Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch và bệnh thường gặp của lợn đực giố...

Tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch và bệnh thường gặp của lợn đực giống Landrace và Pidu tại trại gia công CP - Huyện Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình

.PDF
56
1603
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- ---------- NGUYỄN THỊ LỤA Tên đề tài: KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG LANDRACE VÀ PIDU TẠI TRẠI GIA CÔNG CP - HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Lớp: : 43 - CNTY Khoá học : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- ---------- NGUYỄN THỊ LỤA Tên đề tài: KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG LANDRACE VÀ PIDU TẠI TRẠI GIA CÔNG CP - HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Lớp: : 43 - CNTY Khoá học : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : GSTS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên, năm 2015 2 LỜI CẢM ƠN Trải qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành khóa luận của mình. Có được kết quả này là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y và đội ngũ cán bộ, công nhân tại trại gia công huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y, các anh chị ở trại gia công huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan - người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bản khóa luận này. Em xin kính chúc toàn thể các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y cùng Ban lãnh đạo, các anh chị trong trại gia công huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Lụa LỜI MỞ ĐẦU Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là cơ hội cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học. Đồng thời cũng giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, đúc rút kinh nghiệm để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nuôi dưỡng tình yêu nghề nghiệp. Thực tập tốt nghiệp không những tạo điều kiện để sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất mà còn phát huy tính năng động, sáng tạo để sau này rời ghế nhà trường trở thành những kỹ sư chăn nuôi thú y có năng lực tốt, có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Chăn nuôi Thú y, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch và bệnh thường gặp ở lợn đực giống Landrace và PiDu tại trại gia công công ty CP - huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá nồng độ tinh trùng dựa ................................ 26 Bảng 4.1: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn của trại ............................................. 30 Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31 Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu lý học của tinh dịch lợn ngoại ............................... 32 Bảng 4.4: Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu ở các tháng theo dõi ............................................................................................................ 33 Bảng 4.5: Hoạt lực tinh trùng ở các tháng theo dõi ........................................ 34 Bảng 4.6: Nồng độ tinh trùng ở các tháng theo dõi ........................................ 35 Bảng 4.7: Chỉ tiêu V.A.C bình quân ở các tháng theo dõi..............................36 Bảng 4.8: Sức kháng của tinh trùng (R) ở các tháng theo dõi ........................ 37 Bảng 4.9: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở các tháng theo dõi................................. 38 Bảng 4.10: Độ pH của tinh dịch ở các tháng theo dõi .................................... 39 Bảng 4.11: Tỷ lệ thụ thai của lợn nái được phối tinh của hai giống lợn......... 40 Bảng 4.12:Tỷ lệ mắc bệnh ở lợn đực giống .................................................... 41 Bảng 4.13: Kết quả điều trị một số bệnh cho lợn đực giống .......................... 41 2 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn ẩm độ và nhiệt độ của huyện Lương Sơn .......... 32 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự thụ thai của hai giống lợn................................ 40 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : cộng sự G : gam ha : héc ta Kst : kí sinh trùng LY : Landrace × Yorkshire LMLM : lở mồm long móng Nxb : Nhà xuất bản TT : Thể trọng ii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Đặt Vấn Đề ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học. ................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. .................................................................................... 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục lợn đực .................. 3 2.1.2. Sinh lý bài tiết tinh dịch .......................................................................... 4 2.1.3. Hình thái, cấu tạo của tinh trùng ............................................................. 5 2.1.4. Thành phần hoá học của tinh dịch .......................................................... 7 2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch .............................................. 8 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch ................................. 10 2.1.7. Các bệnh thường xảy ra ở lợn đực giống .............................................. 14 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................... 17 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................ Error! Bookmark not defined. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 30 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 30 4.1.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................... 30 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 33 4.2 Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 31 4.2.1. Đặc điểm khí hậu Xã Hợp Châu – Lương Sơn – Hòa Bình ................. 31 iii 4.2.2. Một số chỉ tiêu lý học của tinh dịch lợn ngoại ...................................... 32 4.2.3. Thể tích tinh dịch của hai giống lợn Landrace và Pidu. ....................... 33 4.2.4. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A)............................................... 34 4.2.5. Kết quả kiểm tra nồng độ tinh trùng ..................................................... 35 4.2.6. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh .......................... 36 4.2.7: Kết quả kiểm tra sức kháng của tinh trùng (R) ..................................... 37 4.2.8. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kỳ hình (K%) ..................................................... 38 4.2.8. Kết quả kiểm tra độ pH của tinh dịch ................................................... 39 4.2.9. Tỷ lệ thụ thai của lợn nái được phối tinh của hai giống lợn Landrace và Pidu.................................................................................................................. 39 4.2.10. Kết quả điều tra một số bệnh thường xảy ra ở lợn đực gióng tại trại gia công công ty CP – Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình. ........................... 41 4.2.11. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống tại trại gia công công ty CP – Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.................................... 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 43 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt Vấn Đề Ở nước ta, nông nghiệp là ngành quan trọng vì có trên 80% dân số cả nước làm nghề nông. Trong nông nghiệp thì chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vật nuôi. Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Một vấn đề mà những người chăn nuôi luôn quan tâm là làm thế nào để đàn lợn thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc cao. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp như nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc, kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng và hiện đại hóa chuồng trại… thì việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm của mỗi giống, mỗi dòng và đặc biệt việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết. Những tổ hợp lai nhiều dòng, giống khác nhau đều làm tăng số con sơ sinh/ổ, nâng cao tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn/kg khối lượng, nâng cao năng suất và chất lượng thịt nạc, rút ngắn thời gian nuôi… Vì vậy, việc sử dụng tổ hợp lai để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, để nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn, nước ta đã nhập vào rất nhiều giống lợn ngoại cao sản như: Landrace, Yorkshire, PiDu, Duroc...Trong số đó, lợn Landrace và PiDu được sử dụng phổ biến nhất để lai kinh tế và phục vụ chương trình nhân giống, lai giống. Ảnh hưởng của lợn đực giống tới chất lượng đàn con là rất lớn, nhiều đặc điểm mang tính trội ở con đực như màu sắc lông, thể chất khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg TT giảm. Sức sống của đời sau phụ thuộc vào sức sống của tinh trùng: tinh trùng của lợn đực càng có sức sống cao thì khả năng sinh trưởng, phát dục, sức đề kháng bệnh tật của đời sau càng cao, nên lợn đực giống chiếm một vị trí quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn. 2 Để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc thương phẩm, việc theo dõi, đánh giá chất lượng tinh dịch của lợn đực giống là vấn đề hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác thì lợn đực giống cũng mắc một số bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi và ảnh hưởng đến cả đàn con. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch và bệnh thường gặp của lợn đực giống Landrace và PiDu tại trại gia công công ty CP - huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace và PiDu. Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại trại Từ đó có cơ sở khoa học để áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nhằm phát triển chăn nuôi lợn đực giống và chất lượng thế hệ con của chúng. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Nắm được cơ sở khoa học về các chỉ tiêu tinh dịch để đánh giá phẩm chất tinh dịch lợn đạt kết quả có tính thuyết phục cao. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu đóng góp vào cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch lợn đực, qua đó có các biện pháp để tăng khả năng sản xuất của lợn đực, năng cao năng suất sinh sản của lợn nái, tạo ra thế hệ con lai có phẩm chất tốt. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học đánh giá chất lượng tinh dịch để chọn lọc đực giống tốt. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục lợn đực Cơ quan sinh dục lợn bao gồm: dịch hoàn, bao dịch hoàn, dịch hoàn phụ, các tuyến sinh dục phụ, dương vật và bao dương vật. - Dịch hoàn: Nằm trong bao dịch hoàn, có chức năng nội tiết (tiết ra hormone sinh dục) và ngoại tiết (sản xuất ra tinh trùng). Dịch hoàn có hình trứng, có khối lượng khi trưởng thành từ 300 – 800 g. Tất cả các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đều diễn ra ở dịch hoàn. - Bao dịch hoàn: là phần bao phủ bên ngoài dịch hoàn tạo thành một khối lồi hình bán cầu và chia thành 2 thuỳ không rõ ràng. Bao dịch hoàn nằm sau vùng bẹn, dưới hậu môn. Bao dịch hoàn có chức năng chứa và bảo vệ dịch hoàn. - Dịch hoàn phụ (thượng dịch hoàn): Là một thể kéo dài hình ngoằn ngoèo, gồm 3 phần: đầu, thân, đuôi. Dịch hoàn phụ là nơi xuất phát các ống dẫn tinh. - Các tuyến sinh dục phụ: bao gồm tuyến tinh nang, tuyến tiền liệt và niệu đạo, tuyến cowper. Tuyến sinh dục phụ có chức năng bài tiết ra tinh thanh. - Dương vật và bao dương vật: Dương vật có hình dạng mũi khoan gồm 2 phần: + Phần gốc hay còn gọi là phần cố định, nằm trong vùng đáy chậu giữa khum ngồi và bao dịch hoàn, được bao bọc bởi mạng lưới mao mạch thần kinh và mô liên kết. + Phần thân hay còn gọi là phần tự do thò ra ngoài khi dương vật cương cứng và đưa vào đường sinh dục cái khi giao phối. Trong tình trạng không hoạt động thì phần tự do nằm trong bao dương vật. 4 Dương vật được hình thành từ niệu quản dương vật, các thể xốp, thể hổng, các tổ chức liên kết huyết quản và các sợi chun. Khi con vật chuẩn bị giao phối, máu từ các đám rối tĩnh mạch trong kẽ vách ngăn dồn đẩy vào các xoang của thể hổng, thể xốp gây nên hiện tượng cương cứng dương vật. Đầu dương vật hình mũi khoan, khi giao phối hoặc lấy tinh dương vật thò ra ngoài từ 20 - 40 cm tuỳ theo giống, lứa tuổi, và khối lượng cơ thể. 2.1.2. Sinh lý bài tiết tinh dịch Khi lợn thành thục về tính (8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 80 – 100 kg đối với lợn ngoại) thì có thể giao phối hoặc lấy tinh. Hoạt động sinh dục của lợn đực là tập hợp hàng loạt các phản xạ không điều kiện phức tạp bao gồm: - Phản xạ hưng phấn: Thần kinh con vật bị kích thích, nhịp tim tăng, lưu lượng máu vận chuyển nhiều, các dây thần kinh cảm thụ hưng phấn sẵn sàng đón nhận sự tiếp xúc va chạm. - Phản xạ cương cứng: Dương vật cứng lên, do phần thể hổng của dương vật bị xung huyết. - Phản xạ nhảy: Con vật nhảy lên mình con cái hoặc nhảy lên ôm giá. - Phản xạ giao phối: Xuất hiện đồng thời với phản xạ nhảy. Con vật thực hiện phản xạ nhảy, đồng thời đưa dương vật vào âm đạo của con cái. Mông con đực co giật liên tục, nhờ đó mà dương vật và âm đạo được cọ xát với nhau. - Phản xạ bắn tinh: Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] có thể quan sát thấy 3 giai đoạn xuất tinh của lợn đực như sau: + Giai đoạn đầu tiết ra 10 - 20 ml dịch trong suốt không có tinh trùng, chất này có tác dụng rửa đường niệu đạo chuẩn bị cho tinh trùng di chuyển. + Giai đoạn giữa kéo dài 1 - 2 phút tiết ra khoảng 100 - 120 ml chất dịch gồm tinh trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục phụ như: tiền liệt, tinh nang, cowper… 5 + Giai đoạn cuối là sự bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ, giai đoạn này tiết ra khoảng 150 - 200 ml, số lượng tinh trùng giai đoạn này ít, thời gian kéo dài 4 - 5 phút. 2.1.3. Hình thái, cấu tạo của tinh trùng * Hình thái và kích thước: Tinh trùng lợn là một tế bào sinh dục nhỏ, có hình dạng giống nòng nọc, đầu có hình chùy. Chiều dài tinh trùng khoảng 37,3 - 62,3 µm. trong đó chiều dài đầu là 7,2 - 10,2 µm thể tích tinh trùng khoảng 0,65 - 21,5 µm3. Tinh trùng chứa khoảng 25% vật chất khô và 75% là nước. Trong vật chất khô thì 50% là protein, 13,2% là lipit và khoảng 1,8% là khoáng. * Cấu tạo: Tinh trùng lợn cấu tạo gồm 3 phần chính: Đầu, cổ thân và đuôi. - Đầu tinh trùng: gồm 2 phần chính là nhân và thể acrosome (thể đỉnh). Nhân: Ngoài cùng của nhân là màng nhân, phía trước gắn với thể Acrosome thành mũ chóp trước, phía sau gắn với màng ngoài của tinh trùng. Thành phần của nhân chủ yếu là chromatine đặc, đồng nhất với nó bao gồm ADN và các protit thuộc nhóm protamin. Thể Acrosome: Nằm bên trong màng sinh chất và ở phía đỉnh đầu tinh trùng, vì vậy người ta còn gọi là thể đỉnh. Màng trước của acrosome dính sát với màng ngoài của tinh trùng và màng sau dính với màng nhân làm thành mũ chóp trước của tinh trùng. Dịch chứa trong thể acrosome là một thể dịch đặc, đồng nhất, trong thành phần của nó có các enzyme cần thiết cho quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Phần phía trên của thể acrosome chứa enzyme hyaluronidase có tác dụng phá huỷ vành phóng xạ của tế bào trứng, trong khi đó phần sau của thể acrosome chứa enzyme acrosine có vai trò trong việc chọc thủng vùng trong suốt của tế bào trứng. Ngoài ra, thể acrosome còn chứa các enzyme photphatase axit, esterase, hydrolase axit. 6 Thể acrosome của tinh trùng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ tinh, nên ngoài việc đánh giá chất lượng tinh trùng qua các chỉ tiêu thông thường, người ta còn đánh giá phẩm chất tinh trùng thông qua thể acrosome nhờ sự phát sáng của nó trong môi trường acrota. Theo Nguyễn Tấn Anh (1985) [3], dùng dung dịch acrota cùng với tinh dịch soi trên kính hiển vi nền đen để kiểm tra sự phát sáng của tinh trùng. Theo một số tác giả thì chất protein của acrosome dễ bị trương phồng trong môi trường axit, vì vậy khi bảo tồn tinh dịch nên chú ý vì acrosome dễ bị phá huỷ làm mất khả năng thụ thai. - Phần cổ thân: Cổ thân là vùng phức hợp do nguyên sinh chất dồn ép tạo thành. Trong phần cổ thân có 2 loại cặp hạt là: Cặp hạt trung tâm và 9 cặp hạt bên. Từ 9 cặp hạt bên xuất phát ra 9 cặp sợi bên, được phân chia thành từng đoạn sáng tối xen kẽ nhau đi theo hình xoắn trôn ốc về phía đuôi. Bao xung quanh sợi bên là hệ thống ty lạp thể (Mitochondria). Phần cổ thân của tinh trùng có chứa nhiều loại enzyme oxy hoá khử giúp cho tinh trùng trao đổi chất. Các enzyme chủ yếu là phosphatase, tranferase và ATPase. Ngoài ra, phần cổ thân còn chứa phospholipit có tác dụng cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. - Đuôi: Được chia làm 3 phần chính bao gồm: + Trung đoạn: Bắt đầu từ các hạt bên và kết thúc ở chỗ dày lên của màng đuôi về phía dưới. Nhìn theo tiết diện ngang thì chính giữa là một cặp sợi trung tâm và xung quanh có 9 cặp sợi trục ngoại vi (sợi bên). Bao bọc các sợi bên là những thể hạt (ty lạp thể) và một lớp nguyên sinh chất mỏng (protoplasma). Lớp ngoài cùng bao bọc trung đoạn là lớp màng sinh chất (cytoplasma). + Đuôi chính: Là phần dài nhất của đuôi. Ngoài cùng là màng sinh chất, ở giữa có 1 cặp sợi trung tâm và xung quanh sợi trung tâm là 9 cặp sợi ngoại 7 vi (sợi bên) tạo thành 2 lớp, xung quanh những cặp sợi này được bao bọc bởi một lớp ty lạp thể. + Đuôi phụ: Không có màng sinh chất bên ngoài, các sợi trục bên không tạo thành vòng xoắn nữa mà chúng được giải phóng thành chùm tơ đuôi giúp cho tinh trùng vận động và chuyển hướng được dễ dàng. 2.1.4. Thành phần hoá học của tinh dịch Sau khi thực hiện thành công phản xạ sinh dục, con đực tiết ra tinh dịch phóng vào đường sinh dục con cái hoặc dụng cụ lấy tinh. * Tinh thanh: Theo Herick. J. B and Self. H (1962) [27] tinh thanh chiếm 84,7% khối lượng tinh dịch. Tinh thanh của tinh dịch lợn chiếm 93 - 96% và là môi trường có tác dụng kích thích tinh trùng hoạt động. Theo Milovalov (1998) [29] sự hoạt động của tinh trùng làm tiêu hao năng lượng dự trữ, làm phồng các màng bọc của đầu tinh trùng, đồng thời làm mất điện tích bề mặt gây ra các đám kết dính làm tinh trùng chóng chết khi ra ngoài cơ thể con đực. Thành phần vật chất khô có trong tinh thanh gồm: Chất vô cơ là các ion như K+, Na+, Ca 2+, Clˉ, PO4 3-. Trong đó K+ và Mg 2+ làm tăng sức sống của tinh trùng còn Ca2+ thì có tác dụng ngược lại. Các chất hữu cơ bao gồm protein, axit béo, các đường đơn chủ yếu là fructose, axit xitric, axit lactic và các hoạt chất sinh học như ergrothionin, inositol, phosphorycholin… Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] thì tinh thanh có tác dụng pha loãng, kích thích tinh trùng vận động, do đó làm tiêu hao sớm năng lượng dự trữ của tinh trùng làm cho tinh trùng chóng chết. Trong thụ tinh nhân tạo, tinh thanh không thực sự cần thiết, vì thế khi khai thác người ta thường bỏ phần tinh thanh. 8 2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch • Lượng tinh (ký hiệu: V, đơn vị: ml) Lượng tinh là thể tích tinh dịch bài xuất tối đa trong một lần xuất tinh. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống qua đó đánh giá chế độ dinh dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng lợn đực giống. Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi, điệu kiện dinh dưỡng, chế độ sử dụng… Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] thì lượng tinh dịch trung bình của lợn đực nội: 200 - 300 ml, lợn đực ngoại: 300 - 500 ml. Ngoài ra, Cao Đắc Đạm và cs (1993) [8] cũng thông báo về thể tích tinh dịch lợn nội và lợn ngoại nuôi tại Việt Nam. • Hoạt lực tinh trùng (0 ≤ A ≤ 1) Hoạt lực tinh tùng thể hiện chất lượng tinh dịch, được tính bằng tổng số tinh trùng còn khả năng vận động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong tinh dịch. Tinh trùng lợn cũng như các loài gia súc khác khi được ra ngoài cơ thể, trong điều kiện thuận lợi chúng vận động rất mạnh, chúng vận động với tất cả khả năng nó có, Mollet. E. Erandil (1976) [25] đây chính là đặc điểm cơ bản của tinh trùng để đặt cơ sở cho khả năng thụ thai của chúng. Vì vậy, người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thông qua hoạt lực. Hammond (1975) [24] cho biết: Các giống lợn ngoại đã cải tiến như Landrace, Yorkshire, Duroc… được nuôi dưỡng tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ đều có hoạt lực rất tốt và thay đổi không nhiều, thường A = 0,8 - 0,9. Nhưng cũng với các giống lợn trên nuôi tại nước nhiệt đới như nước ta thì hoạt lực nhỏ hơn. Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18]; Nguyễn Văn Hưởng và cs (1976) [12] thì hoạt lực của đực giống nuôi tại Việt Nam thường chỉ đạt từ 0,7 0,8. Tinh trùng có hoạt lực càng cao thì tỷ lệ thụ thai thành công càng lớn. 9 • Nồng độ tinh trùng (ký hiệu C, đơn vị: triệu/ml) Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng để đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch nếu nồng độ tinh trùng đậm đặc, thì mức độ pha loãng tinh dịch sẽ được nhiều, sức sản xuất tốt. Theo Salisbuty (1978) [30], nồng độ tinh trùng bình quân của lợn như Landrace, Yorkshire, Duroc, Đại Bạch… là 300 - 330 triệu/ml. Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] thì nồng độ bình quân của tinh trùng lợn 221,62 triệu/ml. Đối với các loài khác nhau thì nồng độ tinh trùng khác nhau. • Chỉ tiêu tổng hợp V.A.C (tỷ/lần) V.A.C là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh. Đây là chỉ tiêu đánh giá khái quát chất lượng tinh dịch và năng lực sản xuất tinh trùng của một lợn đực giống. Chỉ tiêu này là tích số V, A, C. Tích số này càng cao thì sức sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh dịch càng tốt. Nguyễn Tấn Anh (1985) [3] cho biết: V.A.C của lợn đực ngoại của các tỉnh phía Bắc nước ta đạt từ 26 - 41,6 tỷ/lần xuất tinh. Trong thụ tinh nhân tạo chỉ tiêu này quyết định số liều tinh sản xuất. • Độ pH Độ pH ảnh hưởng tới định hình, trao đổi chất và hoạt động của tinh trùng. Theo Milovanov (1988) [29] tinh dịch lợn có độ pH ở mức trung tính hoặc kiềm yếu. Trong môi trường axit yếu tinh trùng bị ức chế vận động và ở trạng thái tiềm sinh. Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18], thì pH tinh dịch lợn trung bình là 7,4. Khi tinh trùng vào đường sinh dục của con cái ,các chất tiết của sinh dục cái làm tăng độ kiềm của môi trường làm cho tinh trùng hoạt động mạnh hơn đi gặp trứng và thụ tinh. • Sức kháng của tinh trùng (ký hiệu: R, đơn vị: lần) Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đề kháng của tinh trùng trong điều kiện bất lợi. Sức đề kháng của tinh trùng là khả năng chống chịu với dung dịch NaCl 10 1%. Cơ sở khoa học để đánh giá sức đề kháng của tinh trùng là độ bền màng lipoprotein của tinh trùng dưới tác động của dung dịch NaCl 1%. Sức kháng của tinh trùng được thể hiện bằng số lượng dung dịch NaCl 1% cần thiết để pha loãng một đơn vị thể tích tinh dịch đến lúc tinh trùng ngừng hoạt động. Theo Nguyễn Thiện và cs 1993 [18] thì sức kháng của tinh trùng lợn nội là 1365, lợn ngoại là 3000. • Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (ký hiệu: K, đơn vị: %) Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là chỉ tiêu đánh giá về hình thái tinh trùng. Tinh trùng kỳ hình là những tinh trùng có hình thái không bình thường như bị cụt đuôi, méo đầu, bẹp đầu, hai đầu… những tinh trùng này không có khả năng thụ thai. Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] cho biết những tinh trùng kỳ hình không những không có khả năng thụ thai, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai của những tinh trùng bình thường khác. Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng của lợn nội và lợn ngoại đều rất thấp, thường < 20%. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh lý, yếu tố dinh dưỡng, khí hậu, chế độ khai thác, rối loạn sinh sản… 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch Theo Hughes and Varley (1980) [28], phẩm chất tinh dịch lợn đực giống chịu ảnh hưởng bởi chế độ quản lý và kỹ thuật chăm sóc, giống, tuổi, dinh dưỡng, điều kiện môi trường, sức khoẻ bản thân con vật và tần số khai thác sử dụng, mà kết quả là dẫn tới sự thay đổi lớn của chất lượng tinh dịch. • Giống: Là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn đực giống. Các chỉ tiêu đánh giá như V, A, C, R, K đều phụ thuộc vào yếu tố giống. Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] thì các giống lợn khác nhau thì lượng tinh và nồng độ tinh trùng cũng khác nhau. Các giống lợn chưa cải tiến thì số lượng, chất lượng tinh dịch đều kém hơn các giống lợn đã cải tiến, chọn lọc. Lê Xuân Cương 11 (1986) [5] cho biết các giống lợn nội có nồng độ tinh trùng từ 20 - 50 triệu/ml, còn các giống lợn ngoại có nồng độ tinh trùng từ 170 - 500 triệu/ml. • Cá thể: Đối với các cá thể trong cùng một giống, cá thể nào có sức khoẻ tốt hơn tầm vóc to hơn, thì lượng tinh trùng, nồng độ tinh trùng sẽ nhiều hơn, tỷ lệ kỳ hình sẽ ít hơn. Lượng tinh xuất không phụ thuộc vào trọng lượng cá thể của các loài gia súc khác nhau, mà chỉ có thể so sánh trong cùng một phẩm giống. • Tuổi: Chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch cao nhất và ổn định nhất khi lợn đực trưởng thành. Theo Nguyễn Thiện và cs (1993) [18] lợn 6 tháng tuổi thể tích tinh dịch là 205 ml, 12 tháng có thể tích là 264 ml. Theo Trần Cừ và cs (1986) [6] các giống lợn nội cho tinh dịch tốt nhất từ 8 - 18 tháng tuổi, còn lợn ngoại từ 2 - 3 năm. Lợn sau 4 năm tuổi, tuy thể tích tinh dịch còn nhiều, nhưng khả năng di truyền kém. Do vậy, ngày nay người ta thường sử dụng lợn đực đến hết 2 - 3 năm tuổi thì loại thải. • Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh ra tinh trùng, nó có vai trò quyết định phẩm chất tinh dịch. Trong đó, protein, vitamin, và các chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng. Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [11] protein là nguyên liệu sản xuất ra tinh trùng. Giá trị sinh học của protein ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch và sức sống của tinh trùng. Cung cấp đầy đủ protein có giá trị sinh vật học cao góp phần tăng số lượng, chất lượng tinh dịch. Cụ thể lợn đực giống nội cần 120g protein tiêu hoá/một đơn vị thức ăn. Lợn đực giống ngoại cần 140 - 160g protein tiêu hoá/một đơn vị thức ăn. Các vitamin A, C, E, D là đặc biệt cần đối với đực giống. Vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh dịch, chúng đóng vai trò là chất xúc tác trong các phản ứng sinh học cũng như quá trình sản xuất tinh trùng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng