Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát năng suất và tính chống chịu mặn của bộ giống lúa triển vọng tại ba vùn...

Tài liệu Khảo sát năng suất và tính chống chịu mặn của bộ giống lúa triển vọng tại ba vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh sóc trăng – hè thu 2011

.PDF
99
118
130

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --------- DANH NGỌC HẢI KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU MẶN CỦA BỘ GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG TẠI BA VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU TRONG TỈNH SÓC TRĂNG – HÈ THU 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CẦN THƠ, 2011 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL --------- DANH NGỌC HẢI KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU MẶN CỦA BỘ GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG TẠI BA VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU TRONG TỈNH SÓC TRĂNG – HÈ THU 2011 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã ngành: 52 62 51 51 Cán bộ hướng dẫn TS. HUỲNH QUANG TÍN CẦN THƠ, 2011 ii LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2011 Thực hiện đề tài Danh Ngọc Hải iii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN  Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Ts. Huỳnh Quang Tín về đề tài: “Khảo sát năng suất và tính chống chịu mặn của bộ giống lúa triển vọng tại ba vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh Sóc Trăng – Hè Thu 2011” do sinh viên Danh Ngọc Hải (MSSV: 4085525), lớp Phát Triển Nông Thôn A1K32 thực hiện. Cần Thơ, ngày…..tháng ….năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Ts. Huỳnh Quang Tín iv XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG  Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đại học thông qua đề tài: “Khảo sát năng suất và tính chống chịu mặn của bộ giống lúa triển vọng tại ba vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh Sóc Trăng – Hè Thu 2011” do sinh viên Danh Ngọc Hải (MSSV:4085525), lớp Phát Triển Nông Thôn A1K32 thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức: ............................................... Ý kiến của hội đồng:................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Cán bộ nhận xét Thư ký Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011 Chủ tịch Hội đồng v TIỂU SỬ CÁ NHÂN  Bản thân Họ và tên: Danh Ngọc Hải Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 12/06/1989 Nơi sinh: Châu Thành – Kiên Giang Quê quán: ấp Sua Đũa, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Dân tộc: Khmer Tôn giáo: Phật Quá trình học tập Từ năm 1996 đến năm 2001, học tại trường tiểu học Trần Văn Ơn, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Vĩnh Lợi, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2001 đến năm 2005, học tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ, đường Mai Thị Hồng Hạnh, phường Rạch Sỏi, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2005 đến năm 2008, học tại trường trung học phổ thông Nguyễn Hùng Sơn, đường Mai Thị Hồng Hạnh, phường Rạch Sỏi, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2008 đến nay, học tại trường Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ. Địa chỉ liên lạc: 144, tổ 4, ấp Sua Đũa, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Di động: 0944990213 Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2011 Người khai Danh Ngọc Hải vi LỜI CẢM TẠ  Qua 4 năm học tập và nghiên cứu tôi đã được thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng , truyền đạt kiến thức quý báo cho tôi không chỉ về cách học, cách làm mà cả cách sống khi bước ra tiếp xúc với xã hội. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề “Khảo sát năng suất và tính chống chịu mặn của bộ giống lúa triển vọng tại ba vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh Sóc Trăng – Hè Thu 2011”. Ngoài nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Huỳnh Quang Tín từ lúc hình thành đề tài cho đến khi hoàn thành. Thầy đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm, những góp ý vô cùng quý báu để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn gia đình anh Hà Văn Điền ở điểm Ba Rinh – Kế Sách, gia đình chú Tám Quang ở điểm Vĩnh Tiền – Ngã Năm, gia đình chú Thạch Mến ở điểm Sóc Lèo – Trần Đề cùng hai anh Lâm Minh Thoại và Nguyễn Hồng Ẩn đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Xin cảm ơn cô Phạm Thị Phấn – cố vấn học tập, bạn bè và đặc biệt là các bạn Nguyễn Quốc Khánh, Đào Văn Thành, Trần Minh Hải, Đỗ Việt Anh đã giúp đỡ và động viên tôi thực hiện hoàn thành luận văn này. Thành kín biết ơn cha mẹ đã vất vả cả cuộc đời để nuôi nấng, chăm lo cho con được học hành tới nơi tới chốn . Một lần nữa, tôi xin gởi đến quý thầy cô lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất. Xin cảm ơn! Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện Danh Ngọc Hải vii TÓM LƯỢC Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, hàng hóa quan trọng nhất cả nước. Do vậy, nghiên cứu giống lúa mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt thích nghi với vùng sinh thái, mùa vụ và kỹ thuật canh tác khác nhau là mục tiêu của các nhà chọn giống. Đề tài “ Khảo sát năng suất và tính chống chịu mặn của bộ giống lúa triển vọng tại ba vùng sinh thái trong tỉnh Sóc Trăng – Hè Thu 2011” đã được thực hiện nhằm chọn ra những giống lúa cho năng suất cao và thích nghi với điều kiện sinh thái từng vùng ở tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được tiến hành 3 điểm: Ba Rinh (KS), Vĩnh Tiền (NN) và Sóc Lèo (TĐ) đại diện cho các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng. Bộ giống thí nghiệm gồm 15 giống lúa bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, trong đó lấy giống MTL145 là đối chứng. Các giống lúa được làm mạ bằng phương pháp mạ khô và cấy lúc 12 ngày tuổi, cấy 1 tép/bụi với khoảng cách 15 x 20cm. Kỹ thuật canh tác, công thức phân bón theo tập quán của nông dân ở địa phương tại nơi thí nghiệm. Đánh giá tính chống chịu mặn thì được tiến hành với 5 nồng độ tương ứng 5 nghiệm thức và được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và được thực hiện tại nhà lưới của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL. Kết quả thí nghiệm cho thấy đa số các giống lúa có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm A1. Hầu hết các giống đều kháng bệnh cháy lá khá tốt. Những giống lúa cho năng suất cao và thích nghi rộng ở các vùng sinh thái là TC7, MTL145, BL76, HNOE2, TT1, TM11. Riêng giống HĐ20 có khuynh hướng thích nghi với vùng sinh thái nhiễm phèn và nhiễm mặn, cho năng suất cao. Những giống còn lại đều có khuynh hướng thích nghi tốt với vùng sinh thái phù sa ngọt. Về khả năng chống chịu mặn ở giai đoạn mạ thì hầu hết các giống đều sinh trưởng và phát triển tốt ở nồng độ 2‰. Ở nồng độ 4‰, có 3 giống phát triển kém và chết là PC1, TM11 và TT2. Ở nồng độ 6‰, có 6 giống vượt qua là HĐ12, HĐ20, MTL480, MTL507, TC7 và MTL145. Với nồng độ 8‰ thì không có giống nào chống chịu sau 14 ngày của giai đoạn mạ, tuy nhiên giống TC7 có khả năng chống chịu đến 11 ngày sau khi nẩy mầm. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy các giống như TC7, MTL145, BL76, HNOE2, TT1, HĐ20 đã được nông dân tại các điểm thí nghiệm chọn và đánh giá cao đồng viii thời những giống này có khuynh hướng thích nghi tốt, chịu mặn và cho năng suất cao ở các vùng sinh thái khác nhau. Đề nghị Trung Tâm Giống tỉnh Sóc Trăng tiếp tục khảo nghiệm các giống đã chọn trong các vụ tiếp theo trên diện rộng để có kết quả đánh giá chính xác và khuyến cáo cho sản xuất ở tỉnh Sóc Trăng và ĐBSCL. ix MỤC LỤC  Trang phụ bìa ....................................................................................................... Trang LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………..i NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN………………………………….......ii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN……………………………………….iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN………………………………………………………………iv LỜI CẢM TẠ………………………………………………………………………v TÓM LƯỢC………………………………………………………………………vi MỤC LỤC………………………………………………………………………..viii DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………...xiv DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………...xv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………xvii Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................3 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG.................................................................. 4 2.1.1 Đất đai ............................................................................................................4 2.1.2 Hành chính......................................................................................................5 2.1.3 Dân cư ............................................................................................................5 2.1.4 Một số điều kiện thuận lợi..............................................................................5 2.1.5 Ẩm thực ..........................................................................................................6 2.1.6 Các điểm du lịch.............................................................................................7 x 2.1.7 Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II – Tỉnh Sóc Trăng 2011.......................7 2.2 VAI TRÒ CỦA GIỐNG LÚA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP................ 8 2.2.1 Định nghĩa về giống lúa .................................................................................8 2.2.2 Vai trò của giống lúa trong sản xuất nông nghiệp..........................................9 2.2.3 Tiêu chuẩn Việt Nam hạt giống lúa - yêu cầu kỹ thuật................................11 2.2.3.1 Phân cấp hạt giống ........................................................................11 2.2.3.2 Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................11 2.2.3.2.1 Yêu cầu đối với ruộng giống ..........................................11 2.2.3.2.2 Tiêu chuẩn ruộng giống .................................................12 2.2.3.2.3 Yêu cầu đối với hạt giống lúa.........................................12 2.2.4 Các quan điểm về kiểu hình cây lúa năng suất cao ......................................13 2.3 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TRỒNG LÚA............................................14 2.3.1 Đất đai ..........................................................................................................14 2.3.2 Thuận lợi và khó khăn trên các vùng đất chính trồng lúa ở ĐBSCL...........15 2.3.3 Khí tượng thủy văn ......................................................................................16 2.3.3.1 Một số yêu cầu................................................................................16 2.3.3.2 Một số thuận lợi và khó khăn .........................................................17 2.3.4 Dinh dưỡng cho cây lúa ...............................................................................18 2.4 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC .......................................................................................19 2.4.1 Thời gian sinh trưởng ...................................................................................19 2.4.2 Chiều cao cây lúa .........................................................................................20 2.4.3 Chiều dài bông lúa........................................................................................21 2.4.4 Tỷ lệ chồi hữu hiệu.......................................................................................21 2.4.5 Tính chống đỗ ngã ........................................................................................22 2.5 NĂNG SUẤT và THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ..............................................23 2.5.1 Năng suất ......................................................................................................23 xi 2.5.2 Các thành phần năng suất .............................................................................25 2.5.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích .........................................................25 2.5.2.2 Số hạt trên bông .............................................................................25 2.5.2.3 Tỷ lệ hạt chắc .................................................................................26 2.5.2.4 Trọng lượng 1000 hạt.....................................................................27 2.6 ĐẤT MẶN và TÍNH CHỐNG CHỊU MẶN CỦA CÂY LÚA ..........................28 2.6.1 Đất mặn ........................................................................................................28 2.6.2 Tính chống chịu mặn của cây lúa.................................................................29 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP và PHƯƠNG TIỆN 3.1 THỜI GIAN và ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................................32 3.1.1 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................32 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................32 3.2 MÔ TẢ ĐIỂM NGHIÊN CỨU...........................................................................32 3.2.1 Điểm Vĩnh Tiền - Vĩnh Biên - Ngã Năm .....................................................32 3.2.2 Điểm Ba Rinh - Đại Hải - Kế Sách ..............................................................32 3.2.3 Điểm Sóc Lèo - Lịch Hội Thượng - Trần Đề...............................................33 3.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ...........................................................................33 3.3.1 Giống lúa thí nghiệm ...................................................................................33 3.3.2 Vật tư............................................................................................................34 3.3.2.1 Phân bón.........................................................................................34 3.3.2.2 Thuốc trị sâu bệnh..........................................................................35 3.3.2.3 Các thiết bị sử dụng trong thí nghiệm............................................35 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................35 3.4.1 Bố trí thí nghiệm...........................................................................................35 3.4.2 Kỹ thuật làm mạ và chăm sóc mạ ở 3 điểm .................................................35 xii 3.4.3 Kỹ thuật làm đất ...........................................................................................35 3.4.4 Kỹ thuật cấy thí nghiệm ...............................................................................35 3.5 KỸ THUẬT CHĂM SÓC...................................................................................36 3.5.1 Cỏ dại............................................................................................................36 3.5.2 Phòng trừ sâu bệnh .......................................................................................36 3.6 ĐÁNH GIÁ SÂU BỆNH HẠI LÚA...................................................................36 3.6.1 Sâu cuốn lúa nhỏ (Leaf roller: Cnaphalocrosis medinalis) .........................36 3.6.2 Chuột và côn trùng hại lúa ...........................................................................37 3.6.3 Bệnh đạo ôn lá (Pyricularia oryzae) ............................................................37 3.6.4 Bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryza) ....................................................37 3.7 PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT ....................................................................................38 3.7.1 Lấy mẫu đất ..................................................................................................38 3.7.2 Phân tích độ dẫn điện EC (mS/cm) ..............................................................38 3.7.3 Phân tích Lân tổng số (%P2O5/100g) ...........................................................38 3.7.4 Phân tích độ chua hiện tại pHH2O..................................................................38 3.7.5 Phân tích Đạm tổng số (%N)........................................................................39 3.7.6 Phân tích Kali trao đổi (mmol/kg)................................................................40 3.8 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC ............................................................................40 3.8.1 Thời gian sinh trưởng ...................................................................................40 3.8.2 Chiều cao cây ...............................................................................................40 3.8.3 Số chồi ..........................................................................................................41 3.8.4 Tính đỗ ngã...................................................................................................41 3.8.5 Chiều dài bông..............................................................................................41 3.9 PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT và NĂNG SUẤT THỰC TẾ..................................................................................................................42 3.9.1 Các thành phần năng suất .............................................................................42 3.9.2 Năng suất thực tế ..........................................................................................43 xiii 3.10 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN Ở GIAI ĐOẠN MẠ CỦA BỘ GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG ...................................................................43 3.10.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................43 3.10.2 Cách tiến hành ............................................................................................44 3.10.3 Chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................44 3.11 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................45 Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT ....................................................................................46 4.1.1 Thuân lợi ......................................................................................................46 4.1.2 Khó khăn ......................................................................................................46 4.1.3 Đặc tính các loại đất ở 3 điểm thí nghiệm....................................................47 4.1.3.1 Độ chua hiện tại pHH2O .............................................................. 47 4.1.3.2 Độ dẫn điện EC ............................................................................. 47 4.1.3.3 Đặc tính dinh dưỡng của đất......................................................... 47 4.2 TÌNH HÌNH SÂU BỆNH .......................................................................................48 4.2.1 Bệnh đạo ôn lá (Pyricularia oryzae)............................................................49 4.2.2 Bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryzae)..................................................49 4.2.3 Sâu cuốn lá nhỏ (Leaf roller: Cnaphalocrosis medinalis)...........................50 4.2.4 Chuột .......................................................................................................... 51 4.3 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC .......................................................................................52 4.3.1 Thời gian sinh trưởng...................................................................................52 4.3.2 Chiều cao cây ...............................................................................................54 4.3.3 Chiều dài bông .............................................................................................56 4.3.4 Tỷ lệ chồi hữu hiệu......................................................................................58 4.3.5 Số chồi .........................................................................................................59 4.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ..............................................................................61 xiv 4.4.1 Số bông/m2 ...................................................................................................61 4.4.2 Số hạt chắc/bông ..........................................................................................63 4.4.3 Tỷ lệ hạt chắc ...............................................................................................65 4.4.4 Trọng lượng 1000 hạt...................................................................................67 4.4.5 Năng suất thực tế..........................................................................................69 4.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỬ MẶN CỦA CÁC GIỐNG LÚA TRONG GIAI ĐOẠN MẠ .................................................................................................................72 4.5.1 Kết quả phân tích đất....................................................................................72 4.5.2 Thời gian sống..............................................................................................72 4.5.3 Phân cấp đánh giá sự sinh trưởng ................................................................74 Chương 5: KẾT LUẬN và ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................76 5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................77 PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................ 81 xv DANH MỤC HÌNH  Tên hình ....................................................................................................................... Trang Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng ................................................................. 4 Hình 3.1 Sâu cuốn lá nhỏ .............................................................................................36 Hình 3.2 Đo chiều cao cây tại điểm Ba Rinh (Hè Thu – 2011)..................................41 Hình 4.1 Giống HĐ12 bị chuột cắn phá tại điểm thí nghiệm Vĩnh Tiền (Hè – Thu, 2011) ...........................................................................................................................52 Hình 4.2 Biểu đồ đường gấp khúc thể hiện sự biến động số chồi trung bình qua các giai đoạn sinh trưởng của bộ giống ngắn ngày ở 3 điểm thí nghiệm của tỉnh Sóc Trăng, vụ Hè – Thu 2011 ......................................................................................... 60 xvi DANH MỤC BẢNG  Tên bảng ...................................................................................................................... Trang Bảng 2.1: Quy định độ thuần của giống và nguy cơ cỏ dại ......................................12 Bảng 2.2: Quy định đối với hạt giống lúa ................................................................ 12 Bảng 2.3: Đáp ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau .......................................................................................................................... 17 Bảng 2.4: Phân nhóm thời gian sinh trưởng của các giống lúa ............................... 20 Bảng 3.1: Danh sách bộ giống đã làm thí nghiệm tại các điểm ở tỉnh Sóc Trăng... 34 Bảng 3.2: Lượng phân sử dụng ở 3 điểm thí nghiệm .............................................. 34 Bảng 3.3: Phân cấp và đánh giá thiệt hại sâu cuốn lá của IRRI (1988)................... 37 Bảng 3.4: Mô tả và đánh giá các cấp bệnh đạo ôn lá (điều kiện ngoài đồng) theo IRRI (1996) .............................................................................................................. 37 Bảng 3.5: Phân cấp và đánh giá bệnh đạo ôn cổ bông của IRRI ............................. 38 Bảng 3.6: Bảng đánh giá độ dẫn điện EC trong đất theo EC (USDA, 1983) .......... 38 Bảng 3.7: Đánh giá hàm lượng Lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn, 1978)............ 39 Bảng 3.8: Bảng phân cấp độ chua đất theo pHH2O (USDA, 1983)........................... 39 Bảng 3.9: Đánh giá hàm lượng Đạm tổng số trong đất ........................................... 40 Bảng 3.10: Thang đánh giá K trao đổi ..................................................................... 40 Bảng 3.11: Phân cấp và đánh giá tính đổ ngã ...........................................................41 Bảng 3.12: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ chống chịu mặn ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển....................................................................................................................45 Bảng 4.1: Kết quả phân tích các mẫu đất tại 3 điểm thí nghiệm (Ngô Ngọc Hưng, 2011) .........................................................................................................................48 Bảng 4.2: Tình hình sâu bệnh trên bộ giống thí nghiệm tại Sóc Trăng 2011 ...........51 Bảng 4.3: Mức độ phá hại của chuột tại điểm Vĩnh Tiền (%) ..................................52 xvii Bảng 4.4: Thời gian sinh trưởng của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011.....................................................................................54 Bảng 4.5: Chiều cao cây của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011 ...............................................................................................56 Bảng 4.6: Chiều dài bông của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011 ...............................................................................................58 Bảng 4.7: Tỷ lệ chồi hữu hiệu của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011.....................................................................................59 Bảng 4.8: Biến động số chồi/bụi trung bình qua các giai đoạn sinh trưởng của bộ giống ngắn ngày ở 3 điểm thí nghiệm của tỉnh Sóc Trăng, vụ Hè Thu 2011 ...........61 Bảng 4.9: Số bông/m2 của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011 ...............................................................................................63 Bảng 4.10: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011.....................................................................................65 Bảng 4.11: Tỷ lệ hạt chắc của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011 ...............................................................................................67 Bảng 4.12: Trọng lượng 1000 hạt của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011..............................................................................68 Bảng 4.13: Năng suất thực tế của 15 giống lúa tại các vùng sinh thái của tỉnh Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2011.....................................................................................71 Bảng 5.1: Thời gian sống (ngày) của bộ giống tại các nồng độ khác nhau vào 14 NSKG ........................................................................................................................73 Bảng 5.2: Phân cấp và đánh giá mức độ chống chịu mặn của bộ giống tại các nồng độ mặn khác nhau vào 14 NSKG..............................................................................75 xviii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long KS: Kế Sách NN: Ngã Năm TĐ: Trần Đề TGST: Thời gian sinh trưởng NSKC: Ngày sau khi cấy NSKG: Ngày sau khi gieo ANLT: An ninh lương thực NXB: Nhà xuất bản NSTT: Năng suất thực tế XK: Xuất khẩu xix Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là sự sống của hơn phân nửa dân số thế giới, là một loại thực phẩm hạt quan trọng nhất trong bửa ăn hàng ngày của hàng trăm triệu người ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, sống trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong những vùng này, dân số gia tăng rất nhanh và vẫn nhanh như thế ít nhất trong vòng vài thập niên tới. Lúa vẫn sẽ là nguồn thực phẩm chính của họ (N.C. Brady trích từ Yoshida, 1981). Đối với người Việt, cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo". Việt Nam - nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước (www.diendan.hocmai.vn, 2011). Năm 2010 là năm thành công rực rỡ của lúa gạo: xuất khẩu (XK) 6,754 triệu tấn, đạt trị giá 2,912 tỷ USD (VFA, 2011) - con số cao nhất từ khi Việt Nam gia nhập vào thị trường thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Song, theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù đang đứng thứ 2 thế giới về XK gạo, nhưng Việt Nam vẫn phải đặc biệt lưu ý đến an ninh lương thực (ANLT) quốc gia, nhất là biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến sản lượng, năng suất thấp, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo ông Nguyễn Ngọc Trí - Cục trưởng Cục Trồng trọt, cả nước vẫn còn 6,7% (2009) số hộ thiếu lương thực. Đói vẫn còn xảy ra ở vùng thường xuyên bị thiên tai, núi cao, biên giới và hải đảo. Hệ thống chế biến, bảo quản, kinh doanh lương thực còn nhiều bất cập, có thể dẫn đến những cơn khủng hoảng không đáng có như năm 2008. Việc tăng dân số khiến nhu cầu lương thực tăng thêm (dự báo năm 2020 Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người). Do đó, bảo đảm ANLT vẫn là nhiệm vụ hàng đầu ngay 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan