Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiện tượng câu ghép tỉnh lược trong tiếng việt qua hoạt động phát ngôn...

Tài liệu Khảo sát hiện tượng câu ghép tỉnh lược trong tiếng việt qua hoạt động phát ngôn {nếu...thì}

.PDF
139
2232
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ****************************** NGUYỄN THU THỦY KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG CÂU GHÉP TỈNH LƢỢC TRONG TIẾNG VIỆT (QUA HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁT NGÔN {NẾU ... THÌ}) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ****************************** NGUYỄN THU THỦY KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG CÂU GHÉP TỈNH LƢỢC TRONG TIẾNG VIỆT (QUA HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁT NGÔN {NẾU ... THÌ}) Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ CHUNG TOÀN HÀ NỘI - 2007 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 7 Chƣơng 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................... 12 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 12 1.2.Phân loại câu nói chung và vị trí của câu có chứa {Nếu … thì} trong tổng thể quan niệm về câu. ...................................................................................................... …….. 13 1.2.1.Phân loại câu của Hoàng Trọng Phiến ............................................ 14 1.2.2.Phân loại câu của nhóm tác giả thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia ......... .. 17 1.2.3.Phân loại câu của Nguyễn Kim Thản............................................... 20 1.2.4.Phân loại câu của Diệp Quang Ban ................................................. 25 1.3.Các quan niệm và tên gọi đối với phát ngôn chứa {Nếu … thì} của các nhà nghiên cứu trước đây........................................................................................ 29 1.3.1.Về tên gọi của phát ngôn ................................................................. 29 1.3.2.Về quan niệm và tên gọi của các từ “Nếu” và “Thì” ...................... 29 1.3.3.Các thuật ngữ liên quan đến ý nghĩa {Nếu … thì}.......................... 32 1.4.Quan niệm về hoạt động ngữ nghĩa của phát ngôn chứa {Nếu … thì} của tác giả luận văn ........................................................................................................................... 34 1.4.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................. 34 1.4.2. Hoạt động của cấu trúc {Nếu ... thì}.................................................................. 35 Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁT NGÔN CHỨA {NẾU … THÌ} ĐƢỢC XEM XÉT TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC …………………………. …37 2.1.Hoạt động của P và Q xét từ góc độ các yếu tố tham gia vào thành phần mệnh đề ........ 38 2.1.1.Mệnh đề P ........................................................................................ 38 2.1.2.Mệnh đề Q ...................................................................................... 47 2.2. Hoạt động của cấu trúc {Nếu … thì} xét từ góc độ từ loại........... ............................... 52 1 2.2.1. Q là cấu trúc động ngữ ............................................................................................. 52 2.2.2. Q là cấu trúc tính ngữ ............................................................................................... 53 2.3. Hoạt động của cấu trúc {Nếu … thì} được xem xét từ góc độ các biến thể........ 54 2.3.1.Biến thể 1 - Dạng điển hình………………………………………... 55 2.3.2.Biến thể 2 - Dạng thức đầy đủ 1 {Nếu P … thì sẽ Q}…………. …. 56 2.3.3. Biển thể 3 - Dạng thức đầy đủ 2 {Nếu P … thì đã Q}……………. 57 2.3.4.Biến thể 4 - Lược bỏ “Nếu” ……………………………………….. 57 2.3.5. Biến thể 5 - Lược bỏ “Thì” …………………………………….. 58 2.3.6. Biến thể 6 - Lược bỏ cả “Nếu” và “Thì” .. ………………………... 58 2.3.7. Biến thể 7 - Đảo đề ...…………………………………………….. 59 2.3.8. Biến thể 8 - Các tổ hợp cố định của “Nếu” và “Thì”…....………… 59 2.3.9. Biến thể 9 - Các dạng thức kết hợp bổ sung.…………………........ 61 2.4. Một số nguyên tắc của phép tỉnh lược ………………………………........ 63 2.5. Tiểu kết………………………………………………………………....... 63 Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁT NGÔN {NẾU … THÌ} XÉT TRÊN PHƢƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA……………………………………………. 65 3.1.Khái quát chung …………………………………………………………. 65 3.1.1. Nghĩa giả định chính danh..………………………………………. 65 3.1.2. Nghĩa giả định không chính danh (giả định giả danh).…………… 66 3.2. Ý nghĩa giả định chính danh của cấu trúc {Nếu … thì}………………… 68 3.2.1. Dự báo tiến triển hợp lí của sự tình tại điều kiện P……………...... 68 3.2.2. Xử sự phù hợp với tình huống P………………………………….. 70 3.2.3.Đưa ra các nhận định hoặc kết luận về hoàn cảnh, trạng thái của sự tình trong tình huống được giả định ở P.………………………………….............. 71 3.3.Ý nghĩa giả định không chính danh (giả danh) của cấu trúc {Nếu … thì}......... 72 3.3.1.Đưa giả định để cảnh báo, không muốn xảy ra tình huống Q…….... 72 3.3.2.Bày tỏ quan điểm, đưa ra một chính kiến qua giả định tình huống P………. 73 3.3.3.Đặt ra vấn đề để lựa chọn khi xảy ra tình huống P….....…………… 74 2 3.3.4.So sánh giữa P và Q khi qui về một tiêu điểm.……………………. 74 3.3.5.Thể hiện sự hối tiếc vì đã không thực hiện P ……………………... 76 3.3.6.Chất vấn, phản bác, trước bằng chứng thực tế…….………………. 77 3.3.7.Thề thốt không P, khẳng định sự thật do không muốn xảy ra Q...... 78 3.4.Cơ chế hoạt động ngữ nghĩa của cấu trúc {Nếu … thì}………………...... 79 3.4.1.Cấu trúc đơn lẻ: Giả định chính danh và giả định giả danh.………... 79 3.4.2.Cấu trúc tỉnh lược và cấu trúc lồng ghép phức hợp….…………. …. 81 3.5.Tiểu kết…………………………………………………………………… 83 PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………........... 88 PHỤ LỤC……………………………………………………………….......... 98 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại câu của Hoàng Trọng Phiến………………………... 14 Bảng 1.2: Phân loại câu của nhóm tác giả thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia. 17 Bảng 1.3: Phân loại câu của Nguyễn Kim Thản…………………………. 20 Bảng 1.4: Phân loại câu của Diệp Quang Ban …………………………... 25 Bảng 1.5: Tên gọi của phát ngôn {Nếu … thì}………………………….. 29 Bảng 1.6: Ý nghĩa và các biến thể của “Nếu”…………………………… 30 Bảng 1.7: Ý nghĩa và các biến thể của “Thì”………………………......... 31 Bảng 1.8: Các thuật ngữ liên quan ……………………………………… 33 Bảng 2.1: Các dạng thức cấu trúc của phát ngôn{Nếu …thì}………….... 61 Bảng 2.2: Các dạng thức biến thể của phát ngôn {Nếu … thì} ..……...... 62 Bảng 3.1: Ngữ nghĩa của các phát ngôn {Nếu … thì}......……………..... 67 Bảng PL1: Phân loại phát ngôn {Nếu … thì} theo cấu trúc …………...... 98 Bảng PL2: Phân loại phát ngôn {Nếu … thì} theo ngữ nghĩa ………….. 120 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Câu là đơn vị ngôn ngữ có chức năng thông báo. Xung quanh vấn đề câu có rất nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau. Càng ngày càng xuất hiện nhiều quan niệm mới về bản chất nội dung của câu cũng như hoạt động vận hành câu trong lời nói. Các nhà ngôn ngữ học, dựa trên các khảo sát thực tế về hoạt động của câu trên nhiều bình diện khác nhau đã và đang đưa ra những kiến giải bổ ích, lí thú cho các vấn đề lí luận về câu và cố gắng để đưa các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào quá trình giảng dạy thực hành các ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ cụ thể nói riêng. Câu trong tiếng Việt (nói chung), câu ghép (nói riêng) là một trong những vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới Việt ngữ. Câu ghép (dưới góc độ là đơn vị của ngôn ngữ) hay là các phát ngôn phức hợp (dưới góc độ là hoạt động cụ thể của câu vận hành trong lời nói) là một cấu trúc có tổ chức phức tạp. ở đó, từ bình diện cấu trúc cho đến bình diện ngữ nghĩa luôn chứa đựng nhiều vấn đề có thể tiếp tục tìm kiếm để đưa ra những kiến giải mới ngày càng phù hợp hơn. Đặc biệt việc nghiên cứu sự vận hành của câu trong lời nói, nghiên cứu sự cải biến hay tỉnh lược các mô hình câu làm phong phú cho hoạt động của ngôn từ, cho nội dung thông báo của phát ngôn vẫn luôn là “điểm nóng” cho việc nghiên cứu câu từ bình diện ngữ dụng học các phát ngôn. Đến nay, việc nghiên cứu câu ghép tiếng Việt, tuy đã có được những thành tựu đáng kể, nhưng vẫn chưa đạt được sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu, đặc biệt là việc nghiên cứu chúng trên cơ sở khảo sát các hoạt động ngữ nghĩa để áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt thực hành hay góp phần vào các kiến giải lí thuyết cũng đang là những vấn đề tiếp tục phải được quan tâm hơn nữa. 5 Trong các kết cấu câu ghép, chúng tôi chọn câu chứa cấu trúc {Nếu … thì} làm đối tượng chính để khảo sát, trên cơ sở đi sâu vào một cấu trúc cụ thể này, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra được những kiến giải cụ thể, mới và khác biệt về cấu trúc hình thức cũng như hoạt động ngữ nghĩa của của câu trong lời nói hầu mong có được những đóng góp thiết thực vào các vấn đề lí luận cũng như thực tế trong nghiên cứu và giảng dạy có liên quan về câu nói chung và các phát ngôn ngữ dụng của câu nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cấu trúc và ngữ nghĩa của câu chứa cấu trúc {Nếu … thì} trong hoạt động lời nói, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên Việt Nam, trong đó có việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài, đưa ra một số kiến giải góp phần vào lí luận về câu đặc biệt là bình diện phát ngôn với các dạng thức điển hình và tỉnh lược của chúng trong tiếng Việt hiện đại. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động của phát ngôn {Nếu… thì} trong tiếng Việt hiện đại. Các phát ngôn này được lấy từ trong các nguồn ngữ liệu được nêu ở mục 6 dưới đây với các dạng thức đầy đủ và dạng thức tỉnh lược để xem xét cơ chế vận hành của cấu trúc này trong các phát ngôn của tiếng Việt hiện đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đưa ra các dạng thức hoạt động cơ bản của cấu trúc {Nếu … thì} , các biểu thức cấu trúc và các biểu hiện ngữ nghĩa, các hoạt động cụ thể của từng cấu trúc trong tiếng Việt, từ đó tìm hiểu các khả năng tỉnh lược của các liên từ “Nếu” và “Thì” trong hoạt động lời nói được thể hiện trong các văn bản và ngôn ngữ hội thoại. Qua việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của cấu 6 trúc này, hướng tới nhiệm vụ khảo sát câu ghép nói chung và câu ghép tỉnh lược trong tiếng Việt nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây  Phương pháp thống kê tư liệu Câu ghép chứa cấu trúc {Nếu … thì} được sử dụng rất rộng rãi trong các tác phẩm văn học, báo chí, truyền hình, các cuộc hội thoại hàng ngày, trên internet … Chúng tôi thống kê sự xuất hiện của các phát ngôn chứa cấu trúc này trong các cảnh huống nói về mặt tổng thể số lượng tổng thể cũng như tần số xuất hiện cho từng cấu trúc và biểu hiện nghĩa tương ứng của chúng.  Phương pháp miêu tả và phân tích văn bản Cũng như các ngành khoa học khác, ngôn ngữ học cần đến việc sử dụng phương pháp miêu tả để bàn về hoạt động của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể rút ra được các kết luận về bản chất hiện tượng đang bàn đến. Phương pháp miêu tả của chúng tôi được sử dụng ở đây là Miêu tả đồng đại. Để có được kết quả miêu tả, chúng tôi dùng các biện pháp phân tích văn bản như phân tích cải biến, phân tích thay thế, đặc biệt, chúng tôi tập trung chủ yếu vào biện pháp phân tích ngữ pháp. Chúng tôi miêu tả và phân tích từng phát ngôn trong từng ngữ cảnh cụ thể để đưa ra được cấu trúc và ý nghĩa hoạt động của {Nếu … thì} cho từng mô hình. Những miêu tả và phân tích này đều dựa trên những cơ sở lý thuyết của ngữ pháp hiện đại. Kết quả miêu tả là cơ sở để phân loại ra cấu trúc và ý nghĩa hoạt động của {Nếu .. thì} một cách chính xác. 7  Phương pháp so sánh đối chiếu Trong ngôn ngữ học, đối chiếu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh các hiện tượng, cứ liệu ngôn ngữ để tìm ra những nét khác và giống nhau về cấu trúc, chức năng và hoạt động của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, với tư cách là một phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung, đối chiếu được tiến hành trên nhiều bình diện và phạm vi khác nhau. Trong luận văn, ngoài việc đối chiếu các ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi còn đối chiếu quan điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây trong các kiến giải về hoạt động của câu ghép nói chung và kết cấu {Nếu… thì} để có được tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tiếp thu các thành quả nghiên cứu trước đây, từ đó đưa ra những kiến giải mới phù hợp với hệ thống xem xét của mình. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu đồng đại, đối chiếu đặc trưng.  Phương pháp phân tích ngữ dụng và tu từ Ngôn ngữ là một trong những phƣơng tiện quan trọng của giao tiếp. Phân tích các phát ngôn chứa {Nếu … thì}, chúng tôi phải xem xét chúng đƣợc sử dụng với những tiền giả định hàm ngôn nhƣ thế nào để biểu đạt ý nghĩa thông tin của mình trong từng ngữ cảnh cụ thể. Chúng tôi xem xét việc tỉnh lƣợc hay giữ nguyên cấu trúc của {Nếu … thì} đã mang đến những hiệu quả thông tin, hiệu quả tu từ nào? Đây là kết quả của việc sử dụng các thao tác của phân tích ngữ dụng và tu từ vào luận văn. 6. Nguồn ngữ liệu Chúng tôi thống kê và xem xét sự hành chức của cấu trúc {Nếu … thì} xuất hiện trong các nguồn ngữ liệu sau đây làm tư liệu phân tích và miêu tả. - Một số tác phẩm văn học hiện đại. - Một số giáo trìnhtiếng Việt được dùng làm tư liệu giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài. 8 - Tư liệu của các nhà nghiên cứu trong các công trình trước đây. - Các hội thoại hàng ngày và các văn bản được đăng tải trên các trang internet. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn có cấu trúc như sau: Phần Mở đầu Chƣơng 1: Lịch sử nghiên cứu và một số vấn đề lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu Chƣơng 2: Hoạt động của phát ngôn {Nếu ... thì} trên phương diện cấu trúc Chƣơng 3: Hoạt động của phát ngôn {Nếu ... thì} trên phương diện ngữ nghĩa Phần Kết luận Tài liệu tham khảo Nguồn dữ liệu Bảng phụ lục tƣ liệu 9 Chƣơng 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Câu và hành chức của câu trong lời nói, đặc biệt là các biến thể của câu từ góc độ tỉnh lược đã được nhiều nhà ngôn ngữ học chú trọng nghiên cứu từ lâu. Theo Phạm Văn Tình [tr.33] cho đến hiện nay, có khoảng 20 nhà nghiên cứu người Việt Nam và người nước ngoài giới thiệu kết quả nghiên cứu về hiện tượng tỉnh lược trong các công trình của mình. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu trong nước như sau: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Kim Thản, Phạm Văn Tình, Nguyễn Chí Hòa... Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu cũng như trong các từ điển, các sách về ngữ pháp khác nhau mà chúng tôi tiếp cận được, mặc dù trọng tâm nghiên cứu của các tác giả không nhằm về vấn đề tỉnh lược, nhưng việc tỉnh lược các vế của câu ghép, các từ nối trong câu… cũng được đề cập đến ở khá nhiều tư liệu và ở nhiều góc độ khác nhau.[33] [23] [48] ... Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu một hiện tượng tỉnh lược câu ghép cụ thể, rồi từ đó tiến tới xem xét vấn đề câu ghép tỉnh lược trong một chuỗi tổng thể các nghiên cứu như cách tiếp cận của chúng tôi vẫn đang là một hướng đi mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ. Luận văn của chúng tôi cũng chỉ mới là những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng hướng triển khai theo cách tiếp cận này. Để thực hiện được nhiệm vụ này, chúng tôi phải xây dựng cho mình một số vấn đề lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu, trong đó có việc xem xét các ý nghĩa và hoạt động của cấu trúc {Nếu … thì} trong dạng đầy đủ, điển hình của nó rồi từ đó mới xem xét các dạng thức đã được định hình trong ý thức của 10 người bản ngữ, các cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng … cho phép họ có thể lược bỏ hay cần phải giữ lại cấu trúc hình thức của các liên từ trong phát ngôn. 1.2. Phân loại câu nói chung và vị trí của câu có chứa {Nếu … thì} trong tổng thể quan niệm về câu Các nhà ngôn ngữ học, theo quan điểm nghiên cứu riêng của mình, đã đưa ra khá nhiều kiến giải về câu với các tên gọi khác nhau như: câu, câu nòng cốt, cú, mệnh đề, câu đơn, câu ghép, câu phức hợp .... Theo đó, kết cấu {Nếu … thì} cũng được đặt trong những hệ thống tên gọi và sự phân biệt khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại cơ bản về câu có liên quan đến cấu trúc {Nếu … thì} của một số nhà ngôn ngữ học: 1.2.1. Phân loại câu của Hoàng Trọng Phiến Trên cơ sở các nội dung được trình bày từ trang 203 đến trang 288 của Hoàng Trọng Phiến [36] chúng tôi tóm tắt lại trong bảng 1.1 trang 14. Tuy nhiên, vì có một số luận điểm cũng như cách trình bày (đặc biệt là vấn đề sử dụng và phân loại các tên gọi cho các mẫu câu) của tác giả chưa thật nhất quán nên chúng tôi chỉ tổng kết lại được nội dung cơ bản trên tinh thần của tác giả mà thôi. 11 Bảng 1.1: Phân loại câu của Hoàng Trọng Phiến Các loại lớn Phân loại theo mục đích phát ngôn Câu kể Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa Câu đơn Câu hỏi Câu cầu khiến Câu trung gian Câu ghép Đặc điểm ngữ nghĩa Nói về các sự kiện, hiện tượng, tình trạng hoặc hành động Các sự kiện làm biểu vật cho câu là khả năng hoặc phi hiện thực Nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động - Câu sự kiện gồm một thành phần và hai thành phần -Câu định danh gồm câu một thành phần Phức tạp hóa các mô hình câu đơn Tiểu loại, đặc trƣng cú pháp Cấu trúc bình thường. Tất cả các câu đơn, ghép đều -Gió mùa đông bắc, trời trở thuộc câu kể rét. - Hỏi trống (còn gọi là hỏi đơn giản) - Hỏi có dự kiến chọn lựa để trả lời - Anh là sinh viên khoa Tiếng Việt phải không? Không có dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt - Chúng ta đi nào. Có thể qui về 12 mô hình câu với 12 kiểu vị ngữ - Eo ôi! đặc trưng - Cây cao đến 10 thước - Nó đi ra phố - Câu có thành phần ứng với một câu con - Kiểu câu móc xích - Gồm 2 hoặc hơn 2 bộ - Câu ghép qua lại phận câu tương đối độc lập có 2 trung tâm tính vị ngữ - Câu ghép liên hợp trở lên - Câu ghép đối xứng 12 Ví dụ - Chúng ta phản đối Đế quốc Mĩ vũ trang Nhật Bản - Việc này khiến tôi phấn khởi - Nếu lụt thì đói - Năm cũ đã qua, năm mới sắp đến - Tôi nói nó bao nhiêu lần mà nó vẫn không nghe Trong hệ thống phân loại này thì {Nếu... thì} thuộc loại câu ghép qua lại. Theo Hoàng Trọng Phiến, Câu ghép qua lại gồm hai vế quan hệ với nhau theo kiểu nội dung điều kiện - kết quả, nguyên nhân - kết quả, nhượng bộ - tăng tiến … Hai vế của câu ghép này liên quan với nhau và dựa vào nhau mà tồn tại. Phương tiện nối các quan hệ này khá phong phú. Khi tham gia làm phương tiện nối kết các thành tố của câu ghép, các từ nối mang thêm ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa quan hệ vào cho ngữ nghĩa cú pháp của câu nói chung. Các vế của câu ghép qua lại có ngữ nghĩa kết hợp, mỗi vế không có nghĩa tự thân. Câu ghép có từ nối có mô hình tiêu biểu là: XA + YB. Trong đó: X, Y là hai cặp từ nối A, B là các vế mà mỗi vế đều có tính vị ngữ của riêng mình. VD : “Nếu anh đến thì tôi sẽ không đi nữa. ” Các từ nối trong loại câu này tự nó không tạo ra tính phụ thuộc của các vế câu mà chính nó tạo nên tính chất của mối liên hệ cú pháp giữa các vế của câu ghép. Do đó, tính chất chặt - lỏng, một chiều, hay hai chiều của mối liên hệ cú pháp cũng được biểu hiện ở hiện tượng này. Trong trường hợp này sự có mặt hay vắng mặt từ nối sẽ dẫn đến nội dung phong phú và có nhiều sắc thái khác nhau. Trong Tiếng Việt, khi nối liền hai vế để thành một tổng thể câu có thể sử dụng từ nối (một cặp từ nối, một từ nối) mà cũng có thể không cần dùng từ nối. So sánh : (Nếu) anh đến (thì) tôi sẽ không đi nữa. ( . )Anh đến thì tôi sẽ không đi nữa. Anh đến (.) tôi sẽ không đi nữa. Hoàng Trọng Phiến đưa ra những nhận định khi nào sử dụng từ nối, khi nào tỉnh lược, khi nào tỉnh lược một trong hai vế hoặc tỉnh lược cả hai vế như sau:  Khi không có từ nối quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu mập mờ, lỏng lẻo. Có khi phải hiểu nhiều cách VD: “ Anh đi tôi cũng đi”  - Nếu anh đi tôi cũng đi. - Khi anh đi tôi cũng đi. 13 - Anh đi nhưng tôi cũng đi. Khi hoàn cảnh giao tế đã rõ, việc thêm từ nối vẫn có tác dụng nhấn mạnh mối quan hệ của câu.  Khi không có từ nối thì trật tự trước sau giữa các vế là cố định. Khi có từ nối thì trật tự được giải phóng khỏi chức năng giữ mối liên hệ ấy. So sánh: (a) Trời mưa tôi vẫn ra đi. (+) (Không có từ nối) Tôi vẫn ra đi, trời mưa. ( - ) (Không có từ nối) (b) Tuy trời mưa tôi vẫn ra đi. (+) (Có từ nối) Tôi vẫn ra đi, tuy trời mưa (+) (Có từ nối) Rõ ràng, từ nối mang theo tính chất quan hệ và bao giờ cũng đi theo một vế nhất định.  Việc sử dụng từ nối lại còn liên quan đến ngữ điệu phát âm. Khi không có từ nối, phát âm liền nhau hay cách nhau cũng là một phương tiện liên hệ ý nghĩa. Khi có từ nối thì khoảng cách phát âm cũng được tự do hơn. So sánh: (a) Nó không đến được (:) trời mưa to (+) (b) Nó không đến được trời mưa. Câu này có thể hiểu là (b') "Nó không đến trời mưa thì trời nắng nó đến". Trái lại khi có từ nối thì chỗ ngừng trước trời mưa không bắt buộc phải có. (a‟) "Nó không đến được vì trời mưa to". 1.2.2. Phân loại câu của nhóm tác giả thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia Nội dung được trình bày trong công trình này được chúng tôi tổng kết tại bảng 1.2 trang 17 sau : 14 Bảng 1.2 : Phân loại câu của nhóm TTKHXH &NVQG Câu Đặc trƣng Câu đơn Hai trung tâm có quan hệ đề thuyết/ quan hệ thuyết tính Câu tả Biểu thị một quá trình, miêu tả sự vật trong hoạt động, trạng thái hay tính chất của nó Phong cảnh này thật hùng vĩ Tiểu loại Câu luận Biểu thị một quá trình suy luận nhằm xác định đặc trưng của một sự vật Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam - Câu hoạt động - Câu định - Câu tồn tại nghĩa - Câu biến hoá, - Câu giới - Câu tiếp thụ (bị thiệu động, chủ động), - Câu khái - Câu tính chất quát Câu đặc biệt Câu ghép Biểu thị một phán đoán phức, gồm 2 yếu tố, mỗi yếu tố tự nó là một phán đoán đơn: trật tự các vế, quan hệ thuyết tính thường được biểu hiện bằng kết từ Câu ghép song song Câu ghép qua lại Không tiêu biểu cho câu ghép Tiêu biểu cho câu ghép - Sử dụng Phụ từ - Sử dụng Kết từ Chim kêu vượn hú, Vì trời đã trở rét nên gian áo ấm mới đông Có bóng người thác đổ ầm ầm khách thế. Giỏi thật Khi nào mẹ về, con báo tin ngay cho ba - Câu xác định trạng thái tồn tại - Câu biểu thị sự đánh giá về sự vật - Câu xác định thời gian, nơi chốn, cảnh tượng, sự kiện 15 - Quan hệ liệt kê - Quan hệ tiếp nối - Quan hệ đối xứng - Quan hệ bổ sung - (Bởi) vì N1 (cho) nên (hoặc mà) N2. - Tại) vì N1 (cho) nên (hoặc mà) N2. - Do N1 (cho) nên (hoặc mà) N2 - Nhờ N1 (cho) nên (hoặc mà) N2 -Để N1 (cho) nên (hoặc mà) N2 -Tuy N1 nhưng (hoặc song) N2 -(Mặc) dù N1 nhưng (hoặc song) N2 -Nếu N1 thì N2 -Hễ N1 thì N2 -Miễn (là) N1 thì N2 -Để N1 thì N2 -Hễ N1 là N2 -Sở dĩ N1 (là) vì N2 -Không những N1 mà (còn) N2. Trong công trình này, {Nếu ... thì} thuộc vào loại Câu ghép qua lại trong quan điểm của các tác giả về một số kiểu câu ghép như sau : Câu ghép song song: có thể có 2 hay nhiều vế, và không phải là loại tiêu biểu cho câu ghép. Trong trường hợp câu ghép có quan hệ bổ sung gió ào ào thổi, lạnh không chê (giữa các về không dùng kết từ) khá gần gũi với câu ghép qua lại. [tr.244] Câu ghép qua lại: “Nòng cốt câu ghép qua lại chỉ có 2 vế và nhất thiết phải có 2 vế. Vế này là điều kiện tồn tại của vế kia và ngược lại. Có đủ 2 vế mới trở thành một câu ghép có nghĩa trọn vẹn, mới biểu thị một suy lí bao hàm một tiền đề và một hệ luận”. [tr. 245] Ngoài trật tự, có thể dùng phụ từ và kết từ để làm rõ hơn quan hệ tiền đề hệ luận giữa 2 về và nội dung suy lí của câu ghép qua lại. a. Phụ từ được dùng trong cấu tạo của phần thuyết của các nòng cốt đơn [tr.245] VD: “Người ta vừa mở miệng nói, anh đã cắt ngang. ” Có thể dùng phụ từ thành cặp như: vừa...đã; chưa... đã; mới ... đã; vừa... vừa; càng... càng... b. Kết từ được dùng ở trước nòng cốt đơn của mỗi vế, có thể dùng thành cặp. [tr.245] 1. (Bởi) vì N1 (cho) nên (hoặc mà) N2. 2. (Tại) vì N1 (cho) nên (hoặc mà) N2. 3. Do N1 (cho) nên (hoặc mà) N2 4. Nhờ N1 (cho) nên (hoặc mà) N2 5. Để N1 (cho) nên (hoặc mà) N2 6. Tuy N1 nhưng (hoặc song) N2 7. (Mặc) dù N1 nhưng (hoặc song) N2 8. Nếu N1 thì N2 9. Hễ N1 thì N2 10. Miễn (là) N1 thì N2 11. Để N1 thì N2 12. Hễ N1 là N2 13. Sở dĩ N1 (là) vì N2 16 14. Không những N1 mà (còn) N2. c. Xét mối quan hệ giữa kết từ và phụ từ (1). Trường hợp dùng cả phụ từ và kết từ: Vừa/thì: Anh ấy vừa (p) đứng lên thì (k) chủ tọa đã tuyên bố kết thúc cuộc họp. - Cả phụ từ và kết từ được dùng thành cặp: VD 1: « Vì (k) trời đã (p) trở rét nên (k) gian áo ấm mới (p) đông khách thế » (2). Cả kết từ và phụ từ đều không dùng: + Tuy cả kết từ và phụ từ đều không dùng, nhưng câu ghép vẫn rõ quan hệ và nội dung suy lí. Đó là trường hợp về thứ nhất của câu ghép có nghĩa giả thiết Nghĩa giả thiết của vế thứ nhất có thể được biểu thị bằng cách cấu tạo theo kiểu nghi vấn: VD 2 : « Khi nào mẹ về, con báo tin ngay cho ba. » VD 3 : « Ra về ngay ư, mất lòng chủ nhà, anh ạ. » (3). Trường hợp chỉ dùng phụ từ có trong nòng cốt của vế giả thiết: VD 4 : « Có cố gắng, nhất định sẽ thành công. » 1.2.3. Phân loại câu của Nguyễn Kim Thản Nội dung được trình bày trong công trình này được chúng tôi tổng kết tại bảng 1.3 trang 20 sau : 17 Bảng 1.3 : Phân loại câu của Nguyễn Kim Thản Câu Câu đơn giản Có khả năng nói lên một cái gì đó, thuật lại một cái gì đó Phân loại Câu song phần câu theo Gồm hai bộ kết cấu phận chủ yếu, thường dựa vào ngữ pháp nhau mà tồn tại: Công thức: S║ P S: là bộ phận chủ ngữ. P: là bộ phận vị ngữ Ví dụ: Cụ đã ra! Thời cơ đã đến Câu đơn phần Chỉ gồm có bộ phận nói lên đặc trưng (hoạt động trạng thái, thuộc tính, tính chất tương đương với vị ngữ trong câu song phần) nhưng không nói rõ một đặc trưng của đối tượng nào và không có chủ ngữ: Kết cấu: __ ║ P Ví dụ: Có hai cái ở trước cổng đồn Còn đời mày nữa. Câu danh xƣng Chỉ có một thể từ nói lên sự vật và không thể nào gọi đó là thành phần gì cả Ví dụ: Bom tạ Ga Hà Nội Bộ Ngoại giao Tiến quân ca Anh phải gió, chân với tay! Câu tƣờng thuật Kể về hoạt động, trạng thái, tính chất hay chủng loại của đối tượng. Là hình thức biểu hiện thông thường nhất của Câu nghi vấn Nêu lên sự hoài nghi của người nói, đòi người nghe tường thuật về đối tượng hay đặc trưng của đối Câu cầu khiến Nói lên ý chí của người nói và đòi hỏi, mong muốn đối phương thực hiện những điều nêu ra trong câu 18 Câu phức hợp Là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói, gồm hai bộ phận trở lên, mỗi bộ phận là một câu đơn giản Câu phức hợp liên hợp Câu phức hợp có quan hệ qua lại Có thể dùng phương tiện Đòi hỏi sự hô ứng của hai đoạn câu liên quan từ vựng hay phương tiện một cách hữu cơ với nhau và dựa vào nhau ngữ pháp mà tồn tại. Bao giờ cũng có những yếu tố hình 1. Kết cấu thức gắn bó lại. 1.1. khi dùng phương 1. Kết cấu tiện từ vựng: a. Liên từ qua lại (l): Liên từ có thể có hình │S1P1│, │S2P2│, thức đơn và hình thức sóng đôi. Liên từ ở hình │S3P3│… thức đơn có thể đặt ở đầu S2P2theo công thức: Có thể chia thành /S1P1/, /lS1P2/ nhiều câu đơn giản mà +)liên từ: nhưng, mà, nên, thành thử, chứ. ý nghĩa lời nói ko bị +) liên từ cũng có thể đặt ở đầu S1P1 theo công tổn thất. thức: /lS1P1/, /S1P2/ VD: Cô bực, cô bực quá! Liên từ: nếu, vì, tuy, không những, thà. Bởi thế, nó gầy hơn, +) khi có hình thức sóng đôi, thì sẽ có công nó còm hơn thức: /lS1P1/, /l'S1P2/ +) Ghép nhiều câu Liên từ: nếu … thì, tuy … nhưng (mà), không đồng chức lại những … mà còn…, hễ … thì …, động … Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ là…, thà … chứ. Nhưng có khi liên từ ở hình khinh y, chính y sẽ khinh y. thức sóng đôi có thể xen cả hai hay một vào (NC 1, 256) giữa từng đoạn câu: +) dùng lối tương phản /S1 l P1/, /S2 l' P2/ VD: Trống đánh xuôi, Hoặc: /S1 l P1/, / l' S2P2/ kèn thổi ngược Những liên từ này là: … có… thì, … 1.2. Dùng phương tiện mà … thì, có … mới…, ngữ pháp b. Liên từ có sự hô ứng của phó từ: dầu … a. Ngữ điệu cũng, tuy … vẫn…, nếu … đã…, mà…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan