Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng việt cho người nước ngoài qua các sách giáo tr...

Tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng việt hiện hành ở trình độ a,b

.PDF
196
1736
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ HOÀNG THỊ HÀ KHẢO SÁT NGỮ PHÁP HỘI THOẠI TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI QUA CÁC SÁCH GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT HIỆN HÀNH Ở TRÌNH ĐỘ A, B LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ HÀ KHẢO SÁT NGỮ PHÁP HỘI THOẠI TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI QUA CÁC SÁCH GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT HIỆN HÀNH Ở TRÌNH ĐỘ A, B LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS Đinh Văn Đức, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, đã có những chỉ dẫn, những nhận xét quý báu trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi có thêm thời gian và kinh nghiệm để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2014 Học viên Hoàng Thị Hà MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp tiến hành ............................................................ 7 5. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 10 1.1.Vai trò của ngữ pháp trong việc dạy tiếng. .......................................... 10 1.2. Ngữ pháp giao tiếp ................................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm ngữ pháp giao tiếp ............................................................. 11 1.2.2. Ngữ pháp giao tiếp trong công tác dạy ngoại ngữ ............................. 13 1.3. Hội thoại với tƣ cách là tiêu điểm của ngữ pháp giao tiếp .............. 16 1.3.1. Hội thoại ............................................................................................... 16 1.3.2. Quy tắc hội thoại .................................................................................. 19 1.4. Sơ bộ về hội thoại trong các giáo trình hiện nay ................................. 21 1.5. Cơ sở miêu tả .......................................................................................... 26 1.5.1. Dẫn nhập .............................................................................................. 26 1.5.2. Miêu tả cuộc thoại ................................................................................ 26 1.5.3. Miêu tả đoạn thoại ............................................................................... 27 1.5.4. Miêu tả cặp thoại .................................................................................. 28 1.5.5. Tham thoại và hành vi ngôn ngữ ........................................................ 29 CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ CÁC KIỂU HỘI THOẠI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH Ở TRÌNH ĐỘ A, B. .................................... 31 2.1. Hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt ............................................. 31 2.2. Về câu hỏi trong các giáo trình. ............................................................ 42 1 2.2.1. Khái quát về câu hỏi............................................................................. 42 2.2.2. Sự thể hiện các kiểu câu hỏi trong hội thoại. ..................................... 49 2.3. Về câu phủ định trong các giáo trình. .................................................. 54 2.3.1. Khái quát về câu phủ định ................................................................... 54 2.3.1.1. Quan điểm về câu phủ đinh ̣ .............................................................. 54 2.3.2. Sự thể hiện của câu phủ định trong hội thoại. ................................... 58 2.4. Về câu cầu khiến trong các trình. ......................................................... 65 2.4.1. Khái quát về câu cầu khiến ................................................................. 65 2.4.2. Sự thể hiê ̣n của câu cầ u khiế n trong hôị thoaị .................................. 66 CHƢƠNG 3: MỘT VÀI BÀN LUẬN VÀ GÓP Ý TRONG VIỆC SOẠN THẢO CÁC BÀI HỘI THOẠI CHO CÁC GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TRÌNH ĐỘ A, B. ....................................................................................... 70 3.1. Một vài bàn luận về các bài hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt ở trình độ A, B. ................................................................................................. 70 3.2. Một vài góp ý trong việc soạn thảo các bài hội thoại cho các giáo trình tiếng Việt ở trình độ A, B. ................................................................... 78 3.3. Tiểu kết. ................................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 2 MỘT SỐ QUY ƢỚC Chúng tôi sử dụng một số kí hiệu viết tắt để thể hiện tên giáo trình nhƣ sau: GT1: Tiếng Việt (trình độ A, quyển I) – Đoàn Thiện Thuật, (chủ biên), NXB Thế giới Hà Nội, 2006 GT2: Tiếng Việt (trình độ A, quyển II) – Đoàn Thiện Thuật, (chủ biên), NXB Thế giới Hà Nội, 2006 GT3: Thực hành tiếng Việt (trình độ B) – Đoàn Thiện Thuật, (chủ biên), NXB Thế giới, tái bản 2009 GT4: Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập 1) – Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 GT5: Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập2) - Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 GT6: Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập 3) - Phan Văn Giƣỡng, NXB GD Việt Nam (Vietnamese for foreigners), 2010 GT7: Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập 4) - Phan Văn Giƣỡng, NXB GD Việt Nam, 2010 GT8: Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL1), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD, 2010 GT9: Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL2), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD, 2008 GT10: Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL3), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD, 2008 GT11: Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL4), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD, 2008 GT12: Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners), Vũ Văn Thi, NXB ĐHQG HN, 2008 3 GT13: Thực hành tiếng Việt (Practice Vietnamese for foreigners), Nguyễn Việt Hƣơng, NXB ĐHQG HN, 2006. GT14: Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for foreigners), Mai Ngọc Chừ (chủ biên), NXB Phƣơng Đông, 2009. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mặc dù đã đƣợc hình thành từ lâu nhƣng sang những năm đầu thế kỷ XXI, khi diện mạo của Việt Nam đang thay đổi, kinh tế đã có những bƣớc phát triển đáng kể, sự hợp tác giao lƣu quốc tế bắt đầu “nở rộ”, số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài đến tham quan, học tập và làm việc tăng lên nhanh chóng thì công tác dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài mới thực sự phát triển. Để đáp ứng nhu cầu của ngƣời học trong thời đại mới, chất lƣợng dạy học đã và đang đƣợc nâng cao. Phải kể đến là sự ra đời của hàng loạt các giáo trình ở các cơ sở dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Các tác giả đều mong muốn đem lại đƣợc hiệu quả tốt nhất cho ngƣời học qua những cuốn giáo trình của mình nhƣng thực tế khó khăn hơn rất nhiều. Khi đi đƣa vào hoạt động thực tiễn, các giáo trình hiện nay dù đã có những ƣu điểm nhất định nhƣng vẫn bộc lộ những yếu kém. Trong đó vấn đề ngữ pháp đƣợc thể hiện rõ nhất. Những cuốn sách với việc cung cấp ngữ pháp hiệu quả vẫn còn nằm trong “suy nghĩ”. Quan tâm đến vấn đề này, nhiều nhà ngôn ngữ đã tiến hành điều tra khảo sát và đƣa ra những đóng góp giúp các nhà biên soạn giáo trình có đƣợc những cuốn sách hoàn thiện hơn. Không nằ m ngoà i nhƣ̃ng mong muố n đó , chúng tôi đã “ Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiế ng Viê ̣t hiê ̣n hành ở trình độ A , B” với mu ̣c đích có đƣơ ̣c nhƣ̃ng cuố n sách phù hơ ̣p với nhu cầ u t hƣ̣c tiễn , có cơ sở lý luận và phản ánh đƣợc thực tế sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Để giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, cần phải có cơ sở vật chất để học tập, đội ngũ giáo viên có chuyên môn và những cuốn giáo trình thực tiễn. Trong các yếu tố đó, giáo trình đóng một vài trò đặc biệt quan trọng. 5 Giáo trình là công cụ thiết yếu để ngƣời học nắm bắt đƣợc vốn từ vựng, hệ thống ngữ pháp…để có thể nói tiếng Việt. Trong các cuốn giáo trình hiện nay, có nhiều cách giảng dạy ngữ pháp khác nhau. Với mục đích hƣớng đến một cuốn sách dạy ngữ pháp hoàn thiện, hiệu quả, chúng tôi lựa chọn khảo sát một số hiện tƣợng ngữ pháp hội thoại trong các kiểu câu hỏi, cầu khiến, phủ định trong các sách tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài ở trình độ A, B. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài này là thông qua hiện trạng về các giáo trình dạy tiế ng Viê ̣t ở trình đô ̣ A, B để nhâ ̣n rõ đƣơ ̣c nhƣ̃ng t hiế u sót, bấ t câ ̣p trong viê ̣c cung cấ p ngƣ̃ pháp giao tiế p . Tƣ̀ đó , chúng tôi cũng hƣớng tới đƣa ra những nhâ ̣n xét , bàn luận và một số góp ý để xây dựng các bài hội thoại thực tế và hiê ̣u quả nhấ t cho ngƣời ho ̣c tiế ng Viê ̣t. 3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu Nhƣ̃ng nhiê ̣m vu ̣ chính cầ n thƣ̣c hiê ̣n trong luâ ̣n văn này bao gồ m: - Thố ng kê các hiê ̣n tƣơ ̣ng ngƣ̃ pháp hô ̣i thoa ̣i trong 14 cuố n giáo triǹ h tiế ng Viê ̣t trình đô ̣ A, B. - Miêu tả đinh ̣ lƣơ ̣ng và đinh ̣ tiń h - Chỉ rõ hiện trạng sử dụng ngữ pháp hội thoại trong cả 14 giáo trình, có sƣ̣ so sánh dƣ̣a trên nhƣ̃ng cƣ́ liê ̣u có đƣơ ̣c để thấ y sƣ̣ phân bố các hiê ̣n tƣơ ̣ng ngƣ̃ pháp hô ̣i thoa ̣i trong sách đã phù hơ ̣p hay chƣa. - Dƣ̣a vào vào kế t quả khảo sát để đƣa ra nhƣ̃ng nhâ ̣n xét chính xác Đồng thời cũng đƣa ra những đề xuất cho việc xây dựng những bài hội thoại số ng đô ̣ng, đáp ƣ́ng đúng nhu cầ u thƣ̣c tế . 6 . 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp tiến hành 4.1. Tư liệu nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn và tiến hành khảo sát, miêu tả các kiểu hội thoại trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở trình độ A, B. Dƣới đây là danh sách các giáo trình chúng tôi sƣ̉ du ̣ng để nghiên cƣ́u: 1. Tiếng Việt (trình độ A, quyển I) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới Hà Nội, 2006 2. Tiếng Việt (trình độ A, quyển II) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới Hà Nội, 2006 3. Thực hành tiếng Việt (trình độ B) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, tái bản 2009. 4. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese for foreigners), tập 1 – Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 5. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese for foreigners), tập 2 – Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 6. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese for foreigners), tập 3 – Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 7. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese for foreigners), tập 4 – Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 8. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese as a second language -VSL), tập 1 – Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB ĐHQG Tp. HCM, tái bản 2010. 9. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese as a second language -VSL), tập 2 – Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB ĐHQG Tp. HCM, tái bản 2008. 10. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese as a second language -VSL), tập 3 – Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB ĐHQG Tp. HCM, 2004. 7 11. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese as a second language -VSL), tập 4 – Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB ĐHQG Tp. HCM, 2004. 12. Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners) - Vũ Văn Thi, NXB ĐHQG HN, tái bản 2008. 13. Thực hành tiếng Việt (Practice Vietnamese for foreigners) – Nguyễn Việt Hƣơng, NXB ĐHQG HN, 2004. 14. Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for foreigners) - Mai Ngọc Chừ (chủ biên), NXB Phƣơng Đông, 2011. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các giáo trình này là vì đây là những giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đang đƣợc dử dụng phổ biến hiện nay ở các trong nƣớc và cả ở nƣớc ngoài. Cuốn sách Tiếng Việt của tác giả Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển chỉ đƣa các bài luyện tập và những công thức ngữ pháp vào phần bài học. Dù giáo trình này không có nhiều các đoạn hội thoại nhƣ những giáo trình khác nhƣng với mong muố n có đƣơ ̣c cái nhìn tổ ng quát nên chúng t ôi vẫn đƣa vào khảo sá t và xếp vào bộ sách của tác giả Đoàn Thiệt Thuật. 4.2. Phương pháp tiến hành Để đánh giá thực trạng hiện tƣợng ngữ pháp thực hành trong các giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay, luận văn của chúng tôi sẽ đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp thống kê mô tả định tính định lƣợng là cơ bản, bên cạnh đó có sự kết hợp với phƣơng pháp tổng hợp, quy nạp. Định hƣớng của chúng tôi là trên cơ sở của việc khảo sát, miêu tả sẽ đƣa ra những kết luận và đề xuất xây dựng hội thoại để có những cuốn giáo trình có tính ứng dụng cao. Luận văn của chúng tôi đƣợc trình bày theo thứ tự: - Tiến hành thống kê 8 - Tiến hành phân loại và miêu tả - So sánh - Đƣa ra những đề xuất, góp ý 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Khảo sát và miêu tả các kiểu hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt trình độ A, B. Chƣơng 3: Một vài nhận xét, bàn luận và góp ý để soạn thảo các bài hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt trình độ A, B. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Vai trò của ngữ pháp trong việc dạy tiếng. Trong địa hạt dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời ta thƣờng cung cấp cho ngƣời học rất nhiều ngữ liệu bao gồm: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trong đó việc giảng dạy ngữ pháp có vai trò rất quan trọng và có tính quyết định trong việc xây dựng khả năng giao tiếp của ngƣời học. Trƣớc kia đã có nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của ngữ pháp trong việc dạy và học tiếng. Có những ngƣời phản đối cũng có những ngƣời đề cao vai trò của việc dạy ngữ pháp. Về phía những ngƣời phản đối phải kể đến nhƣ Prabhu (1987), ông chỉ chú trọng vào phát triển năng lực giao tiếp, và cho rằng không cần ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp. Ngoài Prabhu, Newmark (1966), Corder (1981), Pieneman (1984) cũng đều cho rằng dạy ngữ pháp làm cho ngƣời học buồn chán, không hiệu quả nên họ phản đối việc dạy ngữ pháp. Trái ngƣợc với các nhà ngôn ngữ trên thì Stevick (1982) và Selinger (1979) chỉ rõ, tri thức ngữ pháp đƣợc dạy lúc đầu đƣợc lƣu giữ ở trí nhớ ngắn hạn, sau đó chuyển lên vùng trí nhớ dài hạn và nhớ vĩnh viễn đƣợc sử dụng khi nói năng – đó là quá trình thụ đắc ngôn ngữ. Đồng thời, Pienemann (1985) cũng đƣa ra kết quả nghiên cứu là đối với ngƣời học không có mục đích, động lực và hứng thú thì việc dạy ngữ pháp không có kết quả, nhƣng lại có kết quả rất tốt với học viên có hứng thú học ngữ pháp. Dù thế nào thì chúng ta cũng thấy rằng ngữ pháp có một vị trí đắc địa trong việc dạy ngoại ngữ. Ngữ pháp giúp tăng độ chính xác trong ngôn ngữ của ngƣời học, đẩy nhanh quá trình thụ đắc, giảm tối đa cách diễn đạt không phù hợp. Biết rõ vai trò và tầm quan trọng của ngữ pháp nhƣng không phải tác giả nào cũng thành công khi biên soạn sách giáo trình bởi ngữ pháp cần phải đƣợc giới thiệu một cách thực tế, khoa học, có tính ứng dụng cao, phù hợp với 10 trình độ, đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng thì mới có thể có hiệu quả cho việc giảng dạy. 1.2. Ngữ pháp giao tiếp 1.2.1. Khái niệm ngữ pháp giao tiếp Nói đến ngữ pháp, thƣờng hình thành hai khái niệm: ngữ pháp lý thuyết và ngữ pháp thực hành. Ngữ pháp lý thuyết đƣợc hiểu là ngữ pháp miêu tả, nó miêu tả một đồng đại, trong đó ngữ pháp đƣợc thể hiện ra nhƣ một hệ quy tắc cấu trúc các đơn vị từ đơn giản đến phức tạp và đƣa các đơn vị ấy vào sử dụng để diễn đạt tƣ duy của ngƣời Việt cũng nhƣ tƣ duy của ngƣời học tiếng Việt. [8, tr. 45] Bởi vì tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập – phân tích nên có ba phƣơng thức ngữ pháp chính: - Trật tự từ - Dùng từ phụ và từ hƣ - Dùng các phƣơng tiện tình thái khá đa dạng. Khác với ngữ pháp lý thuyết, ngữ pháp thực hành (hay còn đƣơ ̣c go ̣i với các tên khác nhƣ “ngữ pháp giao tiếp” , “ngƣ̃ pháp hô ̣i thoa ̣i” ) - chính là ngữ pháp trong quá trình giao tiếp thƣờng đƣa ra các quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt đến ngƣời sử dụng, ngƣời học, theo định hƣớng giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc viết và có sự đối chiếu với chuẩn mực. Đối với ngƣời học tiếng Việt nhƣ ngôn ngữ thứ hai họ có thể tái lập đƣợc hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ cùng với việc từng bƣớc mở rộng khả năng giao tiếp trong khi học. Trong việc dạy tiếng, mối quan hệ giữa ngữ pháp miêu tả và ngữ pháp thực hành là rất quan trọng. Khả năng miêu tả ngữ pháp của một ngôn ngữ có ảnh hƣởng rõ tới khả năng thực hành tiếng. Khi học ngữ pháp, ngƣời học sẽ vận dụng nó trong những câu nói cụ thể trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy ở đây chúng tôi muốn đề cập đến chính là khái niệm “ngữ pháp giao tiếp”. 11 Ngữ pháp giao tiếp (Communicative Grammar) luôn đi theo hướng thực hành. Ngữ pháp giao tiếp khác với ngữ pháp cổ điển, nó cùng lúc chỉ ra các quy tắc kết hợp lời nói trên những bậc khác nhau và các quy tắc sử dụng chúng trong những tình huống giao tiếp khác nhau để diễn đạt tư duy [10] Các nhà ngữ pháp chức năng có cùng chung một nhận thức cốt lõi về bản chất của hành động ngôn từ, với ngữ pháp giao tiếp thì câu là đơn vị ngữ pháp trung tâm, là đơn vị căn bản của việc truyền đạt thông tin còn các đơn vị khác (từ, đoản ngữ, các tổ hợp đẳng lập,…) chỉ là phƣơng tiện thuộc về một bậc thứ cấp trên phƣơng diện tổ chức câu. Trong mối tƣơng quan giữa nội dung và hình thức, hay nói cách khác là ngữ nghĩa và ngữ pháp, đối với ngữ pháp giao tiếp thì ngữ nghĩa của phát ngôn là cơ bản. Một hình thức ngữ pháp có thể dùng để biểu đạt hai ba nội dung nghĩa khác nhau cũng nhƣ một nội dung ngữ nghĩa cũng có thể đƣợc biểu đạt bằng hai ba hai ba hình thức ngữ pháp. Thực tế, mối quan hệ giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa không phải là một đối một. Ngữ pháp giao tiếp, theo chức năng luận sau mấy chục năm hình thành vẫn đƣợc xác lập với ba bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau: - Kết học (cú học) - Nghĩa học - Dụng học Ở bình diện kết học, ngữ pháp giao tiếp lấy cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cú pháp cơ bản và các phân tích kết học cũng xoay quanh cấu trúc này. Trong các sách giáo trình tiếng Việt dạy cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay vẫn thƣờng phân tích câu theo cấu trúc C – V (chủ ngữ - vị ngữ), ngữ pháp chức năng thay thế lối phân tích đó bằng cấu trúc đề - thuyết. Xét trên phƣơng diện thông báo, câu trong tiếng Việt đƣợc biểu đạt bằng một cấu trúc ngữ pháp song phần kết hợp với nhau một cách hữu cơ và đƣợc đánh dấu ngữ pháp 12 trong giao tiếp. Vế đứng trƣớc là Đề ngữ, vế đứng sau là Thuyết ngữ. Ranh giới giữa đề ngữ và thuyết ngữ đƣợc đánh dấu ngữ pháp bắc các từ công cụ “thì, là”. Đề là biểu thức thứ nhất, luôn đứng trƣớc có thể thêm “thì” (là, mà) để đánh dấu ranh giới giữa hai vế. Về nghĩa, đề luôn luôn là điểm xuất phát của thông tin về sự tình. Nó không mô tả sự tình mà chỉ giới thiệu chủ thể hoặc không gian, thời gian ứng với sự tình. Trong một số trƣờng hợp, biểu thức Đề có thể vắng trong đối thoại khi ngƣời nghe biết rõ ngƣời nói đề cập đến sự tình gì. Đề có thể là một chủ thể, hoặc có thể là một cái khung nào đó chỉ ra phạm vi có giá trị với Thuyết. Thuyết là biểu thức thứ hai, trong tiếng Việt luôn đứng sau đề, nó nói rõ sự tình của câu, mô tả thông tin sự tình. Trong câu đơn, trên nguyên tắc, thuyết trùng với vị ngữ trong phân tích ngữ pháp truyền thống, nó thể hiện bằng động từ, tính từ, danh từ hoặc giới ngữ. Thuyết đƣợc biểu đạt sự tình của câu nên đa phần biểu thức Thuyết đƣợc diễn đạt bằng cấu trúc động ngữ và tính ngữ. Trong cấu trúc của biểu thức Đề và biểu thức Thuyết thì ngữ pháp chức năng tuy thiên về các hành động ngôn từ, nhƣng cái nghĩa đó luôn hiện diện trong các phƣơng tiện ngữ pháp. 1.2.2. Ngữ pháp giao tiếp trong công tác dạy ngoại ngữ Hiện nay công tác dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã phát triển khá mạnh. Nhiều tài liệu, tập bài giảng, sách giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đƣợc phát hành. Nhiều thành công đã đạt đƣợc nhƣng cũng có nhiều hạn chế có thể nhận thấy rõ. Trong đó có những mặt yếu kém nhƣ đội ngũ giáo viên chƣa chuyên nghiệp, phƣơng pháp giảng dạy chƣa phù hợp và giáo trình trình chƣa hoàn thiện. Trào lƣu mới là ngữ pháp chức năng (functional grammar) phát triển mạnh mẽ trong ngữ học quốc tế nhƣng lại đến Việt Nam chƣa lâu. Cả một 13 thời gian dài, việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài chỉ tập trung nhiều vào việc truyền đạt các quy tắc ngữ pháp, nhất là các quy tắc hình thức, việc giảng dạy ngữ pháp chỉ chú ý đến cú học (syntax), đƣợc hiểu nhƣ là hệ thống của các quy tắc kết hợp thuần túy từ với từ để tạo ra các đơn vị cấu trúc hình thức của câu. Phù hợp với yêu cầu dạy tiếng theo định hƣớng tình huống giao tiếp và theo phƣơng pháp thực hành có ý thức hiện nay nhƣng những quan niệm về ngữ pháp chức năng còn quá thô sơ và chƣa có đảm bảo chất lƣợng. Trong khi đó, trên thế giới, phƣơng pháp dạy ngữ pháp giao tiếp ra đời từ cuối những năm 60 ở Anh và đã lan rộng sang các nƣớc phƣơng Đông khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX. Phƣơng pháp này đã khắc phục đƣợc những hạn chế và kế thừa những ƣu điểm của các phƣơng pháp truyền thống (phƣơng pháp ngữ pháp - dịch, phƣơng pháp nghe – nói, phƣơng pháp tình huống, phƣơng pháp trực chỉ…) trƣớc kia. Chúng ta nhận thức đƣợc những điểm mạnh của nó nhƣng chúng ta chƣa áp dụng một cách có hiệu quả trong việc dạy tiếng cho ngƣời nƣớc ngoài. Trong bài “Ngữ pháp chức năng giúp gì cho việc dạy tiếng Việt ở nƣớc ta” trong cuốn “Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” (1997), GS. Đinh Văn Đức đã trình bày: “Khi ngữ pháp chức năng xuất hiện, người ta tôn trọng cú học như một tất yếu bởi sự thực cú học vẫn là một yếu tố không thể thiếu nhưng ngữ pháp chức năng đã bổ sung thêm nghĩa học và dụng học. Đây chính là cơ sở sâu xa trong việc dạy tiếng theo tình huống giao tiếp. Nghĩa của câu không chỉ là nghĩa của các từ trong câu cộng lại mà còn bao gồm các tham tố tạo nghĩa khác như bối cảnh của một phát ngôn và mục đích phát ngôn” [2, tr. 65]. Ngữ pháp giao tiếp là một tập hợp các công cụ và kỹ năng để tiếp cận tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ theo nguyên tắc: “Người bản ngữ bao giờ cũng đúng”. Theo GS.Cao Xuân Hạo thì “mỗi con người bình thường, khi đã biết 14 nói, đều nói và hiểu được tiếng mẹ đẻ một cách hoàn hảo về cơ bản, ít nhất là về phương diện ngữ pháp”. Cũng theo ông thì khi đến năm tuổi một đứa trẻ đã nắm đƣợc toàn bộ ngữ pháp cơ bản của tiếng mẹ đẻ một cách không hiển ngôn. Nhƣ vậy trong giảng dạy tiếng Việt chúng ta phải luôn luôn tôn trọng ngƣời bản ngữ và hãy học cách nói nhƣ những gì ngƣời bản ngữ nói. Có thể anh nói đúng nhƣ ngữ pháp nhƣng không phải là cách mà ngƣời Việt nói. Hoặc có thể anh nói không đúng với quy tắc ngữ pháp nhƣng lại đúng với cách nói của ngƣời Việt. Đây chính là cái mà ngƣời học cần học trong ngữ pháp giao tiếp. Mục tiêu của ngữ pháp giao tiếp là giúp cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt hiểu đúng và nói đúng thuật giao tiếp của ngƣời Việt và sau đó là sử dụng thành thạo tiếng Việt. Theo Lƣu Tuấn Anh – Nguyễn Thị Thanh Trúc trong cuốn “Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế” (2009) cũng đề cập đến vấn đề ngữ pháp giao tiếp trong bài viết “ Ngữ pháp giao tiếp - ứng dụng vào việc dạy tiếng”, họ cho rằng “Mỗi cấu trúc ngữ pháp không những được dạy với bốn kỹ năng phối hợp: nghe, nói, đọc, viết mà có chú ý hình thức (form), ý nghĩa (meaning) và cách sử dụng (use)”. [16, tr.12] Giao tiếp xã hội đƣợc coi là mục tiêu quan trọng. Theo xu hƣớng truyền thống thì ngƣời ta coi đích giao tiếp là việc nắm vững cấu trúc cú pháp và từ vựng của ngôn ngữ nhƣng theo xu hƣớng hiện đại thì chúng ta phải chú ý cách mà ngƣời học ngoại ngữ sử dụng các quy tắc ngôn ngữ nhƣ thế nào để diễn đạt khả năng giao tiếp, phản xạ trong giao tiếp thực tế. Xoay quanh vấn đề “ngữ pháp giao tiếp”, Canale and Swain (1980) cũng có đƣa ra thuật ngữ “ năng lực giao tiếp” với bốn yếu tố: - Năng lực ngữ pháp - Năng lực xã hội - Năng lực diễn ngôn 15 - Năng lực chiến lƣợc Bốn yếu tố này đƣợc biểu diễn dƣới mô hình: Năng lực ngữ pháp Năng lực xã hội Năng lực chiến lƣợc Năng lực diễn ngôn Sử dụng phƣơng pháp dạy ngữ pháp giao tiếp nhấn mạnh đƣợc khả năng tƣơng tác của ngƣời học trong tình huống giao tiếp, cũng nhƣ phản xạ của ngƣời học phải thích ứng với sự thay đổi ngẫu hứng phụ thuộc vào đối tƣợng cùng tham gian. Áp dụng dạy ngữ pháp giao tiếp đẩy mạnh đƣợc vai trò hoạt động giao tiếp của ngƣời học. Nguyễn Anh Quế trong cuốn “Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” (1997) đã bày tỏ quan điểm rằng với một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập nhƣ tiếng Việt, việc nghên cứu một hệ phƣơng pháp luận về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cùng những thủ pháp cụ thể là việc làm không đơn giản. [18, tr.6] 1.3. Hội thoại với tƣ cách là tiêu điểm của ngữ pháp giao tiếp 1.3.1. Hội thoại Hội thoại là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, căn bản và phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều đƣợc giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan