Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát nhóm động từ chỉ hướng vận động trong tiếng hán (so sánh với tiếng việt...

Tài liệu Khảo sát nhóm động từ chỉ hướng vận động trong tiếng hán (so sánh với tiếng việt)

.PDF
151
1405
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH MINH HẢI Khảo sát nhóm động từ chỉ hướng vận động trong tiếng Hán (so sánh với tiếng Việt) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2008 QUY ƯỚC VIẾT TẮT Chủ ngữ : CN Vị ngữ : VN Bổ ngữ : BN Từ chỉ hướng : TCH Từ chỉ hướng đơn : TCHĐ Từ chỉ hướng phức : TCHP Danh từ chỉ nơi chốn : DTNC Động từ : ĐT 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------- 3 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ------------------------------------------------ 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------- 4 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------ 5 4. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 6 5. Bố cục của luận văn ---------------------------------------------------------------- 7 CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ---------------------------------------------------------------- 8 I. Lịch sử vấn đề ----------------------------------------------------------------------- 8 1. Tình hình nghiên cứu về động từ chỉ hướng trong tiếng Hán --------------- 8 2. Tình hình nghiên cứu về động từ chỉ hướng trong tiếng Việt -------------- 12 3. Động từ chỉ hướng nhìn từ góc độ ngôn ngữ tri nhận ---------------------- 18 CHƢƠNG 2: MIÊU TẢ CÁC ĐỘNG TỪ CHỈ HƢỚNG TIẾNG HÁN VỚI VAI TRÒ LÀ ĐỘNG TỪ CHÍNH TRONG CÂU -------------------- 23 2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của động từ chỉ hướng ------------------ 23 2.1.1. Nghĩa không gian ------------------------------------------------------------ 24 2.1.2. Nghĩa thời gian --------------------------------------------------------------- 41 2.1.3. Nghĩa trạng thái/kết quả ----------------------------------------------------- 46 2.2. Đặc điểm kết hợp của động từ chỉ hướng ---------------------------------- 50 2.2.1. Kết hợp với danh từ ---------------------------------------------------------- 51 2.2.2. Kết hợp với động từ --------------------------------------------------------- 53 2.2.3. Kết hợp với tính từ ----------------------------------------------------------- 55 2.2.4. Kết hợp với các phương vị từ: zhong, qián, shang, wài… ------------- 56 2.2.5. Kết hợp với trợ động từ ----------------------------------------------------- 57 1 2 2.2.6. Kết hợp với phó từ ---------------------------------------------------------- 57 2.2.7. Kết hợp với trợ từ ------------------------------------------------------------ 58 2.2.8. Hình thức lặp của động từ chỉ hướng ------------------------------------- 59 2.2.9. Động từ chỉ hướng trong các ngữ cố định -------------------------------- 61 2.3. Đặc điểm chức năng ngữ pháp của động từ chỉ hướng ------------------- 65 2.3.1. Là một bộ phận của đoản ngữ ---------------------------------------------- 65 2.2.2. Là thành phần câu ----------------------------------------------------------- 69 2.3.3. Là câu độc lập ---------------------------------------------------------------- 69 CHƢƠNG 3: MIÊU TẢ CÁC ĐỘNG TỪ CHỈ HƢỚNG TIẾNG HÁN VỚI VAI TRÒ LÀ TỪ PHỤ TRONG CÂU --------------------------------- 72 3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa ------------------------------------------------------------ 74 3.1.1. Nghĩa chỉ hướng ------------------------------------------------------------- 75 3.1.2. Nghĩa kết quả ----------------------------------------------------------------- 81 3.1.3. Nghĩa trạng thái -------------------------------------------------------------- 91 3.2. Đặc điểm kết hợp của từ chỉ hướng ----------------------------------------- 99 3.2.1. Kết hợp với danh từ ---------------------------------------------------------- 99 3.2.2. Kết hợp với động từ -------------------------------------------------------- 100 3.2.3. Kết hợp với tính từ ---------------------------------------------------------- 105 3.2.4. Khi xuất hiện trong các ngữ cố định (cụm từ, thành ngữ, tục ngữ) - 105 3.3. Đặc điểm chức năng cú pháp của từ chỉ hướng -------------------------- 107 3.3.1. Làm bổ ngữ ------------------------------------------------------------------ 108 3.3.2. Là trạng ngữ ----------------------------------------------------------------- 111 PHẦN BA: KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------- 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------- 117 PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------- 123 2 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Có thể nói rằng nhận thức chung về hướng của các dân tộc trên thế giới cơ bản là giống nhau. Trong ngôn ngữ của các nước đều có các từ chỉ hướng của bầu trời và trái đất như Đông, Tây, Nam, Bắc, các từ ngữ biểu thị hướng ở trạng thái tĩnh như: trên, dưới, trong, ngoài … cũng như các hướng di chuyển chung trong không gian như ra, vào, lên, xuống, … Tuy nhiên, đi vào những biểu hiện cụ thể liên quan đến các hoạt động di chuyển trong phạm vi địa lý của mỗi dân tộc và mỗi khu vực, cũng như cách thức biểu thị hướng cho các hoạt động di chuyển thì giữa các dân tộc lại có những cách nhìn nhận và phản ánh khác nhau. Những nhân tố về địa lý, lịch sử, xã hội … có những ảnh hưởng rất lớn và để lại những dấu ấn khá đậm trong cách sử dụng các từ chỉ hướng của nhiều dân tộc. Tuy nhiên ngoài những tác động khách quan của xã hội, bản thân các ngôn ngữ đều có những quy luật riêng trong việc tổ chức các đơn vị để điều chỉnh cấu trúc nội bộ của mình và phản ánh tư duy về hướng theo kiểu của dân tộc mình. Luận văn của chúng tôi tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng các động từ chuyển động có hướng, các cách thức biểu hiện ý nghĩa hướng trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt để thấy được những đặc thù riêng của mỗi dân tộc trong vấn đề này như thế nào. Để định hướng trong không gian, các ngôn ngữ trên thế giới dùng rất nhiều phương tiện biểu đạt. Một trong những phương tiện biểu đạt sự định hướng không gian trong tiếng Hán là động từ chỉ hướng. Đây cũng là nhóm từ được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ đặc biệt là trong một số ngôn ngữ đơn lập không biến hình của khu vực Đông Nam Á như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Khmer,... để biểu thị phương hướng của hành động. 3 4 Là một giáo viên dạy ngoại ngữ (dạy tiếng Hán cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài - đặc biệt là người Trung Quốc) tôi thấy các động từ chỉ hướng này được dùng rất cơ động và xuất hiện với tần số rất cao (cả trong văn nói lẫn văn viết). Mặt khác, hình thức và ý nghĩa của các cấu trúc này vô cùng phức tạp, khiến người học gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng việc hiểu biết sâu hơn về ý nghĩa cũng như cách thức sử dụng những động từ thuộc nhóm này một cách chính xác là rất cần thiết cho sinh viên để họ có thể vận dụng dễ dàng khi nói cũng như khi viết. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài này làm đề tài luận văn cao học của mình để có thể nói rõ được đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của chúng một cách đầy đủ. Ở một chừng mực nào đó có thể tiến hành so sánh các vấn đề liên quan của tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó có thể phân tích lỗi dùng sai động từ chỉ hướng của người nước ngoài khi học tiếng Việt. Ngoài những mục tiêu đó, chúng tôi hy vọng đề tài mình lựa chọn đi vào những khía cạnh mới và có những đóng góp lý luận thực tiễn ở phạm vi liên quan nhất là khi tiếng Việt được nhiều người Trung Quốc học và sử dụng như hiện nay. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Tên đề tài cho thấy chỉ có những động từ có ý nghĩa chỉ hướng của hành động như 来(lái)-đến,去(qù)-đi, 上(shàng)-lên, 下(xìa)-xuống, 进(jìn)-vào,出(chu)-ra, 回(húi)-về, 过(guò)-qua/sang, 起(qi)- lên, 开(kai)-ra, 到 (dào)-đến, 上来(shàng lái), 上去(shàng qù), 下来(xià lái), 下去 (xià qù), 进来 (jìn lái), 进去 (jìn qù), 出来 (chu lái),出去 (chu qù),回来 (húi lái),回去 (húi qù),过来 (guò lái),过去 (guò qù),起来 (qi lái),到…来 (dào .. lái),到…去 (dào .. qù), 来到 (lái 4 5 dào) trong tiếng Hán và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt như: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đi, đến, tới … mới là đối tượng nghiên cứu. Trong tiếng Việt còn có rất nhiều từ đồng âm với những động từ chỉ hướng trên nhưng không biểu thị hướng của hành động như “đi” trong ăn đi..., những từ này không nằm trong phần nghiên cứu của tôi. Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi chỉ xin đề cập đến ý nghĩa gốc và ý nghĩa chuyển dịch của các động từ này cũng như một số cách dùng cố định đặc thù. 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu Luận văn được thực hiện với mục đích khai thác tìm hiểu những động từ chỉ hướng vận động, phân tích các mối quan hệ giữa các thành tố của kết cấu để đi đến nhận xét chung. Từ đó tìm hiểu nghĩa của các động từ chỉ hướng để thấy được những nét đặc trưng văn hoá, tư duy của người Trung Quốc. Chúng tôi khai thác triệt để những khía cạnh ngữ nghĩa của động từ chỉ hướng để sử dụng một cách hiệu quả trong giao tiếp, hiểu đúng và biết cách dùng chính xác trong văn bản viết cũng như trong giao tiếp tiếng Việt, một ngôn ngữ đang được nhiều người nước ngoài học và sử dụng. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi tiến hành thống kê, tập hợp tư liệu từ hai tác phẩm văn học của hai nhà văn nổi tiếng: AQ chính truyện của Lỗ Tấn, Tường Lạc Đà của Lão Xá và bản dịch tiếng Việt của hai tác phẩm này. Đây là hai tác phẩm được nhiều độc giả biết đến, đặc biệt là chúng được giảng dạy trong các trường học cho người theo học tiếng Hán. Sau khi tập hợp tạm đủ, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích về đặc điểm ngữ nghĩa , đặc điểm kết hợp và cấu trúc ngữ pháp của nhóm từ này. Kết cấu, ngữ nghĩa của động từ chỉ hướng trong tiếng Hán và hình thức tương ứng trong tiếng Việt có nhiều điểm không giống nhau, có những điểm đan xen với nhau, cho nên khi sử dụng đôi khi người học thấy khó khăn. Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của động từ chỉ 5 6 hướng trong tiếng Hán với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt; tìm hiểu các nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ này đồng thời xem xét cách chuyển dịch các từ chỉ hướng từ tiếng Hán sang tiếng Việt để vận dụng vào việc dạy tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam. Nắm vững cách dùng động từ chỉ hướng là một việc rất quan trọng đối với những người làm công việc giảng dạy ngoại ngữ. Chúng tôi cần phải hiểu rõ những khó khăn mà người học thường mắc phải, giúp họ tự tin hơn khi gặp phải các trường hợp đặc biệt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Từ việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm kết hợp và chức năng ngữ pháp của các động từ chỉ hướng, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê để lấy tư liệu về từ chỉ hướng trong tiếng Việt từ hai tác phẩm văn học. Như vậy ngoài các phương pháp luận chung là quy nạp, luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thường gặp trong ngôn ngữ học như: phương pháp miêu tả (thao tác phân tích cấu trúc, thao tác phân tích ngữ nghĩa, thao tác thống kê), so sánh đối chiếu… Cùng với việc quan sát cách sử dụng từ chỉ hướng trong giao tiếp cũng như trong sách báo hàng ngày, chúng tôi tập hợp tư liệu chủ yếu từ hai tác phẩm văn học của hai nhà văn nổi tiếng: AQ chính truyện của Lỗ Tấn, Tường Lạc Đà của Lão Xá và bản dịch tiếng Việt. Ngoài ra luận văn cũng sử dụng một số tư liệu được lấy từ các giáo trình, các sách ngữ pháp, từ những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước …. Từ hai tác phẩm tiếng Trung và hai bản dịch tiếng Việt nói trên, chúng tôi đã tiến hành thống kê phân loại ra được 3700 phiếu. Mỗi phiếu là một câu có chứa ít nhất một động từ chỉ hướng. Trong 3700 phiếu tư liệu, chúng tôi lấy ra khoảng 330 phiếu điển hình để đưa vào luận văn. Hơn 330 phiếu này là 6 7 330 câu có những đặc điểm mà luận văn đã đề cập đến trong chương hai và chương ba. Chúng tôi phân loại các câu này thành hai loại lớn như luận văn đã khảo sát: Động từ chỉ hướng với vai trò là chính tố và phụ tố. Từ hai loại trên, các động từ chỉ hướng này cũng được chia tiếp thành các loại nhỏ hơn theo đúng như nội dung luận văn đã tiến hành phân loại khảo sát. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn được chia làm ba chương chính như sau: Chương 1: Lịch sử vấn đề và cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài. Chương 2: Miêu tả các động từ chỉ hướng tiếng Hán với vai trò là động từ chính trong câu (so sánh với tiếng Việt) Chương 3: Miêu tả các động từ chỉ hướng tiếng Hán với vai trò là từ phụ trong câu (so sánh với tiếng Việt) 7 8 CHƢƠNG I: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI I. Lịch sử vấn đề Các ngôn ngữ trên thế giới có các phương thức biểu đạt sự định hướng không gian khác nhau. Trong đó thường được nhắc đến nhiều hơn cả là các động từ chỉ hướng vận động trong không gian. Động từ chỉ hướng là những từ biểu thị phương hướng của chuyển động. Thuật ngữ này được giới nghiên cứu ngôn ngữ học thế giới quan tâm. Nhóm động từ này là một trong những công cụ từ vựng biểu đạt quan hệ không gian rất hữu hiệu đặc biệt trong tiếng Hán và tiếng Việt – hai ngôn ngữ có cùng loại hình với nhau.. Trước khi đi sâu phân tích đặc trưng của hệ thống từ loại này chúng ta sẽ tìm hiểu các thành tựu nghiên cứu có liên quan của các nhà Hán ngữ học, Việt ngữ học. 1. Tình hình nghiên cứu về động từ chỉ hƣớng trong tiếng Hán Cho đến nay, hầu như các sách ngữ pháp, sách giáo khoa đều gọi các từ biểu thị hướng như 来 (lái) - đến,去 (qù) - đi , 上 (shàng) - lên,下 (xìa) - xuống,进 (jìn) - vào, 出 (chu) - ra, 回 (húi) - về, 过 (guò) - qua/sang, 起 (qi) - lên, 开 (kai) - ra, 到 (dào) - đến, 上来 (shànglái),上去 (shàng qù), 下来 (xià lái), 下去 (xià qù), 进来 (jìn lái), 进去 (jìn qù), 出来(chu lái),出去(chu qù),回来(húi lái),回去 (húi qù),过来 (guò lái),过去 (guò qù),起来 (qi lái),到…来 (dào .. lái),到… 去 (dào .. qù), 来到 (lái dào) trong tiếng Hán là động từ chỉ hướng, đồng thời coi chúng như một tiểu loại hay một loại phụ của động từ. Động từ chỉ hướng là một từ loại khá đặc thù trong tiếng Hán vì thế nó gây được nhiều sự chú ý của các nhà Hán ngữ học. Trong hệ thống từ loại tiếng Hán từ chỉ hướng là loại động từ có tần số xuất hiện khá cao, ngoài những đặc điểm cơ bản của động từ, chúng cũng có những cá tính riêng của mình, những 8 9 loại từ này số lượng có hạn. Theo các nghiên cứu của các học giả ngữ pháp Hán ngữ như Lục Kiệm Minh [39], Lưu Nguyệt Hoa [37] và một số học giả khác thì động từ chỉ hướng trong tiếng Hán có tổng cộng là 24 từ, đại thể phân thành các nhóm sau: - Nhóm 1: 来 (lái), 去 (qù). - Nhóm 2: 上 (shàng),下 (xìa),进 (jìn),出 (chu),回 (húi),过 (guò),起 (qỉ),开 (kai),到 (dào). - Nhóm 3: 上来 (shàng lái), 上去 (shàng qù), 下来 (xìa lái), 下去 (xià qù), 进来 (jin lái), 进去 (jin qù), 出来 (chu lái), 出去 (chu qù), 回来 (húi lái),回去 (húi qù), 过来 (guò lái),过去 (guò qù), 起来 (qi lái). Theo các nhà Hán ngữ học này thì động từ chỉ hướng trong tiếng Hán là một loại từ đặc biệt, được sử dụng rộng rãi, ngữ pháp khá phức tạp. Có động từ chỉ hướng đơn âm tiết như ở nhóm 1, nhóm 2; hoặc song âm tiết như ở nhóm 3. Nhóm 3 bao gồm các từ được tạo thành từ sự kết hợp của nhóm 1 và nhóm 2. Khi nghiên cứu về ý nghĩa của bổ ngữ chỉ hướng, rất nhiều học giả đều nhất trí về ý nghĩa chỉ hướng của động từ chỉ hướng đặt sau động từ chính làm bổ ngữ. Trong [34], Đinh Thanh Thụ nhấn mạnh: trong các loại hình ý nghĩa của bổ ngữ, động từ chỉ hướng đảm nhiệm thành phần đứng sau trung tâm, chỉ phương hướng, bổ sung và nói rõ sự biến hóa của hành vi động tác hay trạng thái. Trong nghiên cứu của mình, Lưu Nguyệt Hoa [37] có chỉ ra rằng từ chỉ hướng trong cấu trúc động bổ có ba ý nghĩa ngữ pháp. Đó là nghĩa không gian, nghĩa kết quả, và nghĩa trạng thái, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra tiêu chí về mặt hình thức ngữ pháp để phân biệt loại ý nghĩa này. Một số nhà nghiên cứu khác đã quy nạp được bảy loại nghĩa của bổ ngữ chỉ hướng và đặc điểm hình thức ngữ pháp của đoản ngữ chỉ hướng. 9 10 Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu miêu tả và giải thích rất tỉ mỉ cặn kẽ cấu trúc ĐT +TCH. Lã Thúc Tương [36] đã đề cập đến cấu trúc từ chỉ hướng đi sau động từ, miêu tả cấu trúc này từ phương diện phân bố. Trong các nghiên cứu về động từ chỉ hướng ở vị trí sau động từ, rất nhiều học giả nhất trí về ý nghĩa chỉ hướng của động từ nhưng quan điểm về ý nghĩa ngoài nghĩa chỉ hướng lại rất khác nhau. Những từ nói trên không phải lúc nào cũng biểu thị nghĩa phương hướng, có lúc nghĩa của chúng tương đối thực, tự do và linh hoạt, có lúc lại nửa thực nửa hư, kết chặt và định vị, dường như ở giữa hai loại. Trần Mạo Lai [44] đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này đồng thời cũng chỉ ra phương pháp nghiên cứu động từ chỉ hướng. Trần Mạo Lai cho rằng hướng của động từ chỉ hướng ở vị trí này xét về mặt ý nghĩa có ít nhất 3 loại nghĩa: nghĩa phương hướng không gian, nghĩa kết quả và nghĩa động thái. Lưu Nguyệt Hoa [37] cũng đã chỉ ra tiêu chí về mặt hình thức ngữ pháp để phân biệt 3 loại ý nghĩa: nghĩa phương hướng, nghĩa kết quả và nghĩa trạng thái này. Theo các nhà Hán ngữ học thì nghĩa của động từ chỉ hướng ở vị trí bổ ngữ là vô cùng phức tạp, ngoài nghĩa cơ bản (nghĩa chỉ hướng) ra, đều là nghĩa đã bị hư hoá từ nghĩa gốc, thậm chí mức độ chênh lệch khá nhiều, khó mà nắm vững được. Bên cạnh đó, tiếng Hán thiếu sự biến hoá hình thái, sử dụng cùng một hình thức để biểu thị ý nghĩa khác nhau, vì thế rất khó lấy tiêu chuẩn hình thức đơn giản mà có hiệu quả để phân biệt ý nghĩa của những từ này. Vì vậy, việc xuất hiện các ý kiến khác nhau trong nghiên cứu về ý nghĩa của động từ chỉ hướng là điều khó tránh khỏi. Cũng có nhà nghiên cứu đã phân ra động từ chỉ hướng ở vị trí bổ ngữ có bổ ngữ chỉ hướng đơn và bổ ngữ chỉ hướng phức, trong đó bổ ngữ chỉ hướng phức ngoài việc là các bổ ngữ chỉ phương hướng ra còn là các bổ ngữ 10 11 chỉ hướng đã chuyển nghĩa. Động từ chỉ hướng ở vị trí này như qỉ lái (起来), xià lái (下来), xià qù (下去) … cũng có thể dùng sau tính từ. (1) 阿Q便愈加兴高采烈起来 AQ càng cao hứng tợn (AQ bian yù jià xìng gao căi liè qỉ lái) (2) 阿Q忍不下去 (AQ ren bù xià qù) AQ không tài nào chịu nổi tình cảnh đấy nữa Tuy các nghiên cứu của Lã Thúc Tương [36] chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề có liên quan đến từ chỉ hướng dưới góc độ cấu trúc chức năng nhưng những công trình khoa học này đã đạt được sự đột phá rất lớn trong giai đoạn trước những năm 80 của thế kỷ XX.. Đến giai đoạn sau, giai đoạn từ những năm 80 đến nay, dưới ánh sáng của lý luận ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận, giới nghiên cứu Hán ngữ học bắt đầu chú ý tới đặc trưng ngữ dụng của từ chỉ hướng và mối quan hệ giữa nhóm từ này với “điểm quy chiếu”, tìm hiểu đặc trưng ngữ dụng và tri nhận không gian của cấu trúc hướng. Họ đã tìm hiểu đặc điểm hệ thống quy chiếu không gian trong tiếng Hán. Khái niệm “điểm quy chiếu” đã được đưa vào các nghiên cứu về động từ chỉ hướng. Nhiều nhà Hán ngữ học đã có quan điểm rất mới về nghiên cứu nhân tố qui định vị trí của bổ ngữ chỉ hướng ở vị trí sau động từ chính nhìn từ góc độ cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các nghiên cứu mang tính ứng dụng có thể kể đến như : Lý Thúc Giang trong quá trình dạy động từ chỉ hướng cho sinh viên người Mỹ đã quy nạp lỗi trên 4 phương diện. Ngô Lệ Quân Đẳng phân tích lỗi động từ chỉ hướng của sinh viên Nhật Bản. Dương Đức Phong đã phát hiện từ một số sinh viên Hàn Quốc khi dùng câu có động từ chỉ hướng làm bổ ngữ. Các tác giả này chủ yếu xuất phát từ tình hình sử dụng trong thực tế của các lưu học sinh nước ngoài tìm hiểu nguyên nhân sử dụng động từ chỉ hướng không 11 12 chính xác, so sánh các động từ chỉ hướng có sự giao thoa về mặt ý nghĩa hoặc hiện tượng bất cân xứng trong sử dụng các cặp từ chỉ hướng trái nghĩa có tần số sử dụng cao, từ đó rút ra đặc điểm ý nghĩa, đặc trưng ngữ pháp của các từ chỉ hướng, những đặc điểm cần chú ý trong dạy và học động từ chỉ hướng. Trên thực tế các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung mô tả đặc trưng cú pháp, ngữ nghĩa của một số động từ chỉ hướng có tần số sử dụng cao chứ chưa chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ chỉ hướng trong hệ thống. Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng mới bước đầu tìm hiểu sự khác biệt giữa một số động từ chỉ hướng tiếng Hán với các động từ chỉ hướng trong các ngôn ngữ Ấn Âu – những ngôn ngữ không cùng loại hình với tiếng Hán. Tuy nhiên có thể thấy được nghiên cứu trên đã khẳng định vị trí đặc thù và quan trọng của động từ chỉ hướng vận động trong hệ thống từ loại tiếng Hán. 2. Tình hình nghiên cứu về động từ chỉ hƣớng trong tiếng Việt Trong tiếng Việt có một nhóm từ được gọi là nhóm từ biểu thị sự dời chỗ có hướng, gồm : ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đi, đến, tới … Những từ này có thể hoạt động độc lập với tư cách là động từ trong các phát ngôn kiểu : Tôi vào vườn ; Mẹ lên gác ; Mai xuống tầng một … Chúng cũng có thể kết hợp với các tính từ hay động từ khác làm thành tổ hợp kiểu : Tôi đi ra vườn ; Nam mang xe vào ; Anh ấy trắng ra … Từ lâu các nhà Việt ngữ học cũng đã rất quan tâm đến nhóm từ chỉ hướng trong tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu tập trung theo hai hướng : nhóm từ biểu thị quan hệ không gian trạng thái tĩnh : trước, sau, trên, dưới … và nhóm từ biểu thị quan hệ không gian trạng thái động : nhóm từ chỉ hướng vận động – Nguyễn Lai [12]. Nhóm động từ chỉ hướng vận động là những từ dùng để biểu thị không gian trạng thái động. 12 13 Về các nghiên cứu liên quan đến nhóm từ này, các nhà Việt ngữ học quan tâm tập trung thảo luận các vấn đề: xác định từ loại (có nhiều quan điểm khác nhau), mô tả đặc điểm ngữ pháp và chức vụ cú pháp, mô tả đặc điểm ngữ nghĩa (không gian - Nguyễn Minh Thuyết, thời gian - Nguyễn Kim Thản), và tâm lý (Nguyễn Lai) và tiếp cận một số nhóm động từ chỉ hướng từ góc độ tri nhận và ngữ dụng. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu của Nguyễn Lai, Đinh Văn Đức, Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Kim Thản, Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thị Quy… Trong [6] Đinh Văn Đức có chỉ ra rằng trong tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động có số lượng khá phong phú. Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động như đi, chạy, bay, bò, leo, trượt, lướt … còn có một nhóm các động từ chuyển động có ngữ nghĩa khá đặc biệt. Đó là các động từ chuyển động bao hàm hướng chuyển động như ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới, đến, về … Ví dụ : Tôi đi Hà Nội ; Nó lên tầng hai ; Tôi về nhà … Các động từ thuộc nhóm này có đầy đủ chức năng của động từ. Nhưng chính ngay những từ này trong nhiều trường hợp khác đã không còn là động từ chuyển động nữa : chúng trở thành từ phụ chỉ hướng của động từ tức làm thành tố phụ cho trung tâm động ngữ : chạy ra, nhìn vào, đi lên, kéo về …, hoặc trở thành từ nối (có tính chất của một giới từ). Ví dụ : nghĩ đến, nói về, nhớ ra, bàn tới, … Tác giả có chỉ ra rằng ở phần cuối động ngữ : các từ phụ với ý nghĩa chung chỉ hướng : ra, vào, … khi đứng sau động từ có đặc điểm ngữ pháp khá đa dạng, ví dụ từ “ đến” đóng vai trò một từ phụ chỉ hướng (bò đến, đi đến ..) hoặc chỉ kết quả (nói đến, nghĩ đến …). Khi “đến” đứng sau động từ nhưng tiếp theo đó là một danh từ (ĐT + đến +DT) thì “đến” giống như một giới từ. Các từ phụ chỉ hướng khác cũng có một tình hình chung trên đại thể như vậy nhưng đi vào cụ thể từng từ thì đặc điểm ngữ pháp cũng mang những sắc thái khác nhau. 13 14 Nguyễn Kim Thản [11] nhận thấy, những động từ này quả là rất giống những động từ có ý nghĩa trừu tượng như làm lụng, yêu thương .. Nhưng đứng về mặt cấu tạo, chúng có những đặc điểm khác. Chúng là những từ biểu thị vận động có phương hướng xác định hay nói cách khác, tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng rồi. Ông gọi những từ này là động từ phương hướng vận động khi chúng đảm nhận chức năng động từ chính và gọi là trợ động từ khi chúng ở vị trí sau động từ. Cũng như một số tác giả khác, Nguyễn Kim Thản cũng đã giải thích được sắc thái ý nghĩa một số từ chỉ hướng bằng nguyên nhân lịch sử xã hội của dân tộc Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh rằng những từ này khi đặt sau động từ khác thì mất đi đặc điểm cơ bản về hình thức ngữ pháp của động từ, đã giảm sút ý nghĩa từ vựng ban đầu, thậm chí mất hẳn nghĩa. N.S.Bystrov [19] gọi những động từ trong nhóm này là động từ phương hướng chuyển động và trợ động từ. Các nghiên cứu của Bystrov tập trung vào các thành phần đi sau động từ chỉ hướng và vị trí của các thành phần này trong đoản ngữ chỉ hướng. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất hướng phân loại thành nhóm nhỏ những động từ có thể kết hợp với động từ chỉ hướng. Tương tự như Bystrov, Dương Thanh Bình cũng có những nghiên cứu tương tự liên quan đến các từ loại đứng sau động từ chỉ hướng. Trong các nghiên cứu của mình, Nguyễn Tài Cẩn [17] có cái nhìn từ góc độ quan hệ từ, qua đó nêu lên khá đầy đủ tính chất phức tạp của từ chỉ hướng ở vị trí này. Quan điểm này của ông cũng được nhiều học giả ủng hộ. Cũng như Phan Ngọc, L.Cadiere [8] chú ý đến khả năng kết hợp với danh từ phía sau các động từ chỉ hướng, ông không gọi những động từ chỉ hướng là từ trống, ông đã chứng minh rằng có những trường hợp ở vị trí ấy nhưng động từ chỉ hướng hoàn toàn không hư, không trống hay không hao mòn nghĩa. Ngoài ra, ông còn dùng phương thức xen yếu tố phủ định vào 14 15 giữa động từ chính và từ chỉ hướng sau động từ chính để xét mối quan hệ giữa hai yếu tố về mặt nghĩa. Nguyễn Thị Quy [16] đã liệt các động từ chỉ hướng vận động vào một trong những loại vị từ thông dụng nhất trong tiếng Việt. Tác giả đã sử dụng phương pháp ngữ pháp chức năng để giải thích đặc trưng ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của các từ chỉ hướng. Từ chỉ hướng ra đời là kết quả của quá trình nhận thức về những trạng thái vận động di chuyển; trong đó đích không gian mà chủ thể di động đang hướng tới, luôn luôn nằm trong thế đối ứng với điểm xuất phát. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, nếu chủ thể vận động không có ý niệm về mối tương quan kích thước không gian (cao-thấp, trên-dưới, rộng-hẹp, trong-ngoài) thì thiếu tiền đề làm định hình ý niệm “lên, xuống, ra, vào” và ngược lại nếu chỉ ý thức được sự đối ứng kích thước không gian mà không ý thức được trạng thái vận động di chuyển thì cũng thiếu tiền đề cho ra, vào, lên, xuống .. định hình. Trong tiếng Việt và những ngôn ngữ có cùng loại hình như tiếng Hán, ý niệm hướng vận động trên được định hình gắn liền với dấu hiệu hình thái hoàn chỉnh. Nó có thể dùng tương tự yếu tố phụ gia, đồng thời vừa được dùng độc lập, với vai trò hạt nhân, trong các kết cấu biểu hiện sự vận động không gian (ví dụ “vào” trong “nó vào nhà” và “vào” trong “nó chạy vào”). Có mối tương quan chặt chẽ giữa các phạm trù chuyển động – hướng – đích. Ba yếu tố này không tồn tại tự thân hoặc tách rời; trái lại, chúng liên quan đến nhau mật thiết và gắn chặt với hoạt động thực tiễn của con người, nhất là trong hoạt động không gian. Và đặc biệt khi có đích thì hầu như phạm trù hướng trở thành một phạm trù trung gian không thể thiếu. Nguyễn Lai [12] chỉ ra rằng: “Từ chỉ hướng hình thành từ tiền đề nhận thức về tính đối ứng của quá trình vận động, thông qua sự so sánh tương đối của nhân tố chủ quan. Phẩm chất chủ quan giàu tiềm năng bộc lộ yếu tố tâm 15 16 lý này đã tạo ra tính cơ động cho quá trình chuyển hóa nghĩa giữa các phạm trù đối với chủ thể sáng tạo ngôn ngữ. Chính đặc điểm bao quát gắn với chiều sâu của tiền đề nhận thức vừa nêu, là cơ sở tạo cho nhóm từ này nhiều sắc thái tinh tế trong quá trình phát triển và chuyển hóa nghĩa. Trên bình diện đồng đại, ta có thể quy thành ba hướng đối ứng thuộc ba phạm trù nghĩa có phẩm chất khác nhau: phạm trù không gian, phạm trù thời gian và phạm trù tâm lý. Ví dụ: nó chạy ra đường (di chuyển từ không gian hẹp đến rộng thuộc phạm trù không gian); Nó tìm ra đáp số (thông báo kết quả gắn với phạm trù thời gian); Nó đẹp ra (bình phẩm theo sắc thái tâm lý). ” Như vậy, không có một dạng chuyển hóa nào đưa đến hiện tượng mất nghĩa để một từ nào đó trở thành “hư” và “trống” như một số tác giả quan niệm. Mà thực chất ở đây là vấn đề chuyển hóa nghĩa, từ nghĩa gốc (không gian – với từ chỉ hướng vận động) sang những sắc thái khác. Và sự biến động về mặt từ vựng ngữ nghĩa luôn lấy quá trình phát triển nhận thức làm tiền đề này có liên quan trực tiếp đến các cấp độ tự điều chỉnh của bản thân ngôn ngữ, nhưng không phải với hệ thống đóng kín mà là với hệ thống mở trong sự vận động giữa chức năng và hình thái. Nguyễn Lai [12] đã khẳng định, tùy từng động từ chính khác nhau mà hướng của hoạt động bị trừu tượng hóa dần, (mang về - nói về - nghĩ về). Qua quá trình phân tích, ngược lại với những người đi trước, tác giả đặt vấn đề: phải chăng từ chỉ hướng ngoài phạm vi động từ (X) mới là nguồn gốc của X khi hoạt động độc lập ở dạng động từ. Khi tìm hiểu khả năng kết hợp của các từ X với nhau, Nguyễn Lai đã dựa vào tiêu chí “hướng” của chuyển động để phân nhóm từ này thành các nhóm nhỏ. Còn với các tổ hợp mang tính chất cố định tương đối rõ như: Ít ra, thật ra, thành ra, đúng ra, nói lên, nêu lên … Vũ Thế Thạch [27] cho rằng các động từ chỉ hướng như ra, lên … trong tổ hợp này bị hư hóa đến mức khó có thể nhận ra nghĩa của chúng trong tổ hợp. Tác giả thấy rõ nghĩa của các từ chỉ 16 17 hướng được khái quát hóa, trừu tượng hóa tùy thuộc vào đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chính trước nó. Sự trừu tượng hóa nghĩa của nó có thể dẫn tới sự biến đổi nghĩa của chúng thậm chí còn dẫn đến sự chuyển hóa từ loại của chúng, song cấu trúc nghĩa của chúng vẫn không thay đổi. Có thể thấy việc xác định đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ hướng trong tiếng Việt không hề đơn giản. Ví dụ: nó chạy ra đường và nó chạy ra tiền .. Các nhà ngôn ngữ học gọi đây là hiện tượng chuyển di từ loại. Đó là hiện tượng một từ khi thì được dùng với ý nghĩa này, khi thì được dùng với ý nghĩa khác (Diệp Quang Ban [1]). Đây là hiện tượng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ. Ở người Việt, bên cạnh cách định vị khách quan, còn phổ biển cách định vị có tính chủ quan (dựa vào mối quan hệ không gian giữa đối tượng định vị và bản thân người nói hoặc người nghe)… Chính cách thức chủ quan này đã định ra tập quán sử dụng những kết cấu như: trên trời, dưới đất, trên bến, dưới thuyền, vào Nam ra Bắc, trong nhà, ngoài sân, trong bụng, ngoài mặt … Theo Dương Kỳ Đức, ở người Việt đã hình thành một động hình văn hóa nhạy cảm với sự cao thấp trong không gian là môi trường sống của cộng đồng. Giáo sư thừa nhận rằng mọi dân tộc người đều có thể nhận ra sự khác biệt “cao”, “thấp” đó, sự khác nhau là ở chỗ chúng được phản ánh vào ngôn ngữ như thế nào. Như vậy tuy cách nhìn nhận của Nguyễn Lai và Dương Kỳ Đức theo hai hướng khác nhau - di chuyển từ rộng đến hẹp, nguyên lý “trong”, “ngoài”nhưng điều chung nhất mà các tác giả có thể nêu ra là cách chia cắt không gian của người Việt khác xa đối với người Mỹ và Anh. Lý do khác biệt bắt nguồn từ điều kiện sống và vốn sống, tất nhiên phải kể đến cách tri nhận không gian và thời gian và cả phương thức tư duy đã hằn sâu trong tâm thức của các thành viên trong những cộng đồng này. Nói một cách khác, cội nguồn của sự khác biệt chính là những không gian tương đồng trong các nền văn hóa. 17 18 3. Động từ chỉ hƣớng nhìn từ góc độ ngôn ngữ tri nhận Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu mới mẻ còn rất non trẻ và đang rất thịnh hành của ngôn ngữ học hiện đại trên phạm vi thế giới. Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó. (Lý Toàn Thắng [7]) Trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ đều có phản ánh một cách hình dung về thực tại khách quan của cộng đồng văn hóa – bản ngữ đó, thường gọi là “bức tranh thế giới”. Những mô hình đó ngoài cái chung, cái phổ quát còn có cái riêng cái đặc thù, ứng với từng ngôn ngữ và phản ánh một cách tri giác, một cách nhận thức về thế giới của dân tộc ấy. Trong nhiều công trình nghiên cứu về tri nhận không gian trong tiếng Hán và tiếng Việt, các học giả đã đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ chặt chẽ với con người và thế giới của nó. Các tác giả đã tập trung đi sâu vào sự tri nhận không gian của con người như : nguyên tắc lấy con người làm trung tâm, khảo sát những đặc trưng bản sắc dân tộc của mô hình thế giới trên ngữ liệu về cách tri nhận không gian của cộng đồng bản ngữ. Đây là cơ sở để chúng ta tìm hiểu sự khác biệt về tri nhận không gian hoặc nói một cách cụ thể hơn là sự lựa chọn chiến lược định vị định hướng không gian của người Hán và người Việt. Về chức năng ngữ pháp và chức năng biểu đạt cơ bản của những từ này, nhiều nhà nghiên cứu đi trước đã miêu tả tương đối khái quát tường tận Các động từ chỉ hướng ngoài việc có thể biểu đạt phương hướng cụ thể của hành động còn có thể biểu đạt mối quan hệ về thời gian, vì nhận thức của con 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan