Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong một số tác phẩm của Nam Ca...

Tài liệu Khảo sát phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong một số tác phẩm của Nam Cao

.PDF
48
483
68

Mô tả:

~K/iúá lu ậ tI tố t tujhtêp Mê l l i i QiiỊOe H ì n h - ~K2ọ { ị rị)ù n Lời cảm ơn Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ hết sức tận tình, trực tiếp của cô giáo Phạm Thị Hoà - Giảng viên tổ Ngôn ngữ, cùng các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2, khoá luận đã được hoàn thành vào ngày 15-52007. Qua đây, em xin trân trọng cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời %ian thực hiện khoá luận này. Hà Nội, пцау 8 tháng 5 năm 2007 Sinh viên Lê Thị Ngọc Bính ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n Lời cam đoan Tôi xin cam đoan khoá luận này là thành quả nghiên cứu của bản thân tôi. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề án nghiên cứu nào. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi đoạn văn là một chỉnh thể thống nhất nhỏ nằm trong chỉnh thể thống nhất lớn là văn bản. Tính chính thể thống nhất ấy được tạo thành nhờ sự sắp xếp các ngôn từ và hơn hết là qua các phương diện liên kết câu trong mỗi đoạn văn. Liên kết câu trong đoạn văn gồm hai phương diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức của câu. Trong đó phép nối là một trong những phương tiện liên kết câu nằm trong phương diện liên kết hình thức. Nam Cao là một tác gia văn học lớn của Việt Nam. Nhiều tác phẩm của ông được chọn giảng trong chương trình phổ thông, được các nhà văn, nhà lí luận, phê bình văn học, các thế hệ giáo viên và học sinh tìm tòi nghiên cứu. Sở dĩ tác phẩm của ông có sức sống bền bỉ như vậy không chỉ bởi nội dung sâu sắc của tác phẩm mà còn bởi nghệ thuật ông sử dụng thật tài tình và tinh tế, phản ánh chân thực hơi thở của cuộc sống. Trong mỗi kiệt tác văn học ấy, chúng tôi nhận thấy việc ông dùng các phương tiện liên kết câu trở nên quen thuộc và độc đáo đối với người đọc. Để thấy rõ hơn nữa thành công về nghệ thuật của Nam Cao (nói chung) và phương diện liên kết câu trong mỗi tác ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n phẩm của ông (nói riêng), trên cơ sở đó đối chiếu vào nội dung tác phẩm mà Nam Cao muốn hướng tới, đó là lí do khiến tôi chọn đề tài “khảo sát phương tiện liên kết thể hiện phép nối trong một số tác phẩm của Nam Cao”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Phương thức liên kết nối là một trong 4 phương thức liên kết văn bản được các nhà ngôn ngữ học quan tâm. Tuy nhiên, ở hai giai đoạn khác nhau lại có những quan niệm về liên kết và phép nối khác nhau. Quan niệm thứ nhất thịnh hành ở giai đoạn “các ngữ pháp văn bản” coi liên kết thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Ớ Việt Nam, đi theo quan điểm thứ nhất là Trần Ngọc Thêm, và được ông trình bày chi tiết trong “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, H, 1999). Theo ông, các phương thức liên kết được chia thành 3 loại: + Loại 1: Các phương thức liên kết chung cho ba loại phát ngôn gồm có phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính. + Loại 2: Là các phương thức liên kết hợp nghĩa gồm có phép thế đại từ, phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng. + Loại 3: Là các phương thức liên kết trực thuộc gồm có phép tỉnh lược mạnh, phép nối chặt. Xét riêng phép nối, Trần Ngọc Thêm đã phân loại thành phép nối lỏng và phép nối chặt. Ông đã nghiên cứu khá kĩ vấn đề này và chỉ ra rằng liên kết văn bản thuộc về cấu trúc chứ không thuộc hệ thống. - Quan niệm thứ hai thịnh hành vào giữa những năm 70 của thế kỉ XX và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Đi theo quan niệm này là các nhà ngôn ngữ học chức năng như Halliday và Hasan. Khác với quan niệm thứ nhất cả liên kết thuộc vế cấu trúc, hai tác giả đã trình bày cách hiểu và quan niệm về liên kết văn bản thuộc về hệ thống, coi hệ thống là phạm trù trung tâm của lí thuyết. Phép nối - theo Halliday - là phương thức liên kết có tác dụng báo hiệu ~K/iúá litíịti tố t u ự /tìê p Jlè C Jhi (fiụ o e (B ín h - ~K2 rị)ù n các quan hệ có khả năng nhận biết đầy đủ bằng cách tham khảo những phần khác nhau trong văn bản. Ớ Việt Nam, đi theo quan niệm thứ hai và có nhiều ứng dụng vào tiếng Việt là GS. Diệp Quang Ban. Cách hiểu, cách phân tích về phép liên kết được ông trình bày khá chi tiết trong nhiều bài viết ở tạp chí ngôn ngữ hay sách do ông viết. Ó mỗi trang viết của mình, ông cũng dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phép nối. Bên cạnh những bài viết, cuốn sách của các tác giả Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban... được nói trên, cũng có nhiều tác giả khác đi nghiên cứu về phép nối, như: Nguyễn Đức Dân, Lê Đông, Phương thức liên kết của từ nối, tạp chí Ngôn ngữ số 1, 1985, tr.32 - 39. Lương Đình Dũng, phép nối và một vài suy nghĩ về phương pháp dạy phép nối trong tiếng Việt, tạp chí ngôn ngữ số 6, 2005, tr. 38 - 47. 2.2. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Đã có hàng trăm bài báo, hàng chục công trình văn học, khoa học lớn nhỏ nghiên cứu về những sáng tác của ông, đúng như chính tác giả của chuyên luận “Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao” nhận thấy: “Cho đến nay, thật khó có một đặc điểm cơ bản nào của nội dung và hlnh thức nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao chưa được các nhà nghiên cứu, lí luận, phê bình phát hiện” (lời mở đầu). Như vậy, trên tất cả các lĩnh vực như lý luận văn học, văn học, ngôn ngữ... thì hầu hết sự nghiệp sáng tác, cuộc đời hay tác phẩm của ông đều có mặt. 2.2.1. Xét riêng ở lĩnh vực ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy tác phẩm của Nam Cao cũng được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. + Trong cuốn “Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường” (Nxb Giáo dục, H, 2005), tác giả Nguyễn Văn Tùng đã nhận định: “Độ dài thời gian ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n càng xa, sự nghiệp văn học Nam Cao càng được khẳng định. Tác phẩm của ông qua sự tiếp nhận của nhiều thế hệ độc giả được phát hiện thêm nhiều giá trị nghệ thuật mới”. Dẫn theo GS Hà Minh Đức trong giới thiệu “Nam Cao tác phẩm” tập 1, Nxb Văn học 1976, ông cũng nhận định: “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo lối riêng, nghĩa là ông không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của một người biết tin ở tài mình, ở thiên chức mình” (nhận xét của một nhà phê bình đương thời). + Tác giả Phong Lê trong cuốn sách “Nam Cao - người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực” (Nxb ĐHQG H, 2003), đã viết: năm mươi năm cách mạng đã làm thay đổi tận gốc rễ những nền tảng vật chất và tinh thần của xã hội - đó chính là cơ sở cho sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ, và các thế hệ bạn đọc hôm nay, trong giao lưu với thời đại, là lớp người có những nhu cầu phổ biến và tiếp nhận rất hiện đại thì mới thấy đáng quý và đáng “sợ” biết bao khả năng một nhà văn như Nam Cao, luôn đưa được con thuyền ngôn ngữ của mình vào dòng sống cuộn chảy của dân tộc, khiến cho nó luôn luôn gặp được những bến bờ thời sự”. Ở cấp độ văn bản, nhiều tác giả đã làm sáng tỏ sức hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao về mặt kết cấu văn bản và cấu trúc truyện ngắn. Cũng trong cuốn “Lời giới thiệu Nam Cao tác phẩm” (tập 1 - Nxb Văn học, 1976), GS. Hà Minh Đức có viết: “truyện ngắn của Nam Cao nhiều màu vẻ. Có những truyện ngắn chỉ qua vài trang mà dựng được một tính cách một cuộc đời và rất nhiều đổi thay... Có những sáng tác mà cốt truyện đơn sơ mà lại gây nhiều xúc động”. Nghiên cứu về văn chương Nam Cao nói chung, chúng tôi thấy có khá nhiều bài viết tiêu biểu và xuất sắc. ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n 1. lìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự của Nam Cao Chuyên ngành Ngôn ngữ học (Bùi Thị Bình - K27H Văn). 2. Tính hệ thống của từ ngữ trong truyện ngắn Nam Cao Chuyên ngành Ngôn ngữ học (Khúc Bích Ngọc - K27 H Văn) 3. Hình tượng người phụ nữ trong văn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám Chuyên ngành Văn học Việt Nam (Nguyễn Thị Hoà - K25D Văn) 4. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của Nam Cao với việc dạy học các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường PT. Chuyên ngành Phương pháp văn (Nguyễn Thị Thu Hằng - K26A Văn) và còn một số bài viết khác của nhiều tác giả cũng viết về đề tài Nam Cao. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết đều đi sâu nghiên cứu về giá trị sâu sắc của nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của Nam Cao nói chung mà chưa đi nghiên cứu kỹ vào các phương tiện thể hiện để làm nên những giá trị nghệ thuật đó. Bởi vậy, phép liên kết mà Nam Cao sử dụng trong mỗi tác phẩm của ông vẫn là vấn đề còn đang bỏ ngỏ và bài viết sau sẽ đi sâu hơn về tính liên kết trong tác phẩm của Nam Cao và cụ thể là phương tiện thể hiện phép nối. 3. Mục đích nghiên cứu Nhằm làm sáng tỏ giá trị của phương tiện liên kết thể hiện phép nối qua một số tác phẩm của Nam Cao 4. Phạm vi nghiên cứu Phương tiện thể hiện phép nối qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao. 5. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, phân loại. - So sánh, phân tích ngôn ngữ. ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n NỘI DUNG Chương 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Các phương diện liên kết câu trong đoạn văn 1.1.1. Liên kết hình thức - Theo Diệp Quang Ban, liên kết hình thức là “hệ thống các phương thức liên kết hình thức” và những cái được liên kết với nhau trong văn bản là câu phát ngôn. Cách phân loại câu phát ngôn trong văn bản có liên quan đến việc mô tả liên kết hình thức, vì vậy mà trở nên cần thiết. - Trong Tiếng Việt, hệ thống các dấu hiệu liên kết hlnh thức đoạn văn gồm bao nhiêu phương tiện? Trả lời cho câu hỏi này cũng nhiều ý kiến và là vấn đề cần thảo luận. Theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm, trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt”, ông đã chia thành 10 phương tiện là: 1. Phép lặp 6. Phép thế đại từ 2. Phép đối 7. Phép tỉnh lược 3. Phép thế đồng nghĩa 8. Phép tỉnh lược mạnh 4. Phép liên tưởng 9. Phép nối lỏng 5. Phép tuyến tính yếu 10. Phép nối chặt 1.1.2. Liên kết nội dung Thế nào là liên kết nội dung? Theo Trần Ngọc Thêm, liên kết nội dung nghĩa là tất cả các câu trong đó đều phối hợp với nhau một cách hài hoà bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung. Liên kết nội dung trong đoạn văn được tách thành hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết logic. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ và lồng vào nhau cùng thể hiện tính nhất quán và chỉnh thể cho đoạn văn. ~K/iúá litíịti tố t in /h iè p Jlè l l i i QÌỊỊOe H ìn h - ~K2 ọ { ị rị)ù n Liên kết chủ đề đòi hỏi toàn đoạn văn (cũng như văn bản) phải xoay quanh một chủ đề nhất định, chủ đề này thể hiện qua phần nêu của các phát ngôn. Nói cách khác, liên kết chủ đề là liên kết ý hay liên kết về mặt nghĩa của đoạn văn. Còn liên kết logic, theo các nhà nghiên cứu là sự sắp xếp phân bố các ý, là sự tổ chức các mối quan hệ, liên kết quan hệ giữa các ý với nhau. Đó là hình thức cơ cấu tổ chức bên trong của các thành tố nội dung đoạn văn theo những quan hệ hợp lý trong đó các thành tố được bố trí, sắp đặt theo những quy luật logic của tư duy. Như vậy, liên kết logic thường được quy vào phạm trù liên kết nội dung của đoạn văn, nhưng ở bình diện khác với liên kết chủ đề. Trong số các phương thức liên kết có hai phương thức được dành riêng để thể hiện các quan hệ ngữ nghĩa trong liên kết logic là phương thức nối và phương thức tuyến tính. 1.2. Hiện tượng nối liên kết và phép nối lỏng 1.2.1. Hiện tượng nối liên kết - Theo Trần Ngọc Thêm, cơ sở cho việc liên kết hai phát ngôn là sự tồn tại của các quan hệ trong đó có các quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng. Ớ phép tuyến tính những quan hệ đó nằm ở dạng tiềm ẩn. Nếu những quan hệ đó được thể hiện ra bằng những phương tiện từ vựng thì ta có hiện tượng nối liên kết hay các phép nối nói chung. - Tuỳ thuộc vào tính chất của các phương tiện nối mà trong hiện tượng nối liên kết cần phân biệt hai trường hợp: + Nếu sự có mặt của các phương tiện nối có khả năng làm thay đổi cấu trúc nòng cốt của phát ngôn, khiến nó phụ thuộc vào chủ ngôn không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt cấu trúc thì ta có phép nối chặt. ~K/iúá lu ậ tI tố t tu jh têp + Còn nếu Sự Mê l l i i Q iiỊO e H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n CÓ mặt của các phương tiện nối chỉ làm cho phát ngôn chứa nó phụ thuộc vào chủ ngôn về mặt nội dung mà không động chạm gì đến mặt cấu trúc thì ta có phép nối lỏng. 1.2.2. Phép nôi lỏng ỉ .2.2.1. Khái niệm về phép nối lỏng Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà “ngôi” còn lại là chủ ngôn (theo Trần Ngọc Thêm). Ví dụ: “Người con gái thời ấy mặt phải tròn, mắt phải dài, răng đen hạt na, lông mày kẻ nhỏ (1 ). Và phải có da có thịt (2)” . (“Má hồng” - Nguyễn Khải) Ở đoạn văn trên, quan hệ từ và có tác dụng nối kết giữa câu ( 1) với câu (2), bổ sung thêm thông tin cho phát ngôn đi trước, liên kết phát ngôn đi trước với phát ngôn chứa nó. Xét về hình thức, quan hệ từ “và” không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của câu cũng như của đoạn văn. v ề nội dung, nó có tác dụng nhấn mạnh ngữ nghĩa của đoạn là “người con gái thời ấy phải có da có thịt”. 1.2.2.2. Phân loại a) Kiểu nối lỏng có phương tiện nối là các từ và cụm từ làm thành phần chuyển tiếp. - Thành phần chuyển tiếp thuộc loại thành phần phụ, ngoài nòng cốt, nó mang tính chất “chêm xen” cho nên việc thêm hoặc bớt nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của phát ngôn. Ví dụ: “Tôi chờ trong chốc lát (1). Bỗng có chiếc xe đỗ phịch trước cổng (2)”. ~K/iúá lu ậ tI tố t u ự /tìê p Jlè I h i QÌỊỊOe H ìn h - ~K2 rị)ù n Ta thấy phát ngôn thứ (2) là một câu đặc trưng có chứa từ “bỗng” làm thành phần chuyển tiếp. Thành phần chuyển tiếp này chỉ ra: + Phát ngôn chứa nó không phải là phát ngôn đầu tiên trong văn bản, trước phát ngôn này còn có ít nhất một phát ngôn khác liên kết với nó. + Sự kiện nêu ra trong phát ngôn chứa nó diễn ra trong cùng một thời gian với sự kiện trong chủ ngôn. - Các yếu tố từ vựng làm thành phần chuyển tiếp có cấu tạo và nguồn gốc rất đa dạng. Chúng có thể là: + Các từ như: thoạt tiên, cuối cùng, đồng thời, bỗng nhiên, chẳng hạn, vả lại, thậm chí, sự thật, đặc biệt... + Các kết hợp cố định hoá (thường là song tiết) như: tiếp theo, thứ hai, nạoài ra, hơn nữa, mặt khác, trái lại, ngược lại, tóm lại, nhìn chung... + Các kết hợp có xu hướng cố định hoá. Loại này có mô hình cấu tạo cơ bản: • Mô hình ‘V/ộ/ìẹ từ + trạng tô'chỉ cách t h ứ c n ó i cách khác, nói khác đi, nói đúng ra, nói một cách tóm tắt, nói (một cách) chính xác hơn, ... Nhóm này có nguồn gốc rút gọn từ vế thứ nhất của các câu qua lại. Ớ dạng đang xét, các phương tiện nối lỏng này đứng tách biệt hẳn khỏi vế sau của phát ngôn mà nó tham gia. Do vậy tính chất chêm xen của chúng cũng bộc lộ rõ rệt. Các kết hợp này có xu hướng rút gọn tiếp tục bằng bỏ bớt động từ. • Mô hình “từ nối + đại từ” : Với từ nối là giới từ, ta có: trên đây, trước đây, sau đó, từ đó, do vậy... Với từ nối là liên từ, ta có :vì vậy, bởi vì, như thế, tuy thế... Nhóm này mang tính chất trung gian. • Mô hình tận cùng bằng “là” với hai dạng: “Đại từ + là” như: th ế là, vậy là “Danh từ + là” như: nghĩa là, kết quả là... ~K/iúá lu ậ tI tố t tu jh têp Mê l l i i Q iiỊO e H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n Nhóm này mang tính chất giáp ranh giữa phép nối lỏng với phép thế đại từ (hoặc phép tỉnh lược). Dấu hiệu để nhận diện phép nối lỏng là dấu phẩy có giá trị tách chúng ra về mặt cấu trúc. Khi không có dấu phẩy, những yếu tố này trở thành các thành phần trong cấu trúc của phát ngôn. Ví dụ: 1 - “Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở gần đấy nghe tiếng. Thế là, cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.” (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu kí) 2 - “Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. [Hôm ấy, nước đầm trong xanh (...) gió hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi]. Thế là tôi rời quê hương lần thứ hai.” (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu kí) Ớ ví dụ 1, phép nối lỏng “thế là” làm thành phần chuyển tiếp. Còn trong ví dụ 2, phát ngôn “thế là tôi rời quê hương...” rõ ràng là không còn chứa thành phần chuyển tiếp nữa. Đó là một câu quan hệ đồng nhất với đại từ “thế” làm chủ ngữ, còn bổ ngữ là một cú. b) Kiểu có phương tiện nối là các từ làm phụ tố có nghĩa so sánh. Xét về mặt chức năng trong phát ngôn, các yếu tố này có thể được chia làm hai nhóm: - Các từ làm phụ tố trong động ngữ. Nhóm này gồm các phụ từ so sánh như: cũng, lại, vẫn, càng, còn, cứ, nốt... và các trợ động từ như: “thêm”. Khi sử dụng, các phụ từ này còn có thể kết hợp lại để bổ sung nghĩa cho nhau (ví dụ: lại cũng, vẫn cứ, vẫn còn...). Sự có mặt của các yếu tố này không gây ảnh hưởng đặc biệt nào đối với cấu trúc của phát ngôn. Chúng hoạt động giống hệt như những phụ tố khác không có chức năng nối lỏng. Chức năng nối lỏng ở các từ này là do ngữ nghĩa của chúng quy định. ~K/iúá litíịti tố t in /h iè p Jlè l l i i QÌỊỊOe H ìn h - ~K2 ọ { ị rị)ù n - Các từ có nghĩa so sánh làm phụ tố trong danh ngữ. Nhóm này gồm những phụ từ đứng trước danh từ như “riêng, còn” và đứng sau danh từ như “khác, nữa”. Các từ này cũng làm phụ tố giống hệt như những phụ tố không có chức năng liên kết khác và chức năng nối lỏng ở đây cũng do ngữ nghĩa của chúng quy định. c) Tất cả các phương tiện nối lỏng còn có thể được phân loại theo các quan hệ ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện. Nói chung, các phương tiện nối không chỉ thể hiện một loại quan hệ logic thuần tuý, mà chia thành hai loại rõ rệt: quan hệ định vị (trong không gian, thời gian) và quan hệ logic. Trong quan hệ logic lại có thể phân biệt logic diễn đạt và logic sự vật. d) Trong tất cả các phương tiện nối lỏng đã xét, có những từ, cụm từ sau đây có liên kết dự báo: trước tiên, thoạt tiên, thứ nhất, dưới đây, sau đây... Sự có mặt của các phương tiện này luôn dự báo trước sự xuất hiện của các phát ngôn, các đoạn văn (thứ hai, thứ ba...) tiếp theo. Các phương tiện này có thể làm thành phần chuyển tiếp dùng để mở đầu trình tự diễn đạt. 1.3. Phép nối chặt 1.3.1. Khái niệm Theo Trần Ngọc Thêm, phép nối chặt là phương thức của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn. Trong phép nối chặt, sự có mặt của các từ nối như: “nhưng”, “bởi vì”... làm cho phát ngôn trở nên không hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và biến nó thành ngữ trực thuộc. ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n 1.3.2. Phân loại Các phương tiện nối chặt có thể phân loại theo những quan hệ ngữ nghĩa mà chúng thể hiện, và được biểu diễn như bảng phân loại sau: 1.3.2.1. Quan hệ định vị - Định vị thời gian + Thời gian kế tiếp: rồi, đến, từ. + Thời gian đảo: trước, sau + Thời gian đồng thời: và - Định vị không gian + Không gian tâm: ở, tại, tronạ, giữa... + Không gian biên : cạnh, bên, gần, ngoài... + Không gian định hướng: từ, đến, tới... 1.3.2.2. Quan hệ lo ỳc diễn đạt - Trình tự diễn đạt + Đẳng lập: và, với, cùng... + Tuyển chọn: hay, hoặc... - Thuyết minh bổ sung: như, rằng... ỉ .3.2.3. Quan hệ logic sự vật - Nhân quả: nguyên nhân: Vỉ, bởi...; Điều kiện: tuy, dù, dẫu...; Giả thiết: hễ, giá...; hướng đích: để, cho...; Kết quả: nên, thì, mà... - Tương phản - đối lập: nhưng, song... - Sở hữu - phương tiện: + Sở hữu: của + Phương tiện: bằnạ, với... 1.3.3. Ở các ngữ trực thuộc nối có liên kết hồi quy, phương tiện nối chặt luôn luôn đứng đầu phát ngôn. Cho nên dấu hiệu chính để nhận diện phép nối chặt ~K/iúá lu ậ tI tố t tu jh têp Mê l l i i Q iiỊO e H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n hồi quy là sự có mặt của từ nối ở đầu phát ngôn. Tuy nhiên cần chú ý tới hai trường hợp: - Phân biệt ngữ trực thuộc nối với câu qua lại: Ví dụ: (1) “Để giành thắng lợi, cách mạng nhất định phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vị nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất” (Hồ Chí Minh) (2) “Vì chưa gột rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, cho nên có đảng viên còn “kể công” với Đảng”. (Hồ Chí Minh) Trong hai ví dụ trên, ở ví dụ (1) “vì” là phương tiện nối chặt giữa các phát ngôn, và phát ngôn chứa nó mới là ngữ trực thuộc. Còn ở ví dụ (2), phát ngôn bắt đầu bằng “vì” là câu qua lại và “vì” ở đây là bộ phận của cặp hô ngữ. - Phân biệt ngữ trực thuộc nối với câu có trạng ngữ. Ví dụ: (1 ) “Tôi sẽ trở về Hà Nội sau. Bằng tàu hoả hoặc ô tô chở hàng” (Hồng Nhu - Thuyền đi trong mưa ngâu) (2) “Bằng cái sắc mặt ôn hoà dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào chị Dậu” (Ngô Tất Tố - Tắt đèn) Phát ngôn có “bằng” ở ví dụ ( 1) là ngữ trực thuộc liên kết bằng phép nối chặt, còn phát ngôn có “bằng” ở ví dụ (2) là câu đơn có trạng ngữ. 1.3.4. Hầu hết các phương tiện nối chặt đều có khả năng liên kết dự báo. Ớ chức năng này, thường là phương tiện nối chỉ nguyên nhân (vì, do,...) và các phương tiện nối minh hoạ (rằng, như). ỉ .3.5. Đôi khi, có thể gặp những ngữ trực thuộc dường như chỉ chứa phương tiện nối. Hiện tượng này là kết quả của sự xuất hiện phối hợp cả liên kết nối hồi quy lần liên kết tỉnh lược dự báo ở cùng phát ngôn. Các ngữ trực thuộc loại này thường tận cùng bằng dấu ba chấm hoặc dấu hai chấm. ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n Chương 2 KHẢO SÁT PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT THỂ HIỆN PHÉP N ố i LONG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BlỂU CỦA NAM CAO 2.1. Kết quả thống kê Trên cơ sở lí luận của chương 1, áp dụng cho một số tác phẩm tiêu biểu cụ thể của các nhà văn khác nhau, chúng tôi đều thu được những kết quả nhất định. Ớ bài viết này, chúng tôi chỉ đi nghiên cứu sâu vào các tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Sau khi khảo sát số liệu tác phẩm chúng tôi thống kê được tác giả đã sử dụng 1350 phương tiện liên kết câu thể hiện qua phép nối lỏng trong 19 tác phẩm (gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết) của ông. 2.2. Phân loại Qua việc khảo sát thống kê ở trên, chúng tôi đã phân loại được các phương tiện thể hiện phép nối lỏng khác nhau trên cùng một tác phẩm. Tuy nhiên, xét theo tần số xuất hiện từ nhiều nhất đến ít nhất các phương tiện nối lỏng, trong 19 tác phẩm (cả truyện ngắn và tiểu thuyết) của Nam Cao, chúng tôi đã phân loại cụ thể như sau: - Kiểu nối lỏng có phương tiện nối là các từ và cụm từ làm thành phần chuyển tiếp được xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm với 577 lần xuất hiện. - Kiểu nối lỏng có phương tiện nối là các từ làm phụ tố có nghĩa so sánh với 420 lần xuất hiện. - Kiểu nối lỏng có các từ, cụm từ có liên kết dự báo xuất hiện với 290 lần. ~K/iúá lu ậ tI tố t u ự /tìê p Jlè I h i QÌỊỊOe H ìn h - ~K2 rị)ù n - Kiểu nối lỏng được phân loại theo quan hệ ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện cũng xuất hiện trong các tác phẩm của Nam Cao, tuy nhiên xuất hiện ít, với tần số thấp, với 120 lần trong 19 tác phẩm của Nam Cao. 2.3. Phân tích kết quả thống kê 2.3.1. Hiệu quả của việc sử dụng kiểu nôi lỏng có phương tiện nối là các từ và cụm từ làm thành phần chuyển tiếp Bản thân khái niệm “thành phần chuyển tiếp” đã chỉ ra rằng mọi yếu tố làm nhiệm vụ này đều có chức năng liên kết phát ngôn. Đây là loại phương tiện nối lỏng có số lượng lớn nhất và tần số sử dụng cao nhất. Xét trong tác phẩm của Nam Cao, do thời lượng có hạn, chúng tôi chỉ nghiên cứu sâu vào một số tác phẩm tiêu biểu của ông giai đoạn 1930 - 1945 (giai đoạn văn học hiện thực phê phán). Thực chất của thành phần chuyển tiếp là thành phần phụ ngoài nòng cốt câu, nó mang tính chất “chêm xen” đưa đẩy cho câu văn chứ không làm thay đổi cấu trúc, trật tự nòng cốt của câu. Các yếu tố để cấu tạo nên thành phần chuyển tiếp này có nguồn gốc rất đa dạng và phong phú. Chúng có thể là các từ: thoạt tiên, cuối cùng, đồng thời... Có thể là các kết hợp cố định hoá hay các kết hợp có xu hướng cố định hoá. Và ở yếu tố nào, Nam Cao cũng sử dụng rất thành công trong tác phẩm của mình. 2.3.1.1. Trước hết chúng tôi phân tích các yếu tô từ vựng là các từ nh ư : thoạt tiên, cuối cùng, đồng thời, bỗng nhiên, chẳng hạn, vả lại, thậm chí, song le, sự thật, đặc biệt,... trong 19 tác phẩm của Nam Cao. - Từ “Vả lại” có tần số hoạt động khá cao trong chức năng liên kết văn bản cũng như liên kết các câu trong tác phẩm của Nam Cao. Nó thể hiện rõ vai trò chêm xen. Ví dụ: Tiếng bà bải hải. Hơi nói to một chút, nó đã ra đằng lỗ tai. Và lai, chó nhà giàu dữ lắm...” (Một bữa no - Nam Cao) ~K/iúá litíịti tố t lU /h ièp Jlè <7hi Q(tjt)ử H ìn h - ~K2ọ { ị rị)ù n Kiện? Nhu đi kiện chồng? Ôi chao! Mới nghe Nhu không thể hiểu rằng: người ta cần kiện nhau để bắt nhau yêu... Vả lai một người như Nhu, chỉ chửi một câu đã ngượng lời rồi, bây giờ đứng ra kiện, để hạch tội một người chồng mà chưa bao giờ Nhu dám nói nửa lời chống cưỡng...” (Ở hiền - Nam Cao) Trong liên kết trên lời, từ “vả lại” cũng được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ: “ Anh lắc đầu, nói như người chực khóc: - Đã đành, ốm thì chắc người ta cũng phải cho mình nghỉ [...] Thiệt đến người ta thì người ta phải xót... Vả lai mình ăn cơm, lấy công của người ta, mình phải nghĩ”. (Điếu Văn - Nam Cao) Như vậy, với chức năng phương tiện nối lỏng của liên kết lời nói hay liên kết văn bản trong tác phẩm của Nam Cao, từ “vả lại” chủ yếu dùng để bổ sung, nhấn mạnh ngữ nghĩa cho đoạn văn hoặc cho lời nói của tác giả hay của nhân vật trong tác phẩm. Do đó, nó thường có trong các tổ hợp từ có chức năng nối lỏng kiểu “vả lại là...”, “vả lại đi nữa...” Bên cạnh từ “vả lại”, Nam Cao cũng sử dụng thành công các từ: “đồng thời”, “bỗng nhiên”, “chẳng hạn”... trong tác phẩm và cũng với tần số xuất hiện cao. 23.1.2. Với các kết hợp cố định hoá như: “tiếp theo”, “thứ hai”, “ngoài ra”, “hơn nữa”... thì việc làm thành phần chuyển tiếp và làm phương tiện nối lỏng là những chức năng điển hình của chúng. Trong tác phẩm của mình, Nam Cao cũng thường xuyên sử dụng các kết hợp cố định hoá này. ~K/iúá lu ậ tI tố t u ự /tìê p Jlè I h i QÌỊỊOe H ìn h - ~K2 rị)ù n Ví dụ: Bởi nếu không có Câm thì Hiền không dám ngủ ở nhà. Nó đòi ra hè nhà bà Hai ngủ với Câm. Vả lại cho Câm ngủ cũng không thiệt gì. Trái lai là khác nữa. Câm coi nhà giùm cho”. (Truyện người hàng xóm - Nam Cao) Có thể dễ dàng nhận ra cách sử dụng từ nối “Trái lại” trong đoạn văn trên. “Trái lại” có chức năng nối kết phát ngôn trước và sau nó. Chính phát ngôn sau bổ sung làm rõ ý nghĩa trái ngược mà phát ngôn “trái là khác nữa” mang lại. Qua phát ngôn sau “Câm coi nhà giùm cho” đã là rõ nghĩa “trái lại” là như thế nào. Đó là hành động mang lợi vì “coi nhà” là hành động mang lợi, trái nghĩa với “ngủ nhờ” là hành động gây thiệt. Ngoài ra, các kết hợp cố định hoá còn lại cũng xuất hiện nhưng với tần số sử dụng thấp hơn so với từ “trái lại” trong sáng tác của Nam Cao. 23.1.3. Hiệu quả trong việc sử dụng phương tiện nối lỏng là các kết hợp có xu hướng cố định hoá trong tác phẩm của Nam Cao Với loại này, gồm 3 mô hình cấu tạo tương ứng trong tác phẩm của mình mà Nam Cao sử dụng: - Mô hình “động từ + trạng tố chỉ cách thức” Các phương tiện nối lỏng ở dạng này thường đứng tách biệt hẳn khỏi vế sau của phát ngôn mà nó tham gia. Do vậy, tính chất chêm xen của chúng cũng bộc lộ rõ. Trong tác phẩm của Nam Cao, người đọc thường thấy xuất hiện các từ như: “Nói cách khác”, “nói đúng ra”, “nói một cách tóm tắt”... Hoặc có thể tác giả rút gọn bằng cách bỏ bớt động từ như: “đúng ra”, “cách khác”, “một cách tóm tắt”... Hầu hết những từ này đều có nguồn gốc rút ra từ vế thứ nhất của câu qua lại (như: “Nếu nói một cách tóm tắt thì...”). Ví dụ: Đàn anh thì bóp nặn hà hiếp, gian giảo, vô liêm sỉ, chuyên sống bằng mồ hôi nước mắt của con em (1). Nổi tóm lai, trong cách sống, trong ~K/iúá litíịti tố t u ự /tìê p Jlè CJhi (fiụ o e rB ín h - ~K2 rị)ù n việc mưu sinh, trong sự giao tiếp của người dưới đối với người trên, của người nọ đối với người kia, chẳng có một chút gì có thể gọi là lạc thú (2)...”. (Sống mòn - Nam Cao) Phân tích ví dụ trên ta thấy, tổ hợp từ “nói tóm lại” đã làm nhiệm vụ liên kết câu (1) và câu (2) với nhau. Ớ đây, “nói tóm lại” mang hai chức năng: nó vừa có chức năng chuyển tiếp và vừa có chức năng dẫn nhập cho một nhận định về quy luật cuộc sống mà tác giả nắm bắt được. - Mô hình “từ nối + đại từ” : Với từ nối là giới từ, ta có: trên đây, trước đây, sau đó, từ đó, do vậy v.v... Với từ nối là liên từ, ta có: V7 vậy, bởi vậy, như thế, tuy thếv.v... Xét một cách cụ thể, những từ nối này mang tính chất trung gian. Nghĩa là một mặt, chúng có xu hướng cố định hoá, điều đó thể hiện ở sự lặp lại thường xuyên với tần số cao. Ớ việc sử dụng hoặc tiếp thu theo cả khối. Ớ góc độ này, chúng được xem như những phương tiện nối lỏng. Mặt khác, những kết hợp thuộc nhóm này lại vẫn chưa chuyển thành cụm từ cố định hoàn toàn, từng yếu tố của chúng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa và chức năng riêng của mình. Dưới góc độ này, trong tiếng Việt có thể tách riêng các đại từ và coi chúng là phương tiện của phép thế đại từ. v ề mặt chức năng trong phát ngôn phần lớn các kết cấu này sẽ làm trạng ngữ. Đi sâu vào phân tích tác phẩm của Nam Cao, chúng tôi nhận thấy việc Nam Cao sử dụng thành công phương tiện liên kết với mô hình là “từ nối + đại từ”. Trong từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ thể mà người đọc dễ dàng phân biệt được đâu là phép nối, đâu là phép thế đại từ. Ví dụ: (1) Trông thấy vợ chồng ông, Thứ không thể không nghĩ đến vợ chồng mình. Giá y đứng với Liên, thì người ngoài trông cũng na ná thế thôi. Cũng ~K/iúá lu ậ tI tố t tujhtêp Mê l l i i QiiỊOe H ì n h - ~K2ọ { ị rị)ù n chồng diện tây, vợ đặc nhà quê. Người lạ có thể bảo là chủ với con sen, chị vú.. Tuy vây, Thứ ghét ông”. (Sống mòn - Nam Cao) (2) Đi một quãng thật xa rồi, y mới lại thấy như tiếc dịp, bước ngập ngừng và quay đầu nhìn lại. Nhưng người đàn bà đã đi khỏi chỗ ấy rồi. Y thở dài, và lại cúi đầu, đi lủi thủi, vừa đi vừa ngẫm nghĩ đến tất cả những cái khổ của đời y. Cứ như vây, y về nhà...” (Sống mòn - Nam Cao) Ví dụ (1) nên quy về phép nối lỏng. Còn ví dụ (2) nên quay về phép thế đại từ bởi tính thay thế của đại từ quá rõ. Trong ví dụ (1), tổ hợp “tuy vậy” đứng đầu câu làm liên tố chỉ quan hệ nhượng bộ - tương phản với phần câu đứng sau nó (Thứ ghét ông), trong đó “vậy” thay thế cho ý trong câu đứng trước. Trên cơ sở đứng đầu câu và thay thế như vậy, tổ hợp “tuy vậy” thuộc về phép nối. Còn ở vĩ dụ (2) tổ hợp từ “cứ như vậy” cũng đứng đầu câu nhưng thay thế cho hành động đi của đối tượng nói tới (Thứ đi). Do đó “Cứ như vậy” được xét làm phép thế để liên kết câu trong phát ngôn. Cùng với Nam Cao, các nhà văn hiện thực phê phán xã hội chủ nghĩa 30 - 45 cũng sử dụng rất nhiều các tổ hợp từ liên kết câu thể hiện phép nối thuộc mô hình “từ nối + đại từ” trong tác phẩm của mình. Nguyễn Công Hoan là nhà văn cùng thời với Nam Cao. Trong từng trường hợp cụ thể, ông cũng sử dụng phép nối hoặc phép thế đại từ, giúp người đọc hiểu sâu hơn giá trị nội dung tác phẩm. Ví dụ: (1 ) “Xưa nay, không ai biết chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết.Vì vây, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch”. (Thịt người chết - Nguyễn Công Hoan)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất