Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá của các hợp chất có trong thân và lá màn màn ho...

Tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá của các hợp chất có trong thân và lá màn màn hoa tím (cleome chelidonii)

.PDF
55
224
86

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA ­­­­­­­­­­ LÊ THỊ NGỌC THẢO KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HOÁ CỦA CÁC HỢP CHẤT CÓ TRONG THÂN VÀ LÁ MÀN MÀN HOA TÍM (Cleome chelidonii) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƯỢC Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA ­­­­­­­­­­ LÊ THỊ NGỌC THẢO KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HOÁ CỦA CÁC HỢP CHẤT CÓ TRONG THÂN VÀ LÁ MÀN MÀN HOA TÍM (Cleome chelidonii) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƯỢC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN TRỌNG TUÂN Cần Thơ, 2014 LỜI CẢM ƠN  Trước hết, con xin cảm ơn ba mẹ đã tạo mọi điều kiện và động viên tinh thần giúp con có động lực để hoàn thành tốt luận văn này. Em cũng xin cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Hoá Khoa Khoa Học Tự Nhiên đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt những bài học, kinh nghiệm quý báu giúp em có đủ kiến thức để hoàn thành tốt luận văn. Hơn nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trọng Tuân đã tận tình định hướng hướng đi cho em trong những ngày đầu tiên bắt đầu thực hiện luận văn, tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để em có thể thực hiện luận văn tốt nhất. Thầy luôn theo sát nhắc nhở và giải đáp những thắc mắc giúp em có thể nhanh chóng hoàn thành xong nghiên cứu. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thế Duy đã truyền đạt những bài học quý báu trong những ngày đầu bước vào phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Huệ Nhi đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt luận văn. Em cũng xin được cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian quý báu để đọc và nhận xét bài báo cáo giúp em hoàn thiện luận văn. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị cao học và các bạn cùng làm trong phòng thí nghiệm Hoá Sinh 1 đã luôn quan tâm, chia sẻ và truyền đạt những kinh nghiệm trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2014 Lê Thị Ngọc Thảo i Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc Lập ­ Tự Do ­ Hạnh Phúc Bộ Môn Hóa Học ­­­­­­­­­­­­ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Tuân 2. Đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá của các hợp chất có trong thân và lámàn màn hoa tím (Cleome chelidonii)” 3. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Thảo MSSV: 2112090 Lớp: Hóa Dược – Khóa: 37 4. Nội dung nhận xét: a) Nhận xét về hình thức của LVTN: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):  Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................  Những vấn đề còn hạn chế: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. d) Kết luận, đề nghị và điểm: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cán bộ hướng dẫn TS. Nguyễn Trọng Tuân ii Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc Lập ­ Tự Do ­ Hạnh Phúc Bộ Môn Hóa Học ­­­­­­­­­­­­ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1. Cán bộ phản biện: …………………………………………………………… 2. Đề tài: : “Khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá của các hợp chất có trong thân và lá màn màn hoa tím (Cleome chelidonii)”. 3. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Thảo MSSV: 2112090 Lớp: Hóa Dược – Khóa: 37 4. Nội dung nhận xét: a) Nhận xét về hình thức của LVTN: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):  Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................  Những vấn đề còn hạn chế: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. d) Kết luận, đề nghị và điểm: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cán bộ phản biện iii TÓM TẮT Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp sử dụng gốc tự do DPPH để xác định khả năng ức chế gốc tự do của các hợp chất kháng oxi hoá của thân và lá màn màn hoa tím (Cleome chelidonii). Độ hấp thụ của DPPH trong MeOH khoảng 0,2175 ở bước sóng 517 nm. Đường chuẩn Vitamin C được xây dựng trong khoảng nồng độ từ 5 – 25 µM. Kết quả giá trị IC50 của Vitamin C đo được là khoảng 22 µM. Tiến hành đo quang phổ hấp thụ 6 cao phân đoạn gồm: Cao Lá – MeOH (TiL – MeOH), Lá – Ethyl Acetate (TiL – EtOAc), Lá– Hexane (TiL – Hex),Thân – MeOH (TiTh-MeOH), Thân – Ethyl Acetate (TiThEtOAc), Thân – Hexane (TiTh-Hex) bằng phương pháp UV-Vis. Kết quả giá trị IC50 của 6 cao lần lượt là: TiL – MeOH (74,82 µg/mL), TiL – EtOAc (82,644 µg/mL), TiL – Hex (372,42 µg/mL), TiTh – MeOH (76,173 µg/mL), TiTh – EtOAc (106,618 µg/mL), TiTh – Hex (451,691 µg/mL). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành định tính cao chiết, bước đầu xác định một số hợp chất có khả năng kháng oxi hoá trong cao chiết bao gồm: Flavonoid, Alkaloid, Polyphenol, Glycoside. Từ khoá: Cleome chelidonii, IC50, DPPH, màn màn hoa tím,kháng oxi hoá iv ABTRACT The research focused onDPPH using free radicals DPPH to determine ability to inhibit free radical of oxidative compounds in stems and leave of C. chelidonii. The ascorbance of DPPH in MeOH was about 0,2175 at 517 nm. The linearity was observed of Vitamin Cin the concerntration range of 5 – 25 µM. IC50 value of Vitamin Cwas about 22 µM. Leaves extracts in Methanol (TiL-MeOH), Ethyl Acetate (TiL-EtOAc), Hexane (TiL-Hex) and stems extracts in Methanol (TiTh-MeOH), Ethyl Acetate (TiTh-EtOAc), Hexane (TiTh-Hex) which were measured by UV-Vis method. The results indicated that there were 4 extracts show moderated the antioxidant activity with IC50 values:TiL-MeOH (74,82 µg/mL), TiL-EtOAc (82,644 µg/mL), TiL-Hex (372,42 µg/mL), TiTh-MeOH (76,173 µg/mL), TiTh-EtOAc (106,618 µg/mL), TiTh-Hex (451,691 µg/mL). Besides, the research also carried out the qualitative extracts and identified a number of compounds that be able to antioxidant as: Flavonoids, Alkaloids, Polyphenol, Glycoside. Keywords:Cleome chelidonii, IC50, DPPH. v TRƯỜNG ỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH THƠ KHOA KHOA HỌC ỌC TỰ NHI NHIÊN BỘ Ộ MÔN HOÁ HỌC Năm học 2014 – 2015 Đề tài: “KH KHẢO ẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HOÁ CỦA CÁC H HỢP CHẤT CÓ TRONG THÂN VÀ À LÁ MÀN MÀN HOA TÍM (Cleome ( chelidonii helidonii)". LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết k quả trình bày trong luận ận văn đều dựa vào nghiên cứu được ợc thực hiện trong thời gian qua và v chưa được ợc ddùng cho bất kỳ luận văn cùng cấp ấp nào n khác. Cần Thơ, ơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực ực hiện Lê Thị Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Cử nhân hoá dược Đã bảo vệ và được duyệt Hiệu trưởng: …………………………………………………….. Trường khoa:: ………………………………………………… ……………………………………………………. Trưởng chuyên ên ngành Cán bộ hướng ớng dẫn ……………………… Nguyễn ễn Trọng Tuân vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………i NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN……………...ii NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN……………….iii TÓM TẮT………………………………………………………………iv ODTRACT……………………………………………………………..v LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………….vi DANH MỤC BẢNG……………………………………………………ix DANH MỤC HÌNH……………………………………………………..x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………..xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 3 2.1 Tổng quan về màn màn hoa tím...................................................... 3 2.1.1 Giới thiệu chung về họ màn màn (Cleomaceae) [5] ................ 3 2.1.2 Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii) .................................... 3 2.1.3 Công dụng ................................................................................ 5 2.1.4 Thành phần hoá học ................................................................. 6 2.1.5 Tình hình nghiên cứu về màn màn tím (C. chelidonii) ............ 6 2.2 Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa bằng phương pháp DPPH ......... 7 2.2.1 Gốc tự do.................................................................................. 7 2.2.1.1 Giới thiệu về gốc tự do ..................................................... 7 2.2.1.2 Các loại gốc tự do thường gặp [10] .................................. 8 2.2.1.3 Vai trò của gốc tự do [2] ................................................... 9 2.2.1.4 Tác hại của gốc tự do ........................................................ 9 2.2.1.5 Sản xuất các gốc tự do trong cơ thể ................................ 10 2.2.2 Chất chống oxi hoá ................................................................ 11 vii 2.2.2.1 Vai trò chất chống oxi hoá .............................................. 11 2.2.2.2 Nguyên tắc hoạt động [10].............................................. 11 2.2.2.3 Các chất chống oxi hoá thường gặp ................................ 12 2.2.3 Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa [8] ... 16 2.2.3.1 Phương pháp sử dụng gốc tự do Superoxide .................. 16 2.2.3.2 Phương pháp sử dụng gốc tự do Hydroxyl ..................... 16 2.2.3.3 Phương pháp sử dụng gốc tự do DPPH .......................... 17 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 18 3.1 Địa điểm, thời gian và phương tiện .............................................. 18 3.2 Thiết bị, dụng cụ ........................................................................... 18 3.3 Hoá chất ........................................................................................ 18 3.4 Định tính các thành phần có trong cao chiết [16] ......................... 18 3.5 Phân tích các thành phần kháng oxi hoá bằng sắc kí lớp mỏng (SKLM) [17] ................................................................................................ 19 3.6 Khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá bằng phương pháp DPPH ....... 20 3.6.1 Phần trăm ức chế và giá trị IC50 ............................................. 20 3.6.2 Xây dựng đường chuẩn vitamin C (acid ascorbic) ................ 20 3.6.3 Khảo sát khả năng loại gốc tự do DPPH của cao chiết.......... 21 3.6.3.1 Đo độ hấp thụ của cao..................................................... 22 3.6.3.2 Đo độ hấp thụ của hỗn hợp (cao và DPPH) .................... 25 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 28 4.1 Kết quả định tính ........................................................................... 28 4.2 Phân tích các thành phần kháng oxi hoá bằng sắc kí lớp mỏng (SKLM)........................................................................................................ 30 4.3 Xây dựng đường chuẩn Vitamin C ............................................... 31 4.4 Khảo sát khả năng loại gốc tự do DPPH của cao chiết từ thân và lá của màn màn tím.......................................................................................... 33 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 40 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................... 40 5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...41 viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Xây dựng đường chuẩn Vitamin C......................................... 21 Bảng 3.2: Đo độ hấp thụ cao TiL-MeOH ............................................... 22 Bảng 3.3: Đo độ hấp thụ cao TiL-EtOAc ............................................... 22 Bảng 3.4: Đo độ hấp thụ cao TiL-Hex .................................................... 23 Bảng 3.5: Đo độ hấp thụ cao TiTh-MeOH ............................................. 23 Bảng 3.6: Đo độ hấp thụ cao TiTh-EtOAc ............................................. 24 Bảng 3.7: Đo độ hấp thụ của TiTh-Hex .................................................. 24 Bảng 3.8: Đo độ hấp thụ hỗn hợp (TiL-MeOH + DPPH) ...................... 25 Bảng 3.9: Đo độ hấp thụ hỗn hợp (TiL-EtOAc + DPPH) ...................... 25 Bảng 3.10: Đo độ hấp thụ hỗn hợp (TiL-Hex + DPPH) ......................... 26 Bảng 3.11: Đo độ hấp thụ hỗn hợp (TiTh-MeOH + DPPH) .................. 26 Bảng 3.12: Đo độ hấp thụ hỗn hợp (TiL-EtOAc + DPPH) .................... 27 Bảng 3.13: Đo độ hấp thụ hỗn hợp (TiTh-Hex + DPPH) ....................... 27 Bảng 4.1: Kết quả phân tích các thành phần kháng oxi hoá bằng SKLM ......................................................................................................................... 31 Bảng 4.2: Kết quả độ hấp thụ và phần trăm ức chế của Vitamin C ........ 32 Bảng 4.3: Kết quả độ hấp thụ và phần trăm ức chế của cao TiL – MeOH ......................................................................................................................... 33 Bảng 4.4: Kết quả độ hấp thụ và phần trăm ức chế của cao TiL – EtOAc ......................................................................................................................... 34 Bảng 4.5: Kết quả độ hấp thụ và phần trăm ức chế của cao TiL – Hex . 35 Bảng 4.6: Kết quả độ hấp thụ và phần trăm ức chế của cao TiTh – MeOH ......................................................................................................................... 36 Bảng 4.7: Kết quả độ hấp thụ và phần trăm ức chế của cao TiTh – EtOAc ......................................................................................................................... 37 Bảng 4.8: Kết quả độ hấp thụ và phần trăm ức chế của cao TiTh – Hex 38 ix DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Màn màn hoa tím ...................................................................... 4 Hình 2.2: Hình dáng hoa màn màn tím ..................................................... 5 Hình 2.3: Công thức cấu tạo của Vitamin C ........................................... 12 Hình 2.4: Công thức cấu tạo của Vitamin E ........................................... 13 Hình 2.5: Cấu trúc chung của Acid Phenolic .......................................... 15 Hình 2.6: Cấu trúc chung của Flavonoid ................................................ 15 Hình 2.7: Cấu trúc chung của Stilbenes .................................................. 16 Hình 2.8: Cấu trúc chung của Lignans.................................................... 16 Hình 3.1: Phương trình phản ứng Cyanidin ............................................ 19 Hình 4.1: Kết quả định tính Flavonoid cao Tím, Lá ............................... 28 Hình 4.2: Kết quả định tính Flavonoid cao Tím, Thân ........................... 28 Hình 4.3: Kết quả định tính Alkaloid cao Tím, Lá ................................. 29 Hình 4.4: Kết quả định tính Alkaloid cao Tím, Thân ............................. 29 Hình 4.5: Kết quả định tính Polyphenolcao Tím, Lá .............................. 29 Hình 4.6: Kết quả định tính Polyphenolcao Tím, Thân .......................... 29 Hình 4.7: Kết quả định tính Glycoside cao Tím, Lá ............................... 30 Hình 4.8: Kết quả định tính Glycoside cao Tím, Thân ........................... 30 Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % ức chế DPPH vào nồng độ Vitam C ....................................................................................................... 32 Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % ức chế DPPH vào nồng độ cao TiL – MeOH ......................................................................................... 33 Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % ức chế DPPH vào nồng độ cao TiL – EtOAc ......................................................................................... 36 Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % ức chế DPPH vào nồng độ cao TiL – Hex ............................................................................................. 35 Hình 4.13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % ức chế DPPH vào nồng độ cao TiTh-MeOH ......................................................................................... 34 Hình 4.14: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % ức chế DPPH vào nồng độ cao TiTh-EtOAc ......................................................................................... 37 Hình 4.15: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của % ức chế DPPH vào nồng độ cao TiTh-Hex .............................................................................................. 38 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AcOH Acetic acid CCl4 Carbon Tetrachloride EtOAc, EA Ethyl acetate Hex Hexane IC50 Half maximal Inhibitory Concentration MeOH, Me Methanol TiL-MeOH cao Methanol của lá TiL-EtOAc cao Ethyl Acetate của lá TiL-Hex cao hexane của lá TiTh-MeOH cao Methanol của thân TiTh-EtOAc cao Ethyl Acetate của thân TiTh-Hex cao Hexane của thân Rf Retention factor SKLM Sắc ký lớp mỏng xi Luận văn tốt nghiệp Chương 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, sự phát triển của các nghiên cứu về gốc tự do và chất chống oxi hoá đã mở ra hướng đi mới giúp con người có thể quản lý sức khoẻ và bệnh tật [1]. Các gốc tự do tác động đến các đại phân tử (protein, DNA, lipid..) làm tổn thương hoặc gây chết tế bào [2]. Có nhiều nguyên nhân sinh ra gốc tự do, một phần phát sinh từ các hoạt động trong các bào quan trong cơ thể (ti thể, peroxisome, sự viêm nhiễm…), một phần từ các yếu tố bên ngoài (khói thuốc lá, bức xạ, ozone… và nhất là ô nhiễm môi trường) [1]. Trong khi đó, sự ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết, do đó nguy cơ gốc tự do gia tăng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người ngày càng được quan tâm. Vì vậy, việc tìm hiểu và khám phá gốc tự do của sinh vật là cần thiết để có thể thiết kế một chế độ dinh dưỡng tối ưu góp phần chống lại các yếu tố gây độc tế bào [2]. Bên cạnh đó, việc cơ thể không thể kiểm soát việc sản xuất các gốc tự do có liên quan đến sự khởi đầu của bệnh ung thư, viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch cũng như sự suy thoái các quá trình liên quan đến não. Vì vậy để giảm thiểu các thiệt hại do gốc tự do mang lại, chất chống oxi hoá tổng hợp được tạo ra, tuy nhiên các chất oxi hoá tổng hợp đang bị nghi ngờ là gây tổn hại đến gan và gây ung thư. Do đó, việc tìm kiếm và sử dụng các chất chống oxi hoá từ thiên nhiên là điều cần thiết để làm chậm lại tiến trình của các căn bệnh mãn tính [3]. Các chất chống oxi hoá (Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A, Polyphenol, glutathione, arginie, creatine,….) có chức năng sàng lọc các gốc tự do có hại trong cơ thể [2]. Vì lẽ đó, các nghiên cứu tách chiết cũng như thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hoá của các hợp chất ngày càng đa dạng hơn. Góp phần không nhỏ vào việc phát hiện các hợp chất chống oxi hoá từ nhiều dược liệu khác nhau. Màn màn tím (Cleome chelidonii) là dược liệu thân cỏ có rất nhiều công dụng như lá màn màn hoa tím có thể trị viêm gan, thận mãn tính [4], hạt của nó được sử dụng trong việc điều trị giun sán [5], dịch chiết từ rễ, thân, lá, hoa của màn màn tím có khả năng bảo vệ gan và chống lại sự viêm nhiễm [6]. Trong khi đó, việc nghiên cứu trên loài này ở nước ta rất hạn hẹp. Do đó đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá của các hợp chất trong thân và lá của màn màn hoa tím (Cleome chelidonii)” là thực sự cần thiết để có thể khẳng định giá trị dược liệu của màn màn hoá tím, góp phần cung cấp thêm nguồn 1 Luận văn tốt nghiệp Chương 1 dược liệu chứa hợp chất chống oxi hoá từ thiên nhiên, cải thiện và bảo vệ sức khoẻ con người. Đồng thời định hướng đưa vào sử dụng trong lĩnh vực y học cổ truyền Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá của các hợp chất trong thân và lá của màn màn hoa tím (Cleome chelidonii)” mong muốn đạt được các mục tiêu sau: - Đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa và khả năng ức chế DPPH từ các cao phân đoạn của thân và lá màn màn hoa tím. - Bước đầu định tính xác định được các thành phần kháng oxi hoá có trong cao chiết. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Định tính các hợp chất có hoạt tính sinh học như Flavonoid, Alkaloid, Polyphenol, Glycoside có trong cao chiết từ thân và lá của màn màn tím. - Phân tích các thành phần kháng oxi hoá bằng sắc kí lớp mỏng. - Xây dựng đường chuẩn Vitamin C. - Khảo sát khả năng loại gốc tự do DPPH của 6 cao phân đoạn của thân và lá màn màn tím bao gồm: TiL – MeOH, TiL – EtOAc, TiL – Hex, TiTh – MeOH, TiTh – EtOAc, TiTh – Hex. 2 Luận văn tốt nghiệp Chương 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về màn màn hoa tím 2.1.1 Giới thiệu chung về họ màn màn (Cleomaceae) [5] Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii) là một loài thuộc chi màn màn (Cleome). Cleome là chi lớn nhất trong họ màn màn (Cleomaceae). Bao gồm 180-200 loài thân thảo hằng năm hoặc cây trồng lâu năm và cây bụi, phân bố rộng rãi ở ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự phân bố chính của màn màn là ở vùng ôn đới, có khoảng 150 loài đã được ghi nhận ở đó. Ở Ấn Độ, chi này hiện diện khoảng 15 loài, 12 loài được báo cáo có ở Maharashtra, trong khi đó 7 loài được tìm thấy ở Kolhapur. Hooker and Thomson đã đưa chi màn màn (Cleome) và các chi cùng họ khác vào họ Capparidaceae. Tuy nhiên, gần đây tất cả những họ này đều được phân chia lại và được đưa vào họ Cleomaceae. Các loài thuộc chi màn màn như: C.viscosa, C.simplicifolia, C. gynandra, C. chelidonii, C. speciosa phát triển ở những vùng giống nhau nhưng khác nhau về đặc điểm của đất. Màn màn tím (C. chelidonii) phát triển ở những nơi ẩm ướt hoặc vùng núi đá. Trong khi C. simplicifolia vàC. viscose thì phát triển um tùm ở những nơi đất đen vào mùa mưa. C. simplisifolia có vòng đời ngắn chỉ 3-4 tháng, C. viscosa vàC. gynandra phát triển cả năm nhưng mạnh mẽ nhất là vào mùa mưa, C. gynandra phát triển chủ yếu ở vùng có chất thải cũng như nước thải sinh hoạt, C. speciosa là loại phát triển rộng trong bóng râm ở vùng đất đỏ, đặc biệt là mùa mưa. Cleome được biết bởi rất nhiều tên như hoa nhện và loài cây ong núi. Những kiến thức bản địa của cộng đồng về loài này được xây dựng, đưa thành tài liệu và cuối cùng trở thành hệ thống kiến thức của tổ chức y học như Ayurveda, Siddha, Unani và những vùng khác ngoài Ấn Độ. 2.1.2 Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii) Tên gọi khác: mần ri tím, mần ri tía. Tên khoa học: Cleome chelidonii hoặc Polanisia chelidonii. 3 Luận văn tốt nghiệp Chương 2 Phân loại (http://vi.wikipedia.org/Màn-màn-tím) Giới: Plantae Bộ: Brassicales Họ: Cleomaceae Chi: Cleome Loài: C. cleome Hình 2.1:Màn màn hoa tím https://www.flickr.com/photos/phuonglovejesus2782010/5113820594/in/set72157625236768316 Mô tả Màn màn tím là cây thân thảo, cao 20-40 cm. Thân có ít lông, 5 cạnh màn xanh nhợt hay đỏ. Cuống lá bằng hoặc gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn, có lông thưa sát [7]. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá, 4 lá dài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, có 6 nhị , có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài [7]. Màu sắc hoa: tím hoặc hồng [5]. 4 Luận văn tốt nghiệp Chương 2 Hình 2.2: Hình dáng hoa màn màn tím https://www.flickr.com/photos/phuonglovejesus2782010/5113820668/in/set72157625236768316 Phát triển mạnh ở những đất đen ẩm hoặc đất ở vùng núi đá. Chiều dài nang từ 5-8 cm. Hạt có màu xám nâu (Grey brown). Ra hoa và kết quả từ tháng 8 đến tháng 10 [5]. Nơi sống và thu hái Cây thuộc vùng Ấn Độ - Malaysia, mọc hoang ở chỗ đất thấp, bãi trống, dọc đường đi. Thu hái cây quanh năm [7]. 2.1.3 Công dụng Cleome có truyền thống nổi tiếng về tính dược liệu của chúng, bột lá trị nhức đầu, nước ép từ lá của C. gynandra trị đau tai và các bệnh về da. Nó cũng được sử dụng như thực phẩm ở các nước Châu Phi và đa số cho phụ nữ mang thai. Lá khi được đun sôi lên được sử dụng cho việc làm sơn đen [5]. Các loài như C. viscosa, C. gynandra vàC. chelidonii có nhiều ứng dụng trong làm thuốc, thường dùng trong điều trị xung huyết da và gây kích ứng. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng trong việc điều trị thấp khớp và thậm chí là nhức đầu [5].. Đồi với C. viscosa là loại thảo dược thơm được dùng cho các tuyến nội tiết của lông, móng, tóc (trichomes). Hơn nữa, hạt của chúng được cho là có khả năng làm thuốc trừ giun sán và đặc biệt hữu ích trong sốt, tiêu chảy và co giật ở trẻ em [5]. Ở nhiều nước Châu Phi một số loài được cho là có giá trị về thuốc. Một số loài như C. gynandra ăn được như rau trong điều kiện khắc nghiệt. Trong khi đó, một số chi màn màn lớn được xem xét và bị bỏ qua như một loài cỏ dại ở một số quốc gia. Các loài như C. speciosa, C. hassleriana, C. serrulata 5 Luận văn tốt nghiệp Chương 2 thường được trồng trong vườn hoặc trên hàng rào như một loài hoa để trang trí. Hạt của hầu hết chi màn màn có hình giày ngựa, chứa tới 17 đến 19 % tinh dầu. Tinh dầu của hạt chi màn màn có đặc tính chống côn trùng [5]. Hạt giống của màn màn tím (C. chelidonii) có thể được dùng làm gia vị (Flora, Ấn Độ vol 2). Hạt của chúng chứa rất nhiều acid béo không bão hoà như acid linoleic và phytosterol [5]. Màn màn tím thường được dùng trong điều trị đau bụng, kiết lỵ, đau đầu, viêm tai giữa và thấp khớp. Bên cạnh đó, màn màn tím cũng có nhiều đặc tính điều trị như thuốc trị giun, bệnh về da và có tính chất kháng viêm. C.chelidonii có chứa các glycoside như glucocapparin và glucocleomin [8]. Màn màn tím được dùng chữa các chứng cảm cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chữa rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ấn Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun, nước sắc lấy dùng chữa viêm gan mạn tính và bệnh ngoài da [7].. 2.1.4 Thành phần hoá học Các khảo sát định tính màn màn tím cho thấy sự hiện diện của các hợp chất có hoạt tính sinh học như Flavonoid, Phenolic, Tannin, Alkaloid, Glycoside trong các dịch chiết khác nhau của C. chelidonii[6]. 2.1.5 Tình hình nghiên cứu về màn màn tím (C. chelidonii) Sambasivarao Ethadi và các cộng sự đã nghiên cứu về hoạt tính chống viêm và bảo vệ gan từ các dịch chiết khác nhau của màn màn hoa tím bằng thử nghiệm in vitro trên chuột bạch. Nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá hoạt tính chống viêm nhiễm và bảo vệ gan từ dịch chiếtkhác nhau (nướcalcohol, MeOH, EA, Hexane) của màn màn tím chống lại sự viêm nhiễm do carrageenan - một loại polysaccharide gây ra và CCl4 gây ngộ độc ở gan chuột. Các dịch chiết từ gốc của C.chelidonii cho thấy khả năng kháng viêm và bảo vệ gan trên chuột thì phụ thuộc vào liều lượng. Trong tất cả các dịch chiết thì dịch chiết với MeOH cho hoạt tính chống viêm tối đa (phần trăm ức chế tối đa ở chứng phù thủng chân là 53,39% ± 1,2) và bảo vệ gan (81.02%) với liều lượng là 400 mg/kg. Các kết quả đã chỉ ra rằng các dịch chiết từ C.chelidonii có khả năng kháng viêm, bảo vệ gan phụ thuộc vào liều lượng, điều này có thể là do sự khác nhau về thành phần hoá học của các dịch chiết của C.chelidonii[6]. Ganga Rao.B và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xác định Polyphenol và Alkaloid tổng số và hoạt tính kháng oxi hoá của màn màn tím 6 Luận văn tốt nghiệp Chương 2 (C.chelidonii). Nghiên cứu đã so sánh Polyphenol và Alkaloid tổng số, hoạt tính kháng oxi hoá trên in vitro của dịch chiết EtOH của gốc và phần trên (thân, lá, hoa)của C.chelidonii từ hai khu vực khác nhau ở Materu (song Godavari) và Lam (sông Krishna) của Ấn Độ. Sự phụ thuộc vào nồng độ của hoạt tính kháng oxi hoá đã được khảo sát cho tất cả các dịch chiết và có sự so sánh ở hai khu vực với việc sử dụng các phương pháp sàng lọc như: Superoxide, Hydroxyl, DPPH. Trong cả hai khu vực, thì dịch chiết của phần gốc cho kết quả kháng oxi hoá tốt hơn và hàm lượng Alkaloid nhiều hơn [8]. Bên cạnh đó, nghiên cứu về quang phổ hồng ngoại (IR) của C.chelidonii cũng được thực hiện bên cạnh bốn loài khác (C. viscosa L., C. chelidonii L.f., C. gynandra L., C. speciosa Raf và C. simplicifolia (Camb.) Hook f. & Thoms).Tất cả các nghiên cứu cho thấy các đỉnh hấp thụ theo đường truyền tín hiệu thì có bản chất tương tự nhau. Hầu hết các nhóm chức quan sát được ở cả năm nhóm hầu như tương tự nhau, nhưng có chút khác biệt về số bước sóng. Các thành phần như Protein, Lipid, Amino acid và Nucleic acidscủa cả năm loài hầu như tương tự nhau mà các nghiên cứu về IR hiện nay đã minh chứng [5]. T. Songsak và G.B. Lockwood đã nghiên cứu thành phần Glucosinoate của 6 loại dược liệu ở Thái Lan, trong đó có màn màn tím. Nghiên cứu cho biết màn màn tím có chứa glucocapparin và glucocleomin [4]. 2.2 Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa bằng phương pháp DPPH 2.2.1 Gốc tự do 2.2.1.1 Giới thiệu về gốc tự do Các gốc tự do được định nghĩa là các phân tử có điện tử lẻ trong obitan. Chúng thường không ổn định và rất dễ xảy ra phản ứng [2]. Ví dụ: gốc tự do của Oxy là superoxide, hydroxyl, peroxyl (RO2•), alkoxyl (RO•), hydroperoxyl (HO2•). Hai gốc tự do của Nitơ là Nitric oxide và Nitrogen dioxide (NO2•) [2]. Gốc tự do của Oxi (ROS) và gốc tự do của Nitơ (RNS) có thể được chuyển đổi thành các gốc ổn định (non-radical). Ví dụ: Hydrogen peroxide, hydochlorua acid (HOCl), hydrobromua acid (HOBr), peroxynitrite (ONOO-) [2]. Các gốc tự do có phạm vi phản ứng rộng, sự chuyển và bổ sung electron đã hình thành nên liên kết cộng hoá trị giữa hai lớp electron. Gốc tự do có thể 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng