Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỆT ĐỘ DA BÀN CHÂN VỚI MỘT SỐ BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂ...

Tài liệu KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỆT ĐỘ DA BÀN CHÂN VỚI MỘT SỐ BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

.PDF
5
184
128

Mô tả:

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỆT ĐỘ DA BÀN CHÂN VỚI MỘT SỐ BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỆT ĐỘ DA BÀN CHÂN VỚI MỘT SỐ BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Nguy n Minh Núi*; C n Văn Mão** TÓM TẮT Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan của nhiệt độ da bàn chân với một số biến chứng ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp: khám lâm sàng đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tổn thương thần kinh ngoại vi, dùng nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ da bề mặt của bàn chân và một số xét nghiệm đánh giá tổn thương thận cho 100 BN ĐTĐ týp 2. Kết quả: nhiệt độ da bàn chân ở BN ĐTĐ týp 2 có các biến chứng như tổn thương động mạch chi dưới, rối loạn dinh dưỡng ngoại vi, tổn thương thần kinh ngoại vi và microalbumin niệu giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN chưa có các biến chứng này. Kết luận: nhiệt độ da bàn chân ở BN ĐTĐ có biến chứng giảm rõ rệt so với nhóm chưa có biến chứng. * Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Nhiệt độ da bàn chân; Biến chứng. Relationship between Foot Skin Temperature and some Complications in Type 2 Diabetic Patients Summary Objectives: To investigate the relationship between foot skin temperature and some complications in type 2 diabetic patients. Subjects and methods: Clinical examination was done to assess nutritional status, peripheral nerve damage, infrared thermometer was used to measure foot skin temperature, some tests for kidney damage assessment of 100 patients with type 2 diabetes. Results: Foot skin temperature in type 2 diabetic patients with complications such as lower limb arterial lesions, peripheral nutritional disorders, peripheral neuropathy and microalbuminuria was significantly reduced compared with the group of patients without these complications. Conclusion: Foot skin temperature significantly reduced in diabetic patients with complications compared with non-complication diabetic patients. * Key words: Type 2 diabetes; Foot skin temperature; Complications. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ĐTĐ đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Bệnh lý bàn chân ở BN ĐTĐ là biến chứng hay gặp, là nguyên nhân dẫn tới cắt cụt và tỷ lệ tử vong cao [1, 2]. Tổn thương mạch máu ngoại vi gây giảm lưu lượng tuần hoàn đến vùng ngọn chi, làm cho vùng ngọn chi lạnh, tím tái, mất cảm giác và hoại tử. Phát hiện sớm biến chứng này bằng cách đo biến đổi nhiệt độ các vùng da ở ngọn chi nhằm đánh giá, tiên lượng và cảnh báo sớm cho BN bị tổn thương mạch máu chi dưới để có biện pháp chăm sóc đặc biệt, phòng ngừa hậu quả nặng nề như loét và hoại tử chi. * Bệnh viện Quân y 103 ** Học viện Quân y Ng i ph n h i (Corresponding): Nguy n Minh Núi ([email protected]) Ngày nh n bài: 13/01/2017; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 09/02/2017 Ngày bài báo đ c đăng: 20/02/2017 88 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017 Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc chăm sóc và khám toàn diện cẳng chân và bàn chân, bao gồm theo dõi biến đổi nhiệt độ ở các vùng da đã góp phần giảm tỷ lệ bị cắt cụt ở BN ĐTĐ [3, 4, 5]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về mối liên quan giữa nhiệt độ da bàn chân với biến chứng ở BN ĐTĐ chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Khảo sát nhiệt độ da bàn chân bằng nhiệt kế hồng ngoại và tìm hiểu mối liên quan với một số biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 100 BN ĐTĐ týp 2 điều trị tại Khoa Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103. * Tiêu chuẩn loại trừ: BN từ chối tham gia nghiên cứu, đang mắc các bệnh rối loạn hô hấp và tuần hoàn nghiêm trọng, đang có sốt, có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn, mắc các bệnh gây biến đổi chuyển hóa cơ bản như: rối loạn chức năng tuyến giáp, hội chứng Cushing, bệnh to đầu chi. * Phương pháp đo chỉ số cổ chân cánh tay (Ankle-brachial index: ABI): Đo huyết áp ở cánh tay và cổ chân BN, mỗi bên đo 3 lần, lấy số trung bình 3 lần đo của huyết áp tâm thu (HATT) bên có giá trị cao hơn. Chỉ số ABI = HATT cổ chân/HATT cánh tay cao nhất. Chỉ số ABI < 0,9: có tổn thương động mạch chi dưới. * Đo nhiệt độ bàn chân bằng nhiệt kế hồng ngoại: 100 BN được nằm nghỉ 15 phút tại giường vào lúc 8 giờ sáng ở phòng có điều hòa, nhiệt độ 25°C, sau đó đo nhiệt độ ở 2 vùng da của cơ thể bằng nhiệt kế hồng ngoại (chính giữa mu bàn chân và mặt trong ngón chân cái hai bên). Đây là loại nhiệt kế do Nhật Bản sản xuất đo nhiệt độ dựa theo nguyên lý đo tia hồng ngoại phát ra từ da của BN. Ưu điểm của loại nhiệt kế này là cho kết quả chính xác, nhanh chóng và có thể đo ở bất cứ vị trí nào của cơ thể mà không cần kẹp vào các vùng hõm. Xét nghiệm creatinin máu để tính mức 2. Phương pháp nghiên cứu. lọc cầu thận dựa trên phần mềm online Nghiên cứu phân tích mô tả cắt ngang. của Hội Thận học Hoa Kỳ; xét nghiệm Tất cả BN được khám lâm sàng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngoại vi như móng tay, móng chân có bị khô giòn, microalbumin niệu để đánh giá tổn thương cầu thận, nếu microalbumin niệu > 30 mg/l được gọi là dương tính. dễ gãy không. Hỏi BN xem có biểu hiện * Phân tích và xử lý số liệu: tổn thương thần kinh ngoại vi qua rối loạn Lưu giữ số liệu bằng phần mền Excel cảm giác như tê bì, bỏng buốt hoặc dị cảm 2007; xử lý và phân tích bằng phần mềm như có kiến bò không. thống kê y học SPSS 20.0. 89 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3: Mối liên quan giữa nhiệt độ Nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình 64,66 ± 9,23; nam 55,0%. Bảng 1: Mối liên quan giữa nhiệt độ da bàn chân với ABI. Nhiệt độ vùng cơ thể ABI > 0,9 (n = 66) ABI < 0,9 (n = 34) So sánh Mu bàn chân phải 29,23 ± 2,34 34,04 ± 2,66 p < 0,001 Mu bàn chân trái 29,28 ± 2,42 da bàn chân với biến chứng rối loạn dinh dưỡng vùng ngoại vi. Nhiệt độ vùng cơ thể Mu bàn chân phải Mu bàn chân trái 34,12 ± 2,33 p < 0,001 Ngón chân cái phải Ngón chân cái phải 29,18 ± 3,26 32,21 ± 2,41 p < 0,001 Ngón chân cái trái 29,12 ± 3,17 32,56 ± 2,32 p < 0,001 Ở nhóm BN có chỉ số ABI < 0,9, nhiệt độ da bàn chân thấp hơn nhóm có chỉ số ABI > 0,9 có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Bảng 2: Mối liên quan giữa nhiệt độ da bàn chân với biến chứng thần kinh ngoại vi. Ngón chân cái trái Mu bàn chân trái 32,16 ± 2,46 Ngón chân cái phải 31,23 ± 2,36 30,02 ± 3,11 p < 0,05 Ngón chân cái trái 31,34 ± 2,59 29,92 ± 3,13 p < 0,05 30,84 ± 2,19 p < 0,05 p < 0,05 90 31,74 ± 2,04 33,45 ± 1,06 p < 0,001 30,73 ± 2,98 33,00 ± 2,12 p < 0,001 30,65 ± 2,74 33,41 ± 0,21 p < 0,001 bàn chân với microalbumin niệu. Nhiệt độ chân phải chân trái Ngón chân cái phải Ngón chân Nhiệt độ da bàn chân ở BN có biến chứng thần kinh ngoại vi thấp hơn nhiệt độ da bàn chân ở BN chưa có biến chứng thần kinh ngoại vi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). p < 0,001 Bảng 4: Mối liên quan giữa nhiệt độ da Mu bàn 31,12 ± 2,26 33,55 ± 1,06 cách rõ rệt. Mu bàn 32,12 ± 2,44 31,70 ± 1,91 thấp hơn BN chưa có biến chứng một vùng cơ thể Mu bàn chân phải Không (n = 62) chứng rối loạn dinh dưỡng vùng ngoại vi Rối loạn cảm giác bàn chân và/hoặc bàn tay So sánh Có (n = 33) So sánh Có (n = 38) Nhiệt độ da bàn chân của BN có biến Không (n = 67) Nhiệt độ vùng cơ thể Móng chân giòn, dễ gãy cái trái Microalbumin niệu So sánh Không (n = 71) Có (n = 29) 33,14 ± 2,41 31,84 ± 2,16 p < 0,05 33,13 ± 2,42 31,67 ± 2,31 p < 0,01 32,30 ± 2,38 30,56 ± 3,14 p < 0,01 31,93± 2,43 30,12 ± 3,15 p < 0,05 Nhiệt độ da bàn chân của nhóm có microalbumin niệu thấp hơn nhiệt độ bàn chân của nhóm không có microalbumin niệu, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017 Bảng 5: Mối liên quan giữa nhiệt độ da bàn chân với mức lọc cầu thận. Mức lọc cầu thận Nhiệt độ ≥ 90 ml/phút vùng cơ thể < 90 ml/phút (n = 68) (n = 32) So sánh Mu bàn chân phải 31,86± 1,78 32,57 ± 1,83 p > 0,05 Mu bàn chân trái 31,90 ± 1,84 32,03 ± 2,02 p > 0,05 Ngón chân cái phải 30,95 ± 2,93 31,21 ± 2,83 p > 0,05 Ngón chân cái trái 30,88 ± 2,82 31,82 ± 2,87 p > 0,05 Nhiệt độ da bàn chân của nhóm BN ĐTĐ có mức lọc cầu thận < 90 ml/phút thấp hơn nhiệt độ da bàn chân nhóm có mức lọc cầu thận bình thường, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). BÀN LUẬN Tổn thương mạch máu trong bệnh ĐTĐ có tính chất lan tỏa trên suốt đường đi của mạch máu [1, 2], có tổn thương thần kinh ngoại vi kết hợp nên biểu hiện đau thường không điển hình. Vì vậy, cần có biện pháp khác để phát hiện sớm tổn thương mạch máu ở BN ĐTĐ mà không phụ thuộc vào cảm giác đau của BN, đó chính là lý do ra đời của phương pháp đo nhiệt độ da bề mặt. Nhờ có nhiệt kế hồng ngoại, việc đo nhiệt độ da bề mặt trở nên thuận tiện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiệt độ da bề mu bàn chân và ngón chân cái của BN ĐTĐ giảm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với BN không bị ĐTĐ. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu nước ngoài [3, 4, 5]. Nghiên cứu của Armstrong (2007) chỉ ra BN ĐTĐ có xu hướng giảm nhiệt độ da bàn chân một cách rõ rệt khi so sánh với người cùng độ tuổi khỏe mạnh. Điều này là do hiện tượng thiếu cấp máu do tổn thương động mạch hệ thống và các vùng da ở ngoại vi là vùng dễ bị tổn thương nhất. Đặc điểm của bệnh ĐTĐ là biến chứng tăng dần theo thời gian mắc bệnh và tuổi đời của BN. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiện tượng giảm nhiệt độ ở bàn chân BN ĐTĐ có biến chứng hay gặp hơn so với BN chưa có biến chứng. Đặc biệt, hiện tượng giảm nhiệt độ bàn chân rất rõ rệt ở người bệnh có chỉ số ABI giảm, là một chỉ số đánh giá tổn thương mạch máu ở chi dưới. Như vậy, hiện tượng giảm nhiệt độ bàn chân ở BN ĐTĐ hoàn toàn phù hợp với mức độ tổn thương mạch máu, đây là chỉ số đáng tin cậy để đánh giá tình trạng cấp máu ở ngoại vi. Qua đó, chúng ta có thể sàng lọc BN bị bệnh động mạch chi dưới để làm các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu hơn như siêu âm Doppler hoặc chụp mạch cản quang. Khảo sát da vùng chi thể có giá trị chẩn đoán sớm biến chứng bàn chân. Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy việc chăm sóc và khám toàn diện cẳng chân và bàn chân bao gồm theo dõi biến đổi nhiệt độ ở các vùng da đã góp phần giảm tỷ lệ bị cắt cụt ở BN ĐTĐ [3, 4, 5]. Boulton và CS (2008) đưa ra bằng chứng về vai trò của theo dõi nhiệt độ chi thể đến tỷ lệ biến chứng phải cắt cụt ở BN ĐTĐ. Tác giả thấy việc theo dõi nhiệt độ bàn chân hàng ngày đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ cắt cụt ở BN ĐTĐ. Lavery (2004) [3] thực hiện một nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy theo dõi nhiệt độ bàn chân 91 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017 hàng ngày do BN tự thực hiện để có các biện pháp chăm sóc tích cực như vệ sinh, mát-xa tại chỗ, chiếu hồng ngoại, thuốc giãn mạch ngoại vi, làm giảm đáng kể biến chứng loét và hoại tử bàn chân. Armstrong (2007) điều tra thói quen theo dõi nhiệt độ bàn chân ở BN ĐTĐ đã chỉ ra những người thường xuyên theo dõi nhiệt độ bàn chân hàng ngày có khả năng dự báo sớm các tổn thương mạch máu để có biện pháp điều trị tích cực kịp thời, kết quả là tỷ lệ loét bàn chân giảm rõ rệt [4]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiện tượng giảm nhiệt độ da bàn chân có mối liên quan mật thiết với các biến chứng rối loạn dinh dưỡng ngoại vi, tổn thương thần kinh ngoại vi và tổn thương thận. Điều này có thể giải thích do tính chất tổn thương mạch máu lan tỏa trong bệnh ĐTĐ gây ra các tổn thương này. Như vậy, theo dõi nhiệt độ da bàn chân có thể góp phần tiên lượng biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu nhiệt độ da bàn chân và tìm hiểu mối liên quan với các biến chứng trên 100 BN ĐTĐ týp 2, chúng tôi rút ra một số kết luận: nhiệt độ da bàn chân ở BN ĐTĐ týp 2 có biến chứng như rối loạn dinh dưỡng ngoại vi, tổn thương 92 thần kinh ngoại vi và microalbumin niệu giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN chưa có những biến chứng này. Đặc biệt, ở nhóm có tổn thương động mạch chi dưới (chỉ số ABI < 0,9), nhiệt độ da bàn chân giảm rõ rệt so với nhóm chưa có tổn thương động mạch chi dưới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Bích Đào. Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên chi dưới trên BN ĐTĐ týp 2 xác định bằng chỉ số cổ chân - cánh tay và các yếu tố có liên quan. Hội nghị Nội tiết và ĐTĐ toàn quốc lần thứ VI. 2011. 2. Bệnh học nội khoa (tập II: Bệnh khớp Nội tiết). Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 2008, tr.166-172. 3. Lavery L.A, Higgins K.R, Lanctot D.R et al. Home monitoring of foot skin temperatures to prevent ulceration. Diabetes Care. 2004, 27 (11), pp.2642-2647. 4. Armstrong D.G, Holtz-Neiderer K, Wendel C et al. Skin temperature monitoring reduces the risk for diabetic foot ulceration in high-risk patients. Am J Med. 2007, 120 (12), pp.1042-1046. 5. Boulton A.J, Armstrong D.G, Albert S.F et al. Comprehensive foot examination and risk assessment. A report of the task force of the foot care interest group of the American diabetes association, with endorsement by the American Association of Clinical Endocrinologists. Phys Ther. 2008, 88 (11), pp.1436-1443.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng