần bụng cho đến khi nở. Một số loài phóng trứng đã thụ tinh trực tiếp vào môi trường nước và trứng sẽ nở sau đó.Thời gian phát triển của trứng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước và có thể biến động từ 2-35 ngày (Herzig, 1980). Khác với luân trùng chúng có thể bắt đầu sinh sản khoảng 18 giờ sau khi nở, đối với copepoda thì khoảng một tháng hoặc lâu hơn để hoàn thành chu kỳ sinh sản của chúng. Ở giáp xác chân chèo, con đực thường nhỏ và có số lượng ít hơn con cái. Trong khi giao phối con đực ôm chặc con cái bằng đôi râu I và đưa túi vào khe chứa trứng. Trứng được bao bọc bởi túi trứng. Chúng có khả năng ôm và duy trì trứng chưa thụ tinh trong thời gian dài và đẻ nhiều đợt sau một lần thụ tinh. Sự phát triển của chúng có thể mất từ khoảng 1 tuần đến 1 năm tùy theo loài và điều kiện môi trường nước và vòng đời có thể dao động từ 6 tháng đến 1 năm. Trứng bào xác: Giống như Artemia và luân trùng, giáp xác chân chèo vùng ôn đới đẻ trứng bào xác khi điều kiện môi trường bất lợi, trứng bào xác chìm xuống đáy thủy vực và nở khi điều kiện môi trường thuận lợi. Trứng bào xác có thể được phát tán từ nơi này đến nơi khác nhờ các loài động vật. Một số nghiên cứu cho thấy trứng bào xác có thể được giữ dài bằng cách sấy khô hoặc duy trì ở nhiệt độ 250C hoặc giữ đông <-250C từ 915 tháng. Chu kỳ chiếu sáng và nhiệt độ là hai yếu tố quyết định quá trình đẻ trứng bào xác. Việc tạo ra trứng bào xác có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên GVHD: Vũ Ngọc Út 12 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 chưa có hiệu quả kinh tế do thí nghiệm phải trang bị nhiều dụng cụ đắt tiền (Granvil và Davis, 2000) (Nguyễn Thị Kim Liên, 2005) Marini (2003) mô tả sự phát triển buồng trứng chi tiết hơn, trứng copepoda có màu nâu đen và khi phôi thành thục màu của trứng thay đổi thành màu nâu nhạt và có điểm mắt đen có thể nhìn thấy. Nauplius chui ra từ túi trứng và chứa từ 4-5 giọt dầu là nguồn năng lượng ban đầu để chúng phát triển. Thời gian phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ, ở 25 0 C thời gian phát triển từ phôi đến nauplius từ 4-5 ngày, cho đến khi thành thục tổng cộng là từ 10-12 ngày. 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của copepoda 2.5.1 Nhiệt độ Kasahara và ctv., (1980) nghiên cứu trên trứng nghỉ của copepoda Tortanus forcipatus, trứng nở ở nhiệt độ từ 13-300C và trứng không nở ở nhiệt độ 100C. Nhiệt độ tối ưu cho trứng nở là khoảng 250C nhưng trứng nghỉ càng già thì sẽ nở ở nhiệt độ càng thấp. Kraul (1990) đề nghị ở nhiệt độ dao động 25 ± 30C thích hợp cho ương copepoda Euterpina acuifrons. Zillioux (1969) duy trì nhiệt độ 150C để nuôi copepoda Acartia clause và Acartia tonsa, nhưng không giải thích lý do vì sao tác giả nuôi ở nhiệt độ thấp như thế. Theo Ogle (1979) copepoda có thể được nuôi ở nhiệt độ từ 5,50C đến 27,70C, trung bình là 200C. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự thành thục của copepoda. Rippingale và Payne (2001) cho rằng copepoda Gladioferens imparipes thành thục nhanh ở nhiệt độ 250C hơn là ở 200C. Thời gian cho một thế hệ dưới điều kiện nuôi tối ưu khoảng 8-11 ngày ở nhiệt độ từ 24-260C. Williams và Jones (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh sản của copepoda harpacticoida Tisbe battagliai và nhận thấy rằng copepoda cái nuôi ở nhiệt độ 150C có vòng đời dài gấp hai lần so với khi nuôi ở nhiệt độ 250C. Khi tăng nhiệt độ (15250C) sẽ làm giảm thời gian giữa các lứa đẻ. GVHD: Vũ Ngọc Út 13 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 2.5.2 Độ pH So với rotifer và Daphnia thì copepoda không chịu được vật chất hữu cơ hòa tan cao trong môi trường, cho nên chúng cũng không chịu được pH thấp. pH nước biển trong khoảng 8,0 - 8,2 thường là mức thích hợp cho sự phát triển của copepoda. 2.5.3 Oxy hòa tan Copepoda không thể chịu được oxy hòa tan thấp so với rotifer, Daphnia và Artemia. Zilloux (1969) không thành công trong việc nuôi copepoda trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn 3,2 ppm. Quần thể copepoda được hồi phục bằng sự xuất hiện của nauplius một ngày sau đó khi các bể nuôi được sục khí. Tuy nhiên, chế độ sục khí nên được duy trì vừa phải, không nên sục khí mạnh để tránh hiện tượng copepoda phóng thích trứng trước khi thành thục (Lamn, 1987). 2.5.4 Độ mặn Copepoda thuộc bộ harpacticoida dễ nuôi thành công do chúng có khả năng chịu đựng được sự thay đổi lớn của độ mặn từ 15-70 %0 . ( http://www.aqucature.urgent.be//coursmat/faoman/mcd/zoop/harpa.htm ). Tuy nhiên, nhiệt độ và độ mặn thay đổi có ảnh hưởng đến sự phát triển của copepoda (Ough và Bayly, 1989). Copepod có khả năng chịu đựng được sự thay đổi của độ mặn khi no hơn là khi đói, do chúng cần nhiều năng lượng để đối phó với những thay đổi của môi trường sống và quá trình sống và quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể . Theo Payne và Rippingale (2000) sản lượng copepoda đạt tối đa khi nuôi ở độ mặn 18-27%0. Các tác giả này cũng khuyến cáo rằng độ mặn trong bể nuôi nên duy trì trong khoảng 12-20 %0, nếu nồng độ muối cao hơn từ 30-35 %0 có thể làm tăng sự lây nhiễm một số loài harpacticoida. Pagano và Gaudy (1986) cho rằng sự thay đổi độ mặn ảnh hưởng đến quá trình hô hấp nhưng không ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của copepoda Eurytemora velox nước lợ. Con đực trưởng thành chịu đựng sự thay đổi độ mặn thấp hơn con cái loài Acartia discaudata, A. clause và Centropages hamatus (Lance, 1964). GVHD: Vũ Ngọc Út 14 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 2.5.5 Chất hữu cơ lơ lửng So với rotifer và Daphnia, copepoda không có khả năng chịu đựng môi trường có vật chất hữu cơ hòa tan cao hay hàm lượng vi khuẩn cao. Lamn (1987) dùng bộ lọc bằng xốp nhỏ trong các thí nghiệm nuôi copepoda và Zillioux (1969) sử dụng hệ thống tách đạm để giảm bớt vật chất hữu cơ không hòa tan và ciliate nhằm giảm đi hàm lượng vi khuẩn trong hệ thống nuôi. Sử dụng hệ thống tách đạm để giảm bớt vật chất hữu cơ không hòa tan trong hệ thống là rất cần thiết, nhưng việc sử dụng bộ lọc xốp trong bể nuôi có thể là vấn đề còn phải tranh luận, đặc biệt là trong trường hợp cho copepoda ăn bằng vi tảo và thức ăn có kích thước..nhỏ. 2.6 Ứng dụng copepoda trong nuôi trồng thủy sản Copepoda có hàm lượng proterin cao (44-52%) và có thành phần amino acid thích hợp (http://www.fao.org/DOCREP/003/W3732E/w3732e0t.htm). Giá trị dinh dưỡng của copepoda thay đổi lớn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn mà chúng thu nhận. Copepoda Tisbe trưởng thành ăn tảo Dunaliella tectiolecta có hàm lượng (n-3) HUPA thấp, trong khi đó nếu nó ăn tảo Rhodomonas thì sẽ có hàm lượng (n-3) HUPA cao.Theo Stottrup và Norsker (1997) những loài copepoda thuộc họ harpacticoida, chẳng hạn như Tisbe và Tigriopus có hàm lượng EPA và DHA rất cao. Ngoài ra, copepoda còn có hàm lượng enzyme tiêu hóa cao, nên chúng có vai trò quan trọng cho dinh dưỡng của ấu trùng cá biển (Dellbare và ctv., 1996). Copepoda có giá trị dinh dưỡng cao hơn Artermia và có thành phần dinh dưỡng thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cá biển. Mặt khác, copepoda có kích thước dao động lớn nên chúng có thể cung cấp cho ấu trùng cá biển ở những giai đoạn khác nhau từ nauplius, copepodite đến copepoda trưởng thành.Hơn nữa, copepoda di chuyển theo hình zigzag nên ấu trùng cá biển dễ dàng phát hiện ra chúng. Năm 1972, Cục Nghề Cá ở Nhật Bản đã tiến hành một dự án tìm và nuôi sinh khối các loài động vật nổi thích hợp làm thức ăn cho giai đoạn đầu của cá biển. Với dự án này 13 loài copepoda được đề nghị để nuôi sinh khối bao gồm: Acartia clause, A. longiremis, Eurytemora pacifica , Euterpina acutifrons, Microsetella norvegica, Oithona brevicornis, O. nana, O. similes, Pseudodiaptomus inopinus, P. marinus và Tigriopus japonicus GVHD: Vũ Ngọc Út 15 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 (Omori, 1973). Trong số các loài này thì T. japonicus là loài duy nhất được nuôi với qui mô lớn và sử dụng làm thức ăn cho ương nuôi cá biển. Sau này hai loài copepoda được nuôi phổ biến là Tigriopus japonicus và Arcatina tsuensis. Những nghiên cứu ở Châu Âu và Nhật Bản thường tập trung trên nhóm harpacticoida (như Tisbe spp. Và Tigriopus và calanoida (Eurytemora, Acartia).Tỉ lệ sống của ấu trùng cá bơn nước ngọt Châu Âu (Scophthalmus maximus) và seabream (pagrus major) tăng lên khi dùng nauplius của các copepoda này làm thức ăn cho chúng. Ở Đài Loan, nhiều loài copepoda cũng được nghiên cứu và nuôi sinh khối trong bể và qui mô ngoài ao dùng làm thức ăn cho ấu trùng các loài cá biển như cá nâu, cá mú. Loài Euterpina acutifrons (thuộc bộ harpacticoida) đã được nuôi thành công ở Hawaii và được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá heo (Coryphaena hippurus) (Kraul, 1990). Copepoda được nuôi thành công ở châu Á và châu Âu để làm thức ăn cho ấu trùng của nhóm cá bơn. Nellen và ctv., (1981) cho rằng sau 14 ngày nuôi, cá bơn thay đổi thức ăn theo chiều hướng thích ăn copepoda trưởng thành hơn luân trùng. Tỷ lệ sống khi cho ấu trùng cá ăn copepoda đạt 50% với trọng lượng khô là 12 mg , tổng chiều dài 17 mm sau 26 ngày nuôi. Trong sản xuất giống nhân tạo, nauplius của copepoda thuộc bộ calanoida được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá sống ở tầng mặt. The Glenn R.Schipp et al. ( 1999 ) copepod Calanoid thuộc chi Acartiachi đã được chứng minh là quan trọng trong khẩu phần ăn của ấu trùng cá vàng. The J.G.Bell et al. ( 2003 ) ấu trùng cá cải thiện đáng kể về Tỷ lệ sống và sinh trưởng khi cho sử dụng copepoda so với luân trùng và Artemia. Wojciech Piasecki et al. ( 2004 ) copepod đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ao, hồ, chúng là nguồn thức ăn cho các loài cá nhỏ, cá dữ và các sinh vật khác. GVHD: Vũ Ngọc Út 16 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Dụng cụ gồm: Ø Lưới động vật phiêu sinh kích thước mắt lưới 60 µm . Ø Xô nhựa 20L, ca nhựa. Ø Chai nhựa 110 mL. Ø Chai nhựa 1 L. Ø Kính hiển vi. Ø Buồng đếm phiêu sinh Sedgewick - Rafter. Ø Ống đong 500 mL. Ø Túi nylon Hóa chất: Ø KMnO4 Ø H2SO4 4M Ø KI - NaOH Ø Formol thương mại 38 – 40%. Ø Một số dụng cụ, hóa chất khác trong phân tích. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm thu mẫu Mẫu được thu tại địa bàn 2 tỉnh Sóc Trăng Và Kiên Giang bao gồm 6 điểm thu ở các thủy vực là ao nuôi và 6 điểm thu ở các thủy vực ngoài tự nhiên. GVHD: Vũ Ngọc Út 17 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 Bảng 3.1 Đặc điểm các thủy vực thu mẫu Sóc Trăng Độ Mặn (%o) Thủy vực Ao Nuôi Tự Nhiên Đặc điểm Là thủy vực nước tĩnh, ao được sử dụng làm ao lắng sao khi thu hoạch tôm, ao có độ sâu dưới 1,5m, nằm cạnh đường tỉnh lộ ở nội địa Sóc trăng. Là ao nuôi của hộ gia đình, ao có diện tích nhỏ, giai đoạn nuôi tôm khoảng 2 tháng. Ao Tôm 6 Lập 15 Ao tôm Mỹ Thanh 19 Ao cá chẽm – Vĩnh Châu 17 Ao nuôi cá chẽm, diện tích ao nhỏ, nước ao có màu hơi đục, ao gần khu dân cư. Ao Tôm cua – Hải Ngư 40 Ao nuôi tôm nhưng được thả nuôi cua giữa 2 vụ tôm, là thủy vực nước tĩnh, độ sâu ao khoảng 1, nước có màu nâu đục. Nằm gần bờ biển. Ao tôm sú – Hai vui 29 Ao có diện tích nhỏ, nuôi tôm sú, nằm cách ly khu dân cư, xung quanh có nhiều ao khác, nước ao có màu xanh lơ. Ao nằm gần bờ biển Sóc trăng. Ao tôm thẻ - Vĩnh châu 22 Ao nuôi tôm thẻ, thả nuôi được khoảng 1 tháng. Nước ao có màu vàng nâu, nằm trong khuôn viên có nhiều ao nuôi tương tự nằm sát nhau Ao tự nhiên – Hải ngư 36 Là ao nuôi bỏ hoang lâu, nước ao có màu xanh của tảo, gần nhà và kênh dẫn Cầu Khánh Hòa – Vĩnh châu 15 Thủy vực có nước chảy siết, nước sông đục do phù sa nhiều, nằm sâu trong nội địa. Cầu chợ Vĩnh Châu 15 Nằm gần khu vực chợ, nước thải sinh hoạt đều thải ra sông này, nước sông có pha lẫn giữa phù sa và chất thải bẩn do sinh hoạt chợ Cầu Mỹ thanh 19 Thủy vực có nước chảy siết, lưu lượng nước lớn, hamg lượng phù sa trong nước cao, mật độ tảo trong nước rất nhiều Biển Vĩnh Châu 26 Thuộc dạng biển phù sa, hàm lượng phù sa trong nước là rất cao, khu vực ven biển rất ít sự xuất hiện của các sinh vật. Kênh Artemia – Vĩnh châu 38 Là Kênh dẫn của khu nuôi Artemia Đại Học Cần Thơ, nước có màu đục, độ sâu khoảng 1,5m. GVHD: Vũ Ngọc Út 18 SVTH: Ngô Duy Tân Luận văn tốt nghiệp Đại học Sinh học biển khóa 35 Kiên Giang Ao nuôi Tự Nhiên Nằm cách ly với khu dân cư, diện tích ao lớn, nước ao hơi đục, độ sâu dưới 1,5m. Ao ít được xử lý, chủ yếu cho cua phát triển tự nhiên. Nằm cạnh ao cua I, nước ao hơi đục, độ sâu dưới 1,5m. Ao ít được xử lý, chủ yếu cho cua phát triển tự nhiên. Moso cua I 16 Moso cua II 19 Moso cua III 19 Ao có độ sâu dưới 1,5m. Nước hơi đục. Ao tôm Quảng Canh – Pháo Đài 34 Ao nuôi theo mô hình quảng canh, ao có diện tích rộng, nước có màu tảo, năm ở xa khu dân cư, có ánh nắng gay gắt Ao cá chẽm – Pháo Đài 35 Là thủy vực nước tĩnh, diện tích ao nhỏ, độ sâu dưới 1,5m, nền đáy chứa nhiều bùn Ao cá Mú – Hang Cá Sấu 27 Thủy vực nước tĩnh, nước có màu xanh của tảo, gần nhà và kênh dẫn Bến Tô Châu 14 Là thủy vực nước chảy vùng của sông, nước rất đục, gần khu dân cư, chịu sự ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt Kênh dẫn – Hang cá sấu 14 Là thủy vực nước chảy, chịu sự ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt và nguồn nước thải từ ao nuôi thủy sản. Nước có màu hơi đục Kênh Tam Bản 12 Là một kênh dẫn nhỏ, có lưu lượng dòng chảy thấp, nước sông đục do nước thải của khu dân cư thải trực tiếp ra song Bãi Triều Bình An 25 Là thủy vực ven bờ, nước chảy, nước có màu đục, nền đáy cát bùn, có nhiều rác thải sinh hoạt Kênh Moso 21 Thủy vực nước chảy chịu sự ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và nguồn nước thải từ ao nuôi thủy sản. Nước có màu hơi đục Mũi Nai 27 Thủy vực nước chảy, nước trong, ít song, nền đáy cát sỏi, gần khu du lịch và có nhiều tàu thuyền neo đậu 3.2.2 Phương pháp thu mẫu * Mẫu định tính: Dùng lưới động vật phiêu sinh kích thước mắt lưới 60 µ m thu dọc theo thủy vực theo hình số 8 (với thể tích nước qua miệng lưới càng nhiều càng tốt). Sau GVHD: Vũ Ngọc Út 19 SVTH: Ngô Duy Tân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng