Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt...

Tài liệu Khảo sát motip hóa thân - hiển linh trong truyền thuyết người việt

.DOC
155
1034
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỊNH THỊ MAI LIÊN KHẢO SÁT MÔ TÍP HÓA THÂN- HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ: VĂN HỌC DÂN GIAN HÀ NỘI, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỊNH THỊ MAI LIÊN KHẢO SÁT MÔ TÍP HÓA THÂN- HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 LUẬN VĂN THẠC SĨ: VĂN HỌC DÂN GIAN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Anh Tuấn HÀ NỘI, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn . Em xin trân trọng cảm ơn phòng Sau đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học này! Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Văn học dân gian khóa 21- những người đã cung cấp cho em tri thức và phương pháp khoa học cần thiết để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin bày tỏ tình cảm kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Anh Tuấn – Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2013 Học viên Trịnh Thị Mai Liên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................... 3. Mục đích, nhiệm vụ............................................................................................ 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6. Cấu trúc luận văn................................................................................................ PHẦN NỘI DUNG............................................................................................... Chương I. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI MOTIP HÓA THÂN – HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT......................................... 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT, HÓA THÂN VÀ HIỂN LINH...................................................................................................................... 1.1. Truyền thuyết............................................................................................... 1.2. Hóa thân..................................................................................................... 1.3. Hiển linh- âm phù....................................................................................... 2. THỐNG KÊ MOTIP HÓA THÂN – HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT...................................................................................... 3. PHÂN LOẠI MOTIP HÓA THÂN- HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT...................................................................................... Chương II. CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIP HÓA THÂN – HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT..................................................................................................... 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIP HÓA THÂNHIỂN LINH VỚI TÍN NGƯỠNG NGƯỜI VIỆT............................................... 1.1. Vị trí của motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt....... 1.2. Mối quan hệ giữa các dạng thức của motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt và tín ngưỡng người Việt.......................................... 2. CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIP HÓA THÂN TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT................................ 2.1.Dạng thức “Trời đất mịt mù, mưa to gió lớn”............................................. 2.2. Dạng thức “Mây, cầu vồng”....................................................................... 2.3. Dạng thức “Rồng”...................................................................................... 2.4. Dạng thức “Rắn, xuống nước”................................................................... 3. CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIP HIỂN LINH - ÂM PHÙ TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT............................ 3.1. Báo mộng................................................................................................... 3.1.1. Quan niệm về mộng, báo mộng trên thế giới....................................... 3.1.2. Dạng thức báo mộng trong truyền thuyết người Việt......................... 3.2. Ứng đồng.................................................................................................... 3.3. Hiện thân.................................................................................................... Chương III. MỐI QUAN HỆ GIỮA MOTIP HÓA THÂN – HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT VÀ LỄ HỘI NGƯỜI VIỆT .............................................................................................................................. 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾTVÀ LỄ HỘI.............................. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA MOTIP HÓA THÂN- HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT VÀ LỄ HỘI NGƯỜI VIỆT........................ 3. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU......................................................................... 3.1. Lễ hội Chử Đồng Tử - Đa Hòa.................................................................. 3.1.1. Thần tích đền Đa Hòa (làng Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên)................................................................................... 3.1.2. Nội dung lễ hội..................................................................................... 3.1.3. Nhận xét.............................................................................................. 3.2. Lễ hội Phi Bồng nguyên soái..................................................................... 3.2.1. Thần tích.............................................................................................. 3.2.2. Nội dung lễ hội..................................................................................... 3.2.3. Nhận xét............................................................................................... 3.3. Lễ hội Kéo rắn thôn Xuân Nộn.................................................................. 3.3.1. Thần tích.............................................................................................. 3.3.2. Nội dung lễ hội kéo rắn........................................................................ 3.3.3. Nhận xét............................................................................................... PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................101 PHỤ LỤC. BẢNG THỐNG KÊ MOTIP HÓA THÂN – HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ giữa thế kỷ XX, giới nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng các thành tựu khoa học về văn học dân gian thế giới để nghiên cứu kho tàng văn học dân gian trong nước. Hành động này đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới mẻ cho quá trình nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian ở nước ta và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tiêu biểu là việc vận dụng những lý luận về típ và motip truyện trong việc nghiên cứu các tác phẩm truyện cổ tích. Đã có hàng loạt những típ và motip truyện cổ tích được chỉ ra và phân tích như: motip sinh nở thần kỳ, motip người lấy vật, motip chiến công phi thường, kiểu truyện dũng sĩ, kiểu truyện người mồ côi… Sự thành công của các công trình, “Người anh hùng làng Dóng” của Cao Huy Đỉnh , “Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á” của Nguyễn Bích Hà,“Kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba” của Nguyễn Thị Huế … là minh chứng rõ ràng nhất. Kho tàng văn học dân gian ở nước ta khá phong phú và đồ sộ. Ngoài truyện cổ tích còn rất nhiều những thể loại tự sự dân gian khác, nhưng những vấn đề lý luận này thường ít được sử dụng, nếu có thì hầu như chỉ để nhận diện các típ và motipchứ chưa đi sâu vào phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ. Tồn tại song song với truyện cổ tích, truyền thuyết được kết tinh từ quá trình dựng, giữ nước và niềm tự hào dân tộc của ông cha ta. Trong truyền thuyết, như các nghiên cứu đã chỉ ra, cũng có sự xuất hiện của ba motip chính: sinh nở thần kỳ, chiến công phi thường và hóa thân – hiển linh, song đến nay vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể, nhất là motip cuối cùng, hóa thân – hiển linh. Đề tài “Khảo sát motip hóa thân hiển linh trong truyền thuyết người Việt” vì vậy, ra đời trên cơ sở mong muốn góp một phần nhỏ vào sự nghiệp nghiên cứu truyền thuyết nói riêng và văn học dân gian nói chung. 1 1.2. Hóa thân – hiển linh là một motip độc đáo, thường xuất hiện trong truyền thuyết, thông qua truyền thuyết thể hiện nhiều tầng ý nghĩa và nhân sinh quan của người dân Việt Nam từ thuở xa xưa. Đặc biệt hơn nữa khi hai yếu tố trong motip này có liên hệ mật thiết với nhau, và với các motip khác của truyền thuyết, làm nên một thể thống nhất, linh hoạt cho thể loại truyền thuyết. Cảm hứng tôn vinh, ngợi ca sự linh thiêng của các anh hùng dân tộc và niềm tin của nhân dân là cơ sở nền tảng để tạo nên motip hóa thân – hiển linh, đồng thời cũng là hoạt chất đặc biệt khiến những điểm vô lý, bất thường trong các sự kiện, chi tiết của truyền thuyết trở nên thấu tình đạt lý, khiến truyền thuyết và tín ngưỡng, lễ hội trở nên gắn bó, quyện hòa. Việc nghiên cứu motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt vì vậy không chỉ có ý nghĩa trong việc tìm hiểu thi pháp thể loại mà còn góp phần làm rõ, lý giải những triết lý cũng như nhân sinh quan được thể hiện một cách thẩm mĩ trong mỗi tác phẩm. 1.3. Sự lặp lại của motip hóa thân – hiển linh trong các tác phẩm truyền thuyết là một tín hiệu nghệ thuật đáng chú ý, trong đó có rất nhiều truyện đã được đưa vào chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Đề tài này, vì vậy, không chỉ có ý nghĩa làm rõ đặc trưng của thể loại truyền thuyết dưới góc độ típ và motip mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc giảng dạy các tác phẩm tự sự dân gian trong trường học phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề. Hóa thân- hiển linh là một motip quen thuộc trong truyền thuyết nói riêng và văn học dân gian nói chung. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tới vấn đề này. GS.TS Kiều Thu Hoạch cho rằng: “Khi sáng tạo hình tượng nhân vật truyền thuyết, tác giả dân gian dường như gặp một nghịch lí trong quan niệm về người anh hùng: một mặt, họ nhìn thấy tính chu kì của thời gian đời người, mặt khác, họ không muốn tin người anh hùng phải chết. Để giải quyết nghịch lí này, tác giả truyền thuyết sử dụng motip hóa thân để chỉ sự bất tử của người anh hùng. Khi chết, người anh hùng có thể biến thành giao long (Thánh Linh Lang), có thể theo đám mây vàng bay về trời (Sự tích vị thần ở Tam Bảo Châu – Truyền thuyết Hùng Vương,), hay đi xuống biển (Sự tích An Dương Vương)… 2 Nó cũng hé mở cho ta thấy quan niệm về bản chất thiêng của người anh hùng. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc, trường tồn với lịch sử. Chết tức là mở ra một đời sống mới với cấp độ tinh thần cao hơn, người anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân, trở thành bất tử. Sau nữa, có thể thấy được thái độ truyền thuyết: muốn chữa lại kết cục bi thảm của thực tế. An Dương Vương không chết, ông trở về với biển, Hai Bà Trưng không chết, họ trở về với trời… để trở lại hiển linh âm phù cho đời sau. Hiển linh âm phù, đó là sự mở ra một đời sống tinh thần mới ở cấp độ cao hơn” [7;48].Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn trong công trình mới nhất của mình cũng viết: “Motip hóa thân đã trở thành công thức kết thúc, biểu hiện nổi bật đặc điểm hư cấu lịch sử của nhân loại… Đặt trong chỉnh thể nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thuyết, có thể nói, đây là những tình tiết đã đạt đến giá trị tuyệt đối về chức năng tư tương thẩm mĩ đặc trưng thể loại. Nó vừa phản ánh nhận thức của nhân dân về sự hi sinh, vừa biểu hiện khát vọng của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng, vừa đem vào tín ngưỡng bản địa những lớp nghĩa mới để củng cố niềm tin của nhân dân vào một nguồn sức mạnh có thật được truyền từ nơi cõi thiêng” [34;109]. Hay như Trần Thị An: “Truyền thuyết vốn dĩ là một thể loại có chỗ đứng rất biệt lập so với các thể loại văn học dân gian khác bởi hệ thống các đặc trưng về nội dung và kết cấu. Một đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyền thuyết là tính gắn bó chặt chẽ với lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian. Chính vì thế, các motip về sự hóa thân, hiển linh của nhân vật trong truyền thuyết đặc biệt được nhân dân chú trọng. Nhân dân hầu như không thể quên nối dài đời sống của vị anh hùng hay nhân vật có số phận kì lạ nào đó bằng cách kể về những hiển ứng linh diệu sau cái chết hay sự biến mất đột ngột của họ. Dân gian nối dài đời sống của nhân vật truyền thuyết cũng chính là nối dài đời sống của thể loại này trong đời sống tinh thần vốn rất phong phú của mình… Xét thêm một khía cạnh khác, nếu coi truyền thuyết là thể loại của niềm tin, là nơi nhen lên những tín điều bất diệt về sức mạnh của con người (dù nhiều khi họ phải mượn đến chiếc áo thần thánh 3 để hiển linh) thì nhất định, vị trí quan trọng nhất trong kết cấu truyền thuyết phải thuộc về khúc đoạn cuối với những motip hóa thân của nhân vậy để trở nên bất tử và hóa nhập vào miền vĩnh hằng trong kí ức dân gian.” [1;108]… Trên những cơ sở lý thuyết đó, có thể bắt gặp rất nhiều những công trình nghiên cứu khác có đề cập tới motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết như Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình của Giang Thị Thu Hương, Truyền thuyết và lễ hội làng Na (Hà Nội) của Nguyễn Thị Nguyệt, Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ, Thái Nguyên của Hồ Thị Mai Hương, Khảo sát truyền thuyết Phi Bồng Nguyên Soái… Trong đó, đang chú ý nhất là luận văn Thạc sĩ- Khảo sát, so sánh motip hóa của thành hoàng làng trong thần tích và truyền truyết của người Việt ở Bắc BộcủaNguyễn Thị Ngọc Hà. Công trình này đã phần nào thống kê, khái quát và phân loại được các dạng hóa thân trong truyền thuyết và thần tích, sau đó, so sánh, đối chứng với nhau nhằm nhận ra mối quan hệ biện chứng của truyền thuyết và thần tích. Chưa chỉ ra được nguồn gốc và ý nghĩa của các dạng hóa thân nhưng đây cũng đã là cơ sở đáng kể để người viết triển khai đề tài “Khảo sát motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt”. 3. Mục đích, nhiệm vụ. Nghiên cứu motip hóa thân- hiển linh trong truyền thuyết người Việt nhằm làm rõ sự hiện diện của một motip độc đáo, vị trí, vai trò của motip trong việc cấu tạo cốt truyện đồng thời lí giải sự hình thành và ý nghĩa của các dạng thức tồn tại trong motip từ góc độ văn hóa, tín ngưỡng. Để giải quyết những mục tiêu đó, người viết đặt ra các nhiệm vụ sau: 1. Khảo sát, thống kê, phân loại để mô tả sự hiện diện cụ thể của motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt. 2. Mô tả vị trí của motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết, làm rõ mối quan hệ của các dạng thức hóa thân – hiển linh và tín ngưỡng người Việt, lấy đó làm cơ sở để giải thích ý nghĩa của các dạng thức đó. 4 3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt và lễ hội người Việt , đồng thời chỉ ra một số lễ hội tiêu biểu có hoạt động liên quan tới motip hóa thân – hiển linh, nhằm chứng minh sự phong phú, đa dạng, thống nhất và linh hoạt của các thể loại văn hóa dân gian. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những motip hóa thân – hiển linh xuất hiện trong truyền thuyết người Việt, được tập hợp trong tập 4, tập 5 bộ sách “Tổng tập văn học dân gian người Việt”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu sự hiện diện, kết cấu, chức năng của motip hóa thân- hiển linh trong truyền thuyết người Việt từ góc độ văn bản, thể loại cho đến các cơ sở về mặt văn hóa, tín ngưỡng. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh liên ngành. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung chính của đề tài được triển khai trong ba chương: Chương I. Thống kê, phân loại motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt. 1. Khái quát chung về truyền thuyết, hóa thân, hiển linh. 2. Khảo sát, thống kê motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt. 3. Phân loại motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt. Chương II. Dạng thức và ý nghĩa các dạng thức của motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt. 1. Mối quan hệ giữa các dạng thức của motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt và tín ngưỡng người Việt. 5 2. Dạng thức và ý nghĩa các dạng thức của motip hóa thân trong truyền thuyết người Việt. 3. Dạng thức và ý nghĩa các dạng thức của motip hiển linh trong truyền thuyết người Việt. Chương III. Mối quan hệ giữa motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết người Việt và lễ hội người Việt. 1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội. 2. Mối quan hệ giữa motip hóa thân – hiển linh trong truyền thuyết và lễ hội. 3. Một số lễ hội tiêu biểu. 6 PHẦN NỘI DUNG Chương I THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI MOTIP HÓA THÂN – HIỂN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT, HÓA THÂN VÀ HIỂN LINH 1.1. Truyền thuyết. Ở nước ta, thuật ngữ truyền thuyết và việc nghiên cứu truyền thuyết ra đời khá muộn. Phải đến những năm sau Cách mạng tháng Tám, với một loạt công trình nghiên cứu có tầm cỡ liên tiếp ra đời như : “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”(Nguyễn Đổng Chi), “ Truyện cổ tích Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan), “ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”( Nguyễn Đổng Chi), “Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam” (Lê Quý Đôn), “ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam”( Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Hồng Phong)…, thuật ngữ truyền thuyết mới thực sự được công nhận. Dù vậy nhưng hầu hết các tác giả trong giai đoạn này vẫn chưa tách truyền thuyết thành thể loại riêng biệt, lúc thì xếp chúng vào cùng nhóm với truyện cổ tích, “hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lý, hoặc kể lại gốc tích một sự vật gì, hoặc giải thích những phong tục tập quán, hoặc nói về sự tích các nghề nghiệp” như nhóm tác giả Lê Quý Đôn, khi lại cho rằng “truyền thuyết mới chỉ tồn tại ở dạng mẩu chuyện chứ chưa thành câu truyện”, nếu phát triển hoàn chỉnh thì truyền thuyết có thể trở thành thần thoại hoặc cổ tích như Nguyễn Đổng Chi… Nửa sau của thế kỷ XX có thể coi là khoảng thời gian rực rỡ củakhoa họcvề nghiên cứu truyền thuyết. Danh từ truyền thuyết và nội dung của những câu chuyện truyền thuyết dân gian trở nên quen thuộc hơn qua cuộc tranh luận khá sôi nổi về truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, diễn ra trên Tập san Nghiên cứu văn học, tiền thân của Tạp chí Văn học, kéo dài từ tháng 12 năm 1960 đến tháng 5 năm 1961[8,23]. Có thể kể đến hàng loạt các bài viết như Nên 7 khai thác và đánh giá truyện Mị Châu – Trọng Thủy thế nào cho đúng (Thanh Việt, Tập san Nghiên cứu văn học, số 12, 1960) , Mấy ý kiến về truyện Mị Châu – Trọng Thủy ( Hoàng Tuấn Phổ, Tập san Nghiên cứu văn học, số 3, 1961), Bàn thêm về truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy(Trần Quốc Vượng, Tạp chí Văn học, số 1, 1965)… Có nhiều đóng góp nhưng cuộc thảo luận này, theo các nhà khoa học, mới chỉ là xoay quanh vấn đề ý nghĩa và giá trị của truyền thuyết chứ chưa thực sự quan tâm tới bản chất thể loại của truyền thuyết. Tầm Vu và Phan Trần với hai bài viết“ Tư tưởng chủ yếu của người Việt cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết”, Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử”)sau đó, cũng đã gây được sự chú ý nhất định khi tìm ra được những ranh giới nhất định phân biệt hai thể loại thần thoại và truyền thuyết. Năm 1992, trong bài “Bàn thêm về thể loại truyền thuyết”, tác giả Chiêng Xom An đã có ý bàn luận thêm về vấn đề định nghĩa khái niệm truyền thuyết, coi truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian, đồng thời nói về một số tiêu chí thuộc nghệ thuật biểu hiện của thể loại này. Năm 1997, công trình “Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng” của Lê Văn Kỳ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết và hội lễ đã chỉ ra thêm một khía cạnh quan trọng trong đặc trưng thể loại của truyền thuyết. Đến những năm cuối thế kỷ XX, tác giả Trần Thị An với luận án Tiến sĩ “Đặc trưng thể loại truyền thuyết và quá trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam” đã nêu được lên những đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thể loại truyền thuyết trong một thể thống nhất, phân biệt nó với các thể loại khác trong kho tàng văn học Việt Nam đồng thời chỉ ra sự qua lại mật thiết giữa những truyền thuyết dân gian truyền miệng và các truyền thuyết văn bản hóa, các lớp lịch sử của truyền thuyết cùng việc sử dụng các motip dân gian các biểu tượng văn hóa, cách kể… Từ sự khái quát lịch sử phát triển của khoa học nghiên cứu truyền thuyết trên, có thể thấy, ở nước ta, từ trước đến nay, vẫn có xu hướng coi đề tài lịch sử như là nội dung đặc thù của truyền thuyết. Rất nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh nó và coi nó là dấu hiệu đặc trưng, có thể quyết định được tính riêng thể loại. 8 Những chi tiết nghệ thuật trong truyền thuyết như thời gian, không gian, nhân vật cũng thường xuyên bị đồng nhất với lịch sử. Nhiều tác phẩm đứng trên bờ vực của sự mông lung vì không tìm được chứng cứ xác thực, chứng minh độ tin cậy của mình như “Người anh hùng làng Dóng”, “Sự tíchAn Dương Vương”, “Lý Phục Man”… Họ đã quên rằng, trong quan hệ với văn học, lịch sử là một đề tài mà nhiều thể loại, nhiều tác giả có hứng thú quan tâm. Nó không thuộc đặc quyền của bất kỳ thể loại hay tác giả nào, cũng không phản ánh đặc trưng riêng biệt về nội dung nào. Tính quá trình của lịch sử được phản ánh trong truyền thuyết dân gian, không được tính bởi những khái niệm trừu tượng mà được bắt đầu, được chứa đựng bởi những đơn vị lịch sử cụ thể. Các tác giả dân gian sau khi nhìn thấy những thời khắc lịch sử có tính chất điển hình, có khả năng chứa đựng trong “cơ thể hữu cơ” của nó sự rộng lớn, bao quát, sẽ tổ chức chúng trong những khuôn mẫu, sử dụng những motip, biểu tượng mang ý nghĩa khái quát. Chính quá trình này đã làm sai lệch hình tượng truyền thuyết trong mối quan hệ với sự thực lịch sử, biến nó trở thành pho tượng “đồng hun”, “cẩm thạch”. Cũng chính bởi nó mà lịch sử trong truyền thuyết luôn có tầm vóc cao hơn sự thật lịch sử được phản ánh. Mọi bất cập của đời sống bị xòa nhòa và được thay thế bằng vẻ đẹp vĩnh cửu. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng đầy máu và nước mắt. Từ những điểm sáng chiến thắng, tự hào, truyền thuyết đã tạo dựng nên những tượng đài bất hủ với tâm niệm: chiến công dân tộc là bất diệt, người anh hùng luôn là bất tử. Giặc Ân tàn bạo không khuất phục được nhân dân ta bởi đã có Thánh Dóng vươn cao hơn tất cả. An Dương Vương cùng đường nhưng không chịu nhục, giết kẻ tội đồ, cầm sừng tê bảy tấc rẽ sóng xuống biển sâu… Các vị minh quân, các anh hùng vĩ đại, một lòng vì dân vì nước đều được mang sức mạnh của thần linh, có thể xoay vần lịch sử… Niềm tự hào dân tộc, cảm hứng tôn vinh tuyệt đối với quá khứ này sẽ dẹp bỏ mọi nỗ lực truy tìm chứng cứ, đồng thời tạo ra môt motip nghệ thuật mới, một motip chỉ tồn tại ở riêng thể 9 loại truyền thuyết: hóa thân- hiển linh. Thời gian lịch sử, vòng quay lịch sử không thể tác động tới sự vĩnh cửu của lớp nhân vật này. Trong niềm tin của tác giả và nhân dân, họ, dù thắng hay bại, đều sẽ tồn tại như một sức mạnh huyền bí, sẵn sàng hiện diện và chi phối đời sống hôm nay. Truyền thuyết thời Tiền Lý không có bất kỳ câu chuyện nào về anh em Trương Hống, Trương Hát. Hai ông cũng chỉ xuất hiện trong giấc mộng của Nam Tấn Vương, nhưng đã lại có thể khiến quân thù ngả nghiêng khiếp sợ, khiến nhân dân một lòng tin tưởng. Cao Lỗ, Thánh Dóng, Lý Phục Man, Bố Cái đại vương… dù đã chết nhưng vẫn hiển linh giúp đời sau cầu mưa, chữa bệnh, đánh giặc, chỉ đường… Điều này rõ ràng khác hẳn với những hình tượng được xây dựng trong thần thoại, truyện cổ tích, và là một trong những cơ sở vững chắc để người viết triển khai đề tài “Khảo sát motip hóa thân- hiển linh trong truyền thuyết người Việt”. Bên cạnh đề tài lịch sử, nhân vật cũng là tiêu chí thường được sử dụng để phân biệt truyền thuyết và thần thoại. Đã có một khoảng thời gian rất dài, người ta mặc nhiên coi nhân vật của thần thoại là thần, của truyền thuyết là người anh hùng, để rồi kéo theo một loạt những sự mơ hồ, lúng túng. Thần thoại là cái nôi của sử thi và truyền thuyết, nên không thể phủ nhận sự chuyển hóa, đan xen tồn tại giữa hai thể loại này. Nhưng, như Viên Kha nhận xét: “Thần thoại dần dà diễn tiến thì chủ nhân ở trong thần thoại dần dần tiếp cận với nhân tính, mà kể lại sự tích của vị chủ nhân tiếp cận với nhân tính ấy thì đó là truyền thuyết”, thần thoại nhân tính, nhân hình hóa thiên nhiên, còn truyền thuyết, rõ ràng, thần thánh hóa nhân vật. Truyền thuyết làm tất cả để thực hiện mục tiêu chủ đạo của mình: tôn vinh dân tộc. Nó nhìn nhận nhân vật, đề tài…, tất cả đều bằng con mắt tự hào, sùng bái. Nó tạo nên một chuỗi dài gắn kết của lịch sử dân tộc: từ việc hình thành ( Truyện họ Hồng Bàng), tổ chức cuộc sống cộng đồng (Truyền thuyết Hùng Vương), chống giặc ngoại xâm (Thánh Dóng), cho đến việc xây dựng, củng cố quốc gia (An Dương Vương, Lê Phụng Hiểu, Lí Thái Tổ…), ca ngợi trí thông minh và lòng cần cù lao động ( truyền thuyết về tổ nghề : “Bà tổ nghề dệt lụa”, “Vua bà”)…, hướng tới mọi đối tượng, từ người 10 giỏi võ, dị thường, sinh ra kì lạ (“Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời vua Hùng”- sinh ra từ quả trứng, hình dáng kì lạ), cho đến những kẻ hàn vi, lỡ bước (thành hoàng làng ăn trộm, nhặt phân) , tội đồ, dâm ô (Phạm Nhan), những vị thần đã ngàn năm bảo trợ đất thiêng (Thần Chính Khí Long Đỗ, Tản Viên Sơn thánh…)…. Đặc biệt, truyền thuyết còn hướng tới cả đề tài địa danh, phong tục, vốn tưởng chừng chỉ là phạm vi của thần thoại, cổ tích. Thiên nhiên trong truyền thuyết không còn nằm trong quá trình sắp đặt tự thân mà đã bị lịch sử bao hàm, chi phối. Tên gọi Thăng Long của thủ đô gắn liền với truyền thuyết vua Lí Thái Tổ, Hồ Gươm gắn với chiến công Lê Lợi. Hay ở Vĩnh Phúc, có những địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: cánh đồng Dai (vì có thế trận dằng dai của hai bên), cánh đồng Vỡ (chỉ nơi thế giặc bị vỡ), cánh đồng Đống ( chỉ nơi xác giặc chất thành đống), vực Chuông ( nơi bà chúa Bầu ném chuông xuống vực khi bại trận)… Truyện địa danh nhưng không giải thích địa danh mà tập trung tôn vinh dân tộc. Truyền thuyết được xem xét trong công trình này vì thế vô cùng phong phú, đa dạng. 1.2. Hóa thân Để nâng cao lòng tự hào, tôn kính và sùng bái, nhân dân thường gắn kết các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa với những điều kỳ lạ. Đặc biệt, trong truyền thuyết, điều kỳ lạ này không chỉ thể hiện ở yếu tố thụ thai thần kỳ, khả năng khác lạ, chiến công phi thường mà còn ở cả sự ra đi. Với tác giả dân gian, với nhân dân, nhân vật truyền thuyết không chết. Họ chỉ đơn giản là kết thúc kiếp sống trần tục của mình và chuyển sang một vị trí khác trong thế giới tâm linh, gọi là “Ngài hóa” hoặc “hóa thân”. Xét về cội nguồn, sự hóa thân có trong truyền thuyết này được xuất phát từ những quan niệm của thần thoại cổ xưa, khi con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Thiếu sự hiểu biết, họ sùng bái, tin tưởng thiên nhiên, coi nó là đáng toàn năng vĩ đại. Bằng tư duy thô sơ, họ cho rằng, con người và vạn vật đều là sản phẩm của thần linh, phải chịu sự chi phối, điều khiển của thần linh. Và, dĩ nhiên, với quyền năng mạnh mẽ đó, các vị thần có thể dễ dàng biến 11 hóa trở thành người thường, thành sự vật, hiện tượng, hoặc dễ dàng biến đối đối tượng này thành đối tượng khác, nhằm ban thưởng, trừng phạt… Đồng thời, người xưa tin rằng : “vạn vật hữu linh”, mọi vật trên thế gian đều được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là thể xác và linh hồn. Trong đó, thể xác chỉ là nơi trú ngụ mang tính chất tạm thời. Các tồn tại vĩnh viễn là linh hồn. Khi thể xác mất đi, linh hồn sẽ tự động thoát ra và tìm về nơi trú ngụ mới. Từ đó mà hình thành nên quan niệm về kiếp sau và luân hồi trong kinh Phật sau này. Truyện cổ tích chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố thần kỳ có trong thần thoại. Sự hóa thân từ người sang loài vật, cây cối, hiện tượng và ngược lại trong truyện cổ tích có nguồn gốc trực tiếp từ quan niệm về mối liên hệ, đắp đổi, chuyển hóa qua lại giữa con người – tự nhiên và sự tồn tại, chuyển kiếp của các linh hồn. Các vị thần trong truyện cổ tích dù không còn đứng ở vị trí trung tâm, nhưng vẫn có khả năng chi phối tới sự sống, cái chết, vẫn là thành phần quyết định và thực thi hành động biến đổi, hóa thân. Trong khi đó, ở truyền thuyết, người ta gần như không bắt gặp loại nhân vật quyền năng mang tên thần linh. Nhân vật của truyền thuyết, như đã nói ở trên, chủ yếu là những con người, có hoặc không mang nguồn gốc và sức mạnh kỳ lạ, nhưng luôn lập chiến công, luôn có tài nghệ khiến nhân dân tôn sùng, biết ơn. Những nhân vật ấy, vì vậy, trở thành niềm tự hào của dân tộc, được xã hội tôn vinh lên thành linh khí, hồn thiêng. Bằng quan niệm “ở hiền gặp lành”, “sống khôn chết thiêng”, nhân dân đưa họ lên cõi thánh. Có thể nói, tác giả của truyền thuyết đã thực sự khôn khéo khi không loại bỏ đi những yếu tố thần kỳ của thời đại sơ khai, mà sử dụng và biến hóa chúng trở thành công cụ đắc lực trong việc thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá của mình với sự thực lịch sử. Nhân vật của truyền thuyết không còn mơ hồ như anh Khoai, nàng Út, Mồ Côi…, không ngồi khóc đợi chờ sự hiện thân, giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên, mà đã chủ động tồn tại, đứng lên và hành động. Tình cảm của nhân dân đối với nhân vật không 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan